Tải bản đầy đủ (.docx) (199 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào công tác kiểm tra, giám sát của đảng cộng sản việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.33 KB, 199 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

__________________

ĐOÀN MẠNH HÙNG

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG
TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
___________________

ĐOÀN MẠNH HÙNG

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC
KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HIỆN NAY

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 62 31 02 04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Nguyễn Thế Thắng



2. PGS, TS Doãn Thị Chín

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy
đủ theo quy định.
Tác giả luận án

Đoàn Mạnh Hùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................... 6
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................................. 7
5. Đóng góp mới của luận án................................................................................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án...................................................................... 9
7. Kết cấu luận án.......................................................................................................................... 9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................................................... 10
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................. 10
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan và vấn đề đặt ra luận án
cần giải quyết................................................................................................................................ 32

Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................................ 36
Chƣơng 2. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT
CỦA ĐẢNG...................................................................................................................................... 37
2.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................... 37
2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng..........43
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................................ 64

̀

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VÂṆ DUNGG̣ TƢ TƢỞNG HÔ CHÍMINH
VÀO CÔNG TÁC KI ỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG CÔNGG̣ SẢN
VIÊṬ NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA................................................................................... 65
3.1. Thực trạng vâṇ dungg̣ tư tưởng HồChiM
́ inh vào công tác ki ểm tra,
giám sát của Đảng Côngg̣ sản ViêṭNam từ năm
2007 đến nay.....................65
3.2. Một số vấn đề đặt ra........................................................................................................ 99
Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................................................... 104

1


Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TAC KIÊM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
HIỆN NAY...................................................................................................................................... 105
̉

́́

4.1. Dự báo tình hình tác động vàphương hướng công tác ki

ểm tra,
giám sát của Đảng trong thời gian tới........................................................................... 105
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay....................................................... 115
Tiểu kết chƣơng 4..................................................................................................................... 161
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................ 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 167

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng, tư tưởng của Người về vấn đề này là lý luận định hướng quý
báu, soi đường cho công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam qua
moị chặng đường cách mạng. Người khẳng định: “Chính sách đúng là nguồn gốc
của thắng lợi... Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của
chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi
kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” [87,
tr.636]. Vì vậy, “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn
“pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ
chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công
việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” [87, tr.637].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng đã, đang soi đường
cho công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và được Đảng Cộng sản Việt Nam vận
dụng có hiệu quả trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng
sản Việt Nam khẳng định: Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của

Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và
đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Công tác kiểm tra là một nội
dung quan trọng được ví như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các khâu trong quy trình lãnh
đạo của Đảng. Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi
như không lãnh đạo. Thông qua công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc
phục bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái trong Đảng; loại trừ các phần
tử cơ hội, thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng; nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng được xác định đúng đắn, kiểm nghiệm chính xác và được triển khai tổ
chức thực hiện nghiêm túc, triệt để trong thực tế.

3


Hiện nay, toàn Đảng đang thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc khóa XII với Điều lệ Đảng được giữ nguyên. Những đề xuất, kiến nghị
hợp lý đã và đang được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện bằng các quy định cụ thể.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ngày càng được coi trọng, chất lượng,
hiệu quả được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được
tăng cường, có hiệu lực, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị
và công tác xây dựng Đảng. Cùng với yêu cầu của công tác xây dựng chỉnh
đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ và thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Điều đó đòi hỏi phải có sự thống nhất cao về tư tưởng, nhận thức của cấp ủy
Đảng, của Ủy ban Kiểm tra các cấp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời

kỳ mới.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong thực tế, việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng vẫn còn nhiều hạn chế,
thiếu sót, bất cập. Có lúc, có nơi, cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các
cấp chưa nhận thức đúng, đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác này, do
vậy, việc tổ chức thực hiện còn chưa hiệu quả, thậm chí có nơi còn vận dụng
máy móc, giáo điều. Nhiều cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy vận dụng định
hướng của Người về yêu cầu “Người lãnh đạo phải tự mình làm việc kiểm tra,
mới đủ kinh nghiệm và oai tín” [87, tr.637] còn chưa triệt để, dẫn đến nhận
thức về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng chưa thâṭđầy đủ, do vâỵ, cũng
chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát.
4


