Tải bản đầy đủ (.docx) (204 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của nguyễn công hoan và nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.55 KB, 204 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI AN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI AN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 62 22 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

GS.TS. TRẦN TRÍ DÕI



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, không sao chép từ
các công trình nghiên cứu khác. Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là
trung thực, đáng tin cậy. Tôi là người trực tiếp thống kê và xây dựng các bảng số
liệu. Các ý kiến khoa học nêu trong luận án được tác giả kế thừa và trích nguồn
theo đúng quy định.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hoài An


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện
trong một số tác phẩm Hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam
Cao” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo để hoàn
thành luận văn này. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban
giám hiệu, phòng Sau Đại học, Khoa Ngôn ngữ – Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt– người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành
đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Ban giám
hiệu Trường THPT Bình Xuyên, các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên, cổ
vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song luận
án có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.



MỤC LỤC
CHÚ THÍCH VIẾT TẮT................................................................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................. 5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................. 6
5. Ý nghĩa của luận án........................................................................................................................ 7
6. Bố cục của luận án.......................................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN.............9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................................ 9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện nói chung............................................... 9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao .. 16

1.2. Cơ sở lý luận và một số khái niệm quan yếu............................................................. 21
1.2.1. Điểm nhìn nghệ thuật........................................................................................................... 22
1.2.2. Ngôn ngữ kể chuyện.............................................................................................................. 25
1.2.3. Tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện............................................................................... 37
Tiểu kết chương I............................................................................................................................... 45
CHƢƠNG 2. NGÔN NGỮ NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

HIỆN THỰC PHÊ PHÁN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO......46
2.1. Điểm nhìn của ngƣời kể chuyện...................................................................................... 46
2.1.1. Kết quả thống kê.................................................................................................................... 47
2.1.2. Phân tích kết quả................................................................................................................... 47
2.2. Ngôn ngữ kể............................................................................................................................... 59
2.2.1. Kết quả thống kê, phân loại sự kiện............................................................................... 59
2.2.2. Phân tích kết quả................................................................................................................... 62

2.3. Ngôn ngữ miêu tả.................................................................................................................... 74
2.3.1. Về phương pháp miêu tả..................................................................................................... 74
2.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả............................................................................................... 81
2.3.3. Giá trị phong cách của ngôn ngữ miêu tả.................................................................... 85
1


Tiểu kết chương 2............................................................................................................................... 92
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM HIỆN

THỰC PHÊ PHÁN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (ĐỐI
THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM)................................................................................... 94
3.1. Ngôn ngữ đối thoại................................................................................................................. 94
3.1.1. Kết quả thống kê.................................................................................................................... 94
3.1.2. Phân tích, miêu tả.................................................................................................................. 98
3.1.3. Vai trò của ngôn ngữ đối thoại...................................................................................... 113
3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm............................................................................................ 121
3.2.1. Kết quả thống kê.................................................................................................................. 121
3.2.2. Phân tích, miêu tả............................................................................................................... 127
3.2.3. Vai trò của độc thoại nội tâm......................................................................................... 131
Tiểu kết chương 3............................................................................................................................ 136
CHƢƠNG 4. CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ NGHĨA TÌNH THÁI TRONG MỘT
SỐ TÁC PHẨM HIỆN THỰC PHÊ PHÁN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ
NAM CAO........................................................................................................................................ 138
4.1. Kết quả thống kê................................................................................................................... 138
4.2. Phân tích kết quả.................................................................................................................. 141
4.2.1. Nghĩa tình thái...................................................................................................................... 141
4.2.2. Mối quan hệ giữa điểm nhìn với nghĩa tình thái..................................................... 145
4.3. Vai trò của các phƣơng tiện tình thái......................................................................... 156
4.3.1. Tình thái thể hiện phong cách, chủ quan của nhà văn......................................... 156

4.3.2. Tình thái góp phần xây dựng tính cách nhân vật.................................................... 160
4.3.3. Tình thái góp phần thể hiện các giá trị nghệ thuật................................................ 163
Tiểu kết chương 4............................................................................................................................ 172
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 174
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN.......................................................................................................................................... 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 179
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... 186

2


CHÚ THÍCH VIẾT TẮT
Độc thoại nội tâm

: ĐTNT

Hiện thực phê phán : HTPP
Người kể chuyện

: NKC

Nhân vật

: NV

Tỉ lệ

: TL


Tiểu từ tình thái

: TTTT

Tổng số

: TS

Số lượng

: SL

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các điểm nhìn của người kể chuyện....................................................................... 47
Bảng 2.2: Kể chuyện theo điểm nhìn bên trong...................................................................... 54
Bảng 2.3: Các loại sự kiện trong tác phẩm.............................................................................. 60
Bảng 2.4: Diễn biến của sự kiện trong tác phẩm.................................................................... 62
Bảng 3.1: Cuộc thoại và lượt lời trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan..................94
Bảng 3.2: Cuộc thoại và lượt lời trong tác phẩm của Nam Cao....................................... 96
Bảng 3.3: Phân loại cuộc thoại dựa trên số nhân vật tham gia........................................ 97
Bảng 3.4: Đối thoại liền mạch và ngắt quãng.......................................................................... 98
Bảng 3.5: Tình huống cuộc thoại trong một số tác phẩm của Nguyễn Công Hoan . 99

Bảng 3.6: Tình huống cuộc thoại trong một số tác phẩm của Nam Cao.....................101
Bảng 3.7: ĐTNT trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan...................................................... 121
Bảng 3.8: ĐTNT trong tác phẩm Nam Cao........................................................................... 122
Bảng 3.9: Lời ĐTNT trong một số tác phẩm của Nguyễn Công Hoan....................... 123

