Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

THỰC TRẠNG THANH TRA THUẾ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.04 KB, 44 trang )

THỰC TRẠNG THANH TRA THUẾ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Khái quát về cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục thuế thành phố Hà Nội và
tổ chức hệ thống thanh tra
2.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục thuế thành phố Hà Nội
Hà Nội là Thành phố nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng tiếp
giáp với: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam và Hoà Bình ở phía
Nam; Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình và Phú Thọ ở
phía Tây. Thực hiện nghị quyết 15/2008/QH12 của quốc hội khóa XII, kỳ họp
thứ 3 ngày 29/05/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội
(sáp nhập Hà Nội và tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh -Vĩnh Phúc và 4 xã huyện
Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình), hiện nay diện tích của thành phố Hà Nội vào
khoảng 3.324 km
2
(trước đây là 920km
2
) gồm 01 thị xã, 10 quận và 18 huyện
ngoại thành với số dân hơn 6 triệu người.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, là đầu não về kinh tế - chính trị - văn hóa
của cả nước, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh,
tiềm năng huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển của Hà Nội không
ngừng tăng lên trong các năm qua.
Cục thuế TP Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 314/QĐ-BTC
ngày 21/08/1990 của Bộ Tài Chính, là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thuế đặt tại
TP Hà Nội, đồng thời chịu sự lãnh đạo song trùng quản lý hành chính của Uỷ
ban nhân dân TP Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng .
Thực hiện nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội, ngày 01/08/2008 Bộ
Tài Chính - Tổng Cục Thuế đã tổ chức lễ công bố Quyết định số 1640/QĐ-BTC
về việc thành lập cục thuế Hà Nội, quyết định số 1639/QĐ-BTC về việc sửa đổi
bổ sung một số điều của quyết định 49/2007/QĐ-BTC ngày 25/06/2007 của Bộ
Tài Chính qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của


cục thuế Hà Nội trực thuộc Tổng Cục Thuế và các quyết định bổ nhiệm lãnh
đạo Cục thuế TP Hà Nội mới. Chức năng, nhiệm vụ chính của Cục thuế TP Hà
Nội là đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, Cục thuế TP Hà
Nội còn phải thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do Tổng cục thuế
giao và đảm bảo thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo của Thành uỷ, Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Đi đôi với việc triển khai thực hiện tổ chức công tác hợp nhất sáp nhập,
Cục thuế Hà Nội đồng thời triển khai thực hiện công tác hợp nhất các tổ chức
chính trị, củng cố kiện toàn các ban chỉ đạo trong cơ quan, chuyển địa điểm làm
việc thống nhất về 187 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội.
Về cơ cấu tổ chức, Cục thuế thành phố Hà Nội gồm 22 phòng chức năng,
29 chi cục thuế trực thuộc với tổng số cán bộ công chức hơn 3.500 người.
• 22 phòng chức năng bao gồm:
1. Phòng tổ chức cán bộ.
2. Phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.
3. Phòng kê khai và kế toán thuế.
4. Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
5. Phòng thanh tra thuế (bao gồm 4 phòng thanh tra thuế từ 1-4).
6. Phòng kiểm tra thuế (bao gồm 6 phòng kiểm tra thuế từ 1-6).
7. Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân.
8. Phòng pháp chế.
9. Phòng Tổng hợp- Nghiệp vụ- Dự toán.
10. Phòng kiểm tra nội bộ.
11. Phòng hành chính lưu trữ.
12. Phòng tin học.
13. Phòng quản trị - tài vụ.
14. Phòng quản lý ấn chỉ.
• 29 Chi cục thuế:
1. Chi cục thuế Đống Đa 16. Chi cục thuế Ứng Hòa
2. Chi cục thuế Tây Hồ