Đảng Côngg̣ sản ViêṭNam trong quátrinh ̀ lanhh̃ đao,g̣ chỉ đạo cách mạng đã
thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm trong công tác kiểm tra, giám sát,
đó là: Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tổ chức đảng,
đảng viên vi phạm chưa cao, chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ Đảng. Nhiều khuyết điểm, sai phạm của tổ
chức đảng, đảng viên chậm được phát hiện, kiểm tra, xử lý, hoặc xử lý kéo dài,
nên kỷ cương, kỷ luật ở một số nơi chưa nghiêm; chưa phát huy đầy đủ vai trò,
trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác
kiểm tra, giám sát. Nguyên nhân của những hạn chế xuất phát từ cả yếu tố chủ
quan cũng như khách quan, trong đó, nguyên nhân cơ bản là do nhận thức của
một số cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy Đảng về công tác kiểm tra, giám sát
còn chưa đầy đủ và sâu sắc; chưa coi kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh
đạo của Đảng. Công tác tham mưu, giúp cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát
của ủy ban kiểm tra ở một số nơi còn chưa chủ động, kịp thời. Một số tổ chức
đảng buông lỏng quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, giảm sút tính chiến đấu,
còn biểu hiện né tránh, ngại va chạm. Năng lực của cán bộ kiểm tra còn hạn chế.

Cơ chế, chính sách còn chưa đồng bộ, chậm được bổ sung, sửa đổi; chưa kịp thời
sơ kết, tổng kết thực tiễn để đánh giá, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp,v,v...

Trên phương diện khoa học, chủ đề công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những nghiên cứu ở những nội dung, mục
đích khác nhau. Tuy nhiên, việc tổng kết, đánh giá một cách hệ thống, nghiêm
túc cả về mặt lý luận và thực tiễn của công tác này trong điều kiện hiện nay
rất cần được nhìn nhận một cách toàn diện và giải quyết thấu đáo hơn nữa.
Đặc biệt, là việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của công tác này theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
5


Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: Vâṇ dungg̣ tư tưởng Hô
Chí Minh vào công tác kiểm tra , giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam
hiện nay làm luận án tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát
của đảng; đánh giá thực trạng viêcg̣ vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm
tra, giám sát vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng từ năm 2007 đến nay ,
luận án đề xuất phương hướng , giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Côngg̣ sản ViêṭNam hiện nay theo tư

tưởng Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, đánh giá
những kết quả nghiên cứu liên quan và chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp
tục nghiên cứu, làm rõ.
Phân tích, luâṇ giải nội dung tư tưởng HồChiM
́ inh vềkiểm tra , giám
sát của Đảng.
-

Phân tích, đánh giá thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

vào công tác kiểm tra , giám sát của Đảng từ năm 2007 đến năm 2019 và chỉ
rõ những vấn đề đặt ra với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng hiện nay.
-

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất phương hướng , giải pháp

nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra , giám sát của
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng và sự vận dụng
tư tưởng HồChiM
́ inh về kiểm tra, giám sát vào công tác kiểm tra , giám sát
của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
6


3.2. Phạm vi nghiên cứu

-

Về nội dung: Luận án nghiên cứu những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ

Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng được thể hiện qua các văn phẩm, trước

tác và hoạt động chỉ đạo thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát của Người;
nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng HồChi ́Minh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Về không gian: Luận án được thực hiện trên địa bàn đất nước Việt
Nam.
-

Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra, giám sát

của Đảng từ năm 2007 đến nay (Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương khóa X của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 30 tháng 7
năm 2007 về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, trong đó, đã bổ

sung chức năng, nhiệm vụ giám sát cho cấp ủy và tổ chức đảng, Ủy ban Kiểm
tra các cấp); những giải pháp của luâṇ án cótầm nhin ̀ vàgiá trị định hướng đến
năm 2025.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp lu ận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềcông tác
kiểm tra, giám sát; đồng thời luận án cũng vận dụng phương pháp luận chính
trị học trong nghiên cứu đề tài luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lôgic,

phương pháp lịch sử và kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, gắn lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích tài liệu. Các phương
pháp được sử dụng phù hợp yêu cầu của từng nội dung cụ thể của luận án:
-

Phương pháp lôgic được vận dụng để làm sáng tỏ nội hàm, bản chất các

khái niệm cơ bản của luận án: Công tác kiểm tra, giám sát; phân tích, luận giải
nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát; khẳng định giá trị của tư

7


tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát trong công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.
Phương pháp lịch sử được vận dụng để làm rõ tư tưởng Hồ Chí
Minh
về kiểm tra, giám sát; thực trạng vâṇ dungg̣ tư tương HồChi Minh vao công
̉̉

tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tiến trình thời gian
từ năm 2007 đến nay.
-