Bảng 3.10: Lời ĐTNT trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao................................. 125
Bảng 3.11: Ngữ nghĩa của lời độc thoại nội tâm.................................................................. 129
Bảng 4.1: Tần suất sử dụng các phương tiện tình thái....................................................... 138
Bảng 4.2: Phân loại phương tiện tình thái.............................................................................. 138
Bảng 4.3: Phân bố các phương tiện tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện...................139
Bảng 4.4: Nghĩa tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện........................................................ 139
Bảng 4.5: Bảng thống kê nghĩa và các phương tiện tình thái......................................... 142
Bảng 4.6: Các phương tiện tình thái cảm thán trong truyện ngắn "Dì Hảo"............169
Bảng 4.7: Thán từ tình thái “Mẹ kiếp” trong truyện ngắn Nam Cao........................... 170

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ kể chuyện là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên giá trị
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tự sự. Nó trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành như ngôn ngữ học, văn học, thi pháp học, lí luận văn học... Tìm hiểu
ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm tự sự là một hướng nghiên cứu hiện đại hiện
đang thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý từ những người nghiên cứu.
1.2. Văn học Hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 là dòng văn học có
đóng góp lớn với tiến trình phát triển của tiếng Việt hiện đại. Ra đời trong bối cảnh
đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, các tác phẩm văn học HTPP đã nói lên tiếng nói
phê phán mạnh mẽ với xã hội đương thời, nhằm vạch trần bản chất xấu xa của giai
cấp bóc lột bằng một thủ pháp riêng. Một trong những yếu tố làm nên “cái riêng”
của văn học HTPP được thể hiện ở ngôn ngữ kể chuyện. Tuy nhiên cho đến nay vẫn
chưa có mấy công trình đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.
1.3. Trong dòng văn học HTPP Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Nguyễn
Công Hoan và Nam Cao là hai nhà văn xuất sắc nhất. Mấy chục năm qua, đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về họ tập trung chủ yếu trên các phương diện: văn học,

thi pháp học, lí luận văn học. Trên phương diện ngôn ngữ học, việc nghiên cứu cũng
mới chỉ thực hiện ở “diện” mà chưa đi sâu vào “điểm”. Cụ thể, nghiên cứu chuyên
sâu về ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao
hiện là khu vực còn bỏ trống. Trong khi đó, một số tác phẩm HTPP của Nguyễn
Công Hoan và Nam Cao lại được lựa chọn đưa vào sách giáo khoa và giảng dạy
trong nhà trường.
Bởi thế, việc lựa chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số
tác phẩm hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao” theo chúng
tôi là vô cùng cần thiết.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn
HTPP của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao được nghiên cứu theo đặc thù và hệ lí
thuyết của ngôn ngữ học.
5


Phạm vi nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ
nhân vật, các phương tiện và nghĩa tình thái trong một số tác phẩm Hiện thực phê
phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao được lựa chọn và in trong tuyển tập:
Nguyễn Công Hoan tuyển tập và Nam Cao tuyển tập của NXB Văn học ấn hành
năm 2012. Sở dĩ chúng tôi chọn các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn vì cả hai
nhà văn đều rất thành công ở thể loại này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ
kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, góp phần khẳng định phong cách
nghệ thuật trong sử dụng ngôn ngữ của hai nhà văn.
Từ đó, luận án đưa ra một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của
văn học Hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945.
3.2. Nhiệm vụ

Luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và xây dựng khung lí thuyết phục vụ cho

nghiên cứu về ngôn ngữ kể chuyện nói chung và ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn
Công Hoan và Nam Cao nói riêng.
- Miêu tả và phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan

và Nam Cao trong sự tương quan, so sánh về ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ
nhân vật và tình thái trong ngôn ngữ kể chuyện.
- Đánh giá hiệu lực của ngôn ngữ kể chuyện trong việc xây dựng nhân vật

điển hình cũng như phong cách nhà văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các
phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây:
4.1. Phương pháp phân tích
- Phân tích phong cách học: được sử dụng để phân tích cách lựa chọn các

phương tiện ngôn ngữ và hiệu quả của các phương tiện này trong phong cách kể
chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.
6


- Phân tích hội thoại: nhằm miêu tả các đặc điểm về sử dụng ngôn ngữ đối

thoại và độc thoại của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong truyện ngắn. Từ các
phân tích này, luận án xây dựng luận cứ để chứng minh và giải thích các đặc điểm
riêng về phong cách của ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.
4.2. Phương pháp miêu tả
Luận án đi sâu vào miêu tả đặc điểm lời người kể chuyện và lời nhân vật,

cách sử dụng các phương tiện và nghĩa tình thái trong các tác phẩm HTPP của
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. Các nhận định, đánh giá được luận án rút ra đều
dựa trên sự miêu tả, phân tích số liệu cụ thể.
4.3. Một số thủ pháp khác
Ngoài ra trong luận án chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp khác như:
thống kê, so sánh, cải biến...
- Thủ pháp thống kê: giúp chúng tôi thu thập và đưa ra các kết quả nghiên

cứu định lượng, phục vụ cho nghiên cứu định tính các vấn đề đặt ra trong nội dung
nghiên cứu của đề tài.
- Thủ pháp so sánh: Thủ pháp so sánh góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm

chung trong ngôn ngữ kể chuyện và những nét riêng trong cá tính sáng tạo và phong
cách của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.
- Thủ pháp cải biến: được chúng tôi sử dụng nhằm đánh giá hiệu lực của các

biến thể ngôn ngữ trong quá trình cá tính hóa và điển hình hóa nhân vật.
5. Ý nghĩa của luận án
- Ý nghĩa lí luận: Luận án góp phần bổ sung tư liệu phục vụ cho nghiên cứu

lý thuyết về ngôn ngữ truyện kể.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần giúp

cho việc giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao nói riêng và
văn học HTPP nói chung trong nhà trường có thêm căn cứ và hiệu quả hơn.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết của luận án

