Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUÀNG THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI
QUÝT CHIỀNG CỌ, THÀNH PHỐ SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUÀNG THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI
QUÝT CHIỀNG CỌ, THÀNH PHỐ SƠN LA
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2016



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Quàng Thị Phượng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Minh Tuấn đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như
trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên; Ủy ban nhân dân xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La,
phòng kinh tế thành phố Sơn La tỉnh Sơn La, các hộ gia đình mà tôi thực hiện
nghiên cứu đề tài tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh đề tài luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Quàng Thị Phượng



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học
của cây Quýt Chiềng Cọ ................................................................. 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá: ................................ 4
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng biện pháp bao quả cho cây
ăn quả .............................................................................................. 5
1.2. Nguồn gốc và phân loại cam quýt .......................................................... 5
1.2.1. Nguồn gốc ........................................................................................ 5
1.2.2. Phân loại cây ăn quả có múi ............................................................. 6
1.3. Đặc điểm thực vật của cây có múi .......................................................... 7
1.3.1. Rễ cây ăn quả có múi ....................................................................... 7
1.3.2. Thân, cành cây ăn quả có múi .......................................................... 8
1.3.3. Lá cây ăn quả có múi........................................................................ 8
1.3.4. Hoa cây ăn quả có múi ..................................................................... 9
1.3.5. Quả và hạt cây ăn quả có múi .......................................................... 9
1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh cam quýt .......................................... 10
1.4.1. Nhiệt độ .......................................................................................... 10



iv
1.4.2. Ánh sáng ......................................................................................... 10
1.4.3. Ẩm độ và lượng mưa ...................................................................... 10
1.4.4. Yêu cầu về gió ................................................................................ 11
1.4.5. Yêu cầu về đất trồng....................................................................... 11
1.5. Một số nghiên cứu về cây ăn quả có múi trên thế giới và Việt Nam ... 12
1.5.1. Một số nghiên cứu cây về cây ăn quả có múi trên thế giới............ 12
1.5.2. Một số nghiên cứu về cây ăn quả có múi ở Việt Nam ................... 16
1.5.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây ăn quả tại tỉnh Sơn La ....... 20
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 22
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 23
2.4. Nội dung nghiên cứu và pháp nghiên cứu ............................................ 23
2.4.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 23
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 23
2.5. Phương pháp xử lý ................................................................................ 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
3.1. Đặc điểm nông sinh học của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ........ 32
3.1.1. Đặc điểm hình thái của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La.......... 32
3.1.2. Thời gian sinh trưởng của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ..... 35
3.1.3. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc trong điều kiện tự nhiên .... 37
3.1.4. Tỷ lệ đậu quả của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La .................. 38
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng của quýt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La ............................................................................ 38
3.1.6. Chất lượng quả của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ............... 39
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của quýt Chiềng Cọ, thành

phố Sơn La ................................................................................................... 40
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa của quýt
Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ....................................................... 40


v
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả của quýt Chiềng
Cọ, thành phố Sơn La ................................................................... 41
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng kích
thước quả của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ....................... 43
3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của quýt Chiềng Cọ - TP Sơn La........................ 46
3.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng của quýt Chiềng
Cọ, thành phố Sơn La ................................................................... 49
3.2.6. Ảnh hưởng của phun phân bón lá đến tình hình sâu, bệnh hại
chính trên cây quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ....................... 52
3.2.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La....................................... 53
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất, chất lượng
giống quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ...................................................... 55
3.3.1. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến kích thước quả và một số
thành phần cơ giới quả của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ....... 55
3.3.2. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất của quýt
Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ....................................................... 57
3.3.3. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến chất lượng của quýt
Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ....................................................... 58
3.3.4. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến tình hình phát sinh, phát
triển của ruồi đục quả hại đến quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ... 60
3.3.5. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến hiệu quả kinh tế trong
sản xuất quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ................................ 61

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 63
1. Kết luận .................................................................................................... 63
2. Đề nghị ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 70


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn

Cs

Cộng sự

CT

Công thức

Ctv

Cộng tác viên

ĐC

Đối chứng

ĐK


Đường kính

TB

Trung bình

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TT

Thứ tự


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm thân, cành, hình dạng tán của quýt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La ........................................................................ 32

Bảng 3.2.

Đặc điểm hình thái lá của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ...... 33


Bảng 3.3.

Thời gian sinh trưởng các đợt lộc của quýt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La năm 2015 .................................................. 35

Bảng 3.4.

Thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của của quýt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La năm 2015 .................................................. 36

Bảng 3.5.

Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc trong điều kiện tự
nhiên của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La năm 2015 ....... 37

Bảng 3.6.

Tỷ lệ đậu quả của của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La..... 38

Bảng 3.7.

Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ................................. 39

Bảng 3.8.

Các chỉ tiêu chất lượng của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La .. 40

Bảng 3.9.


Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự ra hoa của quýt Chiềng
Cọ - TP Sơn La ..................................................................... 41

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng đậu quả của
quýt Chiềng Cọ - TP Sơn La ................................................. 42
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng
kích thước quả của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ......... 44
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ..... 47
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng của quýt
Chiềng Cọ - TP Sơn La ......................................................... 49
Bảng 3.14. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên cây quýt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La khi sử dụng phân bón lá ............................ 52
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ................................ 53


viii
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến kích thước quả và
một số thành phần cơ giới quả của quýt Chiềng Cọ, thành
phố Sơn La ............................................................................ 55
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất của quýt
Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ............................................... 57
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến chất lượng của quýt
Chiềng Cọ - TP Sơn La ......................................................... 58
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến tình hình phát sinh,
phát triển của ruồi đục quả hại của quýt Chiềng Cọ, thành
phố Sơn La ............................................................................ 60
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến hiệu quả kinh tế

trong sản xuất quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La................. 61


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1:

Động thái tăng trưởng chiều cao quả của quýt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La qua các giai đoạn sinh trưởng ................... 45

Hình 3.2:

Động thái tăng trưởng đường kính quả của quýt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La qua các giai đoạn sinh trưởng ................... 45

Hình 3.3:

Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La................. 54

Hình 3.4:

Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La................. 62


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con
người cũng như trong nền kinh tế quốc dân của mỗi Quốc gia. Ở Việt Nam,
trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ
phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp của cả nước nói
chung và của mỗi vùng miền nói riêng.
Mỗi loại cây ăn quả có vai trò riêng biệt cũng như khả năng thích nghi
đối với từng vùng sinh thái khác nhau. Ở nước ta trong những năm qua, nhiều
vùng chuyên canh cây ăn quả đã được hình thành và làm thay đổi bộ mặt kinh
tế của vùng, ví dụ vùng Cam quýt ở Bắc Quang (Hà Giang), Phủ Quỳ (Nghệ
An); Vải Thiều - Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương); Thanh
Long - Bình Thuận, Long An...
Cây quýt (Citrus reticurata) là một trong những loại cây ăn quả có giá
trị kinh tế cao trên thị trường. Quả quýt ăn tươi có tác dụng bồi bổ sức khoẻ
cho con người, hàng năm tạo ra một lượng hàng hoá lớn trên thị trường. Quýt
ở Việt Nam được coi là một trong những loại quả quý vì có mã quả đẹp, vị
ngọt, hương thơm nên rất hợp với khẩu vị của người Á Đông. Hiện tại có rất
nhiều giống quýt ngon như: quýt Bắc Sơn, quýt Quang Thuận Bắc Kạn, quýt
Đường canh, quýt Sen Yên Bái....
Sơn La là một tỉnh miền núi có khí hậu, đất đai phù hợp để phát triển
nhiều loại cây ăn quả có giá trị như nhãn, mận, chuối, xoài và cam, quýt.
Theo Niên giám Thống kê năm 2015 [5], diện tích cây ăn quả của tỉnh Sơn La
đạt 19.593 ha chiếm 39% tổng diện tích cây lâu năm và gần 5,5% diện tích
đất nông nghiệp. Phân bố cây ăn quả tập trung chủ yếu ở các huyện: Sông Mã
(4.805ha); Mộc Châu (2.951ha); Yên Châu (2.487ha); Mường La (2.347ha)…
Quýt Chiềng Cọ là loại cây ăn quả lâu năm được dân tộc Thái trồng tại
xã Chiềng Cọ thành phố Sơn La từ rất lâu đời, hiện nay quýt Chiềng Cọ được
trồng với tổng diện tích 21,16 ha. Trước đây Quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn


