Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.79 KB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học

RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ TÂN HƯNG, HUYỆN ĐỒNG PHÚ,
TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2019
Lục Sơn Hải*, Kim Xuân Loan*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trầm cảm sẽ là một trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu. Người cao tuổi mang nhiều
yếu tố nguy cơ của rối loạn trầm cảm và có khoảng 15% người cao tuổi trong cộng đồng bị rối loạn trầm cảm.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Tân
Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước năm 2019.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên toàn bộ 242 người cao tuổi tại xã
Tân Hưng, Đồng Phú, Bình Phước từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019. Tất cả đối tượng thỏa tiêu chí và đồng ý
tham gia nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn. Thang đo GDS-15 dùng để đánh
giá rối loạn trầm cảm.
Kết quả: Kết quả phân tích trên 217 đối tượng thỏa tiêu chí đưa vào, tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở người cao
tuổi là 20,7%. Các yếu tố được tìm thấy trong mô hình đa biến có liên quan đến tỷ lệ rối loạn trầm cảm là: có
xung đột với những người thân trong gia đình, người dân tộc thiểu số, có lo lắng về vấn đề người chăm sóc khi
bệnh, có giới hạn vận động và chất lượng cuộc sống.
Kết luận: Gia đình, chính quyền địa phương cần có những hỗ trợ, quan tâm, chăm sóc nhiều hơn đối với
những người cao tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi dân tộc thiểu số hoặc có kèm theo các yếu tố liên quan
được tìm thấy bởi vì họ là những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm cao.
Từ khóa: trầm cảm, người cao tuổi, GDS-15

ABSTRACT
DEPRESSION AND ASSOCIATED FACTORS IN ELDERLY PEOPLE
IN TAN HUNG COMMUNE, DONG PHU DISTRICT, BINH PHUOC PROVINCE IN 2019
Luc Son Hai, Kim Xuan Loan


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 1 - 2020: 55 - 63
Background: Depression will be one of the most common global illnesses. Elderly people have many risk
factors for depression and about 15% of the elderly in the community are depressed.
Objectives: To determine the prevalence of depressive disorders and related factors in the elderly in Tan
Hung commune, Dong Phu district, Binh Phuoc province in 2019.
Methods: A cross-sectional study was conducted in all 242 elderly people in Tan Hung commune, Dong
Phu district, Binh Phuoc province from October 2018 to June 2019. All subjects who met the criteria and agreed
to participate in the study were interviewed directly based on a prepared questionnaire. The GDS-15 scale was
used to assess depressive disorders.
Results: From the analysis on 217 subjects who met the inclusion criteria, the rate of depressive disorder in
the elderly was 20.7%. Factors found in the multivariate model that were associated with depression rates were:
conflict with family members, ethnic minorities, and anxiety about caregivers when having illness, limitation of
*Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Lục Sơn Hải
ĐT: 0984975407
Email:

55


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học

activeness and quality of life.
Conclusion: Families and local authorities should provide more support, attention and care for the
elderly, especially the ethnic minorities or with relevant factors found, because they are subjects at high risk
for depression disorders.
Key words: depression, elderly, GDS-15


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự già hóa dân số đang ngày càng gia tăng
trên các quốc gia trên Thế giới, đặc biệt là các
nước đang phát triển(1). Trên thế giới một năm
trung bình cứ chín người có một người từ 60
tuổi trở lên(2). Tại Việt Nam, năm 2017 những
người 60 tuổi trở lên chính thức đạt tỷ lệ 10%
trên tổng dân số và từ đó Việt Nam bắt đầu
bước vào giai đoạn già hóa(3). Tỷ lệ người cao
tuổi ngày càng tăng, sẽ làm gia tăng gánh nặng
về kinh tế, xã hội và đặc biệt là ngành y tế để
duy trì ổn định cuộc sống khỏe mạnh cho
nhóm người cao tuổi(4).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), dự
đoán đến năm 2020 trầm cảm sẽ là một trong số
những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu
người mắc bệnh, cụ thể hơn, có 1 trong 10 người
từng trải qua giai đoạn trầm cảm trong suốt cuộc
đời(5). Tại Việt Nam theo báo cáo của Viện Sức
khỏe tâm Thần cho thấy có 30% dân số Việt
Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ
lệ trầm cảm chiếm 25%. Theo một nghiên cứu về
gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam năm 2008, trầm
cảm đứng thứ 2 trong nhóm 10 nguyên nhân
hàng đầu của gánh nặng bệnh tật, chỉ đứng sau
đột quỵ(6). Trầm cảm là một rối loạn tâm thần
phổ biến, được đặc trưng bởi nỗi buồn dai dẳng
và mất hứng thú(7), một số nghiên cứu trong
nước cũng cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở
người cao tuổi vào những năm 2016-2017 là