7



Chương 2: Ngôn ngữ người kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê
phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao
Chương 3: Ngôn ngữ nhân vật trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao (Đối thoại và độc thoại nội tâm)
Chương 4: Các phương tiện và nghĩa tình thái trong một số tác phẩm hiện
thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện nói chung
Giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học được hình thành và bị chi phối
bởi rất nhiều yếu tố, trong đó việc sử dụng ngôn ngữ có thể được coi là một trong
những yếu tố quan trọng nhất. Do đó, từ những năm cuối của thế kỷ XX, ngôn ngữ
kể chuyện là một trong những vấn đề được đưa vào trọng tâm nghiên cứu của nhiều
học giả nổi tiếng thế giới. Đầu tiên phải kể đến là học giả nổi tiếng người Nga IU.
M. Lotman. Ông đã nghiên cứu một cách có hệ thống về ngôn ngữ kể chuyện trong
công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật. Trong công trình này, ngôn ngữ nghệ thuật
đã được tác giả nghiên cứu trong mối quan hệ với điểm nhìn, nhân vật, kết cấu,
không gian nghệ thuật… [50].
Sau công trình này, có một loạt các công trình của nhiều nhà nghiên cứu ở
nhiều quốc gia khác nhau. Để có thể hình dung một cách khái quát về tình hình
nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện, sau đây chúng tôi tập trung vào phân tích một số
hướng đi cơ bản trong nghiên cứu về lĩnh vực này.
1.1.1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo Todorov, nghiên cứu truyện kể cần kết hợp ba hướng: thi pháp học, cấu
trúc học và tự sự học. Dựa trên các công trình nghiên cứu hiện có và sự tổng hợp của
Trần Đình Sử [100], chúng tôi có thể khái quát tình hình nghiên cứu về tự sự học và
ngôn ngữ kể chuyện trên thế giới theo các giai đoạn và khuynh hướng như sau:
a) Chủ nghĩa cấu trúc kinh điển

Các tác giả nổi tiếng thuộc trường phái chủ nghĩa cấu trúc nghiên cứu tự sự
và ngôn ngữ kể chuyện tập trung vào 3 khuynh hướng:
- Khuynh hướng thứ nhất gồm các tác giả như Todorov (Bulgaria), Barthes

(Pháp)... Các tác giả theo khuynh hướng này tuy lấy truyện kể làm đối tượng, nhưng
chỉ tập trung chú ý vào hành động, sự kiện xảy ra trong tác phẩm. Họ thiên về bàn
luận thuật ngữ ngữ học và hy vọng tìm ra ngữ pháp phổ quát của truyện để phân
tích truyện được nhanh chóng và dễ dàng. Nhưng trên thực tế, ngữ pháp phổ quát
9


rất hạn chế về mặt giải thích nên Todorov, Barthes sau đó chuyển sang nghiên cứu
văn hoá và kí hiệu học [71, tr.10].
Theo khuynh hướng này, Todorov định nghĩa: “Tự sự học là lí luận về cấu
trúc của tự sự. Để phát hiện cấu trúc và miêu tả cấu trúc ấy, người nghiên cứu tự sự
đem hiện tượng tự sự chia thành các bộ phận hợp thành, sau đó cố gắng xác định
chức năng và mối quan hệ qua lại của chúng” (Ngữ pháp của truyện kể: Truyện
mười ngày). Nhà nghiên cứu này đã khẳng định đơn vị nhỏ nhất trong truyện kể là
mệnh đề và việc sắp xếp các mệnh đề đó thành các chuỗi và dãy theo nhiều cách
thức khác nhau sẽ tạo nên truyện kể.
Một trong những công trình tiêu biểu của chủ nghĩa cấu trúc là Nhập môn
phân tích cấu trúc truyện kể của Roland Barthes. Ông khẳng định nghiên cứu văn
bản tự sự phải là đối tượng nghiên cứu của ngành ngôn ngữ. Ngôn bản và câu là
đồng đẳng với nhau, trong đó ngôn bản được xây dựng theo mô hình câu và câu là

một ngôn bản nhỏ. Cấu trúc truyện kể được xác lập bằng những quy tắc, ngữ pháp
riêng và gồm ba cấp độ: chức năng, hành động và tường thuật, trong đó chức năng
gắn với bình diện nội dung, hành động liên quan tới nhân vật và tường thuật nằm
trong hoạt động giao tiếp [99].
- Khuynh hướng thứ hai gồm các nhà theo chủ nghĩa cấu trúc kinh điển ở

giai đoạn sau như: tác giả Todorov (hậu kì), G. Genette... trong đó tiêu biểu nhất là
Genette. Các nhà nghiên cứu thuộc khuynh hướng thứ hai nghiên cứu truyện kể là
một diễn ngôn tự sự trên các phương diện: điểm nhìn, lời kể, cách kể...
Trong công trình Mikhail Bakhtin - Nguyên lí đối thoại T. Todorov đã đánh
giá một cách khái quát nguyên lí đối thoại của Bakhtin, nêu ra những đóng góp
quan trọng của Bakhtin trong công trình này là đã nghiên cứu tác phẩm nghệ thuật
trong mối quan hệ giữa các yếu tố điểm nhìn, lời văn và thể loại [79].
Công trình nghiên cứu Ngôn ngữ trần thuật - Ngôn ngữ trần thuật mới của
G. Genette xoay quanh việc tìm hiểu về bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Đi tìm thời gian
đã mất" của nhà văn Pháp Marcel Proust dưới ánh sáng của lí thuyết trần thuật học.
Ông đã đưa ra và giải thích các khái niệm: truyện, tự sự, trần thuật. Ông cho rằng tự
sự chỉ là hành động trần thuật; phải có hành động trần thuật mới có trần thuật và nội
10


dung trần thuật; phải có người trần thuật để thực hiện hành động trần thuật. Theo
ông tự sự có ba phạm trù: thời gian, ngữ thể và ngữ thức. Trong đó, thời gian thể
hiện mối quan hệ thời gian truyện kể và thời gian ngôn ngữ/lời nói; Ngữ thể là
phương thức cảm nhận truyện kể của người trần thuật, gồm vấn đề điểm nhìn; Ngữ
thức là loại hình lời nói được người kể chuyện sử dụng. [19, tr.23-24].
Ngoài ra, Genette còn phân biệt người tiêu điểm hóa với người trần thuật và
cho rằng trong tác phẩm tự sự ngôi/nhân xưng là hình thức biểu hiện của người trần
thuật. Ông phân loại có hai kiểu người kể chuyện là người kể chuyện thuộc về câu
chuyện và người kể chuyện không thuộc về câu chuyện. Ông xác định có ba loại

điểm nhìn nghệ thuật: toàn tri (zero), trong và ngoài.
- Khuynh hướng nghiên cứu thứ ba với tác giả tiêu biểu là Mieke Bal, S.

