Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trình bày quan điểm của em về vấn đề phân cấp thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại.BTHK thương mại 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.52 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Ngày nay, thế giới đang sống trong bầu không khí toàn cầu hóa nhộn nhịp và
khẩn trương, với sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường. Xu thế hội nhập quốc tế
mở ra những thuận lợi đồng thời thách thức sự phát triển của mỗi quốc gia. Từ
những nước phát triển đến những nước đang phát triển đã và đang huy động mọi
nguồn lực của nước mình vào cuộc, tạo ra sự cạnh tranh vô cùng lớn. Sự cạnh
tranh không chỉ diễn ra giữa các nước với nhau mà ngay trong cả từng lĩnh vực,
các tổ chức, doanh nghiệp, công ty…của một quốc gia. Để khẳng định tiến tăm của
mình với khách hàng thì quảng cáo là hình thức hàng đầu được lựa chọn.
Quảng cáo ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh
doanh nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Nhờ có quảng cáo mà sản phẩm của
các nhãn hàng được người tiêu dùng khắp thế giới biết đến. Do đó, quảng cáo cũng
giúp người tiêu dùng định hướng, chọn lựa sở thích tiêu dùng của mình một cách
phù hợp. Chính vì vậy để hoạt động quảng cáo diễn ra theo đúng bản chất của nó
thì sự can thiệp của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền là rất cần thiết.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề quản lý Nhà nước dối với quảng cáo em xin chọn đề bài
số 02: “Trình bày quan điểm của em về vấn đề phân cấp thẩm quyền quản lí nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại” cho bài tập lớn của mình.

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Khái niệm quảng cáo thương mại
Vấn đề quảng cáo được từng nước, từng tổ chức, từng doanh nghiệp nhìn
nhận theo mục tiêu mà mình hướng tới.

1


Quảng cáo xuất phát từ “adventure” trong tiếng La tinh có nghĩa là thu hút
lòng người, gây sự chú ý, gợi dẫn. Sau này thì thuậ ngữ đó được sử dụng trong
tiếng Anh là “ advertise”. Theo đó “advertise” được hiểu là gây sự chú ý ở người


khác hay là thông báo cho người khác một sự kiện gì đó.
Theo quan niệm của Nhật Bản: “Quảng cáo là sự tuyên truyền, giới thiệu về
hàng hóa dịch vụ, nhằm thu hút sự chú ý của những người, có thể là người mua,
gây sự thích thú đối với hàng hóa và dịch vụ, cuối cùng làm cho họ trở thành khách
hàng thực tế của tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó”.
Hiệp Hội quảng cáo Hoa kì: “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin,
trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền, hang hóa, dịch vụ của chủ
quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người
khác”.
Theo khỏan 1 Điều 2 Luật quảng cáo năm 2012 Việt Nam định nghĩa:
“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục
đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới
thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.” Như vậy có thể hiểu
đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin
nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào đó. Như vậy trong pháp
luật hiện hành quảng cáo thương mại chỉ là một bộ phận của hoạt động quảng cáo
chung.
Điều 102 luật thương mại năm 2005 quy định:“Quảng cáo thương mại là
hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về
hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”.

2


2. Đặc điểm của quảng cáo thương mại
Để phân biệt với quảng cáo nói chung và với các hoạt động xúc tiến thương
mại khác, quảng cáo thương mại có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về chủ thể: chủ thể hoạt động quảng cáo là thương nhân. Với tư

cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ
cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương
nhân khác theo hợp đồng để thu lợi nhuận.
Thứ hai, về tổ chức thực hiện: thương nhân có thể tự mình thực hiện các công
việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác
thông qua hợp đồng dịch vụ.
Thứ ba, về mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại: giới thiệu về hàng
hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cấu cạnh tranh và mục tiêu lợi
nhuận của thương nhân. Thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng
hóa, dịch vụ, có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của công
ty khác thông qua quảng cáo cạnh tranh hoặc quảng cáo so sánh. Đây chính là lợi
thế mà thương nhân có thể khai thác vì nó có ý nghĩa lớn trong việc định hướng
nhu cầu tiên dung cho xã hội, bao gồm: tiêu dùng cho cá nhân và cho sản xuất.
Cuối cùng, về cách thức xúc tiến thương mại: thương nhân sử dụng hàng hóa
và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa, dịch vụ đến với
khách hàng. Những thông tin đó có thể được truyền tải dưới nhiều hình thức khác
nhau. Đặc điểm này cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với những hình thức
xúc tiến thương mại khác cũng có cùng mục đích là giới thiệu hàng hóa.
II. Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thương mại
1.

Nội dung quản lý nhà nước về quảng cáo thương mại

3


Nội dung quản lí Nhà nước về quảng cáo thương mại chính là những nhiệm
vụ mà cơ quan nhà nước tiến hành để điều tiết cũng như định hướng cho hoạt động
quảng cáo thương mại phát triển, phù hợp với lợi ích của các chủ thể hoạt động
quảng cáo và lợi ích chung của toàn xã hội. Điều 4 Luật quảng cáo quy định nội

dung quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại
nói riêng bao gồm:
-

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng

-

cáo.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát

-

triển hoạt động quảng cáo.
Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo.
Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động

-

quảng cáo.
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động

-

quảng cáo.
Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động
quảng cáo.
Hoạt động quảng cáo thương mại là một nội dung của quản lí Nhà nước đối

với các hoạt động kinh tế- xã hội, mà sự quản lí của Nhà nước đối với các hoạt
động chính trị kinh tế, xã hội là theo hướng nhằm mục đích điều tiết và định
hướng với những nhiệm vụ cơ bản như: Thứ nhất là đề ra chiến lược kinh tế mang
tính chất tạm thời, hoặc lâu dài, thứ hai- quy định của pháp luật về các chế độ,
chính sách có hiệu lực thống nhất trên cả nước, thứ ba- tạo ra môi trường lành
mạnh cho các hoạt động kinh tế- xã hội phát triển và cuối cùng là thực hiện việc
kiểm tra, giám sát các hoạt động để có được sự tổng kết và đánh giá khách quan.
Do đó trong các nội dung của quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo
thương mại cần tập trung vào hai vấn đề sau:

4


Về việc quy định xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển quảng cáo: Hiện nay một số địa phương đã xây dựng , bổ sung cũng
như hoàn thiện vấn đề quy hoạch quảng cáo , kèm theo phụ lục về khu vực và các
tuyến đường cho phép thực hiện hoạt động quảng cáo . Điều này xuất phát từ “đề
án chiến lược phát triển quảng cáo Việt Nam đến năm 2015”, và việc Bộ văn hóa
thể thao du lịch xây dựng đề cương hướng dẫn về quy hoạch quảng cáo ngoài trời,
và những bản quảng cáo mang tính làm mẫu để các địa phương xem xét, áp dụng 
hoàn thiện được quy hoạch quảng cáo ở địa phương tạo cơ sở pháp lí quan trọng
cho Nhà nước thực hiện việc quản lí trong lĩnh vực quảng cáo nói chung và quảng
cáo thương mại nói riêng.
Về quy định cấp và thu hồi giấy phép thực hiện quảng cáo, giấy phép đặt
văn phòng đại diện, chi nhánh quảng cáo của tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ
quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam. Pháp luật nước ta quy định đối với hoạt động
quảng cáo ngoài trời thì phải được cấp giấy phép trước khi thực hiện quảng cáo.
Tuy nhiên trên thực tế việc cấp giấy phép thực hiện quảng cáo ngoài trời còn gặp
nhiều những khó khăn. Vì việc cấp phép phụ thuộc vào quy hoạch của từng địa
phương và liên quan đến nhiều vấn đề khác. Hiện nay thông tư liên tịch số

