Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp háng bán phần bipolar tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.11 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2013

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT
THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN BIPOLAR TẠI
KHOA CTCH BỆNH VIỆN ĐKTƯ THÁI NGUN
Hồng Văn Dung*,
Lê Văn Bằng*,
Đồng Quang Sơn*,
Triệu Quốc Tráng*,
Nguyễn Ngọc Sơn*,
Nguyễn Thế Anh**
*Bệnh viện ĐKTƯ
Thái Ngun
** Đại học Y - Dược
Thái Ngun

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Gãy cổ xương đùi là một loại gãy xương thường gặp ở người già đặc biệt
là phụ nữ, có đặc điểm lâu lành, nhiều biến chứng và cần điều trò phẫu thuật sớm.
Thay khớp háng bán phần Bipolar được coi như là 1 giải pháp cho bệnh nhân gãy cổ
xương đùi cao tuổi, không liền xương, khớp giả, hoại tử. Bài báo này nhằm đánh giá
kết quả kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar tại bệnh viện
ĐKTW Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành phẫu thuật thay khớp háng bán phần
Bipolar cho 22 bệnh nhân có chỉ đònh từ tháng 4/ 2009. Theo dõi biến chứng, tầm vận
động khớp, Xquang khớp háng sau phẫu thuật và đánh giá chức năng khớp háng nhân
tạo theo thang điểm 100 của Harris W.H. (1969).
Kết quả: 100% vết mổ liền sẹo kỳ đầu, thời gian phẫu thuật trung bình 65 phút,
thời gian nằm viện sau phẫu thuật: 7 ngày, 100%, khớp đúng vò trí trên xq và chuôi
gắn tốt.
Tỉ lệ rất tốt và tốt là 22 khớp chiếm 100%. Điểm trung bình theo thang điểm là 89,7


điểm; cao nhất là 97 điểm; thấp nhất là 81 điểm.
Kết luận: Phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar mang lại kết quả rất khả quan
phục hồi lại chức năng khớp háng.

Evaluate the results initially of Bipolar replacement
surgery at Orthopaedic Department of Thai Nguyen
National General Hospital
Hoang Van Dung*,
Le Van Bang*,
Dong Quang Son*,
Trieu Quoc Trang*,
Nguyen Ngoc Son*,
Nguyen The Anh**

Abstract
Background: Femoral neck fracture is a common type of fracture in the elderly
especially women, have many complication and need surgery soon. Bipolar partial
hip replacement is considered as one solution for patients with femoral neck fracture,
nonunion, avascular necrosis. The purpose of this research is valuation the results
initially of Bipolar replacement surgery at Orthopaedic Department of Thai Nguyen
National General Hospital.
Methods: From April 2009, we have operated 22 patients who had presented with
femoral neck fracture, nonunion of the neck, avascular necrosis of the head. Clinical
review allowed for Harris W.H score (1969).
Results: 100% adhesive incision at first period, the average surgical time: 65 minutes,
length of postoperative hospital stay: 7 days, 100% compatibility good position on Xray and handle attached well. 22 patients with very good and good (100%) .The average
scale score is 89.7 points; highest is 97 points; lowest is 81 points.
Conclusions: Bipolar replacement surgery improves function of hip joint.