Chatman... Nếu các nhà nghiên cứu tự sự học cấu trúc nói chung chú trọng phân
biệt câu chuyện và diễn ngôn thì các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này cho
rằng cấu trúc diễn ngôn và cấu trúc câu chuyện đều quan trọng như nhau. Vì vậy, họ
chủ trương nghiên cứu kết hợp cả cấu trúc và diễn ngôn. Tác phẩm tiêu biểu của
khuynh hướng này là Trần thuật học: Dẫn luận lí luận tự sự của Mieke Bal. "Nhà
nghiên cứu Hà Lan trong cuốn sách này đã kết hợp nghiên cứu cấu trúc truyện với
văn bản và định nghĩa về tự sự học khác với Todorov. Bal viết: “Tự sự học
(narratology) là lí luận về trần thuật, văn bản trần thuật, hình tượng, hình ảnh sự vật,
sự kiện cùng sản phẩm văn hoá “kể chuyện”. M. Bal chia tự sự làm ba tầng bậc: văn
bản trần thuật (narrative text), truyện kể (story), chất liệu (fabula). Mỗi tầng lại có
các khái niệm hạt nhân. Văn bản gồm người kể chuyện, trần thuật, bình luận phi
trần thuật, miêu tả. Truyện kể gồm: trật tự sắp xếp, nhịp điệu, tần xuất, từ người
hành vi đến nhân vật, không gian, tiêu điểm. Chất liệu gồm: sự kiện, kẻ hành vi,
thời gian, địa điểm. Mỗi khái niệm hạt nhân lại gồm nhiều khái niệm bộ phận. Các
tầng bậc đan kết, xuyên thấm vào nhau trong chức năng và mục đích kể chuyện"
[71, tr.12-13]. Bal phân biệt người trần thuật/người kể chuyện với người tiêu điểm
hóa. Trong đó, người kể chuyện là người hành động đã diễn đạt ra kí hiệu ngôn ngữ
cấu tạo nên văn bản dù có ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba vẫn chỉ là một người trần
thuật - chủ thể trần thuật mà thôi.
11


b) Hậu chủ nghĩa cấu trúc (hậu kinh điển)

Sau khi chủ nghĩa cấu trúc kinh điển rơi vào bế tắc, hậu chủ nghĩa cấu trúc ra
đời ở Pháp vào những năm 1970 và sau đó phát triển mạnh ở Mĩ. Chủ nghĩa hậu cấu
trúc gắn với phạm trù hậu hiện đại, một mặt kế thừa thành tựu của chủ nghĩa cấu

trúc kinh điển nhưng mặt khác phải chuyển hướng nghiên cứu để tìm ra hướng đi
mới. Nghiên cứu tự sự hậu chủ nghĩa cấu trúc đề cao văn bản, liên văn bản và vai
trò của người đọc. Tự sự học hậu chủ nghĩa cấu trúc có hai hướng nghiên cứu chính.
Đây cũng chính là hai hướng nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện rất hiện đại.
- Hướng thứ nhất gồm các tác giả như D. Herman, B. Richardson, Mark

Currie... Khuynh hướng này tập trung chú ý vào các đặc trưng chung của tất cả các
thể loại tự sự như văn học và tự sự ngoài văn học như truyện tranh, điện ảnh, báo
chí... Họ chú ý đến sự kiến tạo câu chuyện của người đọc, xem xét mối quan hệ qua
lại giữa cấu trúc văn bản và người đọc; phân loại các kiểu thời gian bị phá vỡ và gắn
tự sự học hậu kinh điển với văn học đương đại; mượn công cụ phân tích trí năng
nhân tạo để miêu tả đặc trưng cấu trúc tác phẩm tự sự… Ngoài ra các nhà nghiên
cứu theo hướng thứ nhất chuyển hướng nghiên cứu từ cấu trúc tự sự đồng đại sang
nghiên cứu cấu trúc tự sự lịch đại. Từ chỗ chỉ quan tâm hình thức họ chuyển sang
phân tích mối quan hệ hình thức với hình thái ý thức xã hội. Các tác phẩm tiêu biểu
cho khuynh hướng này là Logic của câu chuyện (2002) của D. Herman, Thế giới
khả nhiên, trí năng nhân tạo và lí thuyết tự sự (1991) của M. Ryan...
- Hướng thứ hai bao gồm các tác giả có quan niệm ngược lại. Họ chuyển hướng

nghiên cứu từ phân tích cấu trúc tự sự trừu tượng sang phân tích cấu trúc tự sự của tác
phẩm cụ thể. Có thể đánh giá đây là một hướng đi mới, rất thiết thực bởi việc nghiên cứu
truyện kể cũng như ngôn ngữ kể chuyện không thể tách rời với các tác phẩm cụ thể.

