Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NOPTNT HUYỆN HƯƠNG KHÊ HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.01 KB, 16 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NOPTNT HUYỆN HƯƠNG KHÊ HÀ
TĨNH
1- Lịch sử hỡnh thành và phỏt triển của Ngõn hàng No&PTNT Huyện Hương
khê
1.1.Lịch sử ra đời
Sau hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Đảng và
nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất tịch thu toàn bộ ruộng đất chia cho dân cày.
Đây là thời kỳ xây dựng xó hội chủ nghĩa và phỏt triển kinh tế ở miền Bắc. Cùng với
khí thế thi đua của cả nước Đảng bộ, chính quyền nhân dân huyện Hương Khê quyết
tâm phấn đấu đưa nền kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển mang lại cuộc sống
ấm no cho nhân dân. Đó là mở rộng các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp,một số
hợp tác xó được thành lập. Nhu cầu về hoạt động tiền tệ tín dụng ngày càng nhiều.
Trước tỡnh hỡnh đó năm 1955 ngân hàng tỉnh quyết định thành lập tổ công tác gọi
là tổ tín dụng Hương khê. để chuẩn bị cho thành lập ngân hàng huyện Hương Khê
trong việc điều tra nhu cầu về tiền tệ tín dụng.
Năm 1958 chi điếm Ngân hàng quốc gia huyện Hương khê chính thức được thành
lập và đi vào hoạt động dưới sự chỉ đạo chuyên môn của ngân hàng tỉnh.
Năm 1988 chi điếm ngân hàng Hương khê được chuyển đổi thành NHNo&PTNT
Huyện Hương khê
1.2.Các giai đoạn phát triển
1. 2.1. Thời kỳ năm 1958 đến năm 1964
Sau khi có quyết định thành lập địa điểm đóng tại Thị trấn Chu Lễ -Hương Khê -Hà
Tĩnh bước đầu phải mượn nhà dân làm trụ sở,số lượng cán bộ ít,chỗ ăn ở cũn tạm
bợ phải muợn nhà dõn nờn hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Đến tháng 2/1959 tiến hành việc thu đổi tiền trên phạm vi miền Bắc từ tiền tài
chính sang tiền ngân hàng quốc gia Việt nam phát hành.
Việc thành lập ngân hàng huyện đóng vào thời điểm đang tiến hành công cuộc cải
tạo XHCN ở miền Bắc (1958-1960).Nhiệm vụ của ngân hàng lúc này là vừa phục vụ
cho công cuộc cải XHCN vừa thực hiện nhiệm vụ đổi tiền vừa làm tốt công tác tiền tệ
- tín dụng đối với các đơn vị hành chính,các đơn vị XNQD,vừa phục vụ cho HTX cấp
thấp ,thực hiện chủ trương của ngân hàng trung ương xây dựng các HTX vay


mượn(sau này gọi là HTX tín dụng).Đến năm 1960 đó cú 37 HTXTD/37 xó với chức
năng vừa thu cổ phần xó viờn,huy động vốn,cho vay cá thể để hàng năm trích lập
quỹ tích luỹ,lói trả xó viờn .
Sau khi hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN,đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 xác
định đường lối đưa miền Bắc quá độ lên CNXH làm hậu phương vững chắc cho cuộc
đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống nhất tổ quốc đồng thời xây dựng
kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965 ở miền Bắc.
Năm 1961 hoạt động của ngân hàng lúc này cũng được mở rộng vừa đáp ứng nhu
cầu tiền mặt cho các hoạt đọng kinh doanh kinh tế xó,vừa mở rộng phạm vi hoạt
động tín dụng,vừa thanh tra kiểm tra tham ô lợi dụng trong các tổ chức kinh tế,vừa
đầu tư cho cho các đơn vị công nông lâm trường xí nghiệp,thương nghiệp,các HTX.
1.2.2.Thời kỳ năm 1965 đến năm 1975
Ngày 26/3/1965 không quân Mỹ ồ ạt ném bom vào miền Bắc,ngân hàng Hương
Khê phải rời trụ sở tại Chu Lễ chuyển về sơ tán ở nhà dân tại xó Hương long-Hương
Khê.Trong lúc này do yêu cầu công tác phục vụ cho chiến đấu,giảm thiệt hại người và
tài sản,tạo điều kiện cho các cán bộ HTX TD- Mua bán,HTX nông nghiệp cũng như
các đơn vị công nông trường,lâm trường nộp tiền mặt và vay vốn.Ngân hàng Trung
ương, ngõn hàng Tỉnh cho phộp ngõn hàng huyện thành lập cỏc phũng giao dịch.
Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại ác liệt việc đi lại khó khăn đặc biệt là vận
chuyển tiền từ ngân hàng tỉnh về.Nhiều lúc ô tô của Tỉnh không thể lên được mà cầu
tiền mặt luôn luôn phải có dự trữ để phục vụ cho quốc phũng.Anh chị em trong cơ
quan phải dùng xe đạp băng qua những trọng điểm ném bom róc két ác liệt vận
chuyển tiền về an toàn
Sau thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ và tay sai .Tết mậu thân 1968 đế quốc Mỹ
huy động lực lượng không quân đánh phá miền Bắc ác liệt suốt ngày đêm.Đảng và
nhà nước huy động lực lượng vào quân đội để bổ sung cho chiến trường miền Nam
và chống chiến tranh phá hoại miền Bắc.Do đó một số cán bộ ngân hàng cũng được
điều động vào bộ đội .Nhiệm vụ của ngân hàng trong lúc này tăng cường công tác
kiểm tra huy động vốn cho vay phục vụ sản xuất,thu mua nông sản phục vụ cho cán
bộ công nhân và quốc phũng.

