Tải bản đầy đủ (.docx) (217 trang)

Ý thức tự do trong phong trào thơ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.15 KB, 217 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG

Ý
THỨC TỰ DO
TRONG PHONG TRÀO THƠ
MỚI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG

Ý THỨC TỰ DO
TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Lê Văn Lân
2. TS. Nguyễn Đức Mậu



HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích - ý nghĩa đề tài............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................. 11
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 12
5. Đóng góp của luận án................................................................................................. 13
6. Cấu trúc luận án............................................................................................................. 14
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: Ý THỨC TỰ DO NHƢ LÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
THƠ MỚI
1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam và những tiền đề hình thành
phong trào Thơ mới..................................................................................................... 15
1.1.1. Bối cảnh xã hội - văn hoá đầu thế kỷ XX.................................................. 15
1.1.2. Tiền đề hình thành phong trào Thơ mới.................................................... 20
1.2. Ý thức tự do trong sáng tạo nghệ thuật................................................................. 30
1.2.1. Ý thức tự do và vai trò của chủ thể con người trong đời sống .. 30
1.2.2. Tự do sáng tạo trong đời sống văn học..................................................... 33
1.2.3. Ý thức tự do và vấn đề phát huy cá tính sáng tạo................................36
1.2.4. Ý thức tự do và sự ra đời của Thơ mới..................................................... .38
1.3. Thơ mới Việt Nam trong dòng chảy thơ ca
Đông Á đầu thế kỷ XX.................................................................................................... 49
1.3.1. Ảnh hưởng của tân văn, tân thư trong phong trào Thơ mới..............49
1.3.2. Thơ mới trong quan hệ với khu vực Đông Á.............................................. 51
CHƢƠNG 2: Ý THỨC TỰ DO VÀ SỰ ĐỔI MỚI NỘI DUNG

CẢM XÚC TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI
2.1. Tự do yêu đƣơng.................................................................................................................. 61
2.1.1. Đề tài tình yêu trong Thơ mới........................................................................... 61
2.1.2. Ý thức tự do tạo nên những cung bậc đa dạng trong tình yêu..........65


2.2. Trở về quá khứ với những vẻ đẹp xƣa................................................................... 88
2.2.1. Chán ghét thực tại, tự do sống trong thế giới
hoài niệm quá khứ................................................................................................................ 88
2.2.2. Bộc lộ tình cảm yêu nước thầm kín................................................................ 98
2.3. Khát vọng ra đi - Cuộc tìm kiếm tự do................................................................ 104
2.3.1. Ra đi - một ứng xử nghệ thuật trong văn học......................................... 105
2.3.2. Ra đi - con đường thoát ly của các nhà Thơ mới................................. 106
Chƣơng 3: Ý THỨC TỰ DO VÀ SỰ ĐỔI MỚI CÁC HÌNH THỨC
THỂ HIỆN CỦA THƠ MỚI
3.1. Sự phá vỡ hình thức thể loại....................................................................................... 118
3.1.1. Thể loại trong văn học trung đại.................................................................. 118
3.1.2. Thơ mới - sản phẩm của sự kế thừa và cách tân................................... 120
3.1.2.1. Sự kế thừa, đổi mới các thể thơ cũ 121
3.1.2.2. Nỗ lực và tự do tìm kiếm các thể Thơ mới 128
3.1.2.3. Thơ văn xuôi - độ nhoè về thể loại 143
3.2. Ngôn ngữ................................................................................................................................. 149
3.2.1. Ngôn ngữ thơ đầu thế kỷ XX............................................................................ 149
3.2.2. Ngôn ngữ Thơ mới................................................................................................ 151
3.2.2.1. Từ ngôn ngữ điệu ngâm đến ngôn ngữ điệu nói 152
3.2.2.2. Giai đoạn đầu (1932-1935) 153
3.2.2.3. Giai đoạn (1936-1940) 156
3.2.2.4. Giai đoạn cuối (1941-1945) 162
3.3 Đổi mới mô hình cú pháp.............................................................................................. 166
3.3.1. Khả năng kết hợp ngôn từ.................................................................................... 166

3.3.2. Các kiểu câu của Thơ mới.................................................................................... 170
3.3.3. Hiện tượng chia nhiều khổ thơ, vắt dòng,
chấm câu giữa dòng
174
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................................... 181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................ 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 186


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích - ý nghĩa đề tài
1.1. Phong trào Thơ mới Việt Nam 1932-1945 với những thành tựu rực rỡ
của nó đã thực sự đem đến cho thi ca Việt Nam một thời đại mới, mở đầu cho
tiến trình hiện đại hoá của thơ Việt còn tiếp tục cho đến ngày nay. Phong trào
Thơ mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong thơ ca xuất phát từ sự bùng nổ
của tư duy sáng tạo với sự hội ngộ của hai nền văn hoá - văn học phương Đông
và phương Tây trên cơ sở văn chương Việt, thi pháp Việt.
Ra đời, tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định (19321945), vấn đề tự do cá nhân trong phong trào Thơ mới đã có rất nhiều công trình
đề cập đến, song do những mục đích khoa học cụ thể, các tác giả chưa lưu ý đến
vấn đề này một cách tập trung và hệ thống ý thức tự do như là một động lực chủ
yếu tác động đến sự phát triển của phong trào Thơ mới.
Kế thừa những người đi trước, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu ý thức
tự do trong phong trào Thơ mới dưới góc nhìn cá tính sáng tạo bao gồm cả chặng
đường Thơ mới (1932-1945). Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng góp phần bổ
sung vào việc nghiên cứu phong trào Thơ mới ở khía cạnh mỹ học sáng tạo.

1.2. Từ khi Thơ mới ra đời cho đến nay, việc nhận thức về Thơ mới đã trải
qua một chặng đường hơn nửa thế kỷ với nhiều bước thăng trầm. Từ thời đổi
mới, mở cửa và hội nhập hiện nay, phong trào Thơ mới đã trở thành đối tượng

nghiên cứu của rất nhiều công trình, chuyên luận, luận án khoa học và đã được
đánh giá lại đúng thực chất của nó.
Tìm hiểu và nghiên cứu phong trào Thơ mới dưới góc độ lý luận và cá
tính sáng tạo về ý thức tự do cho thấy được sự khác biệt giữa thơ mới và thơ cũ,
thấy được sự đóng góp của các nhà thơ trên phương diện nội dung và nghệ thuật,
góp phần khẳng định giá trị của bộ phận thơ từng chịu nhiều định kiến này. Một
mặt, khẳng định ý thức tự do của chủ thể có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc hình thành cá tính sáng tạo, nội dung cảm xúc,
1


