Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

kế hoạch đảm bảo tài chính HIV 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.83 KB, 21 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
Số:

/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Long An, ngày

tháng

năm 2020

KẾ HOẠCH
Đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lươc quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS
vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Long An"

PHẦN I:
SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ HOẠCH
Các căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch
Thực hiện Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/6/2006, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2007 (số 64/2006/QH11);
Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
14/8/2020 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm
2030;
Căn cứ Công văn số 3784/BYT-AIDS ngày 15/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động Phòng, chống
HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 và kế hoạch
phòng, chống AIDS năm 2021;


Căn cứ Công văn số 4849/BYT-AIDS ngày 11/9/2020 cảu Bộ Y tế về việc xây
dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho chấm dứt bện AIDS vào năm 2030;
Đánh giá tình hình đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
1. Tình hình dịch HIV/AIDS tỉnh Long An đến 8/2020
Sau 27 năm phát hiện người nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 8/1993, đến cuối
tháng 8 năm 2020, toàn tỉnh có 4.547 người nhiễm HIV, 1.513 ca tử vong, số còn
sống đang quản lý là 2.651, trong đó 2.511 ca hiện sống ở địa phương và 140 ca ở
Trường, Trại đóng trên địa bàn tỉnh, trong đó ở Cơ sở cai nghiện có 15 ca (điều trị
ARV 15), Trại giam Thạnh Hòa và Long Hòa có 125 ca (điều trị ARV 125).
Cả tỉnh hiện có 15/15 huyện, thị, thành phố với 187/187 xã, phường, thị trấn
phát hiện người nhiễm nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ 100%.
Tại Long An số người nhiễm HIV cao đều tập trung tại 4 huyện giáp ranh
thành phố Hồ Chí Minh gồm Đức Hòa (624), Cần Giuộc (361 ca), Bến Lức (351 ca)
và Cần Đước (238 ca), ngoài ra 2 huyện, thành phố nằm dọc trục quốc lộ 1 A đi về
các tỉnh Tây Nam bộ số người nhiễm HIV cũng khá cao, TP Tân An (289 ca) và Thủ
Thừa (157 ca). Các huyện vùng Đồng Tháp Mười và giáp biên giới Campuchia số

I.

II.

1


người nhiễm HIV phát hiện ít hơn gồm: Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa,
Tân Thạnh, Thạnh Hóa.
Bảng 1: Lũy tích số trường hợp HIV/AIDS tỉnh Long An (8/1993-8/2020)
TS xã có
Số ca HIV

TỬ
TS BN
TT
Đơn vị
HIV
Lũy
VONG
còn sống
2020
/TS xã
tích
1 Đức Hòa
20/20
41
282
954
624
2 Cần Giuộc
15/15
26
230
663
361
3 Bến Lức
15/15
20
274
667
351
4 TP Tân An

14/14
33
207
531
289
5 Cần Đước
17/17
30
135
465
238
6 Thủ Thừa
11/11
28
79
253
157
7 Châu Thành
13/13
20
61
214
146
8 Đức Huệ
11/11
9
45
166
102
9 Tân Trụ

10/10
7
62
166
94
10 Vĩnh Hưng
10/10
7
35
84
56
11 Tân Thạnh
13/13
14
22
89
58
12 Tân Hưng
12/12
5
23
79
42
13 TX Kiến Tường
8/8
4
23
76
49
14 Thạnh Hóa

11/11
9
28
91
55
15 Mộc Hóa
7/7
1
8
50
29
TS BN Long An
254
4547
2651
1513
TS BN ngoài tỉnh
131
226
3
223
Tổng cộng
187
405
4773
1516
2874
Dịch HIV trong tỉnh giai đoạn (2001-2004) trung bình phát hiện 300-500 ca
mỗi năm, giai đoạn (2005-2016) tình hình dịch ổn định trung bình 180-280 ca mỗi
năm. Từ năm 2018 đến nay, được sự hỗ trợ của dự án VAC-US.CDC để thực hiện

mục tiêu 90 -90 -90, nên số ca nhiễm HIV mới phát hiện qua các năm có xu hướng
gia tăng trở lại, trung bình khoảng 300 ca/năm.

Biểu đồ 1: Số bệnh nhân nhiễm HIV phát hiện qua các năm (1999-8/2020)
2. Đặc điểm dịch HIV/AIDS ở Long An

2


Trước năm 2018, dịch HIV trong tỉnh lây lan chủ yếu qua đường máu trên đối
tượng bệnh nhân nghiện chích chiếm tỷ lệ (TL) 60%, đường tình dục chiếm 40%. Tuy
nhiên kể từ năm 2018 đến nay, dịch HIV có xu hướng dịch chuyển qua đường tình
dục rất nhanh. Trong giai đoạn 2015 – 2020, tỷ lệ nhiễm HIV qua đường máu chiếm
40%, qua đường tình dục chiếm 60%.

