Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập Luật Hình sự module 1 7đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.9 KB, 12 trang )

1


2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của nhà
nước để đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo
vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, bảo đảm cho công dân được sống trong môi trường xã hội lành mạnh.
Đặc biệt, pháp luật hình sự Việt Nam luôn luôn chú trọng bảo vệ sức khỏe, tính
mạng của con người. Trong số các quyền nhân thân, quyền sống của con người là
quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quí nhất, không một quyền nào có thể so sánh
được. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Thêm
vào đó, con người còn là chủ thể của quan hệ xã hội, nếu quyền sống của con
người bị xâm phạm thì các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Chính vì những lí do trên
mà mục tiêu bảo vệ quyền sống của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với
mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại và mọi chế độ. Nhận thức được tầm quan
trọng của việc phòng chống tội phạm, dựa trên kiến thức về lí luận, thực tiễn và để
đi sâu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã mạnh dạn chọn đề tài số 3 làm bài tập
lớn học kì môn Luật hình sự Việt Nam. Đây là tình huống liên quan đến tội giết
người được qui định tại điều 123 BLHS 2015.
Do kiến thức lí luận và thực tế còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để bài viết của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tình huống: Bài tập số 2:
A (20 tuổi), B (17 tuổi) bàn nhau vào nhà C lấy tài sản. A đứng ngoài canh
gác cho B dùng kìm cộng lực phá khóa vào nhà C lấy tài sản. Khi B dắt chiếc xe


máy của C ra đến giữa sân (chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T (hàng xóm nhà
C) phát hiện, bắt giữ. B bỏ xe, lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào
ngực T rồi bỏ chạy. Do vết thương quá nặng, anh T đã tử vong. Sau khi phạm tội,
B bị bắt còn A bỏ trốn (công an chưa bắt được). B bị tòa án kết án về hai tội: tội
trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và tội giết người theo khoản 2 Điều
123 BLHS.
Câu hỏi:
3


1. Tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B thực hiện trong tình huống nêu
trên loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)
2. Hình phạt cao nhất mà toà án có thể áp dụng đối với B trong tình huống nêu
trên? (2 điểm)
3. Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội trộm
cắp tài sản trong tình huống nêu trên không? Tại sao? (2 điểm)
4. A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống nêu trên
không? Tại sao? (1,5 điểm)

1, Tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B thực hiện trong tình huống nêu trên
loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)

Căn cứ vào khoản 1, Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi,
bổ sung năm 2017) quy định về phân loại tội phạm:
“Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình.”
Như vậy thì phân loại tội phạm sẽ dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi được quy định trong BLHS. Nói cách khác, căn cứ phân
loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt (do Điều luật quy
định), còn mức hình phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của
Tòa án, không phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.
B đã thực hiện hai hành vi phạm tội: Trộm cắp tài sản và giết người.
4


1.1.

Tội trộm cắp tài sản.

Trộm cắp tài sản là một trong những tội phổ biến nhất xã hội hiện nay. Dấu hiệu
đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là thủ đoạn lén lút của người phạm tội, lợi dụng
sơ hở của người bị hại để nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Qua đó theo Bộ luật
hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hành vi này như sau:
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
21. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.”
Ở tình huống trên, B dùng kìm cộng lực phá khóa vào nhà C lấy tài sản
(chiếc xe máy) và cố ý hành hung để tẩu thoát khi bị T phát hiện và ngăn chặn.
đã vi phạm điểm đ) Khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 vì hành vi dùng sức mạnh
chống trả lại việc bắt giữ để tẩu thoát.
Mục đích của việc chống trả là nhằm để tẩu thoát chứ không phải nhằm mục
đích giữ bằng được tài sản vừa mới chiếm đoạt được vì sau khi bị T (hàng xóm
nhà C) phát hiện, bắt giữ thì B bỏ xe, lấy dao mang theo trong người đâm một
nhát vào ngực T rồi bỏ chạy.
Nguyên tắc phân loại tội phạm phải dựa trên khung hình phạt được ghi trong
một điều luật của Bộ luật hình sự, mà không phải dựa trên mức án cụ thể mà tòa
án tuyên phạt. Trường hợp của A đã được tòa án xác định là phạm tội giết người
theo khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017: “…bị phạt tù từ
02 năm đến 07 năm”, mức phạt cao nhất của hành vi này là phạt tù 7 năm.
Như vậy, căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt thì tội trộm cắp tài
sản mà A đã thực hiện là loại tội phạm nghiêm trọng.
1.2.

