Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sinh học 11 soạn theo cv 5512

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.33 KB, 16 trang )

Ngày soạn: 06/09/2020
Ngày dạy: 08/09/2020
Lớp dạy: 11A4, 11A5, 11A10, 11A12

Tiết ppct: 1,2,3

CHỦ ĐỀ: VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ CÁC ION KHOÁNG TRONG CÂY
* Giới thiệu chủ đề:
Chủ đề này gồm 3 bài theo mạch kiến thức:
- Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- Bài 3: Thoát hơi nước
* Thời lượng của chủ đề: 3 tiết
I – Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức
- Biết được rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước của cây từ đất vào tế bào lông hút
- Phân biệt được 2 cơ chế hấp thụ ion khoáng ( thụ động và chủ động) của thực vật
- Phân biệt được 2 con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của
cây.
- Kể tên và nêu được ảnh hưởng của một số tác nhân của môi trường đối với quá trình
hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
- Phân biệt được các dòng vận chuyển vật chất trong cây: Dòng mạch gỗ và dòng mạch
rây.
- Trình bày được vai trò của trình thoát hơi nước ở cây
- Phân biệt được 2 con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua lá
- Nêu được ảnh hưởng của các tác nhân đến quá trình thoát hơi nước
- Trình bày được khái niệm cân bằng nước ở cây và nhận biết được dấu hiệu của cây khi
cây đủ nước, thừa nước và thiếu nước để từ đó có các biện pháp tưới tiêu hợp lý đảm bảo
cho cây sinh trưởng bình thường.
2. Kỹ năng


Rèn luyện các kỹ năng sau:
- Kỹ năng quan sát, phân tích tranh vẽ
- Kỹ năng đọc sách và tóm tắt vấn đề
- Kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy và trình bày vấn đề một cách ngắn gọn súc tích
- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Kỹ năng hoạt động nhóm


3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đảm bảo nâng cao năng suất cây trồng: tưới tiêu hợp
lý cho cây trồng, các biện pháp đảm bảo cho rễ cây hoạt động tốt nhất,…
- Có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh, đảm bảo môi trường sống xanh, sạch. Có ý thức
bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
4. Năng lực hướng tới
4.1. Các năng lực chung
4.1.1. NL tự học (Là NL quan trọng nhất): HS xác định được những kiến thức trọng
tâm, quan trọng của chuyên đề để giải thích các hiện tượng trong thực tế
4.1.2. NL giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức bài học, thực tiễn để giải thích
 Tại sao rễ có thể hút được nước và muối khoáng từ đất
 Tại sao cần xới xáo cho đất thường xuyên, cần tránh cây bị ngập úng lâu ngày.
 Tại sao cần tưới tiêu hợp lý cho cây trồng.
-Vận dụng kiến thức về hấp thụ nước, khoáng, ở thực vật vào việc phân bố cây
trồng, bón phân, tưới nước hợp lý để nâng cao năng suất cây trồng
4.1.3. NL tư duy sáng tạo
 Học sinh tự đặt và giải quyết các hiện tượng, các câu hỏi trong SGK, đề cương,
hiện tượng thực tế.
- Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy và trình bày vấn đề ngắn gọn.
4.1.4. NL tự quản lý
 Quản lí bản thân: Khai thác, trình bày những kiến thức cần thiết
 Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập

4.1.5. NL giao tiếp
 Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể
 Mục đích, đối tượng, nội dung, phương thức giao tiếp
4.1.6. NL hợp tác
- Làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm
4.1.7. NL sử dụng CNTT
 Sử dụng các phần mềm học tập (cụ thể) trong chủ đề
 Sử dụng máy ảnh, thông tin…
4.1.8. NL sử dụng ngôn ngữ
 NL thuyết trình vấn đề
 Sử dụng các thuật ngữ khoa học trong chủ đề.
4.2. Các năng lực chuyên biệt


4.2.1. NL quan sát: quan sát, các đặc điểm cấu tạo của rễ, mạch gỗ, mạch rây qua
hình ảnh mẫu vật thật.
4 2.2. NL phân loại, so sánh:
- Phân biệt được: 2 cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây, các con đường vận chuyển
nước từ đất vào mạch gỗ, các dòng vận chuyển vật chất trong cây, 2 con đường thoát hơi
nước ở lá…
4.2.3.Năng lực xác định mối liên hệ
- Dự đoán được các mối quan hệ có thể có giữa tưới nước,bón phân với năng suất cây
trồng
4.2.4.Năng lực xử lý thông tin
- Thu thập, xử lý và trình bày số liệu rõ ràng, dễ hiểu, logic về điều tra chế độ tưới nước
ảnh hưởng đến năng suất
II – Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Hình thức: dạy học trên lớp, nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm
- Phương pháp: dạy học giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại.
- Kỹ thuật dạy học: khăn trải bàn, động não, ….

III – Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Các tài liệu, câu hỏi, bài tập, tranh ảnh sgk, video có liên quan đến các nội dung trong
chủ đề
- Phiếu học tập
Trường THPT Trần Phú
Lớp:
Nhóm:
Tiết:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Mục II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây)

Nghiên cứu II.1 trang 7,8 SGK sinh học 11 để hoàn thành bảng sau:
Cơ chế hấp thụ nước

Cơ chế hấp thụ ion khoáng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
( Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây)
Nghiên cứu mục I, II bài 2 SGK sinh học 11 kết hợp với quan sát hình vẽ 2.1, 2.2,
2.3, 2.4a, 2.5, 2.6 và kiến thức phần đóng khung ở cuối bài để thực hiện nhiệm vụ sau:


- Vẽ sơ dồ tư duy về các dòng vận chuyển vật chất trong cây.

- Hoàn thành bảng sau:
Các nội dung
Sơ lược cấu tạo
mạch
Thành phần dịch

vận chuyển
Động lực thúc
đẩy

Dòng mạch gỗ

Dòng mạch rây

2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Các đồ dùng: Bảng phụ bằng giấy A4,A3, bút lông (theo nhóm), bút màu.
IV – Tiến trình dạy học

1. Tổ chức
Lớp 11A4
Thứ
Ngày dạy Sỉ số
tự
Tiết 1 8/9/2020
Tiết 2 10/9/2020

Lớp 11A5
Ngày dạy Sỉ số
10/9/2020
12/9/2020

Lớp 11A10
Ngày dạy
Sỉ số
10/9/2020

12/9/2020

Lớp 11A12
Ngày
Sỉ số
8/9/202
10/9/20
0
20
15/9/20
20

Tiết 3 15/9/2020
17/9/2020
17/9/2020
2. Tiến trình dạy học
2.1. Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu nội dung kiến thức phần sinh học cơ thể, sinh học cơ thể động vật và nhấn
mạnh chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật.

2.2. Bài mới
Hoạt động 1:Tình huống xuất phát / khởi động (15 phút)
Mục tiêu hoạt
động

Nội dung, phương thức tổ chức hoạt
động của giáo viên

- Giới thiệu khái
quát các nội dung

của chủ đề
- HS ghi nhớ logic
các nội dung của
chủ đề sự trao đổi
nước

muối

- GV giới tiệu trình tự các nội dung
của chủ đề thông qua một số hoạt
động:
- Chuẩn bị trước thí nghiệm chứng
minh vai trò của nước đối với cây:
1 chậu cây trồng tưới đầy đủ nước và
phân bón

Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt
động
HS:
- Mô tả được hình thái,
màu sắc của cây trồng
trong 2 thí nghiệm.
- Xác định được cây
sinh trưởng và phát triển
tốt trong chậu có đủ


khoáng trong hoạt
1 chậu cây trồng không được tưới nước và phân bón là

động trao đổi chất nước đầy đủ và phân bón ( hoặc 1 cây nhờ có phân bón.
và năng lượng của nhổ lên khỏi mặt đất)
- Ghi lại được thứ tự các
thực vật bao gồm: - Y/’êu cầu HS quan sát thí nghiệm và tiêu đề của các nội dung
hấp
thụ,
vận trả lời các câu hỏi:
chuyển, thoát hơi - Hình thái, màu sắc của cây trong 2
nước.
chậu như thế nào?
- Hấp thụ các ion HS dễ dàng thấy được cây tưới đủ
khoáng theo các cơ nước và phân bón sinh trưởng xanh tốt,
chế mang tính quy còn cây trồng trong chậu thiếu nước
luật, sử dụng các sinh trưởng kém, vàng lá.
ion khoáng và nước GV đặt vấn đề:
lấy vào để tổng hợp - Cây lấy nước và phân bón nhờ cơ
các chất mới trong quan nào? theo những cơ chế nào?
cây và tạo ra các sản nước và ion khoáng vận chuyển trong
phẩm mới..
cây theo những con đường nào?
- Những ứng dụng - Nước thoát ra khỏi cây qua bộ phận
trong thực tiễn sản nào ? sự thoát hơi nước của cây có vai
suất có liên quan trò gì đối với cây và môi trường?
đến các kiến thức - Những vấn đề nêu trên sẽ được lần
của chủ đề.
lượt làm rõ trong các nội dung của chủ
- Từ đó hình thành đề
các kỹ năng cơ bản, GV: ghi lên bảng ( chiếu lên màn hình)
có thái độ hiểu biết thứ tự các nội dung của chủ đề và thời
đúng đắn với việc gian thực hiện chủ đề

