Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống Cẩm nhuộm màu thực phẩm và biện pháp kỹ thuật cho giống Cẩm tím 2 tại tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.28 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG CẨM
NHUỘM MÀU THỰC PHẨM VÀ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT CHO GIỐNG CẨM TÍM 2 TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Luân Thị Đẹp
TS. Đỗ Tuấn Khiêm

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi
trực tiếp thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Luân Thị Đẹp và TS. Đỗ Tuấn Khiêm. Số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không sao chép và chưa
từng được sử dụng trong một luận văn nào ở trong và ngoài nước.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuấn




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ
của nhiều cá nhân và tập thể trong suốt quá trình học tâp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Luân Thị Đẹp,
TS. Đỗ Tuấn Khiêm những người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo
Khoa sau Đại học, các thầy, cô giáo Khoa nông học trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên những người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng
có ích trong những năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Lãnh
đạo Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Bắc Kạn, Gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp, gia đình anh Đào Thanh Tùng - Khu cây trồng cạn trường Nông
Lâm Thái Nguyên những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích
tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các
thành viên với sự giúp đỡ này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuấn


iii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.2. Tổng quan về chất nhuộm màu thực phẩm ................................................ 4
1.2.1. Chất màu vô cơ ....................................................................................... 4
1.2.2. Chất màu hữu cơ tổng hợp ...................................................................... 4
1.2.3. Chất màu tự nhiên ................................................................................... 6
1.3. Khái quát về cây Cẩm ................................................................................ 7
1.3.1. Phân bố của cây Cẩm .............................................................................. 7
1.3.2. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 7
1.3.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch ................................................... 8
1.3.4. Sự đa dạng di truyền của loài Cẩm ......................................................... 9


iv
1.3.5. Kinh nghiệm tách chiết chất màu từ cây cẩm của đồng bào dân tộc
thiểu số .................................................................................................. 10

1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây nhuộm màu thực phẩm trên
thế giới và ở Việt Nam .......................................................................... 11
1.4.1. Tình hình nghiên cứu cây nhuộm màu thực phẩm trên thế giới ........... 11
1.4.2. Tình hình nghiên cứu cây nhuộm màu thực phẩm ở Việt Nam ............ 17
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................... 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm............................................. 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................ 28
2.5. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 30
3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống Cẩm thí
nghiệm vụ xuân 2015 ............................................................................ 30
3.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống Cẩm thí nghiệm.......... 30
3.1.2. Động thái ra lá của các giống Cẩm thí nghiệm ..................................... 31
3.1.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống Cẩm thí nghiệm thời
kỳ thu hoạch ........................................................................................ 32
3.2. Năng suất thân lá của các giống Cẩm thí nghiệm năm 2015 ................... 33
3.2.1. Năng suất thân lá của các giống cẩm thí nghiệm năm 2015 ................. 33
3.2.2. Năng suất tái sinh của các giống Cẩm thí nghiệm năm 2015 ............... 35
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh
trưởng và năng suất của Cẩm tím 2 (chằm khâu) vụ xuân 2016 .......... 36


v
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao của cây Cẩm tím 2 ................................................................ 36

3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái ra lá của cây
Cẩm tím 2 .............................................................................................. 40
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng phân cành cấp 1
của cây Cẩm tím 2 ................................................................................ 43
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến đặc điểm hình thái thời kỳ
thu hoạch của cây Cẩm tím 2 ................................................................ 46
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất của Cẩm tím 2 ...... 49
3.3.6. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm .................................... 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 55
1. Kết luận ....................................................................................................... 55
2. Đề nghị ........................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSTP

:

An toàn vệ sinh thực phẩm

CMTP

:

Chất màu thực phẩm


CT

:

Công thức

ĐVT

:

Đơn vị tính

KL

:

Khối lượng

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu


NSTS

:

Năng suất tái sinh

PMT

:

Phẩm màu tím

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

TB

:

Trung bình

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam


TL

:

Tỷ lệ

TS

:

Tổng số

EU

:

Liên minh Châu Âu


vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Danh mục các chất màu thực phẩm được phép sử dụng tại
Việt Nam ....................................................................................... 18
Bảng 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống Cẩm
thí nghiệm...................................................................................... 31
Bảng 3.2: Động thái ra lá của các giống Cẩm thí nghiệm năm 2015 ............. 32
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái của các giống Cẩm thời kỳ thu hoạch ............. 33
Bảng 3.4: Năng suất thân lá của các giống Cẩm thí nghiệm .......................... 34