06/2007/ TTLT-BVHTTDL-BYT-BNN-BXD được ban hành để hướng dẫn về vấn
đề cấp phép thực hiện hoạt động quảng cáo một cửa liên thông, đặc biệt là về mặt
thủ tục đã giúp cho việc thực hiện đơn giản hơn, gỡ bỏ được những khó khăn cho
2.

các doanh nghiệp.
Cơ quan quản lí Nhà nước về quảng cáo thương mại
Điều 5 Luật quảng cáo năm 2012 quy định: Trách nhiệm quản lý nhà nước
về hoạt động quảng cáo:
“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

5


2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà
nước về hoạt động quảng cáo.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng
cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.”
So với pháp lệnh quảng cáo thì luật quảng cáo năm 2012 thì trách nhiệm trước
chính phủ của Bộ văn hóa- thông tin được chuyển sang cho Bộ văn hóa, thể thao
và du lịch. Và cũng không còn quy định cụ thể về trách nhiệm quản lí hoạt động
quảng cáo của Bộ thương mại. Đây là một quy định hợp lí bởi lẽ: xuất phát từ mục
đích của việc quản lí hoạt động quảng cáo thương mại là việc quản lí nội dung
quảng cáo, chính vì vậy mà việc thực hiện quảng cáo cần phải đảm bảo sự chính
xác trong việc cung cấp thông tin, và phải phù hợp với chuẩn mực và đạo đức,
thuần phong mỹ tục. Việc giao cho Bộ văn hóa, thể thao và du lịch nhằm đảm bảo
hiệu quả hơn trong việc quản lí, do từ thực tiễn hiện nay Bộ văn hóa thể thao và du

lịch đã được quản lí Nhà nước về quảng cáo và có những kinh nghiệm nhất định,
nên việc quy định như vậy giúp cho việc nắm bắt thông tin và quản lí thuận lợi
hơn.
3.

Phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thương mại
* Về thẩm quyền phân cấp của các bộ trong lĩnh vực quảng cáo
Điều 26 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi
hành Luật quảng cáo 2012 có quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng
cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch , theo đó thì Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
quảng cáo trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
6


- Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo;
- Hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại
địa phương;
- Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng cáo;
- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý trong
hoạt động quảng cáo;
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo quy định
của pháp luật;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, sau khi Bộ văn hóa- thông tin năm 2007 được phân tách ra thành Bộ
văn hóa, thể thao, du lịch và Bộ thông tin- truyền thông thì Bộ văn hóa, thể thao,
du lịch đã tiếp tục thực hiện chức năng quản lí nhà nước về quảng cáo, trừ việc
quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên mạng thông tin

máy tính và trên xuất bản phẩm, do những nội dung công việc này được chuyển
giao cho Bộ thông tin và truyền thông.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 181/2013/NĐ-CP
ngày14/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật quảng cáo năm 2012, theo đó thì
Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm như:
- Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường
mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu
chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật;

7


- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép ra kênh, chương trình chuyên
quảng cáo trên báo nói, báo hình;
- Tiếp nhận thủ tục thông báo ra phụ trương chuyên quảng cáo đối với báo in;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động quảng cáo trên
báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các
sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
Không chỉ có như vậy mà trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hầu
hết các bộ quản lí ngành đều có thẩm quyền phối hợp với Bộ văn hoá, thể thao và
du lịch trong quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo theo quy định tại
Khoản 2 Điều 27 Nghị định 181/2013/NĐ – CP ngày 14/11/2013 hướng dẫn thi
hành Luật quảng cáo 2012 :
“ 2. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về quảng
cáo; quản lý nhà nước về nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ đặc biệt thuộc ngành, lĩnh vực được phân công;
b) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo đối với

các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của mình;
c) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quảng cáo thuộc lĩnh vĩnh
vực được phân công quản lý.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo
theo thẩm quyền.”

