Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu:
1.Giải pháp về cơ sở pháp lý:
Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc từ
01/01/2007, đã tham gia Công ước Kyoto sửa đổi. Do vậy, Việt Nam phải tuân
thủ các quy định của Hiệp định về quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại
quốc tế và Công ước Kyoto sửa đổi. Trên cơ sở Luật Hải quan 2001, Luật sửa
đổi bổ sung một số điều Luật hải quan 2005, Luật thương mại và các quy định
quốc tế, ngày 20/02/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa, về cơ bản phù hợp với
Hiệp định quy tắc xuất xứ áp dụng tại Việt Nam. Trên cơ sở Nghị định
19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006, các Thông tư liên quan đến xuất xứ hàng
hóa: Thông tư 07/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006; Thông tư 45/2007/TT-BTC
ngày 24/9/2007 đã được ban hành. Để cụ thể hóa các thỏa thuận song phương,
đa phương, Bộ Thương mại ( nay là Bộ Công thương đã ban hành các Quyết
định: Quyết định 02/2007/QĐ-BTM ngày 08/01/2007; Quyết định 12/2007/QĐ-
BTM ngày 31/05/2007; Quyết định 19/2008/QĐ-BCT ngày 24/07/2008; Quyết
định 44/2008/QĐ-BCT ngày 08/12/2008 đã quy định cụ thể các lĩnh vực xác
định, kiểm tra xuất xứ hàng hóa từ ASEAN, ASEAN- Trung Quốc, ASEAN-
Nhật Bản, ASEAN- Hàn Quốc. Như vậy, về cơ bản chúng ta đã có hệ thống
pháp lý tương đối hoàn chỉnh và tuân thủ các quy định của quốc tế về xuất xứ
hàng hóa.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế nhận thức của Hải quan và doanh nghiệp
liên quan đến hệ thống văn bản thì chúng ta cần sửa đổi, bổ sung một vấn đề
trong Nghị định 19/2006/NĐ-CP; trong một số các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến xuất xứ cho phù hợp với các quy định của Hiệp định Quy tắc xuất
xứ.
chúng ta cần làm rõ một số khái niệm về:
+ Khái niệm về các nguyên, vật liệu có thể thay thế nhau.
+ Khái niệm các phế liệu từ các sản phẩm có xuất xứ thuần túy.
+ Những công đoạn đơn giản hỗ trợ quá trình vận chuyển.
+ Khái niệm De Minimis.
+ Các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ nội địa.
+ Các tiêu chí về xác định nhãn hiệu hàng hóa: Đặc biệt là tiêu chí MADE
IN…
Quy định cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, và xác nhận giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa đối với các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu tại các
vùng không có cơ quan cấp C/ O như Đắc Lắc, Lâm Đồng… ( cho phép Hải
quan xác nhận vào C/ O khi làm thủ tục hải quan như VCCI đã thí điểm thực
hiện) hay khuyến khích sử dụng eCO thay cho việc sử dung C/O giấy.
Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng quy tắc xuất xứ và
tham gia đàm phấn về quy tắc xuất xứ theo các Điều ước quốc tế.
Xây dựng các quy định dưới luật liên quan đến quyết định tư pháp và hành
chính để áp dụng chung về quy tắc xuất xứ được công bố như là đối tượng chịu
sự điều chỉnh và tuân thủ các quy định của GATT 1994, và
Xây dựng quy chế và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ điện tử với mọi đối
tượng hàng hóa ( hiện tại đã sử dụng e-C/ O đối với hàng hóa có form AK).
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Luật Giao ịch điện tử ngày 29/11/2005. Điều này tạo thuận lợi cho
hải quan điện tử và việc cấp, quản lý, kiểm tra e-C/O. Hiện nay thủ tục hải quan
điện tử đang được thực hiện thí điểm giai đoạn 2 tại cục Hải quan Hải Phòng và
TP.HCM và đang có xu hướng mở rộng việc khai hải quan từ xa ở tất cả các
Cục hải quan địa phương. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng Nghị định về thủ tục
hải quan điện tử, trong đó có quy định cấp và kiểm tra C/O điện tử. Một trong
những vấn đề đáng chú ý tại nghị định này là sẽ quy định thủ tục hải quan điện
tử đối với doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt – một nội dung mới so với hiện nay.
