Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

Tư tưởng giáo dục của fukuzawa yukichi và ảnh hưởng của nó đến việt nam đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.96 KB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN =====================

DƢƠNG THỊ NHẪN

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA
YUKICHI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN =====================

DƢƠNG THỊ NHẪN

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA
FUKUZAWA YUKICHI VÀ ẢNH
HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆT NAM
ĐẦU THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.03.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS,TS Phạm Hồng Thái


Hà Nội, 2016


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
tư liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và có xuất
xứ rõ ràng.
Tác giả luận án

Dƣơng Thị Nhẫn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.Những nghiên cứu về Duy tân Minh Trị và cải cách giáo dục
thời kỳ Duy tân Minh Trị
1.2.Những nghiên cứu về Fukuzawa Yukichi và tư tưởng giáo
dục của ông
1.3.Những nghiên cứu về ảnh hưởng của công cuộc Minh Trị
duy tân và tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi đến Việt
Nam đầu thế kỷ XX
1.4.Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết
Chƣơng 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI
2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Á nửa sau thế kỷ XIX
2.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề văn hóa, tư
tưởng cho sự hình thành tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi
2.2.1.Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
2.2.2. Tiền đề văn hóa và tư tưởng


2.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi
2.3.1 Cuộc đời của Fukuzawa Yukichi
2.3.2. Sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi với tư cách nhà giáo
dục
Chƣơng 3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG
GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI
3.1.Giáo dục là chìa khóa của văn minh
3.2. Cốt lõi của giáo dục là thực học
3.3. Mục tiêu quan trọng của giáo dục là hình thành nhân cách


độc lập
3.4. Nội dung căn bản của giáo dục là khoa học phương Tây và
tinh thần phương Đông
3.5. Vai trò của tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối
với xã hội Nhật Bản đương thời
Chƣơng 4. ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC
FUKUZAWA YUKICHI ĐẾN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
4.1. Bối cảnh chính trị, xã hội và văn hóa, giáo dục Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
4.1.1. Về chính trị - xã hội

4.1.2. Về văn hóa, giáo dục
4.2. Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Fukuzawa Yukichi đến
quá trình chuyển biến tư tưởng và hành động trong thực tiễn của
tầng lớp nho sĩ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
4.3 Một số nhận xét về sự ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục
Fukuzawa Yukichi đến Việt Nam đầu thế kỷ XX
4.4. Ý nghĩa từ sự ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Fukuzawa
Yukichi đối với sự nghiệp cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện
nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài luận án
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nhật Bản đang phát
triển ngày một sâu rộng đòi hỏi việc nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam cần
tiếp tục được đẩy mạnh. Đặc biệt, sự phát triển kỳ diệu của Nhật Bản đưa
nước này trở thành một siêu cường kinh tế, tiếp thu văn minh phương Tây,
hiện đại hóa đất nước mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân
tộc luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Việt
Nam.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, giáo dục là lĩnh vực chiếm vị trí quan
trọng và trở thành một trong những động lực căn bản tạo nên những “nhảy
vọt” mà Nhật Bản đã đạt được trong tiến trình phát triển đất nước kể từ
công cuộc Minh Trị Duy tân và thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Nhờ có nền giáo dục tốt mà Nhật Bản đã có được những con người có khả

năng đáp ứng được đòi hỏi của thời đại, biết khéo léo học hỏi kinh nghiệm,
tri thức, thành tựu khoa học công nghệ, văn hóa từ bên ngoài, đặc biệt là các
nước phương Tây và vận dụng thành tựu ấy một cách có hiệu quả để viết
lên những trang sử “thần kỳ” đầu tiên của thời cận hiện đại. Vậy nền tảng
giáo dục ấy của Nhật Bản được hình thành như thế nào? Để làm sáng tỏ
điều này không thể không tìm hiểu vai trò của những nhà tư tưởng khai
sáng về giáo dục của Nhật Bản thời Minh Trị.
Khi nói đến những nhà tư tưởng có vai trò khai sáng cho nền giáo dục
mới của chính quyền Minh Trị, một chính quyền đưa Nhật Bản trở thành
một đất nước hùng cường trong một thời gian chưa đầy nửa thế kỷ không
thể không kể đến Fukuzawa Yukichi. Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901) là
nhà tư tưởng cấp tiến trong xã hội Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, người mở đầu
cho sự nghiệp hiện đại hóa giáo dục, làm nền tảng cho những bước nhảy vọt
của đất nước nhằm bắt kịp các nước phương Tây. Với nhãn quan tinh tế,
nhạy cảm với thực trạng đất nước, lại được chứng kiến những


biến chuyển sâu sắc trong giai đoạn giao thời từ chế độ phong kiến tiến lên
xây dựng đất nước hiện đại đã làm nảy sinh ở Fukuzawa Yukichi những tư
tưởng cải cách sâu sắc, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
đời sống xã hội v.v. Những tư tưởng duy tân của ông, nhất là những tư
tưởng duy tân về giáo dục được thể hiện trong hàng loạt các tác phẩm mà
ông đã viết và cho công bố trong suốt thời kỳ từ năm 1866 đến năm 1899
mà điển hình là : “Tây dương sự tình” (1866 - 1870), “Khuyến học” (1872 1876), “Thoát Á luận” (1885), “Phúc ông tự truyện” (1899) v.v. Với những
công lao đóng góp cho nước nhà, người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của
Nhật Bản”, người đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho
công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Vào lúc Fukuzawa Yukichi tạ
thế, tờ báo Japan Time đã nhận định về ông:
“Nước Nhật đã mất đi một trong những người xuất sắc nhất trong
thế kỷ vừa qua. Thật không quá đáng khi nói rằng, chưa ai đã

