Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tạo hình mũi sau chấn thương bằng sụn sườn khối kếp hợp bơm sụn sườn tự thân (Diced Cartilage)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 5 trang )

TẠO HÌNH MŨI SAU CHẤN THƯƠNG BẰNG SỤN SƯỜN KHỐI
kẾT HỢP BƠM SỤN SƯỜN TỰ THÂN (DICED CARTILAGE )
Bùi Mai Anh,
Vũ Trung Trực,
Nguyễn Hồng Hà
Khoa Tạo hình-Hàm mặt,
Bệnh viện Việt Đức
Email: drbuimaianh
@gmail.com

Ngày nhận: 27 - 8 - 2014
Ngày phản biện: 19 - 9 -2014
Ngày in: 08 - 10 - 2014

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Mục đích chính của phẫu thuật tạo hình mũi sau chấn thương là tạo lại sống
mũi thẳng, độ cao phù hợp và nhìn tự nhiên, do đó yêu cầu lượng chất liệu tạo hình tương
đối lớn. Trong các chất liệu tạo hình thì sụn sườn là nguồn cung cấp dồi dào nhất. Tại Việt
Nam, chưa có báo cáo nào về kỹ thuật sử dụng chất liệu sụn sườn tự thân cùng với bơm
sụn sườn cắt nhỏ do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một số đánh giá, bàn luận
về kỹ thuật này.
Phương pháp: Từ năm 2011 đến 2014 tại khoa Tạo hình-Hàm mặt Bệnh viện Việt Đức,
chúng tôi tiến hành đặt sụn sườn kết hợp bơm sụn sườn thái hạt lựu tự thân cho 07 bệnh
nhân sập sống mũi sau chấn thương. Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng sau 1 tuần, 03
tháng, 01 năm dựa trên các biến số: nhiễm trùng, đau sau mổ, tràn máu tràn khí màng
phổi, tiêu sụn sau ghép, cong vẹo sống mũi, sẹo nơi lấy sụn, sự hài lòng của bệnh nhân.
Kết quả: 07 bệnh nhân được tạo hình lại sống mũi và trụ mũi kết hợp bơm sụn sườn thái
hạt lựu để tạo đường viền mũi và tránh cong vẹo sống mũi. Không có biến chứng tức thì
nơi cho sụn như tụ máu, nhiễm trùng hay tràn máu khí màng phổi. Kết quả sau phẫu thuật
sau không thấy hiện tượng cong vẹo và thải loại chất liệu ghép, hình dáng sống mũi được
giữ nguyên.


Kết luận: Sử dụng sụn sườn tự thân trong tạo hình mũi sau chấn thương qua lô bệnh nhân
của chúng tôi có những ưu điểm so với sử dụng các chất liệu khác. Đặc biệt, việc kết hợp
bơm sụn thái nhỏ đã góp phần tạo lại đường viền mũi tự nhiên, tránh cong vẹo theo thời
gian sau phẫu thuật.

Rhinoplasty posttraumatic surgery: Costal cartilage
with diced cartilage technique.
Bui Mai Anh,
Vu Trung Truc,
Nguyen Hong Ha

Abstract
Background: Rhinoplasty posttraumatic remains a challenge for plastic surgeon. One of
the main purposes is to re-shape the dorsum, and look natural. Rib cartilage provides the
most source of cartilage for rhinoplasty posttraumatic. In this study, we use autologous
costal cartilage with technical diced cartilage after aims to recreate the natural shape
of the nose and long-term postoperative results.
Method: During 2011-2014, we reconstruction dorsum and column nasal by costal
cartilage with diced cartilage for 07 patients. All patients are posttraumatic. Assessment
standard: infection, distortion, painful, scar donor site, the patient's satisfaction.
Results: 07 patients were reshaped nose by costal cartilage with diced rib cartilage to
nasal contour. No immediate complications such as hematoma in the cartilage, infection.
Postoperative results not seen anything distortions and reject the graft cartilage, nose
shape is better correct.
Phản biện khoa học: BSCKII. Phạm Đăng Nhật
295


