Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 161 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài:......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:.............................................................................................. 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:......................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................................ 3
6. Đóng góp mới của luận án:......................................................................................................... 3
7. Bố cục của luận án:........................................................................................................................ 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ................................ 5
1.1 Một số lý luận chung về thị trường chứng khoán.......................................................... 5
1.1.1 Bản chất của thị trường chứng khoán........................................................................ 5
1.1.1.1 Những quan điểm khác nhau về bản chất của thị trường chứng
khoán................................................................................................................................................. 5
1.1.1.2 Đặc điểm của thị trường chứng khoán.............................................................. 8
1.1.2 Các hình thức tồn tại và chức năng của TTCK ...................................................... 9
1.1.2.1 Các hình thức tồn tại của TTCK........................................................................... 9
1.1.2.2 Các chức năng cơ bản của TTCK..................................................................... 12
1.2 Những cấu thành và định hướng cơ bản quyết định sự phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam trong trình hội nhập quốc tế......................................... 15
1.2.1 Chứng khoán- một loại tư bản giả, hàng hóa đặc biệt- trong nền
kinh tế thị trường........................................................................................................................... 16
1.2.1.1 Sự ra đời của hàng hóa chứng khoán............................................................. 16
1.2.1.2. Các thuộc tính đặc thù của hàng hóa chứng khoán ................................. 16
1.2.1.3 Tạo lập đầy đủ các loại hình chứng khoán để phát triển và hội
nhập quốc tế cho TTCK Việt Nam..................................................................................... 20
1.2.2. Cầu chứng khoán và các nhân tố thúc đẩy phát triển và hội nhập TTCK
............................................................................................................................................................... 23
1.2.2.1 Cầu chứng khoán trên thị trường...................................................................... 23



1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển và hội
nhập của TTCK từ phía cầu................................................................................................ 25
1.2.3 Cung chứng khoán và các nhân tố thúc đẩy phát triển và hội nhập
của TTCK nước ta........................................................................................................................ 26
1.2.3.1 Cung chứng khoán và các đặc điểm................................................................. 26
1.2.3.2 Các nhân tố cơ bản thúc đẩy nguồn cung nhằm phát triển và
hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam........................................................ 28
1.2.4 Sự xác lập giá cả trên TTCK và cơ chế quản lý của nhà nước. ...................29
1.2.41. Sự hình thành giá trị thị trường - trục điều tiết giá cả của chứng
khoán.............................................................................................................................................. 29
1.2.4.2 Sự hình thành giá cả thị trường của chứng khoán.................................... 30
1.2.4.3 Điều chỉnh nhà nước trong hình thành giá cả chứng khoán trên thị
trường............................................................................................................................................ 31
1.3 Kinh nghiệm về phát triển và hội nhập TTCK của một số quốc gia
chuyển đổi tương đồng với Việt Nam...................................................................................... 35
1.3.1 Kinh nghiệm tái lập thị trường chứng khoán của các quốc gia
chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường. .................35
1.3.1.1 Kinh nghiệm tái lập thị trường chứng khoán của Liên Bang Nga
trong điều kiện hội nhập quốc tế....................................................................................... 36
1.3.1.2 Kinh nghiệm tái lập và phát triển thị trường chứng khoán trong
điều kiện hội nhập quốc tế của Trung Quốc................................................................ 39
1.3.2 Những bài học gợi ý cho Việt Nam về phát triển thị trường chứng
khoán trong điều kiện hội nhập quốc tế.............................................................................. 41
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ....................43
2.1 Sự ra đời và những đặc trưng chủ yếu của thị trường chứng khoán Việt
Nam.......................................................................................................................................................... 43
2.1.1. Sự ra đời của Thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................. 43



2.1.1.1. Tạo lập các tiền đề cho sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt
Nam................................................................................................................................................. 43
2.1.1.2. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam và các thành
tựu trong 7 năm tồn tại và hoạt động của nó.............................................................. 48
2.1.2 Những đặc trưng chủ yếu của Thị trường chứng khoán Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế............................................................................................ 49
2.1.2.1 Lần đầu tiên xuất hiện dưới tác động của nhà nước nên cơ sở
hạ tầng kinh tế- xã hội của thị trường chứng khoán chưa hoàn thiện .............49
2.1.2.2 Việc ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam phải đối diện với
những cơ hội và thách thức to lớn của hội nhập kinh tế........................................ 51
2.2 Thực trạng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ XXI......................................................................................................................... 52
2.2.1. Thực trạng nguồn cung cho Thị trường chứng khoán từ khi thành
lập đến đầu năm 2007 ở Việt Nam........................................................................................ 53
2.2.1.1. Tạo lập nguồn cung chứng khoán cho thị trường thông qua cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam................................................... 54
2.2.1.2 Thực trạng nguồn cung chứng khoán cho thị trường từ phát
hành các chứng chỉ có giá của chính phủ và quĩ của các loại công ty. ...........64
2.2.2 Thực trạng cầu và sự biến động giá cả trên thị trường chứng khoán
Việt Nam............................................................................................................................................ 68
2.2.2.1 Thực trạng cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam 7 năm kể
từ khi ra đời................................................................................................................................. 69
2.2.2.2 Sự biến động giá cả trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai
đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2007...................................................................... 72
2.2.2.3 Đầu cơ và rủi ro là các nhân tố tác động mạnh vào cung- cầu
và hình thành giá cả trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................... 81
2.2.3 Thực trạng tổ chức- quản lý nhà nước đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam.............................................................................................................................. 83



Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP QUỐC TẾ................................................................................................................................. 92
3.1 Triển vọng và phương hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế..................................................................................... 92
3.1.1 Triển vọng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ................................. 92
3.1.2 Phương hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong
điều kiện hội nhập quốc tế........................................................................................................ 95
3.1.2.1 Phương hướng thứ nhất là củng cố và phát triển vững chắc
nguồn cung chứng khoán:.................................................................................................... 95
3.1.2.2 Phương hướng thứ hai là kích thích , khơi dậy và nâng cao khối
cầu chứng khoán trong và ngoài nước........................................................................... 96
3.1.2.3 Phương hướng thứ ba là hoàn thiện hệ thống tổ chức – quản lý
thị trường chứng khoán của nhà nước........................................................................... 97
3.1.2.4 Phương hướng thứ tư là đẩy nhanh tiến trình hội nhập thị
trường chứng khoán Việt Nam vào thị trường tài chính quốc tế để phát
triển................................................................................................................................................. 99
3.2 Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều
kiện hội nhập quốc tế.................................................................................................................... 100
3.2.1 Những giải pháp tác động tới việc hoàn thiện thể chế của thị
trường chứng khoán Việt Nam.............................................................................................. 100
3.2.1.1 Giải pháp về hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK................................. 100
3.2.1.2 Nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với TTCK ............101
3.2.1.3 Nâng cao và mở rộng vai trò tác nghiệp của các trung tâm giao
dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng
khoán........................................................................................................................................... 102
3.2.1.4 Giải pháp về đào tạo, nghiên cứu, tuyên truyền ...................................... 103



3.2.2 Nhóm giải pháp tác động tới điều tiết quan hệ cung- cầu của thị
trường chứng khoán Việt Nam.............................................................................................. 103
3.2.2.1 Tăng cung chứng khoán cho thị trường cả về số lượng, chất
lượng............................................................................................................................................ 104
3.2.2.2 Thực hiên các biên pháp kích cầu trên thị trường chứng khoán ......105
3.2.3 Nhóm giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của thị trường
chứng khoán Việt Nam............................................................................................................. 106
3.2.3.1 Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia bền
vững và có hiệu quả............................................................................................................. 106
3.2.3.2 Hoạch đinh một lộ trình hội nhập phù hợp................................................ 106
3.2.3.3 Xác lập một hệ thống chính sách điều tiết vĩ mô đối với lĩnh vực
tài chính linh hoạt và hiệu quả........................................................................................ 107
3.2.3.5 Áp dụng các chuẩn mực về quản trị công ty cho các doanh
nghiệp.......................................................................................................................................... 108
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 1099


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
APEC

Asi

Coo
ASEAN

Ass

Nat
CP

CPH
CNH,HĐH
CTNY
CTQLQ
CTCP
CTĐTCK
CTTNHH
DN
DNNN
ĐTNN
FDI

For

FII

For

GDP

Gro

IPO

Init

IOSCO

Inte


Sec


KTTT
KHCN
LKCK
NĐT
NĐTNN
NHTM
NHNN
NHTW
NYSE

New

MNCs

Mu

QĐT
QĐTNN
SGDCK
SRTC

The

Tra
SGX

Sin


OTC

Ove

TTCK
TTGDTT
TTLKCK
TCT
TCTNN
TCGSĐL


TNC

Tra

SCIC

Sta

Cor
TPCP
TPDN

TTGDTT
WTO

Wo



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Cấu trúc hình thức của TTCK hiện đại.................................................................. 13
Sơ đồ 2.1 : Mô phỏng Cơ cấu tổ chức- Quản lý thị trƣờng chứng khoán lấy
UBCKNN làm Trung tâm của Việt Nam....................................................................................... 75

BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lƣợng CPH các DNNN thời kỳ 1992-2004..................................................... 55
Bảng 2.2: Quy mô khối cung chứng khoán qua quy mô tài chính của các CTNY
trên TTGDCK. TP Hồ Chí Minh....................................................................................................... 57
Bảng 2.3: Kế hoạch CPH các DNNN Việt Nam thời kỳ 2006 – 2010............................ 59
Bảng 2.4: Tỷ trọng vốn nhà nƣớc/ tổng nguồn vốn ở một số tập đoàn và TCT 91
năm 2005...................................................................................................................................................... 60
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn và TCT 91
điển hình giai đoạn 2001- 2005........................................................................................................ 60
Bảng 2.6: Hoạt động đấu thầu TPCK tại TTGDCKHN năm 2005................................... 65
Bảng 2.7: Hoạt động đấu thầu TTCP tại TTGDCKHN năm 2006.................................... 66
Bảng 2. 8: Giá cả giao dịch của một số cổ phiếu trên thị trƣờng OTC ...........................72
Bảng 2. 9: Những đỉnh điểm biến động của Vn-Index Việt Nam...................................... 79
Bảng 2.10: Chỉ số P/E của 10 mã chứng khoán điển hình.................................................... 81

ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Biểu diễn sự biến động của chỉ số và khối lƣợng giao dịch cổ phiếu trên
Hastc ( từ 1/1/2006 đế29/12/2007).................................................................................................. 75
Đồ thị 2.2 : Biến động của Vn-Index trong 1 năm (22/6/2006-22/7/2007)...................78
Đồthị 2.3 Sự biến động của chỉ số Vn-Index và Hastc-Index (2001- 2007)................79


DANH SÁCH PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1
CÁC CAM KẾT TRONG HĐTM VIỆT NAM- HOA KỲVỀ CHỨNG
KHOÁN VÀ TTCK
PHỤ LỤC 2:
NỘI DUNG HỢP TÁC TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN+3

PHỤ LỤC 3:
CHƢƠNG TRÌNH CÔNG TÁC VỀ HỢP TÁC TÀI CHÍNH ASEAN

giai đoạn 1999-2004

PHỤ LỤC 4
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
PHỤ LỤC 5:
DANH SÁCH CÁC CÔN G TY NIÊM YẾT TRÊN TTGD TP. Hồ Chí Minh


