Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ BIỂU THỊ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH ĐIỆN BÀN QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.19 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------

TRẦN NGỌC ĐỨC

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ BIỂU THỊ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH–TRUYỀN HÌNH ĐIỆN BÀN, QUẢNG NAM

ĐÀ NẴNG – 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

TRẦN NGỌC ĐỨC

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ BIỂU THỊ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH–TRUYỀN HÌNH ĐIỆN BÀN, QUẢNG NAM

Chuyên ngành :

Ngôn ngữ học

Mã số:

8229020


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ ĐỨC LUẬN

Đà Nẵng – Năm 2020


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI.......................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................iv


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đức Luận, giảng viên Khoa Ngữ Văn-Trường Đại học Sư
Phạm Đà Nẵng.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kì công trình nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này

Tác giả luận văn


ii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ BIỂU THỊ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI

TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI TRUYỀN THANHTRUYỀN HÌNH ĐIỆN BÀN, QUẢNG NAM
Ngành: Ngôn ngữ học
Họ tên học viên: Trần Ngọc Đức
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đức Luận
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Thể loại báo phát thanh do các Đài cấp huyện sản xuất vẫn đóng vai trò rất quan trọng
trong công tác thông tin hiện nay. Bởi đây là thể loại báo chí có những đề tài sát với cuộc sống của người
dân nhất, dễ dàng được người dân tiếp cận ở mọi địa điểm tại nơi mình sống, nhờ tính phổ quát cao của
hệ thống loa phát thanh gần gũi, cơ động ở các địa phương hiện nay. Một trong những đề tài được người
dân quan tâm nhất đối với thể loại báo phát thanh đó chính là các vấn đề văn hóa, xã hội đang diễn ra
hằng ngày và có ảnh hưởng mật thiết đến cuộc sống của họ hiện nay như: nông thôn mới, đô thị văn
minh, các phong trào, các cuộc vận động, ăn mặc, đi lại, giáo dục, y tế, phòng chống thiên tai... Và việc
sử dụng từ ngữ biểu thị về vấn đề văn hóa xã hội là chất liệu cơ bản, quan trọng bậc nhất trong việc tạo
nên một chương trình phát thanh có chất lượng, thu hút được đông đảo bạn nghe đài nhưng cũng đảm
bảo các yêu cầu của báo chí cũng như định hướng tuyên truyền của địa phương đó. Đây là một thách
thức không nhỏ đối với người cầm bút, bởi tiếng Việt là một ngôn ngữ đa dạng trong thống nhất, được
kết tinh từ tinh thần dân tộc qua 4000 năm lịch sử và trong sự chọn lọc khắt khe của quá trình giao thoa,
vay, mượn từ ngữ các ngôn ngữ khác trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng chính cơ hội để người viết khẳng
định được khả năng, phong cách của mình trong việc từ ngữ để sáng tạo nên tác phẩm hay, phù hợp với
thể loại báo phát thanh hiện nay và phù hợp với cách tiếp nhận của đối tượng mà người viết muốn hướng
đến. Với việc nghiên cứu “Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát
thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn”, tác giả luận văn muốn cung cấp một cái nhìn tổng
thể về đặc điểm, cách thức sử dụng và hiệu quả trong việc sử dụng các từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa
xã hội đối với chương trình phát thanh của các Đài Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện hiện nay. Từ đó
đóng góp thêm một tài liệu có thể ứng dụng vào việc tạo ra kĩ năng, định hướng nghiệp vụ cho người làm
báo phát thanh cấp huyện, người viết mới vào nghề báo hoặc người có nhu cầu tìm hiểu khi viết về các
đề tài văn hóa xã hội cũng như góp phần nhỏ vào công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tránh sự
lệch chuẩn trong ngôn ngữ của một số kênh thông tin, báo chí hiện nay. Bởi tiếng Việt là công cụ của
giao tiếp, của tư duy và là biểu hiện của văn hóa, quốc văn, quốc sử và quốc ngữ của dân tộc Việt Nam.
Từ khóa: báo phát thanh; vấn đề văn hóa, xã hội; chương trình phát thanh; một cái nhìn tổng

thể về đặc điểm, cách thức sử dụng và hiệu quả; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người thực hiện đề tài


iii

NAME OF THESIS: ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ BIỂU THỊ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ
HỘI TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI TRUYỀN
THANH–TRUYỀN HÌNH ĐIỆN BÀN, QUẢNG NAM
Major: Linguistics
Full name of Master student: Tran Ngoc Duc
Supervisors: PGS.TS Le Duc Luan
Training institution: Dai hoc Da Nang – Truong Dai hoc Su Pham
Abstract: The type of radio newspaper produced by district stations still plays an important
role in the current information work. Because this is the type of journalism with topics closest to
people's lives, easily accessible to people in every place where they live, thanks to the high universality
of the close-sounding speaker system, maneuverability in current localities. One of the topics that
people are most interested in radio newspaper is that the cultural and social issues that are happening
everyday and have a strong influence on their lives today are: agriculture new villages, civilized cities,
movements, campaigns, fashion, travel, education, health care, natural disaster prevention, etc. And the
use of words to describe socio-cultural issues is the basic material, the most important one in creating a
quality radio program, which attracts a lot of people to listen to the radio but also ensures the press
requirements as well as the propaganda orientation of the locality. that method. This is a big challenge
for the writer, because Vietnamese is a diverse language in unity, crystallized from the national spirit
through 4,000 years of history and in the rigorous selection of the delivery process. Apply, borrow
words from other languages in the world. However, this is also an opportunity for the writer to assert
his ability, style in making words to create good works, suitable for the current radio newspaper genre
and suitable for the reception method of the object the writer wants to target. With the study "The

wording characteristics indicate the cultural and social issues in the radio programs of Dien Ban Radio
and Television", the author of the thesis wants to provide an overview about the characteristics, how to
use and effectively in using words to express that represent socio-cultural issues for the radio programs
of the district-level Radio and Television stations today. From there, contributing a document that can
be applied to create skills, professional orientation for district radio journalists, novices in journalism
or people who need to learn when writing about social and cultural topics as well as a small
contribution to the preservation of the purity of Vietnamese language, avoiding the standard deviation
in the language of some current media and newspapers. Because Vietnamese is an instrument of
communication, of thinking and an expression of the culture, national language, national history and
national language of the Vietnamese nation.
Key words: radio newspaper; socio-cultural issues; radio program; an overview about the
characteristics, how to use and effectively; to the preservation of the purity of Vietnamese language.
Supervior’s confirmation

Student


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CCB


Cựu chiến binh

Đ

Đồng

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Thu nhập bình quân đầu người