Một trong những công trình đáng chú ý trong nghiên cứu ngôn ngữ kể
chuyện theo tự sự học hậu chủ nghĩa cấu trúc là Lí luận tự sự hậu hiện đại của
Mark Currie. Điểm dáng chú ý ở công trình này là tác giả đã dành nhiều sự quan
tâm đến những thay đổi của tự sự hậu hiện đại. Từ chỗ tìm hiểu về các yếu tố tự sự
như "khách thể tự sự", "thời gian và không gian tự sự", "chủ thể tự sự" trong tự sự
truyền thống, Mark đã xác định hai chủ đề quan trọng trong tự sự là quan hệ giữa tự
12



sự và thân phận, vai trò của thời gian trong việc trần thuật. Nhìn chung, có thể đánh
giá, Mark cũng giống như các nhà nghiên cứu hậu hiện đại rất chú trọng việc nghiên
cứu vào các vấn đề tự sự, thân phận, thời gian và ý thức hệ [19, tr.26].
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về ngôn ngữ kể chuyện và các vấn đề liên quan ở Việt Nam chịu
ảnh hưởng sâu sắc của các nghiên cứu trên thế giới và bắt đầu được chú ý từ những
năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI với các công trình nghiên cứu của Nguyễn
Đức Dân, Đỗ Hữu Châu...
Một số khái niệm trong ngôn ngữ kể chuyện như người kể chuyện, điểm nhìn
nghệ thuật, ngôn ngữ nhân vật với đối thoại, độc thoại nội tâm... là đối tượng nghiên
cứu liên ngành. Bởi vậy, ngoài các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học chúng
tôi có tham khảo các công trình nghiên cứu về thi pháp học, tự sự học và phong
cách học:
a. Về ngôn ngữ học
Trong quá trình nghiên cứu về ngôn ngữ giao tiếp nói chung, một số tác giả
đã thể hiện sự quan tâm đến ngôn ngữ kể chuyện và điểm nhìn trong ngôn ngữ. Cụ
thể như:
- Trong Logic và Tiếng Việt (1996) Nguyễn Đức Dân đã xác định ngôn ngữ kể

chuyện và điểm nhìn được nghiên cứu như là những yếu tố giao tiếp trong nói năng.
- Trong Đại cương ngôn ngữ học (2001), Đỗ Hữu Châu đã nghiên cứu ngôn

ngữ từ góc độ giao tiếp, ngữ dụng học và có đề cập đến điểm nhìn trong ngôn ngữ.
Một số tác giả khác như Bùi Minh Toán, Hữu Đạt, Hoàng Trọng Phiến,
Hoàng Kim Ngọc...lại đi sâu nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật. Trong đó:
- Ngôn ngữ với văn chương của Bùi Minh Toán cho thấy ngôn ngữ là chất

liệu của nghệ thuật văn chương. Xuất phát từ lí thuyết về hoạt động giao tiếp ngôn

ngữ, tác giả khẳng định bản chất giao tiếp của văn chương, bản chất của tín hiệu
ngôn ngữ trong văn chương là tín hiệu thẩm mĩ. Từ đó ông đưa ra những nguyên tắc
và thao tác trong việc phân tích nghệ thuật văn chương.
- Giáo trình Các vấn đề của ngôn ngữ nghệ thuật của Hữu Đạt (2017) đã

nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật. Cuốn giáo
13


trình đã tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật trên các nội dung: Vai trò của ngôn ngữ trong
tư duy nghệ thuật; Cấu trúc văn bản nghệ thuật; Các hình thức biểu hiện ngôn ngữ
trong văn bản nghệ thuật; Vai trò của ngôn ngữ trong việc biểu thị không gian, thời
gian nghệ thuật; Phân tích tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ. Trong luận án, chúng tôi
sử dụng một số quan niệm của tác giả về ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ đối
thoại và ngôn ngữ độc thoại để phân tích đặc điểm ngôn ngữ trong một số truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.
- Ngôn ngữ văn chương của Hoàng Kim Ngọc (chủ biên) và Hoàng Trọng

Phiến là giáo trình dành cho sinh viên Ngữ văn trong các trường Đại học. Từ các
khái niệm liên quan, các tác giả đã nêu ra và phân tích đặc điểm của ngôn ngữ thơ
và ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật trên nhiều phương diện. Trong chương 3 của cuốn
sách có tiêu đề Ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật tác giả đã nghiên cứu về ngôn ngữ
nghệ thuật từ quan niệm về văn xuôi, thể loại, điểm nhìn người kể chuyện, ngôn
ngữ nhân vật truyện và cấu trúc. Đáng chú ý là theo quan điểm của chủ nghĩa cấu
trúc, tác giả đã khái quát hóa cấu trúc của thể loại truyện ngắn gồm các phần: Đầu
đề; Đoạn mở đầu; Đoạn triển khai nội dung; Đoạn kết và cố gắng tìm ra các phương
thức và chức năng của từng phần.
Những năm gần đây nhiều công trình đã nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật
theo các thể loại như thơ, truyện... Trong đó, một số công trình nghiên cứu đã xây
dựng hệ thống lý thuyết về ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm tự sự và sử dụng nó

để phân tích, lí giải ngôn ngữ kể chuyện của một số tác giả hoặc giai đoạn văn học.
Các công trình này nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện từ các phương diện: điểm nhìn,
người kể chuyện, tính đối thoại, thời gian nghệ thuật... Đó là một số luận án Tiến sĩ
về ngôn ngữ kể chuyện/ngôn ngữ trần thuật đã được in thành sách như:
- Điểm nhìn và ngôn ngữ trong truyện kể của Nguyễn Thị Thu Thủy, NXB

Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2016. Trong cuốn sách này, tác giả đã thể hiện vốn kiến
thức phong phú, sâu sắc về điểm nhìn nghệ thuật và ứng dụng nó vào việc nghiên
cứu sự chi phối của điểm nhìn nghệ thuật tới lời kể của người kể chuyện, lời nhân
vật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975.
- Sự vận động theo hướng Tiểu thuyết hóa trong ngôn ngữ truyện ngắn của

Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu của Đỗ Thị Hiên, NXB Khoa học Xã hội,
14