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài:
Hai mƣơi năm chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền KTTT xã hội chủ
nghĩa, thị trƣờng hàng hóa , dịch vụ ở nƣớc ta về cơ bản đã đƣợc hình thành và bƣớc
đầu phát triển. Song riêng đối với thị trƣờng tài chính, đặc biệt là thị trƣờng chứng
khoán (TTCK) vẫn còn ở trạng thái sơ khai. Từ khi hình thành vào năm 2000, bên
cạnh những sự thành công, TTCK vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục, đặc biệt
trong việc xây dựng một lộ trình để hội nhập với thị trƣờng khu vực và thế giới. Một
lộ trình hội nhập hợp lý sẽ là đòn bẩy hữu hiệu để phát triển thị trƣờng vốn nói chung
và TTCK nói riêng. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 7 tháng
11 năm 2006 giúp chúng ta tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ của các quốc gia
tiên tiến để phát triển kinh tế, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Nhƣng quá trình hội nhập

này cũng đặt ra những thách thức đối với nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng,
cần phải đƣợc phân tích và nghiên cứu thấu đáo trong điều kiện TTCK Việt Nam còn
non trẻ so với thị trƣờng của các nƣớc khác. Với ý nghĩa đó tác giả chọn " Phát triển
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” làm đề tài
luận án thạc sĩ chuyên ngành KTCT.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Đã có rất nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về TTCK và hội nhập của
TTCK Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới nhƣ:
Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2006), Gia nhập WTO, cơ hội thách thức và hành động của chúng ta, Báo Nhân Dân.
Bộ Tài chính, UBCKNN (2005), Chương trình hành động của Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước để phát triển thị trường chứng khoán năm 2005.
-

Bộ Tài chính, UBCKNN (1999), Đề tài cấp bộ , Những vấn đề cơ bản trong

việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
-

Bộ Tài chính, UBCKNN (2005), Hội nghị tổng kết công tác năm 2005,

phương hướng năm 2006 và hội nghị công chức, viên chức UBCKNN ,
-

Bộ Tài chính, UBCKNN (1997), Một số vấn đề về phát triển cơ sở hạ tầng

và quản lý TTCK.
- Bộ Tài chính, UBCKNN (1999), Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam Mô

1



hình tổ chức , quản lý và giám sát.
-

Bộ ngoại giao, Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam, NXB

Chính trị quốc gia.
- Bob Waner, Sự hội nhập về kinh tế và chiến lược phát triển của Việt
Nam.
Viện chiến lƣợc phát triển và UNDP.
-

Bùi Huy Khoát, Thúc đẩy quan hệ thương mại- đầu tư giữa liên minh Châu

Âu- Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX, Trung tâm KHXH& Nhân văn Quốc
gia, Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu, NXB khoa học xã hội.
-

Nguyễn Sơn (1998) , Lựa chọn mô hình và các bước đi thích hợp để thành

lập TTCK ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế.
- Trần Đắc Sinh (1999), Các giải pháp xây dựng và phát triển TTCK ở
Việt
Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế..
Thứ trƣởng Bộ Thƣơng mại Lƣơng Văn Tự, (2006), Tiến trình gia nhập
WTO, cơ hội và thách thức đối với nước ta, Vietnamnet.
-

Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế , Việt Nam và các tổ chức kinh tế


quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.
Tuy nhiên các công trình và đề tài trên chỉ nghiên cứu sự ra đời, điều kiện
phát triển hoặc các mặt riêng rẽ trong quá trình hội nhập của TTCK Việt Nam.
Chƣa có đề tài nào nghiên cứu tƣơng đối toàn diện về xu thế phát triển của quá
trình hội nhập của TTCK nƣớc ta, đặc biệt tiếp cận dƣới giác độ Kinh tế chính trị.
Do đó đề tài này không trùng lặp hoàn toàn với các đề tài trƣớc đây, nhất là khi
nƣớc ta vừa mới gia nhập WTO ( 7/11/2006).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Mục đích:

Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TTCK trong điều kiện hội nhập
của nền KTTT nƣớc ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cũng nhƣ chỉ rõ tính
đặc thù trong phát triển TTCK trong điều kiện hội nhập nền kinh tế Việt Nam.
+

Nhiệm vụ:
Khái quát những nét cơ bản về TTCK và đặc thù phát triển của nó trong

điều kiện hội nhập quốc tế.
+

Đánh giá thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam theo lộ trình thực hiện

các cam kết với các nƣớc và cam kết gia nhập WTO.
+ Đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp đảm bảo sự phát triển bền
vững



2


của TTCK Việt Nam, tận dụng những ƣu thế của Việt Nam để thúc đẩy TTCK Việt
Nam trong hội nhập quốc tế đạt kết quả tích cực .
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng:
Luận án chỉ đi vào nghiên cứu khái quát về lý luận và thực tiễn về đặc thù
phát triển TTCK trong điều kiện hội nhập quốc tế. Luận án không đi sâu vào các
vấn đề kỹ thuật và nghiệp vụ cụ thể của TTCK. Tuy nhiên do TTCK là một hệ
thống gắn bó với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, nên luận án có khảo sát mối
quan hệ này.
-

Phạm vi:

+Luận án nghiên cứu quá trình phát triển của TTCK Việt Nam từ giai đoạn
hình thành vào năm 2000 trở lại đây.
+

Luận án nghiên cứu sự hội nhập tất yếu của TTCK Việt Nam dựa dựa trên

những mô hình : của các quốc gia đang phát triển trong điều kiện chuyển đổi từ cơ
chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trƣờng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
+