Biểu đồ 2: So sánh về đường lây nhiễm HIV qua các năm (2015-8/2020)
Kết quả xét nghiệm HIV (XN HIV) giám sát trọng điểm (2006-2019) cho thấy
sau 5 năm (2006-2013) tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm người nghiện chích ma túy
(NCMT) giảm đều và liên tục, tuy nhiên đến năm 2014 TL nhiễm HIV trên nhóm đối
tượng này tăng cao đột biến (cao hơn 2013 đến 10,5%). Đến giai đoạn 2017-2019, tỷ
lệ này giảm xuống chỉ còn 6%.

Đối với nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD), tỷ lệ nhiễm HIV diễn biến không ổn
định, giai đoạn (2007-2009) dao động từ 2-2,3%, giai đoạn (2010-2011) chiếm 0,6%,
đến năm 2012 tăng cao đột biến 2,5%, trong 2 năm 2013-2014 tỷ lệ nhiễm HIV trên
nhóm PNBD giảm dần còn 0,5%. Đến năm 2016, tỷ lệ này tăng lên 1%.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm bệnh nhân nghiện chích ma túy (2006-2019)
Biểu đồ 3: Tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm phụ nữ bán dâm (2006-2014)


Biểu đồ 3: Tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm phụ nữ bán dâm (2006-2016)
Trong tổng số người nhiễm HIV phát hiện từ năm 2015 đến tháng 8/2020, tỷ lệ
nam chiếm 79,1% và nữ chiếm 20,9%. Tuy nhiên tỷ lệ nhiệm HIV ở nam giới giai
đoạn 2018 – 2020 có xu hướng gia tăng lên đến 87%.

Biểu đồ 4: Tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm phụ nữ bán dâm (2006-2016)

3


Tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) qua giám
sát phát hiện gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Giai đoạn 2015 – 2018, tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm này từ 5,9% đến 16,2%. Tuy nhiên đến năm 2020, tỷ lệ này
đã tăng lên đến 53,8%.
3. Nhận định tình hình dịch HIV/AIDS tỉnh Long An
- Số trường hợp nhiễm mới tăng từ 2018 do tác động PNS và can thiệp MSM;
- Xu hướng lây nhiễm do hành vi tiêm chích giảm khá rõ;
- Xu hướng lây nhiễm qua QHTD tăng rất rõ;
- Nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng MSM rất cao, nhất là từ năm 2018;
- Các bằng chứng cho thấy cộng đồng MSM là học sinh, công nhân …có nguy
cơ lây nhiễm HIV tiềm ẩn khó kiểm soát rất cao.
4. Uớc tính tình hình dịch ở tỉnh Long An đến năm 2030
Được sự hỗ trợ của dự án EPIC trong việc thực hiện mục tiêu 95 95 95 tại tỉnh
Long An đến năm 2025, nếu duy trì tất cả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
(PC HIV/AIDS) như hiện nay: tăng cường công tác truyền thông, tăng độ bao phủ
Chương trình CTGTH, đa dạng hóa các hình thức xét nghiệm, điều trị ARV sớm cho
người nhiễm HIV, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con và mở rộng dịch
vụ điều trị PrEP thì có thể giảm số người nhiễm mới HIV hàng năm khoảng 10%, ước
tính số lượng người nhiễm HIV cả tỉnh đến năm 2030 hơn 5.000 người.
Bảng 2: Uớc tính tình hình dịch ở tỉnh Long An đến năm 2030

202 202 202 202 202 202 202 202 202 2029 2030
Năm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Số mới
381 342 308 277 250 225 202 182 164 148 132
nhiễm HIV
277 312 342 370 399 4.18 438 456 472
Lũy tích
4876 5008
8
0
8
5
5
0
2
4
8
5. Tổng quan đáp ứng với dịch HIV/AIDS đến cuối năm 2020
5.1. Kết quả triển khai thực hiện các hoạt động và dịch vụ dự phòng,
chăm sóc, điều trị HIV/AIDS
5.1.1. Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT): Tỉnh có 6 phòng VCT, 1

phòng triển khai tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và 5 phòng triển khai tại Trung tâm
Y tế huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước và bệnh viện Đồng Tháp Mười.
5.1.2. Chăm sóc, điều trị, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS: Tỉnh có 5 phòng
khám ngoại trú chăm sóc, điều trị HIV/AIDS (OPC) tại BV Đa khoa tỉnh, Trung tâm
tâm Y tế huyện Đức Hòa, Bến Lức, Bệnh viện đa khoa Khu vực Đồng Tháp Mười và
trung tâm Y tế huyện Cần Đước. Dự kiến, đến tháng 12/2020 sẽ triển khai thêm 2 cơ
sở điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thủ Thừa và Châu Thành.
5.1.3. Phòng, lây truyền HIV mẹ sang con: Tỉnh có 16 phòng tư vấn, xét
nghiệm HIV thai phụ, trong đó có 14 phòng đặt tại Trung tâm Y tế huyện và Bệnh
viện Đa khoa khu vực, 2 phòng đặt tại BV Sản Nhi và Trung tâm KSBT.