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

LHTN

Liên hiệp thanh niên

ILO

Tổ chức Lao động thế giới

HA

Hec ta


HĐND

Hội đồng nhân dân

HIV/AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người

NXB

Nhà xuất bản

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
USD

Đơn vị tiền tệ của Mỹ

SS

So sánh

SXH


Sốt xuất huyết

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
2.1

Tên bảng
Thống kê về lượt đơn và từ phức được sử dụng

Trang
32


v

2.2

Thống kế số từ đơn thông dụng được lặp lại nhiều lần

33

2.3

Bảng phân loại từ phức được sử dụng

34

2.4


Thống kế số lượng từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập

35

2.5

Thống kê số lượng từ láy được sử dụng nhiều lần

37

2.6

Thống kê số lượng từ Hán – Việt; từ có nguồn gốc Ấn -Âu

45

2.7

Thống kê số lượng từ nghề nghiệp, tiếng lóng, từ địa phương

48

2.8

Thống kê số lượng các từ nghề nghiệp cụ thể

49

2.9


Thống kê từ lóng một tiếng và lóng hai tiếng

59

2.10

Phân loại thành ngữ

63


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua 94 năm hình thành và phát triển, nền báo chí Cách mạng Việt Nam đóng vai
trò vô cùng đặc biệt trong toàn bộ tiến trình phát triển của đất nước. Báo chí luôn đồng
hành cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là đội quân
xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hoá của Đảng và Nhà nước; là cầu nối giữa
Đảng, Nhà nước và nhân dân, đóng góp tích cực trên mặt trận thông tin tuyên truyền,
thực hiện vai trò định hướng dư luận xã hội, nhất là vai trò phản ảnh, đấu tranh, phòng
chống tiêu cực, và hiện nay báo chí còn góp công lớn trong việc đưa Việt Nam đến với
bạn bè thế giới…
Sau 44 năm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đặc biệt là 33 năm thực
hiện đổi mới, đất nước đã có những bước tiến “thần tốc” trên các lĩnh vực; hòa mình
vào dòng chảy đó, báo chí Việt Nam cũng đã “chuyển mình” mạnh mẽ trong việc đa
dạng hóa các thể loại từ đó làm cơ sở để tiếp cận, phản ánh, tạo dư luận xã hội đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn của đời sống xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao
phó. Hiện nay, trong bối cảnh tất cả các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo
điện tử, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ thì thể loại báo phát thanh cơ sở cấp huyện

vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây là thể loại báo chí gần và sát với cuộc sống
của người dân nhất; kênh truyền thông cơ sở này dễ dàng được người dân tiếp cận ở
mọi địa điểm tại nơi họ sinh sống nhờ tính phổ quát của hệ thống phát thanh gần gũi,
cơ động và một đặc điểm quan trọng không kém đó là ngôn ngữ biểu thị các lĩnh vực
đời sống văn hóa xã hội của kênh thông tin này vừa khoa học theo quy định lại vừa
phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của người dân tại khu vực đó. Chính vì thế các vấn đề
về văn hóa, xã hội do Đài Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện phản ánh luôn là đề tài
hấp dân đối với công chúng và với cả người làm báo. Những bài phản ánh, tin, phóng
sự về đề tài này luôn được đông đảo người dân quan tâm vì nó ảnh hưởng mật thiết
đến cuộc sống của họ, đó là những vấn đề nông thôn mới, đô thị văn minh, các phong
trào, các cuộc vận động, ăn mặc, đi lại, giáo dục, y tế, phòng chống thiên tai...
Tuy nhiên, với các Đài truyền thanh-Truyền hình cấp huyện hiện nay, khi mà
trang thiết bị, phương tiện tác nghiệp vẫn còn những hạn chế; con người phục vụ cho
công tác báo chí phần lớn được bồi dưỡng nghiệp vụ nhiều hơn là được đào tạo bài
bản về nghiệp vụ báo chí và ngôn ngữ thì việc phản ánh các vấn đề văn hóa xã hội đầy
đủ, chính xác, khoa học cũng là một thách thức không nhỏ. Chính vì thế, sự hiểu biết
về ngôn ngữ, cách sử dụng vốn từ ngữ là một trong những yếu tố then chốt để người
làm báo phát thanh cơ sở có thể chuyển tải được tác phẩm của mình nhanh nhất, chính
xác nhất và phù hợp với cách thức tiếp nhận của đối tượng mình muốn hướng đến
nhất.


2
Với việc nghiên cứu “Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trong
các chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn”, tác giả
luận văn muốn cung cấp một cái nhìn tổng thể về đặc điểm, cách thức sử dụng và hiệu
quả trong việc sử dụng các từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội đối với các Đài
Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện hiện nay. Qua việc nghiên cứu này, tác giả cũng
mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác chuyên môn hiện nay của bản thân nhằm đáp
ứng được nhu cầu tiếp nhận của công chúng và yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay

đối với người làm công tác truyền thông cơ sở.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về đặc điểm từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội trong các
chương trình phát thanh nói riêng và tác phẩm báo chí nói chung không còn là vấn đề
mới mẻ, đã có nhiều sách, giáo trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả cung cấp
những tri thức khoa học có giá trị cao về vấn đề này. Đầu tiên có thể nói đến cuốn
“Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí” của tác giả Hoàng Anh, NXB Lao
động – Hà Nội, năm 2003, một trong những cuốn sách chỉ ra những tồn tại trong cách
sử dụng ngôn ngữ trong báo chí hiện nay cũng như một số giải pháp khắc phục và định
hướng theo xu thế của báo chí hiện đại trên thế giới. Thứ hai là cuốn “Ngôn ngữ báo
chí” của Vũ Quang Hào, NXB Thông tấn – Hà Nội, năm 2007 trình bày các nội dung
về chuẩn mực của báo chí như phong cách ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ phát thanh,
ngôn ngữ quảng cáo…được tác giả trình bày hết sức cô đọng, dễ hiểu. Tiếp theo có thể
kể đến cuốn “Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Đức Dân,
NXB Giáo Dục, năm 2007, đề cập đến các loại hình ngôn ngữ đặc thù trên báo chí
Việt Nam hiện nay. Tiếp đến là cuốn “Phong cách học tiếng Việt” của hai tác giả Đinh
Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, NXB Giáo dục, năm 1995 trình bày về phong cách
chức năng tiếng Việt, các phương tiện, biện pháp tu từ, đặc biệt là phong cách báo chí
công luận được tác giả phân tích chuyên sâu, sát với từng thể loại báo chí theo yêu cầu
thực tế.
Xét trên bình diện ngôn ngữ báo chí đã được tìm hiểu trên các phương diện:
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Tuỳ theo thể loại báo mà người
nghiên cứu xem xét ở các bình diện khác nhau. Chẳng hạn, đối với thể loại báo nói, do
âm thanh (tiếng nói) quan trọng nên nó được chú ý nhiều hơn về mặt ngữ âm ta có:
Nghiệp vụ phóng viên, biên tập Đài phát thanh, của tác giả Đoàn Quang Long, Nhà
xuất bản Thông tin, 1992; Thuật làm báo, Võ Như Hương, Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin, 2015; Phát thanh trực tiếp, của Vũ Văn Hiền-Nguyễn Đức Dũng, Nhà xuất
bản lí luận chính trị, 2007; Ngôn ngữ báo chí, của tác giả Bùi Tri Niên, Nhà xuất bản
Đồng Nai, 2005…



