Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.13 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TÂY
2.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY
2.1.1. Tổng quan về kinh tế – xã hội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tây là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, phía Đông giáp
Hà Nội, phía Tây giáp Hoà Bình, phía Nam giáp Nam Hà, phía Bắc giáp Vĩnh
Phúc, nằm cạnh khu tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, hạt nhân
kinh tế của miền Bắc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 11 km về phía Tây Nam,
Tỉnh có diện tích tự nhiên 2.193 km
2
. Với 3 cửa ngõ vào Thủ đô là quốc lộ 1,
quốc lộ 6 và quốc lộ 32.
Về tài nguyên, Hà Tây có một số khoáng sản chính là đá vôi, đá Granit,
sét, cao lanh, vàng sa khoáng, đồng, than bùn, nước khoáng, …với chất lượng
và trữ lượng cho phép khai thác và chế biến ở quy mô công nghiệp vừa.
Hà Tây cũng là một tỉnh đứng thứ 3 trên cả nước về số lượng các di tích
lịch sử (trên 300 di tích). Nhiều điểm du lịch của tỉnh đạt tầm cỡ quốc gia và
quốc tế. Các cảnh quan này được hình thành theo 3 cụm: Chùa Hương; Ba Vì -
Suối Hai - Ao Vua - Đồng Mô Ngải Sơn và Thạch Thất - Quốc Oai. Do vậy, có
điều kiện quy hoạch thành những trung tâm du lịch lớn.
Với những đặc điểm cơ bản trên, Hà Tây là một tỉnh có vị trí địa lý thuận
lợi, có nhiều tiềm năng về tài nguyên, cảnh quan và gần các trung tâm khoa học
kỹ thuật của trung ương, nên có điều kiện khai thác và mở rộng giao lưu thị
trường, phát triển các dịch vụ, hợp tác và phát triển với thủ đô Hà Nội và khu
tam giác kinh tế phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Điều kiện tự nhiên chia thành 3 vùng rõ rệt khác nhau: vùng đồng bằng có độ
cao trung bình 5 - 7m, có khí hậu của đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng
của gió biển, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 23,5
0


C, lượng mưa trung
bình 2300 - 2400 mm/năm. Vùng trung du có độ cao trung bình 15 - 20m, có
khí hậu “lục địa”, chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình 23,5
0
C,
lượng mưa trung bình 2300 - 2400 mm/năm. Vùng núi Ba Vì từ độ cao 700 m
đến đỉnh núi Ba vì 1.282 m là vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình là
18
0
C.
Hà Tây có 2 con sông lớn chảy qua là sông Đà ở phía Tây, sông Hồng ở
phía Bắc. Trong nội tỉnh có ba con sông: sông Tích Giang dài 110 km bắt nguồn
từ núi Ba Vì gặp sông Đáy ở Ba Thá - Ứng Hoà. Sông Đáy dài 103 km là một
hạ lưu của sông Hồng bắt nguồn từ huyện Phúc Thọ. Sông Nhuệ dài 47 km là
một hạ lưu của sông Hồng chảy qua ngoại thành Hà Nội qua thị xã Hà Đông,
gặp sông hồng ở Phủ Lý ( tỉnh Hà Nam).
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tỉnh Hà Tây có trên 90% dân số sống ở nông thôn, đất đai nông nghiệp
bình quân 530m
2
/người. Dân số trong độ tuổi lao động có 1.148.000 người,
trong đó gần 80% là lao động nông nghiệp. 1/3 số xã có làng nghề tiểu thủ công
nghiệp với 120.000 lao động có tay nghề. Nhìn chung nhân dân trong tỉnh cần
cù lao động, có ý thức tự vươn lên, có nhận thức mới về sản xuất hàng hoá,
năng động trong sản xuất kinh doanh.
Địa bàn hành chính của tỉnh bao gồm 2 thị xã, 12 huyện, 325 xã, phường,
thị trấn. Toàn tỉnh có 56 vạn hộ dân cư, trong đó hộ nghèo còn 10,5%.
Với điều kiện tự nhiên và xã hội nêu trên, tỉnh Hà Tây đề ra phương
hướng phát triển kinh tế theo cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ du lịch
toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành công