138



ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong y văn và trong thực tế từ xa xưa cũng như hiện
nay, điều trị những tổn thương vùng khớp háng nói chung,
gãy cổ xương đùi nói riêng là một công việc gặp nhiều khó
khăn và để lại nhiều di chứng. Cho đến nay, đã có nhiều
phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi như: nắn chỉnh
bó bột Whitmann, đinh 3 cánh Smith - Petersen, kết hợp
xương với 2 - 3 vít xốp qua Xquang tăng sáng, nẹp vít nén
ép có ốc trượt (DHS), ghép xương có cuống phía sau của
Judet v.v… Cho dù điều trị bằng phương pháp nào thì tỉ
lệ khớp giả, hoại tử vô khuẩn vẫn còn cao. Để điều trị cho
những bệnh nhân bị khớp giả và hoại tử vô khuẩn chỏm
xương đùi trước đây một số tác giả dùng vật liệu như ngà
voi để thay chỏm xương đùi, sau đó là da cừu, nilon, thiếc,
vàng v.v… để bọc lót chỏm nhưng không đạt kết quả, vì
dễ lỏng chỏm và không chịu được lực tỳ nén. Trải qua hơn
một thế kỷ qua nhiều thăng trầm, đến nay phẫu thuật thay
khớp háng nhân tạo đã đạt được nhiều thành công. Trong
đó thay khớp háng bán phần lưỡng cực bipolar là khớp
trung gian giữa khớp háng toàn phần và khớp háng bán
phần đạt kết quả tốt.
Ở Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng bán phần
Bipolar đã được áp dụng nhiều và đã có một số thống
kê. Tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa
trung ương Thái Nguyên, khớp Bipolar được sử dụng
trong phẫu thuật thay khớp háng từ tháng 4/2009. Chúng
tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
Đánh giá kết quả Bước đầu phẫu thuật thay khớp háng

bán phần Bipolar

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Nghiên cứu tiến cứu 22 bệnh nhân được phẫu thuật
thay khớp háng bán phần Bipolar từ tháng 4/2009 tại khoa
Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên.
Phương pháp phẫu thuật:
* Tư thế: Bệnh nhân nằm nghiêng 900 về bên không
thay khớp.
* Phẫu thuật viên đứng phía sau khớp được thay.
* Đường rạch da: Đường sau bên (Modified Gibson).
* Rạch cân theo đường rạch da.
* Tách cơ mông lớn, giữ trọn vẹn cơ mông nhỡ, chân
được khép và xoay trong nhẹ để rõ nhóm cơ xoay ngoài.
* Cắt các cơ xoay ngoài tại điểm bám vào mấu chuyển
lớn và một phần cơ vuông đùi, bộc lộ bao khớp.
* Cắt bao khớp hình L, bộc lộ vào khớp háng.

* Nếu bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi hoặc tiêu cổ thì
lấy chỏm, sau đó cắt cổ xương đùi.
* Dùng thước đo để xác định vị trí cắt.
* Lấy bỏ phần cổ, chỏm kiểm tra ổ cối và đo đường
kính chỏm xương đùi của bệnh nhân.
* Doa và ráp ống tuỷ xương đùi từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn
* Thử chuôi, thử cỡ vỏ chỏm (đường kính vỏ chỏm
bằng hoặc nhỏ hơn 1mm so với đường kính chỏm xương
đùi của bệnh nhân).
* Bơm rửa ống tuỷ, thấm sạch máu (trong lúc này pha
xi măng).

* Đặt nút chặn xi măng thấp hơn đầu dưới chuôi
khoảng 2cm.
* Đặt chuôi vào ống tuỷ sau khi lắp nút chỉnh chuôi
vào đầu dưới chuôi.
* Lắp chỏm nhân tạo vào cổ (nếu là loại chỏm rời) rồi
lắp vỏ chỏm vào.
* Nắn chỉnh khớp nhân tạo
* Thử độ vững của khớp có thể áp dụng các cách sau:
- Nghiệm pháp Piston: cho đùi ở tư thế cơ năng (gấp
100; dạng 100; xoay ngoài 50) kéo nhẹ đùi nếu chỏm kéo
xuống được 1 - 5mm là rất tốt.
- Vận động khớp:
Gấp 700