từng ảnh hưởng cuộc sống và tư tưởng của nước Nhật hiện đại
sâu sắc bằng Nhà hiền triết ở Mita như cách mà vô số người
ngưỡng mộ vẫn gọi ông… Rõ ràng thành công trong vai trò là
một nhà giáo theo nghĩa hẹp, Fukuzawa Yukichi đã thành công
trong vai trò này theo nghĩa rộng… Dẫu là đối với một nhà văn,
một nhà giáo, một nhà luân lý hay chỉ là một con người, thì
Fukuzawa Yukichi cũng để lại một khoảng trống trong nhiều năm
tới” [81, tr.281].
Phong cho Fukuzawa Yukichi danh hiệu Nhà hiền triết ở Mita, tờ báo
Japan Times muốn nhấn mạnh không chỉ đến những tư tưởng quan trọng
của ông về giáo dục và văn minh mà còn đến vai trò của một nhà truyền bá
tư tưởng phương Tây vào Nhật Bản. Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi, như lịch sử đã ghi nhận, ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Nhật Bản
đương thời. Bắt đầu từ đây, trong xã hội Nhật Bản hình thành phong trào
“học tập suốt đời”. Giáo dục thực sự đã cho thấy vai trò của nó trong việc


hình thành nên những nét đặc trưng của con người Nhật Bản. Đồng thời,
những tư tưởng ấy cũng góp phần tạo nền tảng cho công cuộc cải cách giáo
dục thời cận đại.
Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi không chỉ
giới hạn trong xã hội Nhật Bản đương thời mà còn vượt ra ngoài phạm vi
quốc gia, có tác động mạnh mẽ đến các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là quốc gia chung dòng văn hóa Á Đông cũng chịu ảnh hưởng sâu
sắc của những tư tưởng ấy. Bằng nhiều con đường, hình thức khác nhau,
những tư tưởng duy tân nói chung và tư tưởng giáo dục nói riêng của
Fukuzawa Yukichi đã được giới trí thức Việt Nam đón nhận vào cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, qua đó góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ
không chỉ trong nhận thức, tư tưởng mà còn biến thành hành động, trong
các phong trào duy tân. Sự chuyển biến ấy tạo tiền đề, là gạch nối giữa hai

giai đoạn, hai thời kỳ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng làm nên thành công
của phong trào cách mạng sau này.
Để đổi mới và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã và đang thực hiện quá
trình cải cách giáo dục sâu rộng ở các cấp học. Việc tìm hiểu, học hỏi những
bài học kinh nghiệm cả về lý luận lẫn thực tiễn nền giáo dục các nước là rất
cần thiết. Sự nghiệp và tư tưởng của các nhà giáo dục xuất sắc trên thế giới
chính là một trong những nguồn tư liệu quý giá cho các nhà hoạch định
chính sách giáo dục và chính những cá nhân đang theo đuổi sự nghiệp
nghiên cứu giáo dục của chúng ta. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu tư tưởng giáo
dục của Fukuzawa Yukichi một cách có hệ thống, công phu có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn to lớn.
Với những lý do đó, cùng với sự đam mê của một người nghiên cứu
triết học, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam đầu thế kỷ XX” cho luận án tiến
sĩ của mình.


2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là: Làm rõ nội dung tư tưởng giáo dục của
Fukuzawa Yukichi và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Để thực hiện được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
+

Phân tích điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề văn hóa, tư

tưởng làm hình thành và phát triển tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi.
+


Phân tích nội dung tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi trong

một số tác phẩm tiêu biểu của ông; chỉ ra những ảnh hưởng của tư tưởng đó
đến xã hội Nhật Bản đương thời.
+

Phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Fukuzawa

Yukichi đến Việt Nam đầu thế kỷ XX, ý nghĩa từ tư tưởng đó đối với sự
nghiệp cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Tư tưởng giáo dục của
Fukuzawa Yukichi và những ảnh hưởng của nó đến sự chuyển biến tư tưởng
và hành động của nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận án nghiên cứu những tư tưởng giáo dục Fukuzawa Yukichi cuối
thế kỷ XIX với những tư tưởng tiêu biểu nhất của ông như tư tưởng thực
học, khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông, giáo dục nhân cách
con người độc lập cho dân tộc Nhật Bản v.v. Những tư tưởng giáo dục đó
của Fukuzawa Yukichi được thể hiện chủ yếu qua các tác phẩm quan trọng
đã được dịch sang tiếng Việt như “Khuyến học”, “Thoát Á luận”, “Phúc ông
tự truyện”.
Về ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Fukuzawa Yukichi, luận án
nghiên cứu những ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Fukuzawa Yukichi đến
sự chuyển biến tư tưởng, nhận thức của một số nho sĩ, trí thức tiêu biểu đầu
thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền


v.v. Sự chuyển biến trong nhận thức đánh dấu sự thay đổi lớn trong hành
động của các nhà duy tân thời kỳ này, góp phần khởi động và thúc đẩy

phong trào duy tân phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu như phong trào Đông Du,
Đông Kinh nghĩa thục, phong trào duy tân ở Trung và Nam Kỳ.
4.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên
lý của chủ nghĩa Mác – Lênin; nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu tư
tưởng triết học, lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam.
Chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử vào nghiên cứu đề tài luận án. Tuy nhiên, để đánh
giá, phân tích toàn diện về tư tưởng của Fukuzawa Yukichi và đặc biệt
nghiên cứu sự ảnh hưởng tư tưởng này đến Việt Nam đòi hỏi phải nghiên
cứu thông qua tư liệu lịch sử, kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu văn
học, sử học. Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng kết hợp với các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như phương pháp nghiên cứu trường hợp, phân tích tổng hợp, lịch sử - logic, hệ thống - cấu trúc, đối chiếu - so sánh để nghiên
cứu đối tượng.
5. Đóng góp của luận án
-

Hệ thống hóa, khái quát hóa các tư tưởng giáo dục của Fukuzawa

Yukichi từ góc độ triết học, chỉ ra tính tất yếu của sự hình thành và mối
quan hệ tác động qua lại của những tư tưởng đó với tồn tại xã hội Nhật Bản
đương thời.
-