học tập và GV có
điều kiện thực hiện
việc hướng nghiệp
các ngành thuộc
lĩnh
vực
nông
nghiệp, khởi tạo sự
húng thú học tập bộ
môn..
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 180 phút)


Mục tiêu

Nội dung, Phương thức tổ chức hoạt động học
tập của học sinh

- Nêu được cơ
quan hấp thụ
nước và muối
khoáng chủ yếu
của cây là rễ.
- Phân biệt được
cơ chế hấp thụ
nước và ion
khoáng ở rễ.
- Phân biệt được
2 con đường xâm
nhập của nước và

ion khoáng từ đất
vào mạch gỗ của
cây.

A. Nội dung 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ
MUỐI KHOÁNG Ở RỄ( 35 phút)
I. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
a. Phương thức tổ chức hoạt động học tập của
học sinh.
1. GV: yêu cầu HS đọc phần I trang 6 SGK sinh
học 11 và cho biết: Cơ quan hấp thụ nước và
muối khoáng ở cây là cơ quan nào?
- HS làm việc độc lập với sgk và giải quyết vấn
đề GV nêu ra
2. GV: chia mỗi bàn thành 1 nhóm nhỏ giao cho
các nhóm PHT số 1, yêu cầuHS làm việc sgk,
thảo luận trong bàn hoàn thành PHT số 1(3 phút),
sau đó gọi đại diện 2-3 nhóm nộp sản phẩm và
trình bày trước lớp, các nhóm còn lại bổ sung,
cuối cùng GV hoàn thiện PHT, đánh giá cho
điểm và yêu cầu HS ghi nội dung PHT1 vào vở.
3. GV cho HS quan sát tranh vẽ hình 1.3 trang
8sgk nêu vấn đề: nước và ion khoáng từ môi
trường đất vào mạch gỗ của rễ bằng những con
đường nào? Yêu cầu HS nghiên cứu hình vẽ và
sơ đồ hóa các con đường đó vào vở cá nhân.
HS: làm việc độc lập và nêu được 2 con đường
dạng sơ đồ
b. Nội dung:
I. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào
tế bào lông hút
a. hấp thụ nước:
Theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) : Nước
di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước

Dự kiến sản
phẩm, đánh giá
kết quả hoạt
động

HS nêu được rễ là
cơ quan hấp thụ
nước

ion
khoáng chủ yếu
của cây.

- Hợp tác nhóm
và ghi chép được
cơ chế thẩm thấu:
nước từ nơi có thế
nước cao đến nơi
có thế nước thấp.
- Nêu được 2 cơ
chế thụ động và
chủ động.
- nêu được sơ đồ

2 con đượng vận
chuyển nước và
ion khoang:
+ Con đường gian
bào: Từ lông hút
àqua thành tế
bàoàgian
bàoàMạch gỗ.
+ Con đường tế
bào chất: Từ lông


- Trình bày được
mối tương tác
giữa môi trường
và rễ trong quá
trình hấp thụ
nước và ion
khoáng.
- Hình thành các
kỹ năng: So sánh,
tổng hợp, tư duy
suy luận, quan
sát, phân tích
hình ảnh, liên hệ
thực tế cuộc
sống.

cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào
biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương

(thế nước thấp hơn).
b. hấp thụ ion khoáng
Hấp thụ muối khoáng theo 2 cơ chế:
+ Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ
nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng
lượng và chất mang.
+ Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không
cần năng lượng, có thể cần chất mang
3. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào
mạch gỗ của rễ
- 2 con đường:
+ Con đường gian bào: Từ lông hút àqua thành
tế bàoàgian bàoàMạch gỗ.
+ Con đường tế bào chất: Từ lông hútàqua chất
nguyên sinhà không bàoàMạch gỗ
II. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường
đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng
ở rễ cây.
a. Phương thức tổ chức hoạt động học tập của
học sinh.
GV: yêu cầu HS thực hiện lệnh của mục III.1
sgk: Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh
hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh
hưởng của môi trường đối với qua trình hấp thụ
nước và ion khoáng ở rễ cây.
HS suy luận từ kiến thức đã học ở mục I và kiến
thức thực tế nêu câu trả lời.
GV dùng kỹ thuật động não hỗ trợ khi HS suy
nghĩ bằng cách nêu vấn đề bổ trợ: trong thực tế
khi nào cây không hút được nước?, Tại sao cây

ngập úng lâu ngày sẽ chết?, Tại sao bón quá
nhiều phân cho cây thì cây sẽ chết?...
b. Nội dung.

hútàqua
chất
nguyên
sinhà
không
bàoàMạch gỗ

HS nêu được ảnh
hưởng của các
yêu tố: áp suất
thẩm thấu, độ pH,
độ thoáng của đất.


Qua nội dung 2:
HS cần phải mô
tả đươc:
+ Các con đường
vận chuyển các
chất trong cây:
dòng vận chuyên
lên ( dòng mạch
gỗ); dòng vận
chuyển
xuống
(dong mạc rây)

bao gồm:
- sơ lược cấu tạo
mạch gỗ.
- Thành phần
dịch vận chuyển.
- động lực thúc
đẩy
+ Hình thành các
kỹ năng:
- giao tiếp, hợp
tác, suy luận ,
phân tích, so
sánh, tổng hợp.
+ có thái độ tự tin
năng lực cá nhân
trước tập thể

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion
khoáng như: - Độ thẩm thấu, độ pH, Lượng
oxi(độ thoáng của đất)...
B.Nội dung 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT
TRONG CÂY (35’)
a. Phương thức tổ chức hoạt động học tập của
học sinh.
- GV: dùng PHT số 2 và yêu cầu HS làm việc
theo nhóm ( mỗi nhóm là 1 bàn nhỏ)
GV Thực hiện theo tiến trình sau:
- Phân nhóm, nêu ra các yêu cầu làm việc, phát
PHT trống trên giấy A3 (2 phút)
- Cho các nhóm hoạt động (10 phút)

- Các nhóm nộp sản phẩm và báo cáo, HS góp ý
(10 phút)
- GV: hoàn chính nội dung các sản phẩm của HS
( GV chuẩn bị nội dung PHT có đủ nội dung
bẳng bảng phụ hoặc chiếu lên màng hình, nhận
xét, cho điểm các nhóm có sản phẩm tốt.
b. Nội dung:

HS ghi(sửa chữa) vào PHT gắn vào vở học
Các nội
dung
Sơ lược
cấu tạo
mạch

Thành
phần
dịch vận
chuyển

Dòng mạch gỗ
Hệ thống các tế
bào chết là mạch
ống và quản bào
nối nhau thành ống
nối tiếp từ rễ lên lá,
giữa các ống có các
lỗ bên thông nhau.
Chủ yếu là nước,
các ion khoáng,

các chất hữ cơ
được tổng hợp từ
rễ(a.amin,

Dòng mạch
rây
Hệ thống các
tế bào sống là
ống rây và
TB kèm..

Chủ yếu là
các chất hữu
cơ tổng hợp
từ lá ( đường,
axit
amin,

Các nhóm HS
hoàn thành được
các nội dung
trong PHT và
trình bày chính
xác được các nội
dung:
- sơ lược mạch
gỗ( hệ thống các
tế bào chết là
mạch ống và quản
bào nối nhau

thành ống nối tiếp
từ rễ lên lá, giữa
các ống có các lỗ
bên thông nhau.
- Mạch rây : gồm
hệ thống các tế
bào sống là ống
rây và TB kèm..


vitamin…)

hoocmon.
ATP…)

một số ion
khoáng
sử
dụng còn lại.
Sự chênh lệch
áp suất thẩm
thấu giữa cơ
quan
nguồn(lá) và
các cơ quan
chứa( củ, quả,
hạt…)

