Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.69 KB, 6 trang )

AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 52 - 57

TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỊNH HƯỚNG
LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
Lê Đức Thọ1
1
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Nẵng
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 12/07/2018
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
15/11//2018
Ngày chấp nhận đăng:
08/2019
Title:
Nguyen Trai’s “humanity”
thought and meaning in
orienting the way of life for the
young generation of Vietnam
today
Keywords:
Nguyen Trai; “humanity”
thought; education lifestyle;
younger generation
Từ khóa:
Nguyễn Trãi; tư tưởng “nhân
nghĩa”; giáo dục lối sống;
thế hệ trẻ

ABSTRACT
Nguyen Trai is always worshiping a great idea - humanist ideas. This
thought is a red thread throughout the writing of Nguyen Trai poetry, making


his works have a profound human value. It was the same humanist thought
that Nguyen Trai had developed from the tradition of humanist thought in
Chinese culture that contributed to raising the traditional thinking of
Vietnamese towards humanism. This article is more aware of Nguyen Trai's
humanist ideology and shows its current meaning in orienting young people's
lifestyles.

TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu về tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi, tư tưởng đó
được hình thành từ truyền thống “nhân nghĩa” của dân tộc Việt Nam và có
kế thừa, phát triển tư tưởng “nhân nghĩa” của Nho giáo. Tư tưởng “nhân
nghĩa” của Nguyễn Trãi gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân;
biểu hiện ở lòng thương người, sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với kẻ
thù; “nhân nghĩa” vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu; “nhân nghĩa” được
thể hiện trong ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình. Qua đó, tác giả rút
ra ý nghĩa giáo dục lối sống vì con người, lối sống có trách nhiệm và sống vì
cộng đồng cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

thời đại của ông mà nó còn có ý nghĩa đến hôm
nay và có lẽ nó vẫn mang giá trị đến tận mai sau.
Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng “nhân nghĩa” của
Nguyễn Trãi và chỉ ra ý nghĩa của nó trong định
hướng giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay là
việc làm cần thiết.

1. GIỚI THIỆU
“Nhân nghĩa” là một phạm trù xuất hiện từ khá
sớm, trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại
nhiều nhà Nho nổi tiếng như: Khổng Tử, Mạnh
Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư,... đã bàn nhiều

đến “nhân nghĩa”. Chính vì thế nó không phải là
vấn đề mới. Nhưng đến thế kỉ XV ở Việt Nam
chính tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đã
đạt tới tầm cao của thời đại, điều mà từ trước cho
đến những người cùng thời với ông chưa ai đạt
tới. Những tư tưởng của Nguyễn Trãi, đặc biệt là
tư tưởng “nhân nghĩa”, không chỉ có ý nghĩa ở

2. MỤC TIÊU VÀ
NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG

PHÁP

2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Bài viết làm rõ nội dung tư tưởng “nhân nghĩa”
của Nguyễn Trãi và chỉ ra ý nghĩa trong định

52


AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 52 - 57

hướng giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay.

thắng lợi, Nguyễn Trãi được Lê Lợi ban cho
quốc tính và được phong tước Quan Phục hầu và
giữ các chức Lại bộ thượng thư kiêm Nhập nội

hành khiển trông coi Viện khu mật, đến đời Lê
Thái Tông là Gián nghị đại phu kiêm Tri tam
quán sự, chức Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc
Tử giám.

2.2 Phương pháp nghiên cứu
Bài viết dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, kết hợp phương pháp logic và lịch
sử, phân tích, tổng hợp.

Với những cương vị mà mình đảm trách,
Nguyễn Trãi đã tham gia đề xuất, bàn luận và
soạn thảo những vấn đề nhằm mục tiêu quốc
thái, dân an. Tuy nhiên, khi những hoài bão của
ông còn đang dang dở thì ông và gia tộc phải
chịu rơi đầu trong vụ oan án Lệ Chi viên. Năm
1464, Lê Thánh Tông đã minh oan, phục hồi
chức tước và sai Trần Khắc Kiêm tìm lại toàn bộ
trước tác của Nguyễn Trãi.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả nghiên cứu
3.1.1 Giới thiệu về Nguyễn Trãi
Trong quá trình bảo vệ nền độc lập dân tộc đã sản
sinh ra không ít những nhà quân sự, nhà tư tưởng
kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt,
Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm ... trong số đó nổi bật là Nguyễn Trãi, một
nhà tư tưởng và là Danh nhân văn hóa thế giới.


Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, một nhà
thơ, nhà tư tưởng lớn, danh nhân văn hóa thế
giới. Cả cuộc đời mình luôn vì dân vì nước, tư
tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt
Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội Việt
Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai
đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng
Việt Nam. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn
Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho
giáo, Phật giáo và Đạo giáo (trong đó Nho giáo
đóng vai trò chủ yếu), có sự kết hợp chặt chẽ với
hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam lúc đó.

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức Trai, cha
là Nguyễn Ứng Long và mẹ là Trần Thị Thái,
cháu ngoại của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
Tổ tiên của Nguyễn Trãi ở xã Chi Ngại, huyện
Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc (nay là xã Cộng
Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau
chuyển về làng Ngọc Ổi, huyện Thượng Phúc,
Hà Đông (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường
Tín, Hà Nội). Tròn 6 tuổi mẹ mất, ông phải về
Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390 ông ngoại
cũng mất, Nguyễn Trãi theo cha trở về sống ở
làng Nhị Khê. Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh và
cùng cha ra làm quan dưới triều Hồ. Năm 1407
giặc Minh sang xâm lược, nhà Hồ thất bại. Hồ
Quý Ly và nhiều triều thần bị bắt sang Trung
Quốc, trong đó có thân phụ của Nguyễn Trãi.


Chính cuộc đời, phẩm chất và sự nghiệp của
Nguyễn Trãi đã để lại sự kính trọng của người dân
ở thời đại của ông cũng như của những thế hệ mai
sau. Sự tài năng, đức độ của ông được mọi người
kính trọng là bậc anh hùng, là khí phách, là tinh
hoa của dân tộc. Cố Thủ tướng Chính phủ Phạm
Văn Đồng đã viết: “Nguyễn Trãi người anh hùng
dân tộc, văn võ song toàn, văn là chính trị, chính
trị cứu nước cứu dân, nội trị, ngoại giao, mở nền
thái bình muôn thuở, rửa nỗi hẹn ngàn thu; võ là
quân sự chiến lược và chiến thuật, yếu đánh
mạnh, ít địch nhiều, thắng hung tàn bằng đại
nghĩa; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão,
sắc như gươm đao... thật là một con người vĩ đại
về nhiều mặt trong lịch sử nước ta...” (Phạm Văn

Tạm gác thù nhà, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở
về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam lỏng
ở thành Đông Quan suốt mười năm. Năm 1416
ông tìm đến khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê
Lợi bản Bình Ngô sách. Từ đó ông gắn bó với
phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây
dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và
đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như
soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra
chiến thuật cho nghĩa quân. Khởi nghĩa Lam Sơn
53



AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 52 - 57

Đồng, 1962). Công lao quý giá nhất và sự nghiệp
vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước
yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước
vô cùng vẻ vang của ông.

trọng. Trong toàn bộ các tác phẩm của Nguyễn
Trãi mà chúng ta còn lưu giữ được thì chữ “nhân”
đã được nhắc đến 59 lần và chữ “nghĩa” được
nhắc đến 81 lần. Tổng cộng hai chữ “nhân”,
“nghĩa” được ông sử dụng đến 140 lần. Tư tưởng
“nhân nghĩa” ấy của Nguyễn Trãi đã được thể
hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu của ông như:
Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức
Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí. Nội
dung tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi
được thể hiện như sau:

