Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG HKI TIN 11(2010-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.25 KB, 2 trang )

Trường THPT Nguyễn Diêu
Tổ: Toán - Tin
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - Năm học 2010 - 2011
Môn: Tin học 11
(ĐỀ CƯƠNG CHÚNG TÔI ĐƯA LÊN ĐÂY NHẰM CHIA SẺ THÊM TÀI LIỆU ĐỂ QUÝ GIÁO
VIÊN THAM KHẢO THÊM TRONG QUÁ TRÌNH SOẠN ĐỀ CƯƠNG. NẾU XẢY RA VẤN ĐỀ GÌ
CHÚNG TÔI KHÔNG CHIỆU TRÁCH NHIỆM)
Lưu ý HS: Đề thi học kì I có dạng trắc nghiệm lựa chọn, nên kiến thức sẽ bao quát toàn bộ
chương trình HKI. Những kiến thức chúng tôi đưa ra dưới đây chỉ là những điểm kiến thức chính,
mang tính hệ thống hóa.
I. Lí thuyết:
1. Khái niệm cơ bản về vấn đề lập trình:
+ Chương trình nguồn, đích, dịch là gì?
+ Chương trình dịch có mấy loại, điểm khác biệt cơ bản giữa chúng?
+ Trong trường hợp nào sử dụng chương trình biên dịch, thông dịch?
+ Có mấy loại ngôn ngữ lập trình, loại NNLT nào cần đến chương trình dịch?
2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình:
+ Biết được NNLT thường có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
+ Biết được trong bảng chữ cái có ba nhóm kí tự cơ bản (chữ cái, chữ số, kí tự đặc biệt).
+ Nắm được quy tắc đặt tên trong NNLT Pascal.
+ Phân biệt được: tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt.
+ Nắm được khái niệm: hằng, biến, chú thích.
3. Cấu trúc chương trình:
+ Nắm được cấu trúc chung của chương trình (gồm hai phần).
+ Biết cách khai báo: tên chương trình, thư viện, hằng, biến.
4. Một số kiểu dữ liệu chuẩn:
+ Biết được phạm vi giá trị của các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu logic, kiểu kí tự.
+ Áp dụng được các kiểu dữ liệu này trong khai báo biến.
5. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán:
+ Biết được các phép toán đặc trưng cho các kiểu dữ liệu: số nguyên, số thực, kiểu logic, phép toán quan hệ
(Tránh nhầm lẫn các phép toán trong toán học và các phép toán trong Pascal).


+ Chuyển được các biểu thức toán học sang biểu thức trong Pascal và ngược lại(phải nắm được các hàm số
học chuẩn trang 26/SGK).
+ Biết được giá trị trả về của các loại biểu thức.
+ Biết được ý nghĩa và cách sử dụng câu lệnh gán.
6. Các thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản:
+ Biết cách sử dụng thủ tục Readln và Write/writeln để nhập dữ liệu từ bàn phím và đưa dữ liệu ra màn
hình.
7. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
+ Biết cách sử dụng phím tắc và menu lệnh để lưu trữ, mở tệp đã có, dịch, chạy chương trình.
8. Cấu trúc rẽ nhánh:
+ Biết được cách thức làm việc của cấu trúc: If…then, If…then…else.
+ Biết được mục đích sử dụng Câu lệnh ghép trong câu lệnh có cấu trúc.
9. Cấu trúc lặp:
+ Biết được cách thức làm việc của lệnh lặp: For…do, While…do.
10. Kiểu dữ liệu có cấu trúc(chỉ ôn trong hai kiểu: mảng 1 chiều, xâu)
+ Biết được cách khai báo kiểu và cách khai báo biến của hai kiểu dữ liệu trên.
+ Biết cách truy xuất (tham chiếu) giá trị của các phần tử của mảng và xâu.
+ Biết cách sử dụng một số thủ tục và hàm trong kiểu xâu để xử lí xâu.
II. Bài tập:
1. Viết chương trình tính tổng các số nguyên trong phạm vi từ 1 → 50.
2. Viết chương trình tính tổng các số nguyên chẵn trong phạm vi từ -50 → 50.
3. Viết chương trình tính tổng bình phương các số nguyên lẻ trong phạm vi được nhập từ bàn phím (nhưng trị
tuyệt đối của chúng không được vượt quá 100).
4. Viết chương trình tính tích các số nguyên không chia hết cho 5 trong mảng một chiều A, các số nguyên
được nhập vào từ bàn phím.
5. Viết chương trình nhập vào xâu S có cả kí tự chữ số và chữ cái. Tạo ra xâu S1 gồm tất cả các chữ số và xâu
X2 gồm tất cả các chữ cái trong xâu S.
6. Viết chương trình nhập vào xâu S có cả kí tự chữ số và chữ cái. Tạo ra xâu S1 từ xâu S bằng cách thay tất
cả các kí tự chữ số thành kí tự ’A’.
-------------------------------------------------------

(Trong quá trình chỉnh sửa và bổ sung đề cương giáo viên có thể thêm một số câu hỏi trắc nghiệm mang
tính tổng quát và hệ thống hóa được các kiến thức học sinh đã học, để học sinh tham khảo thêm)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×