Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.22 KB, 9 trang )

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ
XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHTMCPCT– CHI NHÁNH HAI BÀ
TRƯNG
3.1.1 Định hướng chung
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về chiến lược phát triển kinh tế xã hội và
phát triển Đất nước đến năm 2010 và 2020, yêu cầu phát triển ngành Ngân hàng Việt
Nam theo chỉ thị 275/BSCĐ của Ban cán sự Đảng Ngân hàng nhà nước Việt Nam về đề
án cơ cấu lại NHCT VN giai đoạn 2001-2010 đã được chính phủ phê duyệt mục tiêu là:
" Xây dựng NHCT VN thành tập đoàn tài chính- Ngân hàng với hai trụ cột chính là
NHTM và ngân hàng đầu tư trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn
hóa các dịch vụ, giá trị ngân hàng và giá trị nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu trở
thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm
thế giới".
Để đạt được mục tiêu và định hướng đã đề ra, với những thời cơ thách thức như
hiện nay, Ban lãnh đạo NHCT Việt Nam đã đưa ra những định hướng chiến lược cụ thể
như sau:
Một là: Chiến lược tăng cường năng lực tài chính, phát triển mạng lưới, đa dạng
hóa các sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh, cụ thể là: Tập trung nguồn
lực củng cố và mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh tăng cường năng lực tài chính,
nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Duy trì vị thế thị phần phát
triển, mở rộng hoạt động hiện tại trong lĩnh vưc ngân hàng bán lẻ và đẩy mạnh ngân
hàng bán buôn.Bảo đảm đạt các chỉ số đánh giá hiểu quả kinh doanh và an toàn lao
động, phát triển bền vững của NHCT VN như: phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ nợ xấu
dưới 3% tổng dự nợ cho vay, chỉ số tỷ lệ an toàn tối thiểu (COOK) đạt từ 8% trở lên,
ROA đạt mức 1%, ROE đạt mức 13- 15%.
Hai là: Chiến lược về chuẩn hóa mô hình tổ chức, quản trị điều hành và minh
bạch hóa tài chính: Chuẩn hóa mô hình tổ chức, cơ chế quản trị, điều hành hệ thống phù
hợp với xu hướng phát triển của thị trường và chuẩn mực quốc tế. Phát triển Vietinbank
thành tập đoàn Tài chính - Ngân hàng mạnh, hoạt động theo mô hình công ty mẹ con,


đa sở hữu, kinh doanh đa ngành nghề, trong đó cốt lõi là NHTM, ngân hàng đầu tư và
các dịch vụ tài chính. Lựa chọn và áp dụng các thông lệ Quốc tế tốt nhất vào mô hình tổ
chức, quản trị, điều hành, quản lý và kiểm soát rủi ro. Hoàn thiện hệ thống cơ chế,
chính sách về quản trị, điều hành kinh doanh quản lý kiểm soát rủi ro, quy trình kỹ thuật
nghiệp vụ, đánh giá hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng thế giới.
Ba là: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện căn bản
chất lượng nguồn nhân lực. Từ năm 2009- 2015 sẽ tiếp tục cơ cấu lại nguồn nhân lực
một cách mạnh mẽ, không tăng mà giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn nhân lực, xây
dựng đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực chuyên môn cao, đào tạo nhiều hơn các kiến
thức nghiệp vụ của ngân hàng Quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế động lực tiền lương,
tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm kết quả, năng suất, hiệu quả
công việc của từng cán bộ Vietinbank.
Bốn là: Chiến lược đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể
là tập trung đầu tư phát triển mạnh công nghệ thông tin ngân hàng, xây dụng công nghệ
thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn và hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới,
hiện đại trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ
mới. Coi công nghệ ngân hàng là yếu tố then chốt, là cơ sở nền tảng để phát triển, hội
nhập tích cực với khu vực quốc tế.
3.1.2 Định hướng cụ thể
Thành công của việc thực hiện được định hướng chung ở trên phụ thuộc vào
phấn lớn sự nỗ lực không ngừng trong toàn hệ thống NHCT Việt Nam từ Trụ sở chính
đến từng Chi nhánh. Do đó, NHCT Hai Bà Trưng cũng đề ra các định hướng riêng cho
mình, góp phần thực hiện chiến lược mà NHCT Việt Nam đã đề ra.
3.1.2.1 Nguồn vốn:
Tăng 38% (8.250 tỷ) Trong đó không kỳ hạn 400 tỷ (Số cuối năm, trong năm đạt
bình quân số dư cuối tháng và giữa tháng chia 24 phải đạt 80% số cuối năm trở lên).
Như vậy nếu vượt 100 tỷ nguồn trả lãi không kỳ hạn sẽ bù cho 500 tỷ có kỳ hạn không
đạt kế hoạch:
- Kế toán: 5660 tỷ
- Khách hàng cá nhân: 1650 tỷ

