Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên trường Đại học Sài Gòn sau khi tham gia các học phần Thể thao tự chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.19 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 69 (03/2020)
No. 69 (03/2020)
Email: ; Website: />
GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAU KHI THAM GIA
CÁC HỌC PHẦN THỂ THAO TỰ CHỌN
Solutions to improve the satisfaction level of Saigon University students after
participating in the elective sport courses
TS. Trần Minh Tuấn(1), ThS. Lê Thiện Khiêm(2)
(1),(2)Trường

Đại học Sài Gòn

TÓM TẮT
Bằng các phương pháp thường quy trong thể thao, nghiên cứu này đã xây dựng được thang đo đánh giá
mức độ hài lòng của sinh viên sau khi tham gia các học phần thể thao tự chọn ở Trường Đại học Sài
Gòn trong năm học 2018-2019 với 05 yếu tố, đó là nội dung chương trình, tổ chức giảng dạy, đội ngũ
giảng viên, cơ sở vật chất và các vấn đề khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố đội ngũ giảng viên có
tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên, trong khi yếu tố cơ sở vật chất có tác động thấp nhất.
Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra 5 nhóm giải pháp ở các yếu tố đánh giá có tính khả thi cao từ các ý
kiến của chuyên gia, giảng viên, nhà quản lý trong nhà trường.
Từ khóa: Đại học Sài Gòn, học phần thề thao tự chọn, sự hài lòng của sinh viên
ABSTRACT
By using the basic methods in sports, a scale was built in this study to assess the students’ satisfaction
after participating in the elective sport courses at Saigon University in academic year 2018-2019 with 05


factors, namely curriculum contents, teaching organization, teaching staff, facilities and other related
issues. The results of this study showed that the “teaching staff” factor had the strongest and highest
impact on students’ satisfaction while the “facilities” factor had the lowest one. Besides, the study
presented 05 groups of solution with high feasibility from the opinions of experts, lecturers and
managers in Saigon University.
Keywords: Saigon University, elective sport courses, students’ satisfaction

tiêu chí như cơ sở vật chất, năng lực giảng
viên, công tác quản lí của nhà trường, thư
viện, năng lực cạnh tranh… ngày càng được
hầu hết các cơ sở giáo dục quan tâm. Một
trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại
và phát triển ở các trường đại học hiện nay
chính là sự hài lòng của các khách hàng
(vốn là người học) nhằm đánh giá chất
lượng của các dịch vụ này (Trần Minh

1. Đặt vấn đề
Toàn cầu hóa trong giáo dục như là một
xu thế bắt buộc trong thời đại mới hiện nay.
Một đặc thù chính là ngành giáo dục nói
chung đang trở thành một ngành dịch vụ cung cấp “dịch vụ” cho các đối tượng
“khách hàng tiềm năng” (Nguyễn Đình Thọ
& Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Trong
giáo dục Đại học, “dịch vụ” bao gồm nhiều
Email:

51



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 69 (03/2020)

Tuấn, 2019).
Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh
và Giáo dục thể chất (Khoa GDQPAN&GDTC) ở Trường Đại học Sài Gòn
được sự quan tâm và chỉ đạo từ phía Đảng
ủy, Ban Giám hiệu đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để phát triển và nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất trong nhiều năm
qua. Khoa hiện đã và đang tiến hành giảng
dạy các học phần thể thao tự chọn, bao gồm
5 nhóm môn thể thao như bóng đá, bóng
chuyền, bóng bàn, bóng rổ và cầu lông,
được chia thành hai nhóm lớp 1 và 2 ở từng
môn thể thao. Có một vấn đề phát sinh trong
quá trình đào tạo, đó là sau khi sinh viên
học xong học phần 1, một trong năm môn
thể thao tự chọn lại không tiếp tục học ở
học phần 2. Số lượng sinh viên sau đó đăng
kí học ở nhóm môn thể thao tự chọn khác là
khá lớn (số liệu thống kê không chính thức
từ phòng Đào tạo). Phải chăng sinh viên
chưa cảm thấy hài lòng hay vì một lý do nào
khác mà chúng tôi mong muốn được làm rõ
thông qua nghiên cứu này.
Đồng thời, theo khảo sát từ bộ môn
Giáo dục thể chất (GDTC), hiện nay vẫn
chưa có các giải pháp cụ thể từ các nhà

khoa học, quản lý nói chung về mức độ hài
lòng từ phía sinh viên sau khi tham gia các
học phần thể thao tự chọn này nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ. Đây cũng chính là
lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.

