Tải bản đầy đủ (.docx) (209 trang)

Nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào thi đua yêu nước trong phông lưu trữ phủ thủ tướng (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 209 trang )

1

Lời cam đo
Lời cảm ơn
Mục lục
Bảng các chữ viết

Danh mục ảnh
Danh mục các
Dẫn luận
1. Mục đích và ý
2. Nhiệm vụ ngh
3. Lịch

.....................

4. Các nguồn

.....................
5. Đóng góp của luận

6. Bố

cục

.....................

Chƣơng 1. Tổng quan
phông lƣ

.....................



1.1. Hoàn cảnh

.....................

1.2. Tài liệu về
Thủ

.....................

1.3. Đặc thù của
phông lƣ

.....................

Chƣơng 2. Phê phán tà
trữ Phủ Thủ tƣ
2.1. Các thể loại sử liệu
2.2. Phê phán một
Chƣơng 3. Giá trị của
lƣu

.....................

3.1. Tài liệu về
liệu nghiên
chiến chống P
3.2. Tài liệu lƣu
công tác lãnh
3.3. Nguồn sử l



2

lƣu trữ PTT (1945-1954)-cơ sở để hoạch định chính sách thi đua
khen

thƣởn

................................................

Kết luận
Danh mục công trình của tác giả
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục ..........................................................................................................

..............................


3

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATK
BCH
BZHV
BTCH

An toàn khu
Ban chấp hành
Bình dân học vụ

Bộ Tổng chỉ huy

CBGM
CP
CSTĐ
GS
HS

Cán bộ gƣơng mẫu
Chính phủ
Chiến sỹ thi đua
Giáo sƣ
Hồ sơ

HĐCP
HĐND
HĐQPTC
KT
LK

Hội đồng Chính phủ
Hội đồng nhân dân
Hội đồng quốc phòng tối cao
Khen thƣởng
Liên khu

LĐLĐ
PGS
PTT


QP

Liên đoàn Lao động
Phó giáo sƣ
Phủ Thủ tƣớng
Thi đua
Quốc phòng

PTS
TTP
TS
TSKH
TĐAQ

Phó Tiến sĩ
Thủ tƣớng phủ
Tiến sĩ
Tiến sĩ khoa học
Thi đua ái quốc

UBKCHC
UBND
VĐTĐAQTW

Ủy ban kháng chiến hành chính
Ủy ban nhân dân
Vận động Thi đua ái quốc Trung ƣơng


4


DẪN LUẬN
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Trong một xã hội mà nhân dân làm chủ, đặc trƣng nổi bật và động lực to
lớn của sự vận động và phát triển của xã hội chính là thi đua. Thi đua làm
khơi dậy trong mỗi con ngƣời, mỗi tập thể tính chủ động sáng tạo, đua sức,
đua tài cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ngay từ năm 1918, V.I. Lê nin đã
nhấn mạnh là: "Chủ nghĩa xã hội đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cách
thật sự rộng rãi, với một qui mô thật sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút thật sự
đa số nhân dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh,
dốc hết năng lực của mình, phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả
một nguồn vô tận"[223, tr.234-235]. Ở nƣớc ta, cũng nhƣ V.I.Lê nin, Chủ tịch
Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
đã biết phát huy nội lực của toàn dân bằng việc phát động và tổ chức thi đua.
Ngày 27/3/1948, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng đã ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc
(TĐAQ); Ngày 01/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 195/SL
thành lập Ban vận động Thi đua ái quốc Trung ƣơng do cụ Tôn Đức Thắng
làm Trƣởng ban [73, tr.39]. Nhân dịp kỷ niệm 1000 ngày kháng chiến toàn
quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức phát động cuộc vận động Thi đua
ái quốc từ ngày 19/6/1948 (Tuy Chủ tịch Hồ Chí Minh đôi khi dùng cụm từ
"Thi đua yêu nƣớc", nhƣng trong các văn bản chính thức lại dùng cụm từ
"Thi đua ái quốc". Từ đây, chúng tôi xin đƣợc sử dụng một trong hai cụm từ
trên hợp với ngữ cảnh). Hệ thống lãnh đạo phong trào thi đua từ Trung ƣơng
đến địa phƣơng đƣợc hình thành. Phong trào TĐAQ đã thực sự trở thành
phong trào cách mạng của quần chúng trong cả nƣớc, trở thành một nhân tố
quan trọng đƣa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đến thắng lợi
vẻ vang.



5

Tại Đại hội toàn quốc các chiến sỹ thi đua (CSTĐ) và cán bộ gƣơng mẫu
(CBGM) lần thứ nhất năm 1952, cụ Tôn Đức Thắng đại diện Ban Thƣờng
trực Quốc hội và Uỷ ban Liên Việt toàn quốc trong diễn văn chào mừng Đại
hội đã khẳng định: "Từ khi phát động phong trào thi đua yêu nƣớc đến nay,
cuộc kháng chiến, kiến quốc của ta tiến những bƣớc vĩ đại về mọi mặt, đặc
biệt về mặt quân sự và kinh tế, đã giáng cho địch những đòn chí tử ..." [121,
tr.133]. Nhiều tài liệu lƣu trữ phản ánh phong trào TĐAQ nằm trong phông
lƣu trữ PTT. Phông lƣu trữ Phủ Thủ tƣớng là một loại hình phông lƣu trữ cơ
quan. Phông lƣu trữ cơ quan, nếu hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ tài liệu lƣu
trữ hình thành trong quá trình hoạt động của một cơ quan đƣợc đƣa vào bảo
quản ở lƣu trữ [14, tr.62]. Phông lƣu trữ Phủ Thủ tƣớng (PTT) là khái niệm
dùng để chỉ toàn bộ tài liệu lƣu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của
PTT đƣợc thu thập từ các đơn vị thuộc PTT.
Nếu nhƣ cả Phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954) là một trong những phông
quý nhất của các kho lƣu trữ của Nhà nƣớc ở Trung ƣơng thì những tài liệu lƣu
trữ về thi đua yêu nƣớc trong phông này là những hạt ngọc vô cùng quí giá.

Phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954) là nguồn sử liệu phong phú lẽ ra có thể
tách thành 3 phông độc lập gồm tài liệu lƣu trữ của Văn phòng Chủ tịch nƣớc,
(1)
Văn phòng Chủ tịch Chính phủ , Văn phòng Hội đồng Quốc phòng tối cao
(HĐQPTC), nhƣng từ trƣớc đến nay vẫn lập một phông lƣu trữ thống nhất là
Phông lƣu trữ PTT.
Phông lƣu trữ PTT bao gồm những văn bản gốc phản ánh trung thực
việc tổ chức bộ máy, quá trình hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Chính phủ và PTT nƣớc Cộng hoà non trẻ.
Về nội dung, phông lƣu trữ PTT bao gồm những tài liệu về vấn đề
chung, tài liệu nội chính, quân sự, ngoại giao, kinh tế-tài chính, phong trào

TĐAQ ...
(1)

Chủ tịch Chính phủ là cách gọi chức vụ Thủ tƣớng Chính phủ thời kỳ này.


6

Để tìm ra những nhân tố thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lƣợc (1945 - 1954) chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu tài liệu lƣu trữ
về phong trào TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT. Trong quá trình nghiên cứu
chúng tôi đặc biệt quan tâm tìm hiểu về phong trào TĐAQ. Đó là phong trào
đƣợc phát động để động viên mọi lực lƣợng "làm cho kháng chiến mau thắng
lợi, kiến quốc mau thành công" [105, tr.4]. Chúng tôi tin chắc rằng nghiên cứu
tài liệu lƣu trữ về phong trào TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT (1945- 1954)
một cách hệ thống có ý nghĩa về nhiều mặt:
1.1. Trƣớc hết, việc nghiên cứu tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ
trong phông lưu trữ PTT (1945 - 1954) sẽ giúp cho các nhà sử học hiểu biết
sâu sắc và chính xác hơn nguồn sử liệu gốc quan trọng và có giá trị đặc biệt
đang được lưu trữ trong phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, để nghiên cứu về
phong trào TĐAQ nói riêng và lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945 - 1954) nói chung.
Trên thực tế, vì nhiều lý do, từ trƣớc tới nay chƣa có ai nghiên cứu toàn
diện khối tài liệu này, ngoài một vài luận văn tốt nghiệp của sinh viên đề cập
tới một số thể loại văn bản về phong trào TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT.
Khi nghiên cứu những thông tin có trong nội dung các văn bản này, các nhà
sử học đã và sẽ gặp không ít khó khăn khi xác minh tính chính xác và độ tin
cậy của các thông tin đó. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài
liệu về TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT nhằm giới thiệu, phân tích và nhất là
thẩm định những thông tin cần thiết đƣợc phản ánh trong khối tài liệu về

TĐAQ.
1.2. Nghiên cứu tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ
PTT (1945 - 1954) góp phần nghiên cứu lịch sử tổ chức quản lý nhà nước về
thi đua khen thưởng ở Việt Nam nói chung và thời kỳ kháng chiến chống Pháp
nói riêng.


7

Thông qua việc nghiên cứu tài liệu lƣu trữ, có thể rút ra những kinh
nghiệm tổ chức, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến, kiến
quốc. Những chỉ thị, sắc lệnh, lời kêu gọi, biên bản các cuộc họp, biên bản đại
hội, các bản báo cáo thành tích thi đua ... còn lƣu trữ đƣợc với những bút tích
của Chủ tịch Hồ Chí Minh ... là nguồn sử liệu quí. Những tài liệu TĐAQ quý,
hiếm trong phông lƣu trữ PTT sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử phong
trào TĐAQ nói riêng và lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
nói chung.
1.3. Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ trong phông
lưu trữ PTT (1945-1954) có ý nghĩa cấp thiết cung cấp những luận cứ phục
vụ hoạch định các chế độ, chính sách, tổ chức khoa học việc quản lý Nhà
nước về công tác thi đua khen thưởng trong thời kỳ đổi mới.
Sở dĩ nói nhƣ vậy vì trong công cuộc đổi mới, lĩnh vực mà phong trào
thi đua thƣờng gặp khó khăn là lĩnh vực kinh tế nhƣ tăng năng suất lao động,
thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội, phân vùng chuyên canh, cải tiến công nghệ, sử
dụng giống mới. V.I.Lênin đã dạy rằng "Trong lĩnh vực chính trị, thi đua dễ
thực hiện hơn nhiều so với lĩnh vực kinh tế, song muốn cho chủ nghĩa xã hội
thắng lợi, thì chính thi đua trong lĩnh vực kinh tế là quan trọng"[224, tr.232].
Chính vì lẽ đó mà những năm đầu của sự nghiệp đổi mới khi chúng ta chú
trọng phát triển kinh tế, không ít ngƣời đã lầm tƣởng rằng bây giờ xã hội cầu
"lợi" chứ không cầu "danh" và công tác thi đua, khen thƣởng đã không đƣợc

chú ý đúng mức.
Để phong trào thi đua khen thƣởng sát hợp hơn đối với công cuộc đổi
mới đất nƣớc, ngày 03/6/1998 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 35/CT-TƢ về đổi
mới công tác thi đua khen thƣởng trong giai đoạn mới. Sau đó Chính phủ,
Thủ tƣớng Chính phủ và các cấp bộ đảng, chính quyền từ Trung ƣơng đến


8

tỉnh huyện đã ra nhiều văn bản để triển khai Chỉ thị 35/CT-TƢ ngày
03/6/1998 của Bộ Chính trị.
Sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị nói trên phong trào thi đua trong cả
nƣớc đã có chuyển biến. Tuy nhiên, so với tầm vóc lớn lao của sự nghiệp đổi
mới, trƣớc những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc thì phong trào thi đua nói chung và quản lý nhà nƣớc
về thi đua, khen thƣởng nói riêng còn nhiều hạn chế, còn mang dấu ấn trì trệ
của thời bao cấp, chƣa thấm nhuần và quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về thi đua, khen thƣởng. Vì vậy công tác thi đua khen thƣởng vẫn chƣa
theo kịp yêu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay và chƣa phát triển một
cách sôi nổi, mạnh mẽ nhƣ nó đã từng có trong phong trào TĐAQ trƣớc đây.
Vì những lý do trên, nghiên cứu những tài liệu lƣu trữ chân thực phản
ánh sự chỉ đạo, tổ chức của Đảng và Chính phủ, của Chủ tịch Hồ Chí Minh
những trăn trở để phát động phong trào qua những chữ dập, xoá, những
phƣơng án chọn lựa trên những trang bản thảo sẽ giúp chúng ta quán triệt sâu
sắc tƣ tƣởng chỉ đạo về TĐAQ nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm,
nhằm đƣa ra những quyết sách đúng đắn quản lý nhà nƣớc về công tác thi
đua khen thƣởng trong thời gian tới.
Đã gần nửa thế kỷ đi qua, mặc dù đã có nhiều công trình khảo cứu và
nhiều cuốn sách lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, nhƣng các
công trình nghiên cứu thƣờng đi sâu vào các vấn đề chính trị, quân sự, kinh tế