3
Về phương diện sử dụng từ vựng và ngữ nghĩa, các nghiên cứu cũng tập trung
trình bày những chuẩn chung trong việc thể hiện trên các thể loại báo chí: Tài liệu
hướng dẫn Nghiệp vụ phát thanh-truyền thanh, Đài tiếng nói Việt Nam; Vận dụng tục
ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí (Nguyễn Đức Dân), Chơi chữ trên báo chí
(Hoàng Anh), ... Ngoài các công trình trên, còn có các công trình nghiên cứu và một số
bài viết về từ loại, cụm từ, cấu tạo, thành phần câu như: Diệp Quang Ban (2008), Giáo
trình ngữ pháp Tiếng Việt, Nhà xuất Bản Đà Nẵng; Đỗ Hữu Châu (2006), Giáo trình
Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. ĐHSP Hà Nội; Lê Đức Luận, Giáo trình ngữ pháp văn
bản, Khoa ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng…
Nhìn chung, việc nghiên cứu về đặc điểm, cách biểu thị từ ngữ trong các tác
phẩm báo chí ở Việt Nam hiện nay khác đa dạng và chuyên sâu; tác giả luận văn sẽ
khảo sát về các từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát
thanh và truyền hình của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn, từ đó phân tích,
làm rõ đặc điểm và cách sử dụng các từ ngữ này trong chương trình phát thanh của Đài
Truyền thanh – Truyền hình Điện Bàn.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ những đặc điểm của từ ngữ biểu thị vấn
đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền
hình Điện Bàn. Luận văn phân loại, miêu tả, hệ thống hóa các từ ngữ này theo một cấu
trúc phù hợp. Từ đó ứng dụng vào thực tế, đóng góp vào việc tạo ra kĩ năng, định
hướng nghiệp vụ cho người làm báo cấp huyện khi viết về các đề tài văn hóa xã hội.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát
thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu 730 chương trình phát thanh của Đài Truyền
thanh-Truyền hình Điện Bàn trong 2 năm 2017, 2018. Để thực hiện đề tài, này người

làm đã sử dụng tài liệu từ sách chuyên khảo, một số công trình nghiên cứu và các tư
liệu liên quan đến các trang web, báo điện tử cũng như kết quả khảo sát thực tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Miêu tả các đặc điểm từ ngữ biểu thị văn hóa xã hội của văn bản trong các
chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn. Phân tích, tổng
hợp để làm sáng tỏ cách sử dụng từ, ngữ, từ khóa trong văn bản.


4
Ngoài ra, luận văn sử dụng thủ pháp thống kê số lần sử dụng các đơn vị ngôn
ngữ trên ngữ liệu nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn nhằm phục vụ cho việc hệ thống hóa đặc điểm, cách sử dụng các từ
ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ hơn về chương
trình phát thanh đối với các Đài Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện hiện nay. Những
đặc điểm này giống và khác gì so với các loại hình báo chí khác (báo in, báo điện tử,
truyền hình, mạng xã hội…) từ đó tìm ra các nguyên tắc chung về cách sử dụng từ ngữ
biểu thị vấn đề văn hóa xã hội đối với thể loại báo phát thanh cho người viết mới vào
nghề hoặc người có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này.
Bên cạnh đó, qua khảo sát, phân tích, đánh giá, luận văn sẽ rút ra những nhận
xét về đặc điểm cách sử dụng các từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội trong các
chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn (từ năm 2017
đến hết năm 2018) để từ đó góp phần chuẩn hóa về kĩ thuật viết, biên tập, nâng cao
chất lượng các chương trình phát thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền và định
hướng dư luận xã hội của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận
bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI, MIÊU TẢ TỪ NGỮ BIỂU THỊ VĂN
HÓA XÃ HỘI TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI TRUYỀN
THANH – TRUYỀN HÌNH ĐIỆN BÀN
CHƯƠNG 3: TỪ NGỮ BIỂU THỊ CÁC PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA XÃ HỘI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI TT-TT ĐIỆN BÀN


5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về từ, ngữ và ngôn ngữ báo chí
1.1.1. Khái quát về từ
Trong đời sống xã hội cũng như đời sống ngôn ngữ, từ có một vai trò vô cùng
quan trọng. Đây là một trong những phương tiện cơ bản nhất giúp con người giải
thích, định danh và lưu giữ những sự vật hiện tượng; đồng thời nó cũng là thành tố
chính của ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Vậy từ là gì? Trong
khoảng hơn 6000 ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều định
nghĩa về từ. Tuy nhiên, không có khái niệm nào được xem là chung nhất, thỏa mãn đối
với các nhà nghiên cứu, bởi những khác biệt giữa các từ trong các ngôn ngữ và giữa
các từ trong một ngôn ngữ, nên không thể có một đình nghĩa chi tiết đáp ứng được tất
cả các đặc điểm của từ trong các ngôn ngữ trên thế giới.
Về khái niệm từ, trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” F.de. Saussure
[36] viết như sau: Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì
đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa”.
Còn sách ngữ văn hiện nay định nghĩa: từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
(sách Ngữ văn 6, Tập 1, tr.13).
Ngoài ra còn có một số những khái niệm khác của các nhà nghiên cứu tại Việt
Nam như: Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu
nói, nó có hình thức của một âm tiết, một chữ viết rời (Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ
vựng học tiếng Việt, Nxb. ĐH và THCN, H.,tr.72). Đây chỉ quan niệm về từ đơn, mỗi

âm tiết gồm 1 tiếng, biểu hiện trên văn bản là 1 chữ viết rời.
Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa
nhất định nằm trong một phương thức hoặc kiểu cấu tạo nhất định, tuân theo những
kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để cấu tạo câu
(Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của tiếng Việt, Nxb. KHXH, H.,tr.139)
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói
để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa và chức
năng ngữ pháp (Nguyễn Kim Thản (1963, 1964), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Tập
1,2, Nxb. KHXH, H.,tr.64)
Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết, có ý nghĩa nhỏ
nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu. Đây là định
nghĩa tương đối hợp lí nhất về từ (Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.
Giáo dục, H., tr.18)


6
Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu về một ngôn ngữ nào đó, các nhà ngôn ngữ
học đều chú trọng tìm hiểu tính đặc thù của từ trong ngôn ngữ ấy và đưa ra những định
nghĩa chung nhất để nghiên cứu. Trong sự đa dạng của các thuộc tính đặc thù đó vẫn
có những thuộc tính thuộc về bản chất chung cho từ trong các ngôn ngữ khác nhau.
Theo V.M.Solncev, những thuộc tính phổ quát ấy là:
a) Từ là đơn vị ngôn ngữ có tính hai mặt: âm và nghĩa.
b) Từ có khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong lời.
Vì vậy, khi nói từ là đơn vị ngôn ngữ là có hàm ý muốn phân biệt nó với câu
trong tư cách là đơn vị của lời nói. Còn nói đến tính hai mặt (âm và nghĩa) của từ là
muốn nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của nó cả về cấu trúc hình thái (gọi là vỏ ngữ âm)
cũng như về ngữ nghĩa (dù là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp). Chính tính hoàn
chỉnh về âm và nghĩa này đã khiến cho từ có khả năng độc lập về mặt ngữ pháp khi sử
dụng trong lời. Và ngược lại, tính độc lập về cú pháp của từ minh chứng cho tính hoàn
chỉnh của nó trong tư cách là một đơn vị của ngôn ngữ. Trong hai thuộc tính vừa nêu,

