Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) So sánh một số giống ngô lai mới trong điều kiện sản xuất vụ đông năm 2015 tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ BÍCH HẠNH

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TRONG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2015
TẠI HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ BÍCH HẠNH

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TRONG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2015
TẠI HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN



THÁI NGUYÊN - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, các số liệu và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Bích Hạnh


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn thầy giáo GS.TS Trần Ngọc Ngoạn
đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài,
cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại Trường Đại
học Nông Lâm, Khoa khoa học cây trồng, Khoa sau đại học đã trực tiếp hoặc
gián tiếp truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập,
nghiên cứu tại Trường.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Phú Thọ, các cán bộ Phòng Trồng trọt, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, phòng Nông nghiệp, Trạm BVTV
huyện Lâm Thao, các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân đã tạo điều
kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.

Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân
trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Bích Hạnh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 4
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
1.2. Sản xuất và nghiên cứu ngô trong và ngoài nước ...................................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 5
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới ........................................................ 9
1.3. Sản xuất ngô ở Việt Nam ......................................................................... 10
1.3.2. Tình hình tiêu thụ ngô trong nước ........................................................ 12
1.3.3. Sản xuất ngô ở Phú Thọ ........................................................................ 13
1.4. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới và trong nước ........ 15

1.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trên thế giới ................... 15
1.4.2. Nghiên cứu và chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam .............................. 18
1.4.3. Nghiên cứu ngô tại Phú Thọ ................................................................. 20


iv
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 22
2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ....................................... 23
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm.......................................... 24
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 26
2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................ 27
2.6. Phương pháp phân tích xử lý số liệu ........................................................ 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 33
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ... 33
3.2. Tốc độ tăng trưởng thân, lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ............... 37
3.2.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm .. 37
3.2.2. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ..................................... 39
3.3. Các chỉ tiêu hình thái cây của các giống ngô thí nghiệm ........................ 41
3.3.1. Chiều cao cây ........................................................................................ 41
3.3.2. Chiều cao đóng bắp ............................................................................... 43
3.3.3. Vị trí đóng bắp ...................................................................................... 43
3.3.4. Trạng thái cây ........................................................................................ 44
3.4. Một số đặc điểm về bắp và hạt của các giống thí nghiệm ....................... 44
3.4.1. Độ bao bắp ............................................................................................ 44
3.4.2. Trạng thái bắp ....................................................................................... 45
3.4.4. Dạng hạt ................................................................................................ 46
3.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ ................................. 46

3.5.1. Mức độ nhiễm sâu, bệnh của các giống ngô thí nghiệm....................... 46
3.5.2. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm ....................... 49


v
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai ...... 50
3.6.1. Số bắp hữu hiệu/ cây ............................................................................. 50
3.6.2. Chiều dài bắp......................................................................................... 50
3.6.3. Đường kính bắp ..................................................................................... 51
3.6.4. Số hàng hạt trên bắp .............................................................................. 51
3.6.5. Số hạt/hàng ............................................................................................ 54
3.6.6. Khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt) ............................................................ 54
3.6.7. Năng suất của các giống thí nghiệm ..................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 60


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCC

:

Chiều cao cây

CP

:


Cổ phần

CV %

:

Hệ số biến động

Đ/C

:

Đối chứng

HSHQ

:

Hệ số hồi quy

KNKH

:

Khả năng kết hợp

LSD

:


Mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NSTT

:

Năng suất thực thu

PTNT

:

Phát triển nông thôn

TGST

:

Thời gian sinh trưởng

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TPTD

:


Thụ phấn tự do


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.

Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2004 - 2015 ........ 7

Bảng 1.2:

Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2014 .................... 8

Bảng 1.3.

Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2014...... 11

Bảng 1.4:

Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2014 - 2015 ........... 12

Bảng 1.5.

Sản xuất ngô của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2015 .............. 14

Bảng 2.1.

Danh sách các giống ngô lai tham gia thí nghiệm ..................... 22


Bảng 3.1.

Diễn biến một số yếu tố khí hậu vụ Đông năm 2015 ................ 60

Bảng 3.2.

Các thời kỳ phát dục và thời gian sinh trưởng của các giống
ngô thí nghiệm tại huyện Lâm Thao - Tỉnh Phú Thọ ................ 34

Bảng 3.3:

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm .................................................................................. 38

Bảng 3.4:

Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm tại Cao Xá
và Bản Nguyên vụ Đông năm 2015 ........................................... 39

Bảng 3.5.

Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, trạng thái cây của các
giống ngô thí nghiệm ................................................................. 42

Bảng 3.6:

Trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ..... 45

Bảng 3.7.


