Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.88 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty khoáng sản
3.1.1. Chiến lược khai thác phát triển
Than do sản xuất điện năm 2009 tổng nhu cầu tiêu thụ mới 6.500.000T
đến 2015 là 65.700.000 gấp 10 lần.
Than sản xuất XM, phân bón và ngành công nghiệp khác đều tăng từ 1,5
lần – 2 lần.
Than xuất khẩu có xu hướng giảm nhiều, năm 2009 ngành than ký hợp
đồng xuất khẩu 21 triệu tấn thì lượng truyền tải khoảng 10 – 11 triệu tấn, đến
2015 lượng xuất khẩu chỉ còn khoảng 5 triệu tấn, giảm 4 lần.
Theo số liệu điều tra nguồn hàng và khả năng phát triển ta có thể định
hướng phát triển cho TCT:
Tổng khối lượng do TCT sản xuất là 17 triệu tấn tăng 2,1 lần so với năm
2009. Trong đó:
Than sản xuất điện: 13,6 triệu tấn tăng 3,4 lần so với năm 2009 bằng
28,6% Tổng cộng than là: 15,7 triệu tấn.
Hàng khác khoảng: 1,3 triệu tấn.
Như vậy từ 2010 – 2015 sản lượng tăng bình quân mỗi năm xấp xir15%/
năm. Để đạt được mục tiêu trên thì chiến lược của TCT như sau:
Xác định nguồn hàng chính của TCT là hàng than và trọng tâm là than
cho sản xuất điện.
Khách hàng chiến lược là Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt
Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Công ty sản xuất phân bón, các Công
ty sản xuất Xi măng…
1
3.2 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Tổng công ty khoáng sản
Để cải thiện tình hình tài chính của một doanh nghiệp, theo lý thuyết, các
nhà lãnh đạo cần có chính sách thực hiện nâng cao khả năng tài chính của
doanh nghiệp: khả năng thanh toán, cơ cấu vốn hợp lý, khả năng hoạt động,
khả năng sinh lời.


3.2.1 Cải thiện khả năng thanh toán của Tổng công ty
Khả năng thanh toán của TCT là khả năng trả được nợ khi đáo hạn của
các khoản nợ của TCT, đây là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài
chính và năng lực kinh doanh của TCT, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu
quả tài chính. Đồng thời, thông qua đó có thể thấy rõ được những rủi ro tài
chính của TCT như: không thanh toán được nợ khi đến hạn, có thể dẫn đến
phá sản.
 Thứ nhất : TCT nên tăng tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền.
Như đã phân tích thì tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của
TCT là chưa cao nên dẫn đến khả năng thanh toán nhanh của TCT tuy chưa
đến mức yếu kém nhưng vẫn còn khá thấp. Trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, việc giữ đủ tiền cho kinh doanh có những lợi thế sau:
+ Khi mua các hàng hóa dịch vụ nếu có đủ tiền mặt, công ty có thể được
hưởng lợi thế chiết khấu.
+ Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng
thanh toán nhanh giúp doanh nghiệp tạo được uy tín với ngân hàng và nhà
cung cấp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận
lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi.
+ Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuận
lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả.
+ Khi có đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong
trường hợp khẩn cấp như đình công, hỏa hoạn, vượt qua khó khăn do yếu tố
thời vụ và chu kỳ kinh doanh.
Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ
2
ngắn hạn khi gần đến hạn để tránh rủi ro từ phía chủ nợ. Có thể vì một lý do
nào đó chủ nợ đòi yêu cầu thanh toán ngay. Ngoài ra, TCT cũng nên dự trữ
một số chứng khoán có tính thanh khoản cao như: trái phiếu chính phủ, tín
phiếu kho bạc Nhà nước và các loại chứng khoán của các tổ chức nước ngoài
nhằm đảm bảo cho tính thanh khoản cho tài sản lưu động.

 Thứ hai : Giảm lượng hàng hóa dự trữ
Nguyên vật liệu dữ trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai
trò rất lớn để cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành bình thường.
Bởi vì, đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành
sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ.
Qua phân tích, ta thấy mức dự trữ hàng hóa của TCT khá cao so với các
công ty trong cùng ngành. Do đó cũng không nên dự trữ hàng hóa quá nhiều.
Việc dữ trữ quá lớn sẽ gây tốn kém chi phí, ứ đọng vốn. Tuy nhiên, nếu dự trữ
quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt
các hậu quả tiếp theo. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có giải pháp nhằm quản lý
hoạt động dự trữ sao cho hợp lý nhất. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu
động sẽ được nâng lên hay số vòng quay vốn tăng.
 Thứ ba : Có chính sách tín dụng hợp lý đối với các khoản phải thu
Một trong những tài sản lưu động mà TCT cần phải quan tâm nữa đó là
các khoản phải thu.Các khoản phải thu của TCT bao gồm: các khoản phải thu
khách hàng, các khoản trả trước cho người bán, các khoản phải thu nội bộ
ngắn hạn, các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. TCT nên có chính
sách tín dụng không quá lỏng để tránh bị chiếm dụng vốn và nguy cơ khó đòi
được các khoản phải thu này. Việc nới lỏng chính sách tín dụng đối với các
khoản phải thu sẽ là cần thiết trong trường hợp cần thu hút khách hàng và
tăng khả năng cạnh tranh với các công ty cùng ngành. Việc này làm tăng chi
phí của TCT. Do tỷ trọng các khoản phải thu của TCT trong tổng tài sản ngắn
hạn là tương đối lớn nên TCT cần cân nhắc kỹ lưỡng về khoản mục này. Để
giúp TCT có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế phát sinh
các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, TCT có thể áp dụng các biện pháp
3
sau:
 Mở sổ theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài TCT, thường
xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.
 Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán như: giới

hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần
giá trị đơn hàng (Hiện nay TCT đang áp dụng biện pháp này có nghĩa là
đối với mỗi khoản phải thu khách hàng, TCT đều yêu cầu khách hàng
phải thế chấp bằng một chứng chỉ có giá trị tín phiếu, trái phiếu hay
giấy bảo lãnh của ngân hàng)
 Khi ký kết hợp đồng cần phải đề cập đến vấn đề các khoản thanh
toán vượt quá thời hạn. Trong trường hợp đó, TCT phải được hưởng lãi
suất khoản phải thu tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng. Sự
ràng buộc này sẽ thúc đẩy khách hàng phải thanh toán nợ cho TCT.
 TCT cũng nên áp dụng cho khách hàng hưởng chiết khấu. Đây là một
biện pháp mang lại hiệu quả tương đối cao, song các khoản này lại có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm doanh thu, TCT phải áp dụng biện
pháp này một cách linh hoạt.
3.2.2 Tăng cường huy động vốn để mở rộng hoạt động sản xuất – kinh
doanh
Qua phân tích tình hình tài chính của TCT , tổng vốn của TCT tăng qua
các năm nhưng mức tăng này chưa cao. Do không có đủ vốn dài hạn, một số
công ty con trong TCT đã dùng vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định dẫn
đến khả năng thanh toán thấp. Do đó, để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho sản xuất
– kinh doanh của TCT, TCT có thể thực hiện huy động vốn từ các nguồn: huy
động vốn chủ sở hữu và huy động nợ vay.
 Thứ nhất : TCT nên sớm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm
cổ phần hóa công ty mẹ vào thời điểm thích hợp để tăng vốn chủ sở hữu.
4
Để tăng vốn chủ sở hữu thì việc cổ phần hóa là rất cần thiết. Cổ phần
hóa là hướng đi đúng đắn để huy động vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất
kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý.
Cổ phần hóa chính là tạo điều kiện để cho những người góp vốn và
người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cho TCT.

Những năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng TCT vẫn duy trì ổn định
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tích: TCT
đã huy động được một số lượng vốn lớn từ cán bộ công nhân viên chứng tỏ
người lao động có trách nhiệm và gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh
của TCT, năng suất lao động tăng, tăng lợi nhuận...Do đó duy trì VCSH của
TCT và có xu hướng tăng qua các năm.
 Đối với những đơn vị đã cổ phần hóa: nên xóa bỏ tình trạng cổ phần
hóa khép kín, tăng lượng cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp, tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư chiến lược được tham gia với tỷ lệ sở hữu vốn
lớn hơn, có vai trò và tác động thực sự làm thay đổi cung cách quản lý,
tăng tiềm lực tài chính, công nghệ...
 Đối với những đơn vị chưa đủ điều kiện cổ phần hóa, cần phối hợp
thường xuyên với các tư vấn được chỉ định thầu thực hiện xác định
giá trị doanh nghiệp.
 Thứ hai : Huy động vốn dài hạn từ các tổ chức tín dụng
Ngân hàng có vai trò bổ sung vốn kịp thời cho các doanh nghiệp. Qua
phân tích, ta thấy việc bổ sung vốn trung và dài hạn cho TCT là thật sự cần
thiết. Hiện nay các khoản nợ ngắn hạn của TCT đã dư thừa. Hơn nữa các
khoản nợ ngắn hạn có thời hạn ngắn (dưới 1 năm) nên việc gia tăng nguồn tài
trợ này dễ dẫn đến tình trạng các khoản nợ ngắn hạn chồng chất lên nhau, gây
mất khả năng thanh toán. Trong khi TCT đang cần những nguồn tài trợ có
thời gian dài để đầu tư TSCĐ. Vì vậy TCT nên giảm nợ ngắn hạn thay bằng
nợ dài hạn. Mặc dù các khoản vay dài hạn có chi phí lớn hơn nên có thể ảnh
5

×