Luận án nghiên cứu những cam kết hội nhập về TTCK dựa trên những cam

kết song phƣơng và đa phƣơng của Việt Nam.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án chủ yếu là các phƣơng pháp của kinh
tế chính trị của chủ nghĩa Mác- Lênin. Trong đó chú trong phƣơng pháp vận dụng
của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách của nhà nƣớc Việt Nam trong phát triển
TTCK. Ngoài phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, kết hợp với lịch sử và
logíc… luận án có sử dụng một số công cụ nhƣ bảng biểu, sơ đồ thu thập dựa trên
việc sử dụng kết quả của các công trình nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc
khảo sát thực tế tại một số sàn giao dịch chứng khoán tại Hà nội.
6. Đóng góp mới của luận án:
Thông qua quá trình nghiên cứu kết hợp cả lý luận và thực tiễn, những đóng
góp mới của luận án thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:
- Nghiên cứu khái quát song có hệ thống về bản chất xu thế phát triển và hội
nhập của TTCK – một bộ phận của thị trƣờng tài chính quốc tế.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển của TTCK của Việt Nam trong điều kiện
hội nhập quốc tế.
- Đề xuất một lộ trình hội nhập thích hợp cho TTCK, đảm bảo sự phát triển

3


bền vững.
7. Bố cục của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung của luận án gồm 3 chƣơng, 7 tiết.

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG

CHỨNG KHOÁN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1 Một số lý luận chung về thị trƣờng chứng khoán
1.1.1 Bản chất của thị trường chứng khoán
1.1.1.1 Những quan điểm khác nhau về bản chất của thị trường chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán (TTCK ) đã có hàng trăm năm trong phát triển kinh
tế của nhân loại, tuy vậy không phải ngƣời ta đã hiểu rõ ngay bản chất và các quy
luật chi phối sự vận động của nó. Ở Việt Nam, TTCK chỉ ra đời thực sự khi nền
KTTT XHCN bƣớc vào hoàn thiện từ năm 2000 đến nay, do đó còn nhiều nhận
thức và quan điểm khác nhau về TTCK :
Trong cuốn “ Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin” của Bộ giáo dục và Đào
tạo đƣa ra định nghĩa về TTCK nhƣ sau: “ Thị trƣờng chứng khoán là thị trƣờng mua
bán các loại chứng khoán có giá” [1,tr139]. Tiếp đó, giáo trình giải thích: Trên thị
trƣờng này, ngoài cổ phiếu và trái phiếu còn mua bán các loại chứng khoán khác nhƣ
công trái, kỳ phiếu, tín phiếu, văn tự cầm cố. Ƣu điểm của khái niệm này là xác định
rõ hàng hóa bán trên thị trƣờng, song ở khái niệm này chƣa khái quát đến tầm bản
chất của hàng hóa bán trên thị trƣờng và đặc thù của loại thị trƣờng này. Do đó, với
khái niệm nhƣ vậy chƣa thể tạo lập đƣợc cơ sở lý luận để hiểu bản chất và các quy
luật vận động của TTCK . Trong cuốn “ Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng
khoán và thị trƣờng chứng khoán” của UBCKNN thì cho rằng : “ TTCK thực chất là
quá trình vận động của tƣ bản tiền tệ. Các chứng khoán mua bán trên TTCK có thể
đem lại thu nhập cho ngƣời nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và đƣợc lƣu
thông trên TTCK theo giá cả thị trƣờng, do đó bề ngoài nó đƣợc coi nhƣ là một tƣ
bản hàng hóa” [27,tr46] Quan điểm này đã chỉ rõ đƣợc hai nội dung cơ bản: 1) Thực
chất của TTCK là vận động của tƣ bản tiền tệ; và 2) về hình thức các chứng khoán lƣu
thông trên thị trƣờng biểu hiện ra nhƣ một tƣ bản hàng hóa. So với quan điểm trên, thì
quan điểm này đã bao hàm đƣợc những nội dung chủ yếu thuộc bản chất của TTCK,
tức là nói rõ thực chất của sản phẩm bán trên thị trƣờng và hình thức biểu hiện của nó.
Song chƣa cho ta thấy rõ đầy đủ các yếu tố cấu thành TTCK , qui luật chi phối sự vận
động của thị trƣờng này, cho nên chƣa tạo lập đầy đủ điều kiện để phân tích sâu hơn
bản chất của TTCK . Trong cuốn


5


sách : “TTCK trong nền kinh tế chuyển đổi”, sau khi trình bày sự ra đời của chứng
khoán, TS. Nguyễn Minh Đức cho rằng: “ Không gian kinh tế mà ở đó thực hiện
việc phát hành và giao dịch những sản phẩm tài chính đặc biệt nêu trên (chứng
khoán) đƣợc gọi là thị trƣờng chứng khoán” [13,tr16]. Sau khi phân tích xong chức
năng của TTCK , tác giả đã đi đến 5 kết luận, trong đó có kết luận cho rằng “TTCK
là bộ phận tất yếu của thị trƣờng tài chính và là bộ phận quan trọng nhất của thị
trƣờng vốn; TTCK là phƣơng thức huy động , phân phối và phân phối lại các
nguồn vốn và là “ hàn thử biểu” của nền KTTT. Đồng thời, TTCK là môi trƣờng
đầu tƣ-kinh doanh sôi động, mạo hiểm, đầy hấp dẫn và phức tạp” [13, tr32]. Nhƣ
vậy, ở tác phẩm này, TTCK đƣợc tiếp cận dƣới nhiều giác độ khác nhau: khi nó
đƣợc coi là một “ Không gian kinh tế”, Khi lại đƣợc coi là “ Phƣơng thức huy
động, phân phối và phân phối lại các nguồn vốn”… “là môi trƣờng đầu tƣ- kinh
doanh”. Tất cả các cách tiếp cận này là phù hợp khi phân tích TTCK với tƣ cách là
một chuyên ngành tài chính, song chƣa chỉ ra rõ ràng đó là những quan hệ kinh tế
nảy sinh khi nền KTTT phát triển cao. Và quan trọng hơn, nó chƣa cho ta nhận
diện đƣợc đầy đủ các bộ phận cấu thành các quan hệ có tính quy luật chi phối sự
vận động của các quan hệ đó của TTCK . Trong số các lý thuyết về thị trƣờng tài
chính có giả thuyết bƣớc đi ngẫu nhiên “ Radom walk” nổi tiếng. Theo quan niệm
của giả thuyết này thì TTCK đƣợc coi là một quá trình ngẫu nhiên, trong đó tiền
bạc không tự nhiên sinh ra và không tự mất đi mà chỉ chuyển một cách ngẫu nhiên
từ ngƣời này sang ngƣời khác dƣới áp lực của tâm lý tự phát kiểu “bầy đàn”. Trên
TTCK lợi nhuận về tay ngƣời này thì rủi ro sẽ đồng thời đến với những ngƣời
khác. Quan niệm này cho ta thấy rõ tính chất tự phát của TTCK và cũng hé mở cho
ta biết động lực thúc đẩy thị trƣờng này không phải là sự lên xuống bất thƣờng của
giá cả mà chính là thực lực và hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp mà các
chứng khoán đại diện. Tuy nhiên, quan niệm này lại không khái quát đƣợc TTCK