Mục đích của nghiên cứu là xây dựng bức
tranh về sự hài lòng của sinh viên ở các
học phần thể thao tự chọn và đề ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng về công
tác GDTC ở Trường Đại học Sài Gòn.
Khách thể nghiên cứu là mức độ hài lòng
của sinh viên sau khi tham gia các học
phần thể thao tự chọn ở Trường Đại học
Sài Gòn. Đối tượng nghiên cứu là 3909
sinh viên đã tham gia các học phần thể thao
tự chọn và 12 chuyên gia, nhà quản lý và
giảng viên giảng dạy các học phần thể thao
tự chọn trong và ngoài trường. Nghiên cứu
đã sử dụng các phương pháp thường quy
trong thể thao như điều tra bằng phiếu hỏi,
quan sát, phân tích - tổng hợp tài liệu và
phương pháp thống kê toán học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thang đo đánh giá
Thang đo đánh giá được xây dựng dựa
trên mô hình mô hình chất lượng dịch vụ 5
khoảng cách (Kotler, 2000), mô hình sự
thỏa mãn của Kano và cộng sự (1984), mô
hình hai nhân tố: duy trì và thúc đẩy của

Herzberg và cộng sự (1959) và mô hình
chất lượng dịch vụ SERVQUAL và một số
công trình nghiên cứu trước đây của Lê
Chi Lan và Đỗ Đình Thái (2017), Lê Minh
Thái (2017), Phạm Xuân Trường (2017)
v.v. Tác giả đã đưa ra mô hình đánh giá
mức độ hài lòng của sinh viên theo 5 yếu tố
được mô tả trong Bảng 1.

Bảng 1. Thông tin thang đo đánh giá
Loại biến
Biến phân loại

Yếu tố

Các câu hỏi

Năm học, giới tính, môn thể thao đã học.

Nội dung chương trình
Tổ chức giảng dạy
Sự hài
Đội ngũ giảng viên
Biến thông tin
lòng
Cơ sở vật chất
Các vấn đề khác

HL1-HL5
HL6-HL10

HL11-HL16
HL17-HL21
HL22-HL27

52

Cách đánh giá
Tự đánh giá
Theo 5 mức đánh giá từ
“Rất không hài lòng”
đến “Rất hài lòng”


TRẦN MINH TUẤN - LÊ THIỆN KHIÊM

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp
thông qua điều tra 3909 sinh viên (4000
phiếu điều tra được phát ra, 3909 phiếu
hợp lệ được thu về) và 15 giảng viên, cán
bộ quản lý cả trong và ngoài trường. Cỡ
mẫu này cũng chính là tổng số lớp ở các
học phần thể thao tự chọn trong năm học
2018-2019. Thang đo đánh giá bao gồm 5
yếu tố (mô tả trong Bảng 1) được kiểm
định độ tin cậy thông qua chỉ số Cronbach
Alpha đạt 0.955. Theo Nguyễn Đình Thọ
& Nguyễn Thị Mai Trang (2010), độ tin
cậy của thang đo được đánh giá bằng

phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số
Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp
hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại các
biến không phù hợp do có thể tạo ra các
yếu tố giả. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi
có độ tin cậy (tối thiểu chỉ số Cronbach
Alpha > 0.6), chỉ số này càng lớn thì độ tin
cậy nhất quán nội tại càng cao. Chỉ số này
đạt từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được, lớn hơn
0.8 là thang đo lường tốt. Như vậy, trong
nghiên cứu này, chỉ số Cronbach Alpha đạt
được của cả bảng hỏi là 0.955 (của 27 câu
hỏi trong 5 yếu tố) lớn hơn 0.8 cho thấy

thang đo để đánh giá mức độ hài lòng của
sinh viên là tốt để thực hiện. Tuy nhiên chỉ
số Cronbach Alpha không cho biết biến
nào cần loại bỏ và biến nào cần giữ lại. Khi
đó, việc đánh giá hệ số tương quan biếntổng trong Bảng 2 sẽ giúp loại ra những
biến quan sát nào không đóng góp nhiều.
Kết quả từ Bảng 2 cho thấy hệ số
tương quan biến-tổng ở tất cả các tiêu chí
đều lớn hơn 0.3. Do đó, các tiêu chí của
thang đo trong nghiên cứu phù hợp để đánh
giá mức độ hài lòng của sinh viên.
2.2. Đặc điểm nhóm khách thể
nghiên cứu
Số liệu từ Bảng 3 cho thấy tỷ lệ nữ
sinh viên chiếm số đông với tỷ lệ 76.7% là
phù hợp với các nghiên cứu trước đây

(Trần Minh Tuấn & Huỳnh Thanh Sơn,
2017; Tô Thái Hà và cộng sự, 2015), hầu
hết sinh viên tập trung ở năm thứ hai để
hoàn thành các học phần thể thao tự chọn
(vốn là các học phần môn chung) với tỷ lệ
khá cao là 70.2%. Ngoài ra, môn cầu lông
có số lượng sinh viên lựa chọn cao nhất
(chiếm 29.3%), trong khi môn bóng rổ có
lựa chọn thấp nhất (chiếm 14.5%).