Bảng 3.5: Năng suất tái sinh của các giống Cẩm thí nghiệm năm 2015 ........ 35
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao của cây Cẩm tím 2 ............................................. 38
Bảng 3.7: Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân đạm đến tăng trưởng
chiều cao cây Cẩm tím 2 giai đoạn 90 ngày sau trồng ................. 39
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái ra lá của
cây Cẩm tím 2 ............................................................................... 40
Bảng 3.9: Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến động thái ra
lá của cây Cẩm tím 2 giai đoạn sau trồng 90 ngày ....................... 42
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng phân cành
cấp 1 của cây Cẩm tím 2 ............................................................... 44
Bảng 3.11: Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến khả năng
phân cành cấp 1 của cây Cẩm tím 2 giai đoạn sau trồng
90 ngày .......................................................................................... 45
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến một số chỉ tiêu thời
kỳ thu hoạch của Cẩm tím 2.......................................................... 47
Bảng 3.13: Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến một số chỉ
tiêu hình thái thời kỳ thu hoạch .................................................... 48


viii
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất của cây
Cẩm tím 2 (chằm khau) ................................................................. 50
Bảng 3.15: Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến năng suất
của Cẩm tím 2 ............................................................................... 52
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ........................... 53


ix


DANH MỤC HÌNH
Trang
Biểu đồ 3.1: Năng suất thực thu và năng suất tái sinh của các
giống Cẩm ..................................................................................... 36
Biểu 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây Cẩm tím 2 của các công
thức thí nghiệm ............................................................................. 37
Biểu đồ 3.3: Động thái ra lá của Cẩm tím 2 ở các công thức thí nghiệm ....... 41
Biểu đồ 3.4: Động thái phân cành của Cẩm tím 2 ở các công thức
thí nghiệm...................................................................................... 43
Biểu đồ 3.5: Năng suất lý thuyết và thực thu của các công thức
thí nghiệm...................................................................................... 51


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An toàn thực phẩm nói chung và thực phẩm nhuộm màu an toàn nói
riêng đang được cả xã hội quan tâm, vì các loại thực phẩm không an toàn
vẫn tồn tại và gây ra các vụ ngộ độc ở nhiều nơi trên cả nước. Phẩm màu
tổng hợp được ưa chuộng bởi đặc tính rẻ, màu sắc đẹp và phong phú, độ bền
màu cao. Tuy nhiên nỗi ám ảnh của người tiêu dùng về những phẩm màu
tổng hợp độc hại ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người
tăng đột biến trong nhiều loại sản phẩm hiện nay. Trong khi đó ở Việt Nam
có rất nhiều loài thực vật đã được đồng bào các dân tộc sử dụng trong
nhuộm màu thực phẩm một cách an toàn (Luân Thị Đẹp và CS, 2014) [19].
Trong các cây nhuộm màu thì Cẩm (peristrophe bivalvis (L) Merr.) là loài
cây được sử dụng phổ biến nhất trong nhuộm màu thực phẩm, Cẩm có mặt
hầu hết trong các gia đình ở miền núi phía Bắc. Theo Nguyễn Thị Phương
Thảo và CS, 2010 [9] thì Cẩm có 4 giống khác nhau (Cẩm đỏ, 2 giống Cẩm
tím và Cẩm vàng) và khi nghiên cứu về cây Cẩm cho thấy Cẩm tím là nguồn

nguyên liệu cung cấp chất màu tím tự nhiên đầy triển vọng. Ngoài ra, phẩm
màu tím được chiết từ cành lá Cẩm hoàn toàn không có độc tính, tan tốt
trong nước và có độ bền màu ở nhiệt độ dưới 65oC. Vì vậy, chúng ta có thể
dùng nó để tạo màu cho một số loại thực phẩm như: Kem, kẹo, nước giải
khát, rượu màu, thạch rau câu, cũng như tạo màu cho các viên thuốc [10].
Ngoài ra bộ phận cho màu của cây Cẩm là thân lá, do vậy có thể sử dụng
quanh năm và nhuộm đủ các màu cơ bản như xanh, đỏ, tím, vàng tùy theo
cách nhuộm (Hà Huy Hoàng và CS, 2014) [7].
Tuy nhiên, hiện nay đa số người dân chỉ khai thác và sử dụng loài cây
này theo kinh nghiệm ở cấp hộ gia đình hoặc khai thác dựa vào tự nhiên. Cho
đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về khả năng sinh trưởng và biện
pháp kỹ thuật thâm canh các giống cẩm nhuộm màu thực phẩm nói chung và


2
Cẩm tím 2 nói riêng. Do đó chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng và năng suất của một số giống Cẩm nhuộm màu thực
phẩm và biện pháp kỹ thuật cho giống Cẩm tím 2 tại tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống Cẩm, xác định mật
độ và liều lượng đạm cho năng suất và hiệu quả kinh tế đối với cây Cẩm tím 2
(Chằm khâu) tại Thái Nguyên
2.2. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng và năng suất của các giống Cẩm thí nghiệm
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm đến sinh trưởng
và năng suất đối với cây Cẩm tím 2 (Chằm khâu)
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về cây Cẩm nhuộm màu thực phẩm

- Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, bảo tồn
lưu giữ và phát triển sản xuất cây nhuộm màu thực phẩm nói chung và cây
Cẩm nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được mật độ và lượng phân bón thích hợp cho cây Cẩm tím
2 tại Thái Nguyên
- Góp phần đẩy mạnh và phát triển sản xuất cây Cẩm nhuộm màu
thực phẩm
- Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa từ cây trồng bản địa.
- Góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc miền núi phía
Bắc và phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, toàn
quốc nói chung.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đã
khẳng định giống cây trồng là một trong những nhân tố quyết định đến năng
suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất
và chất lượng cây trồng là những tính trạng số lượng, ngoài phụ thuộc vào
giống chúng còn chịu ảnh hưởng rất lớn tác động của điều kiện ngoại cảnh
như thời vụ, mật độ, phân bón…
Mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây trồng nói chung và cây cẩm nói riêng. Với mục đích là thu hoạch thân
lá, do vậy mật độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng thân lá của cây cẩm.
Nếu trồng quá thưa thì cây sinh trưởng tốt nhưng số lượng cây trên đơn vị
diện tích ít nên năng suất không cao. Nếu trồng quá dày thì số cây trên đơn vị

diện tích tăng nhưng do tranh chấp dinh dưỡng và ánh sáng nên ảnh hưởng
đến sinh trưởng của từng cây và ảnh hưởng đến năng suất. Do đó cần xác định
mât độ trồng hợp lý tạo điều kiện cho từng cây và cả quần thể sinh trưởng tốt
đạt năng suất cao nhất.
Phân bón là yếu tố quan trọng nhất trong thâm canh tăng năng suất cây
trồng. Để bón phân cho cây trồng đạt hiệu quả cao mà không gây ảnh hưởng
xấu tới cây và môi trường, cần phải bón phân phù hợp với đặc điểm của từng
loại cây và từng loại đất. Cơ sở của việc bón phân hợp lý cho cây trồng cần
được xây dựng trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu cơ bản như cây trồng cần
được cung cấp đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết để cho năng suất
cao, phẩm chất tốt. Không ngừng ổn định và nâng cao độ phì của đất, đem lại
lợi nhuận tối đa cho người sản xuất trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp kỹ
thuật trồng, đồng thời phải phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất hiện tại
của người dân.


4

1.2. Tổng quan về chất nhuộm màu thực phẩm
Phẩm màu là chất phụ gia thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong chế
biến thực phẩm, dùng để nhuộm màu cho các loại thực phẩm làm thay đổi
màu sắc vốn có của thực phẩm phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Là
một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng cảm quan thực phẩm và góp
phần làm tăng cảm giác ngon miệng, kích thích sự thèm ăn.
Phẩm nhuộm (thường gọi: Thuốc nhuộm), những hợp chất hữu cơ có
màu, có khả năng nhuộm màu các vật liệu như vải, giấy, nhựa, da,… Những
thức ăn có chứa phẩm màu trong danh mục được phép sử dụng làm phụ gia
thực phẩm của Bộ Y tế, dưới mức giới hạn dư lượng cho phép thì không gây
ảnh hưởng độc hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên nếu quá lạm
dụng phẩm màu, hoặc chạy theo lợi nhuận, sử dụng các phẩm màu ngoài danh

mục cho phép sử dụng để chế biến thực phẩm (đặc biệt là các phẩm màu tổng
hợp) sẽ rất có hại đến sức khoẻ, có thể gây ngộ độc cấp tính và sử dụng lâu
dài tích luỹ cao có thể gây hại cho sức khỏe con người. Chất nhuộm màu
được chia thành 3 nhóm
1.2.1. Chất màu vô cơ
Các chất màu vô cơ chỉ sử dụng hạn chế trong thực phẩm. Giới hạn sử
dụng các chất màu này thường thấp vì nếu ở nồng độ cao rất dễ gây ngộ độc,
việc sử dụng các hợp chất màu vô cơ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn
cho phép.
Các chất màu có nguồn gốc vô cơ chủ yếu dùng để trang trí thực phẩm.
Sử dụng các loại bột nhẹ để chống hiện tượng dính giữa loại thực phẩm này
với thực phẩm khác ở giữa 2 bề mặt thực phẩm. Fe2O3, FeO (màu đỏ) dùng
để trang trí trên bề mặt thực phẩm như mứt, bánh kẹo
1.2.2. Chất màu hữu cơ tổng hợp
Chất màu hữu cơ tổng hợp là các chất màu không tồn tại trong tự nhiên,
chất màu được sản xuất bằng các phương pháp tổng hợp hóa học.


5

Hiện nay, có nhiều chất màu hữu cơ tổng hợp, các chất màu này có
nhiều tính chất khác nhau. Do đó, việc sử dụng chất màu tổng hợp cần phải
nghiên cứu một cách nghiêm ngặt.
Các chất màu tổng hợp cần đảm bảo các yêu cầu sau: Không có độc
tính, không gây ung thư, các sản phẩm chuyển hóa (nếu có) của chất màu
không phải là các chất có độc tính, có tính đồng nhất cao, trong đó có 60% là
chất màu nguyên chất, phần còn lại là những chất không độc, chất màu tổng
hợp không được chứa các chất như crom, seleni, urani (các chất được xem là
những chất gây ung thư), một vài chất thuộc nhóm carbua hydro và đa vòng
(các chất này thường gây ung thư), thủy ngân, cadimi (những chất độc).

