Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật kết xương liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng nẹp khóa với can thiệp tối thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

Đánh giá kết quả phẫu thuật kết xương liên
mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng
nẹp khóa với can thiệp tối thiểu
Nguyễn Năng Giỏi,
Nguyễn Văn Lượng,
Nguyễn Việt Nam,
Nguyễn Lâm Bình,
Nguyễn Thế Bình và cs
Khoa B1-A, Viện CTCH,
Bệnh viện TƯQĐ 108.
Email:
hoangkolpinghauss1
@yahoo.com

Ngày nhận: 05 - 9 - 2014
Ngày phản biện: 19 - 9 -2014
Ngày in: 08 - 10 - 2014

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Lựa chọn phương pháp điều trò gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người
cao tuổi hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá
kết quả kết xương gãy liên mấu chuyển ở các BN cao tuổi bằng nẹp khóa với can
thiệp tối thiểu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 4/2012-4/2014, chúng tôi đã kết xương
30 BN gãy kín liên mấu chuyển bằng nẹp khóa đầu trên xương đùi với can thiệp tối
thiểu. Có 17 nữ và 13 nam với tuổi trung bình là 72 tuổi (từ 60-95 tuổi). Thời gian theo
dõi trung bình là 14 tháng (từ 6-22 tháng). Thời gian liền xương trung bình là 6,5 tháng
(3-10 tháng).
Kết quả:13/21 BN đạt rất tốt, 4 BN đạt tốt và 4 BN đạt trung bình.


Kết luận: Chúng tôi khuyến cáo sử dụng nẹp khóa trong điều trò gãy liên mấu chuyển
xương đùi ở người cao tuổi.
Từ khóa: Gãy liên mấu chuyển, nẹp khóa, can thiệp tối thiểu.

The outcomes of less invasive stabilisation system (LISS)
locking plates for treatment of intertrochanteric
fractures of old patients.
Nguyen Nang Gioi,
Nguyen Van Luong,
Nguyen Viet Nam,
Nguyen Lam Binh,
Nguyen The Binh et all

ABSTRACT
Background: The best treatment for intertrochanteric femoral fractures in old patients
is controversial. In this study, we assessed the outcomes of less invasive stabilisation
system (LISS) locking plates for treatment of intertrochanteric fractures of old patients.
Materials and Methods: From April 2012 to April 2014, 30 old patients with
intertrochanteric fractures that were managed with less invasive stabilisation system–
proximal femur locking plate. There were 17 females and 13 males, with a median
age of 72 years (range, 60–95 years). The average follow-up period was 14 (range,
6–22) months. The fractures united at a median of 6.5 months (range, 3–10 months)
postoperatively.
Results: The results showed that 13/21 patients achieved very good results, 4 patients
with good results and 4 patients got average results.
Conclusion: We recommend considering the use of locking plate as the management of
intertrochanter fractures in old patients.
Key words: intertrochanteric femoral fractures; locking plate; less invasive stabilisation
system (LISS).


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gẫy liên mấu chuyển xương đùi là một gẫy xương
thường gặp, nhất là đối với người cao tuổi. Đây là
144

một gẫy xương lớn, có thể gặp nhiều biến chứng tồn
thân cũng như tại chỗ. Điều trị phẫu thuật là chỉ định
hàng đầu do các phương pháp bảo tồn cần đòi hỏi BN
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Vĩnh Thống