Khép 200

Xoay trong 200

Duỗi 100

Dạng 200

Xoay ngoài 200

Nếu không trật là đảm bảo độ vững.
* Khâu phục hồi vết mổ.
Phương pháp theo dõi và đánh giá:
Đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đánh giá kết quả gần (trong 3 tháng đầu sau phẫu
thuật):Tai biến trong phẫu thuật, diễn biến tại vết mổ, thời

gian tập vận động thụ động, chủ động của bệnh nhân sau
phẫu thuật, chụp Xquang kiểm tra sau phẫu thuật.
Đánh giá kết quả xa (trên 3 tháng sau phẫu thuật):
Chúng tôi áp dụng cách đánh giá theo thang điểm 100
của Harris W.H. (1969):
90 - 100 điểm: Rất tốt
80 - 89 điểm: Tốt
70 - 79 điểm: Trung bình
< 70

điểm:

Kém

* Đánh giá Xquang khớp háng được thay thế
* Đánh giá biến chứng:
Phần 2: Phần nội soi và thay khớp
139


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2013

- Đánh giá biến chứng nhiễm khuẩn muộn.
- Đánh giá biến chứng lỏng chi: Theo Gruen và cộng sự.
Ia: Chi lún trong khối xi măng.
Ib: Chi và khối xi măng cùng lún.
II: Đầu trên chi vào trong, đầu dưới ra ngồi và thân bị xoay.
III: Đầu trên chi vào trong và thân bị xoay.
IV: Thân chi bị cong.


KẾT QUẢ
Tuổi

20 - 50

51 - 60

61 - 70

> 70

Tổng

Tỷ lệ %

Nam

0

1

3

4

8

36.36

Nữ


1

2

5

6

14

63.64

Tổng

1

3

8

10

22

100

Tỷ lệ %

4.55


13.64

36.36

45.45

100

Giới

- Tuổi trung bình = 63,79 trẻ nhất là 47 tuổi và cao tuổi nhất là 84 tuổi.
- Tuổi > 60 có 18 bệnh nhân chiếm 81.82%.
- Tuổi ≤ 50 có 03 BN (13.64%)
- Tổng số khớp được thay là 22 .
- Bệnh nhân nam và nữ chênh nhau rõ rệt với nữ là 63.64%, nam chỉ chiếm 36.36%, tỷ lệ nam/ nữ là
1/1,75 lần.
Ngun nhân
Bảng 2: Bệnh lý và chấn thương vùng khớp háng theo tuổi
Tuổi

20 - 50

51- 60

61 - 70

> 70

Tổng


Tỷ lệ %

Gãy cổ xương đùi

0

1

5

9

15

68.18

Khớp giả cổ xương đùi

0

1

3

1

5

22.73


Hoại tử chỏm vô khuẩn

1

1

0

0

2

9.09

Tổng

1

3

8

10

22

Tỷ lệ %

4.55


13.64

36.36

45.45

Giới

- Có 15 BN gãy cổ xương đùi chiếm tỷ lệ cao nhất 68.18%
- Có 5 BN bị khớp giả + tiêu cổ xương đùi đều do di chứng sau gãy cổ xương đùi.
- Có 2 BN bị hoại tử vơ khuẩn chỏm xương đùi sau gãy cổ xương đùi do chấn thương.
Các phương pháp điều trị trước phẫu thuật

140

100


Bảng 3: Các phương pháp điều trị trước khi thay khớp Bipolar
Phương pháp điều trò

Số lượng

Tỷ lệ %

Gãy cổ xương đùi mới kéo liên tục hoặc nẹp bất động

13


59.09

Kết xương vít xốp + Kết xương nẹp vít

5

22.73

Bó bột + bó thuốc nam với gãy cổ xương đùi

4

18.18

Tổng

22

100

- Có tất cả 22 BN bị gãy cổ xương đùi chiếm 100%
trong đó: 15 BN gãy mới chiếm 68.18% và 7 BN gãy cổ
xương đùi cũ chiếm 31.82% đã được điều trị bằng bó bột
và bó thuốc nam, kết hợp xương bằng vít xốp bị thất bại.
Khớp nhân tạo
Bảng 4: Loại khớp