Các đặc điểm về hạt của các giống ngô thí nghiệm................... 46

Bảng 3.8.

Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm....... 48

Bảng 3.9.

Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm .................... 49

Bảng 3.10.

Các chỉ tiêu hình thái bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm ...... 51

Bảng 3.11. Các chỉ tiêu về hạt và năng suất thực thu của các giống ngô
thí nghiệm .................................................................................. 53


viii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm ................. 36
Đồ thị 3.2. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm trong vụ Đông
năm 2015 ..................................................................................... 55


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngô (Zea mays L.) là cây ngũ cốc quan trọng thứ ba trên thế giới sau

lúa mì và lúa gạo. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu chiến lược Lương thực
Thế giới (IFPRI, 2003) vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu
tấn, tăng 45% so với nhu cầu năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang
phát triển (72%), riêng Đông Nam Á nhu cầu tăng 70%. Theo chiến lược
ngành chăn nuôi Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2020 nhu cầu thức ăn tinh cho
chăn nuôi sẽ tăng từ 19,8 triệu tấn lên 27,4 triệu tấn, trong đó nhu cầu thức ăn
công nghiệp sẽ tăng 7,8%/năm và sẽ cần 19 triệu tấn vào 2020. Để đáp ứng
nhu cầu trên, chiến lược ngành ngô Việt Nam là đến năm 2015 đưa diện tích
ngô của cả nước đạt 1,3 triệu ha với năng suất bình quân 50-55 tạ/ha, tổng sản
lượng 6,5-7,1 triệu tấn, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến
thức ăn chăn nuôi cũng như các nhu cầu khác trong nước và từng bước tham
gia xuất khẩu.
Ngoài ra ngô còn được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp thực phẩm (sản xuất rượu, tinh bột, bánh kẹo…). Có khoảng 670 mặt
hàng được chế biến từ ngô. Hàng năm ở Mỹ sử dụng 18% tổng lượng ngô để
sản xuất tinh bột, 37% sản xuất cồn, 5,8% sản xuất bánh kẹo (Nguyễn Thế
Hùng, 2006) [6].
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, ngô
là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến Ethanol một nguồn nhiên liệu
sinh học thay thế các nguồn nhiên liệu tự nhiên như: Dầu mỏ, than đá đang
dần bị cạn kiệt. sử dụng Ethanol làm giảm ô nhiễm môi trường vì có lượng
khí thải CO2 thấp hơn xe chạy xăng gần một nửa.
Đối với tỉnh Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi nằm ở vị trí trung tâm
miền Bắc, là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là cầu nối giao lưu


2
kinh tế, văn hoá - xã hội giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng
bằng Bắc bộ. Diện tích tự nhiên 352.841 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm
27,7% (98.814 ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa khoảng 36.500 ha), đất

lâm nghiệp có rừng chiếm 42,3% (164.857 ha). Với 13 huyện, thành, thị
(1 thành phố, 1 thị xã, 11 huyện), tổng dân số của tỉnh hiện có trên 1,3 triệu
người với 23 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người kinh chiếm đa số.
Với điều kiện tự nhiên như trên, Phú Thọ có tiềm năng lớn để phát triển
sản xuất nông lâm nghiệp toàn diện. Từ năm 2000 đến nay, Phú Thọ đã xác
định và tập trung chỉ đạo phát triển nông, lâm nghiệp - thuỷ sản theo các
chương trình trọng điểm để tập trung nguồn lực đầu tư và khai thác, phát huy
thế mạnh của từng địa phương, trong đó chương trình phát triển cây lương
thực (lúa, ngô) được xác định là chương trình trọng điểm số 1. Kết quả thực
hiện các chương trình nông nghiệp trọng điểm những năm qua thực sự trở
thành động lực, giữ vai trò quyết định đảm bảo giá trị sản xuất ngành nông
lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trưởng cao, liên tục và bền vững.
Trong những năm vừa qua sản xuất lương thực, đặc biệt là sản xuất ngô
của tỉnh Phú Thọ đã có bước phát triển nhanh và bền vững, diện tích ngô hàng
năm ổn định khoảng 21.500 ha/năm, trong đó cây ngô trong vụ đông có diện
tích lớn nhất, chiếm khoảng 66,66% (14.000 ha) năng suất, sản lượng ngô
không ngừng được nâng lên (năm 2005 đạt 36,82 tạ/ha, tăng lên 38,59 tạ/ha
năm 2009, năm 2014 đạt năng suất 45,99 tạ/ha) góp phần đảm bảo an toàn
lương thực trên địa bàn, là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội. Có được những
thành công trên là do trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã quan tâm chỉ đạo
nông dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh, ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới
vào sản xuất, và đặc biệt là đã khảo nghiệm, lựa chọn được bộ giống ngô lai
có năng suất cao, phù hợp với điều kiện các vùng sinh thái của tỉnh để đưa
vào chỉ đạo mở rộng diện tích trên địa bàn tỉnh.