Tội giết người.

1 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 34 điều 1 của Luật số 12/2007/QH14 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 ăm 2018.

5



Giết người là hành vi trái pháp luật của người có năng lực TNHS cố ý tước bỏ
quyền sống của người khác.
Khi B dắt chiếc xe máy của C ra đến giữa sân thì bị T (hàng xóm nhà C) phát
hiện, bắt giữ. B bỏ xe, lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào ngực T rồi
bỏ chạy. Do vết thương quá nặng, anh T đã tử vong. Như vậy, theo Khoản 2 Điều
123 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội giết người như sau:
“2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.”
Hành vi giết người của B không thuộc điểm nào tại Khoản 1 Điểu 123 BLHS
2015, B bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại khoản 2
Điều 123 BLHS năm 2015; nên mức phạt tù đối với B sẽ là từ 07 năm đến 15 năm.
Mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù.
Vậy căn cứ theo khoản 1 Điều 9 về phân loại tội phạm thì: Tội giết người mà B
đã thực hiện trong tình huống là loại tội phạm rất nghiêm trọng.
2.

Hình phạt cao nhất mà toà án có thể áp dụng đối với B trong tình huống
nêu trên? (2 điểm)

B bị tòa án kết án về hai tội: tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173
BLHS và tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS và B(17 tuổi) dưới 18 tuổi.
Trong trường hợp này, hình phạt sẽ được tổng hợp theo Khoản 1 Điều 103 Bộ luật
Hình sự 2015:
“Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết
định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều
55 của Bộ luật này.
Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được

áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi khi phạm tội”
Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình
phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
6


a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có
thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt
chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30
năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình
phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03
ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành
hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì
hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình
phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được
cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;
Theo điểm a) Khoản 1 Điều 55 BLHS 2015, vì hai tội mà B vi phạm có hình
phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên cùng là tù có thời hạn thì các hình
phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung. Nhưng B thực hiện cả 2 tội trên khi
chưa đủ 18 tuổi, vậy, áp dụng Khoản 1 Điều 101 BLHS 2015.

Điều 101. Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy
định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được
áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
Vì vậy, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Theo mức hình phạt cao nhất của tội trộm cắp tài sản thì B phải chịu mức án là:
7x3/4 = 5,25 = 5 năm 3 tháng
Theo mức hình phạt cao nhất của tội giết người thì B phải chịu mức án là:
15x3/4= 11,25 = 11 năm 3 tháng
Vậy mức hình phạt tổng hợp mà toà án có thể áp dụng đối với B trong tình huống là:

5,25 + 11,25 = 16,5 = 16 năm 6 tháng < 18 năm (Theo Khoản 1 Điều 103)
7


=> Mức phạt tù cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với B là 16 năm 6
tháng tù.
3. Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội trộm
cắp tài sản trong tình huống nêu trên không? Tại sao? (2 điểm)
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm
2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều

123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249,
250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Trong trường hợp này, giả sử B mới 15 tuổi ( đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi). Vậy
B không phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản do đây là loại tội phạm nghiêm
trọng được quy định ở khoản 2 điều 173 mà chỉ phải chịu TNHS về tội giết người
do đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng được quy định tại Khoản 2 Điều 123
BLHS 2015.
4. A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống nêu trên
không? Tại sao? (1,5 điểm)
Theo Chương III về tội phạm của BLHS 2015 có quy định về đồng phạm tại
Điều 17 như sau:
Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
8


Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện
tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của
người thực hành.
Để có thể là đồng phạm thì A và B phải thỏa mãn các dấu hiệu của đồng phạm.
Thứ nhất, để có thể là đồng phạm thì A và B cần đáp ứng những được những