phong cách nghệ thuật, hình thức thể hiện... Mặt khác, nghiên cứu ý thức tự do
sẽ góp phần đáp ứng việc giảng dạy Thơ mới trong trường phổ thông và đại học
ở một chiều sâu mới. Đó là lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này.
2. Lịch sử vấn đề
Quá trình nghiên cứu Thơ mới chia làm ba chặng đường: trước 1945, từ
1945 đến 1986 và từ 1986 đến nay. Ở mỗi chặng đường, tuy có khác nhau về
hoàn cảnh, nh-ng ®Òu cã những công trình có đóng góp về mặt nội dung và
hình thức của Thơ mới dưới nhiều góc độ. Xa, gần có nhắc đến ý thức tự do
trong Thơ mới, có thể kể đến những công trình sau:
2.1. Trước 1945
Cùng với việc liên tục in Thơ mới, các báo ở hai miền đã cho đăng các bài
"bút chiến" tranh luận thơ cũ - thơ mới, phê bình Thơ mới. Trong các bài viết đó,
vấn đề cá nhân, cái tôi được đề cập đến khá sâu sắc. Qua các bài viết của các tác
giả quan trọng nhất như Tản Đà, Hoài Thanh ở Tiểu thuyết thứ bảy; Lê Tràng
Kiều ở Hà Nội báo; Trịnh Đình Rư ở Phụ nữ tân văn; Thế Lữ, Xuân Diệu ở
Ngày nay; Lê Thanh, Kiều Thanh Quế, Thiếu Sơn, Lam Giang ở Tạp chí Tri
Tân..., ý thức cá nhân, cái tôi trữ tình được nói đến ở sự vận động từ thơ cũ sang
Thơ mới.
Thi Nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân là một công trình

nghiên cứu rất qui mô về Thơ mới có phạm vi bao quát rộng lớn và có chiều sâu.
Với công trình này, chúng ta có thể tìm được những gợi ý quí giá về phương pháp
tiếp cận Thơ mới. Tác giả không chỉ tái hiện quá trình vận động, diện mạo của Thơ
mới mà còn tìm cách lý giải hiện tượng Thơ mới từ nguyên nhân ra đời cho đến
phong cách mỗi nhà thơ. Công trình của Hoài Thanh cho rằng một trong những
nguyên nhân tạo ra Thơ mới, ngoài những nguyên nhân về lịch sử, xã hội, văn hoá,
văn học như lối sống, tư tưởng, tình cảm thì sự xuất hiện của cái tôi trữ tình đã thể
hiện quan niệm cá nhân, tự do cá nhân của con người. Đây là một cách hiểu hiện
tượng Thơ mới có tính khoa học cao, đi sâu vào tâm lý, ý thức của con người lúc
bấy giờ. Tác giả đã khẳng định: "Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý
2


tưởng" [162; tr.24]. Ý kiến đánh giá của Hoài Thanh, Hoài Chân đến nay vẫn có
giá trị khoa học. Việc tuyển chọn những tác giả, tác phẩm xuất sắc trong hàng
ngàn bài thơ thời ấy còn là nguồn tư liệu quý giá cho những người làm công tác
nghiên cứu Thơ mới.
Trong Nhà văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan đã đưa ra ý kiến và nhận
xét về mười nhà thơ. Những ý kiến đó đã chứng minh "những áng Thơ mới từ
những lối thật cũ đến những lối thật mới trong trường thơ hiện đại" [134; tr.653].
Vũ Ngọc Phan đề cập đến sự vận động của Thơ mới trong mối tương quan giữa
thơ cũ và thơ mới. Vấn đề tự do có đề cập đến nhưng còn khái quát, mang tính
nhận định chung.
Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm nêu nguyên
nhân sự ra đời của Thơ mới. Công trình đã đề cập đến sự hình thành ý thức tự do
của "một lối thơ phá bỏ luật lệ của lối thơ cũ và đã được mệnh danh là Thơ mới"
[54; tr.421]. Đây là sự ra đời của một lối thơ: "Các thi gia muốn phá bỏ các luật
lệ nghiêm ngặt ấy để được tự do diễn tình đạt ý" [54; tr.421].
Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân và Nhà văn hiện
đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương

Quảng Hàm đã đề cập đến cái tôi trữ tình, ý thức cá nhân trên cơ sở phân biệt
ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới, đồng thời biểu dương những sáng tạo nghệ
thuật của Thơ mới. Như vậy, trước 1945 chưa có công trình nào nghiên cứu ý
thức tự do trong phong trào Thơ mới một cách chuyên biệt, hầu hết chỉ dừng lại
ở những nhận xét chung, có tính khái quát.
2.2. Từ 1945 đến 1986
Từ sau 1945, do hoàn cảnh lịch sử, Thơ mới ít được nghiên cứu rộng rãi.
Nói chung, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.
Trong thời kỳ đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, ở miền Nam, Thơ
mới được đánh giá cao, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Các công trình:
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (TB 1998) của Phạm Thế Ngũ, Văn học sử
Việt Nam (1967) của Bùi Đức Tịnh, Từ Thơ mới đến thơ tự do (1967) của

Bằng Giang, Khuynh hướng thi ca tiền chiến (1968) của Nguyễn Tấn Long,
3


Phan Canh... nhìn nhận ý thức tự do, ý thức cá nhân trong cái nhìn tĩnh tại. Cái
tôi cá nhân được đề cập đến ở nhiều phương diện, tuy có lúc bị hiểu sai lệch.
Khuynh hướng thi ca tiền chiến (1968) của Nguyễn Tấn Long, Phan
Canh đã nêu lên những biến chuyển lịch sử của nền văn học Việt Nam trong thế
hệ 1932-1945 và những yếu tố tư tưởng, chính trị, văn học ảnh hưởng đến phong
trào Thơ mới. Chính sự chuyển biến về tư tưởng, về nhận thức đã đem đến một
quan niệm sống, sống tự do, không có gì ràng buộc tình cảm con người: "Tâm
hồn, tình cảm người Việt Nam phải xuất phát từ tâm hồn, từ bản thể của mỗi
người dân Việt Nam họp lại. Mọi ràng buộc sẽ đưa đến giả tạo, khách sáo, thiếu
thành thực” [101; tr.277]. Nhận định của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh đã khẳng
định vai trò của tâm lý mới, lối sống mới đối với sự ra đời ý thức tự do trong Thơ
mới.
Từ Thơ mới đến thơ tự do (1967) của Bằng Giang đề cập đến tự do trong

văn học trên phương diện nội dung và hình thức. Đặc biệt, tác giả khảo sát những
hình thức Thơ mới như thể thơ 8 tiếng, thơ tự do. Ý thức đổi mới của các nhà Thơ
mới qua thể thơ tự do khẳng định sự tự do trong sáng tác của thi nhân: “Thơ tự do
cởi mở những ràng buộc còn lại để cất cánh bay cao” [48; tr.103]. Tuy chỉ là những
nét phác hoạ nhưng bài viết này của tác giả là một trong những cứ liệu để chúng tôi
tham khảo khi nghiên cứu ý thức tự do trong phong trào Thơ mới.