Tuy nhiên, dự thảo nghị định này đang được nghiên cứu xây dựng. Cần ban
hành quy định về chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử giữa cơ quan Hải quan với các
bên có liên quan nhằm xây dựng cơ sở pháp lý cho tự động hóa thủ tục Hải
quan bao gồm chữ ký điện tử, chứng nhận điện tử, hồ sơ điện tử, an ninh mạng,
cơ chế giao diện điện tử…
2.Giải pháp về quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hóa:
Tính đến thời điểm 01/04/2008, TCHQ chưa ban hành quy trình kiểm tra
xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Việc kiểm tra xuất xứ được gắn liền với việc tiếp
nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan. Công chức hải quan mới chỉ quan tâm đến giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa, không nắm rõ được bản chất xuất xứ hàng hóa.
Cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro cũng chưa coi trọng tiêu chí xuất xứ là một rủi ro
lớn. Vì vậy, công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa chưa được thực hiện nghiêm
túc. Xây dựng quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy trình thủ
tục hải quan sẽ giúp cho công chức hải quan hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,
giảm thiểu gian lận thương mại.
a.Nguyên tắc chung:
Đối với hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy
định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết
hoặc tham gia thì việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa căn cứ vào các quy
định và quy tắc tại các văn bản này.
Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi MFN, thuế suất thông
thường và các trường hợp khác, việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa căn cứ vào các
quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa; Thông tư số
08/2006/TT-BTM ngày 17/04/2006 và Thông tư số 10/2006/TT-BTMngayf
01/06/2006 của Bộ thương mại ( nay là Bộ Công Thương) về hướng dẫn cách
xác định xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo
Nghị định số 19/2006/NĐ-CP dẫn trên.
Đối với hàng hóa nhập khẩu đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến
an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm
soát thì việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo thông báo của các cơ
quan quản lý nhà nước Việt Nam và các tổ chức quốc tế tại thời điểm đó.
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang ở trong thời điểm Việt Nam
áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện
pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng thì việc kiểm tra xuất xứ
hàng hóa thực hiện theo thông báo của Bộ Công thương và các cơ quan có thẩm
quyền.
Khi kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa, công chức hải quan phải ghi rõ
ràng, đầy đủ các thông tin về kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải
quan theo quy định.
(i) Kiểm tra xác nhận trước xuất xứ:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xác nhận trước xuất xứ
Để có căn cứ xác định trước xuất xứ, người khai hải quan phải có hồ sơ đề
nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu nộp cho hải quan, gồm:
+ Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa, trong đó ghi rõ tên hàng
hóa, mô tả rõ hàng hóa, mã số HS, nước và cơ sở sản xuất, gia công hay lắp ráp,
nước xuất khẩu, giá FOB, hành trình dự định của hàng hóa
+ Bản kê khai các nguyên vật liệu dung để sản xuất ra hàng hóa gồm các
thông tin như: tên hàng, tên các nguyên vật liệu, tỷ trọng nguyên vật liệu tham
gia tạo ra hàng hóa, mã số HS, xuất xứ, giá CIF.
+ Hóa đơn mua bán các nguyên vật liệu dung để sản xuất ra hàng hóa.
+ Bản mô tả chi tiết quy trình sản xuất ra hàng hóa.
+ Các chứng từ khác như giấy chứng nhận giám định, giấy chứng nhận gia
công lắp ráp, giấy chứng nhận phân tích thành phần, catalogue, mẫu hàng, ảnh
chụp,… được yêu cầu xuất trình trong những trường hợp các giấy tờ trên chưa
có đủ thông tin để xác định xuất xứ.
Bước 2: Cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận trước xuất xứ
Căn cứ vào hồ sơ yêu cầu trước xuất xứ và các quy định của pháp luật, cơ
quan hải quan tổ chức kiểm tra, xác định trước xuất xứ cho lô hàng nhập khẩu.
Việc kiểm tra này được tiến hành trên cơ sở xác định tiêu chí xuất xứ, quy định
về bảo quản hàng hóa và điều kiện vận chuyển của lô hàng. Sau đó ban hành
quyết dịnh dưới dạng phiếu xác định trước xuất xứ ( theo mẫu quy định). Phiếu
xác định trước xuất xứ có giá trị hiệu lực 01 năm kể từ ngày ban hành được áp
dụng đối với hàng hóa cùng loại, cùng nhà sản xuất và xuất khẩu, do chính
người nộp đơn đề nghị làm thủ tục nhập khẩu.