2017. Tác giả cuốn sách đã tiếp thu quan niệm của Nguyễn Thị Thu Thủy về điểm
nhìn nghệ thuật và nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn
Khải và Nguyễn Minh Châu từ góc độ nhãn quan và tính đối thoại.
- Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (trên tư liệu

truyện ngắn của ba nhà văn nữ) của Hoàng Dĩ Đình, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2014. Điều đáng chú ý, Hoàng Dĩ Đình là người Trung Quốc và trong quá trình
thực hiện luận án có áp dụng thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Trung
Quốc như Đàm Quân Cường, Thân Đan... vào việc tìm hiểu truyện ngắn Việt Nam
sau 1975. So với luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Thủy và Đỗ Thị Hiên, tác giả
Hoàng Dĩ Đình đã không sử dụng thuật ngữ ngôn ngữ kể chuyện mà sử dụng thuật
ngữ ngôn ngữ trần thuật. Chị không chỉ tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật ở điểm nhìn
trần thuật, người trần thuật mà còn mở rộng đến phương diện thời gian trần thuật.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu sâu về ngôn ngữ nhân vật

trong tác phẩm tự sự bao gồm ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm; đi sâu
nghiên cứu hành động ngôn ngữ, ngữ nghĩa cũng như vai trò của ngôn ngữ độc
thoại nội tâm trong tác phẩm văn học.
b) Về thi pháp học
- Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử (1998): Trong cuốn giáo trình này

Trần Đình Sử đã xem thể loại, cảm hứng, thời gian, không gian, điểm nhìn nghệ
thuật, cấu trúc của văn bản nghệ thuật, phong cách nhà văn như là những yếu tố
quan yếu của thi pháp học. Ông đã bàn về các yếu tố nghệ thuật này trong thi pháp
truyện và tiểu thuyết.
- Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hòa (2000) tìm hiểu

thi pháp thể loại truyện từ góc nhìn ngôn ngữ học. Tác giả đã có sự phân biệt truyện
với các loại văn bản khác. Ông xác định những yếu tố quan trọng trong nghệ thuật
truyện là lời kể, lời thoại, không gian, thời gian và giọng kể. [37].
- Thi pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiểu (2000) là cuốn sách lí luận và phê binh

văn chương. Trong đó tác giả đã khái quát một số vấn đề về thi pháp, thi pháp thể
loại. Đặc biệt trong phần thi pháp truyện ông có bàn về tính đa âm, tính đối thoại,
thời gian và không gian trong truyện. Ngoài ra, từ góc nhìn thi pháp học, cuốn sách
15


có nhiều bài nghiên cứu phê bình sâu sắc có ảnh hưởng đến các nhà văn và người
tiếp nhận đương đại.
c) Về phong cách học
- Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học của Hữu Đạt

(2002) đã khẳng định tác phẩm văn học là nghệ thuật ngôn từ và đã gắn việc tìm
hiểu ngôn ngữ nghệ thuật với phong cách tác giả. Đây cũng là vấn đề được chúng

tôi quan tâm khi tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện [17].
d) Về tự sự học
- Tự sự học (T1,T2) do Trần Đình Sử chủ biên là tập sách tổng hợp các bài

viết có giá trị về tự sự học của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Ngôn ngữ kể chuyện
được các tác giả đề cập đến trên các phương diện như lí thuyết tự sự, tìm hiểu các
thuật ngữ trong kể chuyện, quan niệm về điểm nhìn, người kể chuyện, những đổi
mới trong nghệ thuật tự sự... [71]
- Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện

được tác giả Nguyễn Thái Hòa công bố Tại hội nghị "Tự sự học" tổ chức tại Hà Nội
tháng 11 năm 2003. Trong công trình này, tác giả đã phân biệt điểm nhìn trong lời
nói và điểm nhìn trong ngôn ngữ nghệ thuật. Ông nhận thấy dù chúng có chung bản
chất nhưng chức năng của chúng khác nhau rất rõ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan
và Nam Cao
Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao từ lâu đã thu hút sự chú ý
của giới nghiên cứu, phê bình nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu có giá trị
đều thuộc các lĩnh vực ngữ văn, phong cách học và thi pháp học. Dựa vào nguồn tài
liệu có được, chúng tôi xin điểm qua tình hình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan
và Nam Cao như sau:
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan
- Từ trước cách mạng tháng Tám, các nhà nghiên cứu đã sớm nhận ra tiếng

cười trào phúng trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan và đã có những
bài viết rất sâu sắc như: Trong Một ngòi bút mới: Ông Nguyễn Công Hoan (báo
Nam Phong, năm 1932) của Trúc Hà, người đầu tiên phê bình về Nguyễn Công
Hoan đã nhận ra giọng văn mới mẻ pha hài hước và có ngụ ý sâu xa về sự đời [27].
16



Vũ Ngọc Phan trong công trình Nhà văn hiện đại không chỉ nhận ra sở
trường của Nguyễn Công Hoan ở thể loại truyện ngắn mà còn nhận xét Nguyễn
Công Hoan "rặt tả về những cái chướng tai, gai mắt, cùng đồi phong bại tục, mà
phần nhiều đều ngả về mặt hoạt kê" [64, tr.1078].
- Sau cách mạng tháng tám các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục khẳng định một trong

những đặc điểm nổi bật trong văn Nguyễn Công Hoan là chất hài hước, châm biếm.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn sách Con đường đi vào thế
giới nghệ thuật của nhà văn (1994) đã đánh giá thế mạnh của Nguyễn Công Hoan
là truyện ngắn trào phúng. Ông khẳng định "Phong cách Nguyễn Công Hoan không
thiên về lối thâm trầm kín đáo. Ông thích bốp chát, đánh vỗ ngay vào mặt đối
phương. Tiếng cười của Nguyễn Công Hoan, vì thế, thường là những đòn đơn giản
mà ác liệt".
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra thủ pháp gây cười trong văn Nguyễn Công
Hoan là: Nguyên tắc lột mặt nạ; nguyên tắc dùng "cái tục"; ngôn ngữ bình dân,
suồng sã; Tỉnh lược chủ ngữ câu và phép lặp cú pháp; Tính chất mập mờ, nước đôi,
đa nghĩa; Nguyên tắc đối chọi, mâu thuẫn; Đồng nhất khái niệm; Thủ thuật đánh
tráo... [72].
- Các công trình nghiên cứu, bài viết về văn Nguyễn Công Hoan sau cách