nghiệp, dịch vụ còn thấp với trình độ kỹ thuật còn lạc hậu. Vốn đầu tư còn hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Ngành nông nghiệp thời gian qua có tốc độ tăng trưởng bình quân từ 4%-
6%. Sản lượng lương thực đạt 100 vạn tấn, trong đó sản lượng lúa hàng năm
trên 80 vạn tấn. Năng suất lúa bình quân toàn tỉnh đạt 4,6 tấn/ha.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được duy trì mức tăng trưởng
hàng năm là 14%. Công nghiệp quốc doanh được sắp xếp lại một bước, một số
cơ sở được đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, gắn sản xuất với nhu cầu thị
trường nên sản xuất tăng và đạt hiệu quả hơn. Thủ công nghiệp được phát triển
nhanh ở các làng nghề và được mở rộng ở một số địa phương. Ngoài những
ngành nghề truyền thống còn có thêm nghề mới, sản phẩm mới vừa tiêu thụ nội
địa vừa xuất khẩu.
Về thương mại, dịch vụ, du lịch: tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ
tiêu dùng xã hội cả năm 2005 đạt 8.450 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2004;
Trong đó, khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng 9,5%, khu vực ngoài quốc doanh
chiếm tỷ trọng 90,5%. Giá trị xuất khẩu đạt gần 94,6 triệu USD. Hoạt động du
lịch ngày càng tiến bộ, số lượng khách đến tham quan, lễ hội, nghỉ ngơi giải trí
đạt 2,72 triệu lượt người, tăng 14,5% so với năm trước.
Giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh năm 2005 đạt 5.740 tỷ đồng. Tổng thu
ngân sách địa phương đạt 1.650 tỷ đồng. Đời sống nhân dân từng bước được cải
thiện, bộ mặt nông thôn từng ngày được thay đổi cùng với việc nâng cao dân trí
và xây dựng nông thôn mới. Trong 3 năm 2002-2005 tổng sản phẩm quốc dân
tăng bình quân 9,3% năm.
Nền kinh tế của tỉnh đã thay đổi theo cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp -
dịch vụ, du lịch . Xem bảng 2.1.
Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2002 - 2005
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005
1- Nông, lâm nghiệp 35,9 34,54 33,61 31,39
2- Công nghiệp 34,6 35,94 37,1 38,4

3- Du lịch, Dịch vụ 29,5 29,52 29,29 30,21
Nguồn: Báo cáo sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hà Tây từ năm 2002 - 2005
Qua bảng trên, cho thấy: Từ tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng ngành đã
có xu hướng tích cực theo định hướng phát triển kinh tế tỉnh: Tăng thu nhập từ
hoạt động công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, xuất khẩu theo mục tiêu :
thu từ sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm ; thu từ công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và thu từ thương mại du lịch dịch vụ ngày càng tăng.
Tuy đã đạt được kết quả đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, tình hình
kinh tế xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt
khá. Xong còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế:
- Dịch vụ du lịch phát triển yếu chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế
của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu thấp. Thu ngân sách tỉnh chỉ đáp ứng được nhu
cầu chi tại địa phương từ 70% –80%
- Định hướng phát triển kinh tế mũi nhọn tỉnh còn yếu từ đó quy hoạch
vùng miền phát triển công, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, cơ cấu ngành yếu.
Với tiềm năng và thế mạnh của mình, trong những năm tới Hà tây sẽ là
một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bởi đã hình thành các
khu công nghiệp tập trung ( Khu công nghiệp cao Hoà lạc, khu công nghiệp bắc
Phú cát ...) các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, vùng nghề, làng nghề và
có nguồn lao động được chú trọng nâng cao.
Những đặc điểm trên đã có những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp
đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng của NHNo&PTNT Hà Tây.
2.1.2. Tổng quan các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Trên địa bàn Hà Tây hiện có 4 chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà
nước là: NHNo&PTNT, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn có 1
Quỹ tín dụng Trung ương và 74 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động đan xen
với Ngân hàng Nông nghiệp ở các vùng thành thị và nông thôn. Các Quỹ tín
dụng này tuy mới thành lập song đã có những lợi thế riêng trong lĩnh vực kinh
doanh của mình. Kết quả hoạt động của các TCTD đến 31/12/2005 như sau:

Bảng 2.2: Tổng quan hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng
trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2005
STT
Tên các tổ chức tín
dụng
Nguồn vốn Dư nợ
Tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tiền
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
1 NHNo&PTNT Hà Tây 4767 50,1% 4242 56%
2 NH Công Thương 1857 19,5% 1183 15,6%
3 NH Đầu tư và Phát triển 1450 15,2% 1050 13,9%
4 NH CSXH 347 3,6% 347 4,6%
5 NH Phát triển nhà 247 2,6% 36 0,5%
6 Quỹ TDTW 207 2,2% 149 2,0%
7 Quỹ TDND 644 6,8% 563 7,4%
Tổng cộng 9519 100% 7.570 100%
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNN Hà Tây 2005
Về quy mô hoạt động dịch vụ phi tín dụng của các Tổ chức tín dụng trên
địa bàn tỉnh Hà Tây có thể thấy rõ ở bảng 2.3 dưới đây :
Bảng 2.3: Số điểm giao dịch có dịch vụ phục vụ khách hàng của các
tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2005
TT Tên các sản phẩm
Tổng số

CN
tham gia
Số CN
NHNo
Số CN
NH
Công
Thương
Số CN
NH Đầu

Số CN
NH nhà
Số
Quỹ
Tín
dụng
Dịch vụ TT trong nước
1 TT bù trừ 3 1 1 1
2 C.tiền ĐT nội tỉnh 61 59 0 2 0 0
3 C.tiền ĐT đi ngoại tỉnh 62 59 1 2
4 TT song phương 3 1 1 1 0 0
5 TT khách hàng 0 0 0 0 0 0
6
Dịch vụ thẻ ATM, thẻ
tín dụng
10 5 1 4 0 0
Dịch vụ TT quốc tế
7 Thanh toán LC 16 14 1 1 0 0
8 Nhờ thu 16 14 1 1 0 0

9 Dịch vụ bảo lãnh 16 14 1 1 0 0
10 Kinh doanh Ngoại tệ 72 68 2 2 0 0
11
TT séc ngoại tệ, thẻ tín
dụng
72 68 2 2 0 0
12 Chi trả kiều hối 72 68 2 2 0 0
13 Chi trả Western Union 68 68 0 0 0 0
14 C.tiền TT phi mậu dịch 2 1 1 0 0 0
Nguồn: báo cáo tổng kết của NHNN Hà Tây năm 2005
Trong số các chi nhánh NHTM và TCTD trên địa bàn thì NHNo&PTNT
Hà Tây có màng lưới rộng nhất và thị phần hoạt động kinh doanh lớn nhất. Tính
đến hết năm 2005, NHNo&PTNT Hà Tây có mạng lưới rộng khắp trên địa bàn
toàn tỉnh. Đây là thế mạnh của NHNo&PTNT Hà Tây về lĩnh vực huy động
vốn, đầu tư cho vay và ứng dụng các dịch vụ phục vụ khách hàng ngày một
rộng rãi.
Về quy mô hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây có thị phần
nguồn vốn chiếm tỷ trọng trên 50%, dư nợ chiếm trên 56% trên tổng nguồn vốn
và dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Các dịch vụ phục vụ khách hàng
đa dạng như: dịch vụ chuyển tiền nhanh trong tỉnh, ngoại tỉnh và trên 535 ngân
hàng trên thế giới, dịch vụ chi trả kiều hối, chi trả Western Union, ATM và thẻ
tín dụng, …trên toàn các chi nhánh, từ đó đã mang lại lợi ích không nhỏ cho
khách hàng và ngân hàng.
2.1.3. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hà Tây
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây
Một là, NHNNo&PTNT tỉnh Hà Tây là một chi nhánh có quy mô hoạt
động vào loại lớn nhất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam.
Với đặc điểm này, hoạt động của NHNo &PTNT Hà Tây sẽ chịu sự chi