khoảng 17,3-22,4%(8,9). Theo bệnh viện Tâm thần
Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 15% người
cao tuổi trong cộng đồng bị rối loạn trầm cảm(10).
Xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình
Phước, tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm 40,8%, trong đó tổng số người cao tuổi
chiếm 7,1%. Đây là một xã nghèo, vùng sâu,
vùng xa, kinh tế còn khó khăn nên khả năng tiếp

56

cận thông tin cũng như các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở đối tượng
người cao tuổi rất dễ bị bỏ qua các vấn đề sức
khỏe khi không có được điều kiện chăm sóc đầy
đủ. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm
trên người cao tuổi nhưng chưa có nhiều nghiên
cứu khảo sát tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên
quan đến tình trạng trầm cảm ở người cao tuổi
tại những vùng có nhiều người dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn cho đến thời
điểm hiện tại. Do vậy nghiên cứu này được thực
hiện nhằm xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm và
các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại đây, với
mong muốn kết quả sẽ góp phần cơ sở dữ liệu,
giúp nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng
cuộc sống của người cao tuổi tại đây.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu

Những người cao tuổi (≥60 tuổi) đang sống
và cư trú tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú,
tỉnh Bình Phước đồng ý tham gia vào nghiên
cứu từ tháng 10/2018 đến tháng 06/2019.

Tiêu chuẩn loại trừ
Các đối tượng không thể nghe nói hoặc có
các rối loạn tâm thần thực thể đã được chẩn
đoán bởi nhân viên y tế trước đó được loại ra
khỏi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ người cao tuổi, dựa theo
danh sách 242 người cao tuổi từ Hội người cao
tuổi xã Tân Hưng, có 6 đối tượng không đạt tiêu
chuẩn tham gia, 19 đối tượng không còn sinh
sống ở địa phương vì vậy tổng số mẫu thu thập
sau cùng là 217 người.


Nghiên cứu Y học
Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn
trực tiếp mặt đối mặt bằng bộ hỏi câu phỏng vấn
có cấu trúc được soạn sẵn. Công cụ thu thập là
bộ câu hỏi gồm 4 phần: thông tin cơ bản, tình
trạng sức khỏe, mối quan hệ gia đình – kinh tế,

thang đo trầm cảm GDS – 15.
Thang đo trầm cảm GDS – 15
Thang đo đánh giá trầm cảm GDS – short
form (Geriatric Depression Scale - short form) là
thang đo sàng lọc tốt đối với rối loạn trầm cảm ở
người cao tuổi, nhiều nghiên cứu đánh giá tính
hợp lệ và độ tin cậy của thang đo GDS – 15 trên
đối tượng người cao tuổi cho thấy độ nhạy, độ
đặc hiệu cao đến 95-97%, hệ số Cronbach alpha
cho tổng thang đo là 0,92(11,11). Thang GDS – 15
bao gồm 15 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 2 câu trả lời
“Có” (1 điểm) hoặc “Không” (0 điểm). Đối với
các câu 1 (nhìn chung ông/bà có hài lòng với
cuộc sống của mình không?); Câu 5 (ông/bà có
thường xuyên cảm thấy tinh thần thoải mái
không?); Câu 7 (ông/bà có thường xuyên cảm
thấy vui vẻ, hạnh phúc không); Câu 11 (ông/bà
có cảm thấy hiện tại được sống là tuyệt diệu
không); Câu 13 (ông/bà có cảm thấy khỏe mạnh,
nhiều sinh lực không?) cần được đảo ngược số
điểm trước khi tính tổng điểm vì những câu này
đánh giá triệu chứng tích cực. Một cá nhân được
cho là có trầm cảm nếu tổng điểm số của 15 câu
trả lời ≥6(13). Các biến số về gia đình bao gồm nhu
cầu cần hỗ trợ (có-không); loại nhu cầu hỗ trợ
(vật chất: tiền, thuốc, đồ dùng sinh hoạt; tinh
thần: chia sẻ, động viên; chăm sóc: tắm rửa, nấu
ăn; khác), xung đột trong gia đình (có-không);
vấn đề xung đột (bất đồng ý kiến, cãi vã, bạo lực
gia đình).

