Tải bản đầy đủ (.pdf) (401 trang)

Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam - Số đặc biệt/2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.71 MB, 401 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM
Tổng biên tập:

PGS. TS. Nguyễn Văn Thạch

Phó Tổng biên tập:

GS. TS. Nguyễn Việt Tiến

Cố vấn:

GS. TS. Đỗ Đức Vân

Ban Biên tập:

GS. TS.Nguyễn Tiến Bình
PGS. TS.Trần Đình Chiến
PGS. TS.Lê Chí Dũng
PGS. TS.Nguyễn Văn Hỷ
PGS. TS.Phạm Đăng Ninh
PGS. TS.Nguyễn Thái Sơn
PGS. TS.Võ Văn Thành
PGS. TS.Nguyễn Xuân Thùy
TS. Lưu Hồng Hải
TS. Ngô Minh Lý
TS. Lê Nghi Thành Nhân
TS. Nguyễn Văn Thái
TS. Nguyễn Vĩnh Thống
BSCK II. Phạm Thiện Điều
BSCK II. Trần Thanh Mỹ
BSCK II. Phạm Đăng Nhật


ThS. Trần Văn Bé Bảy

Ban thư ký:

TS. Nguyễn Đắc Nghĩa
TS. Nguyễn Anh Tuấn
TS. Trần Trung Dũng
TS. Đinh Ngọc Sơn
TS. Hoàng Gia Du
TS. Nguyễn Lê Bảo Tiến

Ban trị sự:

ThS. Nguyễn Hoàng Long
ThS. Đinh Mạnh Hải
ThS. Đỗ Mạnh Hùng
ThS. Vũ Văn Cường
ThS. Trần Đình Toản

Tòa soạn trị sự:

Văn phòng Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam



Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội



Điện thoại: 04.39382299 - Fax: 04.39382345




Website: www.voa.org.vn Email:



Giấy phép xuất bản: Số 766/GP-BTTTT, ngày 07 tháng 5 năm 2012



do Bộ thông tin Truyền thông cấp


BAN TỔ CHỨC
HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN
HỘI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM LẦN THỨ XII
Ban cố vấn:



GS. TS Đỗ Đức Vân
PGS. TS Đào Xuân Tích
PGS. TS Võ Văn Thành

Chủ tịch Hội:

PGS. TS

Nguyễn Văn Thạch


Chủ tịch Hội nghị:

BSCKII

Hàn Khởi Quang

Ban Khoa học:















PGS. TS
GS. TS
GS. TS
PGS. TS
PGS. TS
PGS. TS
PGS. TS

PGS. TS
PGS. TS
PGS. TS
PGS. TS
PGS. TS
TS
TS
TS

Nguyễn Văn Thạch
Nguyễn Tiến Bình
Nguyễn Việt Tiến
Trần Đình Chiến
Lê Chí Dũng
Nguyễn Văn Hỷ
Phạm Đăng Ninh
Nguyễn Thái Sơn
Ngô Văn Toàn
Nguyễn Xuân Thùy
Lưu Hồng Hải
Nguyễn Ngọc Hưng
Ngô Minh Lý
Lê Nghi Thành Nhân
Nguyễn Đắc Nghĩa

Ban Tổ chức:









TS
TS
TS
ThS
BSCKII
BSCKII
BSCKII
CN

Đinh Ngọc Sơn
Nguyễn Lê Bảo Tiến
Hoàng Gia Du
Lưu Danh Huy
Dương Tấn Tài
Phạm Văn Long
Nguyễn Minh Khôi
Thái Cẩm Vân

Ban Thư ký:








TS
ThS
ThS
ThS
ThS
ThS
ThS

Trần Trung Dũng
Nguyễn Hoàng Long
Vũ Văn Cường
Trần Đình Toản
Đỗ Mạnh Hùng
Đinh Mạnh Hải
Nguyễn Văn Trung

TS
TS
TS
BSCKII
BSCKII
BSCKII
BSCKII
BSCKII
BSCKII
BSCKII
BSCKII
BSCKII
BSCKII
ThS


Nguyễn Văn Thái
Nguyễn Vĩnh Thống
Nguyễn Anh Tuấn
Huỳnh Phiến
Nguyễn Công Bằng
Phan Hữu Chính
Vũ Đức Chuyện
Phạm Thiện Điều
Trần Thanh Mỹ
Phạm Đăng Nhật
Hàn Khởi Quang
Phan Quang Trí
Nguyễn Văn Xáng
Trần Văn Bé Bảy

ThS
ThS
ThS
CN
CN
CN


Nguyễn Đình Hòa
Trần Quốc Khánh
Trần Trung Kiên
Vũ Hoàng Anh
Bùi Thị Kim Nhung
Trần Thị Thu Huyền



Mục lục
Phần 1: phẫu thuật cột sống
Ứng dụng ghép tế bào gốc trung mô nguồn gốc mô mỡ tự thân - Điều trị chấn thương cột sống
liệt tủy cấp tính
Nguyễn Đình Hoà, Nguyễn Văn Thạch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

Mức độ chính xác của vít trong phẫu thuật lối sau điều trị trượt đốt sống thắt lưng
có sự hỗ trợ của Robot định vị
Đinh Mạnh Hải, Nguyễn Văn Thạch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

Điều trị vẹo cột sống bẩm sinh bằng phẫu thuật lấy đốt sống bệnh
đặt dụng cụ ốc chân cung bằng lối vào sau
Đỗ Trần Khanh, Vũ Viết Chính, Võ Quang Đình Nam, Đậu Thế Canh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh lý trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa bằng cố định cột sống
qua cuống và ghép xương tự thân sau bên
Lê Trung Nghĩa, Phan Trọng Hậu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

Đặc điểm lâm sàng, cộng hưởng từ và kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thể xa
bên vùng cột sống thắt lưng - thắt lưng cùng
Cao Hữu Từ, Phan Trọng Hậu, Phạm Trọng Thoan, Nguyễn Ngọc Quyền, Đặng Trung Thành và CS . . . . . . . . . . 24

Nhận xét kết quả ban đầu điều trị trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (2012 - 2014)
Nguyễn Văn Sơn, Vi Trường Sơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của cùng hóa L5 ở bệnh nhân trượt đốt sống L4 do thoái hóa
Nguyễn Ngọc Quyền, Phạm Trọng Thoan, Phan Trọng Hậu và cộng sự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33


Ứng dụng nguyên lý “chìa khóa - ổ khóa” trong điều trị chấn thương cột sống cổ
trật cài thân đốt sống C6-7: Báo cáo nhân một trường hợp và nhìn lại y văn
Nguyễn Văn Thạch, Nguyễn Lê Bảo Tiến, Đỗ Mạnh Hùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36

Kết quả trên xquang của phẫu thuật lối sau cấu hình ngắn dành cho
gãy nhiều mảnh cột sống lưng-thắt lưng
Truc Vu MD; Yuichiro Morishita MD, PhD; Itaru Yugue MD, PhD; Tetsuo Hayashi MD;
Takeshi Maeda MD, PhD; Keiichiro Shiba MD, PhD. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45


Nang xương phình mạch tại cột sống: báo cáo nhân một trường hợp
và bàn luận vai trò của điều trị phẫu thuật
Trần Quốc Khánh, Hoàng Gia Du, Nguyễn Mậu Định, Hồ Đức Thưởng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51

Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp 2 phương pháp mổ cố định cột sống lối sau
và Hodgson trong điều trị lao cột sống tại Bệnh viện Phổi Trung Ương
Nguyễn Xuân Diễn, Nguyễn Khắc Tráng, Nguyễn Chi Lăng, Đàm Tọa, Nguyễn Văn Trưởng . . . . . . . . . . . . . . . . . 56

Bước đầu đánh giá hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật sinh thiết đốt sống qua da
dưới sự hỗ trợ của màn tăng sáng
Đặng Trung Thành và cộng sự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61

PHẦN 2: phẫu thuật NỘI SOI VÀ THAY KHỚP
Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mẫu chuyển xương đùi ở người cao tuổi
bằng phương pháp thay chỏm Bipolar
Trần Ngọc Thanh, Lưu Hồng Hải, Lê Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng, Phùng Văn Tuấn,
Mai Đắc Việt, Lê Hanh, Mai Đức Thuận, Nguyễn Đức Hiếu, Nguyễn Anh Tuấn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66

Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp bán phần điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi người cao tuổi

Nguyễn Mạnh Tiến, Trần Trung Dũng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

Đối chiếu chẩn đoán giữa lâm sàng với cộng hưởng từ với nội soi về tổn thương sụn chêm
và dây chằng chéo khớp gối
Trương Trí Hữu, Nguyễn Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74

Thay khớp vai bán phần điều trị gãy phức tạp đầu trên xương cánh tay
Lê Gia Ánh Thỳ, Nguyễn Văn Thái, Hoàng Mạnh Cường, Nguyễn Xuân Nghiêm,
Nguyễn Thúc Bội Châu, Vũ Viết Chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81

Tương hợp kích thước các loại khớp nhân tạo với khớp gối thoái hóa
Nguyễn Phúc Thịnh, Bùi Hồng Thiên Khanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86

Vị trí giải phẫu của mảnh ghép trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước
– Một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Quốc Dũng, Lê Hồng Hải, Phùng Văn Tuấn, Mai Đắc Việt,
Lê Hanh, Mai Đức Thuận, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Đức Hiếu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92

Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần qua đường mổ nhỏ điều trị gãy cổ xương đùi
Lương Thiện Tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99

Kết quả ban đầu thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
Phạm Văn Long, Phạm Phước Thọ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106


Chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước giai đoạn sớm – So sánh kết quả
với phẫu thuật giai đoạn muộn
Nguyễn Thành Chơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110

Kết hợp xương mâm chày với sự hỗ trợ của nội soi

Bùi Thanh Nhựt, Trương Trí Hữu, Nguyễn Quốc Trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114

Xác định chiều dài đường hầm xương trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước
Đặng Ngọc Khôi, Tăng Hà Nam Anh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119

Đánh giá kết quả khâu rách sụn chêm do chấn thương qua nội soi
Võ Thành Toàn, Huỳnh Tấn Thịnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 123

Nhận xét kết quả bước đầu trong thay khớp háng Spiron điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Mai Đức Thuận, Lưu Hồng Hải, Lê Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng, Phùng Văn Tuấn,
Mai Đắc Việt, Lê Hanh, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Đức Hiếu, Nguyễn Anh Tuấn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127

Đánh giá hiệu quả dùng thuốc kháng đông dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
trên bệnh nhân thay khớp háng tại Bệnh viện Thống Nhất – TP.HCM
Võ Thành Toàn, Huỳnh Tấn Thịnh, Phan Ngọc Tuấn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 133

Thay khớp háng thì đầu cho bệnh nhân gãy ổ cối phức tạp, nhân 3 trường hợp
Nguyễn Tiến Sơn, Đoàn Việt Quân, Đào Xuân Tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136

PHẦN 3: phẫu thuật CHẤN THƯƠNG CHUNG
Nhận xét kết quả điều trị gãy kín phức tạp mâm chày loại Schatzker V, VI
bằng nẹp khóa tại Bệnh viện 103
Phạm Đăng Ninh, Nguyễn Quang Trung, Lê Tuấn Dũng, Đào Thiện Tiến, Nguyễn Đăng Long . . . . . . . . . . . . . . . 140

Đánh giá kết quả phẫu thuật kết xương liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi
bằng nẹp khóa với can thiệp tối thiểu
Nguyễn Năng Giỏi, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Việt Nam, Nguyễn Lâm Bình, Nguyễn Thế Bình và cộng sự.. . 144

Kết quả kéo dài hai cẳng chân nâng chiều cao sử dụng khung cố định ngoài cải biên
kết hợp với đinh nội tủy có chốt