phối bởi qui định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam, sự đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ để phát triển các sản phẩm dịch vụ,
phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam về phân phối thu nhập và tất cả các cơ
chế quản lý, cơ chế nghiệp vụ. Tính đến cuối năm 2005, dựa trên các chỉ tiêu :
số lượng cán bộ và nhân viên, nguồn vốn huy động tại chỗ, dư nợ cho vay,…thì
NHNNo&PTNT Hà Tây đứng vào hàng chi nhánh có quy mô lớn nhất.
Hai là, Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây hoạt động kinh doanh trên địa
bàn rộng, sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây còn nhiều khó khăn, ... Đặc điểm
này sẽ chi phối rất lớn đến hoạt động quản lý kinh doanh dịch vụ của chi nhánh
NHNo &PTNT Hà Tây.
Ba là, thị trường chủ yếu để hoạt động kinh doanh dịch vụ còn chưa phát
triển. Thị trường chính mà NHNNo &PTNT Hà Tây là phục vụ nông nghiệp và
nông thôn còn đang lạc hậu. Đặc điểm này vừa là cửa mở cho NHNNo Hà Tây
khai thác phục vụ, mở rộng thị trường vừa phải chống đỡ các rủi ro.
Bốn là, thị trường chính của NHNo&PTNT Hà Tây hoạt động kinh doanh
có rủi ro cao. NH hoạt động chủ yếu trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông
thôn. Thị trường này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thiên nhiên môi trường.
Thiên tai luôn túc trực ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường, từ đó ảnh hưởng lớn
đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng.
2.1.3.2. Khách hàng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tây
* Khu vực doanh nghiệp :
Hiện nay Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích
các thành phần kinh tế phát triển như: chính sách đất đai, chính sách ưu tiên về
thuế với các doanh nghiệp mới thành lập, thu thuế đầu tư, …Năm 2005 số
doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 360 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp lên
2.164 đơn vị ; Trong đó có 195 doanh nghiệp Nhà nước trung ương và địa
phương, số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Hà Tây 27 đơn
vị. Có 815 công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trong đó có 462 công
ty có quan hệ tín dụng. Có 485 doanh nghiệp tư nhân, trong đó có 148 doanh

nghiệp có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Hà Tây.
Tổng số các cá nhân mở tài khoản giao dịch với NHNo&PTNT Hà Tây
và phát hành thẻ ATM là 9.912 tài khoản; trong đó trên 6000 tài khoản phát
hành thẻ ATM
* Khu vực kinh tế hợp tác xã :
Sau khi chuyển đổi theo luật, đến nay toàn tỉnh có 533 hợp tác xã, trong
đó hợp tác xã nông nghiệp có 494, hợp tác xã công nghiệp, vận tải có 39. Qua
khảo sát cho thấy các hợp tác xã đã chuyển đổi theo luật từ các HTX cũ, hoạt
động kinh doanh yếu kém, năng lực tài chính khó khăn, không đủ sức cạnh
tranh trên thương trường, khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng thấp và hầu
như không có.
* Khu vực kinh tế hộ tư nhân, cá thể :
Toàn tỉnh có 56 vạn hộ dân cư, trong đó hộ giàu chiếm khoảng 9%, hộ
khá chiếm khoảng 26%, hộ trung bình chiếm khoảng 54,5%, hộ nghèo chiếm
khoảng 10,5%. Khu vực kinh tế này trong những năm gần đây hoạt động phát
triển tốt, đã từng bước phát triển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng
hoá, gắn được việc sản xuất kinh doanh với thị trường đặc biệt nơi có làng nghề.
Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng.
2.1.3.3. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Hà Tây
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây được thành lập từ
tháng 10 năm 1991 trên cơ sở sát nhập 8 ngân hàng huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà
Sơn Bình cũ và 6 ngân hàng huyện, thị xã của Hà Nội chuyển giao.
Trong thời gian mới thành lập, toàn tỉnh Hà Tây có 14 chi nhánh Ngân hàng
huyện, thị xã, với 28 phòng giao dịch và bàn tiết kiệm, với tổng số 1181 cán bộ
công nhân viên. Tổng nguồn vốn huy động 77 tỷ đồng, dư nợ 46 tỷ đồng chủ
yếu cho vay doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã (chiếm 90%). Chất lượng
cho vay thấp, nợ quá hạn chiếm 17% tổng dư nợ. Kết quả kinh doanh thua lỗ.
Đó là những thách thức không nhỏ về thực trạng hoạt động kinh doanh, trình độ