Lần đầu tiên phân tích, đánh giá từ góc độ triết học những ảnh

hưởng của tư tưởng cải cách giáo dục của Fukuzawa Yukichi đến Việt Nam
đầu thế kỷ XX trên phương diện: không chỉ là sự chuyển biến tư tưởng của
tầng lớp nho sĩ phong kiến mà còn ảnh hưởng đến hành động của họ, được
thể hiện trong các phong trào Duy tân, nhất là đối với phong trào Đông Du,

Đông Kinh nghĩa thục.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
-

Góp phần nghiên cứu hệ thống lịch sử tư tưởng triết học Nhật Bản

thời cận, hiện đại.
-

Làm sáng tỏ vị trí, vai trò của tư tưởng giáo dục đối với sự phát

triển của xã hội Nhật Bản.
-

Chỉ ra một số ý nghĩa đối với sự phát triển của lịch sử tư tưởng triết

học Việt Nam đầu thế kỷ XX, ý nghĩa từ sự ảnh hưởng của tư tưởng giáo
dục Fukuzawa Yukichi đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện
nay.
-

Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng

dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử triết học Nhật Bản, lịch sử tư tưởng Việt
Nam và lịch sử triết học phương Đông, triết học giáo dục.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận án gồm 4 chương, 16 tiết.


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về Duy tân Minh Trị và cải cách giáo dục
thời kỳ Duy tân Minh Trị
Có thể khẳng định rằng, công cuộc Duy tân Minh Trị (明明明明 Meijiishin) là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Nhật Bản.
Duy tân Minh Trị hay cách mạng Minh Trị, cải cách Minh Trị


là một chuỗi các cải cách dẫn đến những thay đổi to lớn ở hầu hết các lĩnh
vực kinh tế - xã hội Nhật Bản. Cuộc cách mạng này, như lịch sử đã ghi
nhận, đưa nước Nhật Bản từ một nước phong kiến thành một cường quốc tư
bản chủ nghĩa, làm cho nước Nhật thoát khỏi số phận của nước thuộc địa.
Frank B. Gibney, nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Đông Á, coi Duy tân
Minh Trị là kỳ tích mang tầm vóc quốc tế khi ông nhận định:
Những đột phá có tính quốc tế của Minh Trị Duy tân thật vô cùng
sâu sắc và rộng lớn không chỉ đương thời mà cả đến ngày nay...
Trong lịch sử thế giới cận đại, ngoài Nhật Bản ra chưa từng có
cường quốc nào diễn ra sự biến đổi sâu sắc, không chỉ về cơ cấu
chính trị mà cả về xã hội, tập quán và chế độ kinh tế đến như vậy.
Những giá trị đã được rút ra từ Minh Trị Duy tân được đánh giá
cao trong cuộc đấu tranh vì độc lập về chính trị và văn hóa ở các
nước, đặc biệt là các nước châu Á [60, tr.13-14].
Sự thần kỳ của Nhật Bản chứng minh cho thế giới thấy trong vòng
chưa đầy nửa thế kỷ Nhật Bản đã thực sự “chuyển mình” và tạo nên trào
lưu học hỏi Nhật Bản của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vì
thế, công cuộc Duy tân Minh Trị luôn là thu hút sự quan tâm của đông đảo
nhà nghiên cứu cũng như độc giả ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung.
Cho đến nay, việc nghiên cứu về Duy tân Minh Trị đã đạt được
những kết quả to lớn. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về công cuộc Duy

tân Minh Trị trên các lĩnh vực khác nhau từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa, giáo dục v.v. Trong nghiên cứu này, có thể thấy các công trình tập
trung đến cải cách giáo dục - một trong những cải cách thành công nhất
trong Duy tân Minh Trị. Có thể thấy các công trình này tập trung làm rõ
một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu cải cách giáo dục thời
Minh Trị theo giai đoạn. Có thể kể đến 2 công trình tiêu biểu của tác giả


Đặng Xuân Kháng: Luận án “Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản” (2003); và “Cải cách giáo
dục ở Nhật Bản thời kỳ Minh Trị Duy tân” trong cuốn “Phong trào cải cách


một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” (2007), nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hà Nội do Giáo sư Vũ Dương Ninh chủ biên. Theo
đó, tác giả đã phân chia cuộc cải cách giáo dục thời kỳ Minh Trị làm ba giai
đoạn. Giai đoạn chuẩn bị (1868-1872), chính quyền Minh Trị đã thành lập
Hội nghiên cứu giáo dục nhằm xác định phương hướng phát triển thống
nhất cho nền giáo dục Nhật Bản; năm 1871 Bộ Giáo dục được thành lập,
sau đó không lâu Bộ thành lập Văn phòng điều tra học đường nhằm chuẩn
bị cho việc ban hành chế độ trường học thống nhất trên quy mô cả nước.
Mặc dù sự định hướng chưa thật rõ ràng và nhất quán nhưng đây là giai
đoạn bản đề hết sức quan trọng cho công cuộc cải cách toàn diện ở giai
đoạn sau. Giai đoạn du nhập mô hình giáo dục mới (1872-1885) với những
thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục ba cấp theo tinh thần phương Tây mà chủ
yếu là của Pháp và Mỹ. Công cuộc cải cách giáo dục chính thức bắt đầu
bằng việc Bộ Giáo dục công bố “Học chế” (明明) ngày 03 tháng 08 năm
1872 với một số tư tưởng chủ đạo: Nhà trường dành cho tất cả mọi người và