8


* Về thẩm quyền theo phân cấp của Ủy ban nhân dân và các cơ sở ở địa
phương
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lí nhà nước về quảng cáo tại địa
phương theo phân cấp của Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền và trách
nhiệm thực hiện ( Điều 28 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành Luật quảng cáo năm 2012) :
- Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại
diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;
- Tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo
ngoài trời trên địa bàn;
- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo tại
địa phương;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về quảng
cáo tại địa phương;
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm
quyền;
- Báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột
xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Sở văn hoá - thông tin có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các ngành để
xây dựng quảng cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
phê duyệt; tiếp nhận hồ sơ, chủ trì thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ

9


chức cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài đặt tại địa phương. Theo
pháp luật hiện hành, Sở thông tin và truyền thông không có nhiệm vụ cụ thể trong
quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, mặc dù, quyết định thành lập Sở
thông tin và truyền thông của các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đều khẳng định Sở
thông tin và truyền thông có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về
quảng cáo trên báo chí, mạng máy tính tại địa phương.
Như vậy, thực trạng phân cấp thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động
quảng cáo có một số nét nổi bật:
Thứ nhất, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước đối với hoạt động
quảng cáo.
Thứ hai, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Thứ ba, chức năng quản lí nhà nước về thông tin được giao cho Bộ thông tin
và truyền thông, các nội dung quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo trên báo
chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm được chuyển giao cho Bộ thông tin
và truyền thông, trong đó, có một số hoạt động cấp phép được chuyển giao trực
tiếp từ Bộ văn hoá - thông tin sang cho Bộ thông tin và truyền thông thực hiện;
Thứ tư, mặc dù có sự thay đổi cơ cấu bộ máy của Chính phủ (từ năm 2008)
nhưng Sở văn hoá thể thao và du lịch vẫn tiếp tục thực hiện mọi thẩm quyền quản
lí nước đối với hoạt động quảng cáo tại địa phương. Sở thông tin và truyền thông
không được phân cấp thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo ở địa phương;
Thứ năm, Bộ công thương là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước về thương

mại, trong đó bao gồm 4 hoạt động xúc tiến thương mại là khuyến mại, quảng cáo
thương mại, trưng bày, hội chợ triển lãm thương mại. Tuy nhiên, do Luật thương
mại năm 2005 "tránh" các quy định đã và đang tồn tại về phân cấp thẩm quyền
10


quản lí hoạt động quảng cáo nên hầu như Bộ công thương không trực tiếp tham gia
quản lí hoạt động quảng cáo, mặc dù bản chất của các quảng cáo đều là quảng cáo
thương mại.
Khi áp dụng các quy định về quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo trên
thực tiễn làm phát sinh những vấn đề như:
Những văn bản hướng dẫn có những văn bản cần thiết nhưng vẫn chưa ban
hành một cách kịp thời nhiều khi dẫn đến khó khan trong việc áp dụng thống nhất
các quy định của pháp luật đối về quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo
thương mại, việc đề ra và thông qua vẫn còn chậm trễ. Không chỉ vậy mà hệ thống
các văn bản đôi khi còn chưa có sự thống nhất trong việc quy định và hướng dẫn,
và chính vì thế mà nó chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, cũng như vẫn còn
những văn bản không phù hợp với thực tế.
Việc quy định chỉ có một cơ quan quản lí chuyên trách trong khi cả pháp lệnh
quảng cáo và luật quảng cáo năm 2012 đều quy định rõ ràng có sự phân công, phân
cấp giữa các cơ quan trong việc quản lí nhà nước về quảng cáo. Gây ra tình trạng
dồn quá nhiều công việc cho cơ quan quản lí chuyên trách dẫn đến việc hoạt động
sẽ không đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Nhất là khi hiện nay các hoạt
động quảng cáo diễn ra ngày càng nhiều với những phương thức hết sức đa dạng.
Mặc dù đã có những văn bản thay thế như: nghị định số 76/2013/NĐ-Cp thay
thế nghị định số 185/2007/NĐ-CP, nghị định 132/2013/NĐ-Cp thay thế nghị
định187/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ văn hóa thể thao du lịch ( Chính phủ giao cho Bộ này thống
nhất quản lí nhà nước về quảng cáo đồng thời quản lí trực tiếp vấn đề quảng cáo
ngoài trời và quảng cáo có yếu tố nước ngoài) và bộ thông tin và truyền thông