Ưu điểm của chất màu tổng hợp là bền màu, đa dạng về màu sắc (màu
vàng, màu đỏ, màu xanh, màu đen...), có thể phối màu để tạo màu thích hợp
với thị hiếu. Có 3 phương pháp phối màu là phương pháp cơ học, phương
pháp kinh nghiệm và phương pháp điện tử.
Nhược điểm của chất màu tổng hợp là phần lớn các chất màu tổng hợp
đều có thể gây ung thư và có tác động không tốt đối với con người nên khi sử
dụng phải tuân theo sự chỉ dẫn trong tài liệu kỹ thuật. Điều này đã được các
nhà khoa học chứng minh từ năm 1979.
Ứng dụng: Chất màu hữu cơ tổng hợp được sử dụng trong phạm vi
tương đối hẹp, thường được sử dụng sản xuất bánh kẹo và sản xuất thứ nước
uống không có rượu, sản xuất đồ hộp chủ yếu là đồ hộp rau quả....
Theo thống kê của ủy ban hỗn hợp OMS - FAO có khoảng 160 - 180
loại phẩm màu hữu cơ tổng hợp đang được sử dụng trên thế giới. Các loại
phẩm màu này được chia thành 3 nhóm A, B, C.
Nhóm A: Gồm các chất màu không mang tính độc và gây ngộ độc tích
lũy như (amarant, vàng mặt trời, tartazin,…).
Nhóm B: Gồm 5 loại màu đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ trước khi có
quyết định sử dụng (caroten, xanh, erythrosin, indigotin, xanh lục).


6
Nhóm C: Gồm tất cả các loại màu hữu cơ tổng hợp khác chưa được
nghiên cứu kĩ hoặc nghiên cứu chưa rõ ràng.
1.2.3. Chất màu tự nhiên
Chất màu tự nhiên là các loại màu được chiết tách từ động vật, thực vật
hay từ chất khoáng. Hợp chất màu này dễ bị phân hủy và mất đi trong quá
trình chế biến thực phẩm. Vì thế, cần phải có biện pháp kĩ thuật cần thiết để
giữ màu sắc tự nhiên của sản phẩm (Trịnh Đình Chính và cs, 2003) [1].
Phần lớn các chất màu thực phẩm đều có nguồn gốc từ tự nhiên không
bền như các chất màu tổng hợp và chúng có mùi, vị gần giống với mùi tự

nhiên của chúng. Mặt khác, tuy xuất phát từ các nguồn tự nhiên như nhau
nhưng thành phần của chúng cũng khác nhau. Sự khác nhau phụ thuộc vào vị
trí địa lí, khí hậu và điều kiện canh tác.
Các chất màu tự nhiên thường gặp chủ yếu ở trong các nguyên liệu
thực vật, có thể chia làm 3 nhóm chính: Chlorophyll (diệp lục hay chất màu
xanh lá cây), các carotenoit (có trong lục lạp, cho quả và rau màu da cam,
màu vàng và đôi khi có màu đỏ), các chất màu flavonoit (có trong các không
bào, có màu đỏ, xanh và vàng).
Màu tự nhiên được phép sử dụng trên toàn thế giới. Tuy vậy, việc cho
phép sử dụng ở từng quốc gia cũng có sự khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn màu phù hợp cho sản phẩm thực phẩm cần chú ý: màu sắc
yêu cầu của sản phẩm, phù hợp với luật thực phẩm, dạng vật lí sử dụng (màu
nước hay màu bột), thành phần của thực phẩm, điều kiện chế biến (nhiệt độ,
thời gian chế biến), bao gói, các điều kiện bao gói (ánh sáng, nồng độ O2…),
yêu cầu bảo quản và các điều kiện bảo quản.
Chất màu tự nhiên dễ kiếm, giá thành rẻ, cách sử dụng không phức tạp
và không gây ra những mùi vị lạ cho sản phẩm, các chất màu thực phẩm tự
nhiên còn chứa các thành phần hoạt tính sinh học khác như: Các vitamin, các


7

axit hữu cơ, glycozit, các chất thơm, các nguyên tố vi lượng. Do vậy, khi sử
dụng chất màu tự nhiên để nhuộm màu không chỉ cải thiện được hình thức
bên ngoài mà còn làm tăng giá trị đinh dưỡng của thực phẩm.
Nhờ những ưu điểm của các chất nhuộm màu tự nhiên, hiện nay, đã có
nhiều nước trên thế giới đã chiết tách và sử dụng các chế phẩm tự nhiên trong
nhuộm màu thực phẩm. Trong đó cây Cẩm nhuộm màu là cây đang được sử
dụng phổ biến và cho màu tự nhiên đẹp. Chất màu trong cây Cẩm chủ yếu
phân bố ở trong thân lá.