mạng Tháng Tám đã đánh giá về những đóng góp của ông trên nhiều phương diện,
trong đó đáng chú ý là những đánh giá về ngôn ngữ kể chuyện.
+ Về phương thức kể chuyện: Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “Phương thức kể
chuyện biến hoá, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch
tính, giọng kể tự nhiên, hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo,
dí dỏm...” [56].
Trong Ba phong cách truyện ngắn trong Văn học Việt Nam thời kì đầu những
năm 1930 đến 1945: Nguyễn Công Hoan - Thạch Lam - Nam Cao, tác giả Nguyễn

Ngọc Dung nêu rõ về nghệ thuật trần thuật Nguyễn Công Hoan "đã đánh dấu một
bước cách tân quan trọng về nghệ thuật phức điệu hóa", "thường kể chuyện theo
nhiều quan điểm và giọng điệu" [13, tr.28].
+ Về ngôn ngữ kể chuyện: Nguyễn Hoành Khung nhận định Nguyễn Công
Hoan “đã có một ngôn ngữ phong phú sống động rất gần với đời sống, khác hẳn với
17


thứ ngôn ngữ sạch sẽ, kiểu cách của Tự lực văn đoàn khi đó. Văn Nguyễn Công
Hoan là thứ văn rất tự nhiên, thoải mái, linh hoạt vô cùng. Ông mạnh dạn đưa lời ăn
tiếng nói hàng ngày của quần chúng vào văn chương một cách rộng rãi, khiến văn
chương mất hết vẻ đài các, văn chương trở thành ngôn ngữ của đời sống hàng ngày
dân dã” [43].
Lê Thị Đức Hạnh, người nghiên cứu rất công phu về Nguyễn Công Hoan đã
đánh giá "Những chữ dùng của ông thường giản dị, giàu hình ảnh, cụ thể hay ví von
làm cho người đọc dễ có liên tưởng thú vị”. hoặc “Nguyễn Công Hoan luôn giữ cho
lời văn, ngôn ngữ trong truyện trong sáng, chính xác, mang bản sắc tiếng nói dân
tộc”. [30, tr.262].
Các nhà nghiên cứu cũng sớm nhận ra sở trường của Nguyễn Công Hoan
trong việc miêu tả và xây dựng nhân vật phản diện "Ông sở trường về cách mô tả tư
cách hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại, bọn hãnh tiến
giàu có sang trọng và khinh người" [85, tr.101].
+ Về ngôn ngữ nhân vật: Nhóm tác giả Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng đánh

giá: “Đọc ông, độc giả phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác giả, đâu là ngôn ngữ
của nhân vật, và mỗi nhân vật đều có những ngôn ngữ riêng của mình. Với Nguyễn
Công Hoan, có thể nói truyện ngắn hiện đại và ngôn ngữ hiện đại đã hình thành”
[40, tr.159].
Nhóm tác giả Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Tú trong cuốn Thi pháp truyện
ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan một lần nữa khẳng định sự phong phú của

ngôn ngữ nhân vật "Lời văn Nguyễn Công Hoan được tổ chức theo hướng du nhập
các tiếng nói xã hội khác nhau theo hình thức nhại. Có đủ tiếng nói của mọi tầng
lớp xã hội vang lên trong thế giới làm trò mà ông là người đạo diễn. Vua phải có
giọng của vua. kẻ thứ dân phải có giọng thứ dân. Thằng ăn cắp phải có giọng thằng
ăn cắp. Gái điếm phải có giọng gái điếm..." [72, tr.138].
Bên cạnh việc đánh giá Nguyễn Công Hoan là nhà văn hiện thực tiêu biểu
nhiều bài viết đi vào nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Công Hoan từ góc độ nghệ thuật
kể chuyện như tìm hiểu chất hài, lời văn song điệu, kịch hóa trần thuật...

18


Ngoài ra còn rất nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về
Nguyễn Công Hoan và sáng tác của ông ở các khía cạnh ngôn ngữ nghệ thuật, thi
pháp và phong cách.
1.1.2.2.Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao
Nam Cao là người đã đưa văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn
1930 -1945 lên đỉnh cao và cũng là là người đại diện cuối cùng của trào lưu văn học
này. Trước cách mạng tháng Tám Nam Cao chưa được giới nghiên cứu phê bình
chú ý, tuy nhiên Lê Văn Trương đã nhận ra Nam Cao đem đến một lối văn mới, tạo
ra một hướng đi riêng “Giữa lúc người ta đang đắm mình trong những truyện tình
thơ mộng và hùa nhau phụng sự cái thị hiếu tầm thường của độc giả, ông Nam Cao
đã mạnh dạn đi theo một lối riêng. Những cạnh tài của ông đã đem đến cho văn
chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn; thứ tàn nhẫn của con người
biết tin ở tài mình, ở thiên chức của mình.” [61, tr.493].
Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao được đánh giá là một hiện tượng văn
học, thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng và có một số lượng
rất lớn công trình nghiên cứu về ông và các sáng tác của ông.
Nếu như Nguyễn Công Hoan phản ánh hiện thực xã hội với sự châm biếm,
hài hước thì Nam Cao lại phán ánh một hiện thực xã hội đầy bi thảm. Vũ Tuấn Anh

khẳng định "Thi pháp truyện ngắn Nam Cao xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn
lụi, tan rã. Không một kết thúc có hậu, không một mảnh đời yên lành, không một
cuộc tình êm ả. Tất cả đã đến và đang đến điểm tận cùng của cái chết về thể xác và
tinh thần" [62, tr.194].
Các nhà nghiên cứu phê bình cũng có những nhận xét rất xác đáng về ngôn
ngữ kể chuyện của Nam Cao như sau:
+ Về điểm nhìn trần thuật: Ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao có sự di

chuyển điểm nhìn, từ điểm nhìn tác giả sang điểm nhìn nhân vật và nhà văn thường
kể chuyện theo điểm nhìn của nhân vật. Nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Hoành
Khung nhận thấy kể chuyện từ điểm nhìn nhân vật làm cho truyện của Nam Cao trở
nên tự nhiên, chân thực, mới mẻ: “Cách kể chuyện của Nam Cao rất sinh động, có