dấu hiệu khách quan là đủ từ 2 hai người trở lên và có đủ điều kiện chủ thể của tội
phạm là có năng lực TNHS. Ta dễ dàng nhận thấy A và B thỏa mãn điều kiện đủ 2
người trở lên và A, B 17 tuổi đã có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng chưa có
đầy đủ.
Bên cạnh đó, A và B phải cùng thực hiện 1 tội phạm: Hành vi của người đồng
phạm này phải có sự liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành
vi của A và B cũng phải hướng đến một tội phạm là tội giết người, phải tạo điều
kiện, hành vi của A phải hỗ trợ cho B để thực hiện hành vi giết người một cách
thuận lợi, nói cách khác hành vi của A phải là tiền đề cho hành vi của B. Tuy nhiên
hành vi của A chỉ giúp sức cho B để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, chứ không
tạo điều kiện giúp cho B hoàn thành hành vi giết người và không có sự liên kết
thống nhất với hành vi giết người của B.
Căn cứ vào hậu quả tác hại: Hậu quả do tội phạm gây ra trong vụ án giết
người này không phải là hậu quả chung do toàn bộ những hành vi của A và B gây
ra.
Thứ hai, để có thể là đồng phạm thì A và B phải thỏa mãn được các dấu
hiệu của mặt chủ quan. Theo khái niệm đồng phạm thì A và B phải đều có lỗi cố ý
và có cùng mục đích.
Về mặt lỗi: Khi thực hiện hành vi giết người- nguy hiểm cho xã hội, A và B
không chỉ cố ý về hành vi của mình mà còn phải có sự mong muốn tham gia sự
tham gia của những người đồng phạm. Tuy nhiên A và B không có chung lỗi trong
vụ giết người, A và B chỉ đồng phạm trong vụ trộm tài sản của ông T.
Về lý trí: Để có thể là đồng phạm thì A phải nhận thức được hành vi của mình
và hành vi của B là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước được hậu quả cho hành vi
của mình và B gây ra. Tuy nhiên A không biết về hành vi giết người của B- hành vi
nguy hiểm cho xã hội, ban đầu A và B chỉ có sự thỏa thuận với nhau về việc trộm
cắp tài sản.
9



Về ý chí: Nếu A là đồng phạm của B thì A phải có mong muốn có hành động
chung là giết người cụ thể là ông T, hay A và B đã bàn bạc, lên kế hoạch trước khi
thực hiện hành vi trộm cắp là sẽ giết người phát hiện hành vi phạm tội của mình .
Tuy nhiên thì A chỉ có mong muốn trộm thành công tài sản của ông C, mà A không
hề có hành động chung với B để giết ông T.
Kết luận: Từ những phân tích trên, A chỉ là đồng phạm với B trong tội trộm cắp
vì cả hai cùng cố ý thực hiện một tội theo Khoản 1 Điều 17. Tuy nhiên hành vi giết
người không được coi là đồng phạm vì A không thuộc trường hợp nào tại Khoản 3
Điều 17.Hành vi giết người là hành vi phát sinh trong quá trình thực hiện tội phạm.
Mà trong tình huống về lí trí A không hề biết về ý định thực hiện hành vi giết
người của B. Mặc dù hai người cùng lên kế hoạch vào nhà C để trộm cắp tài sản
nhưng khi B có hành vi giết T thì chỉ do một mình B thực hiện. Hành động giết
người do một mình B thực hiện và một mình B nghĩ ra, A không hề biết và không
có mối liên quan nào với việc phạm tội.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng là một hiện tượng tiêu
cực đã và ngày càng xảy ra phổ biến trong thực tế đời sống, vừa vi phạm pháp luật
nghiêm trọng vừa tạo sự hoang mang cho dư luận. Mỗi chúng ta cần phải trang bị
cho mình kiến thức về pháp luật để phòng chống tội phạm nói chung và đấu tranh
phòng ngừa tội phạm nói riêng – một tội đặc biệt nghiêm trọng xâm hại đến tính
mạng con người và trật tự xã hội. Bằng việc xác định những hành vi nguy hiểm
cho xã hội nào là tội phạm và quy định hình phạt đối với người thực hiện tội phạm
ấy, Bộ Luật Hình Sự hiện hành đã tạo ra những cơ sở pháp lí thống nhất cho các cơ
quan điều tra truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không để
oan người vô tội… góp phần tăng cường và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phòng chống các loại tội phạm, bảo vệ trật tự an toàn
xã hội, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
A, GIÁO TRÌNH
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần
chung, Nxb. CAND, Hà Nội, 2019;
B, TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách
1. Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2015;
* Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017);
* Luận án, Luận văn
1. Trần Văn Dũng, Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm
tội trong Luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2003;
* Internet:
1. Đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản:
/>2. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của
BLHS năm 2015 – Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
/>
11


12




×