(iii) Xử lý kết quả xác định trước xuất xứ:
Cơ quan hải quan thực hiện bảo mật thông tin vè xác nhận trước xuất xứ, và
lưu giữ hồ sơ chứng từ xác định trước xuất xứ trong 3 năm kể từ ngày ban hành
Phiếu xác định trước xuất xứ hàng nhập khẩu. Phiếu xác định trước xuất xứ chỉ
có tác dụng tham khảo chứ không thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ. Phiếu
xác định trước xuất xứ của hàng nhập khẩu được hủy bỏ trong các trường hợp
sau:
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan bổ sung sửa đổi.
- Các yếu tố xác định xuất xứ hàng hóa đã thay đổi.
- Có sự khác nhau giữa kết quả xác định trước xuất xứ với thực tế của hàng
hóa.
- Cơ quan hải quan phát hiện người nộp đơn đề nghị cung cấp thông tin sai
lệch, giả mạo.
- Co quan hải quan, người nộp đơn đề nghị phát hiện có sự khác nhau về
kết quả xác định trước xuất xứ đối với cùng một mặt hàng, cùng một nhà sản
xuất.
Công tác kiểm tra, xác nhận trước xuất xứ này cần được quy định cụ thể
trong văn bản quy phạm pháp luật.
b. Kiểm tra xuất xứ trong thông quan:
(i) Kiểm tra sơ bộ - Kiểm tra xuất xứ khi kiểm tra bộ hồ sơ hải quan
Công chức tiếp nhận tờ khai hải quan tiến hành kiểm tra sự phù hợp về thủ
tục đối với hàng nhập khẩu tất cả các luồng.
• Trường hợp không phải nộp C/ O:
Kiểm tra phần khai báo xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp trêntờ khai hải
quan để đảm bảo việc khai báo thống nhất với các chứng từ có liên quan về xuất
xứ trong bộ hồ sơ ( hợp đồng, hóa đơn thương mại, vận đơn,…)
• Đối với trường hợp phải nộp C/ O ( áp dụng đối với cả C/ O được cấp
điện tử)
Công chức hải quan tiến hành kiểm tra thể thức C/ O. Trường hợp người
khai hải quan có đề nghị nộp chậm C/ O thì kiểm tra lại điều kiện nộp chậm C/
O và đề xuất để lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết định. Trường hợp không đủ
điều kiện được chậm nộp C/ O thì thông báo cho người khai hải quan biết và
hướng dãn thủ tục tiếp theo quy định. Kiểm tra hình thức của C/ O, công chức
hải quan phải kiểm tra các tiêu chí sau:
- Trên C/ O phải thể hiện dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM
AK/ FORM AJ,…; mỗi C/ O có một số tham chiếu riêng;
- Các tiêu chí trên C/ O phải được điền đầy đủ;
- Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của C/ O phải đúng quy định (
ghi đủ tên các nước thành viên)
(ii) Kiểm tra chi tiết, kiểm tra thực tế hàng hóa – Kiểm tra nộ dung C/ O khi
kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa theo tiêu chí xuất
xứ
Hải quan kiểm tra sự phù hợp về thủ tục, tiêu chí xuất xứ và điều kiện vận
tải.
• Kiểm tra chi tiết hồ sơ
Kiểm tra nội dung C/ O, công chức hải quan phải kiểm tra đày đủ các tiêu
chí:
- Kiểm tra đối chiếu dấu và chữ ký trên C/ O với mẫu dấu và chữ ký của
người và cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp C/ O đã được Tổng cục Hải
quan thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố. Lưu ý kiểm tra:
+ Thời hạn có hiệu lực của chữ ký của người có thẩm quyền cấp C/ O;
+ Người cấp C/ O phải đúng với phòng cấp đã được Tổng cục thông báo.
- Kiểm tra thời hạn hiệu lực của C/ O;
- Sự phù hợp về nôi dung trên C/ O và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
( tờ khai hải quan, hợp đồng, hóa đơn thương mại, vận đơn) về tên người nhập
khẩu, tên hàng, lượng hàng, mã HS, quy cách phẩm chất, xuất xứ, số hiệu chứng
từ dẫn chứng hoặc có liên quan, trị giá, loại phương tiện vận tải, cảng đi, cảng
đến,…
- Kiểm tra cách ghi tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa trên C/ O ( theo tiêu
chí hàm lượng xuất xứ, hoặc tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, hoặc tiêu chí
công đoạn gia công chế biến hàng hóa, tiêu chí xuất xứ thuần túy,..) được quy
định tại các Quy tắc xuất xứ thực hiện Hiệp định thương mại tự do do Bộ Công
Thương ban hành và phần hướng dẫn ở mặt sau C/ O.
- Đối với C/ O có hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành: Không
nhận C/ O mẫu E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một