Để kiểm soát các sai lệch, nghiên cứu viên
dựa vào danh sách người cao tuổi địa phương
quản lý cung cấp và đến đúng nhà theo sự dẫn
đường của người tại địa phương. Nghiên cứu
viên trình bày về nội dung cuộc khảo sát và
nói to rõ để tránh nghe không rõ, luôn có
người phiên dịch hỗ trợ đi cùng nghiên cứu
viên cho đối tượng là người dân tộc thiểu số có

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
hạn chế về nghe hiểu tiếng Kinh. Cuộc phỏng
vấn kết thúc sau khi được kiểm tra tính hoàn
tất của dữ liệu.
Phân tích dữ liệu
Mô tả bằng tần số với tỉ lệ % các biến định
tính hoặc danh định gồm biến số nền; biến số về
mối quan hệ trong gia đình; biến số về tình trạng
sức khỏe; biến số về rối loạn trầm cảm.
Sử dụng kiểm định chi bình phương để xét
mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các đặc
điểm của dân số mẫu, các yếu tố liên quan đến
tình trạng sức khỏe của đối tượng, và các yếu tố
có liên quan đến tình trạng gia đình của đối
tượng. Nếu trên 20% tổng số các ô có vọng trị
nhỏ hơn 5 hoặc có 1 ô giá trị < 1 thì kiểm định
Fisher được chọn để thay thế cho kiểm định chi
bình phương. Kiểm định chi bình phương
khuynh hướng cũng được sử dụng để xét mối
liên quan giữa các biến độc lập (thứ tự) mang
tính khuynh hướng với rối loạn trầm cảm. Tỷ số

tỷ lệ hiện mắc PR (Prevalance Ratio) và khoảng
tin cậy 95% được sử dụng để xác định độ lớn
của các mối liên quan được khảo sát. Hồi quy
tuyến tính tổng quát (Poisson) để tìm các yếu tố
thực sự có liên quan đến rối loạn trầm cảm.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới số: 133/ĐHYD-HĐĐĐ ngày
26/3/2019.

KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên người cao
tuổi tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh
Bình Phước. Số mẫu thu thập được thỏa tiêu chí
đưa vào là 217 mẫu. Kết quả phân tích sau cùng
được trình bày với 217 đối tượng.
Kết quả Bảng 1 cho thấy tỷ lệ nữ trong
nghiên cứu là 58,9%. Phần lớn các đối tượng
nghiên cứu nằm trong nhóm tuổi từ 60-69. Gần
1/2 các đối tượng tham gia nghiên cứu là người
dân tộc thiểu số, các đối tượng chưa hoàn thành
tiểu học chiếm hơn 50%. Phần lớn đã kết hôn
(70,5%). Nghề nghiệp chiếm đa số là nghề làm

57


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
nông (56,2%). Hầu hết các đối tượng tham gia

nghiên cứu đều đang sống với gia đình (92,6%).
Tỷ lệ các đối tượng có nhu cầu cần được hỗ trợ
từ các thành viên trong gia đình chiếm tương đối
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=217)
Đặc tính
Giới tính (Nữ)
Nhóm tuổi
60-69
70-79
≥80
Dân tộc (Kinh)
Trình độ học vấn
Mù chữ
Tiểu học
THCS
THPT
TC/CĐ/ĐH
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn
Góa chồng/vợ
Ly dị/ly thân
Thu nhập cá nhân (Có)
Tình trạng nghề nghiệp
Làm nông
Không làm gì
Nghề khác
Tự đánh giá kinh tế
Khá giả
Đủ sống
Khó khăn

Người đang sống cùng
Sống một mình
Sống với gia đình
Nhu cầu cần hỗ trợ (Có)
Nhu cầu cần hỗ trợ
Tinh thần
Vật chất
Chăm sóc
Nhận được hỗ trợ (Có)
Xảy ra xung đột (Có)
Vấn đề xung đột (n=40)
Bất đồng ý kiến
Cãi vã

Tần số
128

Tỷ lệ (%)
58,9

149
54
14
116

68,6
24,9
6,5
53,4


26
95
70
23
3

12,0
43,8
32,3
10,6
1,3

153
59
5
169

70,5
27,2
2,3
77,9

122
72
23

56,2
33,2
10,6


25
162
30

11,5
74,7
13,8

16
201
132

7,4
92,6
60,8

127
113
68
150
40

96,2
85,6
51,5
69,1
18,4

37
20


92,5
50

Có rối loạn trầm cảm (≥6)