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014


Conclusion: Use of autologous rib cartilage in rhinoplasty posttraumatic patients has advantages
compared to other materials used. In particular, the combination of diced cartilage have contributed
to the natural contour nose, prevent deformity of time after surgery.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tạo hình mũi sau chấn thương vẫn là một thách
thức đối với các phẫu thuật viên tạo hình. Một trong
những mục đích chính của tạo hình mũi sau chấn
thương là tạo lại sống mũi thẳng, độ cao phù hợp và
nhìn tự nhiên. Có rất nhiều chất liệu được sử dụng
trong tạo hình mũi như chất liệu nhân tạo (silicon,
Medpore, Gore-Tex...) hay chất liệu tự thân. Đối với
tạo hình mũi sau chấn thương, những chất liệu nhân
tạo thường có nhiều nhược điểm, do vậy chất liệu tự
thân là một lựa chọn đầu tiên của các phẫu thuật viên
tạo hình. Có năm vị trí tiềm năng cho các nhà phẫu
thuật tạo hình lấy chất liệu tự thân: sụn vách ngăn, sụn
vành tai, sụn sườn, xương chậu và bản ngoài xương
sọ. Trong nguồn chất liệu tự thân thường sử dụng sụn
vách ngăn, tuy nhiên với một số lượng ít ỏi của sụn
vách ngăn do vậy các phẫu thuật viên tạo hình phải
tìm kiếm nguồn cung cấp sụn khác. Đối với sụn vành
tai, mặc dù kết quả ban đầu đối với những dị tật nhẹ
thường thỏa đáng, nhưng bề mặt không đều có thể trở
nên rõ ràng với thời gian. Hơn nữa, các đường viền
không liên tục và nguồn cung hạn chế của sụn vành tai
thường ngăn cản việc sử dụng nó. Ghép xương rất khó
để hình thành và thường khó bám dính và sống được
của chất liệu với mô xung quanh và vì thế thường
dành cho mũi dị tật nghiêm trọng hơn như mất toàn

bộ xương cấu trúc mũi (4). (1,2). Đặc biệt trong tạo
hình mũi do nguyên nhân chấn thương khi biến dạng
cấu trúc của sống mũi là rất lớn thì nguồn sụn đòi hỏi
càng cần phải số lượng lớn. Chính vì những lý do trên
thì sụn sườn là nguồn cung cấp tối ưu. Tại Việt Nam,
mặc dù đã có một số báo cáo về tạo hình mũi sau chấn
thương tuy nhiên, chưa có báo cáo nào về kỹ thuật
sử dụng chất liệu sụn sườn tự thân cùng với bơm sụn
sườn cắt nhỏ do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi
đưa ra một số đánh giá, bàn luận về kỹ thuật này.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ năm 2011 đến
2014 tại khoa Tạo hình-Hàm mặt Bệnh viện Việt
296

Đức. Chúng tôi tiến hành đặt sụn sườn kết hợp bơm
sụn sườn thái hạt lựu tự thân cho 07 bệnh nhân sập
sống mũi sau chấn thương.
Các bệnh nhân được tạo hình sau chấn thương 1
năm. Các bệnh nhân đều là nam giới, ở độ tuổi lao
động từ 19-40.

Phẫu thuật:
- Chúng tôi tiến hành lấy sụn sườn 5 hoặc 6, đường
rạch da trên bờ sụn, chiều dài đường rạch 4-5 cm.
- Mở màng sụn và lấy toàn bộ chiều dày sụn, độ
dài sụn tùy thuộc vào độ dài của sống mũi bệnh nhân
từ 5-7cm.

- Tạo hình khối sống mũi và đầu mũi, phần trụ mũi
có thể làm hoặc không phụ thuộc từng bệnh nhân.
- Phần sụn còn thừa được cắt nhỏ và bơm vào sau
khi phần sống mũi đã đặt xong bằng bơm tiêm 1cc.