3
Bước vào triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015
- 2020, tỉnh Phú Tho tiếp tục xác định, ưu tiên chỉ đạo phát triển sản xuất
lương thực. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 diện tích ngô toàn tỉnh ổn

định ở 21.500ha, năng suất đạt 46,5 tạ/ha, sản lượng đạt 95.000 tấn; để đạt
được mục tiêu trên tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện, trong
đó giải pháp tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm các giống ngô lai mới trên địa
bàn tỉnh nhằm lựa chọn được các giống ngô lai có năng suất cao, thích hợp
với điều kiện của tỉnh để đưa vào cơ cấu giống ngô của tỉnh để chỉ đạo mở
rộng diện tích gieo trồng, từ đó làm tăng năng suất, sản lượng ngô. Huyện
Lâm Thao là một trong những huyện có diện tích ngô lớn của tỉnh, thời vụ
chính để trồng ngô là vụ đông. Với tổng diện tích cây vụ đông hàng năm là
1387 ha, trong đó cây ngô 767,8 ha (chiếm 55,36%). Với đặc điểm là vùng
trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh, ngoài 2 vụ lúa chính ra sản xuất
vụ đông cũng là một trong những ưu thế của huyện. Ngô là cây trồng chính
trồng trong vụ đông, vì vậy lựa chọn giống ngô có năng suất cao, chất
lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác, điều kiện sinh thái của huyện là
một việc làm hết sức cần thiết để nhân rộng ra trên địa bàn tỉnh. Xuất phát
từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "So sánh một
số giống ngô lai mới trong điều kiện sản xuất vụ đông năm 2015 tại
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ".
2. Mục tiêu của đề tài
Tuyển chọn được một số giống ngô lai có triển vọng có năng suất cao
thích hợp với điều kiện sản xuất vụ đông phục vụ sản xuất tại huyện Lâm
Thao và tỉnh Phú Thọ.


4
3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập số liệu về khí hậu tại vùng nghiên cứu.
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai
thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống ngô lai thí nghiệm.
- Theo dõi khả năng chống chịu (chống chịu sâu bệnh, chống đổ) của

các giống ngô lai thí nghiệm.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
giống ngô lai thí nghiệm.
- Lựa chọn được một số giống ngô lai mới đề nghị bổ sung vào cơ
giống ngô gieo trồng của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được những giống ngô có
năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Lâm Thao;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ quan trọng cho các nghiên
cứu về sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu ở cây ngô.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô phù hợp với điều kiện
sinh thái tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay nhu cầu ngô ở nước ta ngày càng cao, đặc biệt là phục vụ cho
chăn nuôi, vì vậy phát triển sản xuất, tăng sản lượng ngô là đòi hỏi cấp thiết
nhằm phục vụ nhu cầu thị trường. Phát triển sản xuất ngô cần có các giải pháp
đồng bộ trong đó cải thiện cơ cấu giống là rất cần thiết. Các nhà khoa học ước
tính khoảng 30 - 50% mức tăng năng suất cây lương thực trên thế giới là việc
đưa vào sản xuất những giống mới (Trần Thượng Tuấn, 1992) [15].
Giống là một tư liệu sản xuất, có quan hệ mật thiết với môi trường.
Giống chỉ có thể phát huy được tính ưu việt trong điều kiện trồng trọt phù
hợp. Trong chọn tạo giống, từ vật liệu khởi đầu, các nhà khoa học đã lai tạo
được các tổ hợp lai, tuy nhiên quá trình từ tổ hợp lai đến được công nhận

giống phải thực hiện đánh giá rất kỹ lưỡng qua nhiều vụ, nhiều vùng sinh
thái để loại dần các tổ hợp lai có những yếu điểm về các đặc tính nông sinh
học như: Thời gian sinh trưởng quá dài, cây quá cao, chống đổ kém và dễ
nhiễm sâu bệnh…
Để có các giống ngô lai tốt phục vụ cho sản xuất của tỉnh Phú Thọ và
có cơ sở lựa chọn giống phù hợp với vùng có điều kiện sinh thái tương ứng,
đề tài đã thực hiện nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu
của các tổ hợp ngô lai có triển vọng. Để đảm bảo độ tin cậy của các kết quả
nghiên cứu, nghiên cứu được thực hiện ở các vùng khác nhau.
1.2. Sản xuất và nghiên cứu ngô trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới (lúa
mỳ, lúa nước, ngô). Vào cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, cây ngô
vượt lên vị trí đứng đầu về năng suất và sản lượng trên phạm vi toàn cầu, bình
quân sản lượng ba năm 2002 - 2004 đạt 654,91 triệu tấn/năm, đứng đầu trong