Các phương pháp tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn được

vận dụng nhằm làm rõ thực trạng vâṇ dungg̣ tư tưởng HồChíMinh vềkiểm tra,
giám sát vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam và yêu
cầu đặt ra đối với việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác kiểm tra,

giám sát của Đảng hiện nay.
-

Phương pháp phân tích tài liệu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu,

đánh giá các quan điểm của Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam và các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực
tiễn về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đưa ra định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra,
giám
sát của Đảng; quan niêṃ vềvâ g̣n dungg̣ tư tưởng HồChíMinh vào công tác
kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản ViêṭNam.
-

Luận án hê g̣ thống hóa những nội dung tư tưởng HồChi M
́ inh vềkiểm
tra, giám sát của Đảng. Khẳng định giá trị khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh về
kiểm tra, giám sát của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân
dân Việt Nam.
-

Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng viêcg̣ vâṇ dungg̣ tư tưởng Hồ

Chí Minh vào công tác tác kiểm tra , giám sát c ủa Đảng từ năm 2007 đến nay.
Chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng hiện
nay.
8



-

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra,

giám sát của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
-

Với những đóng góp khoa học nêu trên, luận án góp phần làm phong

phú và sâu sắc thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng
Cộng sản Việt Nam nói riêng và nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung.
-

Luận án hoàn thành góp phần làm rõ hơn những giá trị bất biến của tư

tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng trong nghiên cứu khoa
học chính trị nói chung và là cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp
tục kế thừa, vận dụng sáng tạo, hiệu quả hơn nữa di sản Hồ Chí Minh. Đặc
biệt là những định hướng sâu sắc, có tính thực tiễn của Người đối với công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành
kỷ luật của Đảng hiện nay.
7. Kết cấu luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục công

trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục
tài liệu tham khảo.

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hô Chí Minh về kiểm tra, giám
sát của Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng với tư cách là
giá trị định hướng sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận cũng như
thực tiễn cho công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nghiên cứu, luận bàn về vấn đề này nhiều chính khách, các nhà nghiên cứu,
những người hoạt động thực tiễn đề cập, khai thác, vận dụng ở nhiều khía
cạnh, mục đích khác nhau. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu cụ thể như:
Trong cuốn sách Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác kiểm tra,
giám sát và kỷ luật của Đảng [162] do Ủy ban Kiểm tra Trung ương tuyển
chọn và biên soạn, trong đó trình bày các nghị quyết, chỉ thị, quy định của
Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng;
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ
luật của Đảng; tập hợp các bài viết, bài nói của một số đồng chí lãnh đạo
Đảng và Nhà nước về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
Tác giả Cao Văn Thống trong sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra,
giám sát, kỷ luật của Đảng [126] đã tập hợp các bài viết của các tác giả khác
nhau, chia thành hai phần lớn: Phần thứ nhất tập hợp 15 bài nói, viết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của
Đảng; phần thứ hai tập hợp 35 bài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công

tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng được đề cập khá toàn diện đến tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng từ nội dung,
10


phương pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra đến việc vận
những tư tưởng của Người vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói
chung; kiểm tra, giám sát Đảng nói riêng.
Tác giả Lê Văn Giảng trong cuốn Một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giám sát của Ủy ban kiểm tra các cấp [55] khi luận giải về cơ sở
lý luận của công tác giám sát của Ủy ban kiểm tra các cấp đã dành một mục
lớn để trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng ta về giám sát và công tác giám sát. Tác giả đã tiếp cận khá
đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về giám sát ở các nội dung vị trí, vai trò của
giám sát; mục đích, ý nghĩa và nội dung của công tác giám sát; chủ thể, đối
tượng giám sát; phương pháp, hình thức giám sát; xây dựng cơ quan kiểm tra,
giám sát chuyên trách và đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát.
Tác giả Cao Văn Thống trong cuốn Đổi mới phương thức kiểm tra,
giám sát của Đảng giai đoạn hiện nay [128] đã tập hợp một số bài viết
chuyên sâu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám
sát, cụ thể: Một là Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức kiểm tra, giám sát
của Đảng. Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh khi bàn
về phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng bao gồm các nội dung: kiểm tra
phải có hệ thống và khoa học; kiểm tra, giám sát phải thường xuyên, liên tục;
cả kiểm tra, giám sát trực tiếp và gián tiếp, cả kiểm tra, giám sát từ xa và tại
chỗ. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc phải coi trọng kiểm tra, giám sát trực
tiếp, tại chỗ; kiểm tra, giám sát phải khách quan, toàn diện, thận trọng và chặt
chẽ; kiểm tra, giám sát phải được tiến hành từ trên xuống và từ dưới lên, từ
trong ra, từ ngoài vào; phải kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp, hình thức
kiểm tra, giám sát; coi trọng tự phê bình và phê bình trong công tác kiểm tra,