Thanh Lãng trong Phê bình văn học thế hệ 1932 (1972) đã nghiên cứu
Thơ mới trong bối cảnh chung của xã hội. Trong chương mở đầu "Đặc tính
chung thế hệ 1932", Thanh Lãng đã nêu lên những đặc điểm chung của nền văn
học mới. Đóng góp của ông trong công trình này là đã tái hiện cuộc tranh luận
thơ cũ - thơ mới, từ đó giúp người đọc thấy được sự ra đời của Thơ mới, giá trị
của Thơ mới do "sự thành hình của một hướng đi mới, một lối sống mới, một lối
cảm xúc mới, một lối viết mới..." [87; tr.29]. Tác giả khẳng định cái tôi cá nhân
ảnh hưởng không nhỏ đối với sự hình thành ý thức tự do.
Có thể nói, những công trình trên đã khẳng định ý thức cá nhân sản sinh ra
tâm lý mới, tư tưởng mới, cái tôi cá nhân, cái tôi tự do đã đóng góp quan trọng
trong sự hình thành Thơ mới.
4




miền Bắc, do hoàn cảnh lịch sử, việc nghiên cứu Thơ mới giai đoạn này

còn ít, sự đánh giá chưa được thoả đáng nhất là về mặt nội dung. Những công
trình tiêu biểu: Phan Cự Đệ với Phong trào Thơ Mới 1932-1945 (1966), Bùi
Văn Nguyên, Hà Minh Đức với Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (1971)...
Trong cuốn Phong trào Thơ mới 1932-1945 (1966), Phan Cự Đệ đã đánh
giá Thơ mới từ góc nhìn xã hội học. Với công trình này, tác giả khảo sát Thơ mới

trên nhiều mặt: lịch sử Thơ mới, quan điểm mỹ học của các nhà Thơ mới lãng
mạn, con đường bế tắc của chủ nghĩa cá nhân tư sản, yếu tố tích cực và tiến bộ
của Thơ mới. Phan Cự Đệ cho rằng: "Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư
sản thành thị là nguyên nhân chính làm cho phong trào "Thơ mới" ra đời" [34;
tr.17]. Sự ra đời của phong trào Thơ mới "là để đáp ứng những nhu cầu tình cảm
của một tầng lớp thanh niên mới" [34; tr.21,22]. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh
ảnh hưởng của tư tưởng mỹ học phương Tây hiện đại vào Thơ mới. Mặc dù còn
nặng về phê phán và phủ nhận, nhưng với công trình này, Phan Cự Đệ đã chỉ ra
được ý thức cá nhân chính là mạch ngầm trong tâm thức sáng tạo của mỗi nhà
thơ, đã đề cập đến ý thức cá nhân, khát vọng cởi trói thơ ca, nhưng chỉ ở góc độ
tương đối hạn chế.
Trong Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (1971), hai tác giả Bùi Văn
Nguyên, Hà Minh Đức đã dành nguyên một chương viết về thể thơ, vần thơ,
nhịp điệu và thanh điệu của Thơ mới. Chính "hình thức thơ thích hợp nên trạng
thái cảm xúc và lối cấu tứ của các nhà Thơ mới phong phú và đa dạng hơn... và
mỗi trạng thái đều mang tính chất cá thể riêng biệt" [120; tr.81]. Đây cũng là một
biểu hiện của ý thức tự do trong sáng tạo của nhà thơ.
2.3. Từ 1986 đến nay
Trong trào lưu đổi mới của đất nước, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI (1986), nhiều giá trị văn học cũ được xem xét và đánh giá lại một cách
khách quan hơn, khoa học hơn, trong đó có phong trào Thơ mới. Các công trình
chuyên luận riêng về Thơ mới liên tiếp ra đời. Đó là: Con mắt thơ (1992, n¨m
2000 đổi lµ Mắt thơ) của Đỗ Lai Thúy, Thơ mới những bước thăng trầm (1993)
của Lê Đình Kỵ, Một thời đại trong thi ca (1997) của Hà Minh Đức, Phác thảo
5


quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại (1998) của Hoàng Nhân,
Những thế giới nghệ thuật thơ (2001) và Văn học và thời gian (2002) của Trần
Đình Sử...

Trong Con mắt thơ (1992), Đỗ Lai Thúy đặt ra vấn đề ý thức cá nhân
trong Thơ mới. Tác giả cho rằng: “Thơ mới là tiếng nói của tầng lớp trí thức đô
thị mới xuất hiện” [178; tr.12] và “Sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, của cái tôi
cá nhân... là một biểu hiện, một giai đoạn của cái tôi Việt Nam trên “hành trình
đau khổ” của nó” [178; tr.12]. Hơn thế nữa, "Thơ mới đã thể hiện được số phận
của cá nhân" [178; tr.20], thể hiện “khao khát đi đến tình yêu và hưởng thụ hạnh
phúc” [178; tr.68]. Ý thức tự do được đề cập đến ở phương diện ngôn từ, hình
tượng thơ hay ở nội dung biểu hiện, đây là một công trình nghiên cứu làm cơ sở
để chúng tôi tiếp cận đề tài.
Lê Đình Kỵ trong Thơ mới những bước thăng trầm (1993) cho rằng Thơ
mới tôn thờ cá nhân, “mới không chỉ ở hình thức, ở thể cách, mà ở cảm hứng, ở
nội dung” [83; tr.38] và “tự do cá nhân mới lạ nên càng thấy quý, thấy đời dù sao
cũng đáng sống, đáng quý” [83; tr.45]. Vì đứng ở bình diện lịch sử để đánh giá
lại Thơ mới nên công trình không đi sâu vào phân tích văn bản để chỉ ra ý thức
tự do trong phong trào Thơ mới như là một động lực tác động đến cái tôi cá thể.
Cùng với xu hướng nghiên cứu mới của thời đại, tầm quan trọng của ý thức
cá nhân, ý thức tự do, cái tôi trữ tình đã được xác định. Hà Minh Đức trong Một
thời đại trong thi ca (1997) tập hợp nhiều bài viết về một số tác giả tiêu biểu trong
phong trào Thơ mới như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,
Nguyễn Bính, Tế Hanh, Vũ Hoàng Chương. Tác giả cho rằng: "Thơ mới là tiếng nói
thơ ca trăn trở để tìm đến sự giải phóng bản ngã, nhân tố trọng yếu tạo nên cá tính
trong đời, trong thơ" [44; tr.30,31]. Những bài viết này đã đề cập đến ý thức tự do
của thi nhân trên phương diện nội dung: tình yêu quê hương đất nước, giá trị nhân
bản và thơ tình lãng mạn. Tác giả khẳng định rằng: “Thơ mới đã đem thơ về gần với
mạch suy nghĩ gần gũi của mọi người, con người trong cuộc sống hàng ngày đang
vui buồn, yêu đương, mong ước” [44; tr.54]. Với công trình này, Hà Minh Đức đã đi
sâu thể hiện khát vọng của cái tôi cá nhân, sự tự do bản ngã của con người.
6



Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại (1998)
của giáo sư Hoàng Nhân ít nhiều có nhắc đến ảnh hưởng của phương Tây đặc
biệt là văn học Pháp tới sự thức tỉnh của ý thức tự do của thi nhân: “Văn chương
Pháp vào văn chương Việt Nam cổ điển và hiện đại rung cảm tâm hồn Việt Nam”
[124; tr.172]. Tác giả nhấn mạnh sự ảnh hưởng của văn học Pháp đến Thơ mới
chủ yếu ở bình diện ngôn từ nghệ thuật, cấu trúc câu thơ... khơi nguồn ý thức tự
do trong Thơ mới.
Trong Những thế giới nghệ thuật thơ (2001) và Văn học và thời gian
(2002), Trần Đình Sử nhấn mạnh sự đổi mới của ngôn ngữ thơ gắn với ngữ điệu
của con người hiện đại. Qua công trình này, tác giả khẳng định ngôn ngữ tự do
có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tâm thế sáng tạo cho thơ ca. Chính ngôn
ngữ Thơ mới “cho phép nhà thơ tự biểu hiện mình toàn vẹn và đầy đặn hơn,
thành thực hơn, tự do hơn. Sức dung chứa của nhãn quan thơ này rất lớn” [157;
tr.103]. Vấn đề khát vọng tự do được tác giả đề cập đến, đó là “khát vọng cới trói
cho thơ ca... khát vọng biểu hiện cái tôi đã được ý thức” [157; tr.104]. Tác giả
còn cho rằng: "Thơ mới đã đem lại câu thơ tự do, giải phóng khỏi niêm, đối,
bằng trắc định sẵn. Câu Thơ mới chủ yếu lấy giọng điệu, ngữ điệu lời nói tự
nhiên làm nền tảng" [158; tr.316]. Đó là biểu hiện ý thức tự do trên phương diện
hình thức.
Ngoài những công trình nói trên còn phải kể đến những chuyên luận đi
sâu vào những bình diện khác nhau của Thơ mới thể hiện ý thức tự do về hình
thức nghệ thuật, giọng điệu... của các nhà thơ. Giọng điệu trong thơ trữ tình
(2002) của Nguyễn Đăng Điệp là một công trình nghiên cứu vấn đề giọng điệu
của thời đại Thơ mới. Mỗi nhà thơ đều tự do lựa chọn những hệ thống hình ảnh,
biểu tượng mô típ riêng để nói lên: “tiếng nói của chủ thể” [40; tr.112]. Theo
Nguyễn Đăng Điệp, khi "cái tôi ở trung tâm cảm nhận, thơ ca lãng mạn giải
phóng triệt để cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, cho phép sự nảy nở tự do của các
phong cách nghệ thuật" [40; tr.170]. Tác giả cho rằng: "Các nhà Thơ mới luôn có
ý thức nói to lên những cảm nhận, những sợi tơ lòng của bản thân mình" [40;
tr.199].

7


Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử (2003)
của Chu Văn Sơn đã giới thiệu ba gương mặt tiêu biểu của Thơ mới: Xuân Diệu
Hàn

nhà thơ mới nhất, Nguyễn Bính - nhà thơ quen nhất và nhà thơ lạ nhất là

Mặc Tử. Ba nhà thơ này là "ba cái kiềng của Thơ mới" [147; tr.4] với "hình
tượng cái tôi là hạt nhân, là mấu chốt" [147; tr.6]. Khát vọng tự do của ba nhà
thơ thể hiện một cách rõ nét qua khát vọng giãi bày: “Tiếng lòng trẻ, nguồn sống
trẻ, điệu sống trẻ” [147; tr.21]. Qua ba gương mặt này, Chu Văn Sơn đã chỉ ra
được ý thức tự do tạo nên các phong cách tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX (2005) của Mã
Giang Lân điểm lại những cuộc tranh luận đầu thế kỷ: Nghệ thuật vị nghệ thuật
hay nghệ thuật vị nhân sinh, Dâm hay không dâm, Truyện Kiều, Tranh luận về
thơ cũ - thơ mới. Qua các cuộc tranh luận, người đọc hiểu rõ hơn quá trình vận
động và phát triển của văn học thời kỳ này. Đặc biệt, cuộc tranh luận về thơ cũ thơ mới đã phản ánh “không khí dân chủ tự do ngôn luận báo chí. Mỗi cá nhân
tranh luận được bộc lộ đến tối đa năng lực của mình, chí hướng của mình” [93;
tr.61]. Đó là những gợi mở để chúng tôi khảo sát, tiếp cận với không khí xã hội
tạo nên ý thức tự do mạnh mẽ trong phong trào Thơ mới.
"Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca” của Vũ Tuấn Anh
(TCVH số 1/1996) khảo sát Thơ mới từ cái tôi trữ tình. Tác giả đã chỉ ra bản
chất, quy luật vận động của cái tôi trữ tình: "Thơ trữ tình biểu hiện kh át vọng
của con người nhằm đối diện và khám phá những trải nghiệm tinh thần của con
người trước mọi hiện tượng xã hội và tự nhiên" [2; tr.36]. Chính quan niệm "cái
tôi trữ tình: đó là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và
con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể" [2; tr.36] đã lý giải được ý
thức tự do và khát vọng sống của con người cá nhân trong Thơ mới. "Cái tôi trữ

tình trong thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng Tám" (Đoàn Đức Phương,
TCVH số 10/1996) và "Huy Cận với sự cảm nhận thời gian" (Trần Khánh
Thành, TCVH số 10/1996) là sự tiếp cận với từng tác giả trong phong trào Thơ
mới thông qua cái tôi trữ tình, sự bùng nổ của tự do cá nhân.

8


Nhân kỷ niệm 65 năm phong trào Thơ mới, Tạp chí văn học tổ chức cuộc
gặp mặt và trao đổi ý kiến của những nhà Thơ mới. Các nhà thơ cũng như các
nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định thật sâu sắc và có giá trị về những
đóng góp của Thơ mới đối với thơ ca dân tộc. Trong cuộc gặp mặt này, các nhà
Thơ mới đưa ra ý kiến của mình về những vấn đề chung quanh "Thơ mới - một
hiện tượng văn học lớn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu" [127; tr.18]. Nhà thơ Huy
Cận đã khẳng định: "Cái mới quan trọng nhất của Thơ mới là đổi mới cảm xúc
(mode de sentir, mode de penser)", "từ chỗ đổi mới cảm xúc sẽ dẫn đến những
thay đổi trong ngôn từ, thể loại" [125; tr.20] ("Cuộc gặp mặt và trao đổi ý kiến
của những nhà Thơ mới" (Nhân kỷ niệm 65 năm phong trào Thơ mới 19321997), TCVH số 2/1997). Những ý kiến này đem lại cái nhìn độc đáo về sự đổi
mới hình thức, cụ thể trong ngôn từ, thể loại xuất phát từ ý thức tự do.
Ngoài ra, còn có một số luận án nghiên cứu về Thơ mới trong hơn mười
năm trở lại đây. Đó là: Thơ tình Xuân Diệu (1994) của Lưu Khánh Thơ, Thơ
Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 - 1945 (1995) của Lý Hoài Thu, Thế giới
nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 - 1945 (1998) của Lê
Quang Hưng, Bản sắc thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng 8 - 1945
(1998) của Đoàn Đức Phương, Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình)
(1999) của Phan Huy Dũng, Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (1999) của
Hồ Thế Hà, Quan niệm nghệ thuật trong các tác phẩm của các nhà thơ thuộc
phong trào Thơ mới 1932-1945 (1999) của Nguyễn Thị Hồng Nam, Thi pháp
thơ Huy Cận (2001) của Trần Khánh Thành, Thơ mới nhìn từ giác độ quan hệ
văn hoá - văn học (2007) của Hoàng Thị Huế...