- Đường rạch da vùng mũi đều mở đầu mũi (open
rhinoplasty).
- Sau mổ bệnh nhân được nhét meche mũi 48h.
Cắt chỉ sau 07 ngày.
- Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng sau 1 tuần,
03 tháng, 01 năm với các tiêu chuẩn: tiêu sụn sau
ghép, cong vẹo sống mũi, nhiễm trùng, đau sau mổ,
sẹo nơi lấy sụn, sự hài lòng của bệnh nhân.

KẾT QUẢ
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, 07 bệnh
nhân đều được tạo hình lại sống mũi và trụ mũi kết
hợp bơm sụn sườn thái hạt lựu để tạo đường viền mũi
và tránh cong vẹo sống mũi.
Không có biến chứng tức thì nơi cho sụn như tụ
máu, nhiễm trùng hay tràn máu khí màng phổi.
Thời gian phẫu thuật trung bình là 2h.
Sẹo ngực nơi lấy sụn thường cứng và sẫm màu,


đó là lý do chính chúng tôi thường không chỉ định lấy sụn
sườn ở nữ giới.
Bệnh nhân được ra viện sau 03-04 ngày, cắt chỉ sau
01 tuần.
Không có hiện tượng chảy dịch, nhiễm trùng nơi nhận

sụn ghép.
Kết quả sau phẫu thuật :
- Tỷ lệ nhiễm trùng: không gặp trường hợp nào.
- Đau sau mổ nơi cho sụn: 1/7 BN
- Tiêu sụn sau ghép: 0%.
- Sẹo nơi cho sụn cứng, quá phát: 6/7 BN.
- Cong vẹo sống mũi: 0%.
- Sự hài lòng của bệnh nhân: Rất hài lòng: 3/7; Hài
lòng: 4/7.

BÀN LUẬN
Gần đây khi xu hướng sử dụng các chất liệu tự thân
đang quay lại vào những năm 2000, chúng tôi đã tiến hành
thực hiện ghép sụn sườn trên series 07 bệnh nhân, tuy số
lượng bệnh nhân không lớn nhưng chúng tôi bước đầu
cũng đưa ra đánh giá một số ưu nhược điểm của kỹ thuật
này. Sụn sườn cung cấp một nguồn sụn dồi dào để sử dụng
trong hầu như mọi khía cạnh của tạo hình mũi. Sử dụng
sụn sườn ghép đặc biệt có lợi ở những bệnh nhân tạo hình
mũi thì hai như những bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh, sau
chấn thương, hay ở những bệnh nhân tạo hình mũi mà yêu
cầu tạo lại chiều cao đáng kể của sống mũi (4). Lợi thế
quan trọng nhất của sụn sườn ghép tự thân là tính linh hoạt
đáng kể liên quan đến hình dạng, chiều dài, chiều rộng,
sụn sườn dễ tạo hình, dễ cắt hay nghiền nhỏ và không gây
các bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, việc sử dụng sụn sườn cũng có một số
nhược điểm. Đầu tiên, bệnh nhân phải chịu một vết rạch
vùng ngực để lấy sụn. May mắn là vết sẹo tương đối ngắn
(~ 5 cm) và thường kín đáo ở phụ nữ do ở vị trí của nếp lằn

vú theo một số tài liệu nước ngoài, tuy nhiên trong lô bệnh
nhân của chúng tôi không tiến hành lấy sụn sườn ở nữ giới
do sẹo của người châu á thường không đẹp và vị trí lộ sẹo
nhiều. Có một số tác giả đã báo cáo tiến hành việc lấy
sụn qua nội soi để giảm thiểu đường sẹo. Nhược điểm tiếp
theo bao gồm đau sau mổ, nguy cơ tràn khí màng phổi,
vôi hóa quá mức các sụn sườn (7). Tất cả bệnh nhân của
chúng tôi sau lấy sụn đều được kiểm tra nơi lấy sụn và
không trường hợp nào gặp biến chứng tràn máu tràn khí
màng phổi. Bệnh nhân của chúng tôi tỷ lệ đau sau mổ là
rất ít (1/7 BN), do chúng tôi thường tiêm marcain giảm