- Khách hàng doanh nghiệp lớn: 410 Tỷ
- Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: 260 tỷ
- Chợ Hôm: 220 tỷ
- Vĩnh Hoàng: 50 tỷ
- Tổ thẻ: 50 tỷ
3.1.2.2 Dư nợ
Trụ sở chính giao 2.600 tỷ ( Phấn đấu trên 3500 tỷ):
- Khách hàng doanh nghiệp lớn: 2.060 tỷ (phấn đấu 2.960 tỷ)
- Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: 380 tỷ
- Khách hàng cá nhân: 40 tỷ
- Chợ Hôm: 100 tỷ
- Vĩnh Hoàng: 20 tỷ
3.1.2.3 Về Tín dụng:
Tập trung giải ngân các dự án đã được ký kết theo tiến độ yêu cầu của chủ đầu
tư như: Dự án lọc dầu Dung Quất, Đạm Cà Mau, Booooxxit…, đáp ứng nhu cầu vốn
ngắn hạn của Tập đoàn Than, khoáng sản được NHCT giao. Với mức tài trợ vốn rất lớn
đã cam kết trong các hợp đồng tín dụng đã ký, về nguyên tắc trong năm 2010 sẽ không
tiếp nhận và xem xét tài trợ với các dự án vay vốn trung dài hạn, trường hợp dự án có
tính khả thi cao vốn tự tài trợ lớn, có đảm bảo bằng tài sản, có cam kết sử dụng trọn gói
các sản phẩm dịch vụ (tiền gửi, thanh toán..), thì trình lãnh đạo cho ý kiến bằng văn bản
trước khi tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định. Phải rà soát đánh giá để giảm thấp và
tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng đối với khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài
chính, quản trị điều hành yếu kém, SXKD không hiệu quả. Trong quý I các phòng phải
chủ động phân tích đánh giá phân loại khách hàng doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất
rút dần hoặc giảm thấp dư nợ đối với những khách hàng năng lực tài chính-quản trị-sức
cạnh tranh của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp yếu. Đối với cho vay tiêu dùng,
phải tuân thủ chặt chẽ chế độ. Nhiệm vụ trọng tâm của công tác tín dụng năm 2010 là
sàng lọc khách hàng giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng, không để phát sinh nợ
nhóm 2 và nợ xấu.
3.1.2.4 Phí Dịch vụ:

10,65 tỷ (Tăng 43% so năm 2009) mục tiêu phấn đấu là 15 tỷ ( bằng 203% thực
hiện năm 2009).
- Khách hàng doanh nghiệp lớn: 1360tr
- Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: 3.400tr
- Kế toán: 3.940tr
-Chợ Hôm: 320tr -
- Vĩnh Hoàng: 100tr
- Tổ thẻ: 630tr
3.1.2.5 Thu nợ đã xử lý rủi ro:
32,264 tỷ (100% nợ đã xử lý rủi ro chưa thu của phòng khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ).
3.1.2.6 Thẻ:
Thẻ ATM 13000, Tín dụng quốc tế 100, Đơn vị chấp nhận thẻ 10, số máy EDC
13
3.1.2.7 Lợi nhuận:
Phấn đấu 122 tỷ theo kế hoạch trụ sở giao
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP
HẠNG KHÁCH HÀNG
3.2.1 Chú trọng xây dựng hệ thống thông tin một cách chuẩn xác
Mức độ chính xác của kết quả XHTD phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thông tin hiện có.
Thế nhưng, trong quá trình thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng vẫn còn nhiều hạn
chế. Do đó, cần phải tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Một trong
những giải pháp có thể là:
• Đối với Nguồn thông tin từ doanh nghiệp cung cấp: Các báo cáo tài chính phải
được kiểm toán. Chỉ chấp nhận thông tin được kiểm toán, khi ý kiến kiểm toán
là: ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc ý kiến chấp nhận từng phần.Còn những báo
cáo đã được kiểm toán mà ý kiến đưa ra là: ý kiến từ chối, không thể đưa ra ý
kiến, ý kiến không chấp nhận thì coi như báo cáo tài chính đó chưa kiểm toán.
Chi nhánh có thể khuyến khích khách hàng cung câp thông tin nhanh chóng và
chính xác bằng các chính sách ưu đãi. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp cung cấp BCTC