Nguyễn Văn Lượng, Đỗ Tiến Dũng, Lê Văn Đoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 149

Đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm Corticoid và làm vận động khớp vai dưới gây tê
trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đông đặc
Nguyễn Đức Hiếu, Lê Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng, Phùng Văn Tuấn, Mai Đắc Việt,
Lê Hanh, Mai Đức Thuận, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Anh Tuấn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 155

Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và phả hệ bệnh nhân tạo xương bất toàn tại Việt Nam
Hồ Duy Bính, Lê Nghi Thành Nhân, Katre Maasalu, Sulev Koks, Aare Märtson . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 161


Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc lấy từ mỡ tự thân
Bùi Hồng Thiên Khanh, Dương Đình Triết, Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Đức Thành,
Lê Tường Viễn, Mai Thanh Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 166

Kết quả bước đầu áp dụng liệu pháp áp lực âm điều trị vết thương phần mềm
trong gãy hở năng lượng cao thân xương dài chi dưới
Huỳnh Minh Thành, Đỗ Phước Hùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 172

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị gãy đầu dưới xương đùi bằng nẹp vít khóa
Trương Trí Hữu, Nguyễn Thanh Huy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 178

Nghiên cứu thực nghiệm cắt qua da ròng rọc A1 trên xác bằng kim 18g - Ứng dụng
trong điều trị ngón tay bật
Nguyễn Trung Hiếu, Đỗ Phước Hùng, Trang Mạnh Khôi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 184

Kết quả theo dõi tối thiểu 2 năm bàn chân khoèo bẩm sinh điều trị theo phương pháp Ponseti
Võ Quang Đình Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 188

Đánh giá kết quả điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp DHS với đường mổ ít xâm lấn

Hoàng Ngọc Minh – Nguyễn Thái Sơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 196

Đánh giá kết quả phẫu thuật trật khớp cùng đòn bằng nẹp móc tại Bệnh viện Saigon-ITO
Phan Văn Ngọc, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Thành Chơn, Lê Chí Dũng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 201

Hiệu quả giảm đau bằng phương pháp giảm đau đa mô thức trong thay khớp gối và khớp háng
Tăng Hà Nam Anh, Nguyễn Thu Chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 207

Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu xa xương đùi phức tạp bằng đinh SIGN có chốt ngược dòng
tại Bệnh viện Việt Đức
Võ Quốc Hưng , Nguyễn Trọng Tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 218

U tế bào khổng lồ đầu dưới xương trụ - Báo cáo trường hợp và nhìn lại y văn
Nguyễn Văn Học, Ngô Văn Toàn, Phùng Ngọc Hòa, Lưu Danh Huy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 222

Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy xương cánh tay bằng kết xương kín, sử dụng đinh đàn hồi Metaizeau
Nguyễn Thái Sơn, Trần Tuấn Anh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 226

Đánh giá kết quả phẫu thuật đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương tại Bệnh viện Việt Đức
Đỗ Văn Minh, Lưu Danh Huy, Phùng Ngọc Hòa, Ngô Văn Toàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 231

Khả năng đồng hóa tổ chức xương, sau ghép xương nhân tạo và dịch tủy xương tự thân
điều trị khớp giả xương dài chi dưới
Vũ Văn Khoa, Nguyễn Xuân Thùy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 234


PHẦN 4: phẫu thuật VI PHẪU
Động mạch hoá tĩnh mạch trong vi phẫu thuật nối lại mảnh da bàn ngón tay tổn thương
dạng lột găng: Trường hợp lâm sàng đầu tiên và nhìn lại y văn
Vũ Trung Trực, Trần Xuân Thạch, Nguyễn Hồng Hà . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 243


Ứng dụng vạt đùi trước ngoài tự do trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cẳng - bàn chân
Ngô Thái Hưng, Nguyễn Việt Tiến, Lê Văn Đoàn, Nguyễn Thế Hoàng, Nguyễn Viết Ngọc,
Nguyễn Văn Phú, Bùi Việt Hùng, Chế Đình Nghĩa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 246

Ảnh hưởng về vận động và cảm giác sau cắt rễ C7 bên lành sau phẫu thuật chuyển thần kinh
để điều trị nhổ toàn bộ các rễ đám rối cánh tay
Chế Đình Nghĩa, Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Viết Ngọc, Lê Văn Đoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 252

Kết quả chuyển rễ C7 bên lành tái phân bố cho thần kinh cơ bì và thần kinh giữa qua hai đoạn ghép
thần kinh trụ có mạch nuôi trong điều trị tổn thương nhổ toàn bộ các rễ thần kinh đám rối cánh tay
Chế Đình Nghĩa, Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Viết Ngọc, Lê Văn Đoàn và cộng sự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 259

Giải phẫu ứng dụng đám rối thần kinh cánh tay, đám rối cổ và thần kinh XI
trên xác người Việt Nam trưởng thành
Nguyễn Viết Ngọc, Vũ Thành Trung, Lê Mạnh Thường, Chế Đình Nghĩa, Nguyễn Văn Huy . . . . . . . . . . . . . . . . 268

Kết quả nghiên cứu giải phẫu vạt Delta ở người Việt trưởng thành
Nguyễn Quang Vịnh, Nguyễn Thế Hoàng, Lê Văn Đoàn, Ngô Thái Hưng, Vũ Minh Hiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . 275

Tạo hình khuyết hổng mô vùng đầu mặt cổ bằng các vạt tự do
Trần Văn Dương, Trần Nguyễn Trinh Hạnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 281

Nối ghép đầu mũi đứt rời bằng kỹ thuật vi phẫu: Ca lâm sàng
Bùi Mai Anh, Vũ Trung Trực, Trần Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Hà . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 286

Kết quả nghiên cứu giải phẫu vạt cánh tay ngoài ở người Việt trưởng thành
Vũ Minh Hiệp, Lê Văn Đoàn, Nguyễn Văn Huy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 289

Tạo hình mũi sau chấn thương bằng sụn sườn khối kết hợp bơm sụn sườn tự thân (Diced Cartilage)

Bùi Mai Anh, Vũ Trung Trực, Nguyễn Hồng Hà . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 295

Chuyển gân cơ lưng to phục hồi chức năng cánh tay trong di chứng tổn thương
đám rối thần kinh ở trẻ em
Trần Xuân Thạch, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Hà . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 300

Điều trị dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ bằng tiêm xơ Polidocanol dưới siêu âm và màn tăng sáng
Vũ Trung Trực, Nguyễn Hồng Hà, Trần Thiết Sơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 304


Vi phẫu thuật tạo hình sau cắt bỏ khối ung thư khoang miệng: nhận xét kết quả bước đầu
Vũ Trung Trực, Tống Xuân Thắng, Bùi Mai Anh, Tô Tuấn Linh, Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Đình Phúc . . . . . . . . 308

Vạt đùi trước ngoài trong tạo hình che phủ các khuyết hổng phần mềm ở chi dưới:
Nhận xét qua 4 trường hợp lâm sàng
Lê Hồng Phúc, Trần Thiết Sơn, Lê Nghi Thành Nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 312

Phần 5: điều dưỡng
Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng
bán phần ở người cao tuổi tại Bệnh viện TWQĐ 108
Nguyễn Thị Thanh Điều và CS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 320

Khảo sát tình hình dinh dưỡng bệnh nhân chấn thương nặng tại khoa CTCH Bệnh viện Chợ Rẫy
Đỗ Phước Hùng, Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Tuấn Định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 327

Nhận xét kết quả điều trị bảo tồn gãy xương đùi ở trẻ em
(Tại khoa khám xương và điều trị ngoại trú Bệnh viện Việt Đức)
Bùi Bích Vượng, Từ Duy Linh, Võ Quốc Hưng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 332

Nhận xét kết quả điều trị bảo tồn gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em tại Bệnh viện Việt Đức

Bùi Tùng Lâm, Từ Duy Linh, Phan Văn Hậu, Võ Quốc Hưng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 335

Khảo sát đau và những ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Lâm Đạo Giang, Đỗ Phước Hùng, Lê Văn Tuấn, Trần Thị Kim Hoa, Trần Thị Đoan Trang . . . . . . . . . . . . . . . . . 338

Bước đầu đánh giá kết quả chăm sóc vết thương, loét lâu liền bằng phương pháp hút áp lực âm
Võ Thành Toàn, Nguyễn Thị Tiến, Ngô Hoàng Viễn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 348

Khảo sát sự hài lòng về an toàn trong vận chuyển người bệnh nội trú
tại khoa phẫu thuật cột sống – Bệnh viện Việt Đức
Trần Thị An, Vũ Hoàng Anh và cộng sự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 353

Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng
tại Bệnh viện Việt Đức năm 2014
Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Thanh Hương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 359

Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành, thái độ của điều dưỡng về chăm sóc vết thương
theo chuẩn năng lực và một số yếu tố liên quan
Phan Thị Dung, Nguyễn Tiến Quyết, Nguyễn Đức Chính, Ngô Thi Huyền, Bùi Mỹ Hạnh, Joy Notter . . . . . . . . . 368


ỨNG DỤNG GHÉP TẾ BÀO GỐC TRUNG MƠ NGUỒN
GỐC MƠ MỠ TỰ THÂN - ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG CỘT
SỐNG LIỆT TỦY CẤP TÍNH
Nguyễn Đình Hồ,
Nguyễn Văn Thạch
Khoa Phẫu thuật cột
sống, BV Việt Đức
Email: dinhhoaykhoa@
yahoo.com


Ngày nhận: 15 - 8 - 2014
Ngày phản biện: 20 - 9 -2014
Ngày in: 08 - 10 - 2014

Tóm tắt
Chấn thương cột sống là sự phá hủy cấu trúc giải phẫu, hiện tại phải chi phí rất lớn của
cá nhân và xã hội nhưng kết quả điều trò còn hạn chế về khả năng hồi phục tủy. Ngày
nay, phương pháp điều trò kinh điển là cố đònh giải ép và ghép xương, nhưng khả năng
hồi phục thần kinh vẫn là rất thấp. Gần đây việc ứng dụng ghép tế bào gốc là một giải
pháp mang nhiều hứa hẹn. Đã có nhiều thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thu
được kết quả khả quan. Tế bào gốc có thể thu tách từ máu cuống rốn, tủy xương và mô
mỡ…Các nghiên cứu về chức năng sinh lý của tế bào gốc ngày càng có tiến bộ vượt
bậc. Ứng dụng ghép tế bào gốc trong chấn thương cột sống liệt tủy là một giải pháp
mang nhiều hứa hẹn nhất.
Chúng tôi tiến hành ứng dụng ghép tế bào gốc cho 20 trường hợp ASIA-A bằng tế bào
gốc mô mỡ. Đánh giá kết quả ban đầu của phương pháp ứng dụng mang lại hy vọng
cho những bệnh nhân chấn thương cột sống liệt tủy.