giám sát, cả tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng, cả phê bình của nhân
dân đối với tổ chức đảng, cán bộ,
11


đảng viên, cả phê bình từ trên xuống, từ dưới lên, nhất là từ dưới lên; việc
kiểm tra, giám sát phải có chương trình, kế hoạch để bảo đảm tính khoa học,
chủ động. Hai là, về tự phê bình và phê bình trong công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh tầm quan
trọng của tự phê bình và phê bình trong công tác kiểm tra, giám sát; về nội
dung, đối tượng, phương pháp, hình thức tự phê bình và phê bình. Ba là, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và trách nhiệm của nhân dân trong việc chống
tham nhũng. Bốn là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng đội ngũ
cán bộ kiểm tra Đảng. Đây là những nội dung có giá trị cho luận án tham khảo
viết phần cơ sở lý luận cũng như thực trạng nghiên cứu vấn đề.
Tác giả Mai Thế Dương trong công trình Công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật của Đảng qua 30 năm đổi mới [33] đã dành một mục lớn để khái
quát quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Tác giả tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh ở các
nội dung cơ bản sau: Một là, về vị trí, vai trò và tính tất yếu khách quan của
kiểm tra, giám sát; hai là, về mục đích, ý nghĩa và nội dung kiểm tra, giám
sát; ba là, về phương pháp, hình thức kiểm tra, giám sát; bốn là, về xây dựng
cơ quan chuyên trách và đội ngũ cán bộ kiểm tra; năm là, về kỷ luật đảng và
mối quan hệ giữa kiểm tra, giám sát với kỷ luật đảng. Bên cạnh đó, tác giả đã
chỉ ra 8 bài học kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
qua 30 năm đổi mới, trong đó, bài học đầu tiên được đề cập đến là thường
xuyên nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng ta về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Đây là công trình có
giá trị tham khảo hữu ích cho luận án ở các nội dung cơ sở lý luận, khảo cứu
thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của

công tác kiểm tra, giám sát theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới.
12


Tác giả Cao Văn Thống trong bài viết Về tự phê bình và phê bình trong
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh [123]
đã đề cập một số nội dung chính trong thực hiện tự phê bình và phê bình trong
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ việc
cần thiết phải thực hiện tự phê bình và phê bình, nội dung và đối tượng tự phê
bình và phê bình, phương pháp, hình thức tự phê bình và phê bình trong công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Tác giả Vũ Ngọc Lân trong bài viết Tăng cường kiểm tra sửa chữa yếu
kém, khuyết điểm [73] khẳng định cần phải nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh
trong công tác kiểm tra việc sửa chữa khuyết điểm, thiếu sót, đây là nội dung
quan trọng và điều này được thể hiện ở một số khía cạnh như: Tự phê bình và
phê bình; có cái nhìn đúng đắn về những yếu kém, khuyết điểm của Đảng và
của cán bộ đảng viên; dựa vào dân để kiểm tra, giám sát sửa chữa yếu kém,
khuyết điểm.
Trong bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng [145] của tác giả Tô Quang Thu đã trình bày khá toàn diện nội dung
tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát, từ đó đi đến khẳng định
để góp phần xứng đáng vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, đội ngũ cán
bộ nói chung, nhất là cán bộ ủy ban kiểm tra phải ra sức học tập và thấm
nhuần đường lối, quan điểm của đảng, nâng cao khả năng chuyên môn, trau
dồi đạo đức cách mạng, gương mẫu chấp hành kỷ luật.
Tác giả Vũ Ngọc Lân với bài viết Chữ khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong công tác kiểm tra của Đảng [74] đã tập trung phân tích chữ khéo mà
Bác Hồ đưa ra được thể hiện ở một số khía cạnh sau: Thứ nhất, khéo khiểm
tra được thể hiện ngay từ yêu cầu, mục đích của công tác kiểm tra của Đảng
ta. Thứ hai, khéo kiểm tra được thể hiện và coi như một sinh hoạt thường

