Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ NHỰA ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.47 KB, 17 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ
NHỰA ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG
PETROLIMEX
3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhựa đường
Petrolimex
3.1.1 Dự báo về thị trường tiêu thụ Nhụa đường của Công ty TNHH Nhựa
đường Petrolimex.
Từ nhũng phân tích về tinh hình thúc đẩy kinh doanh nhựa đường
của Công ty đã nêu trên cho thấy tiêu thụ Nhựa đườn của Công ty có
nhiều tiềm năng, có nhiều cơ hội nhưng cũng có những thách thức, khó
khăn. Mỗi cơ hội nang đến cho Công ty những tác động tích cực khác
nhau và mỗi nguy cơ tạo ra những rủi ro mất mát với mức độ khác
nhau. Cần phải tìm ra những cơ hội hấp dẫn nhất, phù hợp với khả
năng, nguồn lực của Công ty để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất
cũng như mức độ nguy hiểm của nguy cơ để có biện pháp hợp lý hạn
chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Để thực hiện được điều này, cần tiến hành nghiên cứu phân tích,
đánh giá các cơ hội và thách thức sẽ xuất hiện ảnh hưởng tới tiêu thụ
sản phẩm Nhựa đường của công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex.
3.1.1.1 Cơ hội tiêu thụ nhụa đường của Công ty TNHH Nhựa đường
Petrolimex
Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sơ toàn diện mọi
mặt, việc trở thành thành viên của WTO là một bươc ngoạt quan trọng
trên con đường hội nhập này. Gia nhập WTO là động lực thúc đẩy
doanh nghiệp sử dụng hết tiềm lực, khả năng của mình để vươn lên
khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Bởi vì, thị trường của doanh
nghiệp trở nên rộng lớn hơn, có nhiều mức độ nhu cầu khác nhau để
doanh nghiệp tham gia thị trường, song các nhu cầu đó lại đòi hỏi một
sự tiêu chuẩn hóa, một tầm cao hơn cả về chất lượng và hiệu quả, cạnh
tranh ngay ngắt khiến các doanh nghiệp luôn phải biết cách ứng phó kịp
thời với những biến động của thị trường. Công ty TNHH Nhựa đường


Petrolimex cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vậy có những cơ hội
nào sẽ xuất hiện trong thời gian sắp tới tác động đến hoạt động tiêu thụ
Nhựa đường của Công ty.
- Hội nhập WTO sẽ thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo
điều kiện cho nền kinh tế Việt nam phát triển với tốc độ cao hơn, kích
thích nhu cầu về xây lắp kinh doanh vật liệu xây dựng ngày càng lớn
hơn. Luật khuyến khích đầu tư của nước ngoài ngày càng thu hút nhiều
công ty, tập đoàn kinh tế của các nước trên thế giới và trong khu vực
đầu tư làm ăn.
- Hội nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc cho
việc thâm nhập vào thị trường tiêu thụ mới, nền dân trí của người dân
được nâng cao hơn, phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một điều tất yếu.
Khả năng hợp tác với các nước trong lĩnh vực kinh doanh nhà và
quan hệ quôc tế mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp cận các công nghệ,
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động xây lắp tiên tiến trên thế giới. Ngoài
ra, còn tạo điều kiện cho công ty tiếp cận với nhiều nhà cung cấp Nhựa
đường khác, có thể lựa chọn những nhà cung cấp với giá thành rẻ nhất,
chi phí cho việc vận chuyển, giao nhận mua bán Nhựa đường thấp nhất.
Công ty có thể đảm bảo được nguồn hàng có chất lượng và số lượng
ổn định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Quá trình tăng trưởng tự nhiên về dân số cũng như thu nhập và
mức sống của người dân nước ta ngày càng được nâng cao dẫn đến
nhu cầu về đi lại và xây dựng cơ bản của xã hội và nhân dân ngày càng
tăng không ngừng. Do vậy công ty cần xem đây là một trong những cơ
hội và làm căn cứ quan trọng cho việc xây dựng chiến lược phát tiển thị
trường cho công ty.
Một cơ hội lớn nữa với hoạt động thúc đẩy tiêu thụ Nhựa đường
của công ty đó là những chính sách quy hoạch, hoàn thiện và mở rộng
mạng lưới đường bộ của Việt Nam trong thời gian tới. Quá trình đô thị
hóa các vùng dân cư của có nước diễn ra một cách mạnh mẽ là điều