là thị trƣờng cụ thể gì, có những đặc thù gì và trong đó vận động của hàng hóa gì,
chứa đựng những quan hệ kinh tế gì, do đó không đủ sức khái quát để làm cơ sở
phân tích mọi mặt của TTCK .
Theo quan điểm của luận văn, TTCK là một bộ phận quan trọng của thị
trường vốn. là môi trường trong đó cho phép chuyển hóa trực tiếp từ quyền sở
hữu tư bản thành quyền sử dụng tư bản và tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hai
quyền đó thông qua sự vận động của các chứng khoán- một loại hàng hóa tư

6


bản giả- dưới tác động của các quy luật thị trường. Sự phát triển của TTCK từ
chỗ chiếm dung lƣợng nhỏ bé đến phát triển phổ biến và chiếm dung lƣợng lớn
trong kết cấu của nền KTTT phản ánh trình độ phát triển và hoàn thiện cao của các
quan hệ sản xuất dựa trên chế độ đa sở hữu.
Định nghĩa trên không chỉ khẳng định TTCK là bộ phận trọng yếu của thị
trƣờng vốn ( ngắn , trung và dài hạn), mà còn cho biết đó là một môi trƣờng kinh
tế cho phép chuyển hóa trực tiếp từ quyền sở hữu thuần túy đối với tƣ bản thành
quyền sử dụng tƣ bản và sự kết hợp hai quyền đó với nhau thông qua sự vận động
của chứng khoán, loại hàng hóa đặc biệt, dƣới tác động của các quy luật thị trƣờng.
Ẩn sau khái quát này, ngƣời ta dễ dàng nhận thấy TTCK chính là một
phƣơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính xã hội hóa cao, cho phép một
chủ thể thị trƣờng với khối lƣợng tƣ bản không lớn cũng dễ dàng tham gia vào quá
trình tái sản xuất xã hội.
Thị trƣờng chứng khoán là một thị trƣờng đặc thù, nó là một bộ phận của thị
trƣờng vốn, trong đó sự vận động của loại hàng hóa đặc biệt- tƣ bản giả. Với tƣ cách
là thị trƣờng vốn, TTCK thuộc thị trƣờng các yếu tố sản xuất, tức là thị trƣờng thứ
cấp. Điều này cho thấy, nó bị quyết định bởi trạng thái của thị trƣờng hàng hóa và dịch
vụ. Nếu thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ phát triển sôi động thì thị trƣờng vốn cũng
tăng trƣởng mạnh. Trạng thái này gắn liền với trạng thái của thị trƣờng sơ cấp (cấp I),

nơi diễn ra việc mua bán các chứng khoán lần đầu. Ở đây, nguồn vốn trên TTCK chảy
thẳng vào các doanh nghiệp để đáp ứng về nhu cầu vốn tăng lên do nhu cầu hàng hóa
và dịch vụ tăng. Với tƣ cách là môi trƣờng vận động của các tƣ bản giả, TTCK lại
chịu tác động bởi các quy luật tâm lý do tâm lý bầy đàn tạo sức ép lên hành vi của các
NĐT. Trạng thái này gắn liền với sự vận động của thị trƣờng thứ cấp (cấp II), nơi diễn
ra việc mua bán lại các chứng khoán. Nguồn vốn ở đây không rót thẳng vào các doanh
nghiệp, thậm chí bản thân doanh nghiệp không có nhu cầu về vốn mà nguồn tiền vẫn
cứ đổ vào mua các chứng khoán của doanh nghiệp đó, hoặc ngƣợc lại doanh nghiệp
đó đang thiếu vốn để phát triển sản xuất hoặc đổi mới máy móc thiết bị thì trên thị
trƣờng ngƣời ta lại “ bán tống bán tháo” cổ phần của nó đi. Nguồn vốn ở đây chỉ
thuần túy chảy từ túi NĐT này sang NĐT khác và không có tác động trực tiếp tới
doanh nghiệp. Đồng thời từ đó đã tạo ra một tầng lớp “ thực lợi” chỉ ngồi buôn bán cổ
phiếu kiếm lời, mở đầu cho một thời kỳ tách rời ngày càng xa nền kinh tế tài chính tiền
tệ khỏi nền sản xuất vật chất trên