xuyên, một nguyên tắc sinh hoạt quen thuộc của Đảng và không có vùng cấm
13


trong công tác này. Thứ ba, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải dựa vào
quần chúng nhân dân ắt sẽ trở nên khéo trong công tác kiểm tra. Thứ tư, phải
đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn cho được những người khéo kiểm tra. Thứ năm,
khéo kiểm tra được thể hiện ở tinh thần nhân văn của văn hóa đảng.
Trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng [116)] của tác giả Nguyễn Thế Thắng đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác kiểm tra, giám sát bao gồm mục đích, tác dụng của công tác kiểm tra,
giám sát; nội dung công tác kiểm tra, giám sát; phương pháp công tác kiểm tra,
giám sát; Ủy ban kiểm tra và người làm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định việc vận
dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát trong tình hình mới là
vô cùng cần thiết, trong đó, trước mắt để nâng cao chất lượng, đổi mới công tác
kiểm tra, giám sát cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, ủy ban
kiểm tra và cán bộ kiểm tra, đảng viên các cấp về vị trí, vai trò, mục đích, tác
dụng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng với công tác kiểm tra, giám sát; đổi mới nội dung, hình thức, phương
pháp kiểm tra, giám sát; củng cố, xây dựng bộ máy kiểm tra các cấp của Đảng,
nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kiểm tra.

Tác giả Mai Thế Dương trong bài viết Đổi mới công tác kiểm tra, giám
sát góp phần nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng [31] đã khẳng định
công tác kiểm tra, giám sát là một bộ phận cấu thành quan trọng phương thức
lãnh đạo của Đảng. Do vậy, đổi mới công tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần
đổi mới và nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng. Để góp phần đổi mới và
nâng cao hơn nữa phương thức lãnh đạo của Đảng, theo tác giả cần thực hiện
6 vấn đề, trong đó, nhấn mạnh việc đổi mới và hoàn thiện phong cách kiểm

tra, giám sát, tập trung vào xây dựng phong cách của người lãnh đạo và phong
cách kiểm tra, giám sát theo phong cách Hồ Chí Minh.
14


Trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức kiểm tra, giám
sát của Đảng [138] của tác giả Cao Văn Thống, đã làm rõ phương thức kiểm
tra, giám sát của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở một số nội
dung: Một là, kiểm tra phải có hệ thống và khoa học; Hai là, kiểm tra, giám
sát phải thường xuyên, liên tục; kiểm tra, giám sát trực tiếp và gián tiếp, kiểm
tra, giám sát từ xa và tại chỗ; Ba là, kiểm tra, giám sát phải khách quan, toàn
diện, thận trọng và chặt chẽ; Bốn là, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành từ
trên xuống dưới và từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào; phải kết
hợp chặt chẽ giữa các phương pháp, hình thức kiểm tra, giám sát; Năm là, coi
trọng tự phê bình và phê bình trong công tác kiểm tra, giám sát; Sáu là, kiểm
tra, giám sát phải có chương trình, kế hoạch để đảm bảo tính khoa học, chủ
động thực hiện đạt kết quả cao nhất; Bảy là, việc kiểm tra, giám sát phải do
người lãnh đạo tiến hành, nhưng phải có nhóm người hoặc tổ chức am hiểu,
nắm vững công tác kiểm tra, giám sát mới đem lại kết quả.
Trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, trách nhiệm của nhân
dân trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng [139] tác giả Cao Văn Thống
đã luận giải, làm rõ việc phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong công
tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Sở dĩ như vậy là vì
Đảng là một thực thể chính trị, nhân dân là một thực thể xã hội, giữa hai thực thể
này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tác giả cũng chỉ rõ, theo Hồ Chí
Minh để phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám
sát, kỷ luật đảng, phải thực hiện đồng bộ với nhiều hình thức, biện pháp như:
kiểm tra, giám sát từ trên xuống, kiểm tra, giám sát trong nội bộ Đảng; kiểm tra,
giám sát từ dưới lên; phát huy vai trò của quần chúng; kết hợp kiểm tra, giám sát
trong nội bộ tổ chức với kiểm tra, giám sát của quần chúng bằng cách lãnh đạo

liên hợp với quần chúng; mở rộng dân chủ,v,v...