3. Chi cục thuế Thanh Xuân
4. Chi cục thuế Long Biên
5. Chi cục thuế Hà Đông
6. Chi cục thuế Ba Đình
7. Chi cục thuế Cầu Giấy
8. Chi cục thuế Hai Bà Trưng
9. Chi cục thuế Hoàn Kiếm
10. Chi cục thuế Đông Anh
11. Chi cục thuế Sóc Sơn
12. Chi cục thuế Thanh Oai
13. Chi cục thuế Từ Liêm
14. Chi cục thuế Thường Tín
15. Chi cục thuế Phú Xuyên
17. Chi cục thuế Mỹ Đức
18. Chi cục thuế Chương Mỹ
19. Chi cục thuế Quốc Oai
20. Chi cục thuế Sơn Tây
21. Chi cục thuế Đan Phượng
22. Chi cục thuế Hoàng Mai
23. Chi cục thuế Gia Lâm
24. Chi cục thuế Thanh Trì
25. Chi cục thuế Mê Linh
26. Chi cục thuế Hoài Đức
27. Chi cục thuế Phúc Thọ
28. Chi cục thuế Thạch Thất
29. Chi cục thuế Ba Vì
Thực hiện luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp
được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn
hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ
trợ người nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng

chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thanh tra thuế trên địa bàn Hà Nội
Trong công tác quản lý thuế thì chức năng thanh tra, kiểm tra thuế đối
với doanh nghiệp là chức năng rất quan trọng. Chức năng thanh tra, kiểm tra
thuế của Cục Thuế TP Hà Nội được thực hiện bởi các phòng thanh tra thuế và
kiểm tra thuế.
Theo quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007 của Thủ tướng
chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Tổng Cục Thuế trực thuộc Bộ Tài Chính, Quyết định số 48/2007/QĐ-BTC ngày
15/06/2007 của Bộ Tài Chính quy định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của các Ban và Văn phòng thuộc Tổng Cục Thuế, Quyết định số 49/2007/QĐ-
BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài Chính quy định nhiệm vụ quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của các Cục thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế và Quyết định số
729/QĐ-TCT ngày 18/06/2007 của Tổng Cục Thuế quy định nhiệm vụ quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của các Chi Cục Thuế trực thuộc Cục thuế, tổ chức bộ
máy thanh tra, kiểm tra thuế được tăng cường phù hợp với tình hình thực tế.
Luật quản lý thuế ra đời, hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế có sự tách biệt giữa
các phòng thực hiện chức năng thanh tra thuế và kiểm tra thuế, tổ chức bộ máy
thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục thuế TP Hà Nội bao gồm: Các phòng thanh tra (4
phòng) và các phòng kiểm tra thuế (6 phòng) thuộc khối văn phòng Cục thuế và
các Đội kiểm tra thuế thuộc khối các Chi cục Thuế.
Phòng kiểm tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê
khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc
phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.
Phòng Thanh tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện
công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải
quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp
thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
Sơ đồ: 2.1. Mô hình tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra
tại Cục thuế TP Hà Nội

CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Khối Văn Phòng Cục
Các Chi Cục Thuế
4 Phòng Thanh Tra
6 Phòng Kiểm Tra
Đội Kiểm Tra
Đoàn (Đội) Kiểm Tra
Đoàn (Đội) Thanh Tra
Đoàn (Tổ) Kiểm Tra
Bộ phận thanh tra triển khai thực hiện công tác thanh tra các doanh
nghiệp trong việc chấp hành Luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu
thuế, gian lận thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý
Để thực hiện công tác thanh tra đối tượng nộp thuế, bộ phận thanh tra tổ
chức thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra của Cục Thuế theo từng lĩnh vực,
địa bàn, trong đó có khu vực thanh tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Tuỳ theo từng thời kỳ, Cục thuế giao nhiệm vụ cho các phòng
thanh tra khác nhau đảm nhiệm kế hoạch thanh tra đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra kế hoạch thanh tra còn được bổ sung từ phòng
Kiểm tra thuế đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp
trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời dựa trên cơ sở nguồn lực
của bộ phận trình các cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời báo cáo
Tổng cục Thuế.
Theo kế hoạch đã được lãnh đạo duyệt, bộ phận thanh tra phối hợp với
các phòng chức năng của Cục, cũng như các cơ quan ban ngành tại địa phương
để thực hiện việc thanh tra các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài theo
quy trình thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành nhằm tránh
chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra. Tiến hành thực hiện các bước
chuẩn bị cho việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy trình, bao
gồm: Mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra, kiểm tra; Phương pháp tiến
hành; Tiến độ thực hiện cuộc thanh tra, kiểm tra. Phối hợp với cơ quan chức

năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh
doanh trái phép, trốn lậu thuế;
Lập hồ sơ trình lãnh đạo cục chỉ đạo giải quyết hoặc đề nghị cơ quan
chức năng khởi tố theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài vi phạm nghiêm trọng Pháp luật Thuế.
Thực hiện giám định về thuế theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến
hành tố tụng ở địa phương hoặc theo phân công của Tổng cục Thuế.