kiến thức dựa vào Âu – Mỹ; đào tạo con người làm giàu cho Tổ quốc và
bảo vệ đất nước; xây dựng nhiều trường học, mở rộng các trường cao đẳng
và chuyên nghiệp. Với việc phân cấp khu vực và cấp độ giáo dục đã đem
đến cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Đặc biệt, năm 1870, chính phủ
công bố “Quy chế lưu học hải ngoại” nhằm quy định rõ nhiệm vụ của du
học sinh. Mặc dù, với sự ra đời của “Học chế”, giáo dục Nhật Bản thực sự
đã có những biến chuyển đáng kể, song vài năm sau đã bộc lộ những hạn
chế của nó. Vì thế, “Giáo dục lệnh” (明明明) ra đời vào năm 1879 đã xóa bỏ
chế độ hành chính mang tính tập quyền trong giáo dục của “Học chế”. Trên
cơ sở đó, nền giáo dục hiện đại Nhật Bản đã từng bước được hoàn


thiện. Giai đoạn (1885-1912) là thời kỳ hoàn thiện hệ thống giáo dục. Thời
kỳ này đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của giáo dục với những cải cách triệt
để của Bộ trưởng Mori Arinori ở 3 nội dung cơ bản: Giáo dục để tiến đến
làm giàu và củng cố nhà nước; giáo dục sẽ làm biến đổi ý thức cũ; giáo dục
góp phần vào việc bảo tồn truyền thống quốc gia. Sau Bộ trưởng, trong giáo
dục đã xuất hiện 2 xu hướng giáo dục: cách tân, học tập phương Tây theo
quan điểm của Fukuzawa Yukichi và chủ trương quay về với đạo đức tôn
giáo xưa do Nishimura khởi xướng. Đặc biệt, tác giả còn phân tích khá chi
tiết những tác động của cải cách giáo dục tới sự phát triển kinh tế - xã hội
Nhật Bản. Mặc dù còn một số thiếu sót nhất định nhưng cải cách giáo dục
đã góp phần làm nên thành công kỳ diệu, rất đáng được học tập của Nhật
Bản.
Cùng với khuynh hướng nghiên cứu cải cách giáo dục theo giai đoạn,
tác giả Lưu An Vũ Ngọc Ruẩn trong bài viết “Cải cách giáo dục Nhật Bản
dưới thời Minh Trị Thiên hoàng” (2013) 1 đã dựa vào mức sống của người
dân trong xã hội và những đổi thay trong cải cách giáo dục để chia công
cuộc canh tân giáo dục thời kỳ này thành 2 thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất, thời
kỳ canh tân giáo dục cơ bản (1868 – 1885). Sau khi chuyển đổi quyền cai trị

đất nước từ Mạc phủ sang Minh Trị Thiên hoàng, nền giáo dục cũng được
cải cách cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Lần đầu tiên trong lịch sử Nhật
Bản, giáo dục không còn phân biệt đẳng cấp. Đây là thành công đáng kể của
cải cách thời kỳ này. Năm 1872, Bộ Giáo dục ban hành cuốn “Chế độ giáo
dục học đường quốc gia” nhằm đưa ra những chính sách cũng như chương
trình học phù hợp với thời đại và được áp dụng trên toàn quốc. Thời kỳ
canh tân giáo dục cơ bản đã tạo nền tảng vững chắc cho thời kỳ thứ hai, thời
kỳ canh tân giáo dục đổi mới (1885 - 1912). Một số chính sách quan trọng
trong giai đoạn này như: Chính quyền Minh Trị bãi bỏ “Thái Chính Quan”
năm 1885 để xây dựng nội các mới theo khuôn mẫu của các quốc gia
1Nguồn: />

phương Tây; văn phòng Đốc học được thành lập năm 1886 nhằm soạn thảo
ra chương trình giáo dục mới cho tất cả các cấp độ giáo dục; Sắc lệnh giáo
dục (1889) ra đời đưa ra những tiêu chuẩn căn bản cho nền giáo dục. Trên
cơ sở những chính sách mới đó, giáo dục Nhật Bản đã có những biến
chuyển mạnh mẽ ở bậc tiểu học, trung học, đại học, trường sư phạm và hệ
thống hóa quốc ngữ. Đặc biệt, trong thời kỳ này, tinh thần “Học tập phương
Tây, đuổi kịp phương Tây, đi vượt qua phương Tây” được coi là khuôn mẫu
cho Nhật Bản trong việc thực thi các cải cách. Tóm lại, với những chính
sách cải cách giáo dục đó đã góp phần làm biến đổi một nước Nhật Bản đói
nghèo, lạc hậu thành một cường quốc thịnh vượng hàng đầu thế giới về mọi
mặt. Thành công này chứng minh tính đúng đắn của luận điểm: giáo dục là
chìa khóa của văn minh Nhật Bản.
Bên cạnh đó, còn có bài viết của 2 tác giả Nguyễn Kim Lai, Đặng Thị
Tuyết Dung: “Vai trò của giáo dục đối với quá trình hiện đại hóa trong thời
kỳ Minh Trị ở Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 năm 2004.
Tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra vai trò to lớn của giáo dục đối với quá trình
hiện đại hóa ở Nhật Bản thời Minh Trị thông qua tiến trình thực hiện cải
cách giáo dục thời kỳ này. Khác với các công trình nghiên cứu đã đề cập ở

trên, ở công trình này, tác giả nhìn nhận cuộc cải cách giáo dục theo 3 thời
kỳ: Thời kỳ thử nghiệm, do phải đối mặt với quá trình chuyển đổi về chính
trị nên ban đầu các nhà lãnh đạo Nhật Bản chưa đưa ra được mô hình cố
định cho hệ thống giáo dục mà phải chấp nhận cách thử nghiệm; thời kỳ áp
dụng, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã thi hành chính sách du nhập tư tưởng
giáo dục từ bên ngoài một cách có chọn lọc; thời kỳ củng cố nhằm phát
triển hơn nữa giáo dục Nhật Bản. Như vậy, mục đích cơ bản trong cuộc cải
cách giáo dục đã đạt được, qua đó góp phần hiện đại hóa nước Nhật theo
con đường hoàn toàn khác với các nước phương Tây.
Thứ hai, bên cạnh việc phân chia công cuộc cải cách giáo dục theo
giai đoạn, một số nhà nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra một số đặc trưng và


vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. Đó là các
công trình: Lê Thị Anh Đào (2004), Về vấn đề cải cách giáo dục, đào tạo
nhân tài ở hai phong trào duy tân châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc) thời cận
đại, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1; Trần Phương Hoa (2006), Giáo
dục Pháp – Việt ở Việt Nam giai đoạn 1906 – 1945 và cải cách giáo dục ở
Nhật Bản thời Minh Trị, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4; Trần Thị
Tâm (2009), Cải cách giáo dục ở Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị và vai trò
của nó, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7. Trước làn sóng văn minh
phương Tây, các nhà trí thức Nhật Bản đã sớm nhận thức được rằng chính
giáo dục là chìa khóa bí mật của sức mạnh và văn minh. Từ đây, một số
chính sách về giáo dục nhanh chóng được thực hiện theo mô hình phương
Tây như xây dựng hệ thống giáo dục kiểu mới, khung chương trình giáo
dục, phương pháp giáo dục v.v. Bên cạnh đó, chính quyền Nhật Bản còn
dành sự ưu tiên đặc biệt đối với cấp tiểu học, coi nó là nền tảng của giáo
dục bền vững. Không thể phủ nhận rằng, tất cả những chính sách của chính
quyền đã đưa đến sự thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục, từ đó góp phần đẩy
mạnh công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, trong số các công trình được dịch ra tiếng Việt, đáng chú ý là
2 cuốn “Giáo dục Nhật Bản” (2001) và “Hiện đại hóa giáo dục Nhật Bản”
(2002) do Hội Thông tin Giáo dục Quốc tế xuất bản. Bức tranh giáo dục
Nhật Bản được thể hiện với đầy đủ nội dung từ bối cảnh lịch sử với vai trò
là cơ sở tất yếu đưa đến cải cách cho tới những thực trạng về giáo dục nhà
trường, giáo dục xã hội, thậm chí là vấn đề tài chính chi cho giáo dục. Ước
tính, ở Nhật Bản trong thời kỳ cải cách, mỗi gia đình phải dành 30% thu
nhập hàng tháng cho việc học hành. Việc học trở thành gánh nặng cho
những gia đình nghèo khó, tuy nhiên, mặt khác, chính trong hoàn cảnh này,
giáo dục Nhật Bản đã tạo dựng được những cơ sở căn bản cho nền giáo dục
hiện đại. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phân tích hai xu hướng đối
lập nhau về cải cách giáo dục. Thứ nhất, xu hướng phản đối cải cách, ủng


hộ truyền thống khi họ cho rằng nhất thiết phải coi môn đạo đức là môn học
quan trọng nhất, các môn học phải tuân thủ nguyên tắc tu thân nhằm tránh
những bất ổn trong xã hội. Thứ hai, ngược lại với xu hướng bảo thủ đó, đa
số trí thức đều tán thành con đường hiện đại hóa giáo dục. Tuy nhiên, những
quan điểm trong xu hướng này cũng không thuần nhất. Một số nhà tư tưởng
xây dựng quan điểm hiện đại hóa theo lý thuyết hướng sang phương Đông.
Trước thực tế nhận thức giáo dục phương Tây ở Nhật Bản đã tạo nên những
lệch lạc, nhà tư tưởng Haruji Nakamura cho rằng, hiện đại hóa giáo dục
nhưng vẫn phải coi trọng giáo dục truyền thống. Một số khác thì nhấn mạnh
đến việc học tập văn minh phương Tây. Đại biểu tiêu biểu cho trường phái
này là Fukuzawa Yukichi. Bên cạnh những xu hướng tư tưởng tồn tại đan
xen trong xã hội thời kỳ đó, các tác giả cũng nghiên cứu và phân tích cụ thể
về nội dung và phương pháp, nghiên cứu vai trò của trường tư thục trong
việc đào tạo năng lực toàn diện cho các thế hệ học sinh, các cấp học, sự đổi
mới trong chính sách giáo dục, coi trọng giáo dục tiểu học và đào tạo đội
ngũ giáo viên v.v.

Chủ đề giáo dục Nhật Bản nói chung và giáo dục Nhật Bản thời Minh
Trị nói riêng thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu Nhật
Bản mà còn là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài với nhiều
công trình nghiên cứu có danh tiếng. Trong số đó phải kể đến ấn phẩm
“Society and Education in Japan” (Xã hội và Giáo dục ở Nhật Bản) của tác
giả Hebert Passin, do Kodansha Amer Inc xuất bản năm 1965 đã trình bày
một cách hệ thống quá trình hiện đại hóa giáo dục Nhật Bản từ thời kỳ Duy
tân Minh Trị; vai trò quan trọng của giáo dục giúp đất nước Nhật Bản từ
một nước kém phát triển vươn lên trở thành quốc gia hùng mạnh. Công
cuộc hiện đại hóa nền giáo dục kiểu Nhật Bản, hệ thống trường học, nội
dung giảng dạy, giáo dục kết hợp với việc làm cũng được tác giả nghiên cứu
và phân tích khá kỹ lưỡng. Trên cơ sở so sánh hai giai đoạn trước và sau
Minh Trị duy tân, tác giả đã làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của giáo