Năm 1969 tất cả các phũng giao dịch giải thể tập trung về ngõn hàng trung
tõm.Năm 1971 quỹ tiết kiệm được thành lập từ trung ương đến địa phương và ngân
hàng Hương Khê tách quỹ tiết kiệm riêng.Năm 1972 đế quốc Mỹ lại đem quân ồ ạt
ném bom miền Bắc lần nữa.Ngân hàng lại phải sơ tán về nhà dân ở xó Hương Bỡnh -
Hương Khê- Hà tĩnh
Sau hiệp định Pa ri được ký kết ngày 27/1/1973 đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh ở
Việt Nam rút quân đội về nước.Ngân hàng lại chuyển về địa điểm cũ ở Hồng phong-
Hương Long – Hương Khê-Hà tĩnh
Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất tổ quốc mở ra cho
ngân hàng một môi trường hoạt động mới.
1. 2.3Thời kỳ năm 1976 đến năm 1988
Để hàn gắn vết thương chiến tranh,nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân là củng cố tổ
chức Đảng,đoàn thể đẩy mạnh sản xuất phát triển,ổn định đời sống nhân dân.Nhiệm
vụ của ngân hàng lúc này ổn định cơ sở vật chất làm việc,một mặt chuẩn bị lực
lượng hỗ trợ cho miền Nam và đổi tiền nguỵ sang thống nhất một loại tiền của chính
phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền nam Việt nam.Một số cán bộ phải chuyển vào
nam công tác.
Năm 1976 sự kiện thay đổi của tỉnh Nghệ an và Hà Tĩnh nhập lại thành một tỉnh gọi
là Nghệ tĩnh và ngành ngân hàng cũng sát nhập lại.Lúc này được ngân hàng tỉnh
cho phép và cấp vốn xây dựng trụ sở làm việc và nhà ở cho cán bộ công nhân viên tại
địa điểm Thị trấn Hương Khê.Đến tháng 12/1977cụng trỡnh hoàn thành,cơ quan
mới chính thức chuyển lên làm việc.Trong những năm 1976-1977 về lĩnh vực kinh tế
có nhiều chuyển biến tích cực.Để khắc phục khó khăn về đời sống chủ trương của
Đảng và nhà nước vận động dân di dời lên đồi để lấy đất sản xuất.Lúc này ngân hàng
ngoài việc đầu tư vốn để khai hoang cũn phải đầu tư cho thâm canh tăng năng suất
và các công trỡnh thuỷ lợi,ngành nghề vừa phục vụ kinh doanh tớnh toỏn đầu tư
trang thiết bị cho xí nghiệp cơ khí,xưởng mộc.
Đầu năm 1978 thực hiện chủ trương Đảng và nhà nước,ngân hàng trung ương tổ
chức đổi tiền trên phạm vi cả nước, ở miền Bắc đổi tiền ngân hàng quốc gia sang tiền
ngân hàng nhà nước,ở miền nam đổi tiền chính phủ cách mạng lâm thời sang tiền