2.2. Thực trạng thanh tra thuế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên
địa bàn Hà Nội
2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trên địa bàn Hà Nội
Luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 là dấu mốc quan trọng đánh
dấu cho sự phát triển của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối
ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế.
Sau khi Luật Đầu tư Nước ngoài ra đời, cùng với việc áp dụng hàng loạt
các chính sách khuyến khích của một nền kinh tế mở, hàng trăm các tập đoàn,
công ty nước ngoài của hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã vào Hà Nội để tìm
kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh. Con số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài không ngừng gia tăng qua các năm.
* Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà
Nội:
Biểu đồ 2.1. Mô hình tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài so với tổng số đối tượng nộp thuế tại
văn phòng Cục thuế Hà Nội
Đơn vị tính: doanh nghiệp
Như vậy, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hà Nội tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của các loại hình doanh

nghiệp khác do văn phòng Cục thuế Hà Nội quản lý. Tính đến 31/12/2009, Cục
thuế Hà Nội đang thực hiện quản lý đối với 2965 doanh nghiệp và các chi nhánh
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng gần gấp đôi so với năm 2007,
chiếm khoảng 36% số doanh nghiệp do khối văn phòng Cục quản lý. Hầu hết
các doanh nghiệp này đều đã và đang hoạt động có hiệu quả và có nhiều đóng
góp tích cực trong việc tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều việc làm và đóng góp đáng
kể cho ngân sách nhà nước.
* Thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa
bàn Hà Nội được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2. Thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so
với tổng thu ngân sách từ doanh nghiệp thuộc quản lý của
Cục thuế TP Hà Nội
Đơn vị tính: tỷ đồng
Qua biểu đồ trên có thể thấy tổng thu ngân sách cũng như số thu từ doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2008,
Cục Thuế Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thuế trong
điều kiện không thuận lợi, giá cả biến động mạnh, lạm phát tăng cao, thiên tai,
lũ lụt xảy ra trên diện rộng... ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên, năm 2008 đã hoàn
thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách được giao và đạt được tốc độ tăng thu
cao so với năm 2007, các nhiệm vụ trọng tâm được tổ chức thực hiện đạt được
kết quả tốt. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì được hoạt
động sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt việc kê khai nộp thuế, vì vậy, thu ngân
sách từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn hoàn thành vượt mức
dự toán và đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tăng 54% so với năm 2007.
Năm 2009, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện
7.210 tỷ, tăng 3% so thực hiện năm 2008. Hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu tác động trực tiếp của suy thoái
kinh tế thế giới, vì vậy những tháng đầu năm nhiều doanh nghiệp có sản lượng

tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Để khắc phục khó khăn cho các
doanh nghiệp, nhà nước đã thực hiện giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp và
gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm
2009 cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, thu nhập cá
nhân 6 tháng đầu năm 2009 được miễn cũng gây giảm thu cho ngân sách nhà
nước (theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về
những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng
kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày
21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số giải pháp về thuế nhằm
thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế,
tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp). Việc triển khai kịp thời các gói kích
cầu đầu tư và tiêu dùng đã phát huy tác dụng tích cực, (đặc biệt là việc giảm
50% thuế suất thuế GTGT, giảm 50% tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với mặt hàng
ô tô) đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại ổn định và lấy lại đà tăng
trưởng. Do đó, thu ngân sách từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn
hoàn thành vượt mức dự toán và đạt được tốc độ tăng trưởng 3% so với năm
2008.
* Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Hoàn thuế giá trị gia tăng là một trong những nội dung vô cùng quan
trọng trong quản lý thuế. Theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng, các trường
hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng gồm: Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ thuế trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế
giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết; cơ sở kinh doanh đã đăng ký
nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang
trong giai đoạn đầu tư; cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất
khẩu; Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
thuế khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa
hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường được đầu tư từ công ty