Động lực Sự kết hợp 3 lực:
thúc đẩy - Lực đẩy do áp

suất rễ tạo nên.
- Lực hút do sự
thoát hơi nước ở lá
- Lực liên kết giữa
các phân tử nước
với nhau và với
thành mạch gỗ
C. Nội dung 3: THOÁT HƠI NƯỚC (35 phút)
a. Phương thức tổ chức hoạt động học tập của
học sinh.
I. GV: Yêu cầu HS làm đọc mục I trong sgk,
quan sát hình vẽ 3.1 và dùng hệ thống các câu
hỏi tái hiện kiến thức cũ:
- Lượng nước cây hút vào sử dụng để làm gì ?
- Sự thoát hơi nước qua tán lá của cây có vai trò
gì ?
- Tại sao , trời nắng gắt cây vẫn không bị cháy
lá?
- Tại sao chúng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy
mát mẻ hơn ?
- Cây lấy khí CO2 vào lá dùng cho quang hợp
bằng con đường nào?
- HS: làm việc sgk, trao đổi nhóm nhỏ, suy luận,
nhớ lại kiến thức cũ trả lời các câu hỏi GV đưa
ra.

+ Qua nội dung 3
HS cần phải:
- Nêu được vai
trò của quá trình

thoát hơi nước
đối với đời sống
thực vật.
- biết được lá là
cơ quan thích
nghi với chức
năng thoát hơi
nước của cây.
- Nêu được cơ
chế điều tiết độ
mở khí khổng và
các tác nhân ảnh
hưởng đế sự thoát
hơi nước.
+ Hình thành các
kỹ năng: liên hệ
thực tế, phân tích, II. GV: yêu cầu HS đọc mục II.1 và nêu câu hỏi:
phát hiện vấn đề, - Lá cây có những đặc điểm nào giúp cây thoát

HS: trả lời được
các ý sau:
- Cây chỉ sử dụng
2% tổng lượng
nước hút vào để
tổng hợp các chất
sống…
- Sự thoát nước
giúp cây chống
được sự đốt nóng
lá.

- tạo động lực
giúp cây hút
nước.
- Giúp khí khổng
mở tạo điều kiện
CO2 vào lá để
quang hợp.
- tạo hơi nước
điều hòa nhiệt độ
môi trường


tự học tự nghiên
cứu.
- Xác định được
thái độ tôn trọng
khoa
học tự
nhiên, tự giác bảo
vệ cây xanh…

nước ?
- Sự thoát nước qua lá bằng 2 con đường: khí
khổng và cutin, chủ yếu là qua khí khổng vì sao?
- Sự điều tiết sự đóng mở khí khổng diễn ra như
thế nào?
HS: làm việc độc lập với sgk và tra lời được các
nội dung và trình bày được cơ chế đóng mở khí
khổng bằng sơ đồ.
GV: giải thích thêm về sự thích nghi trong cấu

tạo của khí khổng với cơ chế đóng mở khí khổng.
III. GV dùng hệ thống các câu hỏi có vấn đề, tạo
tình huống liên hệ thực tế:
- Sự thoát hơi nước ở lá phụ thuộc vào những yếu
tố nào?
- Tai sao trong thực tế các loài cây vào giai đoạn
ra lá non, nếu gặp phải trời nắng gắt, nhiệt độ cao
sẽ bị cháy lá ?
- Trong thực tế người ta thường sử dụng các lọa
phân bón nào làm tăng tính chống chịu hạn cho
cây?
IV. Cân bằng nước là gì ? tạo sao cây bị mất
nước hoặc thừa nước cũng có ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng bình thường?
- Trong sản xuất nông nghiệp cần có những biện
pháp nào để tưới tiêu hợp lý cho cây trồng?
HS: suy luận, liên hệ thực tế, làm việc sgk trả lời
các vấn đề GV nêu ra.
b. Nội dung:
I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước.
98% lượng nước cây lấy vào được thoát qua lá,
sự thoát hơi nước ở lá có các vai trò :
- Tạo lực hút , hút dòng nước và ion khoáng từ rễ
lên lá và đến các bộ phận khác trên mặt đất của
cây.
- Giúp hạ nhiệt độ của lá cây, chống lại sự đốt
nóng lá

- HS nêu được: lá
có chưa nhiều khí

khổng và sự đóng
mở khí khổng, số
lượng tế bào khí
khổng quyết định
lượng nước thoát
qua lá

- HS tra lời được
các nội dung:
- thoát nước phụ
thuộc và các yếu
tố : nước, ánh
sáng, nhiệt độ,
gió, một số ion
khoáng.