4


5.1.4. Điều trị Lao/HIV: Tỉnh có 1 phòng điều trị Lao/HIV tại BV Lao và Bệnh
phổi do dự án QTC tài trợ.
5.1.5. Can thiệp giảm tác hại: Tỉnh hiện có 6 huyện triển khai chương trình can
thiệp giảm tác hại gồm Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc và TP
Tân An triển khai Chương trình phân phát bơm kim tiêm sạch cho người NCMT và
phân phát bao cao su phòng lây truyền HIV qua đường tình dục cho nhóm đối tượng
nguy cơ cao (dự án QTC).
5.1.6. Điều trị Methadone: Tỉnh có 4 cơ sở điều trị Methadone đặt tại TP Tân
An, huyện Đức Hòa, Bến Lức và Cần Giuộc.
5.1.7. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP): Tỉnh có 6 cơ sở điều trị
PrEP tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc,
Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa và Phòng khám tư nhân Hùng Vương với sự
hỗ trợ của Dự án EPIC. Dự kiến đến tháng 12/2020 sẽ triển khai thêm 2 cơ sở điều trị
PrEP tại Bệnh viện Đồng Tháp Mười và TTYT huyện Châu Thành.
5.2. Mức độ bao phủ/mức độ tiếp cận dịch vụ PC HIV/AIDS: Độ bao phủ
các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh chỉ mới tập

trung ở một số nơi có tình hình ma túy và nhiễm HIV cao như TP Tân An, Bến Lức,
Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa. Các địa bàn khác các dịch vụ chưa được
triển khai rộng rãi nên chưa đáp ứng toàn diện nhu cầu cho khách hàng, chủ yếu là
nhóm đối tượng đích, nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
T
T
1
2
3

Lĩnh vực hoạt động
Tư vấn, XN HIV tự
nguyện (VCT)
Điều trị ARV tại
phòng khám ngoại
trú (OPC)
Điều trị PrEP

TP
Tân
An

Thủ
Thừa

Đức
Hòa

Bến
Lức


Cần
Đước

Cần
Giuộc

Thạnh

Tân

Hóa

Thạnh

Mộc
Hóa

EPIC

-

EPIC

EPIC

EPIC

EPIC


-

-

-

EPIC

-

EPIC

EPIC

MT

-

-

-

-

EPIC

EPIC

EPIC


EPIC

EPIC

EPIC

-

-

-

Phối hợp PC
QTC
Lao/HIV
Phòng lây truyền
6
MT
MT QTC QTC MT
MT
MT
MT
HIV từ mẹ sang con
EPIC QTC EPIC EPIC EPIC EPIC
7 Tiếp cận cộng đồng
8 Phân phát bao cao su QTC QTC QTC QTC QTC QTC
Phân phát bơm kim
9
QTC QTC QTC QTC QTC QTC
tiêm

10 Điều trị Methadone
MT
MT
MT
MT
Bảng 3: Tổng hợp địa bàn triển khai các Chương trình, Dự án PC HIV/AIDS
cuối năm 2020
5

EPIC: Dự án tăng cường hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS

5

-

MT
-

H


QTC: Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS
MT: Chương trình mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia

6


6. Đánh giá tình hình đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
6.1. Đánh giá tình hình huy động kinh phí cho hoạt động phòng, chống

HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
Bảng 4. Tình hình huy động kinh phí cho các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại tỉnh Long An giai đoạn 2014-2020

ĐVT: triệu đồng(*)
Nguồ
n

2014

Kinh phí huy động theo nguồn giai đoạn 2014-2020
Tổng Tỷ lệ
2015
2016 2017 2018 2019 2020
%
cộng

2.714
4.936
NSĐP
+ Chi sự
nghiệp y tế
2.714
4.936
(chi không
tự chủ)
+ Chi đầu
0
0
tư phát triển

1.666
716
NSTW
+ chi bổ
716
sung có mục 1.666
tiêu
+ chi đầu tư
0
0
phát triển
BHYT
Người dân
8.355
3.024
Viện trợ
Khác
12.735
8.676
Tổng
6.2. Mức độ đáp ứng
đoạn 2014-2020

4.588

5.879

2.503

1.102


1.716

23.438

31,7

4.588

5.879

2.503

1.102

1.716

23.438

-

0

0

0

0

0


-

-

350

410

410

460

300

4.312

5,8

350

410

410

460

300

4.312


-

0

0

0

0

0

-

-

3.322
8.260

7.101
13.390

7.717
10.630

5.786
7.348

10.800

12.816

46.105
73.855

62,4
100

nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai
ĐVT: Tỷ đồng (*)