6
các cây lương thực và năm 2005 sản lượng ngô tiếp tục duy trì vị trí của
mình, đạt 692 triệu tấn, chiếm 31% tổng sản lượng lương thực. Hạn là một
trong những yếu tố chính làm giảm năng suất và sản lượng ngô trên thế giới,
thiệt hại do hạn hán diễn ra trên toàn cầu và ngày càng trầm trọng. Năm 2006,
thời tiết khô hạn và nắng nóng diễn ra trên toàn thế giới làm giảm sản lượng
ngô, năm 2006-2007 giảm so với năm 2004-2005 là 23,2%, trong đó một số
quốc gia bị thiệt hại nặng về sản lượng như: Mỹ 14,7 triệu tấn, Rumani 1,8
triệu tấn, Pháp 1,36 triệu tấn và các nước khác 4,89 triệu tấn. Thiếu hụt sản
lượng ngô ở Mỹ làm ảnh hưởng đến giá ngô toàn thế giới, tại Chicago, giá
ngô vàng số 2 giao ngày 30/1/07 đạt 4,171 USD/Bushel (164,2 USD/tấn),
tăng 8,4% so với ngày 8/1/2007. Tại Tokyo, giá ngô giao tăng tới 15,2%, với
giá 25,8 Yên/kg. Tại Argentina và Nam Phi, sản lượng ngô vụ 2005/2006

giảm mạnh làm nguồn cung ngô hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu
ngô làm thức ăn chăn nuôi tăng nhanh ở nhiều nước Châu Á và luôn vượt 30
triệu tấn mỗi năm, chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Ngô là cây lương thực lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới, không cây
nào có thể sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất hạt, về quy mô, hiệu
quả ưu thế lai (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [10].
Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu về các lĩnh
vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hóa… vào công
tác nghiên cứu và sản xuất ngô (Ngô Hữu Tình, 1997) [10]. Do vậy diện tích,
năng suất ngô liên tục tăng trong những năm gần đây.
Số liệu bảng 1.1 cho thấy giai đoạn 2004 - 2014 sản xuất ngô trên thế
giới đều tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. Từ năm 2004 đến 2014
diện tích trồng ngô tăng từ 147,45 triệu ha lên đến 183,32 triệu ha tăng
24,33%, năng suất tăng từ 49,44 tạ/ha lên tới 55,73 tạ/ha tăng 12,72%, sản
lượng tăng từ 728,97 triệu tấn lên đến 1.021,62 triệu tấn tăng 40,15%.


7
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2004 - 2015
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ ha)


(triệu tấn)

2004

147,47

49,45

729,21

2005

147,44

48,42

713,91

2006

148,61

47,53

706,31

2007

158,60


49,63

788,11

2008

161,01

51,09

822,71

2009

156,93

50,04

790,18

2010

162,32

51,55

820,62

2011


170,39

51,84

883,46

2012

178,55

48,88

872,79

2013

184,24

55,17

1016,43

2014

183,32

55,73

1.021,62


2015

179,91

56,30

1013,56

Năm

Nguồn: FAOSTAT, USDA, 2016 [17]
So với năm 2011, năm 2015 diện tích ngô thế giới tăng 4,44%, năng suất
tăng 9,32 % và sản lượng tăng 14,16 %. Dự báo năm 2050, sản lượng ngô sẽ
đạt 1.343 triệu tấn, diện tích thu hoạch đạt 156 triệu ha và năng suất là 86
tạ/ha (DeepakK. Ray, 2013)[23].
Trên thế giới ngô được trồng ở hầu hết các châu lục, nhưng do sự khác
biệt về trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác, điều kiện tự nhiên - kinh
tế xã hội nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô của các vùng khác nhau.
Hiện nay tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới cũng đã có
nhiều thay đổi, thể hiện cụ thể qua số liệu bảng 1.2.