Qua các công trình nghiên cứu về Thơ mới, chúng ta thấy rằng Thơ mới
được nghiên cứu chuyên sâu trên nhiều mặt: quá trình hình thành và phát triển,
những cách tân về hình thức nội dung và nghệ thuật, các nguồn ảnh hưởng đến
Thơ mới (văn học Pháp, thơ Đường, thơ ca dân tộc), cái tôi cá nhân, phong cách
nghệ thuật của các tác giả, hạn chế cũng như những đóng góp của Thơ mới trong
tiến trình hiện đại hoá thơ ca dân tộc. Những công trình trên chú ý đến những
bước thăng trầm của Thơ mới, tự do sáng tác, tự do tư tưởng được đề cập đến ở
9


mức độ khái quát, chưa đi vào chiều sâu: ý thức tự do chính là hạt nhân trung
tâm của phong trào Thơ mới: .
Ngoài các công trình nghiên cứu về Thơ mới còn một số công trình bàn về
ý thức, tự do của con người trong lĩnh vực triết học, văn hoá xã hội... Đó là
những công trình: Ý hướng tính văn chương (1999) của Nguyễn Hoàng Đức,
Lịch sử cá nhân luận (2001) của Alain Laurent (Phan Ngọc dịch), Bàn về tự do
(2005) của John Stuart Mill (Nguyễn Văn Trọng dịch), Tư duy tự do (2006) của
Phan Huy Đường... Những tác phẩm này là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu ý thức
tự do biểu hiện trong văn học và cụ thể trong phong trào Thơ mới.
Nguyễn Hoàng Đức trong Ý hướng tính văn chương (1999) nhấn mạnh
vai trò của tự do trong sáng tạo. Tác giả cho rằng: “Tự do là nền tảng khởi đầu
của sáng tạo, bởi lẽ nó quy định rằng con người có ý thức và ý thức đã sáng tạo”
[46; tr.33]. Tự do là một trong những điều kiện cần và đủ để các nhà thơ sáng
tác. Vấn đề ý thức tự do ở đây được đề cập đến trên phương diện triết học.
“Hạnh phúc hay đau khổ... tất cả, tất cả là do ý thức. Duy nhất và tất cả, tiềm
năng và động năng, ý thức đã vận hành cỗ xe “máu thịt cuộc đời” như một dự
phóng hướng về siêu việt, và cũng tại đây ý thức nhận biết mình” [46; tr.22].
Công trình này là cơ sở để chúng tôi đi sâu nghiên cứu ý thức tự do trong phong
trào Thơ mới ở phương diện khái quát.
Lịch sử cá nhân luận (2001) của Alain Laurent đề cập đến biểu hiện cá nhân

trong thời Cổ đại - Hy La, trong xã hội Trung cổ và cụ thể của cá nhân tự do trong
thời Phục hưng. Theo tác giả đây là biểu hiện của “sự giải phóng cá nhân, có

ý nghĩa hơn bởi những quyền tự do được sống cụ thể cho toàn bộ các cá nhân
sống ở thời đại ấy” [88; tr.38], một cá nhân “có ý thức về chính mình trong một
cuộc sống riêng được phác hoạ” [88; tr.39]. Đặc biệt là quan niệm tự do của cá
nhân con người nửa đầu thế kỷ XIX: “Thời đại tự do cá nhân trị vì đối với họ là
điều duy nhất có thể đem tiến bộ và hạnh phúc cho mọi người” [88; tr.73]. Tuy
không đề cập đến ý thức tự do rõ nét trong văn học nhưng công trình này là tư
liệu quan trọng để chúng tôi tìm hiểu quan niệm tự do của cá nhân con người qua
các thời kỳ trong sự đối sánh giữa phương Tây và phương Đông.
10


Bàn về tự do (2005) của John Stuart Mill đưa ra vấn đề được mọi người quan
tâm, đó là quyền tự do của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. Tác giả cho
rằng: “Tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác”
[75; tr.9]. John Stuart Mill đề cập đến tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do thảo
luận, tự do về sở thích... Tuy không đề cập đến tự do trong lĩnh vực văn học cụ thể
trong phong trào Thơ mới nhưng những vấn đề tác giả đưa ra có tính thuyết phục:
“Con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến không chút
giấu giếm” [75; tr.11]. Đó cũng là ý thức tự do của con người nói chung và của thi
nhân nói riêng trong lĩnh vực sáng tác. Theo tác giả, không có ý thức tự do thì “các
năng khiếu con người của họ bị khô héo tàn lụi đi. Họ trở nên thiếu những khát
vọng mạnh mẽ hoặc các niềm vui tự nhiên và thông thường, họ chẳng có ý kiến hay
cảm xúc có bản sắc hay thực sự của riêng mình” [75; tr.141].

Tư duy tự do (2006) của Phan Huy Đường là một công trình triết học
khẳng định quyền tự do của con người: “Tự do là một giá trị trong quan hệ giữa
người với người” [47; tr.11]. Tác giả cho rằng tự do là một yếu tố cần thiết của

con người trong mối quan hệ với vật chất, sự sống và ngay với chính mình. Cuốn
sách này đứng trên phương diện triết học để lý giải tự do của con người. Con
người có tự do là có ý thức về chính mình. Tuy là cái nhìn khái quát về tư duy tự
do của con người, về ý thức cá nhân của mỗi người nhưng đây là cơ sở để chúng
tôi có thể tiếp cận với ý thức tự do biểu hiện trong phong trào Thơ mới.
Các công trình trên đây cho thấy việc nghiên cứu Thơ mới đang cần một
cách tiếp cận mới nhằm phát hiện những tầng nghĩa sâu hơn. Tuy các công trình
trên chưa có công trình nào đề cập đến Thơ mới về ý thức tự do một cách cụ thể,
chuyên biệt nhưng đó là những gợi ý quý báu để chúng tôi vận dụng, tiếp cận ý
thức tự do trong phong trào Thơ mới một cách có hệ thống.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phong trào Thơ mới là một hiện tượng văn học phức tạp, có thể nghiên
cứu phong trào thơ này dưới nhiều góc độ: lịch sử (sự hình thành và phát triển
của Thơ mới), thể loại, ảnh hưởng của văn hoá, văn học phương Tây, phương
11


pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật... Ở đây, luận án đi sâu nghiên cứu ý thức
tự do tập trung biểu hiện qua phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn
cá tính sáng tạo của nền Thơ mới lãng mạn 1932-1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề ý thức tự do trong phong trào Thơ mới, chúng tôi tiến
hành khảo sát toàn bộ tác phẩm của phong trào thơ này và tập trung ở một số tác
giả, tác phẩm tiêu biểu có liên quan đến đề tài. Tư liệu khảo sát chủ yếu là bộ
hợp tuyển Thơ mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm của Lại Nguyên Ân (NXB
Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998) và Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân.
Chúng tôi chọn hai bộ hợp tuyển này để khảo sát bởi những bộ hợp tuyển
đã tập hợp được những bài thơ hay, có giá trị của các tác giả tiêu biểu. Hợp tuyển
đã cung cấp một cách khá toàn diện diện mạo của phong trào Thơ mới từ các tác

giả, tác phẩm điển hình cho đến những tác giả, tác phẩm ít được biết đến. Ngoài
ra, chúng tôi khảo sát, thống kê thêm ở Việt Nam thi nhân tiền chiến của
Nguyễn Tấn Long (NXB Văn học, TB 1996, Hà Nội) và một số tuyển tập của
các nhà Thơ mới tiêu biểu khác.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu là tính tất yếu của một

công trình khoa học. Ở đây, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
4.1. Thi pháp học, phong cách học
Đây là hai hướng tiếp cận chủ yếu của luận án. Vận dụng thi pháp học
hiện đại và phong cách học để khảo sát các hình thức nghệ thuật của Thơ mới,
chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật của một số tác giả nhằm khẳng định những
thành công của Thơ mới trên phương diện ý thức tự do. Hai phương pháp này,
tuy có những mặt khác nhau về hướng khai thác nhưng bổ sung cho nhau một
cách có hiệu quả và đều đi đến mục đích cuối cùng là chỉ ra những biểu hiện ý
thức tự do của các cá tính sáng tạo, các phong cách nghệ thuật trong Thơ mới.
4.2. Phương pháp tổng hợp, liên ngành
Để làm phong phú, sáng tỏ thêm ý thức tự do trên nhiều phương diện,
chúng tôi vận dụng những yếu tố của các phương pháp nghiên cứu văn học
12


khác như: xã hội học, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp... tập trung xem xét,
hệ thống hoá các vấn đề lịch sử nghiên cứu, hình thức thể loại, thể thơ và tiến
hành so sánh ý thức tự do trong Thơ mới với nền thơ truyền thống dân tộc và thơ
Pháp.
Những phương pháp này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu, khảo sát
văn bản, chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật, xác định những nét kế thừa và đổi

mới của Thơ mới, phong cách tác giả tiêu biểu... Từ đó thấy được những nét độc
đáo về tâm lý học sáng tạo và vai trò ý thức tự do trong phong trào Thơ mới.
5.