( quản lí hoạt động quảng cáo trên báo chí) mà chưa nêu rõ được cơ chế phối hợp

11


quản lí quảng cáo giữa hai bộ này, nhìn chung những văn bản mới thay thế cũng
chưa có nhiều thay đổi trong vấn đề quản lí nhà nước về quảng cáo.
Những quy định trong nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, và nghị
định số 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính – đây là những quy định thể hiện việc kiểm tra, thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật trong quảng cáo thương mại về
thẩm quyền và việc kiểm tra đã được quy định tương đối rõ ràng, bên cạnh đó thì
mức phạt quy định thấp và thủ tục còn rườm rà, khó khăn trong việc thực hiện.
Theo quy định tại điều 22, 23 và điều 32 nghị định số 166/ 2013/ NĐ-CP thì việc
thực hiện cưỡng chế cần phải có đại diện của cơ quan công an, chính quyền địa
phương. Việc quy định như vậy nhiều khi gây khó khăn cho việc tực hiện trên thực
tế, vì bởi lẽ trong những trường hợp cầm thiết mà có khi lại không có mặt đầy đủ
những người được pháp luật quy định thì việc thực hiện đó sẽ không được đảm
bảo.
Không chỉ có vậy mà việc quy định về phân định chức năng quản lí của nhà
nước trong lĩnh vực thương mại giữa bộ văn hóa thể thao du lịch và bộ công
thương chưa có sự rõ ràng. Điểm h khoản 15 diều 2 nghị định 95/2012/NĐ- CP
quy định: “ h) Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Trường hợp nội dung quảng cáo thực phẩm có
công bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Y tế;” và điểm b
khoản 22 nghị định này quy định: “b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện
hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại,
khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo
quy định của pháp luật;”. Theo đó Bộ công thương có quyền cấp giấy xác nhận

nội dung quảng cáo đối với một số loại thực phẩm và được quyền hướng dẫn, kiểm

12


tra về nội dung hoạt động quảng cáo ở trong và ngoài nước. Nghị định này cũng
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ công
thương- thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao
gồm cả xúc tiến thương mại.
III. Một số kiến nghị về hướng hoàn thiện về thẩm quyền quản lý nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại và nâng cao hiệu quả của sự
quản lí này
*Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng, chuyên ngành:
-Cần không ngừng hoàn thiện, đổi mới các văn bản quản lí hoạt động quảng
cáo sao cho vừa đưa chúng vào trật tự nhưng phải phù hợp với tình hình kinh tế,
chính trị luôn biến đổi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người làm quảng
cáo.
-Thành lập các tổ, ban chuyên về thanh tra, kiểm tra từng hình thức quảng cáo
tại mỗi địa phương. Kiên quyết xử phạt tất cả các quảng cáo vi phạm để làm gương
cho các doanh nghiệp quảng cáo khác.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nội dung của Luật Quảng cáo,
bởi lẽ việc tuyên truyền này có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ đảm bảo mọi
người biết đến những vấn đề liên quan đến quảng cáo. Bởi một văn bản để đảm
bảo được thực hiện mà vướng mắc ít nhất những bất cập trên thực tế thì cần được
sự quan tâm cũng như đóng góp ý kiến ngay từ bản dự thảo của nó. Việc tiếp thu ý
kiến từ rộng rãi người dân và xem xét một cách cụ thể tính hợp lí của những ý kiến
này sẽ giúp cho bản dự thảo được hoàn thiện hơn, cũng như đáp ứng dược nhu cầu
từ thực tế khách quan. Hiện nay khi mà Luật quảng cáo năm 2012 đã có hiệu lực
thì việc phổ bến cho mọi người biết đến quy định của pháp luật về quảng cáo là
cần thiết, đặc biệt là cới các cá nhân, cơ quan tổ chức tham gia thực hiện hoạt động