đau vào cơ thành ngực sau lấy sụn. Ở những bệnh nhân
lớn tuổi, sự cốt hóa của sụn sườn là một mối quan tâm
đáng kể. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình
nhận ghép của sụn cũng như thường có xu hướng làm sụn
bị gãy trong quá trình lấy. Một số tài liệu khuyến cáo rằng
cần sàng lọc trước phẫu thuật bằng chụp cắt lớp. Qua CT
Scan ổ nhỏ của vôi hóa cũng có thể được tìm thấy trong
thân của các sụn sườn. (1,2). Ngoài ra, một nhược điểm
quan trọng khác để các nhà tạo hình cân nhắc khi sử dụng
chất liệu này là làm tăng thời gian phẫu thuật so với sử
dụng các chất liệu nhân tạo.
Một số nghiên cứu cho thấy vấn đề của sụn sườn ghép
là nguy cơ nhiễm trùng, hấp thu sụn ghép, cong vênh nên
dẫn đến biến dạng sau phẫu thuật, ảnh hưởng đến hình
dạng mũi. Để hạn chế việc cong vênh này có tác giả đã sử
dụng chỉ thép K-wire được đặt thông qua các trung tâm
của các mảnh ghép, được đánh giá là một kỹ thuật thành
công để cân bằng xu hướng bị cong vẹo của các mảnh

ghép (2). Gần đây, các tác giả đã đề cập đến vai trò của
phẫu thuật ghép sụn thái hạt lựu trong tạo hình mũi, nhưng
tranh cãi tồn tại như khả năng tồn tại lâu dài của sụn thái
hạt lựu và khả năng tạo hình của sống. Tuy nhiên, các tác
giả đều cho rằng sụn được thái hạt lựu có thể phục hồi
đường viền, ghép cấu trúc được sửa chữa tốt hơn (4,5,6).
Young và Peer là người đầu tiên mô tả kỹ thuật sử
dụng sụn thái hạt lựu vào năm 1941 trong các tình huống
thực nghiệm. Cả Young và Peer cho thấy rõ ràng sự tồn
tại của các mảnh sụn còn sống sót với mô xơ xen kẽ giữa
các mảnh. Nghiên cứu ban đầu này đã mở cho phẫu thuật
thần kinh và những phẫu thuật khác có thể tự tin để bắt
đầu sử dụng sụn thái hạt lựu trong các tình huống lâm sàng
khác. Các bác sỹ phẫu thuật thần kinh sử dụng sụn thái hạt
lựu để thực hiện tạo hình trong dị tật sọ mặt. Sụn cũng đã
được sử dụng để tái tạo lại mũi biến dạng do Bệnh Hansen
(phong), các phẫu thuật viên đặt vào khoang mũi rất nhiều
sụn thái hạt lựu và sau đó sống mũi được ghép xương để
tạo sống mũi. Tuy nhiên, kỹ thuật này sau đó đã được
phần lớn bị bỏ rơi trong một thời gian (1). Không rõ ràng
lý do tại sao nhưng người ta có thể suy đoán rằng đó là do
nhiều bác sĩ phẫu thuật quan tâm đến vật liệu tổng hợp
như hydroxyapatite, PTFE, Gore-Tex. Những vật liệu này
phong phú, có sẵn và có thể dễ dàng sử dụng, thời gian
phẫu thuật ngắn. Các loại vật liệu alloplastic đã được sử
dụng cho tạo hình mũi bao gồm Silastic, polyethylene mật
độ cao xốp (Medpor; Portex phẫu thuật, Inc, College Park,
GA), và polytetrafluoroethylene (Gore-Tex; WL Gore
Associates, Flagstaff, AZ) (3,4). Thật không may, vì tính
chất lâu dài của các vật liệu này, nhiều người trong số các