Đóng góp của luận án
5.1. Thơ mới là một hiện tượng văn học lớn, độc đáo của thế kỷ XX.

Nhiều người đã quan tâm, nghiên cứu Thơ mới dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp trên, chúng tôi chỉ ra ý thức tự do như là
một biểu hiện quan trọng trong việc hình thành cái tôi cá nhân và tiến trình phát
triển của Thơ mới.
5.2. Lựa chọn và giải quyết đề tài này, luận án là công trình nghiên cứu
chuyên sâu, tập trung nghiên cứu ý thức tự do trong Thơ mới từ góc độ thẩm mỹ.
Từ đó, khám phá cá tính sáng tạo của nhà thơ, sự đa dạng trong nghệ thuật biểu
hiện của Thơ mới.
Luận án góp phần chỉ ra một đặc điểm quan trọng của Thơ mới: ý thức tự
do, đồng thời khẳng định sự tác động của ý thức tự do đến các cách thể hiện, các
hình thức thể hiện trong Thơ mới. Về mặt khoa học, nhu cầu tìm hiểu ý thức tự
do trong phong trào Thơ mới được đặt trong tiến trình chung của văn học Việt
Nam để phát hiện, lý giải một cách có cơ sở khách quan cũng như quy luật vận
động nội tại của thi ca.
5.3. Về mặt phương pháp, luận án gợi ý một lối tiếp cận mới về Thơ mới:
tâm lý học sáng tạo.
Từ những đóng góp trên, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích về một hướng
tiếp cận mới đối với một hiện tượng văn học cho những người làm công tác giảng
dạy, nghiên cứu, học tập và những ai quan tâm đến phong trào Thơ mới.
13


6. Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình, nghiên cứu của
tác giả luận án và Thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận án gồm 166
trang, được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Ý thức tự do như là tiền đề hình thành Thơ mới (45 trang)
Chương 2: Ý thức tự do và sự đổi mới nội dung cảm xúc trong phong trào
Thơ mới (58 trang)
Chương 3: Ý thức tự do và sự đổi mới các hình thức thể hiện của Thơ mới
(63 trang)

14


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
Ý

THỨC TỰ DO NHƢ LÀ

TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH THƠ
MỚI
1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam và những tiền đề hình thành phong trào
Thơ mới
1.1.1. Bối cảnh xã hội - văn hoá đầu thế kỷ XX
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà
Nguyễn bạc nhược đã thoả hiệp dần với thực dân Pháp, kí Hiệp ước 1862, điều
ước, Hoà ước 1874, hàng ước 1883-1884 dần dần và chính thức công nhận nền
đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam. Năm 1896, Phan Đình Phùng mất, phong
trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của văn thân sĩ phu thất bại. Những biến cố chính
trị nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tạo ra những biến đổi sâu sắc. Từ xã
hội mang hình thái phong kiến, Việt Nam đã trở thành xã hội thực dân nửa phong

kiến. Từ một dân tộc tồn tại trong khu vực Đông Á, nước ta bắt đầu quá trình
tiếp xúc với phương Tây và gia nhập vào thế giới hiện đại.
Sau khoảng bốn mươi năm xâm lược và bình định nước ta, thực dân Pháp
đã thực hiện hai cuộc khai thác thuộc địa lớn (1897-1913) và (1918-1929) nhằm
phục vụ cho những lợi ích của chúng. Thực dân Pháp đã tiến hành khai thác xứ
Đông Dương giàu có để chiếm lĩnh thị trường, bóc lột, vơ vét về mặt tài nguyên.
Những biến đổi lớn về chính trị đã làm cho kinh tế hàng hoá phát triển. Từ một
nền kinh tế có tính chất tự nhiên với một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, phương
thức sản xuất Châu Á, đến lúc này đã chuyển sang khuynh hướng tư bản chủ
nghĩa: kinh tế hàng hoá nhưng không được công nghiệp hoá mà lại biến thành
một thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu, hàng xuất khẩu cho thương
nghiệp Pháp. Lợi nhuận vào túi tư bản Pháp còn nhân dân ta rơi vào bần cùng
15


hoá, dẫn đến phá sản. Kinh tế hàng hoá chính là tiền đề của quyền tư hữu, đồng
thời tạo ra nhu cầu giao lưu trao đổi. Môi trường này sẽ tạo điều kiện cho sự ra
đời con người cá nhân.
Đầu tiên phải kể đến việc mở mang giao thông buôn bán, phát triển kinh
tế hàng hoá. Chính những trung tâm kinh tế này có tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển của xã hội. Nền kinh tế phát triển làm mọc lên nhiều thành thị, làm
xuất hiện nhiều nghề mới, nhiều nhu cầu mới. Các mối quan hệ xã hội được quy
định theo thứ bậc chặt chẽ và bị ràng buộc bằng cả một đạo lý đến bây giờ cũng
khác trước. Những lễ giáo, tục lệ tưởng chừng như rất vững chắc, được tồn tại từ
bao đời nay bỗng nhiên phải lùi bước trước những cái đẹp, cái hào nhoáng và
tiện lợi. Tất cả đều có sức hấp dẫn mọi người, mặc dù theo cách nói của Hoài
Thanh - Hoài Chân: “lúc đầu, ai nấy đều ngơ ngác, không hiểu ra làm sao.
Nhưng rồi chúng ta quen dần” [162; tr.17].
Xã hội Việt Nam buổi giao thời, nói như nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu,
đã tạo nên một tình thế đối lập mãnh liệt giữa cũ và mới, giữa Á và Âu, giữa bảo

thủ và cấp tiến, cởi mở. “Trong cuộc đổi thay như vậy - một cuộc đổi thay mà
bất cứ một cuộc bể dâu nào trước đây cũng không thể so sánh - xuất hiện nhiều
con người khác trước, nhiều quan hệ khác trước, nhiều chuyện khác trước. Cuộc
sống tràn ra ngoài khuôn khổ luân thường và nhân tình thế thái, trở thành một
cuộc sống cụ thể, đa dạng và sôi động. Sự êm ấm của lòng từ hiếu, cung thuận
trong gia đình không giữ được người con dưới gối cha mẹ; tình làng xóm quê
hương với cái rộn ràng của hội hè, đình đám không giữ chân được chàng trai sau
lũy tre xanh... ” [36; tr.17]. Quan hệ con người trở nên lạnh lùng tiền trao cháo
múc. Con người phải tỉnh táo, vật lộn để giành quyền sống. Con người phải tự ý
thức, phải sống và suy nghĩ, mơ ước cho riêng mình trong một xã hội phức tạp,
rộng lớn như thế. Sự đổi thay ấy đã tạo ra những con người hoàn toàn khác
trước. Trong cuộc sống đua chen này, người dân thành thị muốn được sống thực
với mình.
Cuộc sống hàng ngày đã thay đổi đến tận những hang cùng ngõ hẻm. Phương
Tây đã đến với chúng ta, đó là một sự thực. Chúng ta dùng đồng hồ, ô-tô,
16