Sau mổ 3 tháng bệnh nhân đi lại được và đã bỏ nạng
hồn tồn, dáng đi bình thường.
Bảng 5: Biên độ gấp của khớp háng được thay

Biên độ gấp

< 900

# 900

Cộng

Số lượng

2

20

22

Tỷ lệ %

9.09

90.91

100

Loại khớp

Số lượng

Tỷ lệ %


Biên độ gấp của khớp háng thấp nhất là 800

Có xi măng

13

59.09

Biên độ gấp của khớp háng cao nhất là 1300

Không có xi măng

9

40.91

Tổng

22

100

Kết quả gần
* Diễn biến tại vết mổ: 100% vết mổ liền sẹo kỳ đầu
* Thời gian phẫu thuật trung bình 65 phút
* Thời gian nằm viện sau phẫu thuật: 7 ngày
* Thời gian tập vận động sau phẫu thuật. Bệnh nhân
được tập vận động ngay sau phẫu thuật, 24 h sau được
ngồi dạy và tập đứng
Thời gian bỏ nạng trung bình là 2 - 3 tháng. Ngắn nhất

là 3 tuần, dài nhất là 4 tháng
* Kết quả Xquang sau phẫu thuật
Tất cả các bệnh nhân được chụp Xquang khớp háng 2
bên trong vòng
2 -3 ngày đầu sau phẫu thuật kết quả chi gắn tốt.
Kết quả xa trên 3 tháng
* Các bệnh nhân khi ra viện, được lập phiếu theo dõi
và hẹn khám định kỳ sau 1, 6, 12 tháng và các năm tiếp
theo. Tất cả các BN đều có số điện thoại của phẫu thuật
viên hoặc bác sỹ theo dõi để liên lạc khi cần thiết.

Bảng 2.6. Mức độ đau
Mức độ đau

Số lượng

Tỷ lệ %

Không đau(44 điểm)

18

88.82

Có, nhưng không đáng kể(40)

3

13,62


Có, dùng thuốc giảm đau như
Aspirin (30)

1

4.55

Đau vừa dùng thuốc giảm đau
mạnh hơn Aspirin(20)

0

0

Đau nhiều, hạn chế vận động
nhiều(10)

0

0

Tàn phế, mất chức năng hoàn
toàn(0)

0

0

Tổng


22

100

Chúng tơi thấy có 21/22 khớp Bipolar chiếm 95.45%,
khơng đau hoặc đau nhẹ khơng ảnh hưởng đến vận động
(khơng phải dùng thuốc giảm đau).
Tất cả các BN chúng tơi khám, đều có đau nhẹ hoặc
đau tăng khi thay đổi thời tiết.
Có 01 bệnh nhân đau và thỉnh thoảng phải dùng thuốc.

Bảng 7: Kết quả chung
Kết quả

Rất tốt
(90-100)

Tốt (80- 89)

Trung bình
(70-79)

Kém (<70)

Tổng

Số lượng

21


1

0

0

22

Tỷ lệ %

95.45

4.65

0

0

100

Phần 2: Phần nội soi và thay khớp
141


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2013

Qua kết quả kiểm tra được 22 BN thay khớp
Bipolar với thời gian theo dõi trung bình là 15 tháng.
ngắn nhất là 1 tháng, dài nhất là 3 năm. Kết quả rất
tốt và tốt là 22 khớp chiếm 100%. Điểm trung bình

theo thang điểm là 89,7 điểm.
Tai biến và biến chứng: Tất cả các bệnh nhân
được phẫu thuật chúng tôi không gặp trường hợp nào
có biến chứng sớm. Do thời gian theo dõi ngắn nên
chưa đánh giá được các biến chứng muộn.