- HS trả lời được:
Nước hút vào =
nước thoát ra 
cân bằng.
- dùng nhiều biện
pháp chống hạn,
chống úng trong
sản xuất nông
nghiệp


- Làm khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí CO 2
khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang
hợp

II. Thoát hơi nước qua lá
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước.
Lá cây có các đặc điểm thích nghi với chức năng
thoát hơi nước:
- Lớp biểu bì lá có lớp cutin và chứa nhiều khí
khổng.
- Khí khổng ở lớp biểu bì lá được tạo bởi 2 tế bào
hình hạt đậu ghép lại
2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí
khổng và qua cutin.
+ Thoát nước chủ yếu qua khí khổng và mạnh
hơn ở mặt dưới của lá do mặt dưới lá có nhiều
khí khổng hơn mặt trên.
+ Nước thoát qua khí khổng phụ thuộc vào hạm
lượng nước trong tế bào hạt đậu.
- Khi tế bào hạt đậu no nướckhí khổng
mởnước thoát ra mạnh.
- Khi tế bào hạt đậu mất nướckhí khổng
khépnước thoát ra yếu.
III. Tác nhân ảnh hưởng đến sự thoát hơi
nước
Các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự thoát
hơi nước, có ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí
khổng bao gồm:
- Nước: độ đóng mở khí khổng phụ thuộc vào
hàm lượng nước trong tế bào khí khổng và độ ẩm
không khí.
- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng càng tăng sự
thoát nước càng mạnh
- Nhiệt độ, gió và một số ion khoáng

IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây
trồng


Trong cây luôn có một cơ chế điều hòa lượng
nước cây hút qua rễ và thoát qua lá.
- Phá vỡ cân bằng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng bình thường của cây, do đó cần thực hiện
việc tưới tiêu hợp lý cho cây trồng

Mục tiêu

Củng cố kiến
thức 3 nội
dung:
- Hấp thụ
nước và ion
khoáng.
- Vận chuyển
các chất trong
cây.
- Sự thoát hơi
nước.

Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
Nội dung, Phương thức tổ chức hoạt động học tập
của học sinh

GV dùng hệ thống các câu hỏi, vấn đáp tái hiện kiến
thức:

1. nội dung1:
- Cây hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cơ quan
nào? theo những cơ chế nào? và bằng những con
đường nào?
- Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và hấp thụ ion
khoáng ở rễ?
2. Nội dung 2:
- Trong cây nước và các chất hòa tan trong nước vận
chuyển theo mấy con đường ? Trình bày thành phần
các chất vận chuyển, động lực thúc đấy mỗi con
đường ?
3.Nội dung 3:
- 98% lượng nước cây hút vào từ rễ được thoát ra
ngoài qua lá bằng những con đường nào? con đường
nào quan trọng nhất vì sao ?
- Sự thoát hơi nước qua lá có vai trò gì đối với thực
vật và đối với môi trường ?
- Nêu cơ chế đóng mở khí khổng?
4. Nội dung 4:
- Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết
yếu ? thực vật cần những nhóm nguyên tố nào? Nêu
vai trò sinh lý của một số nguyên tố khoáng phổ biến

Dự kiến sản
phẩm, đánh giá
kết quả hoạt
động
HS: nhớ lại kiến
thức đã học trả lời
được các vấn đề

GV nêu. Kết quả
đạt được tùy
thuộc vào năng
lực của HS ở các
lớp khác nhau


đối với cây?

Mục tiêu

HS vận dụng
được
kiến
thức đã học
trong chuyên
đề giải thích
được một số
hiện tượng
thực tế tự
nhiên và ứng
dụng trong
ngành trồng
trọt.

Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng (8 phút)
Nội dung, Phương thức tổ chức hoạt động học tập
của học sinh

Dự kiến sản

phẩm, đánh
giá kết quả
hoạt động
HS: nghiên cứ
tài liệu vận
dụng lý thuyết,
suy luân giải
quyết được các
câu hỏi ở nhà

GV: sử dụng hệ thống các câu hỏi động não, kích thích
khả năng tư duy của HS để giải thích một số hiện tượng
thực tế và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các tài liêu và
thực tế trả lời nộp sản phẩm cho GV:
- Tại sao cây trồng ở cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ héo
dần và chết?
- Tại sao ở đồng bằng Nam bộ bị ngập mặn do nước
triều dâng lên bị héo là và chết ?
- Tại sao cây trồng trong chậu, nếu bón phân quá liều
lượng sẽ chết ?
- Tại sao khi ta cắt ngang thân của một cây thân thảo sẽ
có nhựa cây chảy ra ở vết cắt?
- Tại sao đứng dưới tán cây xanh thì mát mẻ dễ chịu
hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng và lúc
trời nắng gắt ?
IV. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?
A. Miền lông hút hút nước và muối khoáng cho cây.
B. Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.