mà ít đề cập tới vấn đề phát huy nội lực nhƣ tổ chức phong trào TĐAQ. Vì
vậy, nghiên cứu những tài liệu về TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT chắc chắn
sẽ góp phần nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 một cách sâu
sắc hơn và toàn diện hơn.
Là một ngƣời đã có nhiều năm làm công tác trong ngành lƣu trữ, chúng
tôi đã có dịp đi sâu tìm hiểu vấn đề này thông qua việc thực hiện các


9

đề tài nghiên cứu khoa học hoặc viết các công trình nghiên cứu cho các tạp
chí chuyên ngành, xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nƣớc của
ngành về thi đua, khen thƣởng đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn tác dụng
của việc nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào TĐAQ trong phông lƣu trữ
PTT (1945 - 1954) đối với việc làm phong phú thêm kinh nghiệm thực tế
trong việc vận dụng lý luận về sử liệu học để giải quyết một vấn đề cụ thể và
giúp cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về thi đua khen thƣởng nói chung. Kết
quả nghiên cứu toàn diện phong trào TĐAQ giúp ích cho quản lý nhà nƣớc về
thi đua khen thƣởng là góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây
dựng kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nƣớc.
Với ý nghĩa đặc biệt của phong trào TĐAQ, với hàng nghìn trang tài liệu
gốc với hàng chục bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh việc tổ chức
bộ máy, nhân sự và phong trào thi đua rộng khắp các ngành, các địa phƣơng
là những tƣ liệu vô cùng quí giá cần đƣợc nghiên cứu về phƣơng diện sử liệu
học. Chúng tôi đã thực sự cảm động mỗi lần cầm trong tay những bản có bút
tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khối tài liệu về TĐAQ. Trên các trang
bản thảo, với những chỗ dập, xoá, có thể nhận ra rõ ràng hơn những mối suy
tƣ, những niềm trăn trở, những phƣơng án lựa chọn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh hơn là trên các trang in sạch sẽ. Mặt khác, sau Chỉ thị 35-CT ngày
03/6/1998 của Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng trong sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nƣớc với những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn cần
phải phát huy nội lực toàn thể nhân dân thì đổi mới tổ chức và quản lý nhà
nƣớc về thi đua khen thƣởng là công việc cấp thiết và quan trọng.
Xuất phát từ yêu cầu của công tác, đồng thời nhận thức đƣợc ý nghĩa nêu
trên, tôi đã chọn vấn đề "Nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào thi đua

yêu nƣớc trong phông lƣu trữ Phủ Thủ tƣớng (1945 - 1954)" làm đề tài
cho luận án tiến sĩ khoa học lịch sử của mình.


10

2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án của chúng tôi hƣớng vào việc giải quyết những nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
2.1. Giới thiệu hệ thống tài liệu lƣu trữ về phong trào TĐAQ trong
phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954).
2.2. Phê phán nguồn sử liệu là tài liệu lƣu trữ về phong trào TĐAQ trong
Phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954). Nội hàm phê phán sử liệu ở đây bao gồm
việc phê phán vật mang tin, thời gian, địa điểm, tác giả, bản văn và những
thông tin trong tài liệu nhằm xác định tính xác thực và độ tin cậy của thông tin
góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử phong trào TĐAQ và lịch sử cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Thông qua việc phê phán các tài liệu
lƣu trữ, luận án của chúng tôi đề xuất một số cách xác định bút tích của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
2.3. Từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số kết luận về cách vận
dụng một số thủ pháp trong việc phê phán sử liệu những tài liệu lƣu trữ về
phong trào TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954), đồng thời đƣa ra
một số kiến nghị về việc tổ chức lƣu trữ, bảo quản, khai thác và sử dụng tài
liệu lƣu trữ về TĐAQ phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954) với tƣ cách là nguồn

sử liệu quí.
Tuy nhiên, để có thể đi sâu vào các vấn đề, luận án của chúng tôi chỉ giới
hạn phạm vi nghiên cứu là những tài liệu trong phông PTT từ năm 1945 đến
năm 1954 và chỉ những sử liệu về phong trào TĐAQ. Chúng tôi giới hạn
phạm vi nghiên cứu vì những lý do sau:
-

Trƣớc hết đây là giai đoạn mà phông lƣu trữ PTT còn giữ đƣợc những

tài liệu lƣu trữ quí, hiếm: bao gồm nhiều tài liệu viết tay hoặc tự đánh máy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tài liệu lƣu trữ phong phú về nội dung,
độc đáo về hình thức của Văn phòng Chủ tịch nƣớc, Văn phòng Chủ tịch


11

Chính phủ và Văn phòng HĐQPTC mà từ trƣớc đến nay các cơ quan lƣu trữ
vẫn lập một phông thống nhất là phông lƣu trữ PTT.
-

Lý do thứ hai là tài liệu phông lƣu trữ PTT giai đoạn này phản ánh đầy

đủ lịch sử phong trào TĐAQ trong kháng chiến chống Pháp từ khi phát động
(1948) đến khi phong trào này tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn
góp phần đƣa cuộc kháng chiến đến thành công.
Mặc dù giới hạn phạm vi nghiên cứu nhƣ vậy nhƣng khi tiến hành phê
phán sử liệu chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm, sử dụng những tài liệu về TĐAQ
trong những phông lƣu trữ khác để so sánh, đối chiếu.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phông lƣu trữ PTT là một trong những phông có giá trị nhất trong các

phông lƣu trữ các cơ quan trung ƣơng của chính quyền dân chủ nhân dân:
"Đây là một phông trên thực tế đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà
nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực ở mọi địa bàn hoạt động"[44, tr.70].
Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc năm 1990 đã nghiệm thu đề tài cấp Nhà nƣớc
"Cơ sở khoa học để xác định những tài liệu bảo quản vĩnh viễn ở Trung tâm
lƣu trữ quốc gia" do PTS Dƣơng Văn Khảm làm chủ nhiệm. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu đề tài này, PTS Dƣơng Văn Khảm đã viết bài: "Xây dựng và
khai thác cơ sở dữ liệu Phông lƣu trữ PTT" đăng trên Tạp chí Lƣu trữ Việt
Nam [43, tr.9-14]. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, đề tài nghiên cứu cấp
Nhà nƣớc nêu trên mới chỉ giải quyết vấn đề phƣơng pháp xác định giá trị tài
liệu lƣu trữ mà chƣa có nhiệm vụ phê phán chúng với tƣ cách là nguồn sử
liệu.
Năm 1989, Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc đã xuất bản cuốn sách "Trung tâm lƣu
trữ Quốc gia I" giới thiệu các phông do PTS Dƣơng Văn Khảm làm chủ biên:
"Cuốn sách nhằm giới thiệu khái quát thành phần và nội dung những thông tin