Tác giả Nguyễn Trọng Thành trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về
kiểm tra, giám sát trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc [113] đã nhận định
15


ngoài việc giáo dục đạo đức cách mạng, tác phẩm Sửa đổi lối làm việc đã nêu
rõ tư tưởng về kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng. Tác
giả khẳng định tư tưởng của Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị thực tiễn to lớn
trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 4, khóa XII.
Tác giả Nguyễn Anh Liên trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê
bình và phê bình – cơ sở phương pháp luận của hoạt động kiểm tra Đảng [76] đã
khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực thực hiện tự phê bình
và phê bình, tư tưởng của Người về vấn đề này là một nguyên lý, đồng thời cũng
là nguyên tắc cơ bản về xây dựng Đảng và phát triển Đảng. Tác giả chỉ rõ, mục
đích hoạt động kiểm tra Đảng hoàn toàn thống nhất với mục đích của tự phê bình
và phê bình là nhằm trị bệnh cứu người; bản chất và sức mạnh của tự phê bình và
phê bình trong hoạt động kiểm tra phải thể hiện rõ ở yêu cầu, tính chất, mức độ
cao hơn, sâu hơn, triệt để hơn so với tự phê bình và phê bình thường xuyên trong
sinh hoạt đảng; tự phê bình và phê bình trong hoạt động kiểm tra phải luôn gắn
với tình, gắn phê bình với đấu tranh, phân tích làm chuyển biến nhận thức, nâng
cao dần tính tự giác của người được phê bình cũng như của tập thể và tổ chức;
quá trình tiến hành tự phê bình và phê bình trong hoạt động kiểm tra cũng là quá
trình góp phần xây dựng môi trường chính trị lành mạnh trong tổ chức đảng;
hoạt động kiểm tra lấy tự phê bình và phê bình làm biện pháp chính, nhưng
không phải biện pháp duy nhất.

Có thể thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng đã
được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
thực tiễn cách mạng. Chính qua thực tiễn vận dụng đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải
tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm bổ sung thực tiễn công tác này, do vậy, đã có

16


nhiều nhà hoạt động thực tiễn, các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm, tiếp cận và
luận giải ở nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn
trên đã đề cập một cách cơ bản nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm
tra, giám sát và đã ít nhiều đề cập đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề này trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam. Những nội
dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của Đảng như mục đích, ý
nghĩa, tầm quan trọng, tính chất, nội dung, hình thức, phương châm, phương pháp
kiểm tra, giám sát của Đảng cần phải được phân tích kỹ lưỡng, làm sáng tỏ hơn nữa,
qua đó, thấy được giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng vâṇ dungg̣ tư tưởng Hô Chí
Minh vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng từnăm 2007 đến nay
Cuốn sách Tăng cường kiểm tra, giám sát phục vụ nhiệm vụ chính trị
và công tác xây dựng Đảng [121] đã tập hợp một số bài viết đăng tải trên các
tạp chí chuyên ngành bàn về công tác kiểm tra, giám sát nói chung cũng như
việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này nói riêng . Đáng chúý,
liên quan đến thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám
sát cócác bài viết Sau hơn 2 năm thực hiện cuộc vận động, xây dựng, chỉnh
đốn Đảng và Một số kết quả bước đầu qua kiểm tả việc lãnh đạo, chỉ đạo
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đánh giá thực trạng thực hiện công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng và lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống

lãng phí trong toàn Đảng.
Tác giả Phạm Thị Hải Chuyền trong cuốn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng [19] đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, tác giả khẳng định sự cần thiết phải
tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
đảng trong tình hình hiện nay. Tác giả đã khái quát tình hình vận dụng

17


tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng thời
gian qua, bao gồm hai giai đoạn: Tình hình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng (trước 1986) và tình hình
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của
Đảng sau đổi mới (từ năm 1986 đến nay). Bên cạnh đó, tác giả cũng khái quát
tình hình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình, phê bình và dân chủ
trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; tình hình vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ
kiểm tra. Tác giả chỉ rõ một số vấn đề đặt ra trong nhận thức và vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng.
Tác giả Lê Hồng Liêm (Chủ biên) trong cuốn Công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng với phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay [78] đã khái
quát thực trạng công tác kiểm tra và thực trạng công tác giám sát đối với việc
phòng, chống tham nhũng ở các nội dung kết quả và nguyên nhân; những
thiếu sót và hạn chế của công tác kiểm tra, giám sát đối với việc phòng, chống
tham nhũng. Đặc biệt là thực trạng công tác kiểm tra ở giai đoạn trước Đại hội
X và thực trạng công tác kiểm tra, giám sát từ Đại hội X đến nay.
Tác giả Lê Văn Giảng (Chủ biên) trong cuốn Giải pháp nâng cao chất
lượng kiểm tra, giám sát cán bộ giai đoạn hiện nay [57] đã dành một chương
làm rõ thực trạng kiểm tra, giám sát cán bộ ở các mặt ưu điểm, hạn chế,