phải nằm tại chỗ kéo dài dễ gây các biến chứng như bội
nhiễm đường hô hấp, viêm tiết niệu, loét các vùng tì đè,
săn sóc BN khó khắn… Có nhiều phương pháp phẫu thuật
gẫy liên mấu chuyển như kết xương bằng vít xốp, nẹp liền
khối, nẹp DHS, đinh gamma, đinh nội tủy đầu trên xương
đùi, nẹp khóa…
Phương pháp kết xương liên mấu chuyển bằng nẹp
khóa với can thiệp tối thiểu có ưu điểm là can thiệp nhỏ,
ít sang chấn phần mềm, ít mất máu, hệ thống nẹp cố định
vững chắc ổ gẫy, thuận lợi cho điều trị sau mổ và tập vận
động phục hồi chức năng nhất là ở người cao tuổi [4,5,6].
Phương pháp này xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước
đã được nhanh chóng áp dụng trên thế giới. Ở nước ta,
kết xương bằng nẹp khóa điều trị gãy liên mấu chuyển là
phương pháp điều trị mới bước đầu được ứng dụng tại
một số bệnh viện lớn, nhưng với số lượng chưa nhiều,
chưa có báo cáo nghiên cứu chi tiết về kết quả điều trị. Vì
vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:
- Đánh giá kết quả bước đầu điều trị phẫu thuật kết

hợp xương gãy kín vùng mấu chuyển xương đùi bằng nẹp
khóa với can thiệp tối thiểu.
- Rút ra một số kinh nghiệm về chỉ định và kỹ thuật
mổ, ưu điểm của phương pháp.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 30 BN bị gãy kín
liên mấu chuyển xương đùi có tuổi từ 60-95 tuổi, trung
bình 72 tuổi, được phẫu thuật kết xương bằng nẹp khóa
với can thiệp tối thiểu từ tháng 4/2012-4/2014 tại khoa
B1-A, Viện CT-CH, Bệnh viện TWQĐ 108.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn đoán gãy kín
liên mấu chuyển xương đùi có chỉ định phẫu thuật.
+ Tiêu chuẩn loại trừ gồm các gãy xương bệnh lý, BN
già yếu không chịu được phẫu thuật, gãy xương hở, gãy
xương nhiễm khuẩn tiến triển.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến
cứu, không có đối chứng
Kỹ thuật mổ: BN nằm ngửa trên bàn chỉnh hình, háng
dạng khoảng 200 – 300, mặt trước xương bánh chè hướng
thẳng lên trên, vùng chậu hông bên gãy kê nghiêng cao lên
khoảng 20 - 300, bàn chân xoay trong 150. Kéo nắn hết di
lệch, kiểm tra kết quả trên Xquang tăng sáng.
Thì I: Rạch da bắt đầu từ ngang đỉnh mấu chuyển lớn
xương đùi dọc theo bờ ngoài đùi, kéo dài xuống dưới 3 5cm. Rạch dọc dải chậu chày, tách dọc cơ rộng ngoài bộc
lộ bờ ngoài đầu trên xương đùi.

Thì II: Luồn nẹp khóa đầu trên xương đùi từ vết mổ
xuống mặt ngoài 1/3T xương đùi, trên cốt mạc, xuyên

đinh Kirschner cố định tạm thời nẹp khóa. Kiểm tra vị trí
của nẹp trên C-arm.
Thì III: Kết hợp xương: Bắt 1 vít khóa ở thân xương
theo phương pháp bắt qua da. Bắt 2 vít khóa ở đầu trên
xương đùi vào chỏm xương đùi. Kiểm tra vị trí của 2 vít
này trên C-arm ở hai tư thế thẳng và nghiêng. Bắt tiếp 1 vít
khóa vào vùng mấu chuyển bé, kiểm tra trên C-arm. Bắt
thêm 1-2 vít khóa ở thân xương đùi theo phương pháp bắt
vít qua da. Kiểm tra kết quả kết xương trên C-arm.
Thì IV: Đóng vết mổ – dẫn lưu: Kiểm tra cầm máu kỹ,
cắt lọc tổ chức cơ dập nát. Đặt dẫn lưu kín có áp lực âm,
khâu phục hồi bao cơ rộng ngoài, cân đùi và khâu da kín.
Băng vết mổ vô trùng.
Đánh giá kết quả:
* Đánh giá kết quả gần: đánh giá về các tai biến trước,
trong và sau phẫu thuật, tình trạng liền vết mổ, tình trạng ổ
gãy xương, phương tiện kết xương.
* Đánh giá kết quả xa tại thời điểm sau phẫu thuật
6 tháng.
* Rất tốt: Sẹo mổ mềm mại, không viêm rò. X-quang:
liền xương chắc, thẳng trục, góc cổ thân xương đùi bình
thường (125o-130o), đi lại bình thường, không đau ổ gãy,
biên độ vận động khớp háng bình thường, không ngắn chi
hoặc ngắn chi không quá 1cm.
* Tốt: Sẹo mổ mềm mại không viêm rò. X quang: liền
xương chắc, ổ gãy còn di lệch ít, góc cổ thân xương đùi
từ 120o-125o. BN đi lại tập tễnh nhưng không phải dùng
nạng, ngồi xổm hoặc ngồi khoanh tròn được, còn đau từng
đợt khi gắng sức, tự giải quyết được công việc hằng ngày
không cần trợ giúp, biên độ vận động khớp háng hạn chế