12

tài liệu lƣu trữ hiện nay đang bảo quản ở hệ thống các kho lƣu trữ của Trung
tâm lƣu trữ Quốc gia I tại Hà Nội"[44, tr.70]. Với mục đích giới thiệu khái
quát các phông, nên mặc dù cuốn sách dành 4 trang giới thiệu phông lƣu trữ
PTT, nhƣng chƣa đặt vấn đề nghiên cứu toàn diện đối với cả phông lƣu trữ
PTT trong đó có tài liệu lƣu trữ về phong trào TĐAQ.
Liên quan đến đề tài của luận án, cho đến nay chúng tôi mới chỉ gặp
những bài viết có tính chất lý luận chung về sử liệu học nhƣ: "Một số vấn đề
sử liệu học" của GS Hà Văn Tấn; "Về việc vận dụng sử liệu học vào đánh giá
tài liệu văn kiện chữ viết"[25, tr.18-22], "Một số vấn đề xử lý sử liệu học đối
với tài liệu chữ viết" của PTS Phạm Xuân Hằng [26, tr.57-63] và "Các nguyên
tắc phƣơng pháp luận và phƣơng pháp xác định giá trị tài liệu lƣu trữ" của

TS Nguyễn Văn Thâm [60] và "Mấy vấn đề sử liệu học Việt Nam", "Vấn đề
phân loại các nguồn sử liệu của lịch sử Việt Nam" của GS Phan Đại Doãn và
TS Nguyễn Văn Thâm [16, tr.60-69]; "Các nguồn sử liệu và nhận thức lịch
sử" của TS Nguyễn Văn Thâm [61].
Trong những luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa Lịch sử, khoa Lƣu
trữ học và Quản trị văn phòng của Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội trƣớc
đây cũng nhƣ của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội ngày nay thì luận văn "Về những lời kêu gọi Thi đua ái
quốc của Hồ Chủ tịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp (phân tích sử liệu
học) của sinh viên Đỗ Thị Quỳnh tuy còn sơ sài và còn mắc phải một vài sai
lầm nhƣng đã bƣớc đầu tiến hành phê phán sử liệu một số tài liệu lƣu trữ về
phong trào TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT [52].
Ngoài ra, còn phải kể tới một công trình nghiên cứu khác cũng có liên
quan đến nội dung của đề tài là bài viết: Thi đua ái quốc-một nhân tố thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của PTS Nguyễn Tố Uyên
[65, tr.3-9]. Trong bài viết này, tác giả Nguyễn Tố Uyên tuy không trực tiếp


13

viện dẫn tài liệu lƣu trữ về TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT nhƣng đã cố
gắng chứng minh rằng TĐAQ là một nhân tố thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945 - 1954).
Nhƣ vậy, có thể nói liên quan đến phong trào TĐAQ nói chung đã có
một số công trình đề cập đến. Nhiều đánh giá, nhận định của các tác giả nói
trên là những vấn đề mà luận án chúng tôi đã tham khảo và kế thừa.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu khác nhau, nên
các công trình nghiên cứu nói trên chƣa đề cập tới vấn đề mà chúng tôi phải
giải quyết là nghiên cứu toàn diện nguồn sử liệu về phong trào TĐAQ trong
phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954) và đó chính là nhiệm vụ mà luận án này với

tƣ cách là công trình chuyên khảo-cần phải thực hiện.
4. Các nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tham
khảo, nghiên cứu và sử dụng những nguồn tài liệu cơ bản sau đây:
4.1. Nguồn tài liệu chủ yếu, đƣợc sử dụng chủ yếu trong luận án là tài liệu
lƣu trữ về phong trào TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954). Trong
cuốn "Trung tâm lƣu trữ quốc gia I"

(1)

PTS Dƣơng Văn Khảm đã viết "Thông

tin tài liệu lƣu trữ có giá trị đặc biệt hơn các loại thông tin khác ở chỗ, tài liệu
lƣu trữ gắn chặt chẽ với những hoạt động xã hội, là bằng chứng xác thực của
lịch sử"[44, tr.1]. Trong hàng trăm phông lƣu trữ đang đƣợc bảo quản ở các kho
lƣu trữ Trung ƣơng thì phông lƣu trữ PTT (1945-1954) là một trong những
phông quan trọng nhất. Hiện nay Trung tâm lƣu trữ Quốc gia III

(1)

Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I thuộc Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc đƣợc thành lập ngày 23/3/1963 theo
Quyết định số 22-BT của Bộ Trƣởng PTT, có nhiệm vụ tiếp quản kho tài liệu của chính quyền cũ, quản lý và
thu thập tài liệu của các cơ quan Trung ƣơng từ ngày thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


14

(2)

đang bảo quản khoảng 5000 hồ sơ của phông này từ 1945 đến 1975.