45

20,7

Hơn 70% các đối tượng đang mắc ít nhất
một loại bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính chiếm tỷ
lệ mắc cao nhất là bệnh tim mạch (44,7%). Có
42,7% đối tượng có tình trạng lo lắng về bệnh tật

58

Nghiên cứu Y học
cao 60,8%, trong đó nhu cầu hỗ trợ về mặt tinh
thần (tâm sự, chia sẻ, động viên) chiếm đa số
(96,2%). Tỷ lệ các đối tượng có xung đột với
người thân chiếm 18,4%.

Đặc tính
Mắc bệnh mạn tính (Có)
Đang uống thuốc điều trị (n=157) (Có)
Lo lắng bệnh (n=157) (Có)
Nguyên nhân lo lắng (n=67)
Sợ bệnh nặng
Lo lắng về tiền chữa bệnh

Lo lắng về người chăm sóc
Sợ chết
Bệnh mạn tính đi kèm (Có)
Tim mạch
Cơ xương khớp
Tiêu hóa
Thần kinh – não bộ
Tiểu đường
Hô hấp
Gan mật tụy
Thận
Bệnh khác*
Mất ngủ (Có)
Tần suất mất ngủ (n=118)
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Mỗi ngày
Đánh giá sức khỏe
Rất không hài lòng
Không hài lòng
Bình thường
Hài lòng
Rất hài lòng
Đánh giá chất lượng cuộc sống
Rất kém
Kém
Bình thường
Tốt
Rất tốt
Giới hạn vận động

Không có khó khăn
Thỉnh thoảng khó khăn
Không đi lại được nhiều
Hoàn toàn không đi lại được

Tần số
157
114
67

Tỷ lệ (%)
72,4
72,6
42,7

51
40
30
8

76,1
59,7
44,8
12

97
94
28
22
22

9
7
6
14
118

44,7
43,3
12,9
10,1
10,1
4,2
3,2
2,8
6,5
54,4

66
39
13

55,9
33,1
11,0

2
37
91
84
3


0,9
17,1
41,9
38,7
1,4

3
32
98
83
1

1,4
14,8
45,2
38,2
0,4

158
36
21
2

72,8
16,6
9,7
0,9

của mình. Sợ bệnh nặng là nguyên nhân lo lắng

chiếm đa số (76,1%), tiếp đến là lo lắng về tiền
chữa bệnh (59,7%) và lo lắng về người chăm sóc
khi bệnh (44,8%). Phần lớn các đối tượng tham


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học
gia không có khó khăn trong đi lại, sinh hoạt.
Dựa vào thang đo GDS – 15, trong 217 người
tham gia nghiên cứu, với ngưỡng cắt là 6 thì có
45 đối tượng được xác định là có rối loạn trầm
cảm, chiếm 20,7%.

đến rối loạn trầm cảm được trình bày ở Bảng 2.
Cụ thể, những người cao tuổi là nữ, dân tộc
thiểu số, trình độ học vấn thấp, li dị/li thân/góa,
kinh tế ở mức thấp, không hài lòng về sức khỏe
và có chất lượng cuộc sống thấp có tỷ lệ rối loạn
trầm cảm cao hơn.

Các yếu tố về đặc tính dân số có liên quan
Bảng 2: Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan đến đặc tính dân số (n=217)
Đặc tính

Nữ
Nam
Kinh
Dân tộc thiểu số*
Trình độ học vấn

Dưới THCS
Từ THCS trở lên

Rối loạn trầm cảm
Có Tần số (%) n=45
Không Tần số (%) n=172
Giới tính
36 (28,1)
92 (71,9)
9 (10,1)
80 (89,9)
Dân tộc
15 (12,9)
101 (87,1)
30 (29,7)
71 (70,3)
36 (29,7)
9 (9,4)

Đã kết hôn
Ly dị/ly thân/góa

19 (12,4)
26 (40,6)

<1 triệu
1-3 triệu
>3 triệu

20 (30,8)

23 (20,5)
2 (5,0)

Khá giả
Đủ sống
Khó khăn

1 (4,0)
25 (15,4)
19 (63,3)

Rất không hài lòng
Không hài lòng
Bình thường
Hài lòng

1 (50,0)
24 (64,9)
14 (15,4)
6 (7,1)