có kiểm toán sẽ được ưu đãi về lãi suất cho vay và thời hạn trong những vay vốn
sau.
• Đối với nguồn thông tin từ NHNN: Chi nhánh cần xây dựng, cập nhập thông tin
từ NHNN. Điều này giúp chi nhánh có được những thông tin cần thiết về tình
hình khách hàng quan hệ tín dụng với các NHTM khác ra sao, từ đó giúp chi
nhánh tránh được tình trạng một hồ sơ khoản vay của một khách hàng lại được
vay tại nhiều NHTM. Hiện nay hệ thống CIC đã thu thập được hơn 800 nghìn hồ
sơ khách hàng có quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng. Đây là một nguồn
thông tin quy giá, chi nhánh nên khuyến khích các cán bộ thực hiện việc XHKH
thu thập thông tin thêm từ hệ thống CIC.
3.2.2 Hoàn thiện hơn nữa quy trình xếp hạng doanh nghiệp
Quy trình xếp hạng doanh nghiệp tại chi nhánh đã khá chi tiết và khoa
học.Tuy nhiên trong quá trình triển khai, vẫn gặp phải những hạn chế nhất
định. Do đó, một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy trình xếp hạng như
sau :
• Đối với ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh : Để kết quả XHTD được chính
xác thì công việc xác định ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh phải chính
xác. Hiện nay, NHCTVN nói chung và chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng nói
riêng đã phân loại ngành nghề theo 4 lĩnh vực hoạt động chính nói chung
là hợp lý. Tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác cho kế quả chấm điểm và
XHTD hơn ữa thì nên phân tách các ngành nghề chi tiết thành nhiều
nhóm căn cứ vào đặc điểm khác nhau giữa các nhóm.
• Đối với việc xác định quy mô doanh nghiệp :Hiện nay, chi nhánh xác định
quy mô doanh nghiệp dựa trên bốn tiêu chí chính : Nguồn vốn kinh
doanh, doanh thu thuần, số lượng lao động và giá trị nộp ngân sách mà
không nói đến quy mô tổng tài sản, nguồn vốn. Vì vậy, thiết nghĩ việc xác
định quy mô doanh nghiệp nên bổ sung thêm chỉ tiêu tổng tài sản để
công việc xác định quy mô được cụ thế, chính xác, và rõ ràng hơn.
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích
Nhóm các chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính sử dụng khá phức tạp. Trong

đó, có những chỉ tiêu chưa thật sát với việc đo lường nguy cơ vỡ nợ, phá sản
của doanh nghiệp như : Thời gian làm lãnh đạo doanh nghiệp của giám đốc,
thu nhập từ xuất nhập khẩu. Một doanh nghiệp không có thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu không có nghĩa là doanh nghiệp đó hoạt động không hiệu quả và
chỉ tiêu này sẽ là điểm số tín dụng giảm của khách hàng và giảm tính chính xác
khi đưa ra quyết định của ngân hàng.
3.2.4 Triển khai và tổ chức hệ thống chấm điểm tín dụng
Ngân hàng nên đẩy nhanh quá trình đưa công nghệ thông tin, phầm
mềm quản lý, lưu trữ thông tin về khách hàng vào công tác chấm điểm tín dụng

×