TREATMENT OF SPINAL CORD INJURY WITH ADIPOSE CULTURED
AUTOLOGOUS MESENCHYMAL STEM CELLS
Nguyen Dinh Hoa,
Nguyen Van Thach

Abstract
Spinal cord injury (SCI) is a devastating condition producing great personal and societal
costs and for which there is no effective treatment. Nowadays we only can operate for the
patients with fixasion and decompression. Recovery neuron function al so difficult. Stem
cell transplantation is a promising therapeutic strategy, though much preclinical and
clinical research work remains. Stem cell included so many kind from adult, for example:

human embryonic, bone marrow and adipose stem cell. Research in stem cell biology
and cell reprogramming is rapidly advancing, with the hope of moving stem cell therapy
closer to helping people with SCI.
We report 20 case who used adipose stem cell for application SCI. The new method
we can help the patients who suffer from SCI. New hope who can recovery functional
nerology.
Keywords: Complete spinal cord injury, adipose derived stem cell autologus

I. Đặt vấn đề
Chấn thương cột sống (CTCS) gây nên những thương
tổn của xương, dây chằng, đĩa đệm cột sống, tổn thương
thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn cho bệnh nhân. Các tổn
thương thần kinh bao gồm liệt vận động, cảm giác, rối loạn
cơ tròn (liệt tứ chi, liệt hai chân, đại tiểu tiện khơng tự chủ,
liệt cơ hơ hấp…) là những hậu quả rất phổ biến và nặng nề
thường thấy trên lâm sàng. Liệt tủy hồn tồn thường xảy

ra khi tổn thương nằm trên nón tủy, trên lâm sàng được
biểu hiện mất hồn tồn vận động và cảm giác dưới mức
tủy tổn thương bao gồm cả cảm giác quanh hậu mơn.[10].
Hàng năm có khoảng 40 ca CTCS mới trong một triệu
dân hoặc tổng số có khoảng 12000 ca CTCS tại Mỹ. Bệnh
nhân nam giới chiếm đa số với tỷ lệ khoảng 77%, tuổi
trung bình của bệnh nhân trong ba thập kỷ gần đây khoảng
từ 28,7 đến 39,5 tuổi với ngun nhân chính là tai nạn giao
Phản biện khoa học: TS. Ngơ Minh Lý
1


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014


thông và ngã cao. Tổn thương đụng dập tủy chiếm
70%. [9], [10]. Tại Việt Nam, CTCS gặp chủ yếu do
tai nạn lao động và tai nạn giao thông với độ tuổi
trung bình khoảng 35-40 có thể chiếm đến 80%, đây
là lực lượng lao động chính của xã hội. [3],[8]
Bệnh nhân CTCS không liệt hoặc liệt tủy không
hoàn toàn, sau khi điều trị theo đúng phác đồ có thể
phục hồi, trở về cuộc sống thường ngày, lao động
sản xuất ra vật chất cho bản thân, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, khi bị liệt tủy hoàn toàn, ngoài vấn đề mất
sức lao động sau chấn thương, phụ thuộc vào người
chăm sóc, bệnh nhân còn phải được điều trị các biến
chứng như loét tỳ đè, nhiễm trùng tiết niệu, viêm tắc
tĩnh mạch chi… Đây không chỉ nâng giá thành điều
trị lên rất nhiều lần mà còn là một sang chấn tinh thần
nặng nề cho bệnh nhân và gia đình, nhiều trường hợp
không thể tiếp tục điều trị do bản thân bệnh nhân từ
chối.[3],[5].
Trong vài năm trở lại đây, những nghiên cứu về
ứng dụng tế bào gốc (TBG) trong điều trị bệnh đã thu
hút được sự quan tâm rất lớn trong giới y học trong
và ngoài nước. Nhiều bệnh lý thuộc nhiều chuyên
nghành khác nhau đã được điều trị bằng TBG với
kết quả rất khả quan, trong đó có bệnh chấn thương
cột sống. Với đặc tính có khả năng tự tái tạo và biệt

hóa thành những tế bào chuyên biệt, đa dòng trong
những điều kiện nhất định như tế bào cơ, xương,
sụn, da, tế bào thần kinh…TBG được xem như là

nguồn “nguyên liệu” dự trữ, giúp cơ thể sửa chữa,
tái tạo, thay thế những mô, tổ chức bị tổn thương
[4],[8],[10].

II. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu
Gồm 40 được lựa chọn theo các tiêu chuẩn
nghiên cứu chia làm hai nhóm theo tỷ lệ 1:1 , tất
cả được làm xét nghiệm trước khi cấy ghép. Bệnh
nhân được phẫu thuật theo phương pháp kinh điển cố
định cột sống giải ép, ghép xương và được ứng dụng
ghép tế bào gốc trực tiếp vào vùng tổn thương theo
các quy trình chuẩn với số lượng tế bào 4x106 MSCs
tiêm ở 4 vị trí trên tổn thương, giữa tổn thương, dưới
tổn thương và dưới màng cứng. Sau 1 tháng bệnh
nhân sẽ được tiêm MSCs nhắc lại lần 2 số lượng
2-3x107 vào vùng dưới màng cứng ngang mức L2.
Sau 2 tuần bệnh nhân được tiêm lại mũi 3 dưới màng
cứng ngang mức L2 số lượng 2-3x107 MSCs. Sau 45
ngày bệnh nhân sẽ được truyền tĩnh mạch mũi 4 số
lượng 80-120x106 MSCs. Đánh giá kết quả 3 tháng
và 6 tháng bằng thang điểm ASIA, SF36, Barthex,
MRI. EMG(electromyography).

III. Kết quả nghiên cứu
3.1. Kết quả chung
3.1.1.Giới

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ giới
Nhận xét: Trong số bệnh nhân được nghiên cứu,

tỷ lệ nam/ nữ là 5.67 Trong đó bệnh nhân nam là
34 bệnh nhân chiếm 85% nữ là 6 bệnh nhân chiếm
15%.

2

3.1.2 Tuổi
Tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là:
37,75 ± 5.67 Bệnh nhân trẻ nhất là: 17 và bệnh nhân
già nhất là 59. Tỷ lệ tuổi từ 31-40 là cao nhất chiếm
37,5%


Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi
3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.1 : Mối liên quan giữa bệnh và nghề nghiệp.
Nghề nghiệp

N

Tỷ lệ (%)

Nghề có nguy cơ cao

38

95%

Nghề có nguy cơ thấp


2

5%

Tổng

40

100%

Trong nhóm nghiên cứu các bệnh nhân có nghề nghiệp
nguy cơ cao dễ dẫn tới tai nạn chấn thương cột sống như:
cơng nhân, xây dựng... chiếm tỷ lệ cao 95%. Trong khi đó
nghề có nguy cơ thấp như giáo viên, cơng chức.. chiếm
5%
3.1.4. Dư địa lý

Trong nhóm điều trị, quan sát kết quả chụp MRI cho
thấy, Chiều dài tổn thương giảm nhiều, chiều rộng ống
sống mở rộng hơn nhiều tại thời điểm 3 tháng sau tiêm
MT1 so với trước khi điều trị. Kết quả MCC và MSCC
tại thời điểm 3 tháng sau tiêm MT1 cũng nhỏ hơn nhiều
so với trước khi điều trị. Kết quả này phù hợp với kết quả
phục hồi chiều rộng ống sống.
Theo thời gian sự khác biệt của các biến này đều có ý
nghĩa. Sự khác biệt này cho thấy sự hồi phục đáng kể về
cấu trúc cột sống, tủy sống theo thời gian. Sự phục hồi này
có thể do điều kiện phẫu thuật, thời gian hoặc do yếu tố
can thiệp TBG.
Bảng 3.4. Đánh giá kết quả 6 tháng sau cấy ghép

L (mm)

R (mm)

Đối chứng
(n=10)

61.2 ±
4.885

4.7 ±
0.559

28.35 ±
6.041

32.79 ±
4.915

Điều trò
(n=10)

42.6 ±
5.173

8.05 ±
0.456

13.73 ±
1.719


11.76 ±
1.868

P

P=0.0176
<0.05

P=0.0002
<0.05

P=0.0412
<0.05

P=0.0019
<0.05

Bảng 3.2 : Mối liên quan giữa bệnh và nghề nghiệp.
Đòa lý

N

Tỷ lệ (%)

Nông thôn

30

70%


Thành thò

10

30%

Tổng

40

100

Có 70% bệnh nhân thuộc vùng nơng thơn ven đơ thị,
30% bệnh nhân thuộc thành thị.
3.2. Kết quả điều trị
3.2.1. Đánh giá kết quả trên cộng hưởng từ
Bảng 3.3. Đánh giá kết quả trên MRI trong nhóm điều
trị theo thời gian
L (mm)

R (mm) MCC (%) MSCC (%)

Trước tiêm
(n=20)

68.25 ±
4.849

5.075 ±

0.422

36.17 ±
3.976

44.06 ±
3.728

3 tháng sau
MT1 (n=20)

54.05 ±
3.998

6.9 ±
0.351

24.895 ±
2.820

22.51 ±
2.319

P

P=0.0299 P=0.002 P=0.0269 P=0.0000
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05


MCC (%) MSCC (%)

So sánh kết quả MRI của 2 nhóm đối chứng và điều trị tại
cùng thời điểm quan sát, 6 tháng sau tiêm, kết quả cho thấy:
Chiều dài tổn thương nhóm điều trị (42.6 ± 5.173) thấp
hơn nhiều so với nhóm đối chứng (61.2 ± 4.885). Chiều
rộng ống sống nhóm điều trị (8.05 ± 0.456) so với nhóm
đối chứng (4.7 ± 0.559). MCC, MSCC nhóm điều trị đồng
thời thấp hơn so với nhóm đối chứng, phù hợp với tương
quan thuận với chiều rộng ống sống. Sự khác biệt của các
biến tương ứng ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê. Điều này
có thể khẳng định sự phục hồi về cấu trúc cột sống, tủy
sống liên quan đến yếu tố TBG cấy ghép.

Phần 1: Phẫu thuật cột sống
3


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

Bảng 3.5. Đánh giá kết quả trên đo chức năng
bàng quang
n

Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Treatment

10


0.4 ± 0.221

Control

10

2.3 ± 0.300

Số cơn co bóp khơng tự chủ của nhóm điều trị là
0.4 ± 0.221 thấp hơn nhiều so với đối chứng là 2.3

P
P=0.0001<0.05

± 0.300. Và sự khác biệt này là có nghĩa. Điều này
khẳng định hiệu quả của phương pháp điều trị.

Bảng 3.6 Đánh giá kết quả đo chức năng bàng quang qua thời gian
Pdetmax

VH2Omax

D

3 tháng sau MT1

54.78 ± 6.309

395.89 ± 46.407


23.06 ± 5.14

6 tháng sau MT1

61.7 ± 10.157

338.3 ± 58.643

17.81 ± 6.01

P

>0.05

>0.05

>0.05

Mặc dù số cơn co bóp khơng tự chủ ở hai giai
đoạn 3 tháng và 6 tháng có sự cải thiện đáng kể, tuy
nhiên, Pdetmax, VH2Omax và D có sự cải thiện nhỏ
nhưng khơng đáng kể. Điều này có thể giải thích là
do khâu chăm sóc BQ của bệnh nhân trong và sau
điều trị khơng tốt
Dựa trên tương quan giữa Pdetmax, VH2max và
D với , nếu sức chứa tối đa tăng duy trì mức >300
cm H2O, áp lực tối đa BQ giảm dần về giá trị 15-40
cm H2O, độ giản nở BQ tăng. Điều này liên quan


mật thiết đến việc tập luyện duy trì thể tích nước tiểu
trong BQ, làm sạch nước tiểu BQ, chống rỉ tiều... Để
có được kết quả này, bệnh nhân cần được chăm sóc
BQ tốt và tham gia tập luyện phục hồi chức năng.
Thêm vào đó, sức chứa BQ tối đa ở 2 thời điểm
quan sát 3 tháng và 6 tháng sau MT1 điều lớn hơn
300cmH2O. Mặc dù VH2Omax ở thời điểm 6 tháng
thấp hơn thời điểm 3 tháng, tuy nhiên sự khác biệt
này là khơng có ý nghĩa. Điều này càng khẳng định
chắc chắn hiệu quả của phương pháp điều trị này.