8
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2014
Diện tích
(triệu ha)
33,64

Năng suất

(tạ/ha)
107,33

Sản lượng
(triệu tấn)
361,09

Trung Quốc

35,95

59,98

215,64

Brazil

15,43

51,76

79,88

Ấn Độ

8,60

27,52

23,67


Mêxicô

7,06

32,96

23,27

Israel

0,005

340,98

0,16

Nước
Mỹ

Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2016[20]
Theo FAO, việc sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới đang có sự mất cân
đối giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng các nước nhập khẩu ngô tăng dần, các
nước xuất khẩu ngô giảm dần từ nay đến những năm đầu thế kỷ XXI. Xuất
khẩu ngô đã đem lại nguồn lợi lớn cho các nước lớn sản xuất ngô như Mỹ,
Trung Quốc, Achentina, Hungari,… (trích theo Ngô Hữu Tình, 2003)[12].
Trung Quốc được xem là cường quốc đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ,
và đứng thứ nhất trong khu vực châu Á trong lĩnh vực sản xuất ngô lai với tốc độ
tăng trưởng ngày càng tăng. Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có diện
tích trồng ngô lớn nhất và cao gấp nhiều lần so với các quốc gia khác trên thế giới.

Các nước khác như Ý, Đức, Hy Lạp, Ix-ra-en,.... mặc dù năng suất ngô cao nhưng
sản lượng vẫn còn thấp do diện tích trồng ngô chưa được mở rộng.
Nhu cầu ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng nên nhu cầu về thịt,
cá, trứng, sữa tăng mạnh dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng trong chăn nuôi
tăng. Hơn nữa trong những năm gần đây khi nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt thì
ngô được coi là nguồn nguyên liệu chính để chế biến ethanol, một loại nhiên
liệu sạch dùng để thay thế một phần nguyên liệu xăng dầu. Tại Mỹ, nước sản
xuất ethanol lớn nhất thế giới, 1/4 sản lượng ngô được dùng để sản xuất
ethanol, chỉ riêng lượng ngô dùng cho chương trình ethanol của Mỹ đã tương
đương hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc của thế giới.


9
Viện nghiên cứu chính sách Lương thực thế giới (IFPRI) dự báo tổng
nhu cầu sử dụng ngô trên thế giới vào năm 2020 là 852 triệu tấn, trong đó
15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm
nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm
lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 22% (IPRI, 2003)
[21]. Điều này được biểu hiện cụ thể qua bảng 1.2.
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới
Ngô là cây trồng có vai trò quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới
vì góp phần giải quyết nhu cầu lương thực con người và là nguồn thức ăn chủ
lực cho chăn nuôi. Sản lượng ngô tiêu thụ nội địa trên thế giới rất lớn, trung
bình hàng năm đều trên 700 triệu tấn.
Các quốc gia tiêu thụ ngô nhiều nhất trên thế giới cũng chính là các
quốc gia có sản lượng lớn nhất. Mỹ là nước có nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn
nhất (296,81 triệu tấn) chiếm 30,68% nhu cầu tiêu thụ nội địa toàn thế giới
(USDA, 2014)[24]. Tổng sản lượng ngô tại Mỹ trong năm 2013 - 2014 là
330,6 triệu tấn, trong đó 27,3% sản lượng dùng để sản xuất ethanol và những
sản phẩm khác (USDA & ProExporter Network, 2014) [25].

Sản lượng ngô xuất khẩu đang có xu hướng giảm tại Mỹ, Brazin,
Achentina,… một số nước như Trung Quốc không xuất khẩu ngô vì một phần
xuất phát từ nhu cầu của các nhà sản xuất ethanol và si-rô ngô.
Lượng ngô xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm khoảng trên
100 triệu tấn. Năm 2015, Mỹ là nước xuất khẩu ngô lớn nhất chiếm 37%
lượng ngô xuất khẩu toàn cầu (Statistita, 2016)[26]
Những năm gần đây khi thế giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt,
ngô đã được sử dụng làm nguyên liệu chế biến ethanol, thay thế một phần
nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô ở Mỹ, Braxin, Trung Quốc,... Nhu cầu ngô cho
ngành chăn nuôi và sản xuất nhiên liệu sinh học của Trung Quốc vẫn tăng
mạnh, năm 2012 - 2013 Trung Quốc tiêu thụ 207 triệu tấn ngô, tăng 10,1%
so với cùng kỳ. Tiêu thụ ngô của EU đạt 69 triệu tấn, vượt quá khả năng sản
xuất của khu vực này, trong khi Brazil chỉ tiêu thụ 53 triệu tấn và vẫn là một
trong những nước xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới (USDA, 2014) [24].