Trong cuốn "Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I" có đoạn viết:
Nhìn tổng quát phông lƣu trữ PTT, chúng tôi thấy có các
nhóm tài liệu chủ yếu sau đây: tài liệu tổng hợp, nội chính, quân sự,
ngoại giao, kinh tế tài chính, văn hoá xã hội, toàn bộ biên bản họp
HĐCP ban hành (ký hiệu VP), văn bản pháp qui do Thủ tƣớng
Chính phủ ban hành (ký hiệu TTg), các quyết định khen thƣởng do
Thủ tƣớng Chính phủ ký, công văn lƣu của Văn phòng PTT và đặc
biệt là nhóm Sắc lệnh, quyết định của Phủ Chủ tịch ...[44, tr.70].
Các loại hình tài liệu về TĐAQ trong phông PTT bao gồm: Sắc lệnh,
quyết định, thông tƣ, biên bản, công văn trao đổi, công điện, thƣ ...
Nhóm tài liệu đặc biệt quí là nhóm Sắc lệnh, Quyết định của Phủ Chủ
tịch. Tài liệu ở đây đều là bản chính có chữ ký, đóng dấu. Tài liệu về phong
trào thi đua trong phông rất đa dạng và phần lớn là bản chính bao gồm 1199
trang của 87 hồ sơ. Trong những tài liệu về TĐAQ có hàng chục tài liệu viết
tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tài liệu tự tay Ngƣời đánh máy nhƣ "Lời
kêu gọi TĐAQ"[111], ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp cho bản
"Chƣơng trình TĐAQ của Bộ Giao thông công chính"..., trên các trang bản
thảo có bút tích viết bằng mực tím của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những chỗ
dập xoá đã là nguồn tƣ liệu chính nói về những mối suy tƣ của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về TĐAQ.
Mặc dù, một số tài liệu không đóng dấu, không có chữ ký hoặc còn bị
thiếu về số lƣợng, nhƣng với những tài liệu hiện có về TĐAQ vẫn là nguồn
tài liệu chính, đƣợc sử dụng nhiều nhất trong luận án.

(2)

Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III thuộc Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc đƣợc thành lập trên cơ sở phân kho sau
Cách mạng tháng Tám của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I ngày 10/6/1995 theo Quyết định số 118/QĐ-BTCCP của
Bộ trƣởng-Trƣởng Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) có nhiệm vụ quản lý và thu thập tài liệu của
các cơ quan Trung ƣơng từ ngày thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa



15

4.2. Nguồn tài liệu quan trọng thứ hai đƣợc chúng tôi sử dụng là tài liệu
lưu trữ của các phông lưu trữ khác có thông tin liên quan đến đề tài đang
đƣợc bảo quản tại ngay Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III hoặc các kho lƣu trữ
khác. Trong đó đang chú ý là phông lƣu trữ Bộ Lao động, số lƣợng tài liệu có
thông tin về TĐAQ trong phông này khá lớn: 1431 trang với 189 hồ sơ. Cuối
cuộc kháng chiến chống Pháp, do ông Nguyễn Văn Tạo-Bộ trƣởng Bộ Lao
động kiêm Trƣởng Ban vận động thi đua Trung ƣơng nên có nhiều báo cáo
các Bộ, ngành và địa phƣơng gửi về đây. Tuy trong phông lƣu trữ Bộ Lao
động không có những tài liệu có giá trị đặc biệt ghi lại quá trình hình thành
phong trào TĐAQ nhƣ trong phông lƣu trữ PTT, nhƣng cũng là nguồn tƣ
liệu quan trọng để chúng tôi khai thác, bổ sung hoặc làm sáng tỏ thêm tài liệu
về TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT. Ngoài phông lƣu trữ Bộ Lao động, trong
quá trình hành làm luận án chúng tôi đã khai thác, sử dụng phông lƣu trữ Văn
phòng Trung ƣơng Đảng, số lƣợng tài liệu về TĐAQ ở đây tuy không nhiều,
nhƣng có những tài liệu quý nhƣ bài nói chuyện của Anh Thận (đồng chí
Trƣờng Chinh) về vấn đề thi đua trong cơ quan trong buổi lễ phát động thi
đua ở Hội nghị Chi bộ Văn phòng Tổng bí thƣ ngày 19/5/1952.
Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi còn tham khảo các phông
lƣu trữ trong kho lƣu trữ Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ
năm 1949 đã viết "vệ quốc quân và dân quân du kích là ngƣời xung phong
đầu tiên trong phong trào Thi đua ái quốc. Họ đặt tên riêng cho cuộc thi của
họ là: Luyện quân lập công. Bộ Quốc phòng thì kêu gọi thi đua là gây cơ sở,
phá kỷ lục"[38, tr.46].
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo phông lƣu trữ Quốc hội, Bộ Nội vụ,
Bộ Canh nông, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện Thi đua Khen
thƣởng Nhà nƣớc và Ủy ban Kháng chiến Hành chính (UBKCHC) 2 tỉnh

Tuyên Quang và Thái Nguyên...


16

4.3. Nguồn tƣ liệu quan trọng thứ ba đƣợc chúng tôi tiếp cận, khai thác
là phỏng vấn, ghi chép các nhân chứng đã từng trực tiếp tham gia vào phong
trào TĐAQ nhƣ ông Cù Huy Cận-nguyên Tổng Thƣ ký HĐCP, ông Hoàng
Tùng-nguyên Phó Trƣởng Ban Thi đua của TW Đảng và sau này là Bí thƣ
TW Đảng, ông Vũ Kỳ-nguyên là Thƣ ký giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh,
anh hùng La Văn Cầu, anh hùng Nguyễn Thị Chiên, ông Vũ Anh Tài-nguyên
Trƣởng ban Thi đua quân đội... Họ đã cho nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi
hoàn thành luận án.
4.4. Nguồn tƣ liệu quan trọng thứ tƣ chúng tôi đã tiếp cận và khai thác,
đối chiếu, kiểm chứng là những ấn phẩm đã công bố trên các sách, báo. Đó là
Văn kiện Đảng (toàn tập) [17], Hồ Chí Minh (toàn tập) [36], Hồ Chí Minh với
phong trào TĐAQ (tuyển chọn và chuyên luận) ... [38].
Ngoài ra, trong quá trình tiến hành thực hiện luận án, chúng tôi còn tham
khảo các tư liệu và hiện vật đang được bảo quản hoặc trưng bày ở các bảo
tàng: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Tân Trào-ATK,
Bảo tàng Quân đội, khu di tích ở xã Vinh Quang-huyện Chiêm Hoá-tỉnh
Tuyên Quang (nơi đã diễn ra Đại hội toàn quốc các CSTĐ và CBGM năm
1952)..., tại những nơi này chúng tôi đã tiếp cận nhiều tài liệu, hiện vật liên
quan đến nội dung của đề tài. Những tƣ liệu, hiện vật đó đã giúp chúng tôi đối
chiếu, làm sáng tỏ hơn nội dung những tài liệu lƣu trữ về TĐAQ trong phông
lƣu trữ PTT (1945-1954).
Sẽ là thiết sót nếu chúng tôi không kể tới một số bài phát biểu và chuyên
luận về phong trào Thi đua ái quốc nhân các kỳ kỷ niệm hoặc đại hội thi đua
toàn quốc. Những bài nói, bài viết đó giúp chúng tôi củng cố thêm nhận thức
về ý nghĩa của phong trào TĐAQ.