dục: Giáo dục là chìa khóa để đưa đất nước Nhật Bản đạt được những thành
tựu vĩ đại. Hơn thế, công trình này còn trích dẫn được nguồn tư liệu quý
giá, mặc dù ngắn gọn, về các tác phẩm nổi tiếng của các học giả từ thời kỳ
Tokugawa đến thời hiện đại (sau Chiến tranh Thế giới thứ 2) trong đó có tác
phẩm “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi. Điều này cho thấy, Fukuzawa
Yukichi được biết đến là nhà tư tưởng lớn trong giai đoạn thế kỷ XIX và
“Khuyến học” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông chứa đựng
những tư tưởng chủ yếu về giáo dục.
Có thể khẳng định rằng, những công trình nghiên cứu về cải cách
giáo dục thời kỳ Minh Trị khá công phu, chi tiết. Các tác giả đã phân tích,
làm rõ thực chất, xu hướng, nội dung, ảnh hưởng, vai trò v.v của cải cách
giáo dục thời kỳ Minh Trị. Không thể phủ nhận rằng, thành công của công
cuộc Duy tân Minh Trị, sự vươn lên thần kỳ của nền kinh tế có sự đóng góp
không nhỏ của cải cách giáo dục. Cùng với những cải cách ở các lĩnh vực
khác, cải cách giáo dục đã góp phần hiện đại hóa đất nước, không bị

phương Tây xâm lược và trở thành quốc gia thành công nhất ở khu vực
châu Á. Hơn thế, cải cách giáo dục còn giúp “Nhật Bản đã chuyển sang một
hệ thống giáo dục mới dựa trên cơ sở thống nhất giữa chính phủ và các cơ
quan giáo dục, đề cao truyền thống dân tộc theo tinh thần Khổng giáo
nguyên thủy và phục vụ đắc lực cho lợi ích đất nước đến cuối thế chiến thứ
hai” [51, tr.62]. Tuy nhiên, khi lý giải sự thành công của cải cách giáo dục
đó không thể không nhắc đến vai trò của nhà tư tưởng với tư cách là người
đưa ra những tư tưởng làm căn cứ, cơ sở, định hướng cho công cuộc cải
cách. Fukuzawa Yukichi là một trong những nhân vật tiêu biểu nhất cho lĩnh
vực này ở thời kỳ Minh Trị.
1.2 Những nghiên cứu về Fukuzawa Yukichi và tƣ tƣởng giáo
dục của ông
Với hệ thống tư tưởng giá trị của Fukuzawa Yukichi, các nhà nghiên
cứu Việt Nam không thể không dành mối quan tâm nghiên cứu về tư tưởng


của ông. Fukuzawa Yukichi là một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu nhất
thời Minh Trị, với hệ thống tư tưởng phong phú trên nhiều lĩnh vực khác
nhau. Cho đến nay, việc tìm hiểu tư tưởng của Fukuzawa Yukichi đã đạt
được những thành tựu cơ bản sau.
Trước hết, có thể kể đến những công trình nghiên cứu về Fukuzawa
Yukichi với tư cách là nhà cải cách, nhà duy tân nói chung. Ở đây, các tác
giả đã đề cập đến những tư tưởng cải cách của ông và vai trò của nó. Tiêu
biểu nhất là ấn phẩm của tác giả Nguyễn Tiến Lực (2013), “Nhật Bản
những bài học từ lịch sử”, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã dành
chương 10 để nghiên cứu về tư tưởng khai sáng của Fukuzawa Yukichi. Bên
cạnh đó là những bài viết của các tác giả: Đặng Xuân Kháng (1991),
“Fukuzawa Yukichi – nhà cải cách lừng danh Nhật Bản thời Minh Trị Duy
tân”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5; Nguyễn Ngọc Nghiệp (1998), “Vai
trò của Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi) đối với cải cách Minh Trị”,

Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 6; Phạm Thị Thu Giang (2012),
“Fukuzawa Yukichi (1835-1901) và sự nghiệp khai hóa văn minh Nhật Bản
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2.
Qua các công trình này, bức tranh về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của
Fukuzawa Yukichi đã được thể hiện trên những nội dung cơ bản. Hầu hết
các tác giả đều thống nhất khi đánh giá về vai trò của Fukuzawa Yukichi đối
với công cuộc Duy tân Minh Trị nói riêng và lịch sử Nhật Bản nói chung ở
quan điểm: Ông là người có công lao to lớn trong việc nâng cao dân trí, là
chiếc cầu nối giữa văn minh phương Tây và Nhật Bản, là người mở đầu cho
công cuộc hiện đại hóa ở Nhật Bản. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những công
trình riêng lẻ của các tác giả mà chưa phải là nghiên cứu chuyên sâu về
Fukuzawa Yukichi cùng những tư tưởng cải cách vĩ đại của ông.
Bên cạnh đó, Fukuzawa Yukichi còn là nhà cải cách trong lĩnh vực xã
hội. Liên quan tới khía cạnh này, tác giả Nguyễn Minh Nguyên cũng tìm


hiểu về “Quan niệm của Fukuzawa Yukichi về trách nhiệm xã hội” (2013),
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11. Theo Fukuzawa Yukichi, quan
niệm về trách nhiệm xã hội thời kỳ phong kiến Tokugawa chịu ảnh hưởng
chủ yếu từ tư tưởng đầy hạn chế của Tống nho. Trách nhiệm một chiều
được thể hiện trong gia đình là vợ với chồng, với gia đình nhà chồng; ngoài
xã hội thì người dân bị bắt buộc tuân theo những quy định khắt khe của
chính quyền v.v. Trước tình trạng chính quyền Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ
đối xử vô trách nhiệm với người dân, coi thường sinh mệnh của nhân dân,
Fukuzawa Yukichi nhận thấy phải loại bỏ những nội dung bất hợp lý của
Nho giáo, tiếp thu chọn lọc tư tưởng tiến bộ của phương Tây để tiến đến xã
hội văn minh. Để giải quyết vấn đề trách nhiệm xã hội, Fukuzawa Yukichi
đã phân chia ra: trách nhiệm của người đứng trên người, trách nhiệm của
quốc dân và trách nhiệm cá nhân. Tư tưởng này của ông đã khai sáng cho
nhân dân và chính quyền Nhật Bản hiểu được trách nhiệm của mình trong