V.M.Solnsev cho rằng thuộc tính thứ hai là thuộc tính bản chất, và trái với nhận định
của L.V.Sherba, từ nói chung dầu sao vẫn tồn tại [16].
Còn xuất phát từ tiêu chí ngữ nghĩa, L.Bloomfield, đại biểu trường phái Miêu tả
luận Mỹ quan niệm: từ là hình thái tự do nhỏ nhất (free), mà hình thái tự do nhỏ nhất
là bất kỳ hình thái nào có thể xuất hiện với tính cách một phát ngôn, khác với hình thái
ràng buộc (bound) vốn không thể nói riêng một mình. Về mặt thủ thuật nghiên cứu,
hình như L.Bloomfield muốn khái quát hoá cách hiểu của mình. Còn trên bình diện lý
thuyết, định nghĩa này vấp phải những luận điểm rất cơ bản. Bởi vì, với định nghĩa
này, ranh giới giữa hình vị với từ, từ với câu đã trở nên mơ hồ dẫn đến lẫn lộn những
cấp hệ ngôn ngữ vốn rất khác nhau. Đồng thời, đặc tính tự do (free) hay ràng buộc
(bound) thực chất không nói lên được gì cái đặc điểm cấu trúc - chức năng của từ. Nói
như J.Lyons, mặc dù quan niệm của Bloomfield đã được nhiều nhà ngôn ngữ học lớn
chấp nhận nhưng hầu như không thể coi là thoả đáng được [21].
Nhìn chung, những nhược điểm của nhiều định nghĩa về từ vốn là do đối tượng
nghiên cứu hết sức phức tạp và đa dạng, khó có thể có một cái nhìn bao quát được.
Đúng như sự tổng kết của nhà ngôn ngữ học Xô-viết S.E. Jakhontov: các nhà nghiên
cứu khác nhau, ít nhất có 5 quan niệm khác nhau về cái được gọi là từ :
* Từ chính tả: là khoảng cách giữa hai chỗ trống trên chữ viết. Từ được định
nghĩa như vậy trong những công trình dịch máy. Định nghĩa này có liên quan đến
nguyên tắc viết liền hay viết rời những kết cấu nào đó trong chính tả. Tuy nhiên,
nguyên tắc chính tả không phải bao giờ cũng phản ánh đúng hiện tượng tồn tại khách
quan trong ngôn ngữ cũng như trong cảm thức của người bản ngữ. Và có những ngôn


7
ngữ mà trên chữ viết không có những khoảng trống giữa các từ thì không có từ chính
tả, như chữ viết Thái Lan.
* Từ từ điển học: là căn cứ đặc điểm ý nghĩa của nó phải xếp riêng trong từ
điển. Tiêu chuẩn tính thành ngữ về nghĩa do A.O. Xmiriskij đưa ra chính là đặc trưng
của từ từ điển học. Như vậy, từ trong từ điển học không nhất thiết trùng với từ chính

tả. Ngược lại, có nhiều trường hợp, từ chính tả chỉ tồn tại với tư cách là bộ phận từ của
từ điển học.
* Từ ngữ âm: là nhóm các hình vị được thống nhất bởi các hiện tượng ngữ âm
nào đó. Từ ngữ âm trong mỗi ngôn ngữ có những đặc trưng riêng về trọng âm, sự hài
hoà nguyên âm, sự biến đổi của những âm tố nào đó trong phạm vi của một từ… Xuất
phát từ những đặc điểm như vậy, từ ngữ âm là cái mơ hồ nhất trong tất cả những hiện
tượng được gọi là từ. Bởi vì, mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp khác
nhau.
* Từ biến tố: là một phức thể luôn luôn gồm hai phần. Một phần có ý nghĩa đối
tượng (thân từ), phần kia (biến tố) nhằm biểu thị những quan hệ cú pháp của từ đó với
những từ khác trong câu. Như vậy, những ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán không
thể có từ biến tố.
* Từ hoàn chỉnh: là nhóm hình vị không thể tách hoặc hoán vị các hình vị đó
mà lại không làm thay đổi nghĩa của chúng hoặc không vi phạm mối liên hệ của chúng
[8].
* Từ tiếng Việt
Hiện nay, vấn đề ranh giới từ trong Việt ngữ học vẫn đang là vấn đề còn có
nhiều quan điểm khác nhau. Bởi lẽ, như đã trình bày, từ là một khái niệm cơ bản của
ngôn ngữ học nhưng cũng là đơn vị đa dạng và khó định nghĩa nhất trong ngôn ngữ
học đại cương, nên việc nhận diện từ tiếng Việt cũng không phải là một trường hợp
ngoại lệ. Nhìn chung, có hai khuynh hướng chính quan niệm về từ tiếng Việt:
(1) Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng): Tiêu biểu cho khuynh hướng này
là các nhà nghiên cứu M.B.Emenneu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp.
- Emeneau (1951) định nghĩa: Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là
có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những thanh
điệu.
- Cao Xuân Hạo (1998): Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả
khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết vị
(syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết
(monosyllabe) hoặc đơn giản là từ (word). Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ và

tất cả là đồng thời. Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ châu Âu về cơ cấu xoay


8
quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu
của tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm tiết.
- Nguyễn Thiện Giáp (1996): Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý
nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền. Có thể
nói, Nguyễn Thiện Giáp là người có những kiến giải tiêu biểu nhất. Tác giả coi mỗi
tiếng là một từ. Những đơn vị từ vựng do tiếng kết hợp với tiếng mà thành được tác
giả gọi chung là ngữ, gồm ngữ định danh, ngữ láy âm, thành ngữ và quán ngữ. Bởi
theo tác giả, về mặt tâm lí ngôn ngữ học, cái đơn vị gọi là tiếng trong Việt ngữ hoàn
toàn tương đương với cái gọi là từ của các ngôn ngữ Ấn – Âu. Thêm nữa, truyền thống
Ngữ văn Việt Nam trước đây đều coi tiếng là đơn vị cơ bản [8].
(2) Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết: Khuynh hướng thứ hai bao
gồm phần lớn các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước. Có thể nhắc đến những tác
giả tiêu biểu như Đái Xuân Ninh, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn,
Lưu Văn Lâng, Hồ Lê, Nguyễn Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Tu, Đỗ
Hữu Châu, Hoàng Văn Hành,...
- Nguyễn Kim Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn vị
khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý
nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp.
- Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê: Từ là âm có nghĩa, dùng trong ngôn ngữ
để diễn đạt một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra được.
- Nguyễn Văn Tu: Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất (vỏ
âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử.
- Hồ Lê: Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực,
hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về
cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa.
- Ðái Xuân Ninh: Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và

cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị
và lập thành một khối hoàn chỉnh.
- Lưu Vân Lăng: Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể nói từ
là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất. Từ có thể
gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng tự do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại
không theo quan hệ thuần cú pháp tiếng Việt.
- Ðỗ Hữu Châu: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến,
có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định,
tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất
để tạo câu.