2

la được người tiêu dùng ưa chuộng bởi có nhiều đặc tính quý như quả ngọt,
mọng, ít hạt, có mùi thơm đặc trưng… Tuy nhiên cây Quýt Chiềng Cọ hiện
chưa được người dân quan tâm về kỹ thuật trồng, việc chăm sóc bón phân, cắt
tỉa tạo tán chưa đúng kỹ thuật, người dân không đầu tư phân bón, không tưới
nước chỉ trông chờ vào nước trời và đặc biệt qua các đợt thu hoạch quả không
cắt tỉa, tạo tán cho cây mà để cây phát triển tự nhiên… đã ảnh hưởng nhiều
đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả như: cây bị già cỗi,
còi cọc, nhiều sâu bệnh hại, tỉ lệ đậu quả thấp, năng suất kém, quả nhỏ, tép
khô, quả chua, vỏ quả dày và rám vỏ, mẫu mã quả không đẹp không đáp ứng
thị hiếu người tiêu dùng, giá thành rẻ nên hiệu quả kinh tế của người trồng
quýt Chiềng Cọ không cao. Để cấy ăn quả phát triển tốt, năng suất cao và
nâng cao được chất lượng quả thì vai trò phân bón rất quan trọng, ngoài cung
cấp dinh dưỡng cho cây theo phương pháp bón gốc thì bón phân qua lá cho
cây cũng rất hiệu quả vì trong phân bón lá chứa nhiều các nguyên tố vi lượng
có tác dụng tăng năng suất, chất lượng quả. Hiện nay trên thế giới và các nhà
vườn đã sử dụng túi để bao quả, kết quả cho thấy việc bao quả đã làm mẫu mã
quả đẹp hơn và tránh được một số sâu bệnh hại quả đặc biệt là ruồi vàng.
Vì vậy, để nâng cao năng suất, chất lượng quả và để gìn giữ, phát triển
các đặc tính quý của giống Quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La thì việc nghiên
cứu và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện
pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La” là rất cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của giống quýt Chiềng Cọ và
xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp đến năng suất, chất lượng
cho giống quýt Chiềng Cọ tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.


3

2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, ra hoa đậu quả
của giống quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá và vật liệu bao quả đến năng
suất và chất lượng giống quýt chiềng cọ, thành phố Sơn La.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
một số đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến
sự ra hoa, đậu quả và năng suất sản lượng của giống quýt Chiềng Cọ, thành
phố Sơn La.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây quýt
ở nước ta.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình thâm
canh tăng năng suất, chất lượng cũng như nâng cao giá trị kinh tế cho người
dân trồng quýt tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây
Quýt Chiềng Cọ
Trong các loại cây ăn quả, cùng với nho, cây có múi có lịch sử trồng
trọt lâu đời nhất. Quá trình sinh trưởng, ra hoa, kết quả chịu ảnh hưởng nhiều
của các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh
sáng, đất đai, khí hậu... (Nguyễn Thế Huấn, 2015) [11].

Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, trong chu kỳ sống
một năm, cam quýt thường ra 3 - 4 đợt lộc (lộc Xuân, Hè, Thu và Đông). Quá
trình ra lộc ở cam quýt có liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách
năm và khả năng điều chỉnh cân đối giữa bộ phận dưới mặt đất và bộ phận
trên mặt đất, quá trình ra lộc năm nay sẽ là tiền đề cho sự ra hoa kết quả của
năm sau. Nếu có các biện pháp kỹ thuật hợp lý để điều khiển quá trình ra lộc
sẽ hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng
cành mẹ của cành quả năm sau, điều chỉnh cân đối giữa các bộ phận dưới và
trên mặt đất, hạn chế sâu bệnh hại sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
của cam quýt (Bùi Huy Kiểm, 2000) [13].
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá:
Cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiên
hàm lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng.
Chính vì thế, việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất
cần thiết.
Nghiên cứu cải tiến các phương pháp phun phân bón lá cho cây trồng
đã được thực hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Theo Nguyễn Thị
Thuận và cộng sự phân bón qua lá cung cấp nhanh, kịp thời các chất dinh
dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và


5
sinh trưởng sinh thực của cây, nhất là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập
trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả (Nguyễn Thị Thuận và Cs, 1996) [23].
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng biện pháp bao quả cho cây ăn quả
Bao quả là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng phổ biến đối với tất cả
các loại cây ăn quả, là một giải pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ sâu,
bệnh tổng hợp IPM, ngăn ngừa sâu bệnh tấn công, hạn chế được việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật và làm đẹp mã quả (Phạm Hồng Sơn, 2006) [17].
Tuy nhiên, hiệu quả của việc bao quả phụ thuộc vào từng loại quả, thời