C. Chóp rễ che chở cho rễ.
D. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
Câu 2: Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn
nước, hấp thụ H2O và ion khoáng là:
A. Số lượng tế bào lông hút lớn.
B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút.
C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả.
D. Số lượng rễ bên nhiều
Câu 3: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào


A. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.
B. Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu
C. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.
D. Điện li và hút bám trao đổi.
Câu 4: Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào?
A. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ.
B. Con đường tế bào chất và con đường gian bào.
C. Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ.
D. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ
Câu 5: Động lực giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những
cây gỗ cao lớn hàng chục mét là
A. lực đẩy (động lực đầu dưới )- lực hút (do sự thoát hơi nước) - lực liên kết giữa các
phân tử nước với nhau, với thành mạch gỗ
B. lực hút và lực liên kết (giữa các phần tử H20 với nhau).
C. lực đẩy (động lực đầu dưới), lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).
D. lực đẩy và lực liên kết (giữa các phần tử H20 với thành mạch).
Câu 6: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là
A. nhiệt độ.
B. ánh sáng.

C. hàm lượng nước.
D. ion khoáng.
Câu 7: CO2 được hấp thụ vào cây trong trường hợp
A. cây cần CO2 để quang hợp.
B. cây hấp thụ nhiều nước.
C. cây mở khí khổng để thoát hơi nước.
D. cây hô hấp ở lá mạnh.
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?
1. Năng lượng là ATP
2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất
3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi
4. Enzim hoạt tải (chất mang)
A. 1, 4
B. 2, 4
C. 1, 2, 4
D. 1, 3, 4
Câu 2: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
I. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
II. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ
thấp.
III. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ,
vào tế bào rễ.
IV. Không cần tiêu tốn năng lượng.


Số đặc điểm đúng là:
A. 2
B. 1
C. 4

D. 3
Câu 3: Căn cứ vào đâu để tưới nước hợp lí cho cây trồng?
1. Căn cứ vào chế độ nước của cây.
2. Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây.
3. Căn cứ vào số khí khổng có trong lá.
4. Căn cứ vào nhóm cây trồng khác nhau.
5. Căn cứ vào tính chất vật lí, hóa học của đất.
6. Căn cứ vào sự đóng mở khí khổng.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4, 5.
C. 2, 3, 4, 5.
D. 3, 4, 5, 6.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
1. Trời lạnh sức hút nước của cây giảm.
2. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên
sinh.
3. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước,
làm giảm khả năng hút nước của rễ.
4. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông là do cây tiết kiệm nước vì hút nước
được ít.
A. 1, 3.
B. 1, 2, 3.
C. 3, 4.
D. 1, 3, 4.
3. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
1. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm.
2. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng
hút nước của cây sẽ yếu.
3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất

4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây
A. 2
B. 3, 4
C. 1, 3
D. 3
Câu 2: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
A. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
C. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. D. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
Câu 1: Vì sao khi chuyển một cây gỗ to đi trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt đi rất
nhiều lá?
A. Để giảm bớt khối lượng cho dễ vận chuyển.
B. Để giảm đến mức tối đa lượng nước thoát, tránh cho cây mất nhiều nước.
C. Để cành khỏi gãy khi di chuyển.
D. Để khỏi làm hỏng bộ lá khi di chuyển.


Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý?
1. Trời nắng gay gắt kéo dài
2. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài
3. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn
4. Cây bị thiếu phân
A. 2, 4
B. 2, 3
C. 3, 4
D. 1, 3
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng gắt vì
1. làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.
2. giọt nước đọng trên lá sau khi tưới trở thành thấu kính hôi tu, hấp thụ ánh sáng và
đốt nóng lá, làm lá héo.

3. lúc này khí khổng đang đóng, dù được tưới nước nhưng cây vẫn không hút được
nước
4. đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá.
A. 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4.
C. 2, 3.
D. 2, 4.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×