Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HLU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.97 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

1

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ (DOCUMENTARY CREDITS):

1

1.

Định nghĩa:

1

2.

Các bên tham gia:

1

3.

Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ:

2



II.
NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ:

2

III.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ:

3

1.

3

Ưu điểm:

1.1.

Đối với người xuất khẩu:

3

1.2.

Đối với người nhập khấu:


3

1.3.

Đối với Ngân hàng:

4

2.

Hạn chế:

4

2.1.

Với người xuất khẩu:

4

2.2.

Với người nhập khẩu:

4

KẾT LUẬN

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6

0


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, sự hòa nhập mạnh
mẽ của nền kinh tế thế giới, việc buôn bán, xuất nhập khẩu ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Do đó,các phương thức về thanh toán đối với hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế đang nhận được sự quan tâm mạnh
mẽ của các cá nhân, tổ chức. Phương thức tín dụng chứng từ trong
thanh tóa quốc tế là một phương thức phổ biến và nhận được nhiều sự
quan tâm. Vậy, phương thức tín dụng chứng từ là gì? Nguồn luật điều
chỉnh phương thức này bao gồm những gì? Ưu điểm và nhược điểm
của phương thức này là gì? Để làm rõ những vấn đề trên, em xin triển
khai đề bài số 07 về phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán
quốc tế để làm bài tập lớn của mình.

NỘI DUNG
I.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ (DOCUMENTARY CREDITS):
1.
Định nghĩa:
Phương thức Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó
theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư
(gọi là thư tín dụng- letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận
hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng

bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản
quy định trong thư tín dụng1
2.
Các bên tham gia:
Người yêu cầu mở thư tín dụng : người mua, người nhập khẩu,
người phải trích tài khoản của mình để thanh toán.
Ngân hang phat hành: Ngân hàng phát hành còn được gọi là
ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo
yêu cầu của người nhập khẩu.

1 />1


Ngân hàng thông báo: Có thể là một ngân hàng đại diện hoặc là
chi nhánh của ngân hàng mở thư tín dụng đặt tại nước người xuất
khẩu.
Người hưởng lợi: người xuất khẩu, người bán hàng hóa hay
người ký phát hối phiếu được hưởng lợi thư tín dụng do người nhập
khẩu mở.2
3.
Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ:

Hình 1: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
(Nguồn:
/>II.
NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ:
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời
bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc
gia, đồng thời nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập

quán quốc tế, đó là:
Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform
Customs and Practice or Documentary Credit) – viết tắt là UCP: ban
hành năm 1993, bản sửa đổi số 500 (Viết tắt là UCP 1993 No.500),
mang tính chất quy phạm tùy nghi. Nghĩa là khi áp dụng nó thì các
bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận và ghi vào hợp đồng hoặc là
giữa họ có thể có thỏa thuận khác nhưng phải có dẫn chiếu.
2 />
2


Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ
theo L/C (International Standard Banking Practice Under
Documentary Credit) – viết tắt là ISBP.
Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử
(Supplement to the Uniform Customs and Practice For Documentary
Credit For Electronic PresentationP) – viết tắt là eUCP.
Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C (Uniform
Rules For Bank – To – Bank Reimbursements Under Documentary
Credit) –viết tắt là URR.3
Trong đó, UCP là văn bản chính, còn các văn bản khác có tính chất
giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP.
III. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC
TẾ:
1.

Ưu điểm:

L/C có ưu điểm là bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên tham gia, kể

cả là Ngân hàng. Trong L/C ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ,
chi hộ mà còn là đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất
khẩu, đảm bảo cho tổ chức xuất khẩu được khoản tiền tương ứng với
hàng hóa mà họ đã cung ứng, đồng thời đảm bảo cho tổ chức nhập
khẩu nhận được số lượng,chất lượng hàng hóa tương ứng với số tiền
mình đã thanh toán. Từ đó, trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu
nhất cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.
1.1. Đối với người xuất khẩu:
Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư
tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
Khi chứng từ được chuyển đến Ngân hàng phát hành, việc
thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngàyxác định (nếu là
L/C trả chậm).
Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử
dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
1.2. Đối với người nhập khấu:
3 />3


Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới
phải trả tiền.
Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm
tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất
khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
1.3. Đối với Ngân hàng:
Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh
toán hộ...). Như vậy, ngân hàng sẽ có thêm phí để hoạt động vào
những mục đích cụ thể đã đề ra
Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.

2.

Hạn chế:

Nhược điểm lớn nhất của L/C là thủ tục và thực hiện còn rườm rà,
phức tạp, rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng
trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong
việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh
toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng
từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.
2.1. Với người xuất khẩu:
Nếu không hiểu rõ về phương thức thanh toán này hoặc do lí do nào đó mà
không xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy đinh của tín dụng
thư hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của tín dụng thư thì
khi đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.
Như vậy, sẽ gây thiệt hại lớn cho người xuất khẩu.
2.2.

Với người nhập khẩu:

Vì tín dụng thư khi được phát hành ra sẽ độc lập với hợp đồng cơ sở
và ngân hàng phát hành cũng không chịu trách nhiệm kiểm tra về hình
thức, nội dung, hiệu lực pháp lí, tính thật giả, chính xác, của bất kì
chứng từ nào trong bộ chứng từ người xuất khẩu lập mà chỉ kiểm tra
bề ngoài của bộ chứng từ đó có phù hợp với điều khoản của L/C hay
không thì sẽ thanh toán cho người xuất khẩu mà không cần quan tâm
xem chất lượng hay hàng hóacó được giao đúng, đủ như trong hợp
đồng mua bán ngoại thương.
4



KẾT LUẬN
Việc lựa chọn phương thức nào trong hoạt động thanh toán quốc tế
cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với những người kinh
doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế. Hiện nay, các Ngân hàng
thương mại Việt Nam thực hiện hầu hết các hình thức thanh toán phổ
biến. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế khách quan cũng như ưu nhược
điểm của từng phương thức mà phương thức thanh toán theo tín dụng
chứng từ hiện là phương thức thanh toán phổ biến tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam.

5


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình “Luật thương mại quốc tế”,
Nxb. Công an nhân dân, 2016
/> /> /> /> /> />
6




×