BÀN LUẬN
Theo nhiều tác giả nước ngoài, nói đến phẫu
thuật thay khớp nói chung, thay khớp háng bán phần
bipolar nói riêng. Tuổi của bệnh nhân thay chỏm
xương đùi trung bình từ 70 - 80 tuổi và tỷ lệ nữ >
nam. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp.
Theo Harris W.H. chỉ định thay khớp háng bán
phần bipolar được chỉ định cho bệnh nhân > 70 tuổi.
Còn theo Calandruccio R.A. gãy cổ xương đùi > 75
tuổi nếu còn vận động nhiều thay khớp Bipolar, vận
động ít thay chỏm Unipolar (Moore hoặc Thompson
v v…).
Theo Giliberty R.P. chỉ định thay khớp háng bán
phần Bipolar có thể thay khớp háng cho bệnh nhân
tuổi < 65 tuổi.
Theo Nguyễn Tiến Bình và cộng sự [2] (1999 đến
2003) đã phẫu thuật cho 475 trường hợp thay khớp
háng toàn phần và bán phần có độ tuổi từ 21 đến 85,
tuổi trung bình là 63,5 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình =
63,79 trẻ nhất là 47 tuổi và cao tuổi nhất là 84 tuổi.
Bệnh nhân nam và nữ chênh nhau rõ rệt với nữ
là 63.64%, nam chỉ chiếm 36.36%, tỷ lệ nam/ nữ là
1/ 1.75 lần. ở người cao tuổi, nhóm bệnh nhân thay

khớp do gãy cổ xương đùi và khớp giả khá cao. Theo
các tác giả trên thế giới ở bệnh nhân > 60 tuổi do tình
trạng thưa xương nhất là ở phụ nữ tiến triển nhanh
hơn vì vậy gãy cổ xương đùi ở nữ cao tuổi nhiều hơn
nam cao tuổi 4 - 5 lần. Nguyên nhân chính là gãy cổ
xương đùi và di chứng gãy cổ xương đùi. Đây là chỉ
định của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả khác.
Có 100% trường hợp vết mổ có diễn biến sau phẫu
thuật được đánh giá là tốt, vết mổ liền sẹo kỳ đầu, cắt
chỉ sau 12 - 14 ngày, thời gian nằm viện trung bình là
7 ngày. Không có vết mổ bị nhiễm khuẩn vết mổ nông
Đối với dẫn lưu sau phẫu thuật, chúng tôi bao
giờ cũng dẫn lưu cho tất cả các ổ khớp háng nhân tạo
142

được thay. Rút dẫn lưu sau 24 - 48 giờ vì tất cả các
bệnh nhân sau 48 giờ không còn máu, dịch chảy ra
qua dẫn lưu. So với các báo cáo khác chúng tôi không
gặp trường hợp nào chảy máu sau mổ > 500ml. Có lẽ
vì phẫu thuật thay khớp Bipolar kỹ thuật không phức
tạp bằng phẫu thuật thay khớp háng toàn phần.
Hầu hết các bệnh nhân đều được chúng tôi hướng
dẫn, tập luyện trước và sau phẫu thuật (trừ những
trường hợp gãy cổ xương đùi mới). Ngay sau phẫu
thuật chúng tôi đặt nẹp tam giác, gối mềm vào vùng
khoeo chân bên phẫu thuật và cố định vào cả 2 chân
vào nẹp tam giác. Để tránh trật khớp trong quá trình
vận chuyển bệnh nhân. Trung bình vào ngày thứ 2
sau phẫu thuật, thân nhân và người nhà bệnh nhân
được hướng dẫn tập luyện sau phẫu thuật. Bệnh nhân