xe lửa, xe đạp... đến cả diêm Tây, vải Tây, kim Tây... Những đồ dùng kiểu mới
ấy là mầm mống, dẫn đường cho những tư tưởng mới. Những lớp người trẻ lúc
này bắt đầu viết quốc ngữ, câu văn của họ có sự ảnh hưởng của văn Tây. Họ đua
nhau cho con em đến trường Pháp - Việt, gửi con em sang tận bên Pháp du học.
Sự thay đổi ấy ảnh hưởng đến những tập quán sinh hoạt hằng ngày, chuyển biến
tư tưỏng, tất yếu nó sẽ thay đổi cả nhịp rung cảm của ta nữa. “Phương Tây bây
giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày
trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu ghét, giận hờn nhất nhất như ngày trước.
Đã đành ta chỉ có từng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở,
nhưng sống trên đất nước Việt Nam đầu thế kỷ hai mươi, những mối tình của ta
không khỏi có màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại.” (Tri tân số 25,
trang 5 - Hoài Thanh). Thật vậy, sự ảnh hưởng của phương Tây khiến cho đời

sống xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, tạo nên những lớp người mới
với cách sống mới, suy nghĩ mới, tình cảm mới.
Tầng lớp tiểu tư sản hình thành từ sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất đến năm 20 đông đảo chưa từng thấy. Nhịp độ và tốc độ cuộc sống gấp và
nhanh chưa từng có. Một lối sống tư sản hoá lan tràn khắp nơi phố phường chật
hẹp. Các tầng lớp và giai cấp xã hội ở thành thị: tư sản và công nhân, tiểu
thương, công chức, dân nghèo thành thị, tầng lớp trí thức Tây học... đều thể hiện
những thị hiếu, những khao khát cái lạ, cái đổi thay; với tâm lý, tính cách, nhu
cầu, quan điểm sống, thị hiếu thẩm mỹ riêng. Bên cạnh những truyện Nôm mà
công chúng ưa thích như: Bạch Viên - Tôn Các, Phan Trần, Truyện Kiều... thì
những tiểu thuyết của phương Tây: Những người khốn khổ, Anna Karênina...
cũng được quan tâm. Chính lối sống thành thị tư sản hoá và một lớp công chúng
thành thị đã hình thành là nhân tố làm nảy sinh nền văn học mới.
Sự đổi thay trong xã hội tất yếu dẫn đến sự đổi thay trong văn học. Văn
học mới của trí thức tân học ra đời, quan tâm đến những vấn đề của xã hội, khiến
văn học Việt Nam thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của phương Đông, bước vào
quỹ đạo chung của văn học thế giới. Văn học mới ra đời phản ánh cuộc sống
thành thị tư sản, phản ánh những đòi hỏi của xã hội. Nền văn hoá
17


phương Tây đặc biệt là văn hoá Pháp đã xâm nhập vào Việt Nam ngày càng
mạnh mẽ. Nền văn hoá đó đã nhanh chóng làm rạn vỡ những nền tảng văn hoá
cổ truyền phương Đông.


thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều những con người mới với lối sống

và nhu cầu văn học hoàn toàn khác trước. Họ cần giải trí, cần đọc báo, xem tiểu
thuyết, đi xem hát... Văn nghệ thôn dã không thoả mãn được thị hiếu thị dân của

họ. Lớp công chúng mới ra đời đòi hỏi một nền văn học mới. Chính vì xuất phát
từ nhu cầu đó, bên cạnh những nhà nho là lực lượng sáng tác chủ yếu thì đến giai
đoạn này xuất hiện lực lượng sáng tác mới. Đó là những người làm báo, những
công chức tiểu tư sản, những nhà giáo, những người Tây học viết sách báo, dịch
sách bằng chữ quốc ngữ. Nếu như ở vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, công tác
dịch thuật, đặc biệt là dịch các tác phẩm phương Tây mới chỉ được thực hiện một
cách lẻ tẻ thì ở giai đoạn này, cùng với sự ra đời của báo chí, phong trào dịch
thuật ở nước ta đã diễn ra một cách sôi nổi. Qua Đông Dương tạp chí, Nam
phong tạp chí, tủ sách Âu Tây tư tưởng, qua đội ngũ trí thức Tây học đông đảo
và có trình độ, nhiều tác phẩm văn nghệ của La Fontaine, Molière, Balzac, Hugo,
Lamartine, Baudelaire, Verlaine, Mallarmé, Gide... đã được giới thiệu, truyền bá
vào Việt Nam. Qua văn học Pháp, họ còn biết đến các tác gia văn học nước khác
như: Tolstoi, Dostoievski, Tsekhov, Gorki ở Nga; Shakespeare ở Anh... Và bằng
con đường dịch thuật, phỏng tác, một số người viết báo chuyển sang viết truyện
ngắn, viết kịch, đáp ứng đòi hỏi của công chúng thành thị. Hai lực lượng sáng tác
đó khác nhau về quan niệm văn học, về mục đích sáng tác, về phương pháp sáng
tác và về tiêu chuẩn thẩm mỹ. Tuy vậy, hai xu hướng văn học cũ, mới ấy có sự
cộng hưởng tạo thành một nền văn học chung cho cả dân tộc. Văn mới và văn cũ
đều được đăng lên báo chí, công bố cho mọi người và nhằm mục đích phục vụ
thị hiếu của công chúng.
Sự thay đổi của đời sống văn hoá - xã hội dẫn đến sự xuất hiện của bản
thân văn học như một nhu cầu tất yếu. Thời đại mới đã sinh ra lực lượng sáng
tác, đội ngũ công chúng mới, quan niệm văn chương mới. Văn học mới ra đời
lúc này đang còn non yếu, chưa đủ can đảm để đảm nhận vấn đề cốt tử của đời
18


sống nhân dân và sự tồn vong dân tộc. Tuy nhiên, đóng góp của nó cũng đáng
ghi nhận, Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng khẳng định sự “hình thành một đội
ngũ nhà văn, du nhập các thể loại của văn học phương Tây, đem chúng thay thế