Rất kém
Kém
Bình thường
Tốt
Rất tốt

3 (100)
18 (56,2)
23 (23,5)

1 (1,2)
0

85 (70,3)
87 (90,6)
Tình trạng hôn nhân
134 (87,6)
38 (59,4)
Mức thu nhập
45 (69,2)
89 (79,5)
38 (95,0)
Tự đánh giá kinh tế
24 (96,0)
137 (84,6)
11 (36,7)
Đánh giá về sức khỏe
1 (50,0)
13 (35,1)
77 (84,6)
78 (92,9)
Đánh giá CLCS
0
14 (43,8)
75 (76,5)
82 (98,8)
1 (100)

*Dân tộc thiểu số: tày, nùng, khơ me, chơ ro, hoa, mường


Bảng 3 cho thấy những người hiện đang
sống cùng gia đình có tỷ lệ rối loạn trầm cảm là
18,4%, thấp hơn 0,37 lần hoặc giảm 63%
(PR=0,37) so với những người không sống cùng
gia đình (50%) với KTC 95% từ 0,21 – 0,65 và
p=0,003. Những người cần sự hỗ trợ có tỷ lệ rối
loạn trầm cảm cao gấp 3,49 lần so với những

Giá trị p

PR (KTC=95%)

0,001

1
0,36 (0,18-0,71)

0,002

1
2,29 (1,31-4,02)

<0,001

1
0,32 (0,16-0,62)

<0,001

1

3,27 (1,95-5,47)

a

1
0,53 (0,36-0,76)
0,28 (0,13-0,58)

0,001

a

<0,001

4,07 (2,65-6,28)
16,62 (7,01-39,38)
0,717
0,116
0,016

1
1,29 (0,32-5,31)
0,31 (0,07-1,34)
0,14 (0,03-0,70)
a

<0,001

0,32 (0,26-0,40)
0,10 (0,07-0,16)

0,03 (0,02-0,07)
0,01 (0,00-0,03)

a: có tính khuynh hướng

người không cần hỗ trợ với p <0,001. Những
người có xung đột có tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao
gấp 2,21 lần so với những người không có xung
đột (p=0,004). Những người có bệnh mạn tính đi
kèm, đang uống thuốc điều trị bệnh mạn tính, có
tình trạng lo lắng về bệnh, có mất ngủ có tỷ lệ rối
loạn trầm cảm cao hơn những người không có

59


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học

những đặc điểm này với p lần lượt là 0,001;
vận động ở mức càng cao có tỷ lệ rối loạn trầm
0,033; <0,001; <0,001. Những người có giới hạn
cảm càng cao.
Bảng 3: Trầm cảm và các yếu tố liên quan đến quan hệ gia đình và yếu tố sức khỏe (n=217)
Rối loạn trầm cảm
CóTần số (%) n=45
KhôngTần số (%) n=172
Sống cùng gia đình
8 (50,0)

8 (50,0)
37 (18,4)
164 (81,6)
Cần sự hỗ trợ
7 (8,2)
78 (91,8)
38 (28,8)
94 (71,2)
Xảy ra xung đột
30 (16,9)
147 (83,1)
15 (37,5)
25 (62,5)
Bệnh mạn tính đi kèm
4 (6,7)
56 (93,3)
41 (26,1)
116 (73,9)
Hiện đang điều trị bệnh mạn tính
15 (14,6)
88 (85,4)
30 (26,3)
84 (73,7)
Lo lắng về bệnh
18 (12,0)
132 (88,0)
27 (40,3)
40 (59,7)
Nguyên nhân lo lắng


Đặc tính

Không

Không

Không

Không

Không

Không

Lo lắng về người CS
Không

Lo lắng về tiền chữa bệnh
Không

Không

Không

Không có khó khăn
Thỉnh thoảng khó khăn
Không đi lại được nhiều
Hoàn toàn không đi lại được
Không



a: Có tính khuynh hướng

Giá trị p

PR
(KTC=95%)

0,003

1
0,37 (0,21-0,65)

<0,001

1
3,49 (1,64-7,46)

0,004

1
2,21 (1,32-3,71)

0,001

1
3,92 (1,47-10,46)

0,033


1
1,81 (1,03-3,16)

<0,001

1
3,36 (1,99-5,66)

f

26 (13,9)
19 (63,3)

161 (85,1)
11 (36,7)

<0,001

1
4,55 (2,91-7,13)

23 (13,0)
22 (55,0)