việc thực hiện những mục tiêu chung: giữ vững độc lập và hiện đại hóa đất
nước.
Trong những tư tưởng cải cách của Fukuzawa Yukichi, tư tưởng giáo
dục là tiêu biểu nhất. Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi cùng ảnh
hưởng của nó tới xã hội Nhật Bản thực sự đã thu hút mối quan tâm của các
nhà nghiên cứu Việt Nam. Mặc dù đây là tư tưởng nổi trội nhất của ông
nhưng do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên các công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này còn khá khiêm tốn. Tiêu biểu nhất là công trình
của tác giả Nguyễn Tiến Lực (2013), “Fukuzawa Yukichi và Nguyễn
Trường Tộ Tư tưởng cải cách giáo dục”, nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh. Ở đây, tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi được nghiên
cứu với những nội dung chủ yếu về việc phê phán lối học cũ, từ đó đề xuất
phương pháp giáo dục thực học. Đây là tư tưởng cốt lõi trong tư tưởng giáo
dục của ông. Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở ông là quan điểm đề cao và học
hỏi văn minh phương Tây. Đó là cách duy nhất để Nhật Bản đạt tới văn


minh và tránh được nguy cơ bị xâm lược. Trên cơ sở những nội dung cơ bản
đó, Fukuzawa Yukichi đã đề xuất nguyên lý giáo dục mới: giáo dục thể
chất, giáo dục tri thức và giáo dục đạo đức. Có thể thấy, Fukuzawa Yukichi
là đại biểu tiêu biểu nhất trong thời kỳ Minh Trị cổ vũ mạnh mẽ cho những
thành tựu của phương Tây. Tuy nhiên, không vì thế mà ông hạ thấp vai trò
của những yếu tố bên trong xã hội Nhật Bản. Sở dĩ ông nhận ra điều đó là vì
ông được ra nước ngoài 3 lần, được chứng kiến những thành tựu của chủ
nghĩa tư bản nhưng cũng chứa đựng trong nó những mặt trái cần phải loại
bỏ. Vì thế, tiếp thu có chọn lọc văn minh phương Tây trên cơ sở chủ nghĩa
quốc gia là quan điểm nhất quán trong tư tưởng cải cách giáo dục của ông.
Đặc biệt, với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, trong
cuốn “Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới”
(2005) do công ty sách Alpha dịch, nhà xuất bản Thế giới, Fukuzawa

Yukichi đã được tổ chức UNESCO đánh giá là một trong 12 nhà cải cách
giáo dục tiêu biểu trên thế giới. Ở công trình này, Fukuzawa Yukichi được
nhắc đến khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và đặc biệt là những lần đi nước
ngoài. Đây là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng cải cách của ông. Bên
cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu và trích dẫn một số nội dung quan trọng
trong cuốn sách “Khuyến học” – tác phẩm tiên phong trong trào lưu duy
tân, cải cách chứa đựng đầy đủ nhất nội dung tư tưởng giáo dục của ông.
Đặc biệt, ở cuối của phần viết về Fukuzawa Yukichi, những phê bình và
nhận định, sai lầm của Fukuzawa Yukichi trong tư tưởng cũng như thực tiễn
đã được nghiên cứu và chỉ ra. “Thoát Á luận” (1885) là bài báo gây nhiều
tranh cãi nhất, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, ở mức độ nhất
định, đã thể hiện tư tưởng phân biệt chủng tộc của Fukuzawa Yukichi.
Một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng giáo dục của
Fukuzawa Yukichi là thực học. Vấn đề này đã được tác giả Cao Thúy Nga
nghiên cứu trong bài viết “Tư tưởng “Thực học” (Jitsugaku) trong cải cách
văn hóa giáo dục ở Nhật Bản thời Minh Trị”, Tạp chí Khoa học Văn hóa và


Du lịch, số 14 năm 2013. Tư tưởng thực học ra đời trong bối cảnh lịch sử
đầy biến động ở các nước Đông Á vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Những người đầu tiên phổ biến tư tưởng này ở Nhật Bản là Kaibara Ekken
(明明 明明,1630 - 1714), Ito Jinsai (明明 明明, 1627 - 1705) và Yamaga Soko (明明
明明, 1622 - 1685) - ba triết gia nổi tiếng thời kỳ Mạc phủ Tokugawa. Lúc
này, thực học chỉ được nhìn nhận với tư cách là phương pháp học tập mới,
thay thế cho lối học cũ mang tính truyền thống của Nho giáo. Tuy nhiên,
khác với tư tưởng thực học thời kỳ trước, quan điểm của các nhà tư tưởng
thời Minh Trị như Nishi Amane (明 明, 1829 - 1897) và Fukuzawa Yukichi (明
明 明明, 1835 - 1901) là sự kế thừa và phát triển tư tưởng mang tính truyền
thống phương Đông và tư tưởng hiện đại của phương Tây. Trên cơ sở nhận
định về tình trạng cổ hủ, lạc hậu của cách tư duy theo giáo dục Hán học,

Fukuzawa Yukichi cho rằng phải thay đổi lối học “tầm chương, trích cú”
bằng giáo dục “thực học”. Quan điểm giáo dục thực học của ông thể hiện
nổi bật ở phương châm “học phải đi đôi với hành”. Nói khác đi, thực học là
nhấn mạnh đến tính thực tế và hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống.
Fukuzawa Yukichi và tư tưởng của ông thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu nước ngoài. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về con người và
tư tưởng của ông, tiêu biểu có thể kể đến một số công trình sau. Công trình
“Fukuzawa Yukichi: From samurai to capitalist” (2004) của tác giả Helen
M. Hopper, nhà xuất bản Pearson nghiên cứu về Fukuzawa Yukichi thông
qua các sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời và sự nghiệp của ông. Xuất thân từ
gia đình võ sĩ cấp thấp, may mắn được 3 lần sang phương Tây cùng với quá
trình hoạt động sôi nổi, đầy nhiệt huyết đã sớm hình thành trong Fukuzawa
Yukichi tư tưởng của con người hiện đại. Cuốn sách bàn về một số dữ kiện
quan trọng trong cuộc đời Fukuzawa Yukichi như lối sống, phong tục ở quê
hương nơi ông được sinh ra như trở lực kìm hãm sự phát triển làm cho ông