Nhu cầu kinh phí
triển khai hoạt động Kinh phí đã
Tỷ lệ % so Khoản thiếu
Dự án
phòng, chống
huy động
với nhu cầu
hụt
HIV/AIDS giai đoạn
được
2014-2020
- Dự phòng HIV/AIDS
46,582
37,451
80,4
9,131
- Chăm sóc, điều trị
49,368
31,005

62,8
18,363
- Tăng cường năng lực
0,704
2,023
287,4
- Theo dõi, giám sát
2,815
3,376
119,9
Tổng cộng
99,469
73,855
74,2
27,494
6.3. Đánh giá hiệu quả về đầu tư kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trong
giai đoạn 2014-2020
6.3.1. Kết quả sử dụng kinh phí

7


Với nguồn kinh phí huy động từ các Dự án, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số
và nguồn bổ sung của địa phương trên 10 tỷ hàng năm để triển khai các hoạt động nhằm
đạt được các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS dựa theo Hợp đồng trách nhiệm với Nhà
tài trợ và chỉ tiêu Bộ Y tế giao hàng năm.
Việc sử dụng kinh phí trên nguyên tắc phối hợp các hoạt động để đạt các mục
tiêu đề ra trên tinh thần hiệu quả, tiết kiệm và tuân thủ nguyên tắc tài chính hiện hành.
Định kỳ đều có kiểm toán để bảo đảm sử dụng kinh phí đúng nguyên tắc tài chính và nội
dung hoạt động các Dự án yêu cầu. Ngoài ra, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đều

được giám sát hỗ trợ, kiểm tra nhằm đảm bảo các hoạt động được triển khai đúng thời
gian và đạt hiệu quả. Tỷ lệ giải ngân các nguồn kinh phí được cấp từ Chương trình mục
tiêu Y tế - Dân số, kinh phí từ đề án đảm bảo tài chính và các nguồn vốn tài trợ đều đạt từ
80-100% hàng năm.
6.3.2. Tác động của việc sử dụng kinh phí đến tình hình dịch HIV/AIDS
Trước năm 2004, các hoạt động PC HIV/AIDS ở tỉnh chủ yếu tập trung giải pháp
truyền thông thay đổi hành vi nhưng chưa chú ý các nhóm đối tượng đích có hành vi
nguy cơ dễ lây nhiễm HIV trong cộng đồng như người NCMT, PNBD, Nam quan hệ tình
dục đồng giới ...Vì vậy, tình hình dịch HIV trong giai đoạn này luôn ở mức cao và sự ảnh
hưởng của dịch đối với các nhóm nguy cơ thấp chưa kiểm soát được.
Từ năm 2004 đến nay, nhờ sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật từ các Dự án cũng như
Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, nhiều sáng kiến mới thuộc lĩnh vực dự phòng,
chăm sóc và điều trị được triển khai, độ bao phủ ngày càng rộng rải. Vì vậy, số lượng
người có nguy cơ dễ lây nhiễm HIV được tiếp cận với các dịch vụ ngày càng tăng như
phân phát BCS, BKT, chất bôi trơn, tư vấn XN HIV, chăm sóc và điều trị ARV, điều trị
dự phòng trước phơi nhiễm PrEP.
Các giải pháp can thiệp phòng, chống HIV/AIDS triển khai trong những năm qua
đã có tác động rất lớn đến việc nâng cao hiểu biết và thực hành hành vi an toàn phòng,
chống HIV/AIDS, từ đó giảm mức độ ảnh hưởng của dịch HIV trong cộng đồng.
Bảng 5: So sánh tình hình dịch và tổng mức đầu tư qua các năm
Tổng
Chỉ số
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
cộng
Số phát hiện HIV mới
205
207
225
181
280

305
266
1669
18
344
Tử vong do HIV/AIDS
62
60
58
54
46
46
12.735 8.676 8.260 13.390 10.630 7.348 12.816 73.855
Đầu tư (tỷ đồng)
6.3.3. Tác động của việc sử dụng kinh phí đến việc thực hiện các Đề án
thuộc Chiến lược quốc gia PC HIV/AIDS
- Công tác truyền thông, thay đổi hành vi PC HIV/AIDS và CTGTH trên các
nhóm đối tượng nguy cơ cao đã góp phần ổn định tình hình lây nhiễm HIV trong cộng
đồng.
- Công tác giám sát, theo dõi HIV/AIDS ngày càng được cải thiện, góp phần
quan trọng trong việc đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS được chính xác, từ đó xác định
nhu cầu và mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS hàng năm phù hợp và sát với thực tế.