1.3. Khái quát về cây Cẩm
1.3.1. Phân bố của cây Cẩm
Ở Việt Nam cây Cẩm có vùng phân bố tương đối rộng, phân bố rải rác
ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hòa
Bình…Hiện nay hiếm khi gặp cây Cẩm mọc hoang dại, để thuận tiện cho việc
sử dụng, mỗi hộ dân ở các địa phương nói trên chỉ trồng 1- 2 m2 ngay trong
vườn nhà hoặc trên nương rẫy (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs, 2010) [9].
1.3.2. Đặc điểm thực vật học
Cả 2 loài Cẩm đỏ và Cẩm tím đều thuộc loài peristrophe bivalvis (L)
Merr., thuộc họ Ôrô (Acanthaceae). Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, là cây có
thân thảo, lâu năm cao khoảng 30 - 60 cm, cành non có lông về sau nhẵn, thân
thường 4 cạnh, có rãnh dọc sâu. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hay trứng
hoặc thuôn mũi giáo, thường có bớt màu trắng ở dọc gân, kích thước 2 - 10
cm x 1,2 - 3,6 cm. Cụm hoa chùm ở ngọn hay nách lá, chùm ngắn, lá bắc cụm
hoa thường hình trứng. Đài 5 răng đều dính nhau ở nửa dưới, kích thước ngắn
hơn lá bắc hoa. Tràng màu tím hay hồng, phân 2 môi, môi dưới có 3 thùy cạn,
ống hẹp kéo dài. Nhị 2, thò ra khỏi ống tràng. Bầu 2 ô, mỗi ô có 2 hoặc nhiều
noãn. Hàng năm cây Cẩm ra hoa vào tháng 10 - 11 (Nguyễn Thị Phương Thảo
và cs, 2010) [9].


8
Cẩm thuộc loại cây ưa ẩm và ưa bóng nhưng không chịu được úng,
cây thường mọc ở ven rừng núi đá vôi ẩm, gần bờ suối và được trồng dưới tán
các cây ăn quả, bên cạnh các nguồn nước. Cây sinh trưởng mạnh vào Xuân
Hè, có hoa vào mùa Thu, Đông.
1.3.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch
Cây Cẩm sẽ sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trên loại đất
đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đất có hàm lượng mùn cao, tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến
trung bình, giàu dinh dưỡng.
- Đất có độ ẩm cao, dễ thoát nước.
- Đất có độ che bóng (chú ý là cây Cẩm sẽ tổng hợp rất ít chất màu
trong điều kiện nhiệt độ cao và chiếu sáng mạnh).
Đất được cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên luống cao 20 cm, rộng 1,0 1,2 m. Vào mùa xuân, tháng 2 - 3 chọn các cành Cẩm bánh tẻ khỏe mạnh, cắt
bỏ bớt lá để giảm bớt sự thoát hơi nước, cắt phần thân thành các đoạn hom dài
khoảng 15 - 20 cm, mỗi hom có 2 - 3 mắt, sau đó đem đi trồng với khoảng
cách hố cách hố 30 - 40 cm, hàng cách hàng 30 - 40 cm.
Để cây sinh trưởng tốt ta nên bón lót 8 - 10 tấn phân chuồng đã ủ hoai
cho 1 ha, đối với các khu vực nương rẫy, đất dốc có thể bón thêm 100 - 150
kg lân và 50 kg kali. Sau khi bón lót phân chuồng, phân lân và phân kali, lấp
một lớp đất mỏng rồi đặt từ 3 - 5 hom giống/ hố, lấp đất, chỉ để 1 - 2 mắt ló
trên mặt đất, nén chặt gốc. Sau đó tưới nước và duy trì độ ẩm của đất trong
vòng 7 - 10 ngày đầu để hom ra rễ và đâm chồi mới. Trong thời gian đầu, cần
chú ý giữ sạch cỏ dại và thường xuyên duy trì độ ẩm. Cây Cẩm có thể trồng
dưới tán cây ăn quả, trồng xen với ngô, đỗ tương hay các cây rau khác.
Sau khi trồng khoảng 3 - 4 tháng, có thể thu lứa 1 (vào tháng 6, tháng 7
hàng năm). Khi cây cao khoảng 40 - 50 cm có thể cắt phần cành mang lá dài


9
30 - 40 cm để làm nguyên liệu chiết chất màu. Nếu gặp thời tiết thuận lợi và
chăm sóc tốt thì có thể thu hái 2 - 3 lứa Cẩm/năm. Sau mỗi lứa thu hoạch cần
làm cỏ, xới xáo mặt luống, bón phân và vun gốc để cây tiếp tục sinh trưởng
tốt. Để lứa cắt sau có năng suất cao, lứa thu trước nên cắt cây ở độ cao cách
mặt đất khoảng 10 - 15 cm. Nếu chăm sóc tốt, trồng một lần cây Cẩm có thể
cho thu hoạch liên tục từ 3 - 4 năm.
1.3.4. Sự đa dạng di truyền của loài Cẩm
Kết quả điều tra Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự năm 2010 cho

thấy, tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai có gặp 4 giống Cẩm khác nhau
(Cẩm đỏ, 2 giống Cẩm tím và Cẩm vàng), các giống Cẩm này đều được trồng.
Cây Cẩm chủ yếu được nhân giống bằng cành, hiện tại chưa phát hiện cây con
từ hạt. Chúng tôi cho rằng sự đa dạng ở mức độ dưới loài của cây Cẩm về mặt
khoa học là một vấn đề rất lý thú và đáng được quan tâm nghiên cứu (Nguyễn
Thị Phương Thảo và cs, 2010) [12].
Tên của 4 giống Cẩm khác nhau được các dân tộc thiểu số tại Mường
Khương đặt theo màu sắc của dịch chiết, dịch chiết nhuộm cho màu đỏ (Cẩm
đỏ), cho màu tím (Cẩm tím), hoặc theo hoa văn trên mặt lá, theo hình dạng
hay màu sắc của lá hoa:
- Cẩm đỏ
Cẩm đỏ gọi là “Chằm thủ” theo tiếng Nùng, Chằm là nhuộm, thủ là
đũa, có nghĩa là cây nhuộm đũa. Ngoài việc nhuộm xôi cho màu đỏ tươi,
người Nùng còn dùng dịch chiết từ cây này để nhuộm đũa cho đẹp và không
bị mốc. Trên phần thân non hoặc lá của cây Cẩm này có rất nhiều lông, đặc
biệt là lá non, trên mặt lá không có đốm trắng.
- Cẩm tím (Chằm lai)
Cẩm tím gọi là “Chằm lai” theo tiếng Nùng, lai có nghĩa là hoa. Cây
Cẩm này có hoa văn, vân trắng ở mặt trên của lá. Lá hình trứng rộng, gốc lá