10-30%, chân ngắn 1-2cm so với bên lành.
* Trung bình: Sẹo xấu dính xương. X quang: ổ gãy liền
xương nhưng còn di lệch lớn, góc cổ thân xương đùi từ
110o- dưới 120o. Đau thường xuyên khớp háng, đi lại khó
khăn phải phụ thuộc vào nạng hoặc người khác giúp đỡ,
biên độ vận động khớp háng hạn chế 30-50%, chân ngắn
2-3cm so với bên lành.
* Kém: Sẹo mổ xấu, dính, viêm rò. X quang: Góc cổ
thân xương đùi dưới 110o. Ổ gãy không liền xương, thất
bại về cố định hoặc thất bại về dụng cụ. Tại ổ gãy có các
biến chứng như khớp giả, gãy hoặc bật nẹp. BN đi lại khó
khăn hoặc không đi lại được mặc dù đã dùng nạng, đau
khớp háng thường xuyên, biên độ vận động khớp háng
hạn chế trên 50%, chân ngắn hơn 3cm so với bên lành.
Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung
145


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

III. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi của BN từ 60 đến 95 tuổi, trung bình là 72,43
tuổi. Có 17 BN nam và 13 BN nữ.

Góc cổ thân xương từ 1200 đến dưới 1250 là 1
BN.

Nguyên nhân gãy xương, chủ yếu là do TNSH:
25BN (83,33%), TNGT là 5BN (16,67%).


Góc cổ thân xương từ 1100 đến dưới 1200 là 2
BN.

Phân loại gãy xương theo AO: Nhóm A1 có 9 BN
nhóm A2 có 14 BN, nhóm A3 có 7 BN. Có 17 BN
gãy chân phải và 13 BN gãy chân trái .

13/21 BN đi lại sinh hoạt bình thường không đau.
Đây là nhóm BN gãy đơn giản, thuộc nhóm A1, A2.

Các bệnh lý nội khoa kết hợp: đái tháo đường gặp
ở 8 BN, bệnh lý phổi mạn tính gặp ở 7 BN, bệnh lý
tim mạch gặp ở 8 BN.
Thời điểm phẫu thuật: 2-5 ngày.
Truyền máu: 2 BN được truyền máu trước mổ.
Không có BN nào phải truyển máu trong mổ.
Thời gian mổ từ 40 - 60 phút
Thời gian nằm viện trung bình là 8,53 ngày (6-10
ngày).
3.2. Kết quả gần
*Diễn biến tại vết mổ: Tất cả các BN đều liền vết
mổ kỳ đầu, không bị nhiễm khuẩn. *Không có tai
biến, biến chứng trong và sau mổ. Chiều dài vết mổ
từ 3 – 6cm.
* Kết quả kết xương, chỉnh trục:
- Nắn chỉnh tốt, trục xương thẳng, góc của cổ với
thân xương đùi từ 1250 đến 1300 đạt 24/30 bệnh nhân
(80%).
- Ổ gãy còn di lệch ít, còn lệch một vỏ xương, góc

cổ thân xương từ 1200 đến dưới 1250 là 3 BN (10%).
- Ổ gãy còn di lệch nhiều, góc cổ thân xương từ
1100 đến dưới 1200 là 3 BN (10%).
- Vít khóa ở đầu trung tâm nằm trong khối cổ
chỏm là 28/30 BN.
- Vít khóa ở đầu trung tâm nằm hơi lệch lên trên,
xướng dưới, ra trước hoặc ra sau nhưng vẫn nằm
trong khối cổ chỏm có 2/30 BN.
3.3. Kết quả xa
Kết quả xa được đánh giá ở 21 BN, 5 BN chưa đủ
thời gian đánh giá kết quả xa, 4 BN không theo dõi
được.
- Phần mềm: Sẹo mổ mềm mại, không viêm rò,
không đau.
- Đánh giá về xương:

146

Góc của cổ với thân xương đùi từ 1250 đến 1300
đạt 17/21 bệnh nhân.

- Đánh giá khả năng đi lại:

3/21 BN đi lại có đau khớp háng nhưng không
phụ thuộc người khác.
5/21 BN đi lại khó khăn phải cần sự giúp đỡ của
người khác. Đây là những bệnh nhân cao tuổi, già
yếu có lú lẫn tuổi già, BN gãy phức tạp không vững.
- Đánh giá chức năng vận động khớp háng:
Vận động khớp háng bình thường hoặc gần như

bình thường là 17 BN. Biên độ vận động giảm từ 10
- 30% có 4 BN.
- Đánh giá độ dài chi: 15 BN ngắn chân so với
bên lành nhỏ hơn 1 cm, ngắn chân từ 1-2 cm là 4 BN.
2 BN có ngắn chân hơn bên lành từ 2-2,5cm.
* Đánh giá chung kết quả xa: Rất tốt chiếm 13/21
BN. Tốt chiếm 4/21 BN. Trung bình chiếm 4/21 BN.
Kém chiếm 0/21 BN.
3.4. Tai biến và biến chứng
- Tai biến: Chúng tôi không gặp tai biến nào.
- Biến chứng sớm: không có BN nào có biến
chứng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét
điểm tỳ đè, không gặp BN nào bị chảy máu sau mổ,
tụ máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ... Không có bệnh
nhân nào tử vong nội viện.
- Biến chứng muộn: không có biến chứng không
liền xương, di lệch thứ phát, liền lệch, hoại tử chỏm
xương đùi.

IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm bệnh nhân, lựa chọn phương
pháp điều trị, chỉ định kết xương nẹp khóa
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân
Các BN đều có hiện tượng thưa xương, 22/30 BN
mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, viêm phế
quản mãn, COPD, bệnh lý tim mạch...Có 6/30 BN có
2 bệnh mãn tính kèm theo, chủ yếu là bệnh đái tháo
đường và một bệnh nội khoa khác. Đây là những BN
nếu phải nằm bất động lâu thì nguy cơ bị các biến
chứng toàn thân là rất cao. Đồng thời đây cũng là



nhóm BN cần thận trọng trong gây mê hồi sức và chăm
sóc sau mổ. Việc lựa chọn một phương pháp kết xương
nào đối với những BN cao tuổi có bệnh lý mãn tính phải
vừa đảm bảo cố định ổ gẫy vững chắc giúp BN được chăm
sóc thuận tiện, vận động sớm tránh các biến chứng, đồng
thời can thiệp tối thiểu và giảm thiểu tử vong.
4.1.2. Lựa chọn phương pháp điều trị, chỉ định kết
xương nẹp khóa
Hiện nay, việc lựa chọn phương pháp điều trị phẫu
thuật gãy liên mấu chuyển xương đùi còn chưa thống
nhất. Mặc dù, DHS là một trong những lựa chọn cho kết
xương liên mấu chuyển nhưng tỉ lệ thất bại ở những BN
gãy không vững còn cao, có tới 8,2% các trường hợp phải
mổ lại. Các loại đinh nội tủy như đinh gamma, đinh đầu
trên xương đùi, đinh đầu trên xương đùi chống xoay, mặc
dù về mặt lý thuyết có ưu điểm hơn DHS vì chúng không
phụ thuộc vào sự cố định nẹp vào vỏ xương bên ngoài
nhờ vít; tuy nhiên, đinh gamma có tỷ lệ thất bại từ 12,715%[1,2,3,5,6], tỷ lệ thất bại về kỹ thuật mổ từ 4,5–17%,
và có nguy cơ cao phải mổ lại. Fogagnolo thấy rằng, đinh
đầu trên xương đùi có tỷ lệ biến chứng về mặt cơ học và
tai biến về kỹ thuật mổ tới 23,4%. Uzun gặp tỷ lệ không
liền xương tới 5,7%, di lệch thứ phát gây vẹo trong tới
25,7%, vít trung tâm chui ra khỏi cổ xương đùi tới 5,7%,
tỷ lệ mổ lại là 3%. Tuy nhiên, Ekstro thông báo tỷ lệ biến
chứng thấp chỉ 8%. Takigami thấy rằng biến chứng đối với
đinh nội tủy đầu trên xương đùi chống xoay là 14%, tỷ lệ
phải mổ lại là 4%. Yaozeng gặp tai biến trong mổ tới 20%,
tỷ lệ gãy thân xương đùi là 9,1% [trích từ 6].