8


7.
a.
-


-

- Công tác tư vấn, XN HIV góp phần phát hiện sớm các trường hợp HIV dương
tính, chuyển tiếp đến các cơ sở điều trị ARV, qua đó góp phần cải thiện sức khỏe bệnh
nhân, giảm đáng kể trường hợp tử vong do AIDS và giảm nguy cơ lây truyền HIV trong
cộng đồng.
- Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai rộng
khắp 15/15 huyện, thị, thành phố góp phần giảm đáng kể sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang
con.
Với sự đầu tư nguồn kinh phí hàng năm từ các Dự án đã góp phần đạt các mục
tiêu của Đề án thuộc chiến lược quốc gia qua từng năm từ đó góp phần cùng với cả nước
tiến tới thực hiện tầm nhìn “ba không” của Liên Hiệp Quốc: Không còn người nhiễm
HIV mới, không còn người tử vong do AIDS và không còn phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV.
Ước tính nhu cầu thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của
tỉnh giai đoạn 2021-2030
Ước tinh nhu cầu kinh phí cho giai đoạn 2021- 2030
+ Cơ sở để xác định nhu cầu
Mục tiêu, nội dung, giải pháp, các hoạt động chính, các nhiệm vụ…được Thủ tướng
Chính phủ quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
14/8/2020 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm
2030;
Chỉ tiêu, mục tiêu can thiệp trên các nhóm đối tượng can thiệp nhằm chấm dứt bệnh
AIDS tại dịa phương đến năm 2030.
Nội dung chi, mức chi cho từng hoạt động theo các quy định hiện hành (Các văn bản
hướng dẫn nội dung chi, mức chi đối với nguồn NSNN), khung giá dịch vụ KCB BHYT
theo quy định hiện hành.
+ Tính toán để xác định nhu cầu
Phương pháp ước tính/xác định nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS giai đoạn 2020-2030 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công

văn số 3784/BYT-AIDS ngày 15/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhu cầu kinh phí
được tính toán dựa trên công cụ ước tính nhu cầu kính phí do Bộ Y tế xây dựng và hỗ
trợ kỹ thuật thực hiện thống nhất đối với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Các phương pháp và công cụ này cũng đã được Cục Phòng, chống HIV/AIDS –
Bộ Y tế xây dựng và tập huấn cho Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS các
tỉnh, thành phố. Bản cập nhật của Bộ công cụ ước tính nguồn lực được đăng tải trên
trang thông tin điện tử của Cục Phòng, chống HIV/AIDS tại địa chỉ
).
Căn cứ vào các phân tích trên đây và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên
quan của Trung ương, Tổng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa
bàn tỉnh Long An trong giai đoạn 2021-2030 được ước tính và thống kê theo bảng 8
dưới đây:
Bảng 6. Ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS
giai đoạn 2021-2030

9


Đơn vị tính: triệu đồng
Hoạt
Dự phòng lây
Điều trị
Tăng cường
Giám sát,
Tổng cộng
động/Năm
nhiễm HIV
HIV/AIDS TDĐG và XN
năng lực
Năm 2021

3,991
13,790
3,056
2,902
23,739
Năm 2022
4,568
14,673
3,252
2,954
25,447
Năm 2023
5,203
15,608
3,486
2,989
27,286
Năm 2024
5,902
16,598
3,752
3,033
29,285
Năm 2025
6,670
17,645
4,050
3,078
31,443
Năm 2026

7,513
18,753
4,389
3,124
33,779
Năm 2027
8,438
19,925
4,772
3,170
36,305
Năm 2028
9,453
21,165
5,211
3,217
39,046
Năm 2029
10,564
22,476
5,713
3,264
42,017
Năm 2030
11,780
23,862
6,282
3,312
45,236
Tổng

74,082
184,495
43,963
31,043
333,583
b. Ước tính khả năng huy động kinh phí giai đoạn 2021 - 2030
+ Dự kiến những nguồn kinh phí có thể huy động:
- Ngân sách Nhà nước Trung ương hỗ trợ cho thuốc ARV cho các nhóm đối tượng được
cấp phát miễn phí, methadone và một số vật phẩm can thiệp giảm tác hại;
- Ngân sách địa phương cấp có mục tiêu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. (Ngân
sách này ước tính theo như mức phân bổ ngân sách hiện nay);
- Ngân sách viện trợ từ các dự án Quốc tế (Theo cam kết tại các văn kiện dự án đã được ký
kết);
- Bảo hiểm Y tế chi trả toàn bộ cho các chi phí điều trị HIV/AIDS (Ước tính chi phí Quỹ
BHYT chi trả đối với toàn bộ người nhiễm HIV có thẻ BHYT);
- Nguồn xã hội hóa bao gồm đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tham gia
đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;
- Người sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tự chi trả một số dịch vụ;
- Các nguồn thu hợp pháp khác…
+ Ước tính số kinh phí có thể huy động được từ tất cả các nguồn:
Tổng khả năng huy động được kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa
bàn tỉnh từ tất cả các nguồn kinh phí nêu trên được ước tính và thống kê trong Bảng 7
dưới đây
Bảng 7. Ước tính số kinh phí có thể huy động giai đoạn 2021-2030
Đơn vị tính: triệu đồng (*)
Nguồn
Ngân sách
Nguồn
Nguồn Quỹ Nguồn xã
kinh

Trung
Các Dự án
Tổng cộng
BHYT
hội hóa
NSĐP
phí/Năm
ương
Năm 2021
1,271
795
2,719
5,406
10,193
Năm 2022
1,374
902
2,970
5,905
11,152
Năm 2023
1,511
1,017
3,243
6,456
12,227
Năm 2024
1,659
888
3,538

7,095
13,182

10


c.