3.1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng “nhân
nghĩa” Nguyễn Trãi
Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi được
hình thành từ một hệ thống các quan điểm của
triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, triết lý chính trị,
triết lý quân sự, triết lý ngoại giao. . . và là tất cả
những triết lý trong một thể thống nhất ấy lại
được bao trùm bởi cả một vũ trụ quan ông. Như
vậy, tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự thống nhất
giữa đạo trời và đạo người thể hiện chung ở chủ
nghĩa nhân đạo. Hệ thống các quan điểm trong tư

tưởng của Nguyễn Trãi là kết quả của sự kế thừa
quan điểm triết học truyền thống phương Đông
nói chung, của dân tộc nói riêng. Tư tưởng “nhân
nghĩa” của Nguyễn Trãi đã trở thành một tư tưởng
“nhân nghĩa” tiêu biểu nhất của truyền thống tư
tưởng dân tộc, bởi nó chính là sự hội tụ những tư
tưởng “nhân nghĩa” của dân tộc truyền lại, rồi tiếp
tục lưu chảy trong truyền thống tư tưởng “nhân
nghĩa” của người Việt Nam sau này.

Trước hết, tư tưởng “nhân nghĩa” vẫn luôn thể
hiện tư tưởng “nhân nghĩa” truyền thống, bởi
nhân nghĩa vẫn là cái gốc của đạo trời, nên "Bại
nghĩa thương nhân, trời đất cơ hồ muốn dứt"
(Bình Ngô đại cáo).
Nhân nghĩa cũng vẫn là cái gốc của đạo người
lãnh đạo, người cai trị dân, vì: "Đạo làm tướng lấy
nhân nghĩa làm gốc"; cho nên đó cũng chính là cái
gốc của sự ứng xử của người lãnh đạo, của bậc
quân vương đối với người dân: "Phàm mưu việc
lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, viện công to
phải lấy nhân nghĩa làm đầu" (Lại thư trả lời
Phương Chính). Mục đích "an dân" được thực ở
người quân tử theo đạo trời để bảo vệ sự sống (an
dân), rằng: "đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát,
đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân"
(Thư dụ hàng (các tướng sĩ) thành Bình Than).
Phải chăng đây vẫn là sự thể hiện tư tưởng mà
trong Kinh Dịch, Hệ Từ Hạ truyện đã viết (thiên
địa chi đại đức viết sinh). Có thể thấy rằng đường

lối cứu nước bằng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đề
ra ngay từ khi dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi là
đường lối hoàn toàn khác so với nhân nghĩa của
Nho giáo truyền thống.

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi kế thừa
quan điểm “nhân nghĩa” Nho giáo, nhưng đã được
mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc
trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nguyễn Trãi đã
tiếp thu tư tưởng “Nhân nghĩa” của Mạnh Tử một
cách không máy móc, giáo điều mà có sự sáng tạo
và phát triển, thể hiển lòng yêu nước thương dân
sâu sắc, thiết tha của một anh hùng dân tộc. Ông
đã tạo ra một sức mạnh khá đặc biệt trong lịch sử
của các cuộc chiến tranh, đó là sử dụng tư tưởng
“Nhân nghĩa” để đánh địch. Tư tưởng “Dân vi
quý” của Mạnh Tử đi vào Nguyễn Trãi, đối với
Nguyễn Trãi, nhân dân là nỗi lòng thương xót,
niềm tin yêu, là sức mạnh cuồn cuộn như nước
triều dâng, nhân dân là định hướng cho toàn bộ tư
tưởng của Nguyễn Trãi, đó phải là “An
dân”,”Điếu dân”.

Thứ hai, tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi
gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân và an
dân, biết trọng dân, ơn dân, thấy được vai trò, sức
mạnh của nhân dân.
Nguyễn Trãi là một nhà nho, chịu ảnh hưởng sâu
sắc tư tưởng của Nho giáo, bản thân ông cũng tâm
niệm rằng “lòng hãy cho bền đạo Khổng môn”.