17

Cuối cùng, sẽ là khiếm khuyết nếu chúng tôi không kể tới một vài khoá
luận của sinh viên do các giáo sƣ và cán bộ giảng dạy trong khoa Lịch sử,
khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng của Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hƣớng dẫn có nội dung ít
nhiều liên quan đến đề tài. Tuy mới là những nghiên cứu bƣớc đầu nhƣng
những khoá luận của sinh viên cũng giúp chúng tôi trong việc sƣu tầm các tài
liệu có liên quan đến đề tài [52].
Để thực hiện luận án, chúng tôi đã dựa vào phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng)
để cố gắng đạt gần đƣợc sự thật khách quan khi nghiên cứu tài liệu lƣu trữ về
TĐAQ trong phông PTT dƣới góc độ nhận thức các nguồn sử liệu. Những
quan điểm chính trị, quan điểm lịch sử và quan điểm toàn diện đã đƣợc chúng
tôi vận dụng để đánh giá các nguồn tƣ liệu sử dụng cho luận án.
Đây là công trình nghiên cứu sử liệu học cho nên để thực hiện đƣợc
nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu sử liệu
học, phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp,
phƣơng pháp so sánh đối chiếu. Để khai thác tất cả các nguồn tƣ liệu phục vụ
nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp của một số
ngành khoa học khác nhƣ lƣu trữ học, bảo tàng học, văn bản học ...

5. Đóng góp của luận án
5.1. Đóng góp quan trọng nhất của luận án là cung cấp những thông tin
với sự hiểu biết sâu sắc hơn về nguồn sử liệu quan trọng và có giá trị cao
trong phông lưu trữ có ý nghĩa đặt biệt to lớn của phông lưu trữ quốc gia Việt
Nam là nguồn sử liệu về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ PTT (1945 -



18

1954) để tiếp tục nghiên cứu lịch sử phong trào. Sở dĩ nói nhƣ thế bởi vì kết
quả nghiên cứu của luận án đã nghiên cứu nguồn sử liệu với hàng ngàn trang
tài liệu gốc, với hàng chục bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tổ chức bộ máy, nhân sự và phong trào TĐAQ
rộng khắp các ngành, địa phương. Kết quả đạt đƣợc qua nghiên cứu nguồn
sử liệu nói trên là đã khai thác những thông tin từ sử liệu, giới thiệu các tri
thức từ sử liệu phục vụ cho nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử
phong trào TĐAQ nói riêng. Trong nội dung của luận án trên cơ sở khoa học
chúng tôi đề xuất một số phương pháp cụ thể nhận biết bút tích của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Bằng tri thức có đƣợc chúng tôi đã bƣớc đầu xác minh đƣợc 5
tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài liệu lƣu trữ trong phông PTT chƣa
đƣợc công bố trong "Hồ Chí Minh - Toàn tập".
5.2. Đóng góp quan trọng thứ hai của luận án là đã tiến hành phê phán sử
liệu (phê phán vật mang tin, thời gian, địa điểm hình thành tài liệu, tác giả văn
bản và bản văn tài liệu) để xác định tính xác thực và độ tin cậy của các thông tin
trong nguồn. Qua phê phán sử liệu chúng tôi đã đính chính được chính xác hơn
ngày tháng một số sự kiện lịch sử về phong trào TĐAQ như: Lời kêu gọi TĐAQ
của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải "khoảng 1-5-1948" mà là khoảng từ 27-3
đến 1-5-1948 và Lời kêu gọi nhân 1000 ngày kháng chiến không phải viết ngày
11-6 mà là ngày 10-6-1948. Đại hội toàn quốc các CSTĐ và CBGM bắt đầu
h

không phải từ 1/5/1952 mà từ 19 30' ngày 30-4-1952.

5.3. Đóng góp quan trọng thứ ba của luận án là thông qua việc tiến hành
nghiên cứu nguồn sử liệu trong phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954) về TĐAQ,
chúng tôi đề xuất những biện pháp mới về tổ chức và quản lý Nhà nước về thi

đua khen thưởng nhằm phát huy nội lực của nhân dân và góp phần vào thắng


19

lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc trong giai đoạn hiện
nay.
5.4. Đóng góp quan trọng thứ tƣ của luận án là thông qua việc tiến hành
nghiên cứu nguồn sử liệu trong phông lƣu trữ PTT (1945-1954) về TĐAQ
chúng tôi đã rút ra đƣợc một số kết luận về việc vận dụng một số thủ pháp
phê phán sử liệu để phê phán tài liệu lưu trữ có xuất xứ là tài liệu văn thư
Nhà nước.
6. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận án
Ngoài phần dẫn luận giới thiệu khái quát về luận án, phần nội dung chính
gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tài liệu lƣu trữ về phong trào TĐAQ trong phông
lƣu trữ PTT (1945 - 1954).
Trong chƣơng này, chúng tôi trình bày sơ lƣợc lịch sử PTT (1945 1954), quá trình hình thành phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954), bối cảnh lịch sử
của phong trào TĐAQ, các loại hình tài liệu lƣu trữ về phong trào TĐAQ và
phân loại chúng. Cũng trong chƣơng này, chúng tôi giới thiệu tóm tắt tình
hình bảo quản, khai thác sử dụng tài liệu về phong trào TĐAQ trong phông
này. Nội dung của chƣơng này nhằm giúp ngƣời đọc thấy đƣợc xuất xứ và
nội dung chính cũng nhƣ những đặc thù của những tài liệu lƣu trữ về phong
trào TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954). Những vấn đề đƣợc trình
bày trong chƣơng này, kể cả những vấn đề đƣợc trình bày khái quát, đều có
liên quan và có tác dụng bổ trợ cho những vấn đề mà chúng tôi sẽ trình bày ở
những chƣơng sau.
Chương 2: Phê phán nguồn tài liệu về phong trào TĐAQ trong phông
lƣu trữ PTT (1945 - 1954).