mẹ ở nước ngoài, hàng hoá dịch vụ sản xuất ra thường được bán cho công ty mẹ
hoặc khách hàng nước ngoài. Các trường hợp doanh nghiệp đầu tư mới, đầu tư
mở rộng trong giai đoạn hiện nay cũng diễn ra liên tục. Do vậy, hoàn thuế
GTGT đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng cả về số
hồ sơ xin hoàn thuế và số thuế được hoàn. Đây đồng thời là nội dung quan trọng
trong công tác thanh tra thuế.
Biểu đồ 2.3 : Số thuế giá trị gia tăng được hoàn đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đơn vị tính: triệu đồng
Hoàn thuế giá trị gia tăng được phân thành hai trường hợp: hoàn thuế
trước kiểm tra sau và kiểm tra trước hoàn sau. Các doanh nghiệp lần đầu xin
hoàn thuế hoặc đã bị xử phạt về hành vi trốn thuế trong 2 năm gần nhất sẽ phải
kiểm tra hồ sơ xin hoàn tại trụ sở doanh nghiệp trước khi được hoàn thuế. Các
trường hợp khác sẽ được hoàn thuế trước, sau đó sẽ thanh kiểm tra sau hoàn
thuế. Theo số liệu thống kê tại Cục thuế Tp Hà Nội, số doanh nghiệp đề nghị
hoàn thuế và số thuế được hoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
ngày càng tăng. Năm 2007 Cục thuế Hà Nội đã hoàn thuế cho 109 doanh nghiệp
với số thuế GTGT được hoàn là 352,748 triệu đồng. Năm 2008 hoàn thuế cho
111 doanh nghiệp với số thuế được hoàn là 556,226 triệu đồng. Năm 2009 tăng
lên 131 doanh nghiệp được hoàn 1,203,614 triệu đồng tiền thuế GTGT. Số
doanh nghiệp được hoàn thuế và số thuế GTGT được hoàn tăng nhanh qua các
năm đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế ngày càng sát sao và được
chú trọng hơn.
2.2.2. Thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trên địa bàn của Cục thuế Thành phố Hà Nội
2.2.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra thuế
Lập kế hoạch thanh tra tại trụ sở người nộp thuế hàng năm đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong công tác thanh tra nhằm đạt được các mục tiêu: phân
bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực thanh tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả của
công tác thanh tra.

Hiện nay, theo cơ chế tự khai tự nộp thuế, kế hoạch thanh tra thuế được
xây dựng dựa trên cơ sở phân tích thông tin người nộp thuế. Cơ sở dữ liệu thông
tin về người nộp thuế của ngành thuế: Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ
quyết toán thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; Thông tin về tình hình tài
chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; Thông tin về việc chấp hành
pháp luật về thuế của người nộp thuế. Ngoài ra, việc phân tích thông tin người
nộp thuế còn dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan
thuộc ngành Tài chính như: Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài
chính; Uỷ ban chứng khoán; Cục quản lý giá; Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra
chính phủ; các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề kinh
doanh; thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí...
Phân tích hồ sơ khai thuế cung cấp các thông tin tổng quát về doanh
nghiệp cũng như giúp cán bộ thanh tra phát hiện các dấu hiệu nghi vấn, bất hợp
lý để từ đó có định hướng thanh tra tập trung vào những nghiệp vụ có rủi ro cao,
tránh tình trạng kiểm tra lan man, không hiệu quả. Hàng năm, Cục thuế TP Hà
Nội chỉ đạo việc phân tích hồ sơ khai thuế theo công văn hướng dẫn công tác
xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Tổng Cục thuế để xây dựng kế
hoạch thanh tra trong năm.
Bảng 2.1. Công văn chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của
Tổng Cục thuế
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Công văn chỉ đạo của Tổng Cục Thuế về công tác thanh tra, kiểm tra năm:
Công văn số 249/TCT-TTr ngày
28/01/07
Công văn số 530/TCT-TTr ngày
29/01/08
Công văn số 5343/TCT-TTr ngày
24/12/08
Tiêu thức xây dựng kế hoạch
1. Phân loại doanh nghiệp theo quy