19


duyên, lời kể của tác giả thường xen lẫn độc thoại nội tâm của nhân vật, có chuyện
được kể theo quan điểm của nhân vật" [44, tr.81].
+ Về ngôn ngữ người kể chuyện: Trong cuốn Nhà văn, tư tưởng và phong
cách, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định dường như mọi đặc sắc nghệ thuật của Nam
Cao đều gắn với sở trường phân tích tâm lí. Ông viết “Chính vì rất thông thuộc tâm
lí con người nên Nam Cao có một lối kể chuyện biến hoá, cứ nhập thẳng vào đời
sống bên trong của nhân vật mà dắt dẫn mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm”
[57, tr.183]. Về ngôn ngữ người kể chuyện của Nam Cao, Phan Diễm Phương nhận
định "Cảm nhận bao trùm vẫn là văn ông đặc biệt giàu có về sắc thái bộc lộ và biểu
cảm"[67, tr.255].
+ Về ngôn ngữ nhân vật: Phan Diễm Phương cũng phát hiện ra dạng thức lời

độc thoại nội tâm của nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao chính là hình thức của
ngôn ngữ người kể chuyện chuyển hóa thành ngôn ngữ nhân vật “chuyển hoá từ

ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật, thực chất vẫn là ngôn ngữ
người kể chuyện, nhưng hiện ra dưới dạng thức độc thoại nội tâm của nhân vật”
[67, tr.256]. Sự chuyển hóa trong ngôn ngữ kể chuyện như vậy đã tạo ra dạng thức
lời nửa trực tiếp.
Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm của Nam Cao được nhận xét “Sự thành
thạo trong sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang đầy
chất văn xuôi đời thường, ngoài việc thực hiện chức năng tự sự còn là để khắc họa
tính cách, nội tâm nhân vật” [61, tr.33].
+ Về phong cách nghệ thuật: Nguyễn Đăng Mạnh nhận thấy một nét riêng

trong ngôn ngữ kể chuyện Nam Cao là "Đọc Nam Cao, thấy ông hay triết lí, thích
khái quát" [57, tr.182]. Trong Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng,
Bùi Công Thuấn viết "Truyện ngắn trước cách mạng của Nam Cao là truyện tâm
lý". [62, tr.203]. Tác giả còn khẳng định: “Khuynh hướng triết lý là một trong
những yếu tố làm nên phong cách Nam Cao” [62, tr.208].
Những năm gần đây có khá nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu
về Nam Cao từ nhiều góc độ, hàng loạt các cuộc hội thảo, kỉ niệm về Nam Cao

20


được tổ chức. Điều đó cho thấy tài năng Nam Cao vượt qua thời gian ngày càng
được khẳng định.
1.2. Cơ sở lý luận và một số khái niệm quan yếu
Hiện nay, hai thuật ngữ trần thuật và kể chuyện được sử dụng khá rộng rãi
ở Việt Nam song cần khẳng định chúng đều chỉ hành động kể/thuật lại và sản phẩm

của chúng là tác phẩm tự sự (truyện). Trong luận án, chúng tôi sử dụng thuật ngữ kể
chuyện.
Theo Genette tất cả những hành động mang tính sáng chế, sản xuất ra ra

những văn bản có nội dung truyện kể, kể cả cảnh thực hay hư ảo đều là trần thuật/kể
chuyện [19, tr.31]. Ông phân chia tự sự thành ba phạm trù: thời (thời gian), thể
(cách cảm nhận của người kể chuyện bao gồm điểm nhìn) và thức (hình thức lời
nói). Đây chính là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về ngôn ngữ kể chuyện.
Từ đây, chúng tôi quan niệm ngôn ngữ kể chuyện là hình thức biểu hiện của
hành động dùng ngôn từ để kể chuyện. Ngôn ngữ kể chuyện bao gồm tất cả ngôn
ngữ trong tác phẩm tự sự nhằm tái hiện các sự kiện, sự tình và xâu chuỗi chúng theo
một trình tự nhất định. Nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện cần xác định rõ: Ai là người
kể chuyện? Người kể chuyện kể chuyện theo điểm nhìn của ai (tức là ai nhìn và vị
trí, chỗ đứng của người nhìn)? Kể chuyện như thế nào (kể chuyện bằng phương tiện
ngôn ngữ và hình thức nào)?
Vì vậy, để làm sáng tỏ các vấn đề của ngôn ngữ kể chuyện chúng tôi đi sâu tìm
hiểu về người kể chuyện, điểm nhìn nghệ thuật và các hình thức của ngôn ngữ kể
chuyện. Trong đó, từ góc độ người kể chuyện chúng tôi xác định hình tượng người kể
chuyện trong truyện kể; từ góc độ điểm nhìn nghệ thuật chúng tôi xác định phương
thức kể chuyện; từ góc độ hình thức của ngôn ngữ kể chuyện chúng tôi xác định ngôn
ngữ kể chuyện có hai hình thức biểu hiện chính là ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn
ngữ nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện trước hết là ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ
nhân vật là lời của nhân vật được người kể chuyện đưa thêm vào để điển hình hóa và
bộc lộ tính cách nhân vật. Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu vai trò của các phương
tiện và nghĩa tình thái trong việc thể hiện đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện.

21


×