13


quảng cáo. Việc tuyên truyền phổ biến về hoạt động quảng cáo là trách nhiệm của
không chỉ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà nó còn là trách nhiệm của hiệp
hội quảng cáo, cũng như việc chủ động tiếp cận và tìm hiểu Luật quảng cáo của
các cá nhân, tổ chức khi tiến hành thực hiện quảng cáo.
-Cần nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội quảng cáo Việt Nam, đặc biệt
là trong hoạt động kiến nghị xây dựng những chính sách và pháp luật trong lĩnh
vực quảng cáo thương mại, cũng như trong việc tuyên truyền và phổ biến nội dung
của việc thực hiện quảng cáo đén người thực hiện quảng cáo để đảm bảo cho các
cá nhân, tổ chức tham gia quảng cáo có thể được cạnh tranh theo đúng nghĩa- tạo
sự cạnh tranh lành mạnh.
*Đối với người hoạt động quảng cáo
-Tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo. Thực hiện đúng nguyên
tắc: Lợi ích Nhà nước-lợi ích xã hội-chuẩn mực về đạo đức và thẩm mĩ của người
Việt Nam.
-Luôn học hỏi, đổi mới trong kĩ thuật, sáng tạo trong ý tưởng thiết kế quảng
cáo.
Trên đây là một số kiến nghị góp phần hoàn thiện về vấn đề quản lí của Nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại nói riêng.

C. KẾT LUẬN
Qua những phân tich trên đây chúng ta đã phần nào hiểu được tầm quan trọng
của việc quản lí của nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại, không chỉ
vậy mà còn hiểu rõ hơn về tình trạng phân cấp thẩm quyền của Nhà nước đối với
hoạt động này. Trên thực tế nó vẫn tồn tại những bất cập nhất định mặc dù từ năm
2012 Luật quảng cáo đã ra đời và quy định tương đối đầy đủ về vấn đề này. Trong


14


sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự tăng cường quản lí
của nhà nước về quảng cáo thương mại nói riêng và các hoạt động kinh tế nói
chung cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Để đạt được điều đó, công cụ pháp luật của nhà
nước cần phải tích cực hoàn thiện để đáp ứng vai trò là công cụ quản lí quan trọng
nhất của nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn

2.

Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
Nguyễn Thị Dung (Chủ biên), Nguyễn Thị Yến, Trần Thị Bảo Ánh, Vũ
Phương Đông, Nguyễn Như Chính, Lê Hương Giang, Nguyễn Ngọc Anh,

15


Vũ Hòa Như, Hướng dẫn môn học Luật Thương mại Tập 2, NXB Lao động,
3.
4.
5.

2014.
Luật quảng cáo năm 2012.

Luật thương mại năm 2005.
Nghị định 95/2012/NĐ- CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

6.

cấu tổ chức của Bộ công thương;
Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xủ phạt vi phạm hành chính trong

7.

lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
Nghị định số 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

8.

cơ cấu tổ chức của bộ văn hóa, thể thao và du lịch;
Nghị định 132/2013/NĐ-Cpquy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

9.

cấu tổ chức của Bộ thông tin và truyền thông;
Nghị định của Chính phủ số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
10. “ Phân cấp thẩm quyền quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo thương mại
theo pháp luật Việt Nam”, ThS. Lê Thị Lợi, Tạp chí Luật học số 7/2014,
trường Đại học Luật Hà Nội;
11. “ Lí luận về thẩm quyền quản lí của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo
và quảng cáo thương mại”,TS Nguyễn Thị Dung, Tạp chí luật học số 9/2014,
trường Đại học Luật Hà Nội;


16



×