154 (87,0)
18 (45,0)

<0,001

1

4,23 (2,64-6,79)

Sợ chết
40 (19,1)
5 (62,5)
Mất ngủ
9 (9,1)
36 (20,5)
Giới hạn vận động
25 (15,8)
9 (25,0)
10 (47,6)
1 (50,0)
Tập thể dục
41 (23,7)
4 (9,1)

169 (80,9)
3 (37,5)

0,011

1
3,27 (1,78-5,98)

90 (90,9)
82 (69,5)

<0,001


1
3,35 (1,70-6,62)

133 (842)
27 (75,0)
11 (52,4)
1 (50,0)
132 (76,3)
40 (90,9)

f

a

<0,001

1,66 (1,28-2,15)
2,75 (1,63-4,63)
4,55 (2,08-9,96)

0,037f

1
0,38 (0,15-1,01)

f: Kiểm định Fisher

Bảng 4: Mô hình hồi quy đa biến Poisson giữa rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan (n=217)
Đặc tính
Có xung đột

Dân tộc thiểu số
Có lo lắng về người CS khi bị bệnh

60

PRhc
1,72
1,84
2,58

KTC95%
1,08 – 2,74
1,13 – 2,99
1,61 – 4,15

Phc
0,020
0,014
<0,001


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học
Đặc tính

PRhc

KTC95%


Phc

1
0,53
1,85
3,00
0,38

0,30 – 0,93
1,09 – 3,16
1,52 – 5,92
0,29 – 0,51

0,028
0,023
0,001
<0,001

Giới hạn vận động
Không có khó khăn
Thỉnh thoảng khó khăn
Không đi lại được nhiều
Hoàn toàn không đi lại được
Chất lượng cuộc sống

Phân tích mô hình đa biến Poisson cho thấy:
Những người có xung đột, dân tộc thiểu số, có lo
lắng về người chăm sóc khi bệnh, có giới hạn
vận động, chất lượng cuộc sống kém có tỷ lệ rối
loạn trầm cảm cao hơn những người không có

các đặc điểm này. Kết quả cụ thể được trình bày
ở Bảng 4.

BÀN LUẬN
Rối loạn trầm cảm và các yếu tố dân số - kinh tế
- xã hội
Nghiên cứu này và các nghiên cứu khác cả
trong nước và ngoài nước đều cho kết quả ở nữ
cao tuổi có tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn
nam(14,15,16). Theo như kết quả phân tích của
nghiên cứu hiện tại số nữ cao tuổi không có
nghề nghiệp, không nguồn thu nhập, cần sự hỗ
trợ, mắc các bệnh mạn tính đều chiếm tỷ lệ mắc
cao hơn so với nam. Những điều này khả năng
sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến tâm lý và chất
lượng cuộc sống của họ.
Người cao tuổi là người dân tộc thiểu số có
tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn so với người dân
tộc kinh, có thể do một số vấn đề ở đồng bào dân
tộc thiểu số như di cư tự phát, thiếu đất ở, đất
sản xuất, nước sinh hoạt... được giải quyết chưa
hiệu quả, đời sống còn nhiều khó khăn(17). Trình
độ học vấn càng ở mức thấp thì tỷ lệ rối loạn
trầm cảm càng cao. Nhiều nghiên cứu trước
cũng cho biết trình độ học vấn thấp là yếu tố
nguy cơ của trầm cảm(8,15,18).
Tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao được thấy nhiều
ở những người đã ly dị hoặc ly thân, tỷ lệ này
thấp hơn ở những người đã kết hôn(8,14,19,20), khi
một trong hai người họ mất đi có thể sẽ ảnh

hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ ở người còn lại.
Khi có thu nhập và kinh tế, mức độ hài lòng về
sức khỏe và chất lượng cuộc sống càng thấp thì
đồng nghĩa với việc họ phải phụ thuộc vào