điểm bao và vật liệu bao, đặc biệt là thời điểm bao. Bao quả bằng các vật liệu
giấy báo và bao xi măng đều cho kết quả tốt, tỷ lệ sâu bệnh trên quả giảm rõ
rệt (Phạm Hồng Sơn, 2006) [17]
Đối với cây có múi nói chung bao quả có những lợi ích trực tiếp như
sau: Bao quả chống được sâu, ruồi đục quả, ngài chích hút, chim, thú và bệnh
hại quả. Bao quả giúp hình thức bên ngoài bóng đẹp, đồng đều, ít bị rám bởi
nắng, không bị trầy xước do gió bão, mưa đá, sương muối hay một số nguyên
nhân khác nâng cao độ bóng đẹp cho trái cây, cải thiện chất lượng về mỹ
quan, nâng cao độ ngọt, độ tươi mềm của trái cây, cải thiện chất lượng bên
trong của quả. Đồng thời làm quả chín sớm, chín đồng đều hơn nên có khả
năng cạnh tranh bán sớm trên thị trường và giá thành cao hơn góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế, gia tăng thu nhập cho người trồng. Túi bọc quả có thể
kéo dài thời gian bảo quản quả sau thu hoạch, giảm bớt lượng sử dụng thuốc
trừ sâu tạo nên nền sản xuất an toàn, than thiện với môi trường, tăng được thu
nhập, đẩy mạnh xuất khẩu (Phạm Hồng Sơn, 2006) [17].
1.2. Nguồn gốc và phân loại cam quýt
1.2.1. Nguồn gốc
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng nguồn gốc của cây có múi
(Citrus) ở Đông Nam Châu Á, trải dài từ Đông Ả Rập tới Philippine và từ
Nam dãy Himalaya tới Indonesia, Úc. Trong đó một vùng rộng lớn của Đông


6
Bắc Ấn Độ và Bắc Mianma được cho là trung tâm phát sinh của các loài cây
có múi. Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện nay cho rằng tỉnh Vân Nam thuộc
trung tâm phía Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên quan trọng của các
loài cây có múi (Trần Thế Tục, 1980) [26].
Quê hương của các loài quýt (Citrus reticulate Blanco) được cho là ở
Đông Dương và Nam Trung Quốc được những thương gia mang tới miền
Đông Ấn Độ. Vùng sản xuất truyền thống của quýt là ở Châu Á. Quýt được

đưa đến Châu Âu muộn hơn nhiều so với các cây có múi khác (Nguyễn Thế
Huấn, 2015) [11].
Sự di chuyển của cây có múi từ Ấn Độ đến Châu Phi xảy ra trong khoảng
những năm từ 700 - 1.400 và các loài cây có múi khác nhau, đặc biệt là chanh
giấy và cam đã được nhập nội tới các nước Châu Mỹ bởi những người định cư
và các nhà thám hiểm ở vùng Địa Trung Hải thuộc trung tâm Hispaniola và
Bahia, Braxin. Cuộc hành trình của cây có múi tới các vùng Châu Mỹ còn do các
tín đồ thiên chúa giáo La mã (Roman Catholic Church) đã phát triển nhiều cây
ăn quả trong đó có cây có múi (Nguyễn Thế Huấn, 2015) [11].
Cũng có một số tác giả khác cho rằng nguồn gốc các loại cây có múi ở
vùng Nhiệt đới và Á Nhiệt đới thuộc vùng Châu Á, Thái Bình Dương (Herett
và Cs, 1962) [42].
Tóm lại, tuy ý kiến của các tác giả có khác nhau song về cơ bản đều
thống nhất là các loại cây ăn quả có múi trồng trên thế giới hiện nay đều có
nguồn gốc từ vùng Đông Nam châu Á, bao gồm cả Nam Trung Quốc, Đông
Bắc Ấn Độ và Miến Điện. Nằm trong khu vực này, Việt Nam cũng là nơi phát
sinh của một số loài và giống cam, quýt tồn tại cho đến nay.
1.2.2. Phân loại cây ăn quả có múi
Các loại cây ăn quả có múi được trồng phổ biến hiện nay đều thuộc 3
chi: Citrus, Fortunella và Poncirus. Ba chi này có quan hệ gần gũi, có đặc
điểm chung về sinh sản và được phân nhóm dưới tông Citreae, tông phụ
Citrinae, họ Rutaceac, họ phụ Aurantoideae (Nobumasa Nito, 2004) [47].