Bảng 2. Hệ số biến tổng ở các tiêu chí đánh giá
Tiêu chí

Nội dung
chương
trình

Tổ chức
giảng dạy

Câu hỏi

Hệ số biến tổng

C1

0.732

C2


0.720

C3

0.662

C4

0.588

C5

Tiêu chí

Câu hỏi

Hệ số biến tổng

C17

0.562

C18

0.601

C19

0.603


C20

0.494

0.683

C21

0.689

C6

0.717

C22

0.700

C7

0.622

C23

0.685

C8

0.702


C24

0.752

C9

0.631

C25

0.715

Cơ sở
vật chất

Vấn đề
khác

53


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

Tiêu chí

Câu hỏi

Hệ số biến tổng

C10


Đội ngũ
giảng viên

No. 69 (03/2020)

Tiêu chí

Câu hỏi

Hệ số biến tổng

0.731

C26

0.625

C11

0.710

C27

0.641

C12

0.692


C13

0.719

C14

0.674

C15

0.658

C16

0.644

Ghi chú: C1-C27…: Mã hóa của tên câu hỏi
ở từng tiêu chí.

Bảng 3. Đặc thù nhóm khách thể nghiên cứu
Phân loại

Tần số

Tỷ lệ %

909

23.3%


3000

76.7%

Năm nhất

18

0.5%

Năm hai

2745

70.2%

Năm ba

1002

25.6%

Năm tư

144

3.7%

Giới tính Nam
Nữ


Năm học

Phân loại
Bóng đá

Tần số Tỷ lệ %
876

22.4%

727

18.6%

595

15.2%

Bóng rổ

565

14.5%

Cầu lông

1146

29.3%


Môn thể Bóng chuyền
thao
Bóng bàn

tác động mạnh từ 3.41-4.20 điểm, trung
bình từ 2.61-3.40 điểm, ít tác động từ 1.812.60 điểm và không bị tác động từ 1-1.8
điểm). Bảng 4 mô tả các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của sinh viên.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của sinh viên sau khi tham gia các học phần
thể thao tự chọn ở Trường Đại học Sài Gòn
Trên cơ sở thang đo Likert với 5 mức
độ (tác động rất mạnh từ 4.21 đến 5 điểm,
Bảng 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

Chương trình

Tiêu chí

Câu hỏi

Trung bình

C1 Về nội dung giảng dạy?

4.31±0.703

C2 Về cấu trúc sắp xếp giảng dạy?


4.24±0.703

C3 Về thời lượng học lý thuyết (1 buổi)?

4.28±0.703

C4 Về thời gian (15 tuần, mỗi tuần/buổi)?

4.11±0.912

C5 Về kết quả đáp ứng mong đợi bản thân?

4.08±0.802

54

Tổng

Thứ
bậc

4.2±0.633

3


TRẦN MINH TUẤN - LÊ THIỆN KHIÊM

Các

vấn đề khác

Cơ sở
vật chất

Đội ngũ
giảng viên

Tổ chức giảng dạy

Tiêu chí

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Câu hỏi

Trung bình

C6 Về cách thức kiểm tra, đánh giá?

4.35±0.665

C7 Về số lượng sinh viên (30 người/lớp)?

4.25±0.785

C8 Về công tác chuẩn bị trang thiết bị học tập?

4.14±0.8


Tổng

Thứ
bậc

4.21±0.622

2

4.49±0.574

1

5

C9 Về giảng dạy lý thuyết trên phòng học?

4.03±0.911

C10 Về cách thức tổ chức giảng dạy?

4.24±0.724

C11 Về phương pháp giảng dạy của giảng viên?

4.43±0.673

C12 Về kiến thức chuyên môn của giảng viên?

4.48±0.647


C13 Về sự công bằng khi đánh giá?

4.45±0.665

C14 Về việc đảm bảo giờ giấc giảng dạy?

4.50±0.651

C15 Về cách ứng xử, sự nhiệt huyết?

4.53±0.664

C16 Về trang phục của giảng viên?

4.54±0.631

C17 Về tài liệu học tập là cần thiết và đầy đủ?

3.72±1.064

C18 Về trang thiết bị, dụng cụ tập luyện?

3.82±0.964

C19 Về phòng học trang bị đầy đủ, thoáng mát?

3.70±1.036 3.73±0.865

C20 Về nhà vệ sinh là sạch sẽ và thoáng mát?


3.48±1.187

C21 Về điều kiện sân bãi, môi trường học tập?

3.95±0.898

C22 Về nâng cao thể chất bản thân?

4.15±0.79

C23 Về bạn học trong quá trình học tập?

4.23±0.729

C24 Về cách giải quyết vấn đề của giảng viên?

4.29±0.711

C25 Về giới thiệu môn học cho bạn bè sau này?

4.23±0.803

C26 Về việc chọn học tiếp ở học phần kế tiếp?

4.06±0.946

C27 Về các nhân viên phục vụ trong môn học?