Bảng 3.7. Đánh giá kết quả qua các thang điểm chất lượng cuộc sống.
Trước tiêm

1 tháng sau MT1

2 tháng sau MT1

3 tháng sau MT1

Chỉ số theo dõi

n

Tỉ lệ %/Score

n

Tỉ lệ %/Score


n

Tỉ lệ %/Score

n

Tỉ lệ %/Score

SF36

20

26.26 ± 7.936

20

34.675 ±
11.847

20

44.8 ±
14.682

20

56.35 ±
14.951

Đánh giá

CLCS

TB kém

TB kém

TB kém

Khá

P<0.05
20
Owestry

77 ± 7.497

20

Nhiều

70.9 ± 8.271

20

Nhiều

63.4 ± 8.003

20


Vừa

55.8 ± 8.05
Vừa

P<0.05
Tỉ lệ mất chức
năng CSTL
Barthex ADL

20

3.95 ± 1.191

20

5.1 ± 1.586

P<0.05

IV. BÀN LUẬN:
Mặc dù, theo kinh điển tổn thương mơ thần kinh:
sọ não, tủy sống thì khả năng tái tạo là rất khó. Tuy
nhiên, gần đây các thử nghiệm lâm sàng, các nghiên
4

20

6.25 ± 1.997


20

7.05 ± 2.212

P>0.05

cứu về y học tái tạo mơ thần kinh trung ương với
các bệnh lý như: Parkinson, thiếu máu não và chấn
thương cột sống. Chấn thương cột sống điều trị gồm
phẫu thuật và sử dụng Steroid liều cao đã thu được


kết quả làm giảm tổn thương thứ phát mô tủy. Tuy nhiên,
hiệu quả của điều trị Steroid liều cao là một chủ đề còn
tranh luận. Việc ứng dụng y sinh học trong điều trị chấn
thương cột sống bao gồm việc sử dụng các yếu tố tái tạo
thần kinh của các dòng tế bào gốc hoặc cấy ghép tế bào
gốc đang dần trở thành một xu thế để tái tạo được mô thần
kinh. [7].

đối tượng nghiên cứu tác dụng của tế bào gốc trong
điều trị. Thông thường mô hình động vật thí nghiệm bị
chấn thương cột sống bằng cách kẹp tuỷ sống, cắt đứt
tuỷ sống.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ghép tự thân
để tránh được vấn đề liên quan tới thải ghép và đặc biệt
nguồn tế bào gốc từ mô mỡ có nhiều thuận lợi hơn từ các
nguồn khác. Thứ nhất là rất dễ lấy với kỹ thuật gây tê tại
chỗ, dễ nuôi cấy để đạt thời gian kịp thời cấy vùng tổn

thương. Thứ hai là liệu pháp tế bào không tạo ra tế bào ung
thư. Thứ ba tế bào gốc nguồn từ mô mỡ đã được chứng
minh tạo ra rất nhiều tế bào mô khác nhau, trong đó có tế
bào thần kinh hoặc tế bào thần kinh đệm. Ngoài ra, nhiều
nghiên cứu đã chứng minh tính an toàn khi ứng dụng trên
người. [8].

+ Đưa thẳng tế bào gốc ( có thể là tế bào tiền thần kinh,
hoặc nguyên bào sợi thần kinh biệt hoá từ tế bào gốc) hoặc
các trường hợp chất tăng trưởng từ tế bào gốc vào vùng
tổn thương. Lúc này tế bào gốc hoạt động theo hướng tái
tao/thay thế, biệt hoá thành tế bào thần kinh mới hoặc tế
bào đệm thần kinh.

Tại Mỹ, chi phí cho bệnh nhân CTCS hàng năm lên
đến 10 tỷ đô la Mỹ, chưa bao gồm chi phí điều trị loét tỳ
đè, một biến chứng hay gặp nhất của CTCS liệt tủy hoàn
toàn, có thể thêm hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm. [10].
Để có thể đưa các nghiên cứu về tế bào gốc và thực tiễn
ứng dụng, thông thường cần phải theo các trình tự sau:
Nuôi cấy, biệt hoá tế bào gốc thành tế bào thần kinh
trong phòng thí nghiệm, bước này có thể tiến hành song
song với các nghiên cứu cơ chế hình thành tế bào thần
kinh từ tế bào gốc và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình
này.
Tiếp theo sau, các sản phẩm thí nhiệm có thể được thử
nghiệm trên mô hình động vật để chứng minh hiệu quả
của quá trình cấy ghép, xác định liều lượng tế bào cần thiết
cho qúa trình điều trị, tối ưu hoá mức độ hồi phục các phản
ứng của cơ thể sau khi cấy ghép.

Sau khi chứng minh tính an toàn và hiệu quả của
phương pháp điều trị bằng tế bào gốc thì các thử nghiệm
lâm sàng trên người sẽ được tiến hành theo 4 giai đoạn,
tăng dần theo số lượng
Tế bào gốc từ các nguồn khác nhau như tế bào gốc
phôi, tế bào gốc thần kinh từ thai, từ máu dây rốn, tuỷ
xương, mô mỡ…đều đã được thử nghiệm trong mô hình
điều trị chấn thương cột sống. Các thử nghiệm trên bệnh
nhân về tính an toàn và tính khả thi của liệu pháp tế bào
gốc đã được tiến hành.
Cho đến nay việc tiến hành nghiên cứu trên động
vật rất phổ biến và thu được kết quả khả quan. Các
nhà khoa học đã sử dụng chuột, thỏ, linh trưởng làm

Nhìn chung, để đưa tế bào gốc vào đôi tượng nghiên
cứu có 2 con đường tuỳ theo cơ chế hoạt động của tế
bào gốc:

+ Đưa tế bào gốc bằng đường gián tiếp: Truyền tĩnh
mạch hoặc tiêm vào vùng L2 (khoang dưới nhện). Các tế
bào hiện diện sẽ hoạt động theo hướng cảm ứng/hỗ trợ.
Tế bào gốc lưu thông, hạn chế tối đa sự chết theo chu kỳ
và hạn chế cả phản ứng viêm đã được chứng minh có hại
cho mô tuỷ. Các tế bào này khi hiện diện sẽ tiết ra yếu tố
tăng trưởng, đồng thời cũng tiết ra các tín hiệu huy động
các yếu tố tăng trưởng cần thiết trong cơ thể vật chủ, kích
thích việc hình thành mạch máu và tế bào thần kinh mới.
Theo một số ý kiến hiện nay, các nhà khoa học cho rằng
cảm ứng hỗ trợ này có thể là hướng chính và hiệu quả hơn
hẳn, vì theo đó, tế bào gốc khi được đưa vào cơ thể, một

mặt biệt hoá thành tế bào thần kinh mới, một mặt tạo điều
kiện để cơ thể vật chủ tự hồi phục.
Tại Việt Nam gần đây có nhiều nghiên cứu ứng dụng
tế bào gốc trong điều trị, nhưng trong ngành chấn thương
chỉnh hình nói chung cũng như trong điều trị chấn thương
cột sống liệt tủy nói riêng còn hạn chế. Cao Thỉ (2009) đã
báo cáo ghép tủy xương để điều trị gãy hở hai xương cẳng
chân, Nguyễn Mạnh Khánh (2010) báo cáo ứng dụng tế
bào gốc điều trị chậm liền xương, khớp giả thân xương
chày[5].
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật,
đặc biệt là sự phát triển công nghê tế bào gốc đã mở ra
những hy vọng mới cho các bệnh nhân. Ngày nay liệu
pháp tế bào gốc ( Stem cell therapy) được ứng dụng ngày
càng nhiều trong các chuyên khoa, đặc biệt là chuyên khoa
thần kinh và cột sống. Tế bào gốc có thể lấy ở rất nhiều
nơi, song mỗi nơi có ưu nhược điểm khác nhau. Nhưng
tế bào gốc mô mỡ là ưu điểm hơn do: dễ dàng thực hiện,
bệnh nhân không đau, lượng tế bào gốc thu được với số
lượng lớn, dễ nuôi cấy.

V. KẾT LUẬN:
Ứng dụng ghép tế bào gốc mô mỡ tự thân trong điều trị
Phần 1: Phẫu thuật cột sống
5


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

chấn thương cột sống liệt tuỷ hoàn toàn. Là phương

pháp ứng dụng mới trong điều trị chấn thương cột
sống. Mang đến niềm hy vọng mới cho bệnh nhân
và người nhà. Cần phải đánh giá thêm về tính an toàn

và hiệu quả của phương pháp. Nhưng đây cũng là
một giải pháp triển vọng cho người bệnh chấn thương
cột sống liệt tuỷ.

Tài liệu tham khảo
1.

Nguyễn Văn Thạch (2007): “Nghiên cứu điều trị phẫu
thuật gãy cột sống ngực – thắt lưng không vững, không
liệt và liệt tủy không hoàn toàn bằng dụng cụ Moss
Miami”. Luận án tiến sỹ Y học.

7.

Saito F, Nakatani T, Iwase M et al (2008): “Spinal
cord injury treatment with intrathecal autologous bone
marrow stromal cell transplantation: The first clinical
trial case report”. J TRAUMA; 64:53–59.

2.

Nguyễn Lê Bảo Tiến (2004): “Nghiên cứu kết quả phẫu
thuật chấn thương cột sống lưng – thắt lưng bằng vít
qua cuống với dụng cụ Moss Miami tại bệnh viện Việt
đức”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bênh viện.


8.

3.

Nguyễn Quang Tùng (2011): “Nghiên cứu ứng dụng
và hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý, bảo quản tế bào
gốc tạo máu dùng cho ghép đồng loại”. Luận án tiến sỹ
Y học.

Yoon SH, Shim YS, Park YH et al (2007): “Complete
spinal cord injury treat- ment using autologous bone
marrow cell transplantation and bone marrow stimulation
with granulocyte macrophage-colony stimulating factor:
phase I/II clinical train”. STEM CELLS ;25:2066–2073.

9.

Lammertse DP, Jones LAT et la (2012) “Autologous
incubated macrophage therapy in acute, complete spine
cord injury: results of the phase 2 randomized controlled
multicenter trial.”. SPINAL CORD: 50, 661-671.

4.

6

Trần Văn Bé (1995): “Chuyên đề nghiên cứu và ứng
dụng tế bào gốc ở Việt Nam: Ca ghép tủy đầu tiên ở
Việt Nam”. Tạp trí y dược học.


5.

Nguyễn Thị Thu Hà (2004), "Tế bào gốc và ứng dụng
trong y sinh học", TCNCYH phụ bản 32(6): tr. 13-26.

6.

Park HS, Park HC, Shim YS et al (2005): “Treatment
of complete spinal cord injury patients by autologous
bone marrow cell transplantation and administration
of granulocyte-macrophage colony stimulating factor”.
TISSUE ENG; 11:913–922

10. Sang Han Kim et la (2013). “Autologous Adipose
Dirived MSCs Trasplantation in Patient With Spinal
Cord Injury” Clinical trial study.


MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA VÍT TRONG PHẪU THUẬT
LỐI SAU ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG
CĨ SỰ HỖ TRỢ CỦA ROBOT ĐỊNH VỊ.
Đinh Mạnh Hải,
Nguyễn Văn Thạch
Khoa Phẫu thuật cột
sống, BV Việt Đức
Email:


Ngày nhận: 5 - 9 - 2014
Ngày phản biện: 20 - 9 -2014

Ngày in: 08 - 10 - 2014

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật sử dụng robot hỗ trợ bắt vít lối sau trong điều trò trượt đốt sống
thắt lưng lần đầu tiên được thực hiện tại khoa Phẫu thuật cột sống – bệnh viện Việt
Đức – Hà Nội tháng 12 năm 2012. Đây cũng là lần đầu tiên hệ thống robot đònh vò
được ứng dụng vào phẫu thuật cột sống tại khu vực Đông Nam Á với kỳ vọng nhằm tối
ưu hóa độ chính xác của quá trình bắt vít cũng như giảm thiểu tối đa thương tổn phần
mềm cũng như lượng tia xạ cho phẫu thuật viên so với mổ mở thông thường. Điều này
cũng đồng nghóa với việc hạn chế tối đa các biến chứng của việc bắt vít và bệnh nhân
sau mổ có thể nhanh chóng trở lại với cuộc sống bình thường. Chính vì lý dó đo, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá độ chính xác của vít trong phẫu thuật lối
sau điều trò trượt đốt sống thắt lưng có sự hỗ trợ của robot đònh vò .
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 12/2012 tới 09/2014, tất cả các bệnh
nhân được chẩn đoán là trượt đốt sống thắt lưng, có chỉ đònh phẫu thuật lối sau và
được giải thích lợi ích, đồng ý với phương pháp phẫu thuật sử dụng robot đònh vò đều
được đưa vào nhóm nghiên cứu. Trước và sau mổ, bệnh nhân được chụp phim CT
64 dãy qua vò trí đốt sống trượt để đánh giá mức độ chính xác của vít bắt được ở cả
3 bình diện: trong-ngoài (di lệch so với cuống sống theo phân loại của Gertzbein và
Robbins), trên-dưới và trước sau (so với các bờ của thân đốt sống).
Kết quả: 61 bệnh nhân (20 nam, 41 nữ) được phẫu thuật với tổng 278 vít được bắt
vào các đốt sống thắt lưng từ L3 tới S1. Trong đó, vò trí đốt sống tổn thương hay gặp
nhất là L4L5 với tổng số 210 vít được bắt chiếm 75,5%. Độ tuổi trung bình của bệnh
nhân được phẫu thuật là 50,5 trong đó bệnh nhân cao tuổi nhất là 74, thấp nhất là 14
tuổi. Độ chính xác của các vít theo phân loại của Gertbein và Robbins có 272 vít xấp
xỉ 97,9% nhóm A và B (nằm hoàn toàn trong cuống và di lệch <2mm ). So với đường
giữa ở bình diện trong-ngoài thì có 276 vít nằm hoàn toàn trong thân, không vượt qua
đường giữa thân đốt sống, chiếm 99,4%. Ở bình diện trước-sau, tất cả các vít đều nằm
trong thân đốt sống. Ở bình diện trên- dưới, 216 vít bắt nằm ở bình diện 1/3 giữa TĐS
chiếm 77,7%, 52 vít bắt ở 1/3 trên TĐS, 10 vít bắt ở 1/3 dưới TĐS.

Kết luận: Qua đánh giá của phim chụp cắt lớp 64 dãy sau mổ, phẫu thuật bắt vít cột
sống thắt lưng lối sau có robot hỗ trợ cho độ chính xác vít cao xấp xỉ 98% và không
biến chứng nào được ghi nhận. Từ những kết quả trên có thể thấy rằng, công nghệ hỗ
trợ đònh vò của robot là xu hướng phát triển mới đầy tiềm năng cho tương lai của phẫu
thuật cột sống ít xâm lấn ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Từ khóa: Vít qua cuống, robot hỗ trợ cột sống, chính xác, phẫu thuật ít xâm lấn.

Phản biện khoa học: GS. TS. Đỗ Đức Vân
7


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

THE PERCUTANEOUS PLACEMENT ACCURACY
OF LUMBOSACRAL SCREWS IN SPONDYLOLISTHESIS TREATMENT
WITH SPINEASSIST SURGICAL ROBOT AT VIETDUC HOSPITAL
Dinh Manh Hai,
Nguyen Van Thach

Abstract
Background: MIS TLIF with Renaissance Robot Spine Assist system for spondylolisthesis
treatment firstly successed done at Spine Department of VietDuc hospital in December
2012. It was also the first time that surgical guidance robot system from Mazor worked in
ASEAN region with hope to increase the accuracy of percutaneous screws placement and
make more benefits for surgeon and patients. Robot technology can help spine operation
be more comfortable and patient will get more safe, low radition, pain reducing and fast
recovery. In this study, we evaluated the percutaneous placement accuracy of lumbosacral
screws in spondylolisthesis treatment with robot assistance to show the role of robot in
MIS spine surgery through the challenges of open operation techniques.
Patients and methods: Patients was explained and operated from 12/2012 to 09/2014 for

spondylolisthesis treatment by TLIF with robot assist system. All cases got CT scanner
64 slides pre and ost-operation to evaluate the accuracy of percutaneous placement
screws at lumbosacral levels. The result based on the position of screw in 3 aspects:
Axial, lateral & A-P.
Results: 61 patients (20 males, 41 females) with 278 screws placed with accuracy rate
reached 98% by Gertbein và Robbins classification (A and B group) from L3 to S1. L4L5
got the highest number of screws at 210 (75,5%). Averrange age of pts was 50,5 (max 74,
min 14). 276(99,4%) screws totally inside percutaneous and no pass the medial line at
axial aspect. There are 216 screws(77,7%) at medial position of vertebra at lateral view,
compare to 52 screws at superior and 10 screws at inferior direction.
Conclusion: Accuracy of percutaneous screws placement with Renaissance robot
spine assist system got the excellent and good results (98%) evaluated by MSCT, no
complication recorded. We might think about Renaissance guidance system can be a
minimally invasive spine surgery trend of future not only in VietNam but also all over the
world for any spine surgeon.
Keywords: percutaneous screws, robot spine assist, accuracy, MIS

I. Đặt vấn đề
Cố định cột sống sử dụng bắt vít qua cuống đã
trở nên phổ biến trong phẫu thuật điều trị các bệnh
lý mất vững cột sống thắt lưng ở Việt Nam cũng như
trên toàn thế giới. Năm 1977, Magerl là người đầu
tiên giới thiệu kỹ thuật bắt vít bằng tay qua cuống
sống vào thân đốt sống thắt lưng trong quá trình mổ
mở. Kể từ đó, kỹ thuật bắt vít cố định cột sống ngày
càng được hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên, một
số nghiên cứu dựa trên sự hỗ trợ của chẩn đoán hình
ảnh đã cho thấy tỷ lệ vít bắt bằng tay không chính
xác là khoảng từ 3% tới 55% phụ thuộc kỹ thuật của
phẫu thuật viên và ở vị trí bắt vít. Trong đó, tỷ lệ biến

8

chứng thần kinh gây ra do vít bắt không chính xác
trong quá trình mổ mở là từ 0 tới 7% [3][4][8].
Chính vì lẽ đó, sự phát triển của phẫu thuật ít xâm
lấn với quy trình bắt vít qua da được kỳ vọng giúp
tăng độ chính xác của vít được bắt vào đốt sống, giảm
các nguy cơ, rủi ro của mổ mở (như tổn thương tủy, rễ
thần kinh, mất máu, nhiễm trùng…), cũng như nâng
cao chất lượng cuộc sống, giúp bệnh nhân nhanh
chóng phục hồi, trở về với cuộc sống bình thường.
Hiện nay, phẫu thuật bắt vít qua cuống cố định cột
sống được sử dụng chủ yếu ở đoạn cột sống thắt lưng
với sự hỗ trợ của chẩn đoán hình ảnh và các thiết
bị định vị, can thiệp ít xâm lấn như Navigation và


gần đây nhất là hệ thống robot dẫn đường [5][11]. Thông
thường, quá trình bắt vít ít xâm lấn được thực hiện dưới
sự hướng dẫn của C-arm trong mổ qua các hình ảnh chụp
cột sống ở 2 bình diện: trên dưới và bên. Qua đó, phẫu
thuật viên xác định được vị trí cuống sống để tiến hành
tìm đường vào cuống, sau đó thực hiện các thao tác bắt vít
ít xâm lấn qua da vào thân đốt sống. Quá trình này được
thực hiện hoàn toàn dưới sự hướng dẫn của C-arm, do vậy
ở những trường hợp đốt sống bị thay đổi cấu trúc giải phẫu
do chấn thương hoặc bệnh lý thì thao tác kỹ thuật ít xâm
lấn sẽ bị hạn chế do việc xác định các mốc giải phẫu trở
nên khó khăn hơn. Ngoài ra, với kỹ thuật mổ ít xâm lấn
thông thường phẫu thuật viên cũng như bệnh nhân phải

tiếp xúc trực tiếp với một lượng tia lớn trong suốt thời gian
mổ đồng nghĩa với việc họ phải chịu những nguy cơ ung
thư tiềm tàng do tia X gây ra [7][10][12].
Từ những lý do trên, phẫu thuật cột sống ít xâm lấn với
sự hỗ trợ của robot định vị trong quá trình bắt vít đã ra đời
nhằm đem đến sự tối ưu hóa khi thực hiện kỹ thuật bắt vít
qua da với độ an toàn, chính xác gần như tuyệt đối, giảm
tổn thương phần mềm, lượng máu mất đồng thời giảm
lượng tia xạ cho cả phẫu thuật viên và bệnh nhân trong
suốt quá trình mổ so với các phương pháp mổ ít xâm lấn
trước đây.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Từ tháng 12 năm 2012 đến nay, chúng tôi có 61 bệnh
nhân được chẩn đoán là mất vững cột sống thắt lưng, được
giải thích và phẫu thuật TLIF (cố định cột sống thắt lưng
lối sau, giải ép và hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp)
trong đó quá trình bắt vít cố định cột sống thắt lưng lối sau
thực hiện theo quy trình phẫu thuật ít xâm lấn có sự hỗ trợ
dẫn đường của robot định vị Renaissance.
BN được chụp CT 64 dãy dựng hình cột sống trước và
sau mổ để đánh giá độ chính xác của vít ở cả 3 bình diện:
trên dưới, trước sau, trong ngoài.
Quy trình kỹ thuật sử dụng hệ thống robot định vị
Renaissance:
- Nhập dữ liệu từ đĩa phim chụp cắt lớp vi tính 64 dãy
cột sống thắt lưng với lát cắt 0.6 – 0.8 mm và sử dụng phần
mềm chuyên dụng xử lý, tái tạo hình ảnh 3D trên máy chủ
hoặc máy tính cá nhân có cài phần mềm chuyên dụng của

Renaissance để lên kế hoạch phẫu thuật trước mổ.
- Phần mềm chuyên dụng sẽ xử lý thông tin, cho hình
ảnh từng đốt sống ở 3 bình diện: trước-sau, trên-dưới và
nằm ngang. Từ đó, PTV có thể lên kế hoạch chính xác
trước mổ: vị trí bắt vít, hướng bắt vít, kích thước (độ dài,
đường kính) của vít.

- Chọn phương tiện cố định -1 trong 4 loại để cố định với cơ thể bệnh nhân. Lắp giá đỡ robot lên hệ thống cố định.

Phần 1: Phẫu thuật cột sống
9


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

- Cài đặt C.arms và kiểm tra trạng thái hoạt động
của Robot. Chụp cột sống thắt lưng ở 2 bình diện:
trên dưới và nghiêng 60 độ so với mặt phẳng ngang.
- Đồng bộ hóa hình ảnh chụp trên C. Arms và hình
ảnh phim chụp CT 64 dãy trên hệ thống máy chủ của
Robot. Máy tính sẽ xử lý hình ảnh để định hướng cho
hoạt động của robot trong quá trình dẫn đường bắt vít
với độ chính xác <1mm.
- Đặt Robot vào vị trí trên giá đỡ, Robot sẽ tự
động thao tác xác định vị trí trên da. Phẫu thuật viên
làm theo hướng dẫn của robot đưa kim dẫn đường
vào cuống trước khi doa và sử dụng hệ thống ống
nong, tay dẫn đường để bắt vít vào đốt sống.
- Trong mổ, bệnh nhân được chụp C-arm ở 2 bình
diện: trên – dưới và bên để khẳng định chắc chắn kim

dẫn đường và vít vào đúng thân đốt sống qua cuống.