tập ngồi dậy tại giường, gấp háng khoảng 450 và duỗi
00, tập vận động cổ chân. Lúc nghỉ đặt gối mềm vào
vùng khoeo, cẳng chân cao khoảng 20cm để tránh
phù nề; tập nâng gót chân lên khỏi mặt giường. Theo
chúng tôi tập gấp - duỗi háng, gối, cổ chân và nâng
gót chân lên khỏi mặt giường; kê cao cẳng chân vùng
khoeo là rất quan trọng. Chúng tôi đã gặp nhiều
trường hợp do tập ngồi dậy để 2 cẳng chân xuống và
tập gấp - duỗi gối > 30 phút. Sau đó nằm không kê
cao chân dẫn đến phù nề 2 cẳng bàn chân (do máu từ
tĩnh mạch trở về kém) nhất là ở người cao tuổi hoặc ở
những bệnh nhân đã nằm lâu ngày.
Vào ngày thứ 3 trở đi, sau khi rút dẫn lưu bệnh
nhân được đứng lên, tập đi với sự trợ giúp của 2 nạng
nách hoặc khung tập hay người khác trợ giúp. Chân
bên phẫu thuật được tập luyện ở mức độ vừa phải;
nhất là ở bệnh nhân thay khớp háng không xi măng
vì ít nhất cũng phải từ 3 - 6 tuần xương xốp mới có
thể phát triển vào các khoảng trống ở phần chuôi.
Theo chúng tôi, việc tập phục hồi chức năng sau
phẫu thuật vào ngày thứ 2, 3 là tốt. Tuy nhiên, nó còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tình trạng toàn
thân; có mắc các bệnh mạn tính kèm theo hay không;
có bị tai biến, biến chứng trong sau phẫu thuật hay
không; dẫn lưu sau phẫu thuật, vết mổ ổn định chưa.
Trong 2 tuần đầu chỉ nên tập nhẹ nhàng không nên
cho bệnh nhân tập quá sức nhất là đối với bệnh nhân
quá già yếu.
Kết quả sau mổ 3 tháng.
Qua đánh giá chức năng sau phẫu thuật, của 22

bệnh nhân (22 khớp Bipolar), với thời gian theo dõi
trung bình là 15 tháng. Theo thang điểm 100 của
Harris. Chúng tôi thu nhận được kết quả như sau.


KẾT LUẬN

- Rất tốt và tốt là 22 trường hợp chiếm 100%.
- Điểm trung bình là 92 điểm; cao nhất là 97 điểm; thấp
nhất là 80 điểm.
So sánh với một số tác giả khác:
Bảng 8: So sánh kết quả sau phẫu thuật thay khớp
Bipolar
Kết quả

Lausten
G.S.

Torisu T.

Nhâm Sỹ
Đức

Rất tốt + tốt

93,33%

84,6%

89,20%


Trung bình

3,22%

10,54%

5,40%

Kém

3,45%

4,86%

5,40%

Điểm trung bình

92,14

83,40

89.70

Theo chúng tơi, sự so sánh chỉ là tương đối bởi vì
chúng tơi cho rằng càng theo dõi lâu dài, thì chức năng
của khớp háng nhân tạo ngày càng kém đi, do đó tỷ lệ rất
tốt và tốt sẽ giảm. ngồi ra sự so sánh còn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố khác nữa. Mà thời gian theo dõi của chúng

tơi chưa bằng so với các tác giả khác. Theo chúng tơi, về
kết quả lâu dài khó có thể sánh được với khớp háng tồn
phần, nhưng kỹ thuật đơn giản hơn, giá thành thấp hơn
khớp háng tồn phần.

