Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV NAM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.86 KB, 15 trang )

/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG
BIDV NAM HÀ NỘI
2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội giai đoạn
2010-2015
2.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội
Xây dựng kế hoạch phát triển tín dụng cho từng giai đoạn phát triển theo từng chỉ
tiêu.
Định hướng trong 5 năm tới:
­ Tăng trưởng tín dụng bình quân: 20% - 25%
­ Tỷ lệ nợ xấu: kiểm soát ở mức dưới 3%/ tổng dư nợ
­ Nợ quá hạn: 2.5% tổng dư nợ
­ Tỷ lệ nợ nhóm II/tổng dư nợ: 17%
­ Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn: 55% tổng dư nợ
2.1.2.Định hướng đối với công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng
Công tác quản lý rủi ro được ngân hàng định hướng khá chi tiết và đầy đủ cho giai
đoạn tới. Việc định hướng được tập trung vào hai nội dung chủ yếu là khẳng định tầm
quan trọng của công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân
hàng và mục tiêu mà phòng quản lý rủi ro cần đạt được trong thời gian tới.
 Ngân hàng quán triệt tinh thần, trách nhiệm với công tác quản lý rủi ro tới các
phòng ban và từng cán bộ nhân viên trong hệ thống.
Theo quy định chung của cả hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Hệ
thống các ngân hàng chi nhánh, trong đó có chi nhánh BIDV Nam Hà Nội luôn chú
trọng quan tâm đặc biệt tới công tác định hướng tư tưởng, nâng cao tinh thần trách
nhiệm của các cán bộ công nhân viên chi nhánh đặc biệt là các cán bộ phòng quản lý
rủi ro trong việc thực hiện tốt, đảm bảo hiệu quả cao công tác quản lý rủi ro tài trợ
vốn theo dự án đầu tư.
Trong thời gian tới, thời kỳ hậu suy thoái nền kinh tế sẽ có những bước chuyển mình
bức phá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm được dự báo là khá cao, nhu cầu vay
vốn đầu tư sẽ gia tăng nhanh chóng, số dự án xin tài trợ sẽ rất cao. Trong số đó sẽ có
những dự án hàm chứa nhiều nguy cơ rủi ro vì sẽ có rất nhiều dự án mới thuộc nhiều


lĩnh vực mới trong khi đó ngân hàng ít hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm
SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
định những lĩnh vực này. Vì vậy việc nâng cao tinh thần, ý thức tầm quan trọng cũng
như trách nhiệm đối với công tác thẩm định nói chung và công tác quản lý rủi ro nói
riêng được ngân hàng đưa lên hàng đầu.
 Ngân hàng tăng cường củng cố, phát triển và hoàn thiện các phương pháp và quy
trình quản lý rủi ro
Hiện tại quy trình quản lý rủi ro được hội sở chính quy định chung cho cả hệ
thống. Các chi nhành hầu như không được phát huy tính chủ động sáng tạo trong
công tác quản lý, vì vậy để đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý rủi ro. Thời gian
tới ngân hàng sẽ tập trung hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro dựa trên cơ sở các
nguyên tắc chung đã quy định, nhưng hiệu quả mang lại cao hơn, chi phí thấp hơn.
Bên cạnh đó hệ thống các phương pháp sẽ có nhiều đổi mới, đa dạng hơn phù hợp
với bối cạnh mới. Các phương pháp sẽ mang giá trị công nghệ nhiều hơn, đạt chuẩn
quốc tế theo công nghệ của các quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng như Đức,
Mỹ, Anh …
 Tăng cường hoạt động giám sát việc sử dụng vốn vay của các chủ đầu tư
Công tác giám sát việc sử dụng vốn đang là vấn đề đáng lo ngại với ngân hàng. Thực
hiện tốt việc giám sát sẽ giúp ngân hàng ngân hàng loại trừ được nhiều rủi ro, đặc
biệt là rủi ro đạo đức, kèm theo đó từ hoạt động thực tiễn ngân hàng sẽ có nhiều kinh
nghiệm cũng như những phát hiện mới bổ trợ cho công tác quản lý rủi ro với các dự
án sau này. Giai đoạn tới ngân hàng sẽ bổ sung thêm nhân lực và kinh phí cho khâu
giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích của chủ đầu tư.
 Mục tiêu đặt ra với phòng quản lý rủi ro
Trưởng phòng quản lý rủi ro thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các thành viên trong
phòng thực hiện tốt mọi quy định về quản lý rủi ro mà hội sở đã quy định. Đảm bảo
việc thực hiện công tác quản lý rủi ro được linh hoạt, hiệu quả. Bên cạnh đó việc phối
hợp thực hiện với các phòng ban khác như phòng quan hệ khách hàng, phòng tín