4.01±0.906


Số liệu từ Bảng 4 về các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của sinh viên sau
khi tham gia các học phần thể thao tự chọn
cho thấy, yếu tố “đội ngũ giảng viên” có
sự tác động mạnh mẽ nhất đến sự hài lòng
của sinh viên (đạt 4.49±0.574 điểm). Điều
này thể hiện sự nhất quán và linh hoạt
trong công tác GDTC hiện nay ở Khoa
GDQP-AN&GDTC, nhiều buổi tọa đàm
nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao công

4.16±0.653

4

tác giảng dạy ở bộ môn, việc ứng dụng
khoa học công nghệ trong giảng dạy cũng
như công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo
giờ giảng dạy của giảng viên được tăng
cường. Yếu tố “tổ chức giảng dạy” cũng
đạt mức tác động rất mạnh đến sự hài lòng
của sinh viên (đạt 4.21±0.622 điểm), đặc
biệt là có nhiều sự thay đổi trong cách thực
hiện giảng dạy như từ trước năm 2018, các
học phần Giáo dục thể chất nói chung đều
55


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 69 (03/2020)

được tích hợp dạy lý thuyết vào các buổi
thực hành, tức là không có buổi lý thuyết
riêng rẽ hoàn toàn, vấn đề này bắt đầu
triển khai đồng loạt và bắt buộc từ năm
2018. Hay cách thức tổ chức lớp được thay
đổi do sự giảm số lượng lớp học cùng số
lượng trong 1 lớp (còn 30 sinh viên/lớp)
giúp cho việc tương tác với sinh viên được
thoải mái hơn.
Xếp thứ ba trong các nhân tố tác động
chính là yếu tố “chương trình giảng dạy”.
Yếu tố này cũng các tác động gần rất
mạnh do có sự thay đổi mạnh mẽ từ 3 tín
chỉ còn 1 tín chỉ, nội dung được thay đổi
so với trước đây, nội dung được giảm tải
và cũng đã giảm nội dung ở học phần 2 –
trước đây là 2 học phần nâng cao. Điều
này giải thích lý do tạo ra sự hài lòng cao
ở sinh viên. Yếu tố tiếp theo là “các vấn
đề khác” như sự phục vụ của nhân viên,
kết quả đạt được đáp ứng mong đợi, khả
năng xử lý tình huống của giáo viên trong
công tác GDTC… đạt tác động mạnh
(4.16±0.653 điểm).
Xếp cuối cùng trong các yếu tố tác
động đến sự hài lòng của sinh viên chính là
“cơ sở vật chất”, đạt 3.73±0.865 điểm dù

vẫn đạt chỉ số tác động mạnh. Yếu tố này
được nhiều sinh viên đánh giá “Không hài
lòng” và “Phân vân”, nguyên nhân là do
trong năm học 2018-2019, nhà trường đã
phải thực hiện thay đổi đội ngũ phục vụ và
lao công do việc chậm thực hiện vệ sinh,
mở cửa phòng học trễ, cũng như chậm tiến
hành nâng cấp sân bãi, gây ngập và tụ nước
sau khi trời mưa, mái nhà thi đấu bị dột
nước.v.v. Ở môn bóng chuyền, cầu lông,
bóng bàn đã được sửa chữa sân mới, không
còn ngập từ năm trước cùng việc bộ môn
linh động trong việc giải ngân để mua
trang, thiết bị dụng cụ nên trong năm học
này vấn đề thiếu thốn đã không còn, đó có

thể là nguyên nhân có nhiều sinh viên chọn
mức đánh giá “hài lòng” đến “rất hài lòng”
về tiêu chí cơ cở vật chất ở các nhóm môn
thể thao đặc thù.
2.4. Đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên
sau khi tham gia các học phần thể thao tự
chọn ở Trường Đại học Sài Gòn
2.4.1. Đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên
Dựa theo các kết quả đạt được trong
nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh
viên ở các học phần thể thao tự chọn theo 5

yếu tố nêu trên.
a. Giải pháp về nội dung chương trình
+ Đảm bảo các nội dung (đã được
giảm tải) được thực hiện đầy đủ theo đề
cương chi tiết đã được phê duyệt giai đoạn
2016-2021 do có sự điều chỉnh về cấu trúc
chương trình và nội dung hơn so với giai
đoạn trước đây.
+ Đảm bảo nội dung các phần lý
thuyết ở từng nhóm môn thể thao cụ thể,
tăng thời gian giảng dạy 2 tiết thành 4 tiết
lý thuyết.
+ Giảm nội dung “khó” về kỹ thuật,
tăng thời lượng “trò chơi vận động” hoặc
kết hợp tập kỹ thuật trong các bài tập bổ
trợ để giảm sự nhàm chán trong sinh viên
do phải thực hiện đúng kĩ thuật động tác.
b. Giải pháp về tổ chức giảng dạy
+ Cần giảm số lượng sinh viên trong
một lớp khoảng 15-20 sinh viên để công
tác tổ chức giảng dạy được nâng cao hơn.
+ Chuẩn hóa và đảm bảo thực hiện
đúng các tiêu chí đánh giá, các nội dung kỹ
thuật, bài tập bổ trợ ở từng môn thể thao
đặc thù.
+ Cần bố trí, sắp xếp nơi để dụng cụ
tập luyện gần sân tập luyện để không mất
nhiều thời gian chuẩn bị của sinh viên.
56