* Giới: Nữ chiếm 63,64%, Nam chiếm 36,36%. Tuổi
trung bình = 63,79 trẻ nhất là 47 tuổi và cao tuổi nhất là 84
tuổi. Tuổi > 60 có 18 bệnh nhân chiếm 81.82%. Tuổi ≤ 50
có 03 BN (13.64%). Tổng số khớp được thay là 22 .
* Ngun nhân: - Có 15 BN gãy cổ xương đùi chiếm
tỷ lệ 68.18%, 5 BN (22,73%) bị khớp giả và tiêu cổ
xxương đùi. Có 2 BN (9,09%) bị hoại tử chỏm vơ khuẩn
xương đùi sau gãy cổ xương đùi do chấn thương.
* Phương pháp điều trị trước phẫu thuật: 15 BN
(68.18%) gãy mới và 7 BN gãy cổ xương đùi cũ chiếm
31.82% đã được điều trị bằng bó bột và bó thuốc nam, kết
hợp xương bằng vít xốp bị thất bại.
* Loại khớp: 59,09% khớp có xi măng, 40,91% khớp
khơng xi măng
* Kết quả sau phẫu thuật: 100% vết mổ liền sẹo kỳ
đầu, thời gian phẫu thuật trung bình 65 phút, thời gian nằm
viện sau phẫu thuật: 7 ngày, 100%, khớp đúng vị trí trên
xquang và chi gắn tốt.
* Kết quả chung: Rất tốt và tốt là 22 khớp chiếm
100%.. Điểm trung bình theo thang điểm là 89,7 điểm; cao
nhất là 97 điểm; thấp nhất là 81 điểm.

Tài liệu tham khảo
1.


Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Ngọc Liêm (1999):
Nhận xét kết quả 126 trường hợp thay khớp háng bán
phần, tồn phần tại Bệnh viện Trung ương qn đội
108. Báo cáo khoa học Đại hội Hội ngoại khoa Việt
Nam lần thứ X, Hà Nội 10/1999, trang 135 – 137.

2.

Nguyễn Tiến Bình, Trần Lê Đồng (2000): Đánh giá
kết quả sau thay khớp háng tồn phần và bán phần.
Phẫu thuật tạo hình, tập IV. Số 1. 2000, trang 36 – 38.

3.

Trần Đình Chiến (2006): Kết quả bước đầu áp dụng
can thiệp tối thiểu trong thay khớp háng tại khoa Chấn
thương chỉnh hình Bệnh viện 103 – Học viện qn Y.
Tạp chí Y dược lâm sàng 108, trang 280 – 281, Hà
Nội – 2006.

4.

Trần Lê Đồng (1999): Đánh giá kết quả phẫu thuật
thay chỏm xương đùi bằng chỏm kim loại. Luận văn
thạc sỹ – Học viện qn y – 1999.

5.

Nguyễn Văn Hoạt (2003): Đánh giá kết quả thay
khớp háng bán phần cho những bệnh nhân gãy cổ

xương đùi do chấn thương. Luận văn thạc sỹ Y học –
Đại học Y Hà Nội 2003.

6.

Nguyễn Đức Phúc (2005): Gãy cổ xương đùi, Chấn
thương chỉnh hình. NXB Y Học, Hà Nội – 2005, Trang
374 – 385.

7.

Đồn Việt Qn, Đồn Lê Dân (1998): Nhận xét
về thay chỏm xương đùi tại Bệnh viện Việt Đức Hà
Nội. Ngoại khoa số 5, Tổng hội Y dược học Việt Nam,
trang 24 – 27.

8.

Nguyễn Trung Sinh (2005): Điều trị những tổn
thương vùng cổ xương đùi bằng phẫu thuật thay
chỏm kim loại, Chấn thương chỉnh hình. NXB Y Học,
Hà Nội – 2005, Trang 386 – 389.

9.

Floren M., Lester D.K. (2003): Outcomes of total hip
arthroplasty and contralateral bipolar hemiarthroplasty:
a case series. J Bone Joint Surg Am .2003; 85:523 6.

10.


Lee S.B., Sugano N., Nakata K., Matsui M.,
Ohzono K. (2004): Comparison between bipolar
hemiarthroplasty and THA for osteonecrosis of the
femoral head. Clin. Orthop Rel Res.2004; 424:161 -5.

11.

Torisu T., Kaku N., Tumura H., Tomari K. (2003):
3M integral bipolar cup system for dysplastic
osteoarthritis. Clinical and radiographic review with
five- to seven-year follow-up. The Journal of Bone and
joint surgery Br. 2003; 85: 822 - 5.

Phần 2: Phần nội soi và thay khớp
143



×