Năm 2025
1,821
1,005
3,860
7,774
14,461
Năm 2026
1,997
1,132
4,208
8,529
15,867
Năm 2027
2,187
1,268
4,587
9,367
17,410
Năm 2028
2,395
1,413
4,998

10,302
19,110
Năm 2029
2,620
1,570
5,444
11,344
20,979
Năm 2030
2,864
1,737
5,928
12,503
23,034
Tổng
19,699
11,727
41,495
84,681
157,615
(*): Nguồn NSĐP theo như phương án phân bổ hiện nay
Ước tính sự thiếu hụt kinh phí giai đoạn 2021-2030
Từ các phân tích trên, cho thấy, để đáp ứng được nhu cầu phòng, chống
HIV/AIDS nhằm đạt được mục tiếu chấm dứt dịch bênh AIDS tại tỉnh Long An vào
năm 2030 thì còn thiếu hụt một lượng kinh phí đáng kể. Sự thiếu hụt này được mô tả
trong bảng 8 dưới đây:
Bảng 8. Ước tính thiếu hụt kinh phí giai đoạn 2021-2030
Đơn vị tính: triệu đồng

d.


Nguồn kinh
phí/Năm

Tổng nhu cầu

Năm 2021
Năm 2022
Năm 2023
Năm 2024
Năm 2025
Năm 2026
Năm 2027
Năm 2028
Năm 2029
Năm 2030
Tổng

23,750
25,440
27,288
29,286
31,444
33,780
36,370
39,047
42,018
45,237
333,660


Tổng kinh phí
có thể huy
động
10,193
11,152
12,227
13,182
14,461
15,867
17,410
19,110
20,979
23,034
157,615

Kinh phí thiếu
hụt

Khả năng đáp
ứng (%)

13,556
14,287
15,060
16,103
16,982
17,912
18,896
19,937
21,038

22,203
175,974

43%
44%
45%
45%
46%
47%
48%
49%
50%
51%
47,2%

Như vậy với mức phân bổ ngân sách địa phương hiện nay. Khả năng đáp ứng
được nhu cầu chỉ đạt mức 47,2% theo như bảng 8. Do đó, đề thực hiện thành công
Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Long
An, cần phải có cơ chế, chủ trương phù hợp để huy động nguồn ngân sách thiếu hụt
trong giai đoạn 2021-2030.
Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
tại tỉnh Long An giai đoạn 2021-2030
Một là: Ngân sách nhà nước trung ương chỉ hỗ trợ cho các mạng mục thiết yếu
theo như hướng dẫn của Bộ Y tế;

11


Hai là: Viện trợ quốc tế đã có lộ trình cắt giảm và chuyển sang hình thức hỗ trợ
kỹ thuật thay vì cung cấp dịch vụ trực tiếp. Nguồn kinh phí này chỉ mang tính hỗ trợ;

Ba là: Nhu cầu mở rộng độ bao phủ các can thiệp hiệu quả, tăng cường áp dụng
các mô hình can thiệp mới; Số lượng bệnh nhân AIDS, bệnh nhân điều trị thay thế
nghiện thuốc phiện ngày càng tăng, ..
Bốn là: Kinh tế phát triển, quản lý nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm dân
di biến động tại các khu công nghiệp ngày càng trở nên cần thiết, nhu cầu truyền thông
và chi phí tư vấn, xét nghiệm giám sát tăng, các giải pháp dự phòng sớm cần mở rộng.
Năm là: Chưa huy động được các nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội và từ
người dân đóng góp do sự phân biệt kỳ thị đối xử, cơ chế tài chính cho việc tham gia
đầu tư và cung cấp dịch vụ của các tổ chức xã hội…chưa rõ ràng, chưa khuyến khích
được các nguồn xã hội hóa…

12


PHẦN III:
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP
ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030
TẠI TỈNH LONG AN
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH NHẰM
CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030
Các cấp lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ngành liên quan bảo đảm đầu tư các
nguồn lực cho PC HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng
và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa công tác
PC HIV/AIDS, trong đó tập trung đầu tư cho các hoạt động thiết yếu, mang tính bền
vững, lâu dài, có hiệu quả cao bao gồm dự phòng và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS là chủ
đạo.
Chủ động bố trí ngân sách thích hợp nhằm bảo đảm tài chính cho các hoạt động
PC HIV/AIDS tại Tỉnh.
Xây dựng, triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ, các hoạt động PC
HIV/AIDS theo hướng chi phí - hiệu quả.