TRẦN MINH TUẤN - LÊ THIỆN KHIÊM

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

c. Giải pháp về đội ngũ giáo viên
+ Khuyến khích giảng viên tham gia
các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng và
phương pháp giảng dạy cũng như trong
chuyên môn thể dục thể thao, đổi mới
phương pháp giảng dạy phù hợp với xu thế
toàn cầu hóa hiện nay.
+ Chọn lựa và đưa giảng viên đi học
tập, tham quan cách thức thực hiện công
tác GDTC ở một số trường bạn trong và
ngoài nước.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, đánh
giá cùng với việc nêu cao trách nhiệm công
việc ở từng giảng viên.
d. Giải pháp về cơ sở vật chất
+ Thường xuyên kiểm tra, thay thế
hoặc sửa chữa trang thiết bị bị lỗi, thiếu hay
kém an toàn ở đặc thù từng môn thể thao.
+ Bảo dưỡng, duy tu sân bãi, cơ sở vật
chất đảm bảo nhu cầu ở từng môn thể thao.
+ Dự báo và kịp thời báo cáo để bảo trì
hoặc thay thế những hạng mục trang thiết
bị như thùng rác, quạt máy, lưới…
+ Đảm bảo lên kế hoạch các phòng học
lý thuyết ở mỗi học kỳ đầy đủ và hợp lý,

đặc biệt là máy chiếu cần được kiểm tra do
một số thiết bị đã bị mờ hoặc cháy bóng.
+ Đảm bảo nguồn tài liệu tham khảo
và giáo trình giảng dạy ở từng môn thể
thao đặc thù được cập nhật trong Trung
tâm học liệu.
e. Giải pháp về các vấn đề có liên quan
+ Nâng cao và giao trách nhiệm cá
nhân cho các nhân viên phục vụ, dọn dẹp
sân bãi, rác trong phòng tập.
+ Cần tổ chức công tác tuyên truyền,
giới thiệu nội dung chương trình thể thao
tự chọn ở các khoa, đặc biệt cho thấy rõ sự
khác biệt giữa hai học phần 1 và 2, chứ
không phải học phần 2 là nâng cao của học
phần 1.
+ Nâng cao hơn nữa vai trò của người

giảng viên, kết nối với sinh viên để đáp
ứng nhu cầu tập luyện khác nhau ở từng
nhóm, lớp.
+ Cần nâng cao tuyên truyền và giáo
dục về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng
trong tập luyện thể dục thể thao nói chung
và trong từng môn thể thao đặc thù nói
riêng.
2.4.2. Đánh giá của chuyên gia đối với
các nhóm giải pháp nâng cao mức độ hài
lòng của sinh viên Đại học Sài Gòn ở các
học phần thể thao tự chọn

Sau khi xây dựng được hệ thống các
nhóm giải pháp đặc thù nhằm nâng cao
mức độ hài lòng của sinh viên trường Đại
học Sài Gòn, nhóm tác giả đã thực hiện
phỏng vấn bằng phiếu hỏi đến các chuyên
gia là các nhà quản lý trong Trường Đại
học Sài Gòn và chuyên gia trong lĩnh vực
thể dục thể thao để đánh giá mức độ khả thi
và ứng dụng của các giải pháp. Phiếu
phỏng vấn chuyên gia này được rút gọn từ
chính các nhóm giải pháp nêu trên với 18
tiêu chí trong 5 nhóm giải pháp, cùng với 5
mức đánh giá từ mức rất không khả thi,
không khả thi, phân vân, khả thi và rất khả
thi. Nhóm tác giả đã đưa phỏng vấn 12
chuyên gia là cán bộ quản lý trong Trường
Đại học Sài Gòn, thu về được 12 phiếu
phỏng vấn.
Kết quả phỏng vấn chuyên gia được
mô tả trong Bảng 5 và không có các ý kiến
khác được nêu ra. Các mức đánh giá được
mã hóa từ 1 đến 5 điểm, tương ứng các
mức đánh giá từ rất không khả thi đến rất
khả thi. Như vậy, số điểm càng cao thì tính
ứng dụng của nhóm giải pháp càng cao
trong thực tiễn.
a. Về giải pháp nội dung chương trình
Tiêu chí “Đảm bảo nội dung giảng
dạy” theo đề cương chi tiết giai đoạn 20162021 đạt 4.67±0.49 điểm, tiêu chí “Tăng
57



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 69 (03/2020)

thời lượng trò chơi vận động” đạt
4.25±0.62 điểm, tiêu chí “Tăng giờ lý
thuyết” từ 2 lên 4 tiết có mức đánh giá
trung bình thấp nhất, đạt 3.58±0.52 điểm.

Điểm trung bình của giải pháp này đạt
4.17±0.36 điểm. Biểu đồ 1 mô tả trực quan
các tiêu chí đánh giá của chuyên gia về giải
pháp chương trình.