Cho nên “tôi cũng lấy đạo nhân nghĩa, hết lòng

Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một tư tưởng,
hơn nữa, là một phương pháp luận hết sức quan
54


AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 52 - 57

kính thờ triều đình” (Viện Sử học, 1976). Nhưng
bản thân Nguyễn Trãi lại là một người dân Việt,
thấm nhuần tư tưởng đạo đức Việt, nên nhân
nghĩa của ông cũng mang đậm tinh thần nhân
nghĩa của văn hóa Việt. Vì vậy, điểm khác biệt
trong tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi so
với Nho giáo Khổng - Mạnh là ở chỗ: nhân nghĩa
trước hết là để “yên dân”. Trong các văn thư gửi
cho tướng giặc và dụ hàng các thành, Nguyễn Trãi
đề cập rất nhiều tới vấn đề này.

tóm cái tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa
và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh
giải phóng dân tộc ở Việt Nam đương thời. Tất
nhiên, chiến lược “tâm công” ấy luôn được nghĩa
quân Lam Sơn kết hợp chiến đấu bằng vũ khí,
quân sự, ngoại giao; và thực tiễn lịch sử đã chứng
tỏ rằng, chiến lược đó là hoàn toàn đúng đắn.
Một điểm nổi bật trong tư tưởng của Nguyễn Trãi
về lòng thương người còn được thể hiện qua cách
đối xử khoan dung với kẻ thù khi chúng đã bại

trận, đầu hàng. Điều này thể hiện đức “hiếu sinh”,
đức “khoan dung” của dân tộc Việt Nam nói
chung, cũng như tư tưởng “nhân nghĩa” của
Nguyễn Trãi nói riêng.

Nhân nghĩa là thực sự coi dân là gốc nước, phải
thực sự gắn với nhân dân, phải thương yêu dân
thực sự, phải vì nhân dân và cho nhân dân. Nhân
nghĩa là phải cứu nước, cứu dân. Muốn cứu nước,
cứu dân trước phải lo trừ bạo; muốn trừ bạo trước
hết phải dùng bạo lực của chính nghĩa "lấy ít địch
nhiều, lấy chí nhân thay cường bạo". Lòng nhân
nghĩa đó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi chính là
sức mạnh bảo vệ quốc gia dân tộc, được thể hiện
bởi vai trò của bậc trung quân ái quốc. Đây cũng
là tư tưởng đã được thể hiện trước đó ở thời kỳ
chống sự xâm lược của nhà Nguyên. Hịch tướng
sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) cũng nhấn mạnh:
"Tự cổ các bậc nghĩa sĩ trung thần đã từng diệt
thân để cứu nước" (Tự cổ trung thần nghĩa sĩ, dĩ
thân tử quốc hà đại vô chi). Đây là cái nhìn hết
sức mới mẻ và nhân văn của Nguyễn Trãi. Trong
Nho giáo truyền thống, cũng như trong lịch sử dân
tộc có thể ai cũng biết nhân dân là người làm ra
mọi của cải để nuôi sống xã hội, song có mấy
người thấy được mình phải biết ơn và “đền ơn”
những con người bình dị, thậm chí là thấp hèn ấy.

Thứ tư, việc vận dụng quan điểm nhân nghĩa như
một nghệ thuật trong tư tưởng của Nguyễn Trãi

thể hiện ở chỗ nhân nghĩa vừa là phương tiện vừa
là mục tiêu.
Nhưng cũng chính vì là nghệ thuật dùng nhân
nghĩa trong điều kiện thực tiễn lịch sử phải là sức
mạnh được tập trung vào công cuộc giải phóng
dân tộc, đó là, dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ,
đánh kẻ có tội. Đặc biệt, trong hoàn cảnh đó phải
thực hiện cả "quyền mưu làm gốc để trừ kẻ gian
tà"; và "nhân nghĩa làm gốc để giữ vững bờ cõi"
(Quyền mưu bản thị dụng trừ gian; nhân nghĩa
duy trì quốc thế an). Cũng chính vì nhân nghĩa để
thắng hung tàn, mà quyền mưu thì dùng trừ gian,
do đó "quyền mưu" chính là nhân nghĩa trong thời
kỳ chống xâm lược.
Thứ năm, tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn
Trãi còn được thể hiện ở ý tưởng xây dựng một
đất nước thái bình, trên vua thánh dưới tôi hiền;
để khắp thôn cùng, ngõ hẻm không còn tiếng giận
oán sầu.

