VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang
được nhân dân cả nước hưởng ứng một cách rầm rộ , nghiêm túc.Trong cuộc vận
động này ngành giáo dục là một trong những bộ phận hưởng ứng với số lượng
đông đảo và nghiêm túc nhất. Riêng tỉnh Sơn La các Cán bộ , Đảng viên, Giáo
viên đã thi đua ra sức học tập và làm theo tấm gương của Bác về thực hành tiết
kiệm, sống giản dị, thay đổi lề lối làm việc, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc ,
phục vụ nhân dân.
Tư tưởng Hồ chí Minh về giáo dục đã được Đảng ta triển khai và áp dụng
vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà, và coi đó như kim chỉ nam cho sự phát triển
của công tác giáo dục. Đảng đã khảng định “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự
phát triển” và coi “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” quyết định sự phát triển của
đất nước. Một đất nước có nền giáo dục phát triển hẳn đất nước đó sẽ tạo được nền
móng vững trắc vươn tới những giá trị tiên tiến , hiện đại của nền khoa học kĩ thuật,
tạo được sự phát triển bền vững của xã hội.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “ Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu” . Như vậy có thể nói , một đất nước hùng mạnh phải được đặt
trên một nền giáo dục toàn diện, chắc chắn. Muốn tạo được một nền giáo dục toàn
diện , chắc chắn đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của bộ phận cán bộ giáo viên làm
công tác giáo dục kết hợp với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự
giúp đỡ của nhân dân. Đặc biệt với nền giáo dục ở một tỉnh miền núi như Sơn La
muốn đạt được điều đó quả là một khó khăn đòi hỏi tất cả chúng ta cần phải cố
gắng rất nhiều. Đối với Sơn La , giáo dục thế hệ trẻ trước hết nhằm mục đích xoá
đói giảm nghèo, đào tạo nên đội ngũ cán bộ trẻ, khoẻ, có năng lực phẩm chất nhằm
phục vụ cho sự phát triển của tỉnh nhà. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, khi mà thế
giới bùng nố thông tin như hiện nay thì những người làm công tác giáo dục cần
phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước .
Giáo dục là tương lai của dân tộc. Theo Bác trường học XHCN là trường “
Học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành, cần cù đi đôi với tiết kiệm”
cho nên khi nói chuyện với các cán bộ giáo viên Miền bắc Bác đã nói” Trường học
của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm đào tạo những
người công dân và cán bộ tốt, người chủ tương lai của nước nhà… Nhà trường phải
gắn liền với thực tế nước nhà , gắn liền với đời sống nhân dân…”. Như vậy, để
giáo dục đạt kết quả cao thì nhà trường phải căn cứ vào thực tế địa phương mà triển
khai các công tác giáo dục sao cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương mình , với
học sinh mình , có như vậy mới mong thu được kết quả như mong muốn.
Giáo dục Sơn La đứng từ một góc nhìn đã có một bước tiến đáng kể so với
thời kỳ trước. Tuy nhiên để giáo dục thực sự trở thành một công cụ đắc lực , phục
vụ sự phát triển của tỉnh nhà thì cần có những biện pháp và bước đi đúng đắn hơn ,
trong đó việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục là một trong
những biện pháp tích cực, quan trọng tạo nên sự phát triển ấy. Bác nói “ Phải tạo
điều kiện cho mỗi người có thể cố gắng phát triển năng lực sẵn có của mình” .
Trong thư gửi các cán bộ các trường Miền Nam Bác căn dặn “ Các cô chú cán bộ
thì nên yên tâm công tác . Phải hiểu rằng không có công tác gì vẻ vang bằng việc
chăm lo bồi dưỡng cho các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà để làm
tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy , các cô, các chú phải thật thà , đoàn kết, nâng cao tinh
thần trách nhiệm , không nên “ đứng núi này trông núi nọ” muốn thay đổi công tác,
kèn cựa địa vị …” Trên thực tế , với sự phát triển xã hội như hiện nay thì không ít
những cán bộ , Đảng viên , giáo viên có lập trường chưa vững vàng , nhất là những
giáo viên công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn , do điều kiện sinh hoạt còn
nhiều khó khăn , hoặc chưa thực sự tâm huyết với nghề nên ít nhiều đã bị dao
động , hoặc muốn trở về những vùng thuận lợi hơn để công tác… Đó là một thực tế
cần nhìn nhận và xem xét. Vậy làm thế nào để giúp cho giáo dục miền núi như Sơn
La có sự phát triển? Thiết nghĩ trước hết mọi người làm công tác giáo dục cần tạo
cho mình tư tưởng vững vàng , xác định dạy học là nhiệm vụ cao quý. Muốn vậy
các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần tạo mọi điều kiện để họ dốc hết tâm huyết cho
công tác giáo dục.Cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân, bởi cuộc sống có ổn định thì các em mới có đủ điều kiện tốt nhất để đến
trường. Đặc biệt là những vùng khó khăn , nhân dân còn nghèo đói, cơm không đủ
ăn , áo không đủ mặc thì càng cần được quan tâm hơn để nhân dân thoát nghèo, có
như vậy mới hy vọng chất lượng giáo dục được nâng cao. Ngoài ra Cán bộ, Đảng
viên , Giáo viên cũng cần phải nỗ lực hết mình thực hiện tốt nhiệm vụ của mà Đảng
và Nhà nước giao phó. Bên cạnh đó các anh chị em làm công tác giáo dục phải
không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Học trước hết để
nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân , sau là để phụng sự Tổ quốc, phụng vụ
nhân dân, làm cho dân giầu , nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Làm
được điều đó tức là đã làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà.Nhưng học
như thế nào, học ở đâu? Bác cho rằng “ học ở trường, học ở sách vở. Học lẫn nhau ,
học nhân dân. Không học nhân dân là một thiếu sót lớn”.
Như vậy áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục là một trong
những nhân tố quan trọng quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục , đáp ứng
yêu cầu và nhiện vụ phát triển đất hiện nay của nước ta. Muốn nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác giáo dục cần vận dụng linh hoạt tư tưởng của Người . Và
để kết lại bài viết này xin mượn câu nói của Bác : “ Muốn giáo dục phát triển cần
kết hợp chủ trương và chính sách của Bộ với tình hình cụ thể và kinh nghiệm quý
báu của địa phương”. Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là “ chăm lo
dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt , người lao động tốt, người
chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”.
Phạm Thị Thuý Hồng
Giáo viên trường THCS Sốp Cộp- Huyện Sốp Cộp-
Tỉnh Sơn La