chỉ muốn thoát khỏi nơi đó càng sớm càng tốt; bối cảnh lịch sử đã làm nảy
sinh trong ông tư duy so sánh ngay từ thời thơ ấu, vì thế, khi được tiếp xúc
với văn minh, thành tựu của phương Tây thực sự đã cuốn hút ông. Cũng từ
đây, nhận thức của ông về hai nền văn hóa Đông – Tây rõ ràng, sắc sảo hơn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu và chỉ ra quan điểm của Fukuzawa
Yukichi về văn minh, khai sáng, những quyền cơ bản của con người, cuộc
tranh luận về xã hội và văn hóa v.v. Như vậy, cuốn sách như một câu
chuyện về cuộc sống của Fukuzawa Yukichi diễn ra trong một giai đoạn
quan trọng trong lịch sử Nhật Bản, khi đất nước đang trở thành một cường
quốc công nghiệp và tiến tới khẳng định chủ quyền quốc gia.
Đáng chú ý là công trình của tác giả Alan Macfarlane (2013)
“Fukuzawa Yukichi and the making of the modern world” (Fukuzawa
Yukichi và công cuộc kiến tạo thế giới hiện đại), do Independent Publishing

Platform xuất bản. Nhà nghiên cứu người Ấn Độ đã làm rõ điều kiện hình
thành tư tưởng cải cách của Fukuzawa Yukichi ở cả hai khía cạnh điều kiện
khách quan và chủ quan. Bên cạnh đó, những tư tưởng về việc kiến tạo nên
nước Nhật hiện đại cũng được làm rõ như tư duy so sánh; so sánh ưu và
nhược điểm của văn minh Đông, Tây để từ đó khẳng định khẩu hiệu mà
Nhật Bản cần hướng tới là “Khoa học phương Tây và tinh thần phương
Đông”; vấn đề tự do và công bằng; phương pháp học tập để đạt được văn
minh; những mối quan hệ gia đình chi phối con người v.v. Cuốn sách đem
đến cho người đọc nhãn quan cụ thể hơn về Fukuzawa Yukichi và những
công lao của ông đóng góp cho nước Nhật đương thời.
Nghiên cứu về Fukuzawa Yukichi với tư cách nhà cải cách xã hội, tác
giả Toshiko Nakamura đã nêu ra một số quan điểm chủ yếu của Fukuzawa
Yukichi về phụ nữ và văn minh trong bài viết “Yukichi Fukuzawa’s ideas on
family and the history of civilization” (Tư tưởng của Yukichi Fukuzawa về
gia đình và lịch sử của văn minh). Dường như trong xã hội Nhật Bản tồn tại
cấu trúc đôi: bên ngoài xã hội là của phương Tây, bên trong là của người


Nhật. Điều này một mặt làm cho người nước ngoài khó để hiểu con người
và xã hội Nhật Bản, nhưng mặt khác làm cho Nhật Bản nhanh chóng đạt
được thành tựu theo văn minh phương Tây mà vẫn giữ được nét đặc sắc văn
hóa riêng có. Trong gia đình, Fukuzawa Yukichi dành nhiều mối quan tâm
về vấn đề phụ nữ, bình đẳng nam nữ và con người phải được độc lập trong
việc tạo lập mối quan hệ gia đình.
Ngoài ra, Fukuzawa Yukichi còn được ghi nhận là nhà cải cách kinh
tế theo nghiên cứu của các tác giả: Norio Tamaki (2008), “Yukichi
Fukuzawa tinh thần doanh nghiệp của nước Nhật hiện đại”, nhà xuất bản
Trẻ; Nishikawa Shunsaku (2001), “Vì sao có hình ảnh Fukuzawa trong tờ
ngân phiếu Nhật Bản?”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số
3.


Điều đặc biệt là ông không chỉ là một nhà tư tưởng lừng danh mà còn

được coi là một trong những doanh nhân kinh doanh hiệu quả nhất thế kỷ
XIX tại Nhật Bản. Cũng không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh của ông được
in trên tờ tiền có mệnh giá cao nhất, thay thế cho vị trí của Thái tử Shotoku
vào năm 1985. Trong công trình này, tác giả nghiên cứu khá kỹ về cuộc đời
và sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi, những thành công và rủi ro trong công
việc kinh doanh của ông. Mặc dù là một trí thức, song Fukuzawa Yukichi lại
là một trong những doanh nhân thành công ở Nhật Bản thời Minh Trị. Vai
trò quan trọng đó của Fukuzawa Yukichi đối với nền kinh tế Nhật Bản thể
hiện ở việc thành lập Ngân hàng tiền đồng Yokohama vào năm 1880, tạo cơ
sở vững chắc cho Ngân hàng Nhật Bản ra đời năm 1882, bắt đầu từ đây nền
kinh tế Nhật Bản đã có được tiền tệ ổn định; là cố vấn kinh doanh cho công
ty Mitsubishi và Mitsui, giúp cho cả hai có thể phát triển thành tập đoàn lớn
mạnh vào thế kỷ XX; mở cửa hàng bán sách phương Tây Maruzen v.v. Điều
đáng trân trọng hơn, trong suốt thời gian kinh doanh, cố vấn cho các công
ty, Fukuzawa Yukichi chưa từng dựa vào bộ máy chính quyền để mong đạt
được những lợi ích kinh tế, ông hoàn toàn làm việc dựa vào khả năng của
mình, cùng sự hợp tác của cộng sự. Vì thế, những tư tưởng cải


×