10
Braxin là nước đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất ngô với diện tích
gieo trồng đạt 15,12 triệu ha, sản lượng hơn 82 triệu tấn. Sản phẩm ngô chủ
yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa dùng chế biến làm thực ăn chăn nuôi.
Dự báo vào năm 2019 - 2020, sản lượng ngô của Braxin tăng lên tới 70,12
triệu tấn/năm và tiêu dùng nội địa đạt khoảng 56,20 triệu tấn, xuất khẩu đạt
khoảng từ 12,6 tới 19 triệu tấn/năm. Braxin sẽ vươn lên trở thành nước xuất
khẩu ngô hàng đầu trên thế giới. Năm 2015, lượng ngô xuất khẩu của Brazil
chiếm 17% lượng ngô xuất khẩu toàn cầu (Statista, 2016)[26].
Các nước nhập khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới là Nhật Bản, Mê-xi-cô và
các nước ở châu Phi. Trong mùa vụ 2014 - 2015, tổng lượng ngô nhập khẩu của
châu Phi là 17 triệu tấn, tăng khoảng 300 nghìn tấn so với năm trước. Các nước
nhập khẩu lượng ngô tăng nhiều nhất là Ai Cập và Ma-rốc. Tại khu vực châu Mỹ
La-tinh và vùng Ca-ri-bê, Mê-xi-cô là nước nhập khẩu ngô lớn thứ hai trên thế

giới chỉ sau Nhật Bản. Năm 2014, Mê-xi-cô nhập khẩu khoảng 11 triệu tấn ngô,
tăng 500 nghìn tấn so với năm 2013 (Cục xúc tiến thương mại, 2014) [15].
1.3. Sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở nước ta, ngô là cây trồng nhập nội được đưa vào Việt Nam khoảng 300
năm và đã trở thành một trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống cây
lương thực quốc gia (Ngô Hữu Tình và cộng sự, 1997) [10]. Cây ngô đã khẳng
định vị trí trong sản xuất nông nghiệp và trở thành cây lương thực quan trọng
đứng thứ hai sau cây lúa đồng thời là cây màu số một, góp phần đáng kể trong
việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam, nhờ những đặc tính
sinh học ưu việt như khả năng thích ứng rộng, chịu thâm canh, đứng đầu về năng
suất, trồng được ở nhiều vùng sinh thái và ở các vụ khác nhau trong năm, từ đó
diện tích trồng ngô nhanh chóng được mở rộng ra khắp cả nước, đặc biệt là các
vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong hơn mười năm trở lại đây, những
thành công trong công tác nghiên cứu và sử dụng các giống ngô lai được coi là
cuộc cách mạng thực sự trong ngành sản xuất ngô ở Việt Nam. Những thành tựu
nghiên cứu về cây ngô đã thay đổi sâu sắc tập quán trồng ngô ở Việt Nam và đã
có những đóng góp nhất định cho mục tiêu phát triển cây ngô ở nước ta.


11
Nếu như năm 1991, diện tích trồng ngô lai ở nước ta chỉ đạt 1% tổng diện
tích trồng ngô, nhưng đến năm 2007, giống ngô lai đã chiếm khoảng 95% trong
tổng số hơn 1 triệu ha trồng ngô. Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với
tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1990 bằng
42%, năm 2000 bằng 59,8%, năm 2005 bằng 74,4%, năm 2010 đạt 80,8% và
năm 2014 đạt 81,2%. Năm 1990, sản lượng ngô vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm
2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn, và đến năm 2014 Việt Nam đạt năng suất, diện
tích, sản lượng ngô cao nhất từ trước cho đến nay (diện tích đạt 1.178,6 nghìn
ha, năng suất đạt 44,14 tạ/ha và sản lượng 5.205,5 triệu tấn).
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2014

Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ ha)

(nghìn tấn)

1990

432,00

15,5

671,00

2000

730,20

27,5

2005,10


2004

991,1

34,6

3.430,90

2005

1.052,6

36,2

3.787,10

2006

1.033,1

37,3

3.854,50

2007

1.096,1

39,3


4.303,20

2008

1.140,2

40,2

4.573,10

2009

1.086,8

40,8

4.431,80

2010

1.126,9

40,9

4.606,30

2011

1.081,0


46,8

4.684,30

2012

1.118,2

42,9

4.803,20

2013

1.172,6

44,3

5.193,50

2014

1.178,6

44,14

5.202,5

Năm


Nguồn FAOSTAT, 2016 [20].
Sự phát triển ngô lai ở Việt Nam đã được CIMMYT và FAO cũng như các
nước trong khu vực đánh giá cao. Việt Nam đã đuổi kịp các nước trong khu vực
về trình độ nghiên cứu tạo giống ngô lai và đang ở giai đoạn đầu đi vào công nghệ
cao (công nghệ gen, nuôi cấy bao phấn và noãn) (Ngô Hữu Tình, 2003) [12].