Thứ ba, tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi
còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan
dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù.
Tư tưởng “nhân nghĩa” thể hiện theo tinh thần
trên còn bao hàm cả sự khoan dung, có thể nói,
đây là nét độc đáo riêng có trong tư tưởng “nhân
nghĩa” của Nguyễn Trãi. Chiến lược “tâm công”
Nguyễn Trãi đã thực hiện trong kháng chiến
chống Minh chính là sự thể hiện nét độc đáo riêng
có ấy. “Tâm công” đánh vào lòng người, sách

lược đã được Nguyễn Trãi dày công suy xét, thu

Xã hội lý tưởng theo Nguyễn Trãi là “Thánh tâm
dục dữ dân hưu túc, văn trị chung tu chí thái bình”
(lòng vua chỉ muốn dân yên nghỉ, xếp võ theo
văn, nước trị bình) (Viện Sử học, 1976); Một đất
nước thái bình sẽ là đất nước có cuộc sống phồn
vinh, tươi đẹp; đồng thời, có sự hòa thuận, yên vui
với các nước khác. Có thể nói, lý tưởng chính trị –
xã hội của Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng,
55


AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 52 - 57

ước mơ của dân tộc, nhân dân; đạt tới tầm cao
nhất và rộng nhất trong điều kiện lịch sử lúc bấy
giờ cho phép. Quan niệm của Nguyễn Trãi, vì thế,
là một quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân
bản.

có nguy cơ làm phai nhạt về lý tưởng và suy thoái
về đạo đức, xa rời truyền thống và làm mất bản
sắc văn hóa dân tộc, chệch hướng xã hội chủ
nghĩa thì việc định hướng lối sống có trách nhiệm
càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Để xây dựng lối
sống có trách nhiệm trước hết cần có sự thương
người, quan tâm giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ với
mọi người xung quanh, đặc biệt là vị tha, bao
dung với những lỗi lầm của người khác, cần thấy

được trách nhiệm của bản thân trong việc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cần rèn luyện
cho bản thân tính tự giác, kỉ luật, cần có trách
nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, quê hương
đất nước. Qua đó góp phần củng cố niềm tin, lập
trường, dần hoàn thiện nhân cách của bản thân, cá
nhân có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Góp phần vào việc bảo tồn các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời xây
dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp
hơn.

3.1.3 Ý nghĩa hiện thời tư tưởng “nhân nghĩa”
của Nguyễn Trãi trong định hướng giáo
dục lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện
nay
Ngay trong thời đại của mình vào thế kỷ XV, tư
tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đã được
thực tiễn trả lời những giá trị của nó, không dừng
lại ở đó, cho đến nay những tư tưởng đó vẫn còn
nguyên giá trị. Ngày nay, đất nước đang bước
từng bước vững chắc trên con đường quá độ lên
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một cách sâu
rộng, thì việc kế thừa những hệ giá trị truyền
thống của dân tộc vừa là động lực, vừa là nét độc
đáo riêng biệt cho sự phát triển của đất nước. Cho
nên, để những giá trị trong tư tưởng “nhân nghĩa”
Nguyễn Trãi tiếp tục lan tỏa trong đời sống chính
trị - tinh thần của dân tộc. Chúng ta cần phải tiếp
tục kế thừa những tư tưởng tiến bộ đó phù hợp với

truyền thống của dân tộc, với thời đại.