mô trên cơ sở doanh thu và số thuế
doanh nghiệp đã thực hiện một vài
năm trước đó.
2. Phương pháp lựa chọn: đánh giá
theo mức độ rủi ro về thuế:
- Tỷ lệ doanh thu năm 2006/năm
2005, so với tỷ lệ tăng toàn ngành.
- Đánh giá theo tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu.
- Đánh giá theo tỷ lệ thuế
GTGT/TNDN năm 2006 so với
năm 2005.
3. Đánh giá theo mức độ tuân thủ
pháp luật
4. Các tiêu thức khác: doanh
nghiệp có hoạt động xuất nhập
khẩu, 5 năm chưa được quyết toán,
số hoàn thuế GTGT lớn nhưng
không xin hoàn, doanh nghiệp có
nhiều thành viên, chi nhánh ở nước
ngoài…
1. Phân loại doanh nghiệp theo quy
mô trên cơ sở doanh thu và số thuế
doanh nghiệp đã thực hiện.
2. Phương pháp lựa chọn theo
phương pháp rủi ro (tính điểm):
2.1. Tiêu thức chung:
- Loại hình doanh nghiệp
- Mức độ tuân thủ pháp luật thuế
của doanh nghiệp.

2.2. Các tiêu thức đánh giá rủi ro
theo ngành:
- Tình hình kê khai, hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
đánh giá theo tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu.
2.3. Tiêu thức phụ:
- Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Số năm chưa được thanh tra,
kiểm tra.
2.4. Tổng hợp kết qủa đánh giá rủi
ro.
3. Phương pháp lựa chọn xác suất
đối với các doanh nghiệp hạch toán
độc lập lỗ ít nhất 1 năm giai đoạn
2005, 2006; hạch toán phụ thuộc,
chi nhánh đơn vị phụ thuộc.
1. Phân loại doanh nghiệp theo quy
mô trên cơ sở doanh thu và số thuế
doanh nghiệp đã thực hiện, dựa vào
dấu hiệu vi phạm về thuế.
2. Phương pháp lựa chọn theo rủi
ro về thuế (tính điểm):
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Quy mô doanh nghiệp
- Mức độ tuân thủ về nộp thuế của
doanh nghiệp
- Loại hình doanh nghiệp.

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
- Số năm doanh nghiệp chưa được
thanh tra, kiểm tra.
3.Lựa chọn doanh nghiệp cần
thanh tra trong năm theo mức độ
rủi ro về thuế từ cao xuống thấp.
=Đơn vị đầu tư nước ngoài lỗ
nhiều năm nhưng vẫn đầu tư mở
rộng và nộp thuế thấp;
- Thanh tra sau hoàn thuế GTGT
đối với ít nhất 50% số doanh
nghiệp được hoàn thuế trước, kiểm
tra sau.
Phân bổ kế hoạch
- Phân bổ kế hoạch thanh tra dựa
trên nguồn nhân lực.
- Cách thức phân bổ mang tính chủ
quan, thiếu cơ sở khoa học và tính
toán chính xác
- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn
nhân lực và mục tiêu triển khai
công tác thanh tra năm.
- Phải tiến hành dự kiến cụ thể số
doanh nghiệp thực hiện thanh tra,
kiểm tra trong năm trên cơ sở hệ
thống các chỉ tiêu tính toán đã xây
dựng được (tổng nguồn nhân lực,
số ngày làm việc)
- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn
nhân lực và mục tiêu triển khai