- Tất cả bệnh nhân của chúng tôi được chụp lại
phim CT scanner 64 dãy CSTL sau mổ cũng với lát
cắt từ 0.6-0.8mm. Qua hình ảnh của phim CT, chúng
tôi đánh giá được vị trí của vít trong đốt sống ở 3
bình diện: trước-sau, trên-dưới và nằm ngang.
- Dựa vào công cụ đo kích thước chính xác tới
1mm trên phần mềm chẩn đoán hình ảnh, chúng tôi
đo và thống kê vị trí của vít từ đó phân mức độ di
lệch của vít so với cuống sống thành 4 nhóm như
phân loại của Gertzbein và Robbins: Vít nằm hoàn
toàn trong cuống (nhóm A), vít di lệch < 2mm (nhóm
B), di lệch 2 - < 4mm (nhóm C), di lệch ≥ 4mm và <
6mm (nhóm D), di lệch nhiều hơn 6 mm (nhóm E).

- Ngoài ra chúng tôi cũng đánh giá hướng của vít so
với đường giữa của thân đốt sống trên mặt phẳng nằm
ngang, trong đó: hướng vít được coi là tốt được khi

thân vít nằm toàn bộ trong 1/2 thân đốt sống cùng bên
và không vượt qua đường giữa của thân đốt sang bên
đối diện hoặc hướng ra ngoài thân đốt sống cùng bên.

- Mức độ tiếp xúc của vít với thân đốt sống ở bình
diện trước sau cũng được thống kê, trong đó vít được
bắt tốt nếu phần mũ vít tiếp xúc với phần xương cứng
của cung sau và đầu vít không vượt quá phần xương
cứng của bờ trước thân đốt sống.


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Ở bình diện trên dưới, chúng tôi chia hướng vít
thành 3 nhóm: hướng lên trên – khi 2/3 thân vít nằm
ở 1/3 trên của thân đốt sống, trung gian khi vít ở 1/3
giữa TĐS sống và hướng xuống dưới – khi 2/3 thân
vít nằm ở 1/3 dưới của TĐS [1][2][6][9].

10

Chụp CT scanner 64 dãy cột sống thắt lưng
đánh giá độ chính xác vít sau mổ:

61 bệnh nhân (20 nam, 41 nữ) được phẫu thuật với
tổng 278 vít được bắt vào các đốt sống thắt lưng từ L3
tới S1. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân được phẫu
thuật là 50,5. Trong đó, vị trí đốt sống tổn thương hay
gặp nhất là L4L5 với tổng số 210 vít được bắt chiếm
75,5%. Độ chính xác của các vít theo phân loại của
Gertbein và Robbins là 272 tương đương 97,9% vít
thuộc nhóm A và B. Ở bình diện trong-ngoài, so với
đường giữa có 276 vít nằm hoàn toàn trong thân,


loại của Gertbein và Robbins là 272 tương đương 97,9%
vít thuộc nhóm A và B (so với tỷ lệ từ 98,3 % tới 99,7%
theo một số tác giả nước ngồi thống kê trên 14 trung tâm
phẫu thuật cột sống hàng đầu thế giới)[6][7], 5 vít di lệch
nhóm C chiếm 1,8% và 1 vít di lệch nhóm D (0,3%). Tỷ
lệ di lệch vít này có thể lên tới 13-15% ở những trường

hợp mổ mở, khơng sử dụng C-arm đánh giá vít trong mổ
[1][11].Tất cả các trường hợp vít di lệch nhóm C đều gặp
trên những bệnh nhân có biến dạng hình thái giải phẫu cột
sống thắt lưng do bệnh lý thối hóa lâu ngày, tuy nhiên
phần thân vít nằm trong cuống và tiếp xúc với đốt sống ở
các bình diện còn lại vẫn đảm bảo vít được cố định tốt vào
thân đốt sống.1 trường hợp vít di lệch nhóm D, vít khơng
nằm hồn tồn trong cuống, nhưng phần thân vít có qua
1 phần bờ ngồi cuống và đầu mũi vít nằm trong cuống.
Đồng thời vít được kết nối với vít cùng bên bởi nẹp cố
định nên cũng khơng gây ảnh hưởng tới cấu trúc vững của
cột sống sau mổ. Khơng có biến chứng thần kinh nào được
ghi nhận do vít di lệch gây ra.

khơng vượt qua đường giữa thân đốt sống, chiếm 99,4%.
Ở bình diện trước-sau, tất cả các vít đều nằm trong thân
đốt sống. Ở bình diện trên- dưới, 216 vít bắt nằm ở bình
diện 1/3 giữa thân đốt sống chiếm đa số 77,7%, 52 vít ở
1/3 trên TĐS, 10 vít ở 1/3 dưới TĐS.

IV. BÀN LUẬN:
Kết quả cho thấy trượt đốt sống gặp ở nữ nhiều hơn
nam với tỷ lệ là 2:1. Trong đó bệnh nhân cao tuổi nhất là
74 và ít tuổi nhất là 14 đều có thể tiến hành phẫu thuật với
sự hỗ trợ định vị của robot. Có tổng số 45 bệnh nhân được
phẫu thuật TLIF 1 tầng (28 bệnh nhân L4L5, 1 bệnh nhân
L3L4, 16 bệnh nhân L5S1) chiếm 73,8% tổng số bệnh
nhân, 15 bệnh nhân 2 tầng (6 bệnh nhân L3L4L5, 9 bệnh
nhân L4L5S1 ), 1 bệnh nhân 3 tầng L3L4L5S1. Trong đó,
vị trí đốt sống tổn thương hay gặp nhất là L4L5 với tổng

số 210 vít được bắt chiếm 75,5%, đây cũng là vị trí hay
gặp phải phẫu thuật điều trị trượt đốt sống bằng phẫu thuật
mổ mở thơng thường. Độ chính xác của các vít theo phân
Đốt sống

Số vít

Nhóm A

Nhóm B

Nhóm C

Nhóm D

Nhóm E

L3

16

16

0

0

0

0


L4

90

75

13

1

1

0

L5

120

112

6

2

0

0

S1


52

49

1

2

0

0

Tổng số

278

252

20

5

1

0

1,8 %

0,3 %


%

97,9 %

Ở bình diện trong-ngồi, so với đường giữa có 276 vít
nằm hồn tồn trong thân, khơng vượt qua đường giữa
thân đốt sống, chiếm 99,4%, 1 vít di lệch qua đường giữa
thân đốt sống sang bên đối diện chiếm 0,3% nhưng vít vẫn
nằm hồn tồn trong cuống sống nên khơng ảnh hưởng tới
tủy hay rễ thần kinh. 1 vít di lệch ra ngồi cuống sống cùng
bên nhưng phần mũi vít vẫn nằm trong thân đốt sống. Ở
bình diện trước-sau, tất cả các vít đều nằm trong thân đốt
sống trong đó có 4 vít bắt nơng (3 vít ở L4, 1 vít L5), việc
bắt nơng vít xảy ra do phẫu thuật viên cố gắng dùng vít để
nắn chỉnh trượt do đó vít bị trơi ra ngồi 1 phần của thân
đốt sống. Cả 4 vít này vẫn đảm bảo độ chắc cho cấu trúc
vững của cột sống sau mổ. Ngồi ra, nhóm nghiên cứu

có 8 vít bắt qua 2 bờ xương, vừa qua bờ trước thân đốt
sống để tăng độ cố định chắc của vít vào thân đốt sống (3
vít vị trí L5, 6 vít S1). Các vít này được bắt dưới sự kiểm
sốt của C-arm trong mổ và khơng gây ảnh hưởng tới các
cấu trúc phía trước thân đốt sống. Ở bình diện trên- dưới,
216 vít bắt nằm ở bình diện 1/3 giữa thân đốt sống chiếm
77,7% (đây cũng là vị trí vít lý tưởng của vít ở bình diện
này), 52 vít bắt ở 1/3 trên TĐS, 10 vít bắt ở 1/3 dưới TĐS,
khơng có vít nào nằm ngồi cuống sống. Các vít bắt ở các
bình diện trên và dưới đốt sống là do hướng vít bắt theo sự
thay đổi của cấu trúc cuống sống bệnh lý. 100% vít ở bình

diện này đều nằm trong cuống.

Đốt sống

L3

L4

L5

S1

Tổng số

%

Vít ở 1/3 trên TĐS

6

20

22

4

52

18,7 %


Vít ở 1/3 giữa TĐS

10

67

93

46

216

77.7 %

Vít ở 1/3 dưới TĐS

0

3

5

2

10

3.6%

Phần 1: Phẫu thuật cột sống
11



TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

V. KẾT LUẬN
Với tỷ lệ vít bắt chính xác rất cao, đạt xấp xỉ 98%
và không có biến chứng nào xảy ra trong quá trình
phẫu thuật do vít bắt gây ra, phẫu thuật bắt vít cột
sống lối sau trong điều trị trượt đốt sống thắt lưng có
robot hỗ trợ tại Khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện
HN Việt Đức đã cho thấy kết quả tốt và tính ưu việt
so với phẫu thuật mổ mở cũng như các phẫu thuật
bắt vít ít xâm lấn khác. Kết quả này là tiền đề vững
chắc cho việc ứng dụng nhằm phát triển rộng và sâu

hơn nữa công nghệ này trong phẫu thuật ít xâm lấn
vùng cột sống thắt lưng tại Việt Nam nói chung và tại
khoa phẫu thuật Cột sống – bệnh viện Việt Đức nói
riêng. Đây có thể coi là một công nghệ tiên tiến, hiện
đại mang tính nhân văn cao. Tuy nhiên phương pháp
vẫn cần những nghiên cứu trong thời gian dài, chi
tiết hơn để có những bàn luận và đánh giá chính xác,
từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tế giúp kỹ thuật
ngày càng hoàn thiện hơn, đem lại những kết quả tốt
nhất trên bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo
1.

Bheeshma Ravi et al: Clinical Accuracy of ComputerAssisted Two Dimensional Fluoroscopy for the

Percutaneous Placement of Lumbosacral Pedicle
Screws. Spine 2010; 36; 1; pp 84–91

2.

Devito DP, Kaplan L et al. Clinical acceptance and
accuracy assessment of spinal implants guided with
SpineAssist surgical robot: retrospective study. Spine J.
2010;35(24):2109-2115.

3.

Esses SI et al. Complications associated with the
technique of pedicle screw fi xation: a selected survey
of ABS members.Spine 1993;18: 2231–9.

4.

Florian Ringel et al. Accuracy of Robot-Assisted
Placement of Lumbar and Sacral Pedicle Screws: A
Prospective Randomized Comparison to Conventional
Freehand Screw Implantation. Spine 2012; 37;8;E 496
– 501.

5.

6.

12


Kantelhardt SR, Martinez R, et al: Perioperative course
and accuracy of screw positioning in conventional,
open robotic-guided and percutaneous robotic-guided,
pedicle screw placement. Eur Spine J. 2011;20(6):860868.
Kosmopoulos V, Schizas C. Pedicle screw placement
accuracy: a meta analysis. Spine 2007;32:E111-20.

7.

Learch TJ et al: Assessment of pedicle screw
placement utilizing conventional radiography and
computed tomography: a proposed systematic
approach to improve accuracy of interpretation. Spine
29:767-773, 2004

8.

Lonstein JE, Denis F, Perra JH, et al. Complications
associated with pedicle screws. J Bone Joint Surg Am
1999;81:1519–28.

9.

Nottmeier EW et al. Placement of thoracolumbar
pedicle screws using three-dimensional image guidance:
experience in a large patient cohort. J Neurosurg Spine
2009,10:33–9.

10.


Pechlivanis I, Kiriyanthan G et al. Percutaneous
placement of pedicle screws in the lumbar spine
using a bone mounted miniature robotic system, first
experiences and accuracy of screw placement. Spine.
2009;34(4):392–398.