7
Hệ thống của Swingle và Reece (1967) [50], cho đến nay đã được hầu
hết các nhà nghiên cứu thừa nhận có 16 loài, phần lớn các loài cây cam, quýt,
chanh, bưởi… thuộc chi Citrus (gồm 2 chi phụ là Eucitrus và Papeda), tộc
Citreae, họ phụ Aurantoideae, họ Rutaceae, bộ Geranial.
Nhóm quýt Citrus reticulata tập hợp khá nhiều loài và dạng lai của các

vật liệu trong và giữa loài, có một số đặc điểm riêng biệt. Đặc điểm phân biệt
rõ nhất của các giống thuần, giống lai thuộc nhóm quýt là rất dễ bóc vỏ, vỏ
không có vỏ xốp trắng. Nhóm quýt được chia thành 5 phân nhóm:
- Quýt Địa Trung Hải (C.deliciosa Tan)
- Quýt Satsuma (C.unshiu Marc)
- Quýt Kinh (C.nobolis Lour)
- Quýt Đại trà (C.reticulata Blanco)
- Quýt quả nhỏ.
Ngày nay có hàng loạt các thể đột biến của quýt Satsuma, một số có
nguồn gốc phôi tâm đã được phát hiện ở Nhật Bản và Tây Ban Nha. Giống
quýt được trồng rộng rãi nhất thế giới là giống Ponkan, đặc biệt ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Philippin và Brasil (Nobumasa Nito, 2004) [47].
Theo Võ Văn Chi (1997) [4], ở Việt Nam chi Citrus có 11 loài. Theo
Phạm Hoàng Hộ (1999) [10] chi Citrus ở Việt Nam có 25 loài cả trồng trọt và
hoang dại (có 4 loài có tên quýt), phần lớn là cây thích nghi rộng, được trồng
rộng rãi ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.
1.3. Đặc điểm thực vật của cây có múi
Theo nhiều tài liệu công bố Akihama và Nito (1996) [35], Lohar và
Lama (1997) [46] Chen (1999) [37], Hoàng Ngọc Thuận (2002) [22] ...cây ăn
quả có múi gồm các bộ phận thực vật cơ bản được mô tả như sau:
1.3.1. Rễ cây ăn quả có múi
Rễ cây ăn quả có múi thuộc loại rễ cọc như hầu hết các loại cây 2 lá mầm.
Trong thời gian nẩy mầm, ban đầu rễ mầm xuất hiện, nhanh chóng sinh trưởng


8
xuống phía dưới, lớn lên và trở thành rễ cái. Rễ cọc dễ phát hiện ở thời kỳ cây
con nhưng khi cây lớn, trưởng thành thì khó phân biệt. Cấu trúc bộ rễ ở cây lâu
năm của các loài, giống biến động đáng kể tuỳ thuộc chủ yếu vào loại đất, tầng
dầy của đất, chế độ canh tác, tuổi cây…và hình thức nhân giống (gieo hạt, chiết,

ghép, giâm). Rễ mới ra thường có màu trắng, rễ già hơn thì có màu hơi nâu vàng.
Khi rễ chuyển sang màu nâu đậm sẽ chết đi.
1.3.2. Thân, cành cây ăn quả có múi
Cây có múi có dạng cây thân gỗ, cây bụi hoặc cây bán bụi tuỳ loài. Một
cây trưởng thành có thể có 4 - 6 cành chính. Hình thái tán cây rất đa dạng: có
loại tán rộng, có loại tán thưa, phân cành hướng ngọn hoặc phân cành ngang;
tán hình cầu, hình tròn, hình tháp hoặc hình chổi xể. Cành có thể có gai hoặc
không có gai, cũng có thể có gai khi còn non và rụng gai khi cây lớn và già.
Một số giống, loài không có gai nhưng khi nhân giống bằng hạt lại xuất hiện
gai trên thân và cành, nhưng ở cấp cành càng cao thì gai càng ít và càng ngắn
(Hoàng Ngọc Thuận, 2002) [22]. Trên cây cam quýt mọc 2 loại cành chủ yếu:
cành dinh dưỡng và cành mang quả. Cành dinh dưỡng mang cành hoa quả là
cành mẹ.
1.3.3. Lá cây ăn quả có múi
Lá thường có 2 mặt (mặt lá và lưng lá), mặt lá có mô dậu, chứa nhiều
nhu mô diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp. Độ dày của mô diệp lục thay đổi
tuỳ theo giống. Lưng lá có mô xốp, nhiều khí khổng tập trung, phân bố ở mặt
lưng lá (mật độ khí khổng phụ thuộc vào từng giống như chanh có 650 khí
khổng/mm2, cam khoảng 480 - 500 khi khổng/mm2). Trong năm cây thường
ra 4 đợt lá, lá mùa Xuân, lá mùa Hè, lá mùa Thu và lá mùa Đông. Tuổi thọ,
kích thước của lá tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc và khả
năng dinh dưỡng của cây. Tuổi thọ của lá cam quýt từ 2 - 3 năm tuỳ theo
vùng sinh thái, vị trí lá và tình trạng sinh trưởng của cây và cành mang lá, vị
trí của cấp cành (Davies và Albrigo, 1994) [38]. Hình thái, độ dày mỏng, kích