10

tròn, xanh nhạt và mỏng. Xôi nhuộm bằng dịch chiết nước từ cành lá của cây
này cho màu tím huế rất đẹp. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì
Chằm lai có màu đậm đặc và đẹp hơn Chằm khâu.
- Cẩm tím (Chằm khâu)
Một giống Cẩm tím khác được gọi là “Chằm khâu” theo tiếng Nùng,
Chằm là nhuộm, khâu là gạo. Giống Cẩm này có lá hình bầu dục, gốc lá tròn
hay thon, xanh đậm, dầy, rất giống lá ớt. Chính vì vậy mà người Tu dí gọi cây

này là “chư dè” (là chư là ớt, dè là lá, có nghĩa là cây lá ớt). Cũng theo người
Tu dí Cẩm tím còn gọi là “Gú hoá”, gú là tím, hoá là hoa, có nghĩa là cây hoa
tím. Dịch chiết từ thân và lá cho chất nhuộm màu tím.
- Cẩm vàng
Cẩm vàng có lá hình trứng, gốc lá thon, đầu lá thon nhọn, cả 2 mặt có
lông rải rác, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là mép lá. Dịch chiết từ thân
và lá cho chất nhuộm màu vàng xanh.
1.3.5. Kinh nghiệm tách chiết chất màu từ cây cẩm của đồng bào dân tộc
thiểu số
Theo kinh nghiệm lâu đời của nhân dân thì cách đơn giản nhất để sử
dụng cây nhuộm màu cho thực phẩm là đun nóng với một lượng nước để
chiết ra chất màu ngâm cho thực phẩm hoặc dã nát vắt lấy dịch màu. Những
cách này áp dụng cho quy mô nhỏ, hộ gia đình. Ngoài ra qua công trình
“nghiên cứu về Cây cẩm” của Nguyễn Thị Phương Thảo, 2010 [9] đã khảo sát
về 2 cách chiết màu từ cây Cẩm tím như sau:
Cách lấy mẫu: Cành lá Cẩm tươi thu về đem loại bỏ phần cành và các
lá vàng, trộn đều trước khi cân mẫu. Cân 500g lá tươi và chiết bằng nước ở
các chế độ nhiệt khác nhau (chiết nóng và chiết lạnh). Mặt khác đem chính
mẫu Cẩm này đi phơi hoặc sấy khô để nghiên cứu khả năng chiết chất màu từ
nguyên liệu Cẩm khô.


11

+ Quy trình chiết tách phẩm màu tím từ nguyên liệu Cẩm tươi:
Chiết nóng: Cân 500g lá Cẩm tươi, rửa sạch, đổ 1 lít nước sạch (pH =
7), đun sôi trong khoảng 20 phút, chắt dịch chiết lần 1, vắt kiệt phần nước còn
lại trong lá, đổ tiếp 1 lít nước vào phần bã và đun sôi 20 phút, chắt dịch chiết
lần 2 và vắt kiệt phần nước còn lại trong lá. Tất cả phần dịch chiết đem lọc
qua vải phin thô. Dịch lọc được đem cô trên bếp cách thuỷ tới dạng cao mềm.

Chú ý giữ nhiệt độ của dịch chiết khi cô trong khoảng 60 - 650C. Sấy cao
mềm trong tủ sấy chân không, nghiền cao khô thành bột thu phẩm màu tím
(PMT). Bảo quản PMT trong 2 - 3 lần túi nilon + silicagel.
Chiết lạnh: Cân 500g lá Cẩm tươi, rửa sạch, giã sống, đổ 1 lít nước
sạch (pH = 7), khuấy đều, chắt dịch chiết lần 1, vắt kiệt phần nước còn lại
trong lá, đổ 1 lít nước vào phần bã và khuấy đều, chắt dịch chiết lần 2, vắt kiệt
phần nước còn lại trong lá. Tất cả phần dịch chiết đem lọc qua vải phin thô.
Dịch lọc được đem cô trên bếp cách thuỷ tới dạng cao mềm. Chú ý giữ nhiệt
độ của dịch chiết khi cô trong khoảng 60 - 650C. Sấy cao mềm trong tủ sấy
chân không, nghiền cao khô thành bột thu phẩm màu tím (PMT). Bảo quản
PMT trong 2 - 3 lần túi nilon + silicagel.
1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây nhuộm màu thực phẩm trên
thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu cây nhuộm màu thực phẩm trên thế giới
Chất nhuộm màu nói chung và chất nhuộm màu thực phẩm nói riêng đã
được người dân các nước trên thế giới sử dụng trong cuộc sống từ thời xa
xưa. Một chất màu được sử dụng cho thực phẩm nhất thiết phải hội đủ 3 tiêu
chuẩn về mặt y tế của chất phụ gia thực phẩm:
• Nhuộm thực phẩm thành màu theo mục đích, phù hợp với công nghệ
chế biến thực phẩm.
• Không có độc tính (gồm cả độc tính cấp, bán cấp và trường diễn)