khuyết điểm và nguyên nhân với các nội dung cụ thể: Kiểm tra, giám sát cán
bộ, đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên về chính trị, tư
tưởng; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên về phẩm chất, đạo đức, lối sống,
đoàn kết nội bộ; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc
chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước; kiểm tra, giám sát cán bộ,
18


đảng viên về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kiểm tra, giám sát cán bộ,
đảng viên về giữ mối liên hệ với cấp ủy và nhân dân nơi cư trú. Bên cạnh đó,
tác giả cũng chỉ ra năm kinh nghiệm về thực hiện kiểm tra, giám sát cán bộ.
Tác giả Mai Thế Dương trong cuốn Tăng cường công tác giám sát của
Đảng [30] đã trình bày khá rõ thực trạng công tác giám sát của Đảng thời gian
qua qua, cụ thể: Một là, khái quát tình hình công tác giám sát của các tổ chức
nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân: Giám sát của Quốc hội, hội
đồng nhân dân các cấp, giám sát của Mặt trân Tổ quốc Việt Nam ở các cấp,
giám sát của ban thanh tra nhân dân và giám sát của nhân dân; hai là, đánh giá
thực trạng công tác giám sát trong Đảng, gồm: thực trạng công tác giám sát
của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp, thực trạng công tác giám sát của ủy
ban kiểm tra các cấp trong việc tham mưu và thực hiện nhiệm vụ cấp ủy giao,
về thực hiện nhiệm vụ giám sát theo Điều 32 Điều lệ Đảng, thực trạng công
tác giám sát của các ban của cấp ủy và thực trạng công tác giám sát của chi
bộ. Từ đó, tác giả đã đưa ra đánh giá chung công tác giám sát trong Đảng thời
gian qua; ba là, nêu một số kinh nghiệm bước đầu về công tác giám sát trong
Đảng.
Tác giả Mai Thế Dương (Chủ biên) trong cuốn Công tác kiểm tra, giám
sát và kỷ luật của Đảng qua 30 năm đổi mới [33] đã đánh giá thực trạng và
những vấn đề đặt ra trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng

qua 30 năm đổi mới với các nội dung cụ thể như: Một là, công tác kiểm tra,
giám sát, thi hành kỷ luật của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; hai là, công tác
kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra các cấp; ba là, thực trạng tổ chức bộ
máy, đào tạo, bồi dưỡng, đối ngoaịcủa Ngành kiểm tra Đảng qua 30 năm đổi
mới; bốn là, thực trạng sự phối hợp, kết hợp với các ban đảng và cơ quan liên
quan trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
đảng, phát huy vai trò của hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác kiểm
19


tra, giám sát; năm là, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; sáu là, đánh giá chung công tác
kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng qua 30 năm đổi mới; bảy là, một số bài học
kinh nghiệm rút ra trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; tám là,
những vấn đề đặt ra qua đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, kỷ
luật đảng qua 30 năm đổi mới.
Trong cuốn Phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra,
giám sát [58], các tác giả Lê Văn Giảng, Cao Văn Thống đã đánh giá thực
trạng thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám
sát ở các nội dung cụ thể: Một là, chức năng lãnh đạo và tiến hành kiểm tra,
giám sát trong các tổ chức đảng; hai là, thực trạng thực hiện phương thức lãnh
đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, trong đó, nhấn mạnh thực
trạng thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám
sát của các cấp ủy, thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác
kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp, thực hiện phương thức lãnh
đạo của Đảng trong công tác kiểm tra của các ban đảng, ban cán sự đảng,
đảng đoàn và thực hiện phương thức lãnh đạo trong công tác kiểm tra, giám
sát của chi bộ; ba là, chỉ ra những hạn chế trong phương thức lãnh đạo của
Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát qua các nhiệm kỳ đại hội.
Tác giả Hà Hữu Đức trong bài viết Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến

lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020 [53] đã đánh giá việc
thực hiện chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, khẳng định hầu hết
các quy định nêu trong Chiến lược kiểm tra, giám sát đã được ban hành mới hoặc
sửa đổi, bổ sung, Bộ Chính tri, g̣Ban Bí thư đã xây dựng và ban hành 33 văn bản;
Ủy ban kiểm tra Trung ương đã xây dựng và ban hành 47 văn bản liên quan đến
công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng. Tác giả đánh giá, nội dung
kiểm tra, giám sát đã bao quát, toàn diện theo phương châm kiểm tra có