12
Một thực trạng đặt ra hiện nay là mặc dù diện tích, năng suất và sản
lượng ngô của nước ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân chung của thế
giới năng suất ngô nước ta còn rất thấp, mặt khác nhu cầu sử dụng ngô của Việt
Nam ngày càng lớn. Vấn đề này đặt ra nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết cho
các cơ quan nghiên cứu chọn tạo giống là tạo ra các giống ngô có năng suất
cao, chống chịu tốt đồng thời đáp ứng được cả yêu cầu về chất lượng.
1.3.2. Tình hình tiêu thụ ngô trong nước
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển, ngô là cây trồng chủ
lực cung cấp nguồn thức ăn cho nên nhu cầu về ngô rất lớn. Hiện nay tổng sản
lượng ngô chưa đủ cho cho nhu cầu trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải
nhập một lượng ngô rất lớn. Năm 2014, nước ta đã nhập 4,76 triệu tấn ngô,
tổng giá trị nhập khẩu là 1,22 tỉ USD, tăng 80,8% so với năm 2013 (Tổng cục
Hải Quan, 2016)[17].
Bảng 1.4: Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2014 - 2015
Năm 2014
Nước

Năm 2015

Số lượng

Giá trị


Số lượng

Giá trị

(1000 tấn)

(1000USD)

(1000 tấn)

(1000USD)

Ấn Độ

642,3

159.440,6

104,1

24.110,9

Braxin

2.939,1

720.577,6

5.094,2


1.065.828,4

Thái Lan

96,8

58.915,5

8,8

27.060,3

Achentina

411,9

101.292,6

2.379,5

517.453,5

Campuchia

29,5

8.103,7

6,7


1.783,5

Lào

10,5

2.816,5

2,3

564,8

4.764,0

1.215.953,5

7.629,7

1.652.307,1

Tổng

Nguồn: Tổng cục Hải quan, năm 2016 [17]
Việt Nam nhập khẩu ngô từ nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Theo số liệu thống kê, trong năm 2015, nhập khẩu ngô về Việt Nam đạt 7,63
triệu tấn, trị giá 1.652.31 triệu USD, tăng 60,15% về lượng và tăng 35,89% về


13

trị giá so với năm 2014. Braxin và Achentina là hai thị trường nhập khẩu ngô
chính của nước ta, với trị giá đạt 1.065,83 triệu USD và 571,45 triệu USD,
chiếm lần lượt là 64,51% và 31,32% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này
(Tổng cục Hải quan, 2016) [17].
Theo dự báo của Cục chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam, nhu
cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp sẽ tăng 7,8% trên năm tương ứng là 19
triệu tấn vào năm 2020, nguồn thức ăn thô xanh tăng từ 120 triệu tấn lên 170
triệu tấn (Nguyễn Tuấn Nghĩa, 2012) [18].
1.3.3. Sản xuất ngô ở Phú Thọ
Từ năm 2000 đến nay, sản xuất lương thực của tỉnh nói chung, cũng
như sản xuất ngô nói riêng của tỉnh đã được các cấp ủy Đảng, Chính quyền
các cấp quan tâm chỉ đạo phát triển, với mục tiêu đảm bảo an toàn lương thực
trên địa bàn tỉnh.
Qua Bảng 1.4 ta thấy: từ năm 2003 - 2015 diện tích, năng suất, sản
lượng ngô của tỉnh luôn có bước tăng trưởng liên tục, năm 2011 là năm có
diện tích, năng suất, sản lượng ngô đạt cao nhất trong 10 năm qua, diện
tích đạt 21,5 ngàn ha, năng suất đạt 43,98 tạ/ha, sản lượng đạt 94,6 ngàn
tấn; so với năm 2003 diện tích tăng 89,76%, năng suất tăng 78,33%, sản
lượng tăng 70,29%.
Để đạt được kết quả như trên, trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã
tích cực khảo nghiệm để lựa chọn được những giống ngô lai có năng suất cao,
thích hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh để bổ sung vào cơ cấu giống ngô
của tỉnh, như: LVN11, LVN12, LVN99,... và một số giống ngô nhập nội như;
BIOSEED 9698, DK999, DK 888, NK4300, NK 66, C919, DK 9901, DK
9955,... bên cạnh đó tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ
trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất ngô, đặc biệt là ngô lai, đến nay tỷ lệ diện
tích trồng ngô lai của tỉnh chiếm trên 98%.