dụng, phòng kế toán phải đem lại hiệu quả cao nhất. Sử dụng tối ưu các nguồn lực,
phát huy tính sáng tạo của các thành viên trong phòng.
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro
trong thẩm định dự án cho vay vốn
2.2.1. Nhóm giải pháp chung
2.2.1.1. Nâng cao chất lượng thông tin
Thông tin và chất lượng thông tin đang là vấn đề khó khăn của ngân hàng trong cả
2
SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hoạt kinh doanh lẫn hoạt động quản lý rủi ro. Để giải quyết tình trạng nguồn
thông tin khan hiếm, nguồn gốc không rõ ràng và độ tin cậy không không cao.
Ngân hàng đã đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới như sau:
­ Nâng cấp hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng
­ Xây dựng phòng chuyên trách thu thập và sử lý thông tin cung cấp cho các
phòng ban chức năng của ngân hàng
­ Tăng cương liên kết trao đổi thông tin trong hệ thống liên ngân hàng
­ Mở rộng thêm mạng lưới các phòng giao dịch vừa mở rộng kinh doanh vừa là
kênh thu thập thông tin sát thực nhất
­ Tăng cường công tác thực chứng nguồn thông tin thông qua các công ty thu
thập và phân tích thông tin cũng như các công ty kiểm toán trong và ngoài
nước
2.2.1.2. Nâng cao các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
- Trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới Ngân hàng sẽ buộc phải đầu tư vốn
thích đáng để hướng tới một Ngân hàng điện tử trực tuyến.
- Yêu cầu đạt được trong đầu tư ứng dụng công nghệ Ngân hàng: giao dịch tức
thời và trực tuyến (online) trên toàn hệ thống, chất lượng xử lý nghiệp vụ tại Hội sở
và các chi nhánh là như nhau, triển khai giao dịch một cửa, hiện đại hoá hệ thống kế

toán và thanh toán, xử lý giao dịch tự động, tập trung dữ liệu khách hàng làm cơ sở
để phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ.
Phục vụ tốt việc quản trị hệ thống, quản trị rủi ro, quản trị điều hành, kiểm tra kiểm
soát mọi hoạt động của Ngân hàng. Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ
tốt để quản lý, vận hành hệ thống mạng vi tính thông suốt, an toàn
- Hoàn chỉnh core banking (phần mềm lõi Ngân hàng) theo chương trình
Smart Bank hiện nay. Bước tiếp theo là đầu tư core banking mới hiện đại hơn, mạnh
hơn, đa năng hơn và chủ động hơn trong việc ứng dụng phát triển các sản phẩm dịch
vụ. Vận hành và ứng dụng, phát triển các sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng của công
nghệ mới, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng, tham gia mạng SWIFT,
EPOS, triển khai dịch vụ phone banking, mobile banking, internet banking, home
banking, call – center - kết nối đa phương tiện.
2.2.1.3. Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro
Ngân hàng đang tững bước hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro với tiêu chí tinh
3
SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C
3
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
gọn, nhanh chóng và hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu đó ngân hàng chú trọng tới
các nhóm giải pháp sau:
­ Tập trung hoàn thiện báo cáo đề xuất tín dụng trong thời gian ngắn nhất. Với
phương châm ngân hàng cùng khách hàng cùng hợp tác
­ Đảm bảo chất lượng thông tin ngay từ khâu đầu tiên tiếp nhận dự án từ khách
hàng
­ Lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng cùng phó giám đốc quan hệ khách hàng
cùng phối hợp phê duyệt đề xuất tín dụng
­ Cán bộ phòng quản lý rủi ro cùng phối hợp với phòng quan hệ khách hàng thực
hiện đánh giá rủi ro để đảm bảo tính thống nhất và rút ngắn thời gian phê duyệt
dự án.