20


trọng tâm, trọng điểm, các cấp ủy đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, việc
phối hợp đã dần đi vào nền nếp theo quy chế, viêcg̣ đánh giá cán bộ đã được
các cấp ủy, Ủy ban kiểm tra quan tâm, các cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã
quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trụ sở, phương tiện làm việc. Tuy
nhiên, bài viết cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong thực hiện Chiến
lược kiểm tra, giám sát như: Kết quả thực hiện mục tiêu quan trọng là góp
phần khắc phục tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; có những
quan điểm trong Chiến lược chưa được cụ thể hóa.
Tác giả Cao Văn Thống, Trần Duy Hưng trong bài viết Công tác kiểm
tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng qua gần 30 năm đổi mới [132] đã tổng
kết công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng gần 30 năm đổi mới (1986 –
2015). Trong đó, nhóm tác giả đã chỉ rõ 5 ưu điểm lớn và 5 khuyết điểm, hạn
chế, yếu kém của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng. Từ đó, bài viết
cũng rút ra năm bài học kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát và thi
hành kỷ luật Đảng qua gần 30 năm đổi mới.
Tác giả Cao Văn Thống trong bài viết Tăng cường hiệu lực, hiệu quả
giám sát của Ủy ban kiểm tra trong tình hình hiện nay [133] đã đánh giá kết
quả công tác tác giám sát từ năm 2006 đến nay, khẳng định: công tác kiểm tra,
giám sát trong Đảng có nhiều đổi mới và ngày càng đi vào nền nếp, góp phần

bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Bên cạnh đó, trong việc thực
hiện nhiệm vụ giám sát, ủy ban kiểm tra các cấp còn có những hạn chế, yếu
kém cần khắc phục như: chưa làm tốt vai trò tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo,
chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác giám sát; chất lượng giám sát thường
xuyên còn hạn chế; chưa nắm kỹ các quy định, hướng dẫn, quy trình, phương
pháp giám sát nên còn lúng túng, chất lượng, hiệu quả chưa cao; việc đôn đốc,
theo dõi các tổ chức đảng, đảng viên được giám sát chấp hành thông báo kết
quả giám sát chưa được quan tâm,v,v...
21


Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị
toàn quốc Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2016; phương hướng,
nhiệm vụ năm 2017 [153] đã đánh giá toàn diện những kết quả, thành tích mà
công tác kiểm tra, giám sát năm 2016 toàn Ngành đã đạt được như: các cấp ủy
đảng, ủy ban kiểm tra các cấp đã nghiêm túc thực hiện, chỉ đạo của Bộ Chính
trị, tập trung triển khai, tổ chức tốt việc học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn công tác
kiểm tra của các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp có chuyển
biến mới; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng được tiến hành
chủ động, đồng bộ, toàn diện hơn; ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng bước đầu
đã góp phần tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng; sự vào cuộc
quyết liệt, tích cực của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Bên cạnh đó, công tác
kiểm tra, giám sát vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
hiện nay: không ít địa phương, cơ quan, đơn vị tiến hành kiểm tra, giám sát
còn chiếu lệ, hình thức; hiệu lực, hiệu quả thấp, chưa đủ sức răn đe; còn nể
nang, né tránh, đùn đẩy, không nghiêm túc.
Bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Hội
nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2018;

triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019 [104] đã tổng kết năm thành tích mà
cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp đã đạt được trong công tác kiểm
tra, giám sát năm 2018, cụ thể là: Các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra
các cấp đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Trung ương, tiếp tục đổi mới,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; chủ động lãnh đạo,
chỉ đạo, hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát kịp thời hơn, bám sát tình hình
thực tiễn và công tác xây dựng Đảng; công tác kiểm tra, giám sát có chuyển
biến tích cực, được tiến hành chủ động hơn, có trọng tâm, trọng điểm; công
tác xây dựng ngành, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đươcg̣ quan tâm và thực hiện có
22


×