Trong nghiên cứu kết xương liên mấu chuyển bằng
nẹp khóa ở người cao tuổi của Zha G-C. [6], tỷ lệ biến
chứng thấp hơn nhiều so với các phương tiện đã nêu ở
trên. Tỷ lệ biến chứng là 2,7%. Gãy vít chiếm 1,0%, tỷ lệ
phải mổ lại là 1,9% (bao gồm 1 ca gãy nẹp và 1 ca không
liền xương). Không có biến chứng trong mổ. Thời gian
mổ, số lượng máu mất, thời gian sử dụng C-arm đều thấp
hơn so với các phương pháp kết xương khác. Tỷ lệ liền
xương cuối cùng là 100%, không có trường hợp nào có vít
bị chui ra khỏi cổ và chỏm xương đùi. Nẹp khóa cố định
vững ổ gãy liên mấu chuyển xương đùi theo không gian
ba chiều ngay cả khi BN gãy không vững , loãng xương ở
người cao tuổi. Biến chứng vít cắt xương chui ra ngoài cổ
chỏm xương đùi không gặp, đây là biến chứng hay gặp khi
kết xương bằng DHS, đinh đầu trên xương đùi. Tuy nhiên,
nếu không nắn chỉnh tốt ổ gãy, đặt nẹp khóa ở vị trí và tư
thế không thích hợp sẽ dẫn đến gãy vít khóa hoặc nẹp. Zha
G-C. và cộng sự gặp 1 BN bị gãy nẹp khóa [6].
Đây cũng là lý do mà chúng tôi chọn phương pháp kết
xương bằng nẹp khóa với đường mổ nhỏ cho tất cả những

BN cao tuổi gẫy liên mấu chuyển xương đùi không có
chống chỉ định phẫu thuật.
4.2. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật
4.2.1. Kết quả gần
Trong 30 BN nghiên cứu, 100% liền vết mổ kỳ đầu,
hầu hết ổ gãy được chỉnh hình về đúng vị trí giải phẫu
chỉ còn 6/30 BN ổ gãy di lệch ít, nẹp khóa và các vít ở vị
trí đạt yêu cầu, ổ gãy được kết xương vững. Kết quả của
chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Zha