7


phạm vi toàn cầu.
1.1.1.2 Đặc điểm của thị trường chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, nó là một định chế tài chính trực tiếp. Khác với các hình thức gián
tiếp, đầu tƣ thông qua chuyển hóa từ tƣ bản nhàn rỗi sang tƣ bản cho vay bởi các
định chế tài chính trung gian nhƣ tín dụng ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính
trung gian khác, từ đó tƣ bản sở hữu mới đƣợc chuyển hóa thành tƣ bản sử dụng.
Ở TTCK , thông qua các sàn giao dịch (SGD ) chính thức hoặc không chính thức
(OTC) vốn nhàn rỗi của dân cƣ đƣợc đầu tƣ trực tiếp vào các doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả thông qua sự đánh giá trực tiếp của các NĐT đối với doanh
nghiệp trên cơ sở công khai hóa các hoạt động của nó trên thị trƣờng và dƣới tác
động của các quy luật thị trƣờng. Qui tắc chi phối mạnh nhất đối với hành vi của

các chủ thể thị trƣờng là lợi nhuận tối đa.
Thứ hai, TTCK là nơi các NĐT luôn gắn đƣợc quyền sở hữu tƣ bản với
quyền sử dụng tƣ bản ( quyền sở hữu vốn với quyền sử dụng vốn ) mà không cần
tích lũy đƣợc nguồn vốn đủ lớn để đứng ra tổ chức sản xuất kinh doanh. Ở đây
NĐT liên tục và trực tiếp đƣa ra những quyết định đối với việc sử dụng tƣ bản của
mình, tức là anh ta nhanh chóng di chuyển tƣ bản từ lĩnh vực này, doanh nghiệp
này sang lĩnh vực và doanh nghiệp khác bằng cách mua bán các cổ phiếu của nó
trên SGD. Nhƣ vậy, TTCK là nơi tạo lập đƣợc môi trƣờng thuận lợi để tƣ bản sở
hữu và tƣ bản sử dụng gắn liền với nhau đẩy hầu hết các nhà tƣ bản ra khỏi lĩnh
vực sản xuất trực tiết để trở thành một tầng lớp thực lợi, tầng lớp chuyên ngồi “cắt
cổ phiếu” thu lợi nhuận và không cần biết sản xuất diễn ra nhƣ thế nào.
Thứ ba, trên TTCK vốn của các NĐT tuy đang bị chôn chặt lại ở máy móc
thiết bị nhà xƣởng nhƣng đƣợc tồn tại dƣới các chứng chỉ có giá, là các hình thức
cổ phiếu khác nhau đại diện cho từng phần của nó với mệnh giá nhỏ lƣu thông trên
TTCK cho phép các NĐT có thể đa dạng hóa kinh doanh, từ đó tạo nên sự linh hoạt
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế, làm cho tính xã hội
hóa của tƣ bản cao hơn.
Thứ tư, TTCK là môi trƣờng tạo ra tính thanh khoản cao cho các luồng vốn
tồn tại dưới hình thái tư bản giả, nhờ đó không chỉ tạo ra tính linh hoạt trong vận
động của các luồng vốn, mà còn tạo ra sự minh bạch trong thẩm định hiệu quả hoạt
động của các luồng vốn. Do đó hấp dẫn các NĐT hơn.

8


Thứ năm, TTCK là một môi trƣờng thuận lợi, một kênh truyền dẫn năng động
có hiệu quả cho sự chuyển hóa tƣ bản từ sở hữu thuần trong tay tƣ nhân thành sở
hữu xã hội, làm cho tính xã hội hóa của tƣ bản ngày càng tăng cao. Sự ra đời của
các loại chứng chỉ có giá, đặc biệt là các cổ phiếu công ty và chúng chỉ đƣợc mua
bán trao đổi trên TTCK nhƣ những hàng hóa làm cho bản chất của CNTB đang

từng bƣớc chuyển sang mặt đối lập của mình.
1.1.2 Các hình thức tồn tại và chức năng của TTCK
1.1.2.1 Các hình thức tồn tại của TTCK
Xuất phát từ đặc điểm và cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, và từ đối tƣợng
của chuyên ngành nghiên cứu đặt ra, ta thấy TTCK có các hình thức tồn tại sau:
Thứ nhất, căn cứ vào nguồn cung chứng khoán có thể chia TTCK thành thị
trƣờng sơ cấp ( cấp I) và thị trƣờng thứ cấp ( cấp II)
-Thị trƣờng chứng khoán cấp I, là thị trƣờng nguồn cung nơi phát hành các
chứng khoán lần đầu ra lƣu thông. Ở đây các chứng khoán từ ngƣời phát hành đến
tay các chủ thể thị trƣờng lần đầu. Nguồn vốn thu đƣợc từ thị trƣờng này trực tiếp
đến tay các chủ thể phát hành để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đƣa vào tiêu
dùng cho các dịch vụ công. Chứng khoán cung ứng trên thị trƣờng cấp I đòi hỏi
phải qua hàng loạt các thao tác nghiệp vụ theo các quy trình của luật pháp quốc gia
nghiêm ngặt để bảo đảm tính “khả mại” và tính “thanh khoản” của chúng. Điều này
chỉ có thể thực hiện đƣợc nhờ các bộ phận chức năng hoạt động về chứng khoán
của nhà nƣớc nhƣ cơ quan tƣ vấn, đại lý, bảo lãnh phát hành. Nguồn cung chứng
khoán ở đây phải xuất phát từ nhu cầu về vốn của các chủ thể và phải đƣợc cân đối
với phƣơng án lƣu thông vốn khác để tránh sự cản trở lẫn nhau.
Về chủng loại chứng khoán thƣờng bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu
các chứng chỉ của các quỹ đầu tƣ.
Chứng khoán cung ứng trên thị trƣờng cấp I là tiền đề cho sự tồn tại và hoạt
động trên thị trƣờng cấp II. Thị trƣờng chứng khoán cấp II chỉ làm chức năng phân
phối các chứng khoán , do đó tuy trên TTCK cấp I có cả cung và cầu, song ngƣời ta
vẫn gọi nó là thị trƣờng nguồn cung. Sự điều tiết của nhà nƣớc ở thị trƣờng cần phải
đƣợc thực hiện chặt chẽ để tránh rủi ro dẫn đến đổ vỡ không chỉ của TTCK mà còn
đẩy nền kinh tế lâm vào khủng hoảng mà bài học lịch sử của nhiều quốc gia đã ghi
nhận. Chẳng hạn “cơn sốt vàng” ở Caliphocnia ( Mỹ) năm 1884 là ví dụ điển hình.
-Thị trƣờng chứng khoán thứ cấp (cấp II) là thị trƣờng phân phối lại các chứng