­ Rút ngắn tới mức tối đa có thể thời gian phê duyệt dự án của các cấp có thẩm
quyền.
­ Tăng cường nâng cao tính khoa học trong quy trình đánh giá rủi ro
2.2.1.4 . Đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro
Hiện tại cả hệ thống cũng như ngân hàng BIDV Nam Hà Nội mới chỉ đánh giá rủi
ro thông qua hai phương pháp chính là chấm điểm tín dụng, phân tích SWOT
( phương pháp định tính) và phân tích độ nhạy ( phương pháp định lượng). việc đơn
điệu trong phương pháp đánh giá rủi ro đã làm giảm hiệu quả rất nhiều trong công
tác đánh giá rủi ro. Từ thực tế đó yêu cầu đa dạng hóa phương pháp đánh giá rủi ro
đang được ngân hàng triển khai nghiên cứu và phát triển sử dụng các phương pháp
mới tiên tiến đạt chuẩn quốc tế như: phân tích theo kịch bản, đối chiếu theo các tiêu
chuẩn quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, thuê tổ chức tư vấn quốc tế đánh giá…
nhưng thực tế để triển khai các phương pháp này là rất khó khăn và tốn kém chi
phí.
Bên cạnh đó ngân hàng cố gắng phát huy sự sáng tạo của mỗi cán bộ ngân hàng trong
công tác đánh giá rủi ro. Động viên, khen thưởng cho những ý tưởng mới, sáng tạo
và hữu ích cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác quản lý
rủi ro nói riêng
2.2.1.5. Sau khi cho vay, bộ phận QHKH cần:
 Theo dõi tình hình SXKD của doanh nghiệp, bám sát dòng tiền của khách
hàng để tích cực thu nợ, đảm bảo thu nợ theo đúng lộ trình đã được ban
4
SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lãnh đạo thông qua
 Thường xuyên đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, đánh giá và theo dõi
dòng tiền của dự án, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn
2.2.1.6. Chính sách tiếp thị khách hàng.

a) Khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng tại BIDV:
- Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: BIDV xác định đây là
nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cường mở rộng để phát triển bền vững
mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách mở rộng, phát triển” nhằm
đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB và BB: BIDV duy trì tích cực mối
quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu
phù hợp của khách hàng.
b) Khách hàng mới quan hệ tín dụng tại BIDV:
- Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: BIDV xác định đây là
nhóm khách hàng mục tiêu, thường xuyên quan tâm, tiếp thị khách hàng nhằm thu
hút mọi đối tượng khách hàng có mức xếp hạng này.
Các khách hàng có mức xếp hạng này, ngay sau khi có quan hệ với BIDV sẽ
được áp dụng toàn diện Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
tại.
- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB: BIDV xác định chính sách tiếp thị
có chọn lọc đối với khách hàng có mức xếp hạng này, phù hợp với định hướng hoạt
động tín dụng của BIDV trong thời kỳ tới.
Các khách hàng có mức xếp hạng BBB mới quan hệ tín dụng với BIDV được
áp dụng chính sách tương đương với khách hàng xếp hạng BB đã và đang có quan hệ
tín dụng tại BIDV trong thời gian thử thách tương đương 01 chu kỳ sản xuất kinh
doanh nhưng tối thiểu là 06 tháng. Sau thời gian trên, nếu khách hàng thực hiện vay
trả sòng phẳng, tín nhiệm, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng, bảo
lãnh thì được BIDV xem xét áp dụng toàn diện chính sách đối với khách hàng xếp
hạng BBB tại.
5
SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.2.1.7. Công tác tín dụng.
 bám sát và chấp hành nghiêm gới hạn tín dụng cuối mỗi kỳ, mỗi năm
 Các phòng QHKH, phòng giao dịch bám sát dòng tiền của khách hàng để
tích cực thu nợ, đảm bảo thu nợ theo đúng lộ trình đã được ban lãnh đạo
thông qua
 Cuối mỗi quý, mỗi năm phòng QHKH, phòng giao dịch phải lập kế hoạch
giải ngân thu nợ cho từng tháng để báo cáo cho Giám Đốc
 Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, không để xấu phát sinh. Tập
chung phục vụ khách hàng có tình hình tài chính tốt
 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, tiếp tục kiên quyết sử lý TSĐB có dư
nợ nhóm 5
 Tiếp tục thu nợ hạch toán ngoại bảng
2.2.1.8. Huy động vốn
 Các phòng tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động
vốn bằng VNĐ, chủ động và tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách
hàng kể cả các khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đảm
bảo đạt mức kế hoạch được giao giai đoạn 2010 – 2015
 Tiếp tục triển khai các chương trình khuyến khích huy động vốn thông qua
các cơ chế động lực, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành
tích tốt trong công tác huy động vốn
 Cần tính toán hiệu quả tổng thể nhằm có chính sách hợp lý trong việc huy
động vốn từ các khách hàng lớn và sử lý hài hoà giữa khách hàng tiền vay
và khách hàng tiền gửi
 Đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn vì nền vốn huy động trung vài
dài hạn đang mỏng và đứng trước nguy cơ tiếp tục sụt giảm trong những
năm sắp tới, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn rất lớn
 Điều chỉnh kịp thời và linh hoạt lãi suất huy động vốn đảm bảo tính cạnh
tranh của các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh trên địa ban và hiệu
quả kinh doanh của cho nhánh
2.2.1.9. Dịch vụ

 Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng dịch vụ, phấn đấu thu dịch vụ ở
mức cao nhất
 Đẩy mạnh công tác quảng bá các sản phẩm dịch vụ, tiện ích của BIDV trên
các phương tiện thông tin và chú trọng đến công tác bán hàng và cung ứng
6
SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C
6

×