Biểu đồ 1. Phỏng vấn chuyên gia về giải pháp nội dung chương trình
Mặc dù việc tăng thêm giờ giảng dạy
lý thuyết là khả thi, tuy nhiên theo các
chuyên gia, đối với nhóm khách thể nghiên
cứu vốn không chuyên về thể dục thể thao
thì nên dành nhiều thời gian cho các hoạt
động vận động hơn là học lý thuyết vì họ
đã có quá nhiều thời gian trong việc học

chuyên ngành. Do đó, việc tăng thời lượng
buổi lý thuyết được nhiều chuyên gia lựa
chọn “phân vân” dù có tính khả thi cao.
Nhóm nghiên cứu cũng đồng ý với các ý
kiến của chuyên gia, mặc dù đây là ý kiến

được nhiều giảng viên trong bộ môn
GDTC đề xuất.

Bảng 5. Kết quả phỏng vấn chuyên giá các nhóm giải pháp.
Giải
pháp

Tiêu chí

Trung bình

Đảm bảo các nội dung được thực hiện tốt?
Nội dung
Tăng thời gian lý thuyết từ 2 tiết lên 4 tiết?
chương
trình Tăng thời lượng trò chơi vận động - bài tập
bổ trợ?
Giảm số lượng sinh viên còn từ 15-20/lớp?
Tổ chức Chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá?
giảng dạy Dụng cụ tập luyện đặt gần sân tập luyện?
Tổ chức thường niên các buổi Tọa đàm?
Đội ngũ Tham gia lớp bồi dưỡng để nâng cao chuyên
giảng môn?
58

Tổng

Mức độ

4.17±0.36


4

4.27±0.34

3

4.83±0.39 4.08±0.43

5

4.67±0.49
3.58±0.52
4.25±0.62
3.75±0.75
4.75±0.45
4.08±0.67
4.5±0.67


TRẦN MINH TUẤN - LÊ THIỆN KHIÊM

Giải
pháp
viên

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Tiêu chí


Trung bình

Tổng

Mức độ

4.39±0.27

2

4.33±0.49 4.46±0.28

1

Đi học tập công tác GDTC ở một số trường
bạn?

3.75±0.75

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá?

3.67±0.49

Kiểm tra, thay thế, sửa chữa dụng cụ tập
luyện?

3.92±0.67

Bảo dưỡng và duy tu sân bãi, cơ sở vật chất?
Cơ sở

vật chất Kế hoạch thực hiện buổi lý thuyết đầy đủ,
hợp lý?
Đảm bảo nguồn tham khảo và giáo trình
giảng dạy?

4.5±0.67
4.59±0.5
4.58±0.52

Nâng cao công tác phục vụ, dọn dẹp sân bãi? 4.92±0.29
Nâng cao công tác tuyên truyền, giới thiệu?
Các vấn
đề khác Nâng cao vai trò của người giảng viên?
Nâng cao vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng
GDTC?
b. Về giải pháp tổ chức giảng dạy
(đạt trung bình 4.27±0.34 điểm): tiêu chí
“Giảm số lượng sinh viên” (khoảng 1520 sinh viên/lớp) có đánh giá thấp nhất,
đạt 3.75±0.75 điểm. Hầu hết các nhà
quản lý trong trường Đại học Sài Gòn
đều đưa đánh giá là “phân vân”, chỉ có
các chuyên gia ngoài trường là đánh giá
là “khả thi” trong tiêu chí này. Thực tế là,
các giảng viên bộ môn GDTC cũng đã
nhiều lần đề xuất giải pháp nhằm giảm số
lượng sinh viên nhằm mục đích nâng cao
chất lượng công tác GDTC nhưng vẫn
chưa thực hiện được do cơ sở vật chất
chưa thể đáp ứng do sẽ tăng số lượng lớp
học, mặc dù số lượng học phần môn học

GDTC đã giảm từ 5 thành 3, bắt đầu từ
năm học 2016-2017. Bộ môn dự kiến sẽ

4.17±0.72

4.42±0.52

tiếp tục đưa yêu cầu này vào trong năm
học tới, nghiên cứu này cũng là nguồn
tham khảo cho ban lãnh đạo Khoa cân
nhắc và đề xuất giải pháp.
Tiêu chí về “Bố trí nơi để dụng cụ gần
sân tập luyện” đạt 4.08±0.67 điểm, cũng
với kết quả tương tự tiêu chí trên. Hiện
nay, bộ môn đã đề xuất việc đóng mới các
tủ sắt và được đặt ngay tại sân nhằm giảm
thời gian lấy trang thiết bị trong kho và
đang chờ nhà trường xét duyệt. Hai tiêu chí
còn lại là “Chuẩn hóa các tiêu chí đánh
giá” và “Thường niên tổ chức các buổi Tọa
đàm” (đạt 4.75 và 4.5 điểm, theo thứ tự
tương ứng) được các chuyên gia đánh giá
có tính khả thi cao. Biểu đồ 2 mô tả trực
quan các tiêu chí đánh giá của chuyên gia
về tổ chức giảng dạy.