9
- Nguyễn Tài Cẩn: Cho rằng hình vị tiếng Việt là tiếng, tức một âm tiết bất kể
có nghĩa, không rõ nghĩa hay vô nghĩa. Do vậy, một từ có thể gồm một tiếng hay nhiều
tiếng (từ đơn và từ ghép). Trong đó, từ đơn = 1 tiếng. Trong từ ghép có: ghép âm (láy),
ghép đẳng lập, ghép chính phụ, ghép ngẫu kết.
Ví dụ:
- Cơm nước (từ ghép đẳng lập) gồm: Cơm + nước = 2 hình vị.
- Xe đạp (từ ghép chính phụ) gồm: Xe= đạp = 2 hình vị.
- Đẹp đẽ (ghép âm, láy) gồm: dễ = dàng = 2 hình vị.
- Bồ hóng (từ ghép ngẫu kết, do bồ và hóng đều không có quan hệ ngữ pháp và
nghĩa, nhưng ghép chung có nghĩa). [1].
Trong luận văn này, chúng tôi theo quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn để thực hiện
việc khảo sát, phân tích, đánh giá từ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trong chương trình
phát thanh của Đài Truyền thanh–Truyền hình Điện Bàn. Hiện nay, quan điểm của
Nguyễn Tài Cẩn được đa số các nhà nghiên cứu đồng tình và phù hợp với xu thế dạy
học tiếng Việt trong trường phổ thông hiện nay.
1.1.2. Khái quát về ngữ
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ có tính lịch đại và đồng đại. Trong tiến trình

phát triển của mình, ngôn ngữ cũng luôn vận động để phát triển theo sự phát triển của
xã hội, trong khi số lượng chữ và âm tiết trong ngôn ngữ là cố định. Chính vì vậy, để
giải thích, định danh được hết sự vật hiện tượng trong xã hội và những sự vật hiện
tượng mới phát sinh thì cần có một đơn vị ngôn ngữ khác tương đương với từ để kết
hợp thành câu, đó chính là ngữ.
Ngữ là một loại phương tiện, một loại biện pháp mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng
có nhằm khắc phục một phần nào tính có hạn của các từ, tính không hàm súc, không
cô đọng của các phương tiện lời nói trong sự biểu vật và biểu thái. [11 tr. 155].
Hiện nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng, trong tiếng Việt có hai
loại ngữ gồm: ngữ tự do và ngữ cố định. Trong đó, ngữ cố định (gồm thành ngữ và
quán ngữ) thuộc lĩnh vực từ vựng học, còn ngữ tự do (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ)
thuộc lĩnh vực ngữ pháp.
1.1.2.1. Ngữ tự do
Ngữ tự do hay còn gọi là cụm từ tự do bao gồm cụm từ đẳng lập, cụm từ chủ vị,
cụm từ chính phụ.
a. Cụm từ đẳng lập


10
Đây là cụm từ có hai hay nhiều thành tố không phụ thuộc lẫn nhau, cùng giữ
một chức vụ ngữ pháp, cùng quan hệ như nhau với thành phần ngoài chúng.
- Cùng làm chức năng chủ ngữ: Cha và mẹ/ đều đi vắng.
- Cùng làm chức năng vị ngữ: trời không chớp bể với mưa nguồn.
Tuy nhiên, cần phân biệt được cụm từ đẳng lập với các kết hợp đẳng lập không
phải cụm từ, ví dụ của Đỗ Thị Kim Liên: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” là cụm
từ nhưng thực chất đó là những từ đơn. Cũng cần phân biệt cụm từ đẳng lập với chính
phụ cùng có chức năng độc lập song hành với nhau:
Cưới em tám vạn trâu bò,
Bảy vạn dê lợn, chín vì rượu tăm...
Cụm từ đẳng lập là các thành tố kết hợp với nhau theo một quan hệ nhất định

mà giữa hai thành tố không cách nhau bằng dấu phẩy mà quan hệ với nhau bằng quan
hệ từ.
b. Cụm từ chủ vị
Đây là cụm từ trong đó có hai thành tố có mối quan hệ chủ vị nằm trong cấu
trúc của câu.
- Cụm chủ vị nằm trong cấu trúc chủ ngữ: Mẹ/ về// khiến tôi/ vui.
- Cụm chủ vị nằm trong cấu trúc vị ngữ: Thầy// gọi Nga/ trả lời.
c. Cụm từ chính phụ
* Cụm danh từ: Cụm danh từ hay còn gọi là danh ngữ là cấu trúc trong đó có
danh từ làm thành tố trung tâm và có một số yếu tố phụ đứng trước và sau nó bổ sung
ý nghĩa ngữ pháp cho nó. Nó có một đến hai danh từ làm trung tâm.
- Danh ngữ là thành phần câu, thường đóng vai trò chủ ngữ, chưa phải là cấu
trúc thông báo trọn vẹn:
+ Khu ngôi biệt thự đã xây xong ấy > Cụm từ
+ Khu ngôi biệt thự/ đã xây xong. > câu.
Cấu trúc trên sở dĩ chưa thành câu bởi nó chưa thông báo một nội dung trọn
vẹn, sau từ “ấy” kết thúc danh ngữ, người ta mong muốn có thông tin nữa, vd: Khu
ngôi biệt thự đã xây xong ấy là của ông chủ tịch tỉnh. Còn câu thứ hai đã là câu vì nó
không có dấu hiệu kết thúc danh ngữ, nhiệm vụ của nó là thông báo công việc xây
dựng khu biệt đã hoàn thành.
- Danh ngữ là thành phần phụ của câu, thường đóng vai trò bổ ngữ cho vị từ:
+ Anh ấy đã uống hết mười lon bia tiger mà vẫn tỉnh queo.