Đinh hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì cộng đồng.
Cá nhân con người không thể tách khỏi đời sống
cộng đồng. Để cộng đồng ngày một phát triển thì
cá nhân cùng tham gia với cộng đồng để xây dựng
khối cộng đồng, nguồn sức mạnh làm nên nhiệm
vụ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vì thế, ngoài việc có trách nhiệm với bản thân,
con người cần có lối sống vì cộng đồng. Có như
thế việc cố kết cộng đồng, phát huy vai trò, sức
mạnh của cộng đồng ngày một được nâng lên,
đồng thời việc định hướng lối sống vì cộng đồng
cho thế hệ trẻ mang một ý nghĩa hết sức to lớn
trong việc phát triển cộng đồng, tăng trưởng kinh
tế của cộng đồng, cùng với tiến bộ của cộng đồng
theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mĩ.
Chính lối sống vì cộng đồng của cá nhân giúp cho
cộng đồng ngày một phát triển, ngày càng hòa
nhập, từ đó đóng góp vào tiến trình phát triển
chung của quốc gia.

Từ viên nghiên cứu về tư tưởng “nhân nghĩa” của
Nguyễn Trãi, chúng ta thấy rằng cần thiết phải
định hướng tư tưởng, lối sống nhân nghĩa cho thế
hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì con người.
Việc định hướng lối sống vì con người thế hệ trẻ
là điều quan trọng, con người luôn chạy theo
những lợi ích vật chất mà quên đi những giá trị tốt

đẹp của cha ông, những chuẩn mực đạo đức đó là
thương người, đồng cảm,… chính lối sống vì con
người từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn,
không có sự bốc lột, con người sẽ trở nên hạnh
phúc hơn. Chúng ta sống cùng mọi người nên
phải dựa trên sự bình đẳng, sự chia sẻ, sự đồng
cảm, đôi bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau có
vậy xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn.

3.2 Thảo luận
Bài viết đã góp phần làm rõ nội dung tư tưởng
“nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi, chỉ ra ý nghĩa hiện
thời của nó trong định hướng giáo dục lối sống

Định hướng cho thể hệ trẻ lối sống có trách
nhiệm. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay,
khi mà lối sống và văn hóa ngoại lai, thực dụng,
56


AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 52 - 57

cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên
cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
các ngành khoa học xã hội để hiểu hơn về con
người và tư tưởng của Nguyễn Trãi. Đồng thời,
thấy được thêm một cơ sở lý luận trong công tác
định hướng giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay.


Nguyễn Trãi vẫn có giá trị và ý nghĩa thiết thực
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
hiện nay. Đó là những bài học về tinh thần yêu
nước, độc lập dân tộc, bài học về nhân nghĩa và
tầm quan trọng của giáo dục, sức mạnh đại đoàn
kết nhân dân.

4. KẾT LUẬN

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Nhân nghĩa” là một tư tưởng lớn trong hệ thống
tư tưởng của Nguyễn Trãi, tư tưởng đó được thể
hiện qua các tác phẩm của Nguyễn Trãi mà
chúng ta còn lưu giữ được đến ngày nay. Thông
qua việc kế thừa và phát triển tư tưởng “nhân
nghĩa” trong văn hoá Trung Hoa, Nguyễn Trãi
đã góp vào việc nâng tầm tư duy truyền thống
của người Việt Nam hướng đến chủ nghĩa nhân
đạo. Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi
không phải là sự xuất hiện ngẫu nhiên hay xuất
phát từ ý muốn chủ quan của các nhà tư tưởng
mà nó là kết tinh những giá trị truyền thống dân
tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tiếng nói
phản ánh sâu sắc đặc điểm nhu cầu của lịch sử
xã hội đương thời. Dù trải qua bao thăng trầm

của lịch sử nhưng tư tưởng “nhân nghĩa” của

Phạm Văn Đồng (1962). Nguyễn Trãi – Người
anh hùng dân tộc. Báo Nhân dân, ngày 19
tháng 9 năm 1962.
Nguyễn Hùng Hậu. (2002). Đại cương lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam, tập 1. Hà Nội. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia.
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 8. Hà Nội.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Nguyễn Tài Thư. (1993). Lịch sử tư tưởng Việt
Nam, tập 1. Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học
xã hội.
Viện Sử học. (1976). Nguyễn Trãi toàn tập. Hà
Nội. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

57



×