Phần 4: Phẫu thuật vi phẫu
297


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

tài liệu cho rằng alloplastic là đầy biến chứng lâu dài
như nhiễm trùng, di cư, lộ chất liệu, bập bềnh. Đặc
biệt, trên những bệnh nhân di chứng sau chấn thương

vùng mũi thường có tổn thương sẹo trên da sống mũi
và tổn thương niêm mạc bên trong mũi do vậy nguy
cơ nhiễm trùng và lộ chất liệu tăng cao.

Ca lâm sàng 1
BN nam, 30 tuổi, sập sống mũi, trụ mũi, nhiều vết thương vùng sống mũi và cánh mũi sau chấn thương.

Bn được tạo hình sống mũi và trụ mũi bằng sụn sườn số V, kết hợp bơm sụn thái hạt lựu.

Trước phẫu thuật

Sau phẫu thuật 3 năm

Ca lâm sàng 2
Bn nam, 20 tuổi, sập sống mũi sau chấn thương 1 năm.
BN được tạo hình sống mũi và trụ mũi bằng sụn sườn số V kết hợp bơm sụn sườn thái hạt lựu.

298



Trước phẫu thuật

Sau phẫu thuật trong mổ

KẾT LUẬN
Sử dụng sụn sườn tự thân trong tạo hình mũi sau chấn
thương qua lô bệnh nhân của chúng tôi bước đầu có
những ưu điểm so với sử dụng các chất liệu khác như tính
linh hoạt đáng kể liên quan đến hình dạng, sụn sườn dễ tạo

Sau phẫu thuật 1 năm
hình, dễ cắt hay nghiền nhỏ và không gây các bệnh truyền
nhiễm. Đặc biệt, việc kết hợp bơm sụn thái nhỏ đã góp
phần tạo lại đường viền mũi tự nhiên, tránh cong vẹo theo
thời gian sau phẫu thuật. nhằm mục đích tạo lại hình dáng
tự nhiên của sống mũi và đạt được kết quả lâu dài.

Tài liệu tham khảo
1.

Jay Wynn Calvert, MD: A New Technique in Rhinoplasty:
Diced Cartilage with Fascia: www.asiabiotech.com Volume 13,
Number 12 , 2009.

5.

Emrah Arslan, M.D Christopher Majka, M.D and Ayse Polat,
M.D: The Fate of Diced Cartilage Grafts of Traumatized Versus
Nontraumatized Origin: Aesth. Plast. Surg. 31:365_371, 2007.


2.

Rollin K. Daniel, M.D: Diced Cartilage Grafts in Rhinoplasty
Surgery: Current Techniques and Applications: Plast.Reconstr.
Surg. 122: 1883, 2008.

6.

3.

Rollin K. Daniel, MD: The Role of Diced Cartilage Grafts in
Rhinoplasty: Aesthetic Surg J 2006;26:209-213.

Hakan Orbay, M.D, Morikuni Tobita, D.D.S., Ph.D, Hiko
Hyakusoku, M.D., Ph.D, Hiroshi Mizuno, M.D., Ph.D.: Effects
of Adipose-Derived Stem Cells on Improving the Viability of
Diced: Cartilage Grafts: Plast. Reconstr. Surg. 129: 369, 2012.

7.

Guy Lin, MD, William Lawson, DDS, MD: Complications
using grafts and implants in rhinoplasty: Operative Techniques
in Otolaryngology (2007) 18, 315-323

4.

Thomas Romo III, MD, James M. Pearson, MD: Nasal
Implants: Facial Plast Surg Clin N Am 16 (2008) 123–132.

Phần 4: Phẫu thuật vi phẫu

299



×