các thể loại có tính chức năng của văn học cũ, đem một quan niệm văn học mới phản ánh hiện thực đời sống xã hội - thay thế cho quan niệm văn học cũ lấy
“tâm”, “chí”, “đạo” làm cơ sở” [36; tr.208]. Văn học lúc này trở thành một nghề
“văn chương bán phố phường”.
Văn học thành thị thay thế văn học thôn dã, phù hợp với nhu cầu công
chúng mới. “Thành thị nuôi sống văn học mới. Không chỉ nhìn vấn đề đó dưới
góc độ văn học mới phản ánh chủ yếu hiện thực đời sống ở thành thị, đáp ứng
những thị hiếu và nhu cầu thẩm mỹ của công chúng thành thị mà còn dưới góc
độ, do sự phân công lao động theo kiểu tư bản chủ nghĩa, nhà văn thành một
nghề, văn học thành hàng hoá” [73; tr.315]. Văn học mới bị cuốn hút bởi cuộc
sống xã hội hiện tại. Chính công chúng thành thị với lối sống thành thị tư sản hoá
là nhân tố nảy sinh nền văn học mới. “Với sự ra đời của văn học mới, văn học
Việt Nam thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của phương Đông, bước vào quỹ đạo
chung của văn học thế giới” [36; tr.208].
Trước những biến động lịch sử cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, dân tộc
Việt Nam đã trải qua tình trạng bế tắc. Nếp sống tinh thần cố hữu cùng với nền
học thuật tư tưởng Khổng giáo đã bị lung lay trước sự xâm nhập của tư tưởng
phương Tây. Học thuyết nho gia củng cố trật tự xã hội đến thời điểm này gặp
một sức phản đối mạnh mẽ của những chủ thuyết mới có tính chất tự do, giải
phóng con người, đề cao cá nhân. Tiếp đó, phong trào Âu hoá càng ngày càng
mạnh trước sự bất lực và lụn bại của nền cựu học. Phong trào Âu hoá được đề
cao và xem như là một phương sách độc nhất trong việc cải cách xã hội, nâng
cao dân trí, phục hồi nền độc lập cho xứ sở. Phong trào này phát động sâu rộng
trên nhiều lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, xã hội, văn hoá... Không những vậy, nó
còn thay đổi trong sinh hoạt, cảm nghĩ và cả nhịp rung cảm của con người. Sự
gặp gỡ với phương Tây đã cởi trói và làm thay đổi nhiều quan niệm tồn tại từ
hàng chục thế kỷ.
19


Trào lưu tư tưởng và tình cảm mới theo nguồn thi hứng của thi nhân mà đi

vào thi ca, làm cho thi ca Việt Nam giai đoạn này có một bộ mặt mới mẻ về hình
thức lẫn nội dung. Nhu cầu sinh hoạt tinh thần của công chúng đòi hỏi một thứ
văn học phù hợp với cách nghĩ và cuộc sống của họ. Hệ tư tưởng phong kiến và
đặc biệt là đạo đức, luân lý bảo thủ và thị hiếu thẩm mỹ lỗi thời đã thực sự cản
trở cuộc sống của họ. Lưu Trọng Lư trong bài diễn thuyết ở nhà học hội Qui
Nhơn tháng 6 năm 1934 đã nói rất đúng vấn đề cơ bản đó: “Các cụ ta ưa những
màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt... Các cụ bâng khuâng vì một tiếng
trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đứng ngọ. Nhìn một cô gái ngây thơ
xinh xắn các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng
trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng
đối với ta thì trăm hình muôn trạng. Cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái
tình gần gụi, cái tình xa xôi... cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu” [162;
tr.19]. Sự thay đổi trong cách nhìn, cách cảm khiến cho thế hệ mới có cái nhìn
khác hẳn về những vấn đề rất đời thường, xem đó như là một sự chệch hướng về
nhận thức.
Có thể nói, đây là thời kỳ đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam
chuyển mạnh theo mô hình thực dân nửa phong kiến. Sự phát triển đời sống đô
thị gắn liền với sự đổi mới nhanh chóng đời sống báo chí, xuất bản, văn chương
học thuật. Đến giai đoạn này, những năm 30 của thế kỷ XX, nhu cầu giải phóng
cá nhân phát triển mạnh, thoát khỏi sự kìm toả của đạo đức lễ giáo phong kiến,
nhằm khẳng định cái tôi cá nhân, vấn đề tự do cá nhân được đề cập đến. Chủ
nghĩa cá nhân (individualisme) ra đời đòi hỏi được khẳng định, xoá bỏ những
ràng buộc của xã hội phong kiến. Chính chủ nghĩa cá nhân và văn hoá đô thị ra
đời tạo tiền đề cho sự xuất hiện phong trào Thơ mới.
1.1.2. Tiền đề hình thành phong trào Thơ mới
Một phong trào văn học bao giờ cũng gắn liền với hoàn cảnh xã hội, gắn
liền với một tầng lớp xã hội nhất định. Lãnh vực thi ca là nơi ký thác tâm hồn,
gửi gắm tình cảm, tất nhiên phải chịu một sự xáo trộn không nhỏ. Sự ra đời của
phong trào Thơ mới do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là do sự thay đổi trong nếp
20



sinh hoạt tinh thần và vật chất của dân tộc. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành
thị hình thành bao gồm: tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, giáo viên, học sinh,
sinh viên, những người làm nghề tự do... Tầng lớp này có một lối sinh hoạt hiện
đại. Trong sinh hoạt, thay bằng dùng nhà rường, đi xe tay, dùng quạt giấy... họ lại
muốn ở nhà lầu, đi ô tô, thích nghe nhạc Tây, thích xem chiếu bóng, thích mặc áo
sơ mi hơn là áo cài khuy bấm, thích đọc tiểu thuyết của Pháp được dịch bằng chữ
quốc ngữ... Tất cả lối sinh hoạt trên đã khiến cho họ có những suy nghĩ, cảm xúc
mới, những rung động mới. Những thay đổi đó cũng do một nguyên nhân nữa:
đó là do tiếp xúc với văn hoá Pháp, đặc biệt là với văn học lãng mạn Pháp. Điều
đó dẫn đến những thanh niên tiểu tư sản thành thị có những tình cảm mới, những
rung động mới. Họ không còn thích hợp với lối sống cũ. Họ sống thật với lòng
mình, thích sống tự do, muốn phá bỏ những khe khắt, những định kiến của xã
hội. Họ muốn thoát khỏi ràng buộc của gia đình, dòng tộc... Lớp trí thức Tây học
là lớp công chúng nhạy cảm nhất với quan điểm thẩm mỹ mới, tư tưởng mới. Và
phong trào Thơ mới ra đời đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu, những tư tưởng
tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới của một tầng lớp thanh niên mới bấy
giờ cùng với sự giao lưu của văn hoá Đông Tây.
Làn gió Tây phương thổi tới đã làm rung chuyển nền tảng văn học cũ Việt
Nam trong giai đoạn này. Trước đây, Trần Tế Xương cũng đã phải than thở: “Cái
học nhà nho đã hỏng rồi/ Mười người đi học chín người thôi” thì đến thế hệ này,
nền Hán văn càng tàn rụi và mai một. Năm 1915 ở Bắc Kỳ, 1918 Trung Kỳ bãi
bỏ thi Hương và sang năm 1919 ở kinh đô cũng bãi bỏ thi Hội. Nền học thuật và
thi cử phương Tây đã thay thế nền Hán học và khoa cử, văn chương quốc ngữ
giai đoạn này phát triển mạnh.
Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây đã ghi lại trong tâm hồn người Việt
Nam thời bấy giờ những ấn tượng sâu xa. Thi ca, hình thức cao nhất của văn học
đã phản ánh đầy đủ sự thay đổi sâu đậm trong nếp sống tinh thần và vật chất đó.
Và một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng đó là sự bất lực của thơ cũ

trước những khát vọng của lớp người trẻ mới. Trong giai đoạn này, báo chí, tiểu
21


×