9
thước, hình dạng, màu sắc, eo lá… phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống
(Hoàng Ngọc Thuận, 2002) [22].
1.3.4. Hoa cây ăn quả có múi

Hoa cam, quýt thuộc loại hoa lưỡng tính, có khả năng tự thụ phấn để
phát triển thành quả. Hoa cam, quýt có 2 loại: hoa đủ và hoa dị hình. Hoa đủ
cánh dài, màu trắng mẫu 5, mọc thành chùm hoặc đơn độc. Nhị có thể có phấn
hoặc không có phấn, số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành 2 vòng,
nhị hợp. Bầu thường có 8 - 14 ô (múi cam quýt). Đa số các loài hoa có mùi
thơm hấp dẫn. Các loại trong chi citrus hoa, quả đều đậu trên cành 1 năm, ít khi
ra quả trên cành năm trước (FFTC, 2005) [25]. Theo Nobusama Nito (2004)
[47], số lượng nhị hoa của cam quýt có từ 18 - 40 nhị, màu trắng; hạt phấn màu
vàng có 4 thuỳ; hoa của bưởi và cam đắng thường to; còn hoa cam ngọt, chanh
thường có kích thước nhỏ hơn.
1.3.5. Quả và hạt cây ăn quả có múi
Quả của cây có múi thường có dạng hình cầu, hình cầu hơi dẹt, quả dẹt
hoặc hơi thuôn; còn màu sắc thịt quả được quyết định bởi tỷ lệ 2 sắc tố beta
caroten và Sabtophil. Quả có từ 8 - 14 múi, có thể có 0 - 20 hạt hoặc nhiều
hơn. Quả cam, quýt gồm 3 phần cơ bản: vỏ quả, thịt quả và hạt.
Vỏ quả: Gồm 2 lớp: lớp vỏ ngoài (Ngoại quả bì) và lớp vỏ giữa (Trung
quả bì). Lớp vỏ ngoài bao gồm lớp biểu bì trên và biểu bì dưới. Lớp biểu bì có
chức năng làm giảm tốc độ bốc hơi nước của quả; Lớp vỏ giữa gồm 2 lớp đó
là lớp sắc tố vỏ quả: gồm có nhiều túi tinh dầu và lớp trắng vỏ quả, lớp trắng
này dày hay mỏng chủ yếu do đặc tính giống.
Thịt quả: Do nội bì phát triển thành, gồm các múi, giữa các múi có
vách ngăn, nhờ có vách ngăn ta phân biệt được trung quả bì và nội quả bì.
Phần chủ yếu của thịt quả là tép quả (tép quả được bao bọc bởi múi quả) màu
sắc tép quả phụ thuộc giống.


10
Hạt: Nhìn chung, hạt cam, quýt là hạt đa phôi, còn hạt bưởi đơn phôi;
nhũ phôi hạt cam quýt thường màu xanh nhạt, còn nhũ phôi hạt bưởi màu trắng
lục. Trong hạt cam quýt có 1 phôi hữu tính do thụ tinh và phôi vô tính được

hình thành do sự phân ly tế bào ở tâm không qua thụ tinh. Cây con mọc từ phôi
hữu tính thường nhỏ, yếu còn cây con mọc từ phôi vô tính thường khoẻ và giữ
được đặc tính tốt của cây mẹ (Hoàng Minh Tấn và Cs, 2000) [18].
1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh cam quýt
1.4.1. Nhiệt độ
Theo Trần Thế Tục (1980) [26], và nhiều tác giả khác cho rằng cây
cam, quýt, chanh, bưởi sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 39 0C,
nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-27 0C. Tại nhiệt độ thấp -5 0C có một số giống
có thể chịu được trong thời gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao trên 40 0C kéo dài
trong thời gian dài trong nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện
bên ngoài là lá rụng, cành khô héo.
Ở các vùng lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao từ 1.700
- 1.800 m so với mực nước biển vì những vùng này mùa đông thường có tuyết
rơi và nhiệt độ xuống tới - 4 0C (Nguyễn Thế Huấn, 2015) [11].
1.4.2. Ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu (1996) [9] và một số tác giả thì cam quýt là cây ưa
sáng, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với
0,6cal/cm2. Tuy nhiên để có được lượng ánh sáng như vậy chúng ta cần bố trí
mật độ hợp lý như không quá dày cũng không quá thưa, vườn cam quýt nhất
thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây chắn gió.
1.4.3. Ẩm độ và lượng mưa
Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy cam quýt
là cây ưa ẩm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con và
thời kỳ phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả đang phát triển (Bùi Huy
Kiểm, 2000) [13].