những người thân trong gia đình nhiều hơn,
điều này sẽ tạo nhiều áp lực về tâm lý hơn nên
càng có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm nhiều hơn.
Rối loạn trầm cảm và các mối quan hệ trong gia đình
Nghiên cứu cho thấy những người sống
cùng gia đình có tỷ lệ rối loạn trầm cảm thấp
hơn so với những người không sống cùng gia
đình. Khi sống cùng gia đình, người cao tuổi
sẽ được các thành viên trong gia đình hỗ trợ về
tinh thần, vật chất, tạo điều kiện để người cao
tuổi có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể
lực hợp lý, trợ giúp đề phòng tai nạn và khám,
chữa bệnh khi đau ốm(21). Tuy nhiên khi có
xung đột với những người trong gia đình sẽ
làm tăng nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,21 lần.
Điều này có thể do tâm lý người cao tuổi vốn
dĩ đã phải phụ thuộc nhiều vào con cái và khi
xảy ra thêm những vấn đề xung đột sẽ gia tăng
thêm áp lực tâm lý cho họ.
Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan đến
sức khỏe
Mắc bệnh mạn tính là một yếu tố nguy cơ có
liên quan đến rối loạn trầm cảm mà nghiên cứu
này đã tìm thấy và điều này cũng được thể hiện
ở các nghiên cứu trước đây(9,22). Bệnh mạn tính là

những bệnh kéo dài, khó có khả năng điều trị
khỏi hoàn toàn, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe
còn gây thêm nhiều gánh nặng hơn về tâm lý vì
phải gia tăng sự phụ thuộc vào gia đình. Lo lắng
sợ bệnh nặng hoặc sợ chết, không đủ chi phí để
chữa bệnh hoặc sợ không có người chăm sóc
cũng là những lo lắng thường xảy ra ở người cao
tuổi khi họ mắc bệnh mà nghiên cứu đã tìm
thấy. Nghiên cứu cũng cho thấy những người
mà có lo lắng khi bị bệnh sẽ có tỷ lệ rối loạn trầm
cảm cao hơn gấp 3,36 lần so với những người
không có lo lắng. Kết quả nghiên cứu khác cũng
tương đồng khi cho biết tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở

61


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
nhóm có lo lắng cao gần gấp 3 lần so với nhóm
lạc quan với tình trạng bệnh của bản thân(8).
Những người có điều trị thuốc lại có tỷ lệ rối
loạn trầm cảm cao hơn những người không điều
trị. Điều này giải thích có thể do những người
điều trị thuốc là những người mắc những bệnh
nghiêm trọng hơn hoặc bệnh đã mức độ nặng
hơn. Việc được chẩn đoán và điều trị bệnh khi
bệnh ở giai đoạn muộn có thể đã làm họ cảm
thấy lo lắng hơn.
Nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác
đều cho kết quả là những người bị mất ngủ có

khả năng bị trầm cảm cao hơn(8,23). Mối liên quan
giữa mất ngủ và trầm cảm có tính chất hai chiều,
mất ngủ có thể gây trầm cảm và trầm cảm cũng
có thể gây mất ngủ, hay nói cách khác mất ngủ
vừa là nguyên nhân vừa là triệu chứng của trầm
cảm(24). Những người càng bị giới hạn vận động
thì tỷ lệ rối loạn trầm cảm càng cao. Những
người không đi lại được nhiều hoặc những
người không còn khả năng vận động thì họ chỉ
còn phụ thuộc sự chăm sóc của những người
thân trong gia đình. Mặt khác, họ sẽ bị hạn chế
tiếp xúc với các môi trường, sinh hoạt bên ngoài
xã hội. Cùng với đó những người cao tuổi không
tập thể dục có tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn so
với những người có tập thể dục(8).
Hạn chế của nghiên cứu là không thể kết
luận về mối quan hệ nhân quả giữa rối loạn trầm
cảm và các yếu tố liên quan do là nghiên cứu cắt
ngang. Nhiều câu hỏi có câu trả lời mang tính
chủ quan theo cảm nhận của đối tượng. Tính
chất địa bàn nơi thực hiện nghiên cứu đi lại khó
khăn, nhiều nơi còn thuộc vùng sâu, vùng xa
nên tỷ lệ mất mẫu cao (10,3%).

Nghiên cứu Y học
phương cần có những hỗ trợ, quan tâm, chăm
sóc đặc biệt hơn đối với những đối tượng có các
đặc điểm này vì đây là những đối tượng có nguy
cơ bị rối loạn trầm cảm cao.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.
6.

7.
8.

9.

10.

11.

12.

13.

KẾT LUẬN
Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi tại
xã Tân Hưng, Đồng Phú, Bình Phước năm 2019
ở mức cao (20,7%) so với dân số chung và các
yếu tố liên quan được tìm thấy trong mô hình đa
biến là: có xung đột trong gia đình, là người dân

tộc thiểu số, có lo lắng về vấn đề người chăm sóc
khi bệnh, có giới hạn vận động và chất lượng
cuộc sống thấp. Gia đình, chính quyền địa

62

14.