9



khoán do thị trƣờng cấp I phát hành theo nhu cầu về vốn của các chủ thể trong nền
kinh tế. Thông qua sự biến động về giá cả của từng chủng loại chứng khoán khác
nhau dƣới tác động điều tiết của các quy luật tâm lý, nguồn vốn sẽ dịch chuyển từ
chủ thể đầu tƣ này sang các chủ thể đầu tƣ khác. Nguồn vốn tuy không trực tiếp đổ
vào các chủ thể phát hành, song nó tạo ra sự kích thích mạnh đối với doanh nghiệp
và là một phƣơng tiện kiểm soát cả trực tiếp lẫn gián tiếp một cách có hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ phát hành phụ thêm chứng khoán ra TTCK để
tăng vốn cho doanh nghiệp. Đồng thời, trên thị trƣờng này cũng đặt các doanh
nghiệp trƣớc những rủi ro bất thƣờng, thậm chí không xuất phát từ các nguyên
nhân của chính doanh nghiệp, nên việc đƣa doanh nghiệp lên SGD khi và chỉ khi
nội lực của doanh nghiệp đạt chuẩn do pháp luật và quy chế của UBCKNN đặt ra.
-TTCK cấp I và cấp II luôn có mối quan hệ biện chứng, tạo thành một thể
thống nhất của TTCK .
Thứ hai, căn cứ vào phƣơng thức tổ chức hoạt động của TTCK ngƣời ta chia
thành thị trƣờng tập trung và phi tập trung (OTC).
TTCK tập trung là thị trƣờng mà tại đó các chứng khoán đƣợc giao dịch, mua bán
tại một địa điểm, gọi là sàn giao dịch ( trading floor) trong sở giao dịch chứng khoán
( SGDCK) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán đƣợc niêm yết tại
SGDCK có đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đƣợc thẩm định theo các quy trình kỹ thuậtpháp lý chặt chẽ. Thông thƣờng đó là các chứng khoán của các công ty lớn có danh tiếng
và đã trải qua các thử thách khắc nghiệt của sự điều tiết bởi các quy luật tâm lý- thị
trƣờng, nên chúng có uy tín cao. Trên thị trƣờng tập trung, tại SGDCK, giá cả chứng
khoán đƣợc hình thành thông qua quy trình đấu giá cạnh tranh và công khai hóa mọi
thông tin liên quan đến hoạt động của các chủ thể phát hành, nên dễ dàng lƣờng đoán hơn
sự biến động về giá cả của các chứng khoán trong tƣơng lai để đƣa ra quyết định mua ,
bán có độ tin cậy ít nhiều cao hơn ở thị trƣờng OTC. Sở giao dịch là một cơ cấu thị
trƣờng có tổ chức đặc biệt, là hạt nhân của TTCK tập trung, nơi tập trung, phân phối và
phân phối lại các nguồn vốn đầu tƣ thông qua quá trình thiết lập và quản trị các danh mục
đầu tƣ chứng khoán, do đó nó là cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của TTCK

quốc gia và là nơi sự can thiệp và điều tiết của nhà nƣớc để bình ổn TTCK đƣợc thực
hiện dễ dàng hơn. Hiện nay, trên thế giới có gần 20 SGDCK danh tiếng nhƣ NewYork
( Mỹ), Tokyo ( Nhật Bản), London( Anh), Pari ( Pháp)… với nhiều SGD liên hoàn hệ
thống và khống chế, chi phối 80% lƣợng chứng khoán giao dịch quốc gia nhƣ

10


SGDCK Tokyo, hoặc hơn 95% nhƣ SGDCK Milan và Pari [13, tr36].
Trong tiến trình toàn cầu hóa (TCH) nền kinh tế thế giới nhờ các thành tựu
phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ngƣơi ta có thể khớp lệnh thanh
toán và lƣu ký chứng khoán trên phạm vi toàn cầu, do đó phát triển TTCK tập
trung trở thành điều kiện không chỉ kích thích phát trển TTCK nội địa, mà còn là
cơ sở để hội nhập TTCK quốc gia vào TTCK toàn cầu.
-TTCK phi tập trung (OTC) là thị trƣờng, trong đó các giao dịch, mua bán các
chứng khoán đƣợc thực hiện trực tiếp qua quầy của các ngân hàng, CTCK hay các
tổ chức tƣơng tự tại bất cứ địa điểm và thời gian thuận lợi. Giá cả chứng khoán ở
đây đƣợc hình thành tự phát trên cơ sở thƣơng lƣợng và thoả thuận giữa ngƣời
mua và ngƣời bán nên cùng một loại chứng khoán có giá cả khác nhau tuỳ thuộc
vào khối lƣợng và thời gian giao dịch. Đây là thị trƣờng có lịch sử lâu đời nhất
trong tiến trình phát triển TTCK của nhân loại.
Khi công nghệ thông tin phát triển, dƣới sự lan toả của tiến trình toàn cầu hoá
kinh tế, giao dịch trên thị trƣờng OTC đƣợc thực hiện qua điện thoại hoặc mạng
máy tính kiểu thị trƣờng NASDAQ ( Mỹ) xuất hiện từ 1971 và phát triển nhanh ở
các nƣớc có TTCK phát triển hàng đầu thế giới.
Nhờ thực hiện giao dịch chứng khoán qua mạng máy tính, thông qua một hệ
thống các tổ chức môi giới tạo lập TTCK trung gian liên kết với nhau trải rộng
khắp thế giới và đƣợc điều hành từ một trung tâm, OTC đã trở thành một thị
trƣờng có tổ chức chặt chẽ ở các nƣớc tƣ bản phát triển hiện nay.
Sự phát triển của TTCK OTC ở các quốc gia đi sau thƣờng đƣợc hiện đại hoá