12
• Không là nguyên nhân hoặc tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra do yêu cầu riêng của thực phẩm, các chất nhuộm màu dùng
trong lĩnh vực này không gây mùi lạ và làm thay đổi chất lượng thực phẩm.
Hiện nay, nghiên cứu các chất nhuộm màu thực phẩm trên thế giới được tập
trung vào các hướng chủ yếu sau đây:
- Điều tra, phát hiện và nghiên cứu chiết tách các chất nhuộm màu thực

phẩm từ nguyên liệu địa phương, nhưng chủ yếu từ thực vật. Theo hướng
nghiên cứu này nhiều chất màu đã được sản xuất và đưa vào ứng dụng như
màu Tím thu từ vỏ quả Nho, màu Đỏ thu từ hoa của cây Điều nhuộm…
- Nghiên cứu bán tổng hợp chất nhuộm màu từ các hợp chất thu nhận từ
thực vật. Đây là hướng nghiên cứu có triển vọng, có thể sản xuất nhiều chất màu
khác nhau. Tuy nhiên giá thành sản phẩm cao và đòi hỏi công nghệ phức tạp.
- Nghiên cứu sản xuất chất nhuộm màu thực phẩm bằng công nghệ sinh
học: Đây là hướng nghiên cứu đang được triển khai ở một số nước có trình độ
kỹ thuật cao. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm thu nhận chất nhuộm màu
từ nuôi cấy mô một số loài thực vật (Aralia armata,…) hoặc sử dụng một số
hệ men, một số loài vi khuẩn để chuyển hóa hợp chất hữu cơ thành chất màu.
Tuy nhiên hướng nghiên cứu này cho tới nay chưa đạt được kết quả thực tiễn.
- Tổng hợp các chất vô cơ không có độc tính. Hiện nay các chất vô cơ
được phép dùng cho thực phẩm mới chỉ có một số oxit sắt như:
FeO(OH)XH2O sa (màu đỏ), FeO.Fe2O3 (màu đen), FeO(OH).xH2O (màu
vàng)…Mặc dù vậy, xu hướng hiện nay của thế giới là hạn chế dùng các chất
nhuộm màu có nguồn gốc vô cơ trong công nghiệp thực phẩm.
Do những tiêu chuẩn chặt chẽ về mức độ an toàn, cho tới nay thế giới
mới chỉ thừa nhận 73 hợp chất (hoặc dịch chiết, phức chất) là chất nhuộm
màu cho thực phẩm.
Hiện nay có một số loại cây cho chất nhuộm màu thực phẩm được
trồng và khai thác với số lượng lớn ở một số nước. Một vài sản phẩm trong đó


13

có “Cutch”, là nước chiết sấy khô của cây Acacia catechu. Lượng sản xuất
hàng năm trên thế giới của Cutch khoảng 6.000 - 9.000 tấn/năm trong đó
lượng được xuất - nhập khẩu giữa các nước khoảng 1.500 tấn/năm. Nước sản
xuất chính là Ấn Độ (các nước cũng sản xuất nhưng với số lượng ít hơn là

Pakistan, Bangladesh, Myanmar và Thái Lan), nước nhập khẩu chính là
Pakistan. Trước đây, vào những năm giữa của thập kỷ 70, hàng năm các nhà
máy công nghiệp của Ấn Độ đã sử dụng tới 63.000 tấn gỗ nguyên liệu. Trong
thời gian từ 1988 - 1993, Ấn Độ đã xuất sang Pakistan 1.000 - 1.300 tấn/năm.
Ngoài Cutch ra, còn có một số sản phẩm tự nhiên khác cũng được sản
xuất và sử dụng với số lượng lớn, đó là Annatto (được lấy từ cây Điều nhuộm
- Bixa orellana). Lượng sản phẩm trên thế giới hàng năm khoảng 10.000 tấn,
lượng sản phẩm tham gia mậu dịch khoảng 7.000 tấn. Nước xuất khẩu chính
các sản phẩm Annatto là Peru và Kenya, các nước nhập khẩu chính là Mỹ,
Nhật và các nước Đông Âu.
Một số cây khác được trồng để làm nguyên liệu sản xuất các chất màu
thực phẩm là: Indigofera tinctoria, Tagetes erecta, Lawsonia inermis,
Curcuma longa, Crocus sativus, Gardenia jasminoides, Medicago sativa, …
Riêng ở vùng Andhra Pradesh của Ấn Độ các cây sau được trồng với số
lượng tương đối nhiều: Bixa orellana (1.200 ha), Indigofera tinctoria (800ha),
Tagetes erecta (120 ha) và Lawsonia inermis (20 ha).
Bên cạnh việc sử dụng các chất thu được bằng các chất truyền thống thì
ngày nay người ta còn áp dụng các kỹ thuật hiện đại để tăng nhanh quá trình
tổng hợp tự nhiên. Trên thế giới trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu
mới đã áp dụng công nghệ sinh học trong việc nâng cao sản lượng tổng hợp
các chất màu tự nhiên. Các phương pháp mới chủ yếu dựa vào việc nuôi cấy
tế bào các loài thực vật, vi sinh vật đã xác định là có các thành phần sắc tố
được dùng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.