11
Cam quýt yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này
không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng

suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng. Nếu độ ẩm
không khí quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho cam quýt, ẩm độ không khí
quá cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện
tượng rám nắng và nứt quả (Trần Thế Tục và Cs, 1995) [27].
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000) [22], lượng mưa thích hợp cho các
vùng trồng cam quýt trên dưới 2.000 mm, Cam cần 1.200 - 1.500 mm, quýt
cần nhiều hơn từ 1.500 - 2.000 mm, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước
trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là
đủ khi nước tự do bằng 1% và độ đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng.
1.4.4. Yêu cầu về gió
Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí
các vùng trồng cam quýt. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc
lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng
tốt. Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa
thường có gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh
trưởng và năng suất của cây giảm rõ rệt. Do vậy cần chú ý đến việc trồng các
đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có bão lớn
(Trần thế Tục và Cs, 1995) [27].
1.4.5. Yêu cầu về đất trồng
Ở nước ta, cây cam quýt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như:
Đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất
thịt nhẹ đất cát pha, đất bạc màu... Tuy nhiên nếu trồng cam quýt trên đất xấu,
nghèo dinh dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao thì hiệu quả kinh tế sẽ cao
(Bùi Huy Kiểm, 2000) [13].
Cây cam quýt có thể trồng được trên đất có độ pH từ 5,0 - 8,5 nhưng
thích hợp nhất là từ 6,0 - 7,0 (Nguyễn Thế Huấn, 2015) [11].


12
Tóm lại, cam quýt có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở khắp các miền

sinh thái ở Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh miền núi phía
Bắc của Việt Nam.
1.5. Một số nghiên cứu về cây ăn quả có múi trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Một số nghiên cứu cây về cây ăn quả có múi trên thế giới
1.5.1.1. Về cải tiến giống và nhân giống cây ăn quả có múi
Để tạo ra các giống quýt mới người đã áp dụng nhiều phương pháp
khac nhau như: chọn lọc cây phôi tâm trong quá trình lai xa, chọn lọc từ các
đột biến mầm (cam Washington navel là một ví dụ điển hình), tuyển chọn các
cây đầu dòng trong sản xuất (Janick và Moore, 1975-1981) [44].
Các nhà chọn giống người Nga đã chọn được hàng loạt giống cam chịu
lạnh tốt, năng suất cao và phẩm chất không thua kém các giống ban đầu bằng
phương pháp lai xa (Hoàng Ngọc Thuận, 1990) [20].
Ở Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Ban Nha những năm gần đây có xu
hướng chọn tạo những giống quýt có thời gian chín kéo dài hơn giống
Satsuma gốc (Dong và Cs, 2000) [39]. Điển hình là tại Nhật Bản đã tạo ra
giống mới có thời gian chín quả sớm hơn Satsuma như Miyagawa và Okitsu
Wase, Clauselina. Tại Trung Quốc các giống mới chọn tạo ra như Xinjin,
Gongchuan và Nangan đã có thời gian chín quả kéo dài hơn Satsuma. Giống
Wenzho của Trung Quốc và giống Owaisi của Nhật Bản đều cho thu hoạch
sớm từ tháng 11 - tháng 12. Hai giống đều có phẩm chất quả tốt, ít hạt và khối
lượng quả trung bình 100 - 140 gr/quả.
Hướng nghiên cứu chọn tạo cây cam quýt kháng bệnh virus tristeza
(CTV) bằng chuyển nạp gen CTV cũng đang được một số nước như Trung
Quốc, Nhật Bản thực hiện đã tạo được 5 cây lai xoma có khả năng chống chịu
bệnh do vi khuẩn và virus tristeza gây ra bằng dung nạp tế bào trần giữa
Caipira sweet orange (Citrus sinensis L. Osbeck) với Volkamer lemon
(C. Volkameriana Pasquale), Cleopatra mandarin (C. Reticulata Blanco), và
Rough lemon (C.jambhiri Lushington) (Beatriz và Cs, 2001) [36].