công tác thanh tra năm.
- Phải tiến hành dự kiến cụ thể số
doanh nghiệp thực hiện thanh tra,
kiểm tra trong năm trên cơ sở hệ
thống các chỉ tiêu tính toán đã xây
dựng được (tổng nguồn nhân lực,
số ngày làm việc)
Qua bảng so sánh trên có thể thấy công tác xây dựng kế hoạch thanh tra
từ đơn giản, hệ thống chỉ tiêu lựa chọn doanh nghiệp còn sơ sài đã tiến tới
phương pháp xây dựng kế hoạch thanh tra khoa học hơn, dựa trên các chỉ tiêu
đánh giá phân tích rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Việc phân bổ nguồn lực từ thiếu cơ sở khoa học và tính toán chính xác đã dần
được phân bổ hợp lý hơn.
Bắt đầu từ năm 2009, công tác kiểm tra sau hoàn thuế GTGT đã được
chú ý hơn. Trước năm 2009, việc thanh tra sau hoàn thuế GTGT chỉ được tiến
hành kết hợp với thanh tra quyết toán thuế. Nhiều doanh nghiệp được xét hoàn
thuế trước, kiểm tra sau nhiều kỳ hoàn liên tiếp nhưng phải chờ đến khi thanh
tra quyết toán thuế mới được kiểm tra sau hoàn thuế. Điều này dẫn đến khả
năng doanh nghiệp mắc những lỗi hệ thống kéo dài từ năm này qua năm khác
nhưng không được phát hiện xử lý kịp thời, gây thất thoát thuế cho nhà nước.
Đến khi phát hiện thì số thuế GTGT bị truy hồi hoàn lớn, doanh nghiệp bị phạt
hành chính về thuế lớn, trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp, hiệu
quả ngăn ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thuế không cao. Từ năm 2009, Tổng
Cục thuế chỉ đạo thanh tra sau hoàn thuế đối với ít nhất 50% số doanh nghiệp
được hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Có thể nói đây là bước tiến tích cực trong
công tác thanh tra thuế.
Kế hoạch thanh tra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do phòng
thanh tra lập theo sự phân công của Cục thuế Hà Nội. Theo quy trình thanh tra,
kiểm tra thuế, danh sách các đơn vị cần thanh tra trong năm được lấy chủ yếu
từ hai nguồn: danh sách do phòng Kiểm tra thuế số 1 (phòng kiểm tra doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đề nghị và chuyển hồ sơ và danh sách do
chính phòng thanh tra lập. Ngoài ra, kế hoạch thanh tra được bổ sung theo yêu
cầu của Tổng cục thuế hay khi có đơn khiếu nại tố cáo.
Danh sách người nộp thuế cần thanh tra hàng năm do phòng kiểm tra và
phòng thanh tra lập lên đều dựa trên hướng dẫn của Tổng cục thuế và phân tích
hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, phòng kiểm tra thuế số 1 là
phòng trực tiếp theo dõi, kiểm tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
nên việc nắm bắt các doanh nghiệp thường sâu sát hơn, có điều kiện tiếp xúc
với doanh nghiệp, hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh và mức độ
tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp. Phòng thanh tra thuế lập danh
sách trên cơ sở phân tích hồ sơ khai thuế thuần tuý nên trong một số trường
hợp không thể phản ánh chính xác về hoạt động cũng như mức độ rủi ro về
thuế của doanh nghiệp. Trên thực tế, danh sách và hồ sơ doanh nghiệp do
phòng kiểm tra thuế số 1 chuyển sang phòng thanh tra thường chỉ mang tính
chất tham khảo. Phòng thanh tra thuế sẽ lập danh sách chính thức trên cơ sở
phân tích của phòng thanh và tham khảo danh sách do phòng kiểm tra thuế lập.
Điều này dẫn đến một số hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch thanh tra
như: có những doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm nhưng chưa được thanh tra
quyết toán thuế, lại có những doanh nghiệp liên tiếp "phải" thanh tra quyết toán
thuế…
Bảng 2.2. Kế hoạch thanh tra đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội
Đơn vị tính: doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Thanh tra quyết toán thuế 150 160 105
Thanh tra sau hoàn thuế GTGT 55
Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội
2.2.2.2. Thực trạng thanh tra tại cơ sở người nộp thuế
* Tổ chức thanh tra tại cơ sở người nộp thuế:
Căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được duyệt, lãnh đạo phòng thanh tra