59


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 69 (03/2020)

Biểu đồ 2. Phỏng vấn chuyên gia về giải pháp tổ chức giảng dạy
c. Về giải pháp đội ngũ giảng viên (đạt
trung bình 4.08±0.43 điểm): tiêu chí
“Khuyến khích giảng viên tham gia các lớp
bồi dưỡng” về kỹ năng và phương pháp
giảng dạy được các chuyên gia đánh giá
cao nhất, đạt 4.83±0.39 điểm. Trong khi
hai tiêu chí “Đưa giảng viên đi học tập,
tham quan” và “Tăng cường kiểm tra đánh
giá và nêu cao trách nhiệm ở giảng viên”
có đánh giá thấp (3.75 và 3.67 điểm theo
thứ tự tương ứng). Vấn đề đưa giảng viên
đi học tập, tham quan hiện vẫn được Nhà

trường quan tâm; tuy nhiên hầu hết các
chuyên gia đều hướng theo việc khuyến
khích giảng viên tự tìm các lớp học, sau đó
Nhà trường sẽ hỗ trợ các chi phí có liên
quan do đây đang là vấn đề “tế nhị” trong
công tác quản lý nhân sự. Còn vấn đề tăng
cường kiểm tra, đánh giá mang tính khả thi
cao song do mang nặng tính hình thức và
còn cả nể trong kiểm tra nên nhiều chuyên
gia đánh giá “Phân vân” cũng là phù hợp.
Biểu đồ 3 mô tả trực quan các tiêu chí đánh
giá của chuyên gia về đội ngũ giảng viên.


Biểu đồ 3. Phỏng vấn chuyên gia về giải pháp đội ngũ giảng viên
d. Về giải pháp cơ sở vật chất (đạt
trung bình 4.39±0.27 điểm): tiêu chí
“Thường xuyên kiểm tra thay thế, kiểm tra
và sửa chữa” được các chuyên gia đánh giá
thấp nhất (3.92±0.67 điểm), nguyên nhân

có thể đây là các nhà quản lý nên cần có dự
báo, kế hoạch để thực hiện công tác kiểm
tra, thay thế. Vấn đề thường xuyên thực
hiện kiểm tra trang thiết bị dụng cụ nên do
những người trực tiếp sử dụng đánh giá và
60


TRẦN MINH TUẤN - LÊ THIỆN KHIÊM

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

linh hoạt trong việc bảo dưỡng trang thiết
bị. Tác giả cũng đồng ý với ý kiến từ các
chuyên gia và đưa giải pháp này về Khoa
thực hiện. Các tiêu chí còn lại đều được

các chuyên gia đánh giá có tính khả thi cao
với kết quả từ 4.5 điểm trở lên. Biểu đồ 4
mô tả trực quan đánh giá của chuyên gia về
cơ sở vật chất.

Biểu đồ 4. Phỏng vấn chuyên gia về giải pháp cơ sở vật chất

e. Về giải pháp các vấn đề có liên
quan (đạt trung bình 4.46±0.28 điểm): hầu
hết các tiêu chí đánh giá của các chuyên
gia đều từ 4.17 điểm trở lên với vấn đề như
“Giao trách nhiệm cá nhân”, “Tổ chức
tuyên truyền đến các Khoa”, “Vai trò giảng
viên trong kết nối với sinh viên” và “Giáo

dục về vai trò và tầm quan trọng TDTT”
đều có tính khả thi cao. Trong đó, tiêu chí
“Giao trách nhiệm” chiếm tỷ lệ đánh giá
cao nhất, đạt 3.92±0.29 điểm. Biểu đồ 5
mô tả trực quan các tiêu chí đánh giá của
chuyên gia về giải pháp các vấn đề khác có
liên quan.

Biểu đồ 5. Phỏng vấn chuyên gia về giải pháp các vấn đề khác có liên quan
Tóm lại, kết quả đề tài đã chọn được 5
nhóm giải pháp với 15 tiêu chí vừa mang
tính đặc thù công tác GDTC ở Đại học Sài
Gòn, vừa có độ tin cậy từ phía các nhà

quản lý, bao gồm:
1. Nhóm giải pháp về nội dung chương
trình
+ Đảm bảo các nội dung (đã được
61


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 69 (03/2020)

giảm tải) được thực hiện đầy đủ theo đề
cương chi tiết đã được phê duyệt giai đoạn
2016-2021.
+ Tăng thời lượng “trò chơi vận động”
hoặc kết hợp tập kỹ thuật trong các bài tập
bổ trợ.
2. Nhóm giải pháp về tổ chức giảng
dạy
+ Giảm số lượng sinh viên trong một
lớp còn từ 15-20 sinh viên.
+ Chuẩn hóa và đảm bảo thực hiện
đúng các tiêu chí đánh giá.
+ Bố trí, sắp xếp nơi để dụng cụ tập
luyện gần sân tập luyện.
+ Tổ chức thường niên các buổi Tọa
đàm nhằm học hỏi lẫn nhau và đổi mới
phương pháp giảng dạy.
3. Nhóm giải pháp về đội ngũ giảng
viên
+ Khuyến khích giảng viên tham gia
các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng và
phương pháp giảng dạy.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, đánh
giá trong công tác GDTC.
4. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất
+ Bảo dưỡng sân bãi, cơ sở vật chất
đảm bảo nhu cầu ở từng môn thể thao.