13
1.5.1.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây ăn quả có múi.
Bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng lá dựa trên 4 nguyên tắc: chức
năng của lá, quy luật bù hoãn giảm dần, chức năng của các nguyên tố dinh
dưỡng và sự đối kháng ion. Từ 4 nguyên tắc này Emblenton và Reuther
(1973) [40], đã xây dựng được tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng lá
gồm 5 cấp: Thiếu, thấp, tối thích, cao và thừa. Dựa vào thang tiêu chuẩn
này người ta thường xuyên phân tích lá để biết được có cần hay không cần
phải bón phân.
Từ kết quả nghiên cứu, trạm thí nghiệm cam quýt Gainsville, Florida đề
nghị tỷ lệ bón phân N:P2O5:K2O; MgO:MnO:CuO là 1:1:1; 0,5:0,125:0,063; tỷ
lệ này tương đương với công thức 8:8:8:4:1:0,5. Tuỳ tuổi cây, từ năm thứ nhất
đến năm thứ 6 bón mỗi cây số lượng phân bón hỗn hợp theo công thức trên từ
0,5 - 5,0 kg/năm (Turcker và cs, 1995) [52].
Theo Trung tâm kỹ thuật thực phẩm và phân bón (FFTC) Đài Loan
(2005) [25], từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 lượng phân bón tính theo tuổi cây
là như nhau đối với 3 nguyên tố N, P2O5 và K2O từ 50g/cây năm thứ nhất tăng
dần đến 140 g/cây năm thứ 5. Khi cây đã cho thu hoạch, lượng phân bón theo
năng suất thu được. Người ta tính được rằng nếu năng suất 50 tấn/ha sẽ lấy đi
một khoảng dinh dưỡng 74,5 kg N/ha, 27,5 kg P2O5/ha và 123,5kg K2O/ha, do
vậy khi bón phân cần bón đủ lượng dinh dưỡng trên cộng với số lượng cần để
tạo chồi mới, lá mới và số lượng mất đi do rửa trôi. Theo Samson (1986) [48],
bón phân cho cây non, cây chưa ra quả khác với bón phân cho cây trưởng
thành, cây cho quả. Công thức chung hợp lý để bón phân là N:P2O5:K2O =
8:2:8 với lượng bình quân là 0,75 kg/cây trong năm đầu tiên và tăng dần cho
đến 3,15 kg/cây khi cây được 10 năm tuổi.
1.5.1.3. Sử dụng phân bón lá và chất điều hoà sinh trưởng trên cây ăn quả có múi
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, sự hình thành
hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai



14
đoạn sinh trưởng sinh sản. Sau thụ phấn thụ tinh là quá trình đậu quả, tuy
nhiên sự đậu quả còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Hàm
lượng auxin và các chất kích thích sinh trưởng thấp là nguyên nhân dẫn đến
sự rụng sau khi hoa nở. Để tăng cường sự đậu quả người ta bổ sung thêm
auxin và gibbrellin ngoại sinh cho hoa và quả non, hai chất này có tác dụng
bổ sung thêm cho nguồn phytohoocmon có trong phôi hạt vốn không đủ cho
quá trình nảy mầm. Vì vậy mà sự sinh trưởng của quả được kích thích và quả
khó có thể rụng ngay được (Lockhart, 1961) [45].
+ Au xin:
Auxin có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
đặc biệt là quá trình đậu quả và sự sinh trưởng của quả. Nó được sử dụng khá
rộng rãi trong sản xuất nhất là với ngành trồng cây ăn quả (Skoong, 1940) [47].
Ở Hawai nhiều cánh đồng dứa được phun dung dịch muối natri của α NAA ở nồng độ 25ppm thì dứa ra hoa sớm hơn 2-3 tuần. Auxin kìm hãm sự
rụng của lá, hoa và quả, nồng độ sử dụng tuỳ thuộc vào từng loại quả ví dụ:
Cà chua, bầu, bí, cam, chanh... nồng độ α -NAA 10-20 ppm, 2,4D nồng độ 510ppm (Skoong, 1940) [47].
Theo Skoong (1940) [49] có thể dùng chất kích thích sinh trưởng với
liều lượng cao để phun cho cam làm hoa rụng bớt đi để tránh hiện tượng ra
quả cách năm. Chẳng hạn như NAA nồng độ từ 100 ppm, 200 ppm...500 ppm
thấy kết quả như sau:
Theo Skoong (1940) [49], bổ xung thêm α -NAA với nồng độ 1020ppm để làm giảm sự rụng trái táo. Sử dụng α -NAA ở nồng độ 40 ppm hay
phun kết hợp với GA3 nồng độ 40 ppm đã làm giảm sự rụng quả, gia tăng số
quả có ý nghĩa khi thu hoạch so với đối chứng.
Ở Trung Quốc phun 2,4D ở nồng độ 5-10 ppm vào mùa hoa cam đang
nở rộ thấy tỷ lệ đậu quả tăng so với đối chứng, đường kính quả tăng 9%, sản
lượng tăng 34,2% (Skoong, 1940) [49].



×