dự kiến thành lập đoàn thanh tra và giao số lượng đơn vị cần thanh tra cho từng
đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt. Thông thường, một đoàn
thanh tra gồm 4 đến 5 cán bộ thanh tra, trong đó có một trưởng đoàn thanh tra
và các đoàn viên.
Trước khi thanh tra tại một doanh nghiệp cụ thể, cán bộ thanh tra ngoài
việc phân tích hồ sơ doanh nghiệp còn phải tìm hiểu các thông tin về doanh
nghiệp cần thanh tra như: ngành nghề kinh doanh, vị trí xã hội của ngành nghề
đó, sản phẩm hàng hoá dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp có cần điều kiện gì
không, công nghệ của ngành nghề hiện nay ra sao…Ngoài ra, cán bộ thanh tra
cần phải làm quen với các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực thanh tra
và có thể tác động trực tiếp đến việc hạch toán kế toán. Ví dụ như thanh tra
doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm: cần tìm hiểu các quy định về thương mại
điện tử, quy trình cung cấp sản phẩm, chấp nhận sản phẩm, điều kiện để được
chấp nhận là phần mềm xuất khẩu… Hiện nay, quá trình tìm hiểu này không
được coi trọng. Nhiều cán bộ thanh tra dựa trên kinh nghiệm chủ quan và thời
gian công tác của mình nên không đầu tư tìm hiểu thông tin doanh nghiệp. Một
số cán bộ thậm chí không nắm được kế hoạch thanh tra của đoàn kiểm tra để có
bước chuẩn bị trước khi đến doanh nghiệp. Chỉ đến khi thực hiện thanh tra, gặp
những vấn đề khó mới tìm hiểu văn bản pháp quy hướng dẫn cho lĩnh vực đặc
thù đó. Điều này khiến cho người thanh tra mất tính chủ động trong công việc,
kéo dài thời gian thanh tra, không phát hiện được những sai phạm của doanh
nghiệp hoặc đưa ra kết luận thiếu chính xác.
Sau khi công bố Quyết định thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, đoàn
thanh tra tiến hành thanh tra theo nội dung thanh tra được quy định trong quyết
định. Thời gian thanh tra tại cơ sở người nộp thuế thường không quá 30 ngày.
Trưởng đoàn thanh tra phân công và giao nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn
thanh tra theo nội dung Quyết định thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra và mỗi
thành viên trong đoàn thanh tra có trách nhiệm lập nhật ký thanh tra để ghi nhận
toàn bộ diễn biến của cuộc thanh tra từ khi công bố Quyết định thanh tra đến khi
có kết luận thanh tra.

Lập nhật ký thanh tra là một bước không thể thiếu trong thanh tra thuế.
Nhật ký thanh tra ngoài việc ghi lại toàn bộ diễn biến của cuộc thanh tra còn ghi
lại công việc, trách nhiệm của mỗi thành viên đối với phần công việc được giao,
ghi lại từng sự kiện liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp và cán bộ thanh tra. Tuy
nhiên trên thực tế, không phải bất cứ cán bộ thanh tra nào cũng nghiêm túc thực
hiện lập nhật ký thanh tra đúng thời gian, đúng sự kiện. Một số trường hợp nhật
ký thanh tra được lập sau cùng để hoàn thiện chứng từ, quy trình thanh tra, lập
nhật ký thanh tra mang tính chất đối phó hoặc thay đổi nhật ký thanh tra cho
phù hợp với kết luận thanh tra. Cũng có những trường hợp doanh nghiệp cố tình
trì hoãn, không ký vào nhật ký hoặc biên bản ghi nhận số liệu, biên bản yêu cầu
cung cấp tài liệu từng ngày làm việc. Đặc biệt đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, do đặc thù chủ đầu tư là người nước ngoài, ban lãnh đạo của
doanh nghiệp thường là người nước ngoài nên mọi yêu cầu, biên bản do đoàn
thanh tra lập phải được nhân viên trong doanh nghiệp dịch ra tiếng nước ngoài
nên thời gian thường kéo dài. Đoàn kiểm tra cũng gặp khó khăn trong quá trình
giải thích để chủ doanh nghiệp hiểu và chấp hành theo yêu cầu của đoàn kiểm
tra.
Trước khi tiến hành thanh tra sổ sách, chứng từ do doanh nghiệp cung
cấp, để có cái nhìn tổng quát ban đầu về doanh nghiệp cần tiến hành phỏng vấn
người có thẩm quyền của doanh nghiệp về những vấn đề như: loại hình doanh
nghiệp, hình thức sở hữu, xác định trụ sở chính, các địa điểm kinh doanh, sơ đồ
cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, quy trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ, đối
tượng khách hàng chủ yếu, mối quan tâm của doanh nghiệp về lĩnh vực thuế…
Trong quá trình phỏng vấn, cán bộ thanh tra sẽ sử dụng kỹ năng phỏng vấn của
mình để đưa ra các câu hỏi cho lĩnh vực cần quan tâm, gợi mở hướng thanh tra
cũng như phát hiện các nghi vấn sơ bộ ban đầu. Do bất đồng về ngôn ngữ với
chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quá trình phỏng vấn cũng có
những khó khăn nhất định. Chủ doanh nghiệp có thể né tránh câu hỏi và đưa ra
câu trả lời mang tính chung chung, không rõ ràng.
Tiếp đó đoàn thanh tra tiến hành tham quan cơ sở doanh nghiệp để nắm