14

Bảng 1.5. Sản xuất ngô của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2015

2003

Diện tích
(1000 ha)
19,3

Năng suất
(tạ/ha)
34,5

Sản lượng
(1000 tấn)
66,5

2004

20,1

35,0

71,7

2005

20,3

36,8


74,8

2006

18,0

36,6

65,8

2007

21,6

38,1

82,2

2008

23,1

38,7

89,5

2009

16,4


38,7

63,4

2010

20,8

43,76

90,7

2011

21,5

43,98

94,6

2012

17,9

45,53

79,5

2013


18,4

45,5

84

2014

18,7

46,1

85,8

2015

19,2

46,61

89,5

Năm

Nguồn: Cục thống kế tỉnh Phú Thọ.
Trong sản xuất nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là kỹ thuật canh tác
đã được áp dụng để tăng diện tích và đảm bảo thời vụ như: kỹ thuật làm ngô
đông trên đất lầy thụt, kỹ thuật làm ngô bầu để rút ngắn thời vụ, kỹ thuật
trồng ngô theo phương pháp làm đất tối thiểu… vì vậy diện tích ngô của tỉnh
đã không ngừng được nâng lên, đặc biệt là diện tích ngô vụ đông.

Tuy nhiên, hiện nay năng suất ngô bình quân của tỉnh vẫn còn thấp so
với tiềm năng và so với năng suất ngô bình quân của cả nước; năng suất ngô
của tỉnh Phú Thọ hiện chỉ bằng 96,4% năng suất ngô bình quân của cả nước.
Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu sản lượng 95 ngàn tấn ngô vào năm 2020, thì
sản xuất ngô của tỉnh phải vượt qua một số trở ngại khách quan là diện tích
đất canh tác ngày càng thu hẹp, thời tiết, khí hậu thay đổi theo hướng càng
ngày càng tiêu cực, sâu bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.


15
1.4. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới và trong nước
1.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trên thế giới
Cây ngô đã được biết đến qua những nền văn minh của người da đỏ trên
thế giới, hầu hết những loài phụ ngô ngày nay được biết đến như: Ngô đá rắn,
ngô nổ,... cũng đã được người da đỏ biết đến từ thời cổ đại. Sau khi Columbus
mang ngô về châu Âu, người châu Âu đã nhanh chóng nhận ra giá trị lương
thực của cây ngô. Vào thế kỷ XVI và XVII, người châu Âu đã tiếp thu cây ngô
từ bộ tộc người da đỏ nhưng chưa có cơ những nghiên cứu sâu về giống. Đến
thế kỷ thứ XVIII, những phát hiện khoa học về cây ngô đã dần được hé mở.
Vào năm 1716 Cotton Mather, là người đầu tiên tiến hành thí nghiệm về giới
tính ở cây ngô, đã quan sát thấy được sự thụ phấn chéo ở cây ngô. Tám năm
sau công bố của Mather, Paul Dadly đã đưa ra nhận xét về giới tính của cây
ngô và cho rằng gió đã mang phấn ngô cho quá trình thụ tinh (Ngô Hữu Tình
và cs, 1997) [10]. Năm 1760, nhà Bác học người Nga Koelreiter đã quan sát và
mô tả hiện tượng ưu thế lai qua việc lai giữa Nicotinana tabacum và N. robusa.
Đây là cơ sở để Charles Darwin quan sát thấy hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô
vào năm 1871. Việc ứng dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô được nhà nghiên
cứu W.J.Beal người Mỹ bắt đầu từ 1876, ông đã thu được các cặp lai hơn hẳn
các giống bố mẹ về năng suất từ 10 - 15%.
Tiếp theo, G.H.Shull đã áp dụng sự giao phối bắt buộc ở ngô (giao

phối gần hoặc cưỡng bức) để thu được dòng thuần. Năm 1906 ông bắt đầu
tiến hành lai đơn giữa một số dòng. Rõ ràng năng suất và sức sống ở giống
lai tăng lên đáng kể. Cho tới 1909, G.H.Shull công bố các giống lai đơn
(single cross) cho năng suất cao hơn hẳn so với các giống ngô khác thời gian
đó. Năm 1914 Shull đã đưa vào tài liệu khoa học thuật ngữ Heterosis để chỉ
ưu thế lai của các giống lai dị hợp tử (CIMMYT, 1990) [16]. Ưu thế lai là
hiện tượng tăng sức sống qua lai đã được chú ý nghiên cứu bởi nhiều nhà
khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa đưa ra được một


×