11
- Đặc điểm từ vựng ngữ pháp của danh từ trung tâm có tác dụng quyết định đến
đặc điểm cấu tạo của toàn danh ngữ. Ví dụ: Cái thịt ấy # Cái con mèo đen ấy > Do tính
chất của danh từ “mèo” nên phải đi với loại từ “con” còn “thịt” thì không thể đi với
“con”.
- Mỗi vị trí đầu danh ngữ phản ánh quan hệ khác nhau với từ trung tâm: Tất cả

những cái bàn ấy > “Tất cả”: chỉ toàn bộ, “những”: chỉ số lượng, “cái”: chỉ suất.
* Cụm động từ: Cụm động từ hay còn gọi là động ngữ là cấu trúc trong đó có
động từ làm thành tố trung tâm và có một số yếu tố phụ đứng trước và sau nó bổ sung
ý nghĩa ngữ pháp cho nó. Nó có các đặc điểm sau:
- Có thể có một động từ làm trung tâm: Tôi cần hai sinh viên ngay bây giờ.
- Động ngữ là thành phần câu, thường đóng vai trò vị ngữ, chưa phải là cấu trúc
thông báo trọn vẹn: Tuấn đã có hai con trai, Học sinh cần học tập tốt.…
- Trung tâm động từ chi phối các thành tố phụ đứng sau là kết cấu C-V:
+ Động từ bị động “bị”, “được”: Nam// được thầy giáo/ khen.
+ Động từ cầu khiến: Thầy giáo// gọi Quân/ lên bảng.
* Cụm tính từ: Cụm tính từ hay còn gọi là tính ngữ là cấu trúc trong đó có tính
từ làm thành tố trung tâm và có một số yếu tố phụ đứng trước và sau nó bổ sung ý
nghĩa ngữ pháp cho nó. Nó có các đặc điểm sau:
- Chỉ có 1 tính từ làm trung tâm.
- Tính ngữ là thành phần câu, thường đóng vai trò vị ngữ, chưa phải là cấu trúc
thông báo trọn vẹn.
- Tính từ trung tâm chi phối các thành tố phụ đứng sau:
+ Nhóm từ chỉ khả năng, đặc trưng tính chất về một phương diện cần có bổ ngữ
đối tượng: khéo, giỏi, vụng, nhanh…ví dụ: Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
+ Nhóm từ chỉ kích thước, khối lượng, trọng lượng, số lượng đòi hỏi thành tố
phụ là số từ và danh từ chỉ đơn vị: nặng 50 kg, cao 1,7m…
+ Nhóm từ chỉ màu sắc thường đòi hỏi thành tố phụ là từ chỉ mức độ: xanh quá,
đỏ lắm, tái ghê…


12
1.1.2.2. Ngữ cố định
Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là
cấu tạo của cụm từ) đã cố định hoá nên nó có tính chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc và có tính
xã hội như từ. Ví dụ: mũ ni che tai, hết nước hết cái, mua dây buộc mình, rán sành ra

mỡ, nằm mơ giữa ban ngày,...
a. Phân loại ngữ cố định
Việc phân loại ngữ cố định trong tiếng Việt hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau, tuy nhiên, phân loại ngữ cố định theo hình thức tốt nhất là làm sao cho kết quả
phân loại tương ứng với những đặc trưng ngữ nghĩa của các ngữ cố định trong cùng
một loại. Về cơ bản, ngữ cố định có thể được chia làm ba loại là: thành ngữ, quán ngữ
và ngữ cố định định danh.
* Thành ngữ:
- Khái niệm: thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa.
Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm. Hay có thể nói một cách cụ thể hơn:
thành ngữ là những lời nói cố định, do nhân dân đặt ra, mang nghĩa bóng bẩy, phải
hiểu toàn khối chứ không thể tách từng từ ra để nhận biết nghĩa. Ví dụ như: mẹ tròn
con vuông, chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh nếp, đục nước béo cò, ném đá dấu
tay,...
- Đặc điểm:
+ Tính thành ngữ: Nghĩa của thành ngữ không thể giải thích trực tiếp bằng sự
cộng nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó. Nếu kí hiệu S là nghĩa của thành ngữ và
nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó lần lượt là S1, S2, S3,....Sn thì S S1+
S2+S3=....Sn
Ví dụ: Nhà anh ta ở một nơi khỉ ho cò gáy.
Khỉ ho cò gáy là một thành ngữ. Cấu tạo của nó là ổn định, không thay đổi.
Nghĩa của nó có tính bóng bẩy, ví von; nơi được nói đến ở đây không phải thực sự có
“khỉ ho cò gáy” mà phải hiểu rằng thành ngữ này muốn chỉ một nơi vắng vẻ, ít người,
giao thông không thuận lợi...
+ Tính hàm súc (tính kiệm lời): nếu sử dụng thành ngữ một cách thành thạo sẽ
khắc phục được tính không hàm súc của lời nói.
Ví dụ: Để khuyên một người đang làm việc gì đó những thấy khó khăn và nản
chí, định bỏ dở, ta có thể nói: - Anh đừng lo, vạn sự khởi đầu nan mà! Thay vì phải nói
rằng: Anh đừng lo, không nên nản chí, mọi việc khi mới bắt đầu bao giờ cũng khó
khăn nhưng khi ta vượt qua được thì về sau sẽ xuôi lọt hết.



13
+ Tính biểu trưng: Đưa ra hình ảnh cụ thể để khái quát cho nhiều trường hợp.
Ví dụ: chuột sa chĩnh nếp, chuột chạy cùng sào, dậu đổ bìm leo,...
+ Tính dân tộc: Dùng các yếu tố của đời sống dân tộc để phản ánh cách nghĩ
cách sống của dân tộc. Ví dụ: So sánh: Việt Nam: Như hình với bóng/ Bun-ga-ri: Như
ấm với vung...; Việt Nam: Bắt cá hai tay/ Bun-ga-ri: Bú hai bò...
+ Tính hình tượng, cụ thể: Thành ngữ phản ánh hiện thực khách quan thông qua
hình ảnh thực, vật thực, việc thực,...Ví dụ: bắt cóc bỏ đĩa, méo miệng đòi ăn xôi vò,...
+ Tính gợi cảm: Biểu thị thái độ, cảm xúc, sự đánh giá nào đó,...Ví dụ: chó
ngáp phải ruồi, mèo mù vớ cá rán,... (biểu thị thái độ khinh thường đối với người gặp
may chứ không có tài cán gì); ngã vào võng đào (thể hiện thái độ chia vui với người
gặp may mắn).
Trong thành ngữ tiếng Việt hiện nay có một khối lượng không nhỏ các thành
ngữ Hán Việt. Thành ngữ Hán Việt thường có 4 tiếng, được cấu tạo bằng các từ Hán
Việt theo quy tắc ngữ pháp của tiếng Hán. Ví dụ: khẩu phật tâm xà, bách chiến bách
thắng, bán tín bán nghi, thâm căn cố đế,... Có một số thành ngữ được hình thành dựa
trên câu chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử: con Rồng cháu Tiên, thầy bói xem voi.
- Phân loại: dựa vào cơ chế cấu tạo ( cả nội dung và hình thức), có thể chia
thành ngữ làm hai loại:
+ Thành ngữ so sánh: là những thành ngữ có cấu trúc so sánh. Ví dụ: đen như
cột nhà cháy, đắt như tôm tươi, rách như tổ đỉa,...Mô hình cấu trúc là A ss B. A là vế
được so sánh, B là vế đưa ra so sánh, còn ss là từ so sánh: như, bằng, tựa, hệt,...Tuy
nhiên thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, không phải lúc nào cũng có đầy
đủ ba thành phần ( tuy nhiên B phải luôn hiện diện). Có thể có các dạng sau:
+ A ss B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh, ví dụ: đắt như tôm tươi,
lạnh như tiền, lừ đừ như ông từ vào đền, dai như đỉa,...
+ (A) ss B: Ở kiểu này, A không nhất thiết phải có mặt, nó có thể xuất hiện hoặc
không nhưng người ta vẫn lĩnh hội đủ ý nghĩa của thành ngữ một cách trọn vẹn, ví dụ:

(rẻ) như bèo, (vui) như mở cờ trong bụng, (chậm) như rùa,...
+ ss B: Ở kiểu này A không phải là thành phần của thành ngữ. Khi đi vào hoạt
động, A được nối thêm một cách tùy nghi, nhưng nhất thiết phải có A, ví dụ: như tằm
ăn rỗi, như vịt nghe sấm, như ngậm hột thị, như gà mắc tóc, như bóng với hình,...
+ Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: là những thành ngữ được xây dựng dựa trên cơ sở
miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn
dụ. Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh
không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa


14
đích thực của chúng. Cấu trúc đó chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa “ sơ khởi”, “ cấp
một” nào đó, rồi trên nền tảng của “ nghĩa cấp một” này, người ta mới rút ra và hiểu
lấy nghĩa đích thực của thành ngữ. Ví dụ: chuột sa chĩnh nếp, vụng múa chê đất lật,
méo miệng đòi ăn xồi vò, chó cắn áo rách , nuôi ong tay áo, qua cầu rút ván, mẹ tròn
con vuông...Các thành ngữ thường có số tiếng chẵn (85%): 4,6 hoặc 8 tiếng. Điều này
là do người Việt vốn ưa lối nói cân đối, nhịp nhàng và hài hòa về âm điệu.
* Quán ngữ:
- Khái niệm: Quán ngữ là cụm từ cố định, được sinh ra trong quá trình giao tiếp
và được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, nhập đề, nhấn mạnh, rào
đón...
- Đặc điểm: So với thành ngữ thì quán ngữ không có tính hàm súc, tính biểu
trưng, tính hình tượng bằng; hay nói cách khác, về hình thức và ý nghĩa, quán ngữ
không khác cụm từ tự to. Vì thế, cũng có thể xem quán ngữ là trung gian giữa cụm từ
tự do và cụm từ cố định.
- Phân loại: Việc phân loại quán ngữ trong tiếng Việt hiện nay cũng có nhiều
quan điểm khác nhau, tuy nhiên về cơ bản nhất có thể phân loại quán ngữ tiếng Việt
dựa vào phạm vi và tính chất phong cách của chúng:
- Quán ngữ nói năng: của đáng tội, nói bỏ ngoài tai, nói trộm vía,...
- Quán ngữ sách vở: có thể nói rằng, suy cho cùng, bên cạnh đó,...

* Ngữ cố định định danh:
- Khái niệm: Ngữ cố định định danh là cụm từ cố định định danh, gọi tên sự
vật, hiện tượng. Ngữ cố định định danh là đơn vị có tính trung gian giữa thành ngữ và
từ ghép.
- Đặc điểm: Ngữ cố định định danh thường ổn định về cấu trúc và ý nghĩa hơn
so với các quán ngữ nhưng lại chưa có được ý nghĩa mang tính hình tượng như thành
ngữ. Ngữ cố định định danh thường tập trung định tên các bộ phận cơ thể con người;
một số khác gọi tên các sự vật khác, các trạng thái, thuộc tính...Ví dụ: chân vòng
kiềng, mắt bồ câu, mắt ốc nhồi, tóc rễ tre, mũi dọc dừa, kĩ luật sắt, cười cầu tài, bạn
vàng, thẳng ruột ngựa...
Các ngữ định danh thường có cách cấu tạo gần giống với cách cấu tạo từ ghép
chính phụ. Trong mỗi cụm từ định danh như vậy thường có một thành tố chính và một
thành tố phụ miêu tả sự vật được nêu ở thành tố chính. Nó miêu tả bằng con đường so
sánh nhưng không sử dụng từ so sánh.
Ngoài ra, trong Giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” (2007), Đỗ Hữu Châu đề
nghị phân loại hình thức các ngữ cố định tiếng Việt theo kết cấu cú pháp của các từ


15
trong ngữ [4]. Theo tiêu chí này thì các ngữ cố định chia thành hai loại lớn: thứ nhất,
các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ và thứ hai, các ngữ cố định có kết cấu là câu. Mỗi
loại đó lại được tiếp tục phân chia theo các loại nhỏ hơn nữa.
- Các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ:
+ Các ngữ cố định có các từ trung tâm: Dai như đỉa, đỏ như son, đen như mực,
bạc như vôi, tức như bò đá. dãi dầu mưa nắng, dãi gió dầm mưa, cướp cháo lá đa,
cướp công cha mẹ, cướp cơm chim, chạy long tóc gáy, chạy thục mạng, chạy như cờ
lông công,...
+ Các ngữ cố định không có từ trung tâm: dây mơ dễ má, một nắng hai sương,
dầu sôi lửa bỏng, đỏ dầu vào lủa, đem con bỏ chợ,...
- Các ngữ cố định có kết cấu là câu:

+ Các ngữ cố định có kết cấu câu đều không có từ trung tâm. Đó là các ngữ cố
định có kết câu là một câu đơn: chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh gạo, ruột bỏ
ngoài da, thân làm tội đời, thần hồn nát thần tính; hoặc có kết cấu là một câu ghép:
đâm bị thóc, chọc bị gạo; ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng; mâm cao cỗ đầy; mặt xanh
nanh vàng; vật đổi sao dời....
Mỗi loại lớn phân chia theo kết cấu cú pháp lại có thể chia nhỏ thành các kiểu
nhỏ hơn:
+ Ngữ so sánh: dai như đỉa, nặng như đá, dai như chó nhai dẻ rách,…
+ Ngữ không so sánh, ngữ đối: sáng nắng chiều mưa, ăn tục nói phét, ăn tươi
nuốt sống,...
+ Ngữ phi đối xứng: cá nằm trên thớt, ngàn cân treo sợi tóc...
- Phân loại ngữ cố định theo chức năng
Căn cứ vào hoạt động của ngữ cố định trong chức năng tạo câu tương tự như
chức năng tạo câu của các từ, có thể chia ngữ cố định thành hai loại lớn: ngữ cố định
miêu tả và quán ngữ. Trong đó, ngữ cố định miêu tả (còn gọi ngữ định danh, thành
ngữ):
+ Ngữ cố định miêu tả là những ngữ cố định tương đương với các từ định danh.
Chúng vừa có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái chưa có tên gọi;
vừa có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một sự vật, một hoạt động, một
tính chất, một trạng thái nếu chúng đã có tên gọi, đó là trường hợp các ngữ: mắt lươn,
mắt phượng, mắt ốc nhồi, mắt cá chày, mắt lợn luộc...miêu tả các hình dáng khác nhau
của mắt con người: dai như đỉa, dai như chão, dai như chó nhai dẻ rách...thể hiện các
tính chất dai của các sự vật, các hành động khác nhau...; chạy long tóc gáy, chạy bán
xới, chạy như cờ lông công...miêu tả các tình thế, các dạng chạy khác nhau; nói nước