20

Đây là chƣơng chứa đựng nội dung cơ bản của luận án. Trong chƣơng
này chúng tôi tiến hành phê phán sử liệu (vật mang tin, yếu tố thời gian, địa
điểm, tác giả và bản văn). Bƣớc cuối cùng qui trình phê phán sử liệu là tổng
hợp sử liệu. Những vấn đề đƣợc trình bày trong chƣơng này nhằm giúp
ngƣời đọc, những ngƣời nghiên cứu có đƣợc những thông tin xác thực và xác
định đƣợc độ tin cậy của các thông tin trong tài liệu lƣu trữ về phong trào
TĐAQ của phông lƣu trữ PTT (1945-1954).
Chương 3: Giá trị của sử liệu về phong trào TĐAQ trong phông lƣu trữ
PTT (1945 - 1954).
Trong chƣơng này, dƣới góc độ sử liệu học, chúng tôi hệ thống, phân
tích những giá trị của tài liệu về phong trào TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT
(1945-1954) đối với việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử
phong trào TĐAQ nói riêng.
Phần cuối cùng của luận án là kết luận. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên
cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số nhận xét tổng quát về giá trị của nguồn sử
liệu về phong trào TĐAQ và một số kết luận về việc sử dụng một số thủ pháp
phân tích phê phán sử liệu. Phần cuối của kết luận, dựa trên kết quả nghiên
cứu, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và các cơ quan hữu
quan trong việc tổ chức lƣu trữ, bảo quản và khai thác, sử dụng nguồn sử liệu
này có hiệu quả hơn.
Với mong muốn làm sáng tỏ thêm những vấn đề đã đƣợc trình bày trong
các chƣơng nói trên của luận án, chúng tôi đƣa thêm phần phụ lục gồm ảnh
chụp một số sự kiện lịch sử, bản photocoppy một số tài liệu lƣu trữ quý đang
đƣợc bảo quản tại các trung tâm lƣu trữ quốc gia.
Những vấn đề mà luận án đặt ra chúng tôi đã cố gắng thực hiện. Tuy
nhiên, do một số tài liệu lẽ ra thuộc phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954) nhƣng
không thu thập và lƣu trữ đƣợc, nhiều nhân chứng lịch sử đã qua đời và do



21

hạn chế về trình độ của chính tác giả nên chắc chắn luận án không tránh khỏi
những hạn chế và thiết sót ở chỗ này hay chỗ khác. Chúng tôi rất mong nhận
đƣợc những góp ý của các nhà khoa học và của độc giả.
Chúng tôi tin tƣởng rằng những góp ý của ngƣời đọc sẽ giúp chúng tôi
nhận ra những hạn chế cần khắc phục và giúp chúng tôi có thêm nguồn lực và
nhiệt tình mới trên con đƣờng nghiên cứu sau này.


22

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU LƢU TRỮ VỀ PHONG TRÀO THI ĐUA
ÁI QUỐC TRONG PHÔNG LƢU TRỮ PHỦ THỦ TƢỚNG (1945 - 1954)

Chƣơng này đƣợc viết xuất phát từ những căn cứ sau đây:
Muốn nghiên cứu nguồn sử liệu chúng ta phải xem xét, nhận thức chúng
trong mối liên hệ chặt chẽ với những điều kiện lịch sử mà chúng đã ra đời. Tài
liệu lƣu trữ trong phông lƣu trữ PTT(1945-1954) hình thành là kết quả quá
trình hoạt động của Văn phòng Chủ tịch nƣớc, Văn phòng Chủ tịch Chính
phủ và Văn phòng Hội đồng Quốc phòng tối cao (HĐQPTC) (1). Muốn hiểu rõ
hoàn cảnh hình thành những tài liệu đó, chúng ta phải biết đƣợc: Nguyên
nhân nào tạo ra sự xuất hiện của tài liệu ? Tài liệu đó chiếm vị trí thế nào
trong diễn trình lịch sử của sự kiện ? Nắm chắc quy luật khách quan hình
thành tài liệu sẽ tạo tiền đề cho chúng ta giải thích nội dung của các tài liệu
nói trên. Nhƣ vậy, tài liệu xuất hiện một cách có chủ định trong quá trình hoạt
động của Văn phòng Chủ tịch nƣớc, Văn phòng PTT, Văn phòng HĐQPTC

và phong trào TĐAQ, đồng thời cũng tham gia vào các hoạt động này, sau này
chúng trở thành đối tƣợng nghiên cứu lịch sử. Bởi vậy, nguồn sử liệu nói trên
biểu hiện sự thống nhất giữa vai trò tham gia tạo ra hoạt động của Văn phòng
Chủ tịch nƣớc, PTT và Văn phòng HĐQPTC, hoạt động của phong trào
TĐAQ, đồng thời còn là phƣơng tiện nhận thức lịch sử.
Giúp việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụ Chủ tịch
nƣớc, Thủ tƣớng Chính phủ và Chủ tịch HĐQPTC có các Văn phòng. Các
(1)

Hội đồng Quốc phòng Tối cao đƣợc thành lập theo Sắc lệnh 206/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
ngày 19/8/1948 có nhiệm vụ quyết định những vấn đề quan trọng nhất về quốc phòng. Cụ Hồ Chí Minh-Chủ
tịch Chính phủ kiêm Chủ tịch HĐQPTC. Ngày 27/7/1949 Phạm Văn Đồng đƣợc cử làm Phó Thủ tƣớng và
đƣợc bổ sung giữ chức Phó Chủ tịch HĐQPTC.