ngay để hội nhập vào hệ thống TTCK thế giới, nên OTC trở thành thị trƣờng năng
động và hiện đại nhất hiện nay.
Thứ ba, căn cứ vào nguồn gốc của các chứng khoán, ngƣời ta có thể chia thị
trƣờng thành TTCK cơ bản và TTCK phái sinh ( Derivatives)
-

TTCK cơ bản là thị trƣờng đảm bảo đƣợc chức năng và đặc trƣng chủ yếu

của TTCK, nó là cơ sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của TTCK phái sinh.
-

TTCK phái sinh, nơi lƣu hành các công cụ phái sinh, một dạng có xuất xứ từ

các hàng hoá, tài sản, tiền tệ và chứng khoán cơ bản để giúp các thực thể kinh tế
phòng ngừa và chuyển rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ của
mình sang các định chế tài chính khác dƣới dạng các hợp đồng (opsion) “đầu cơ
thực hiện” hoặc “ hợp đồng giả định”

11


Theo đà phát triển của TTCK hiện đại thì tỷ trọng giao dịch các sản phẩm phái
sinh trên TTCK tăng nhanh. Vào năm 1978 loại hình chứng khoán phái sinh xuất
hiện ở các SGDCK Châu Âu, đến những năm đầu của thế kỷ XXI đã tăng 22 lần. “
Vào năm 1992, số lƣợng các hợp đồng giao dịch của nhóm 10 nƣớc hàng đầu thế
giới tại SGD hàng hoá NewYork là 22 triệu hợp đồng/năm ( chỉ tính đối với loại
hợp đồng mua bán dầu mỏ trong tƣơng lai)” [13, tr38] . Sự xuất hiện và phát triển
của TTCK phái sinh bên cạnh TTCK cơ bản có tác dụng hai chiều: Một chiều làm
tăng tính năng động và mở rộng của TTCK; một chiều khác làm tăng độ rủi ro và
thiếu ổn định trong hoạt động vận hành của TTCK, nó đặt ra sự cần thiết phải quản

lý chặt chẽ TTCK nhƣ một khách quan của nền kinh tế hiện đại.
Thứ tư, từ nhiều giác độ tiếp cận khác nhau, ngƣời ta còn chia TTCK thành
các loại hình khác nhau: TTCK chính phủ và TTCK doanh nghiệp; có thể tham
khảo sơ đồ cấu trúc hình thức của TTCK hiện đại (sơ đồ 1.1)
1.1.2.2 Các chức năng cơ bản của TTCK
Ta biết rằng, TTCK về bản chất mà xét là môi trƣờng kinh tế- pháp lý để
chuyển hóa quyền sở hữu tƣ bản thành quyền sử dụng tƣ bản và kết hợp hai quyền
đó với nhau thông qua cơ chế tham dự (trƣớc đây) hay cơ chế ủy nhiệm (hiện nay)
nhờ sự lƣu thông các loại chứng khoán – một tƣ bản giả, đã tạo ra một hình thức tổ
chức hoạt động của nền kinh tế mang tính xã hội hóa cao, nên đã thu hút đƣợc cả
những lƣợng tƣ bản không lớn từ tất cả các thực thể kinh tế xã hội trong và ngoài
nƣớc chuyển hóa thành những lƣợng tƣ bản khổng lồ dƣới sự điều tiết của các quy
luật thị trƣờng để phân phối và phân phối lại vào các khu vực hoạt động của nền
kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ bản chất đó, có thể rút ra các chức năng
cơ bản của TTCK sau:
Một là, TTCK là kênh thu hút rộng rãi để phân phối và phân phối lại các
nguồn vốn nhàn rỗi hoặc đang hoạt động kém hiệu quả vào các khu vực kinh tế xã
hội hoạt động có hiệu quả hơn dƣới tác động của các quy luật tâm lý-thị trƣờng.
Với chức năng này, TTCK đã tạo lập và cung cấp các điều kiện vật chất ( đầu vào
của nền kinh tế xã hội) cho sự mở rộng, phát triển của các doanh nghiệp, cho hoạt
động có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là các tổ chức thuộc khu
vực kinh tế và dịch vụ công cộng. Về mặt phát triển của nền kinh tế xã hội, kể cả
phát triển bản thân TTCK, thì chức năng này là chức năng cơ bản nhất, vì nhờ thực
hiện nó mà nền kinh tế có đƣợc điều kiện cần và đủ về vật chất để thúc đẩy tăng

12


Sơ đồ 1.1 : Cấu trúc hình thức của TTCK hiện đại
Thị trƣờng chứng khoán

Theo phát hành và lƣu thông chứng khoán
TTCK sơ cấp

Theo nguồn gốc các loại chứng khoán

TTC
Cổ
phiếu

Trái
phiếu

Chứng
chỉ QĐT

Theo công nghệ giao dịch
SGDCK computer

SGDCK computer CK
lô lớn, nối mạng giữa
các Trung tâm


13


×