11. Rampersaud YR, Pik JH et al. Clinical accuracy of
fluoroscopic computer-assisted pedicle screw fi xation:
a CT analysis.Spine 2005;30: E183–9.
12. Tian NF, Xu HZ. Image-guided pedicle screw insertion
accuracy: a meta-analysis. Int Orthop 2009;33:895–
903.


ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNG BẨM SINH BẰNG PHẪU
THUẬT LẤY ĐỐT SỐNG BỆNH ĐẶT DỤNG CỤ ỐC CHÂN
CUNG BẰNG LỐI VÀO SAU
Đỗ Trần Khanh,
Vũ Viết Chính,
Võ Quang Đình Nam,
Đậu Thế Canh
Khoa Chỉnh Hình Nhi BV Chấn Thương Chỉnh
Hình - TP. HCM.
Email:


Ngày nhận: 25 - 8 - 2014
Ngày phản biện: 19 - 9 -2014
Ngày in: 08 - 10 - 2014


TĨM TẮT
Mục đích:
Trong công trình hồi cứu này, chúng tôi đánh giá kết quả X quang và lâm sàng của các
bệnh nhân < 10 tuổi có vẹo cột sống bẩm sinh do tật nửa đốt sống với phẫu thuật cắt
nửa đốt sống, nắn chỉnh biến dạng và cố đònh với ốc chân cung bằng 1 lối vào sau.
Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Từ năm 2009-2013, 25 bệnh nhân (15 nam, 10 nữ) vẹo cột sống bẩm sinh do tật nửa
đốt sống tuổi trung bình là 5.47 (3-10) được phẫu thuật lấy đốt sống bệnh và đặt ốc
chân cung bằng lối vào sau.
Phương pháp:
Cắt tật nửa đốt sống và 2 đóa sống trên dưới kèm nắn chỉnh và cố đònh với ốc chân
cung bằng 1 lối vào sau. Nén ép phía bên lồi. Sau khi nắn chỉnh vừa đủ, nơi khuyết
hổng xương được đổ đầy xương ghép tự thân hay đồng loại. Sau phẫu thuật bệnh nhân
được cố đònh với nẹp thân trong 6 tháng. Hình ảnh X quang được đánh giá trước mổ,
sau mổ và thời gian theo dõi sau cùng. Đánh giá lâm sàng và các biến chứng.
Kết quả:
Thời gian theo dõi 24 tháng (6-57), tuổi trung bình của 25 bệnh nhân là 5.47 (3-10).
Có 29 tầng đốt sống bệnh. Bốn bệnh nhân có 2 tật nửa đốt sống cùng bên và cách xa
nhau. Hai mươi lăm bệnh nhân vẹo có góc Cobb là 44.890 (400-670), góc còng là 15.780
(00-500). Có 4 tật nửa đốt sống vùng ngực (N10, N11), có 9 ở N12-TL1, 14 ở thắt lưng
và 2 ở S1. Không có khác biệt lớn giữa XQ sau mổ và lần theo dõi sau cùng trên bình
diện đứng dọc và đứng ngang. Góc vẹo cải thiện đến 12,210 (72.80%) và 13.400 ở lần
khám sau cùng. Góc còng cải thiện đến 6.110 sau mổ (54.7%) và 6.50 ở lần khám sau
cùng. Một trường hợp ốc lùi ra sau (bệnh nhân không mang nẹp sau mổ). Không có
khớp giả, nhiễm trùng, liệt.
Kết luận:
Cắt nửa đốt sống kèm nắn chỉnh và cố đònh với ốc chân cung 1 đoạn ngắn bằng 1 lối vào
sau ở trẻ dưới 10 tuổi với thời gian theo dõi 2 năm là phẫu thuật hiệu quả và an toàn.


Posterior hemivertebra resection with transpedicular
instrumentation for congenital scoliosis
Do Tran Khanh,
Vu Viet Chinh,
Vo Quang Dinh Nam,
Dau The Canh

Abstract
Purpose: In this retrospective study, we evaluated the radiological and clinical outcomes
of patients under age of ten years having posterior resection of hemivertebra and short
segment transpedicular instrumentation to correct and stabilize the deformity.
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Lê Bảo Tiến
13


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

Study design: Retrospective.
Patient sample: From 2009 to 2013, 25 patients (15 males and 10 females) between
age 3 and 10 years having posterior hemivertebrectomy and transpedicular fixation for
congenital deformities.
Methods: The surgical technique includes posterior resection of hemivertebra with
upper and lower disc spaces followed by short segment instrumentation. Compression is
applied on the convex side. After gaining sufficient correction, gap was filled with bone
chip (autograft or allograft). After surgery, patients wore a body brace for 6 months.
Radiological and clinical charts were evaluated in terms of correction of deformity in
coronal and sagittal planes, balance and complications.
Results: Mean time of follow-up was 24 months (range: 6 to 57). Average age of patients
was 5.47 years (3-10). Twenty-five patients had 29 hemivertebra levels. Four patients had
2 ipsilateral and distant hemivertebrae. Twenty-five patients had Cobb angle of 44.890

(400-670) and kyphosis of 15.780 (00-500). Four hemivertebrae were located in thoracic
spine (T10-T11), nine in thoracolumbar spine (T12-L1), fourteen in lumbar spine (L2L5) and two in sacrum spine (S1). There was no statistical difference between early
postoperative and last follow-up coronal and sagittal plane deformities. The coronal
plane deformity improved to 12.210 (72.80%) and 13.400 at final follow-up. The sagital
plane deformity improved to 6.110 (54.7%) and was 6.50 at final follow-up. One pedicle
screw was pulled out (the child refused to wear brace after surgery). There were no
pseudoarthrosis, infection, and neurologic deficit.
Conclusions: Hemivertebra resection via posterior approach and short segment
transpedicular instrumentation is safe and effective in children under age of ten years
with two-year follow-up.

I. TỔNG QUAN:

Vẹo cột sống bẩm sinh là do khiếm khuyết
trong quá trình hình thành và phân doạn của đốt sống
đưa đến sự tăng trưởng mất đối xứng của cột sống.
Khi biến dạng gia tăng gây biến dạng thân thậm chí
có thể gây tổn thương thần kinh đã được ghi nhận.
Đối với loại biến dạng này cần phải được theo dõi
sát về mặt tiến triển cần thiết thì phải can thiệp phẫu
thuật sớm vì nếu điều trị trễ do biến dạng bẩm sinh
được chẩn đoán trễ thì kết quả không thể tiên đoán
được. Có nhiều phương pháp điều trị vẹo cột sống
bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Điều trị bảo tồn như vật lý trị
liệu và nắn bóp không có bằng chứng cho thấy hiệu
quả làm chậm sự tiến triển. Riêng về nẹp thân, nẹp
đóng một vai trò rất hạn chế trong việc điều trị vẹo
cột sống bẩm sinh, hiếm khi được chỉ định cho vẹo
cột sống bẩm sinh vì thường là vẹo cứng và thường
không có hiệu quả, ngoài ra có thể gây biến dạng

lồng ngực ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên thỉnh thoảng nẹp thân
được dùng để kiểm soát các đường cong thứ phát bù
trừ tiến triển phía trên hoặc dưới đoạn vẹo bẩm sinh.
Ngoài ra nẹp thân thường được để bổ sung sau điều
14

trị phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật được thực hiện
khi có ghi nhận sự tiến triển, hay trên những vẹo cột
sống được tiên đoán có tiến triển nhanh. Mục đích
của phẫu thuật nhằm đạt được cột sống phát triển cân
xứng trong lúc duy trì sự mềm dẻo và sự tăng trưởng
của nhiều đốt sống bình thường. Cách tốt nhất là thực
hiện phẫu thuật ở một số biến dạng bẩm sinh có nguy
cơ tiến triển cao khi còn nhỏ hết sức có thể. Điều trị
phẫu thuật vẹo cột sống bẩm sinh có thể được chia
thành hai loại. Có những loại ngăn chặn tiến triển
vẹo hơn nữa và những loại sửa chữa biến dạng hiện
tại. Có thể là kỹ thuật sửa chữa đường cong dần dần
hay kỹ thuật sửa đường cong vẹo tức khắc. Hàn tại
chỗ là ví dụ điển hình của cách ngăn ngừa biến dạng
hơn nữa. Hàn sụn tiếp hợp bên lồi đốt sống bệnh cho
phép chỉnh vẹo dần dần, trong khi cắt bỏ đốt sống
bệnh và đục xương sửa trục cho phép nắn chỉnh vẹo
tức khắc. Ngăn chặn và giữ được đường cong phát
triển lúc còn nhẹ tốt hơn để đường cong vẹo phát
triển nặng lên vì lúc đó phẫu thuật sẽ sửa biến dạng
ít hơn khi trẻ lớn hơn. Tóm lại chỉ định phẫu thuật
dựa trên việc phân loại dị dạng bẩm sinh, vị trí, tốc



độ tăng trưởng và độ lớn đường cong vẹo ban đầu. Cắt tật
nửa đốt sống là 1 tiến trình kinh điển để nắn chỉnh và cố
định trên bệnh nhân có tật nửa đốt sống phân đoạn hoàn
toàn ở vùng ngực thắt lưng, thắt lưng hay thắt lưng cùng.
Đối tượng cho phẫu thuật này là bệnh nhân nhỏ hơn 6 tuổi.
Kết quả thường tốt và có hiệu quả trong suốt quá trình
theo dõi. Kỹ thuật này đòi hỏi lấy bỏ thân đốt sống và 2
đĩa sống kế cận. Trước đây thường được thực hiện bằng 2
lối khiến phẫu thuật thường rất nặng nề đặc biệt là trẻ nhỏ.
Hiện nay có nhiều tác giả thực hiện cắt nửa đốt sống kèm
nắn chỉnh cố định với ốc chân cung bằng 1 lối vào sau.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tạo điều kiện
cho việc gây mê hồi sức dễ dàng hơn với 1 ít cải tiến nhằm
lấy bỏ tật nửa đốt sống và 2 đĩa sống kế cận xuyên qua
chân cung của nửa đốt sống bệnh.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU:
Từ năm 2009-2013, 25 bệnh nhân (15 nam) vẹo cột
sống bẩm sinh do tật nửa đốt sống tuổi trung bình là 5.47
(3-10) được phẫu thuật lấy đốt sống bệnh và đặt dụng
bằng lối vào sau tại khoa Nhi bệnh viện Chấn Thương
Chỉnh Hình. Thời gian theo dõi 24 tháng (6-57). Tất cả
tật nửa đốt sống phân đoạn hoàn toàn khu trú ở phần sau
ngoài hay bên ở vùng ngực thấp (4 cas), ngực thắt lưng (9
cas), thắt lưng (14 cas), thắt lưng cùng (2 cas). Có 4 bệnh
nhân có tật nửa đốt sống cùng bên 2 nơi cách xa nhau.
Đánh giá trước mổ:
Hình ảnh học được thực hiện trên các bệnh nhân này
bao gồm XQ cột sống thẳng và ngang tư thế đứng. Hình