ngân hàng nhà nước.Đợt đổi tiền lần này thống nhất sử dụng đồng tiền chung cho cả
nước.
Năm 1983 thành lập ngân hàng đầu tư xây dựng tách một bộ phận cán bộ sang làm.
Thực hiện chính sách cải cách giá lương tiền của Đảng và nhà nước.Tháng 9/1985
lại một lần nữa ngân hàng thực hiện nhiệm vụ đổi tiền,tỷ lệ đổi 10/1 tức là 10 đồng
tiền cũ lấy một đồng tiền mới.
Năm 1985 tiến hành xây dựng nhà làm việc hai tầng,mói đến năm 1988 mới đưa vào
sử dụng.
Ngày 19/6/1988 căn cứ vào quyết định 340 NHNo 02 của NHNo&PTNT Việt Nam;chi
điếm ngân hàng Hương khê được chuyển đổi thành ngân hàng No&PTNT huyện
Hương Khê.Ngân hàng hoạt động từ bao cấp chuyển sang lĩnh vực kinh doanh tiền tệ
tín dụng.
1.2.4.Thời kỳ năm 1988 đến năm 2003
Sau khi thành lập ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Khê
trở thành một ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín
dụng.Các hợp tác xó được giải thể,quỹ tiết kiệm được sát nhập vào chung một ngân
hàng và bước đầu chính phủ ban hành nghị định 202 về cho vay tư nhân cá thể và
cho vay cầm đồ song song cho vay chi phí sản xuất,cho vay các HTX nông nghiệp và
các đơn vị công nông trường xí nghiệp,tiểu thủ công nghiệp,hạn chế bước đầu cho
vay trung hạn.Lúc này để đảm bảo việc chi trả ngân sách và thanh toán vóng
lai,chuyển tiền, ngõn hàng nhà nước đặt phũng đại diện bên cạnh ngân hàng nông
nghiệp.
Đến tháng 6 năm 1991 Tỉnh Nghệ tĩnh lại một lẫn nữa tách thành hai tỉnh Nghệ an
và Hà tĩnh.Hoạt động ngân hàng lúc này có nhiều thay đổi nhất là cơ cấu tổ chức bộ
máy Ngân hàng Tỉnh.
Để hoàn thiện cơ chế kinh doanh của ngân hàng,chính phủ ban hành nghị định 14CP
ngày 02/3/1993 về việc cho vay hộ sản xuất kinh doanh,nghị định số 01 của ngân
hàng nhà nước hướng dẫn thi hành nghị định 14CP của chính phủ và nhiều văn bản
hướng dẫn khác.Đặc biêt là ngân hàng No&PTNT Việt Nam hướng dẫn cho vay hộ
sản xuất kinh doanh theo văn bản 499Avà các kế hoạch kinh doanh tổng hợp

495A,495D ngày 29/8/1993 của ngân hàng No&PTNTViệt nam .Năm 1993 ngân
hàng đó mở rộng vốn cho vay trung hạn .
Đến năm 2001 cơ chế hoạt động của ngân hàng ngày càng được hoàn thiện,bộ phận
kế toán được cấp máy vi tính và giao dịch trên máy.
Ngày 31/3/2002 ngân hàng No&PTNT Việt nam bàn hành quyết định 72/QĐ-HĐQT-
TD”V/v bàn hành qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng
No&PTNT Việt nam”.Mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng nắm vững các qui đinh về đối
tượng cho vay ,nguyến tắc vay vốn,điều kiện cho vay đối với khách hàng .Cơ chế
chính sách cho vay được mở rộng,do đó dư nợ đầu tư cho vay hộ sản xuất kinh
doanh ngày càng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.Đời sống cán bộ nhân
viên ngày càng được nâng cao.
1. 2.5 Thời kỳ năm 2004 đến nay
Mặc dù một số cán bộ kế toán đó được cấp máy vi tính ,hoạt động của ngân hàng đó
cú nhiều chuyển biến tớch cực hơn nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thời đại.
Năm 2004-2006 chức năng nhiệm vụ của ngân hàng là huy động vốn và cho
vay,thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán, nhận và chuyển
tiền trong và ngoài nước.Nhưng nhu cầu ngày càng đũi hỏi và để cạnh tranh với các
ngân hàng thương mại khác ngân hàng phải tăng cường các sản phẩm dich vụ dựa
trên nền tảng công nghệ thông tin.Do đó cuối tháng 11 năm 2008 tất cả các ngân
hàng trong hệ thống được hoà mạng toàn quốc chuyển sang giao dịch một cửa.
Ngân hàng Hương Khê 100% cán bộ được cấp máy vi tính. Hoạt động của ngân hàng
lúc này linh hoạt hơn mỗi cán bộ ngân hàng vừa làm chức năng kế toán vừa chức
năng thủ quỹ,giải quyết khách hàng nhanh hơn,khách hàng yên tâm và tin tưởng đến
với ngân hàng.
1. 3. Chức năng nhiệm vụ hiện nay
Hoạt động của ngân hàng trong những năm qua đó cú nhiều chuyến biến tớch cực
cả về chiều sõu lẫn chiều rộng. Ngoài chức năng nhiệm vụ huy động vốn và cho vay,
thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và thanh toán,nhận và chuyển tiền trong nước và
quốc tế.Ngân hàng cũn tăng cường hai loại hỡnh dịch vụ phỏt hành thẻ ATM và bỏn
bảo hiểm ụ tụ xe mỏy.

2. Các đặc điểm chủ yếu của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê trong sản xuất
kinh doanh
2.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
2.1.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT huyện Hương Khê gồm :
+Ban giám đốc bao gồm : 1 giám đốc và 1 phó Giám Đốc.
Dưới ban giám đốc có :
• Phũng kế toỏn –Ngõn quỹ
• Phũng kinh doanh
• NH Cấp 3 Phúc Trạch
• NH Cấp 3 Phúc Đồng

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê
BGĐ
Phũng kế toỏn ngõn quỹ
Phũng kinh doanh
NHC3Phúc Đồng NHC3Phúc Trạch
------------------ Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến

2. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

×