G-C... [5,6]. Điều này cho thấy, kết xương gãy liên mấu
chuyển bằng nẹp khóa với đường mổ nhỏ là một can thiệp
ít xâm nhập nên vết mổ dễ liền, không bộc lộ ổ gãy, mất
máu ít, ít ảnh hưởng đến toàn trạng BN, cố định ổ gãy
vững, giúp BN ngồi dậy, vận động sớm, tránh được các
biến chứng sau mổ như viêm phổi, viêm đường tiết niệu,
loét điểm tỳ, hạn chế sự bùng phát của các bệnh mạn tính,
đồng thời giúp quá trình liền xương ổ gãy diễn ra thuận
lợi, phục hồi chức năng sớm.
4.2.2. Kết quả xa
Tỷ lệ liền xương 100%, không gặp gãy nẹp vít, di lệch
thứ phát.
Tỷ lệ BN rất tốt chiếm 13/21 BN; tốt chiếm 4/21 BN,
trung bình chiếm 4/21 BN, kém chiếm 0/21 BN. Đây là
kết quả khả quan khi điều trị gãy liên mấu chuyển xương
đùi ở người cao tuổi.
4.3. Ưu điểm của phẫu thuật kết xương bằng nẹp
khóa với can thiệp tối thiểu
Chúng tôi thấy rằng, kết xương gãy liên mấu chuyển ở
người cao tuổi bằng nẹp khóa với đường mổ nhỏ có những
ưu điểm sau đây:
- Đây là một phương pháp kết xương bên trong, cho
phép cố định vững ổ gãy ngay cả ở những BN bị loãng
xương nặng.
- Đây là một phương pháp kết xương can thiệp tối thiểu
với thời gian phẫu thuật ngắn, ít gây tổn thương, mất máu
ít, giảm nguy cơ tai biến trong quá trình gây mê- gây tê.
- Phương pháp này không bộc lộ ổ gãy nên đảm bảo
được sự nuôi dưỡng tốt cho ổ gãy, giảm tỷ lệ hoại tử vô
khuẩn chỏm xương đùi, ít gây tổn thương mô mềm nên

giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, thuận lợi cho tập phục
hồi toàn thân và chức năng chi thể, rất phù hợp cho những
BN già yếu loãng xương.

5. KẾT LUẬN
Kết quả điều trị gãy liện mấu chuyển xương đùi ở
người cao tuổi bằng nẹp khóa với can thiệp tối thiểu rất
khả quan:
Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung
147


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

- Liền vết mổ kỳ đầu: 100%
- Kết quả liền xương: 100%;
- Kết quả chung: Rất tốt chiếm 13/21 BN. Tốt
chiếm 4/21 BN. Trung bình chiếm 4/21 BN. Kém
chiếm 0/21 BN. Nẹp khóa là phương tiện kết xương
hiệu quả cho gãy liên mấu chuyển vững và không
vững ở người cao tuổi.

Kỹ thuật mổ an toàn, không phức tạp. Đây là một
phương pháp kết xương can thiệp tối thiểu với đường
mổ ngắn, thời gian phẫu thuật ngắn, ít gây tổn thương
phần mềm, mất máu ít, giảm nguy cơ tai biến trong
quá trình gây mê- gây tê, thuận lợi cho quá trình liền
vết mổ và quá trình liền xương, tập phục hồi chức
năng sau mổ.


Tài liệu tham khảo

148

1.

Nguyễn Văn Quang, Đánh giá kết quả điều trị gãy kín
liên mấu chuyển xương đùi người lớn bằng kết xương
nẹp DHS tại Bệnh viện 103. Luận văn Bác sĩ chuyên
khoa cấp II, Học viện Quân Y. 2006.

4.

Farouk O, Krettek C, Miclau T, et al, Minimally invasive
plate osteosynthesis: does percutaneous plating disrupt
femoral blood supply less than the traditional technique?
J Orthop Trauma. 1999; 13:401–406

2.

Nguyễn Văn Thắng, Nghiên cứu điều trị gãy vùng mấu
chuyển, dưới mấu chuyển xương đùi bằng kết hợp
xương với nẹp góc AO. Luận văn Tiến sĩ Y Học. Viện
nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108. 2008.

5.

Ma C.-H. et al, Reverse LISS plates for unstable
proximal femoral fractures. Injury, Int. J. Care Injured.
2010; 41: 827–833


6.

3.

Nguyễn Thái Sơn, DHS với đường mổ tối thiểu (MIS)
áp dụng điều trị gãy vùng mấu chuyển xương đùi. Tạp
chí Y dược học lâm sàng 108. 2008, số đặc biệt, 197–
201.

Zha G.-C. et al, Treatment of pertrochanteric fractures
with a proximal femur locking compression plate.
Injury, Int. J. Care Injured. 2011; 42 :1294–1299.



×