bắt tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, khẳng định xem
dịch vụ hàng hoá sản xuất có đúng được mô tả trong quá trình phỏng vấn
không. Lưu tâm những bằng chứng về kê khai thiếu doanh thu từ các nguồn phụ
trợ như: phế liệu, sản phẩm phụ… Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất thường có quy mô đầu tư rất lớn, tài sản cố định
cũng như nguồn đầu tư dài hạn lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc kê khai thực
hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực tư vấn thường bố trí trụ sở làm việc ở trung tâm, chi phí thuê văn phòng
thường rất cao… Việc tham quan cơ sở doanh nghiệp giúp cho cán bộ thanh tra
có cái nhìn thực tế để so sánh tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp với
những nghiệp vụ kinh tế được hạch toán trên sổ sách của doanh nghiệp.
Phỏng vấn và tham quan cơ sở doanh nghiệp là phương pháp thanh tra bổ
trợ nhưng đem lại hiệu quả lớn, góp phần tích cực vào kết quả thanh tra. Trên
thực tế, một số đoàn thanh tra đã bỏ qua quá trình này mà bắt tay thực hiện
thanh tra chứng từ, sổ sách của doanh nghiệp ngay sau khi công bố quyết định
thanh tra.
* Thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài :
Tài liệu, sổ sách, chứng từ kế toán của doanh nghiệp phản ánh thực tế tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định, việc tổ chức hệ thống tài
khoản kế toán, chứng từ kế toán, chế độ sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp hoặc Quyết định
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh
nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư của Bộ Tài chính số 244/2009/TT-BTC ngày
31/12/2009 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp. Riêng
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm tài chính trước ngày
01/01/2010 còn phải thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định tại
Thông tư 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 hướng dẫn thực hiện chế độ kế
toán và kiểm toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài hoạt

động tại Việt Nam.
Công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
trên địa bàn Hà Nội thời gian qua cho thấy việc tổ chức hệ thống kế toán của
các doanh nghiệp này nhìn chung đều tuân thủ các quy định hiện hành trong
luật và các chuẩn mực kế toán. Các doanh nghiệp đều dựa trên quy định của
pháp luật và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình để tổ chức một hệ thống kế
toán cho phù hợp bao gồm : hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế
toán, hệ thống sổ kế toán và các báo cáo tài chính đảm bảo cung cấp các thông
tin cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp cũng như yêu cầu
lập hồ sơ khai thuế để kê khai với cơ quan thuế. Mặc dù vậy, trong quá trình
thanh tra thuế tại cơ sở người nộp thuế còn phát hiện một số sai phạm sau :
- Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, để tiện
theo dõi, quản lý, các doanh nghiệp này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi
chép thủ công, đôi khi số liệu và diễn giải của các sổ tay này không rõ ràng,
mạch lạc, thậm chí còn tẩy xoá số liệu, không thực hiện đúng theo phương pháp
chữa sổ quy định. Ngoài ra, các doanh nghiệp khác nhau sử dụng phần mềm kế
toán khác nhau với các mẫu biểu, sổ sách được thiết kế riêng theo yêu cầu của
doanh nghiệp không giống nhau đã làm giảm tính hiệu quả, thống nhất về
nguyên tắc vận dụng theo các hình thức kế toán được quy định, đồng thời gây
khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Một số doanh nghiệp
sử dụng phần mềm kế toán được ứng dụng toàn cầu theo yêu cầu của công ty
mẹ ở nước ngoài nên hình thức mẫu biểu, sổ sách không tuân thủ theo chế độ sổ
sách kế toán Việt Nam, diễn giải bằng tiếng nước ngoài gây rất nhiều khó khăn
cho công tác thanh tra thuế.
Một số doanh nghiệp do dựa vào phần mềm kế toán, sổ sách kế toán được
ghi trên máy tính nên không thực hiện in toàn bộ sổ sách phát sinh theo định kỳ.
Sổ sách in ra không có số trang, không đóng dấu giáp lai, không có chữ ký của

×