+ Đảm bảo lên kế hoạch các phòng
học lý thuyết đầy đủ và hợp lý.
+ Đảm bảo nguồn tài liệu tham khảo
và giáo trình giảng dạy ở từng môn thể
thao đặc thù được cập nhật trong Trung
tâm học liệu.
5. Nhóm giải pháp về các vấn đề khác
có liên quan

+ Nâng cao và giao trách nhiệm cá
nhân của các nhân viên phục vụ, dọn dẹp
sân bãi, rác trong phòng tập.
+ Cần tổ chức công tác tuyên truyền,
giới thiệu nội dung chương trình thể thao
tự chọn ở các khoa.
+ Nâng cao hơn nữa vai trò của người
giảng viên, kết nối với sinh viên để đáp
ứng nhu cầu tập luyện khác nhau ở từng
nhóm, lớp.
+ Nâng cao giáo dục về vai trò, ý
nghĩa và tầm quan trọng trong tập luyện
thể dục thể thao nói chung và trong từng
môn thể thao đặc thù nói riêng.
3. Kết luận
Nghiên cứu đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trường
Đại học sau khi tham các học phần thể thao
tự chôn trong năm học 2018-2019, trong
đó yếu tố “Đội ngũ giảng viên” có mức độ
hài lòng cao nhất từ sự đánh giá của sinh

viên; ngược lại, yếu tố “Cơ sở vật chất” có
mức độ hài lòng thấp nhất.
Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra 5
nhóm giải pháp (15 giải pháp) ở từng yếu
tố như: nội dung chương trình, tổ chức
giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật
chất và các vấn đề khác có liên quan từ
quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý
trong Nhà trường, với tính khả thi cao ở hai
yếu tố về “cơ sở vật chất” và “các vấn đề
khác có liên quan” cũng như đảm bảo tính
đặc thù về điều kiện, trang thiết bị hiện có
và mối liên hệ giữa sinh viên - giảng viên ở
Trường Đại học Sài Gòn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tô Thái Hà, Lê Kiên Giang & Trần Thị Xuân Hương. (2015). Nghiên cứu đánh giá thực
trạng và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thể chất
Trường Đại học Sài Gòn. Đề tài cấp cơ sở Trường Đại học Sài Gòn.
62


TRẦN MINH TUẤN - LÊ THIỆN KHIÊM

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Herzberg, F., Mausner, B., & Snyderman, B. B. (1959). The motivation to work (2nd ed.).
NewYork, USA: John Wiley & Sons.
Kano, N., Nobuhiku, S., Fumio, T., & Shinichi, T. (1984). Attractive quality and must-be
quality. Journal of the Japanese Society for Quality Control (in Japanese), 14(2),

39–48.
Kotler, P. (2000). Marketing Management (10th ed). New Jersey, USA: Prentice-Hall.
Kotler, P., & Gary, A. (2012). Principles of Marketing (14th ed.). Upper Saddle River, New
Jersey: Pearson Prentice Hall.
Lê Chi Lan & Đỗ Đình Thái. (2017). Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về hoạt động
giảng dạy của giảng viên tại Trường Đại học Sài Gòn. Đề tài cấp cơ sở Trường Đại
học Sài Gòn.
Lê Minh Thái. (2017). Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ
thông tin qua học tập môn Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Thể dục Thể thao
TP.HCM. Đề tài luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM.
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2007). Nghiên cứu thị trường. TP.HCM:
NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2010). Nghiên cứu khoa học trong quản trị
kinh doanh. TP.HCM: NXB Thống kê.
Phạm Xuân Trường. (2017). Nghiên cứu chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người tham
gia tập luyện tại các câu lạc bộ gym, fitness và yoga quận Thủ Đức, TPHCM. Đề tài
luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM.
Trần Minh Tuấn & Huỳnh Thanh Sơn. (2017). Nghiên cứu sự phát triển thể lực chung của
nữ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn sau khi tham gia tập luyện các học phần tự chọn
bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ cơ bản. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Thể dục Thể
thao, 4(20), 36-41.
Trần Minh Tuấn. (2019). Factors affect the satisfaction of Saigon University students in
physical education courses. Proceedings of International Conference on Sport,
Physical Education & Youth Development, p. 286-293.
Ngày nhận bài: 16/12/2019

Biên tập xong: 15/3/2020

63


Duyệt đăng: 20/3/2020



×