16
đôi, nói buông xuôi, nói vuốt đuôi, nói bãi đôi, nói cứ như thật....miêu tả các cách nói
khác nhau v.v.
Những ngữ cố định phân loại theo kết cấu cú pháp nói trên đều là các ngữ cố

định miêu tả, ngữ cố định định danh, hay còn gọi là các thành ngữ.
Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu
câu. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định,
không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hoá sự vật, hoạt động,
tính chất, trạng thái, mà chủ yếu là để đưa đẩy, để liên kết, chuyển ý, để thể hiện các
hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón. Ở trong câu, các
quán ngữ không đảm nhiệm chức năng làm thành phần chính trong nòng cốt câu mà
đảm nhiệm các chức năng ngoài nòng cốt câu như chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tình thái,
các chức năng dụng học cơ bản .
Ví dụ các quán ngữ thường gặp trong tiếng Việt: Một mặt là…,mặt khác là...,
thứ nhất ..., thứ hai...,nói cách khác..., nói khác đi..., tóm lại..., nói tóm lại..., như
sau..., dưới đây..., the tôi thì, ai cũng biết, tôi nghĩ rằng, tôi đã chắc chắn rằng, dễ
thường, lẽ nào..., tôi cho rằng, có mà đến tết, thảo nào, khổ một nỗi, xin bỏ ngoài tai,
chả trách, may ra,chưa biết chừng..., liệu thần hồn…[6].
b. Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định
Ngữ cố định là một loại phương tiện, một loại biện pháp mà bất cứ ngôn ngữ
nào cũng có nhằm khắc phục một phần nào tính có hạn của các từ, tính không hàm
súc, không cô đọng của các phương tiện lời nói trong sự biểu vật và biểu thái. Cho
nên, để đánh giá đúng đắn giá trị của các ngữ cố định, cần phải đối chiếu nó với các từ
và các cụm từ tự do về ngữ nghĩa. Đối chiếu như vậy thì thấy, hầu như tất cả các ngữ
cố định đều có cấu trúc ngữ nghĩa tương đương với ngữ nghĩa của cụm từ tự do. Đây
là đặc trưng ngữ nghĩa cơ bản của ngữ cố định.
Việc xác định thành phần trung tâm về ngữ nghĩa chính là căn cứ của việc phân
loại ngữ cố định theo kết cấu thành ngữ cố định có từ trung tâm và ngữ cố định không
có từ trung tâm thực hiện ở trên. Nhờ việc xác định các thành phần trung tâm của các
cụm từ tự do tương đương mà chúng ta thấy có những ngữ cố định đồng nghĩa với một
từ đã có sẵn trong từ vựng và những ngữ cố định không đồng nghĩa với một từ nào đã
có trong từ vựng. Các ngữ cố định mà từ trung tâm nằm ngay trong ngữ thì đồng nghĩa
một cách hiển nhiên với từ sẵn có.



17
Ví dụ: Dai như chão, Dai như đỉa đói, Dai như chó nhai dẻ rách đồng nghĩa
với rất dai; Nói thánh nói tướng, Nói thiên hô bát xát, Nói một tấc lên trời
đồng nghĩa với nói khoác; Chạy long tóc gáy; Chạy thục mạng, Chạy như cờ lông
công đồng nghĩa với chạy rất nhanh.
Ngữ tự do (cụm từ tự do) là những tổ hợp do từ cấu tạo nên và hoạt động với tư
cách là những bộ phận cấu thành câu. Ngữ tự do có tính chất kết hợp tạm thời, mỗi lần
dùng đều được cấu tạo mới và chỉ tồn tại trong phạm vi một văn cảnh, ngữ cảnh nhất
định. Đặc điểm của ngữ tự do là những bộ phận cấu thành có thể được thay thế bằng
những từ khác cùng loại. Nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa tổng hợp của các từ riêng lẻ,
dùng để định danh như thành ngữ nhưng không có giá trị hình ảnh, biểu cảm. Sự kết
hợp của ngữ tự do chỉ phục tùng những chuẩn mực từ vựng, ngữ pháp [6].
c. Đặc điểm của ngữ cố định
- Tính thành ngữ: Do cố định hoá, do tính chất chặt chẽ mà các ngữ cố định ít
hay nhiều đều có tính thành ngữ. Tính thành ngữ được định nghĩa như sau: cho một tổ
hợp có nghĩa S do các đơn vị A,B, C... mang ý nghĩa lần lượt s[1], s[2], s[3]...tạo nên.
Nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa s[1], s[2], s [3] thì tổ hợp A, B,
C có tính thành ngữ. Ví dụ, hết nước hết cái là tổ hợp có tính thành ngữ vì ý nghĩa
“quá dài, quá mức chịu đựng, bực dọc, sốt ruột” của nó không thể giải thích được bằng
các nghĩa của hết nước hết cái...Tính thành ngữ của các ngữ cố định có những mức độ
từ thấp đến cao khác nhau. Ví dụ Ba hoa thiên tướng có tính thành ngữ thấp hơn ba
chìm bảy nổi, ba chìm bảy nổi có tính thành ngữ thấp hơn ba cọc ba đồng...
- Tính tương đương với từ về chức năng tạo câu: Nói ngữ cố định là các cụm từ
cố định hoá ra là nói chung. Sự thực thì trong các ngữ cố định, có nhiều ngữ có hình
thức cấu tạo là câu, như: chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh gạo, cha truyền con nối,
chim chích vào rừng, chim sa cá lặn, chạch trong giỏ cua, chó ngáp phải ruồi, đũa
mốc chòi mâm son,...thậm chí có hình thức cấu tạo là câu ghép: đâm bị thóc chọc bị
gạo, chùa rách phật vàng, gió chiều nào che chiều ấy, ăn cơm nhà vác tù và hàng
tổng,...Bởi vậy, cái quyết định để xác định các ngữ cố định là tính tương đương với từ

về chức năng tạo câu. Chúng ta nói ngữ cố định tương đương với từ không phải vì chỉ
chúng có tính sẵn có, bắt buộc...như từ mà còn vì ở trong câu chúng có thể thay thế
cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu. Ví dụ, từ mãi trong
câu: “Tôi chờ anh mãi mà không thấy anh đến” có thể thay bằng: “Tôi chờ anh hết
nước hết cái mà không thấy anh đến”; hoặc từ hợp lực trong câu: “Nếu không hợp lực
với nhau mà làm ăn thì cũng khó thoát được cái đói và cái rét” có thể thay bằng ngữ
chung lưng đấu cật thành “Nếu không chung lưng đấu cật với nhau mà....”.
Nói ngữ cố định có tính chất chặt chẽ, cố định không có nghĩa là chúng không
biến đổi trong câu văn cụ thể. Ngay cả các từ phức mà ý nghĩa có tính chất thống nhất


×