PC HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên
ngành của tất cả các cấp ủy Đảng, các Sở, ngành, chính quyền các cấp và là bổn phận,
trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng.
II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu chung:
Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu
của Chiến lược quốc gia PC HIV/AIDS đến năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể:
I.

- Tăng dần TL chi tiêu cho công tác PC HIV/AIDS từ ngân sách địa phương bảo
đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động PC HIV/AIDS tại tỉnh.
- Bảo đảm 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động
PC HIV/AIDS tại doanh nghiệp.
- Bảo đảm 100% số người nhiễm HIV có thẻ BHYT được chi trả theo quy định
vào năm 2021;
ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
a) Nhóm Giải pháp huy động các nguồn tài chính
- Tăng phân bổ ngân sách địa phương (NSĐP) hàng năm nhằm từng bước bù đắp kinh phí
thiếu hụt cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương:
+ UBND tỉnh bảo đảm tăng dần kinh phí đầu tư cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS từ các nguồn NSĐP theo các mục tiêu, phù hợp với diễn biến tình hình
BI.

13


dịch và khả năng của địa phương, từng bước bù đắp nguồn kinh phí thiếu hụt do việc
cắt giảm các nguồn tài trợ từ các dự án viện trợ và ngân sách nhà nước trung ương;
+ Các cấp, ngành, đơn vị có kế hoạch huy phân bổ các nguồn kinh phí của cấp,

ngành, đơn vị cho phòng, chống HIV/AIDS;
- Mở rộng và đảm bảo chi trả của quỹ BHYT cho các dịch vụ điều trị
HIV/AIDS:
+ Đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT, bằng các nguồn khác nhau; UBND
tỉnh đảm bảo kinh phí mua thẻ BHYT cho những người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc
biệt và kinh phí đồng chi trả cho người nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV theo quy
định của Chính phủ;
+ Tiếp tục kiện toàn và đảm bảo hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS đáp
ứng đầy đủ các điều kiện để được Quỹ BHYT chi trả theo quy định;
- Tiếp tục huy động các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống
HIVAIDS.
+ Đưa các các nhu cầu về đầu tư cho phòng, chống HIVAIDS vào các kế hoạch xúc
tiến kêu gọi đầu tư của tỉnh.
+ Xây dựng các đề xuất về nhu cầu cần được đầu tư hỗ trợ để dưa vào các dự án của
Bộ Y tế;
+ Thực hiện có hiệu quả các Dự án quốc tế hiện có trên địa bàn
- Triển khai, mở rộng việc thu phí dịch vụ đối với một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
(như điều trị methadone, tư vấn xét nghiệm HIV, cung ứng BCS, BKT… theo hướng
khách hàng cùng chi trả).
b. Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý, điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn
kinh phí:
- Tập trung quản lý các nguồn kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS thống nhất
một đầu mối: tại Sở Y tế (Trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh/Trung tâm phòng,
chống HIV/AIDS) để đảm bảo phân bổ sử dụng hiệu quả, tránh chồng chéo.
- Ưu tiên phân bổ kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hàng năm cho các quận, huyện trọng
điểm về tình hình dịch, có nguy cơ lây nhiễm cao. Đảm bảo cơ chế tài chính khuyến
khích việc phát hiện các đối tượng có nguy cơ cao và các dịch vụ đưa người nhiễm
HIV vào điều trị sớm.
- Củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các
tuyến trong công tác lập kế hoạch; trong quản lý và sử dụng kinh phí, nhằm đảm bảo

điều phối và phân bổ kinh phí hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phòng, chống
HIV/AIDS tại địa phương và các đơn vị (về địa bàn, lĩnh vực, hoạt động và đối tượng).
Đồng thời, thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến.
- Xây dựng và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ
chức xã hội, các nhóm cộng đồng. Đề xuất các cơ chế tài chính nhằm khuyến khích
các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ và đầu tư cho các dịch vụ phòng,
chống HIV/AIDS.

14


- Tăng

cường năng lực cho các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân đủ điều kiện tham gia
cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt đối với các dịch vụ như tìm ca,
tiếp cận các nhóm đối tượng nguy cơ cao.
- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài chính trong nội dung kiểm tra giám sát hoạt động
chương trình phòng, chống HIV/AIDS định kỳ hàng năm do Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo
thực hiện….
c. Nhóm giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng
nguồn lực:
- Gắn kết dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế địa phương. Tiếp tục
duy trì và mở rộng các mô hình dự phòng, chăm sóc và điều điều trị HIV/AIDS sử
dụng các nguồn lực hiện có (của ngành y tế/quân đội/công an);
- Lồng ghép dịch vụ và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo
định hướng tăng chi phí-lợi ích:
- Triển khai và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường tiếp cận
dịch vụ sớm với người sử dụng dịch vụ
- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển
kinh tế-xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng ở các địa phương, đơn

vị, doanh nghiệp.