kiện phát triển các khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng .
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông
vận tải đường bộ (GTVTĐB) Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 với mục tiêu đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa
và hành khách với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện
lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi
trường,...
Nhanh chóng phát triển giao thông vận tải xe buýt tại các đô thị lớn,
đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; phát triển giao
thông tĩnh và giao thông tiếp cận cho người khuyết tật; kiểm soát sự gia
tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bản
đảm trật tự an toàn giao thông đô thị.
Đồng thời, đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường bộ hiện có, nhanh
chóng triển khai xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc theo quy hoạch,
đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Nam, phát triển mạnh mẽ giao thông đô
thị.
Mục tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2020, xây dựng 24 tuyến, đoạn
tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 2.381 km; 100% quốc lộ vào
đúng cấp kỹ thuật; hoàn thành xây dựng các cầu lớn, thay thế 100% cầu
yếu trên quốc lộ; 100% đường tỉnh được rải mặt nhựa hoặc bê tông xi
măng; 100% xã, cụm xã có đường ô tô đến trung tâm, xóa 100% cầu
khỉ.
Hệ thống đường cao tốc đến năm 2020 và định hướng năm 2030
- Tuyến cao tốc Bắc - Nam: gồm hai tuyến với tổng chiều dài
3.262km:
- Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông, bắt đầu từ Hà Nội đến Cần
Thơ, dài 1.941km, quy mô 4-8 làn xe.
- Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía tây đường Hồ Chí Minh, bắt đầu từ
Phú Thọ đến Kiên Giang, dài khoảng 1.321km, quy mô 4-6 làn xe.
Các tuyến đường

cao tốc
Tuyến đường Chiều dài
(km)
Tổng chiều
dài
(km)
Khu vực phía Bắc Lạng Sơn- Bắc Giang- Bắc Ninh 130 1.099
Hà Nội- Hải Phòng 105
Hà Nội- Việt Trì- Lào Cai 264
Nội Bài- Hạ Long- Móng Cái 294
Hà Nội- Thái Nguyên- Bắc Cạn 90
Láng- Hòa Lạc- Hòa Bình 56
Ninh Bình- Hải Phòng- Quảng Ninh 160
Khu vực miền
Trung và Tây
Nguyên
Hồng Lĩnh- Hương Sơn( Hà Tĩnh) 34 264
Cam Lộ- Lao Bảo 70
Quy Nhơn- Pleiku 160
Khu vực phía
Nam
Biên Hòa- Vũng Tàu 76 984
Dầu Giây- Đà Lạt 209
TP.HCM- Thủ Dầu Một- Chơn Thành 69
TP.HCM- Mộc Bài(Tây Ninh) 55
Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng 200
Hà Tiên- Rạch Giá- Bạc Liêu 225
Cần Thơ- Cà Mau 150
Phát triển giao thông vận tải địa phương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp -
nông thôn, gắn kết được mạng GTVT địa phương với mạng giao thông quốc gia, tạo sự thông suốt, chi phí vận

tải hợp lý, phù hợp với đa số người dân.
Định hướng đến năm 2030, hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa
mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tiếp tục xây dựng các
đoạn tuyến, tuyến đường bộ cao tốc, đường đô thị, đường vành đai.
3.1.1.2 Nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ Nhựa đường
Kinh tế xã hội càng phát triển, càng mở rộng thì cạnh tranh càng
gay gắt.Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, cũng là điều kiện cho các
doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Quá trình
cạnh tranh thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau như dịch vụ, phương
thức bán hàng, trình độ công nghệ, nguồn lực về vốn, chính sách giá cả,
chính sách khuyến mãi. Ngoài ra cạnh tranh không chỉ diễn ra ở những
đối thủ trực tiếp mà còn những hiện tượng gián tiếp, do vậy trong quá
trình thực hiện chiến lược Công ty cần coi trọng và luôn có sự chuẩn bị
các phương pháp phòng chống, nếu thiếu 1 trong các yếu tố nêu trên thì
coi như đó là mối đe dọa đối với công ty.
Đòi hỏi của khách hàng về chất lượng nhựa đường cũng như các
dịch vụ kèm them ngày càng cao. Do đó công ty phải luôn đảm bảo
được nguồn hàng chất lượng tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, để
có thể giữ được mối quan hệ hợp tác lâu dài.
- Các văn bản của Chính Phủ có liên quan đến lĩnh vực xây dựng
cơ bản, nhà đất nếu có sự thay đổi, điều chỉnh, bất ổn đều dẫn đến
những bất trắc rủi ro cho doanh nghiệp.
Sản phẩm Nhựa đường cũng giống như các sản phẩm về nguyên
vật liệu xây dựng khác, có những giao động về giá cả lớn, dẫn đến
những khó khăn trong quá trình tiêu thụ.

×