14
Phương pháp sản xuất màu đỏ hoa rum bằng nuôi trồng mô sần Hồng
hoa (Carthamus tinctorius), Mitsui - Eng. Shipbldg được đề xuất vào năm
1990. Màu đỏ hoa rum được điều chế bằng cách nuôi mô sần hoa rum trong
môi trường kiềm, chất màu được tiết vào môi trường nuôi cấy. Chất màu này

là chất màu tự nhiên, có màu sắc đẹp và ổn định.
Năm 1991, Nasiru - Keshohin đã đưa ra phương pháp sản xuất màu
bằng cách nuôi cấy mô của lá cây Oải Hương (Lavandula angustifolia). Nuôi
tế bào trong điều kiện có ánh sáng thì cho hiệu suất cao hơn. Với phương
pháp này sản phẩm được tạo ra ở dạng vảy lớn với hiệu suất cao.
Năm 1995, Ajinomoto [16] đã cho ra một phương pháp điều chế màu
đỏ tự nhiên bằng cách nuôi cấy mô sần của các cây thuộc chi Aralia (loài cho
kết quả tốt nhất là Aralia cordata). Chất màu này được tổng hợp trong bóng
tối, chất màu được tiết ra môi trường nuôi cấy.
Năm 1995, Kondo đưa ra phương pháp sản xuất anthraquinone từ một
số cây thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Tế bào được nuôi trong môi trường có
nguồn Cacbon 1, muối vô cơ và muối Canxi (Canxi chloride hoặc Canxi
nitrate) với nồng độ 5 - 90 Mm/l. Lá Rubia akane được cắt thành những mảnh
nhỏ và đưa vào một môi trường nuôi cấy có Ph 5,8, các muối vô cơ (3 Mm/l
CaCL2), vitamin, 2,4 - D, kinetin, đường mía và thạch…Sản lượng lớn
anthraquinone được sản suất ra ở nồng độ CaCL2 từ 5 - 90 mM/l.
Các nghiên cứu về chất màu thực phẩm tự nhiên không chỉ được tiến
hành đối với các loài thực vật mà còn được nghiên cứu đối với các tế bào vi
sinh vật. Một số chi được quan tâm nhiều là Aspergillus, Pseudomonas…
Năm 1997, Kasenkov O.I.[18] đưa ra một phương pháp điều chế chất
nhuộm thực phẩm màu đỏ từ các nguyên liệu thực vật. Theo phương pháp này
các nguyên liệu thực vật phải được nghiền nát và tẩy trùng, sau đó ngâm trong
môi trường lên men bởi Aspergillus, cuối cùng chúng được chọn lọc và cô


15
đặc. Nguyên liệu thực vật là thành phần môi trường để nuôi cấy các loài thuộc
chi Trichoderma (tốt nhất là Trichoderma koningi và Trichoderma
longibrachiatum). Sử dụng phương pháp này môi trường được đơn giản hóa
và hiệu suất chất màu được tăng lên đáng kể. Cùng sử dụng Pseudomonas để

sản xuất ra các sản phẩm màu, House - Food (1991) đã chỉ ra một số dòng có
thể cho ra sản phẩm với hiệu suất cao. Các dòng đó là FERM BP - 2933,
FERM BP - 2932. Trong dung dịch nuôi cấy Linsmaier - Skoog nếu có thêm
một loại thực vật nhất định và muối sắt thì chúng có thể cho tới trên 400 ug
sản phẩm/ml. Chất màu ferroprimine có thể thu trực tiếp từ môi trường nuôi
cấy. Loài thực vật được chọn có thể thuộc các họ như: Liliaceae, Cruciferae,
Polygonaceae, Leguminosae, Solanaceae và Gesneriaceae.
Sử dụng các chất màu thực phẩm do có quan hệ trực tiếp đến sức khỏe
và tính mạng con người. Vì vậy ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã ban
hành luật về sử dụng chất màu trong thực phẩm. Trong các Bộ luật về chất
màu thực phẩm, các chất màu có nguồn gốc là sắc tố thực vật (chất màu tự
nhiên) được quy định ưu tiên. Ví dụ: Điều 26 trong Luật sử dụng chất màu
của Ấn Độ.
Điều 26: Các chất màu tự nhiên được sử dụng. Trừ những trường hợp
được quy định cụ thể trong bộ luật này, các yếu tố màu tự nhiên cơ bản sau
đây được sử dụng trong các loại thực phẩm.
1. Beta-carotene
2. Beta-apo-8-carotenal
3. Axit Methylester of Beta-apo-8’ carotenoic
4. Axit Ethylester of Beta-apo-8’ carotenoic
5. Canthaxanthin
6. Chlorophyll
7. Riboflavin (Lactoflavin)


×