ảnh cộng hưởng từ, siêu âm tim, siêu âm thận được thực
hiện trước mổ để đánh giá các dị tật bẩm sinh kèm theo.
Hình dạng và vị trí của tật nửa đốt sống và đốt sống kế cận
và cơ thể học xung quanh chân cung và phần sau của đốt
sống được đánh giá qua hình ảnh XQ cắt lớp điện toán
theo mặt phẵng đứng dọc, dứng ngang và tái tạo 3 chiều
để lên kế hoạch cho phẫu thuật này. Góc vẹo và còng được
đánh giá qua 2 đĩa đệm của 2 đốt sống kế cận của tật nửa
đốt sống. Việc nắn chỉnh được thực hiện bằng lực ép từ từ
trên 2 đốt sống kế cận với tật nửa đốt sống.
Phương pháp phẫu thuật:
Tất cả bệnh nhân vẹo cột sống bẩm sinh do tật nửa đốt
sống đều được cắt xương qua chân cung của tật nửa đốt
sống kèm cắt 2 đĩa kế cận cùng với dụng cụ ốc chân cung
chỉ bằng 1 lối sau. Sau khi gây mê nội khí quản, bệnh nhân
được nằm sấp trên bàn mổ thấu quang. Dùng đường mổ
lối sau phẫu thuật viên bộc lộ mặt sau cột sống đúng ngay
tầng tật nửa đốt sống và các đốt sống kế cận với mục đích

có định. Sau khi tật nửa đốt sống và các đốt sống kế cận
được bộc lộ được xác nhận với màn tăng sáng các ốc chân
cung được đặt ở tầng trên và dưới tật nửa đốt sống. Để
ngăn ngừa sự di lệch thình lình trong quá trình cắt nửa đốt
sống bệnh có thể tổn thương tủy sống. Đặt 1 thanh dọc
phía đối diện với tật nửa đốt sống. Cắt tật nửa đốt sống
thường dùng như 1 cắt xương hình nêm của tật nửa đốt
sống bao gồm lấy mỏm ngang, mỏm gai, bản sống và chân
cung. Đầu tiên bản sống được lấy bỏ, cắt mấu khớp, lấy
mỏm ngang và cắt chân cung từ trong chân cung theo thủ
thuật vỏ trứng bằng khoan mài. Cuối cùng cắt 2 đĩa từ thân

của tật nửa đốt sống lên 2 đĩa hoặc bằng đục khi xác nhận
tấm tận của 2 đốt sống kế cận. Chảy máu được kiểm soát
bằng máy đốt, geffoam, sáp xương... Sau khi cắt xương và
2 đĩa kế cận đặt 2 thanh dọc 2 bên. Đặt 1 phần xương ghép
tự thân đã lấy được vào giữa 2 thân sống kế cận, ép 2 ốc
chân cung phía bên lồi và làm làm dãn phía bên lõm cho
đến khi khoảng trống khép lại hoàn toàn hoặc gần hoàn
toàn, đặt thêm xương ghép nếu còn khoảng hở. Theo dõi
tủy sống nên được dùng để kiểm tra tình trạng thần kinh
khi nắn, nếu không có nên dùng nghiệm pháp đánh thức
ngay sau nắn. Đóng da thường qui không cần dẫn lưu. Tất
cả các bệnh nhân đều được mang nẹp thân sau phẫu thuật
từ 3-6 tháng.
Đánh giá sau mổ:
Sau mổ đánh giá triệu chứng thần kinh gồm cảm giác,
vận động, tình trạng vết mổ. X Quang thẳng trước, sau mổ
và mỗi lần tái khám mỗi 3 tháng trong năm đầu, 6 tháng
cho những năm sau. Đánh giá góc Cobb trên phim thẳng
và ngang, tình trạng hàn xương.

III. KẾT QUẢ:
Trong nghiên cứu của chúng tôi 25 bệnh nhân than
phiền về biến dạng vẹo và còng, đau thắt lưng có trên 1
bệnh nhân chủ yếu sau tập thể dục hay đứng 1 thời gian
lâu. Không có bệnh nhân có triệu chứng thần kinh. 2 bệnh
nhân có bệnh lý bẩm sinh về tim mạch, 3 có bệnh lý bẩm
sinh về tiết niệu.
Tất cả các bệnh nhân đều được cắt nửa đốt sống cộng 2
đĩa kèm ốc chân cung (có 22 trường hợp hàn xương 2 tầng
và 3 trường hợp hàn 3 tầng). Thời gian theo dõi trung bình

là 24 tháng (6-57), thời gian nằm viện trung bình là 9.42
ngày (6-14) , Thời gian phẫu thuật trung bình là 167.37 phút
(80-270), lượng máu mất 208.95 ml (50-400), có 11trường
hợp cần truyền máu (44%) với lượng mấu truyền là 125 ml.
Hậu phẫu có 1 trường hợp viêm phổi sau mổ. Trước phẫu
thuật góc Cobb 44.890 (400-670), góc còng là 15.780 (00-500)
, không có khác biệt lớn giữa XQ sau mổ và lần theo dõi sau
Phần 1: Phẫu thuật cột sống
15


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

cùng trên bình diện đứng dọc và đứng ngang. Góc vẹo
cải thiện đến 12,210 (72.80%) và 13.400 ở lần khám sau
cùng. Góc còng cải thiện đến 6.110 sau mổ (54.7%) và

6.50 ở lần khám sau cùng. Một trường hợp ốc lùi ra sau
(bệnh nhân không mang nẹp sau mổ). Không có khớp
giả, nhiễm trùng, liệt.

Trước phẫu thuật

Sau phẫu thuật 6 tháng

IV. BÀN LUẬN :
1. Tuổi phẫu thuật: Vẹo cột sống bẩm sinh với
thân đốt sống bất thường thường phát hiện từ lúc
nhỏ khi có tiến triển hoặc có thể phát hiện trễ khi
vào tuổi thiếu niên (5,14). Phẫu thuật thường được

chỉ định sớm cho tật nửa đốt sống có phân đoạn hoàn
toàn, thời điểm tốt nhất để phẫu thuật tuy còn bàn
cãi nhưng lý tưởng nhất là dưới 6 tuổi. Riêng đối với
nghiên cứu này chúng tôi, tuổi chủ yếu là <8 (89.5%)
vẫn cho kết quả tốt có thể do vóc dáng nhỏ xương
còn mềm.
16

2. Quá trình phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật
trung bình khoảng 167.37 phút là thời gian tương đối
ngắn đối với một phẫu thuật vẹo cột sống, mất máu
trong khi phẫu thuật là khoảng 200ml kết quả này
cũng tương đương với các ngiên cứu của các tác giả
khác (23, 33, 35), chỉ có 11 trường hợp phải truyền
máu với một lượng tối thiểu. Việc hàn xương 1 đoạn
ngắn, đa số là 2 tầng, giúp bảo tồn tối đa các đốt sống
bình thường nhằm duy trì sự phát triển, mềm dẻo và
linh hoạt của cột sống. Phương pháp cắt nửa đốt sống
qua 2 lối cũng thường được sử dụng nhưng phẫu thuật


nặng nề, lại gặp khó khăn khi làm ở vùng ngực và vùng
thắt lưng cùng nên việc sử dụng cắt nửa đốt sống bằng 1
lối vào sau có thuận lợi rút ngắn thời gian, biến phẫu thuật
nặng nề thành nhẹ nhàng và không có biến chứng.
3. Khả năng nắn chỉnh và duy trì kết quả nắn: Tỷ lệ nắn
chỉnh vẹo của chúng tôi là 72.80% và nắn còng là 54.7%
cho thấy phương pháp cho kết quả nắn tốt trên cả 2 bình
diện đứng dọc và đứng ngang. Góc vẹo và góc còng của
lần khám sau cùng không có sự khác biệt so với kết quả

sau mổ cho thấy việc duy trì kết quả nắn tốt.

V. KẾT LUẬN:
Phương pháp phẫu thuật lấy đốt sống bệnh và đặt vít
chân cung chỉ bằng 1 lối vào sau cho phép can thiệp sớm
ở trẻ nhỏ, trước khi vẹo tăng nặng lên đặc biệt là đối với
những bệnh nhân có hình thái giải phẫu tiên lượng vẹo
cột sống sẽ tiến triển nặng, nắn chỉnh tốt trên cả 2 bình
diện thẳng và ngang, hàn xương 1 đoạn ngắn cho phép
đoạn còn lại của cột sống phát triển và có chức năng bình
thường, an toàn ít biến chứng.

Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC:
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Nguyễn Thế Luyến (2002), "Điều trị tật vẹo cột sống cấu trúc
bằng phẫu thuật Harrington-Luque", Tạp chí Ngoại khoa, hội

nghị Ngoại khoa Việt Nam, tr. 232-239.
Nguyễn Thế Luyến (2004), Điều trị tật vẹo cột sống bằng dụng
cụ kết hợp Harrington-Luque, Luận án Tiến sĩ Y-khoa, Trường
Đai học Y-Dược, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Quang Hiển (2008), Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống
nặng bằng cấu hình toàn ốc chân cung, Luận văn chuyên
khoa cấp 2 ngành Chấn Thương Chỉnh Hình, Trường Đai học
Y-Dược, Thành phố Hồ Chí Minh.
Võ Văn Thành (1998), "Vài kinh nghiệm trên những ca phẫu
thuật vẹo cột sống đầu tiên dùng dụng cụ Cotrel-Dubousset
tại Thành phố Hồ Chí Minh, khó khăn và thuận lợi", Hội nghị
chuyên đề và tập huấn cột sống lần thứ 3, Thành phố Hồ Chí
Minh, Tr. 17.
Võ Văn Thành (2001), "Bước đầu thực hiện phẫu thuật nắn
chỉnh vẹo cột sống trong không gian ba chiều bằng lối sau tại
thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam", Hội nghị chuyên đề và tập
huấn cột sống lần thứ 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 74-92.
Võ Văn Thành (2001), "Bước đầu thực hiện phẫu thuật nắn
chỉnh vẹo cột sống trong không gian ba chiều bằng lối sau tại
thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam", Tạp chí Ngoại khoa, hội
nghị Ngoại khoa Việt Nam, Tr. 239-250.
Vũ Tam Tỉnh (1994), Khung căng sọ-chậu một phương tiện
điều trị dị tật của cột sống, luận văn chuyên khoa cấp 2 ngành
Chấn Thương Chỉnh Hình, Trường Đai học Y-Dược, Thành
phố Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI:
8.


Alves A., Resina J.A. (1977), "Technique of correction and
internal fixation for scoliosis", J.Bone Joint surg, 59B, pp.159.

9.

Barois A., Bataille J. (1986), "Retentissement cardio respiratoire des cyphoscolioses", Cahiers d'enseignement de
la SOFCOT, pp. 27-31.

10. Beckman C.E., Hall V. (1979), "Variability of scoliosis
measurement from spinal roentgenograms", Phys-Ther, 59,
pp. 764-765.
11. Blount W.P., Schmidt A.C., Keever E.D., Leonard E.T.
(1958), "Milwaukee brace in the operative treatment of
scoliosis", J.Bone Joint Surg, 40A, pp.511.
12. Cotrel Y., Dubousset J. (1985), "New segmental posterior
instrumentation of the spine", Clin. Trans, 9, pp. 118.
13. Cotrel Y., Dubousset J., Guillaumay M. (1988), "New universal
instrumentation in spinal surgery", Clin. Orthop, 227, pp. 10.
14. Daniel Hedequist, John Emans (2004), "Congenital
Scoliosis", J Am Acad Orthop Surg, pp. 266-275.
15. Dimeglio A., Bonnel F. (1990), Le rachis en croissance,
Springer, Paris.
16. Dimeglio A. (1993), "Growth of the spine before age 5 years",
J. Pediatr Orthop., 1, pp. 102.
17. Douglas Hedden (2007), "Management Themes in Congenital
Scoliosis", J.Bone Joint Surg, pp. 72-78.
18. Gucker T. (1962), "Changes in vital capacity in scoliosis:
preliminary report of effects of treament", J.Bone Joint Surg,
44A, pp. 469-481.
19. Guillaumat M., Lebart J.P., Khouri N., Tassin J.L. (1991),

"Scoliose idiopathique en période de croissance", Encyl Med
Chir., Paris, 15875 A10, 18p.
20. Gzioglu K., Goldstein L.A. (1968), "Pulmonary function in
idiopathic scoliosis: comparative evaluation before and after
orthopaedic correction", J. Bone Joint Surg, 50A, pp. 13911399.

Phần 1: Phẫu thuật cột sống
17


×