cán bộ, mạng lưới hoạt động. Tổng số 68 điểm giao dịch bao gồm 01 hội sở, 16
huyện, thị xã, chi nhánh cấp II; 44 ngân hàng cấp 3 và 7phòng giao dịch. 100%
các điểm giao dịch trực tiếp trên máy vi tính với tổng số máy trang bị 436 bộ.
- Trình độ cán bộ tăng lên rõ rệt, với 886 cán bộ, giảm so buổi đầu thành
lập là 318 cán bộ, trình độ đại học, trên đại học chiếm tỷ lệ 58,7%. Số cán bộ
trung cấp chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ 40%, trình độ tin học chiếm tỷ lệ
82,2%, trình độ ngoại ngữ chiếm 26%.
Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, hoạt động NHNo&PTNT Hà tây đã
thu được những kết quả đáng khích lệ, nếu tính hết năm 2005:
- Tổng nguồn vốn huy động đạt 4.767 tỷ đồng, tăng hơn 61 lần so với buổi
ban đầu mới thành lập.
- Dư nợ cho vay đạt 4.242 tỷ đồng, tăng hơn 92 lần so với buổi ban đầu
mới thành lập.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NHNO&PTNT TỈNH
HÀ TÂY
2.2.1. Nền tảng công nghệ cho hoạt động dịch vụ ngân hàng
Từ cuối năm 2003, NHNo&PTNT Hà Tây triển khai dự án hiện đại hoá
công tác thanh toán và kế toán khách hàng tại Hội sở NHNo tỉnh (gọi tắt là giao
dịch một cửa). Từ khi thực hiện chương trình mới cho thấy chương trình đã góp
phần thay đổi cơ bản về phương pháp quản lý, điều hành. Hệ thống mới cung
cấp nhiều dịch vụ, sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Toàn tỉnh có 68 điểm giao dịch trực tiếp khách hàng, trong đó gồm 01 hội
sở, 16 chi nhánh NHNo&PTNT huyện, thị xã (NH cấp II) 44 chi nhánh cấp III
và 07 phòng giao dịch trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh tại địa bàn thị xã Hà
Đông. Biên chế 886 cán bộ, trong đó nam chiếm 39%, cán bộ nữ chiếm 61%,
tuổi đời bình quân là 42 tuổi.
Tính đến 31/12/2005, NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây được trang bị 21 máy
chủ đặt tại hội sở NHNo tỉnh và các trung tâm huyện, 415 máy trạm cùng đầy
đủ các thiết bị ngoại vi. Toàn bộ máy chủ và máy trạm đều có cấu hình lớn đủ
điều kiện ứng dụng các chương trình phần mềm của ngành

NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây đã được trang bị hệ thống mạng truyền thông
gồm: 01 đường Leasd-line 128Kb từ trụ sở NHNo&PTNT tỉnh đi trụ sở chính
phục vụ cho việc ứng dụng chương trình giao dịch một cửa và công tác đào tạo;
13 đường Leasd-line 64 Kb cho 13 ngân hàng huyện, thị xã kết nối về trụ sở
NHNo tỉnh; 14 đường truyền dự phòng nếu đường Leasd-line có sự cố; Mỗi chi
nhánh trang bị 01 máy phát điện dự phòng; đường điện thoại, điện lưới của chi
nhánh đã được cải tạo đủ khả năng đáp ứng cho việc mở rộng quy mô hoạt động
2.2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây
2.2.2.1. Về huy động vốn
Hiện nay, NHNo&PTNT Hà Tây đã và đang thực hiện nhiều biện pháp
hữu hiệu trong công tác huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với
nhiều hình thức như:
- Nhận tiền gửi của khách hàng (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn
và các loại tiền gửi khác).
- Tiền gửi tiết kiệm: Không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; tiền gửi
tiết kiệm bậc thang; tiền gửi tiết kiệm gửi góp; Tiền gửi tiết kiệm có thưởng;
Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng; Tiền gửi tiết kiệm bằng
vàng; Tiền gửi tiết kiệm có tặng quà bằng vàng 3 chữ A (4 con 9) và có dự
thưởng.
- Giấy tờ có giá ngắn hạn: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và tín phiếu;
- Giấy tờ có giá dài hạn: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.
- Chiết khấu các loại chứng từ có giá.
- Vay vốn của NHNN và các TCTD khác; ...
Kết quả huy động vốn những năm qua đạt kết quả khả quan. Tổng nguồn
vốn huy động đến 31/12/2005 là 4.767 tỷ đồng, chiếm trên 50% thị phần nguồn
vốn trên địa bàn, tăng 842 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 21,5%/
năm. Trong đó cơ cấu theo thời hạn như sau:
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn các năm 2000 - 2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005

1. Tổng nguồn vốn 1.735 2.007 2.411 3.348 3.925 4.767
- Tiền gửi không kỳ hạn 344 362 358 483 537 657
- TG có kỳ hạn < 1 năm 366 429 492 780 815 809
- TG có kỳ hạn > 1 năm 1.025 1.216 1.561 2.085 2.572 3.301
2. Tỷ lệ tăng trưởng 23,3% 15,7% 20,1% 38,9% 17,2% 21.5%
Nguồn: báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Hà Tây
các năm 2000-2005
Như vậy, về cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tích cực theo hướng ổn
định và có lợi cho kinh doanh, nguồn vốn có lãi suất thấp năm 2005 đạt 657 tỷ
đồng, tăng 313 tỷ đồng so với năm 2000, nguồn vốn trung và dài hạn năm 2005
đạt 3.301 tỷ đồng , tăng 2.276 tỷ đồng so với năm 2000. Về tốc độ tăng trưởng
nhìn chung năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối, nhưng số tương đối có
xu hướng giảm, báo động tình hình về nguồn vốn trong những năm tới sẽ rất
khó khăn, ảnh hưởng đến công tác đầu tư mở rộng tín dụng. Một yêu cầu đặt ra,
NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây cần phải đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ về huy động
vốn, nhất là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới hấp dẫn với khách hàng. Có
như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng, góp phần phục vụ
cho phát triển của nền kinh tế.
2.2.2.2. Về đầu tư tín dụng
NHNo&PTNT Hà Tây đã mở rộng đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt
Nam và ngoại tệ với các hình thức: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho
vay dài hạn, cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá; cho vay tài trợ theo
chương trình, dự án, hợp vốn đồng tài trợ các dự án lớn, cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu, cho vay dài hạn các dự án lớn, cho vay khép kín chu trình sản xuất -
lưu thông, cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ; ngân hàng còn
triển khai nhiều hoạt động đầu tư khác có hiệu quả.
Những năm qua, ngân hàng đã có nhiều cải tiến trong công tác tín dụng
như đơn giản hoá thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn được nới rộng, đối tượng

×