23

Văn phòng này hoạt động độc lập theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy
nhiên, vì các Văn phòng đều giúp việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng đóng
một nơi, có lúc lại nhập với nhau nên tài liệu trong quá trình hoạt động có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, rất khó tách bạch. Điều này lý giải vì sao tài liệu
của khối này lẽ ra phải thành lập 3 phông độc lập nhƣng từ trƣớc đến nay đều
chỉ thành lập một phông lấy tên là Phông lƣu trữ PTT.
Vì những căn cứ trên, trong chƣơng này chúng tôi giới thiệu hoàn cảnh
ra đời phong trào TĐAQ, tài liệu TĐAQ và những nét đặc thù của chúng.
1.1. Hoàn cảnh ra đời phong trào TĐAQ
Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trịnh trọng tuyên bố trƣớc quốc dân và thế
giới khai sinh nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhân dân ta tiến hành cuộc
kháng chiến chống xâm lƣợc trong lúc vừa giành đƣợc độc lập. Nƣớc ta

trƣớc đó có nền kinh tế vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại bị thực dân Pháp và
phát xít Nhật bóc lột làm cho kiệt quệ. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời nhƣng chƣa đƣợc một nƣớc nào trên thế giới công nhận.
Quân Đồng minh đã dồn dập kéo vào Việt Nam với danh nghĩa giải giáp
quân đội Nhật. Ở miền Bắc 4 quân đoàn quân Tƣởng Giới Thạch do tƣớng
Lƣ Hán chỉ huy kéo vào đóng ở Hà Nội và từ biên giới vĩ tuyến 16 trở ra. Khi
tiến quân vào Việt Nam, quân đội Tƣởng đã kéo theo bọn phản động ngƣời
Việt lƣu vong ở Trung Quốc là lực lƣợng Việt Quốc 1, Việt Cách

2

về nƣớc

chống phá cách mạng. Ở miền Nam, quân đội Anh lấy danh nghĩa giải giáp
quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào để đồng loã, giúp cho thực dân Pháp xâm
lƣợc nƣớc ta một lần nữa.

1
2

Việt Quốc: tên gọi tắt của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.
Việt Cách: tên gọi tắt của tổ chức Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội.


24

Ngày 23/9/1945 quân đội Pháp nổ súng đánh Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm
lƣợc Việt Nam lần thứ hai. Nƣớc cộng hoà non trẻ còn chƣa có thời gian
củng cố và phát triển.
Trƣớc tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" và nguy cơ mất còn của độc lập

dân tộc, ngày 25/11/1945 Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng đã ra chỉ thị
quan trọng: KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC xác định rõ nhiệm vụ chiến lƣợc,
nhiệm vụ trƣớc mắt và những chính sách quan trọng. Khẩu hiệu "kháng chiến
và kiến quốc" chính là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc đó.
Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12 năm 1946 quân Pháp liên tiếp khiêu khích
công an và tự vệ của ta. Ngày 18/12/1946 chúng ngang nhiên gửi tối hậu thƣ
buộc Chính phủ ta phải giải tán lực lƣợng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm
soát thủ đô cho chúng. Trƣớc hành động xâm lƣợc của thực dân Pháp, ngày
19/12/1946 quân dân Hà Nội đã nổ phát súng kháng chiến đầu tiên. Các thành
phố Đà Nẵng, Huế, Vinh ... lần lƣợt nổ súng tấn công địch.
Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội ở cả nội và ngoại thành rất quyết
liệt. Đêm 17/2/1947 trung đoàn Thủ đô đã bí mật tổ chức hành quân vƣợt
sông Hồng qua Phúc Yên an toàn sau những tháng chiến đấu dũng cảm.
Tháng 10/1947 thực dân Pháp đã huy động lực lƣợng tới hơn 2 vạn quân
mở cuộc hành quân lên Việt Bắc. Chiến lƣợc của địch là "đánh nhanh, thắng
nhanh" nhằm mau chóng tiêu diệt lực lƣợng kháng chiến của ta. Bộ chỉ huy
quân đội ta đã dự đoán trƣớc là địch có thể mạo hiểm đánh lên Việt Bắc.
Nhờ tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta nên các mũi tiến
công của địch lên Việt Bắc đều bị bẻ gãy, địch buộc phải rút chạy khỏi Việt
Bắc. Từ năm 1948 trở đi "vận động chiến" trở thành cách đánh tƣơng đối phổ
biến của quân ta. Nhiều trận phục kích thắng lợi nhƣ: La Ngà (3/1948), chiến
dịch Nghĩa Lộ (3/1948), Tầm Vu (4/1948) ...


25

Tổng kết tình hình giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định:
"Thực dân chƣa bị đánh quỵ. Chúng sẽ tấn công Việt Bắc lần nữa. Chúng sẽ
tấn công nơi này rồi đến nơi khác. Rồi đây, chúng sẽ lập chính phủ bù nhìn.
Chúng sẽ dùng mƣu độc ác đem ngƣời Việt đánh ngƣời Việt. Cuộc kháng

chiến sẽ gay go hơn nữa"[35, tr.368]. Ngày 12/9/1947 trong thƣ gửi đồng bào
khu III, Ngƣời lại viết: "Cũng nhƣ đi đƣờng xa, đi đến nơi thì thƣờng mệt
nhọc, sự nghiệp kháng chiến gần đến lúc thành công thì càng nhiều nỗi gian
nan"[36, tr.212]. Để vƣợt qua "nỗi gian nan" nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã sớm nghĩ đến việc phát huy nội lực làm cho "ai cũng hăng hái"[36, tr.101].
Trƣớc ngày 20/3/1947, trong tác phẩm "Đời sống mới" bằng bút danh Tân
Sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về xây dựng làng kiểu mẫu trong chiến
lƣợc trƣờng kỳ kháng chiến. "Nói tóm lại, về tổ chức, về sản xuất, về vệ sinh,
về văn hoá, về kháng chiến, việc gì làng mình cũng có thể làm kiểu mẫu cho
các làng xung quanh.
Muốn nhƣ thế, một cách tốt nhất là tổ chức thi đua. Ngƣời này thi đua
với ngƣời khác, làng này thi đua với làng khác. Ai hơn thì đƣợc ngƣời dân
kính trọng, chính phủ khen thƣởng. Nhƣ vậy "ai cũng hăng hái"[36, tr.101].
Hội nghị Trung ƣơng mở rộng họp các ngày 15, 16, 17/1/1948, đã thông
qua Nghị quyết nêu rõ các nhiệm vụ: "Cổ động mạnh cho phong trào "luyện
quân lập công" của Bộ Tổng chỉ huy; phong trào "gây cơ sở phá kỷ lục" của
Bộ Quốc phòng; phong trào "luyện quân lập công" của Nha công an và nói
chung là phong trào ganh đua ở tất cả các bộ, các cơ quan chính phủ và đoàn
thể"[17, tr.36].
Thời gian này cuộc kháng chiến chống Pháp càng đi vào gay go, ác liệt.
Trƣớc tình hình mới của cách mạng, để tạo ra sức mạnh tổng hợp đƣa
cuộc kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc mau thành công, Hồ Chủ tịch đã
đƣa ra sáng kiến phát động một phong trào TĐAQ.


×