15.

16.

WHO (2017). World Population Ageing 2017. Department of
Economic and Social Affairs Report, pp.4-5.
Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc(UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ Người
cao tuổi quốc tế (2012). Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và
Thách thức. New York và HelpAge International, pp.3-5.
Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (2011). Già hóa dân số và người cao
tuổi ở Việt Nam - Thực trạng, dự báo, kiến nghị và một số thách
thức. Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc, pp.6.
Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009). Báo cáo tổng quan về
chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu
tuổi tại Việt Nam. Tổng cục dân số Kế hoạch hóa gia đình,
pp.12-13.
World Federation for Mental Health (2012). Depression: A
Global Crisis. WHO, pp. 14-15.
Trang Nguyen Thi Mai, KL Tran, ML Bui (2014) Estimation of
Vietnam national burden of disease 2008. Asia Pacific Journal of
Public Health, Sep; 26(5):527-35
WHO (2017). Mental health: Depression let’s talk. URL:

www.who.int/mental_health/management/depression/en/.
Nguyễn Ngọc Phương Nam (2017). Rối loạn trầm cảm và các
yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thị trấn Trảng Bom, huyện
Trảng Bon tỉnh Đồng Nai. Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự
phòng, Khoa Y tế Công Cộng, Đại học Y dược TP. HCM.
Lê Thị Quý Như Ý, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên (2017)
Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thị trấn
Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Y Học TP. Hồ
Chí Minh, 21(1):244-251
Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh (2017). Vài điểm
cần chú ý về trầm cảm ở người cao tuổi. URL: />Soysal P, Durmaz B, Ellidokuz H, Isik AT (2018). Validity and
reliability of geriatric depression scale-15 (short form) in Turkish
older adults. North Clin Istanb, 5(3):216-220.
Wang WL, Liang S, Zhu FL, Liu JQ, Wang SY, Chen XM, Cai
GY (2019). The prevalence of depression and the association
between depression and kidney function and health-related
quality of life in elderly patients with chronic kidney disease: a
multicenter cross-sectional study. Clin Interv Aging, 14:905-913.
Linda GM, Patrick JR, Martha LB (2008). Screening performance
of the 15-item geriatric depression scale in a diverse elderly
home care population. American Journal of Geriatric Psychiatry,
16(11):914-921.
Noori AD, Janet L (2007). "Relation between depression and
sociodemographic factors". International Journal of Mental Health
Systems, 1(1):4-4.
Fushimi M (2015) Prevalence of Depressive Symptoms and
Related Factors in Japanese Employees: A Comparative Study
between Surveys from 2007 and 2010. Psychiatry journal,
pp.537073-537073.
Leggett A, Zarit SH., Nguyen NH, Hoang CN, Nguyen HT

(2012). The influence of social factors and health on depressive
symptoms and worry: a study of older Vietnamese adults.
Aging & mental health, 16(6):780-786.


Nghiên cứu Y học
17. Đảng ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2018). Đời sống đồng bào
dân
tộc
thiểu
còn
nhiều
khó
khăn.
URL:
/>18. Kim KW, Park JH, Kim M-H, et al (2012). A nationwide survey
on the prevalence and risk factors of late life depression in South
Korea. Journal of Affective Disorders, 138(1-2):34-40.
19. Williams K (2003) Has the Future of Marriage Arrived? A
Contemporary Examination of Gender, Marriage, and
Psychological Well-Being. Journal of Health and Social Behavior,
44(4):470–487.
20. Beach SRH, Whisman MA (2001). Marital and Family Processes
in Depression: A Scientific Foundation for Clinical Practice.
American Psychological Association, pp.259.
21. Lê Văn Khảm (2014). Vấn đề người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay. Khoa học Việt Nam, pp.79-80.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
22. Nandini D, Martin GC (2003) Risk Factors for Depression

Among Elderly Community Subjects: A Systematic Review and
Meta-Analysi. American Journal of Psychiatry, 160(6):1147-56
23. Taylor DJ, Lichstein KL, Durrence HH, Reidel BW, Bush AJ
(2005). Epidemiology of insomnia, depression, and anxiety.
Sleep - New York the Westchester, 28(11):1457-64.
24. Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh (2017). Mối liên
quan giữa trầm cảm, lo âu và mất ngủ. URL: />
Ngày nhận bài báo:

15/11/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/11/2019

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2020

63



×