15


PHẦN IV
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. Các hoạt động thực hiện kế hoạch
1. Mục tiêu 1: Tăng dần TL chi tiêu cho PC HIV/AIDS từ ngân sách địa phương,
bảo đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động PC HIV/AIDS tại tỉnh.
Hoạt động 1.1: Hội nghị và hội thảo chuyên đề về nhu cầu nguồn lực tổng thể
cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý và đề xuất giải pháp
huy động nguồn lực tài chính.
- Nội dung: Xây dựng chương trình quản lý, các giải pháp huy động nguồn lực tài
chính phục vụ công tác PC HIV/AIDS cho tỉnh Long An.
- Đầu ra: Tạo sự thống nhất trong Ban chỉ đạo, các Sở, ngành, đoàn thể.
- Thời gian: Năm 2021.
- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An.
Hoạt động 1.2: Hội thảo/hội nghị chuyên đề về huy động nguồn lực từ các tổ
chức xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức tôn giáo và nhân dân để
đảm bảo nguồn lực thực hiện chiến lược.
- Nội dung: Huy động nguồn ngân sách phục vụ Chương trình PC HIV/AIDS.
- Đầu ra: Tăng tính chủ động về nguồn kinh phí, tạo sự thống nhất, đoàn thuận của
các tổ chức, huy động được nguồn kinh phí phục vụ Chương trình PC HIV/AIDS.
- Thời gian: Năm 2021.
- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Trung tâm PC HIV/AIDS, UBND tỉnh Long An.
2. Mục tiêu 2: Bảo đảm 100% số người nhiễm HIV có thẻ BHYT được chi trả
theo quy định vào năm 2021;
- Hoạt động: Lồng ghép vào Chương trình tư vấn, điều trị, khuyến khích người
nhiễm HIV mua BHYT.

- Nội dung: Tập huấn cho các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến PC HIV/AIDS
về các chính sách BHYT về điều trị ARV, truyền thông cho người nhiễm HIV tham gia
BHYT. Chuyển dần nguồn kinh phí điều trị người nhiễm HIV/AIDS từ các chương trình,
dự án sang kinh phí từ Quỹ BHYT.

16


- Đầu ra: Đạt 80% người nhiễm có BHYT vào năm 2016 và 100% vào năm 2020.
- Thời gian hoàn thành: Năm 2016.
- Đơn vị đầu mối: Các cơ sở cung cấp dịch vụ PC HIV/AIDS trên địa bàn Tỉnh.
3. Mục tiêu 3: Bảo đảm 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai
các hoạt động PC HIV/AIDS tại doanh nghiệp
- Hoạt động: Vận động tuyên truyền cho các doanh nghiệp chủ động thực hiện
các hoạt động PC HIV/AIDS.
- Nội dung: Hội thảo/hội nghị chuyên đề về huy động nguồn lực từ các doanh
nghiệp, đảm bảo nguồn lực thực hiện chiến lược.
- Đầu ra: Đạt 80% doanh nghiệp tại địa phương chủ động bố trí kinh phí để triển
khai các hoạt động PC HIV/AIDS.
- Thời gian hoàn thành: Năm 2022.
- Đơn vị đầu mối: Liên đoàn Lao động tỉnh, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp
đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Long An.
4. Mục tiêu 4: Bảo đảm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động
được theo các quy định hiện hành.
Hoạt động 4.1: Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho các cán bộ thực hiện công tác
PC HIV/AIDS tỉnh Long An.
- Nội dung: Tổ chức các lớp đào tạo về năng lực lập kế hoạch, xác định nhu cầu
nguồn lực dựa vào bằng chứng, năng lực huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính.
- Đầu ra: Đảm bảo tất cả các cán bộ được tăng cường năng lực, xây dựng kế hoạch
và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí.

- Thời gian triển khai: Năm 2021.
- Đơn vị đầu mối: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An.
Hoạt động 4.2: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sử dụng hiệu quả các
nguồn kinh phí.
AI. Theo

dõi, giám sát/kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch

Nội dung: Tăng cường vai trò giám sát của Ban chỉ đạo PC AIDS và PC tệ nạn
ma túy mại dâm tỉnh đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng
các nguồn tài chính cho PC HIV/AIDS.
- Đầu ra: Quy trình hoạt động và sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định.

17


- Thời gian: 2021 – 2030.
- Đơn vị đầu mối: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An.
III.Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành
theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
thực hiện Đề án này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất tổng dự toán
ngân sách Nhà nước hàng năm cho hoạt động PC HIV/AIDS, tham mưu UBND tỉnh
trình Hội đồng nhân dân theo lộ trình tăng dần ngân sách địa phương qua các năm để bảo
đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia PC HIV/AIDS đến năm
2030.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành có
liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động tài chính cụ thể cho các

hoạt động PC HIV/AIDS, bao gồm cả việc huy động các nguồn viện trợ mới.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành là thành viên của Ban chỉ đạo PC AIDS và
PC tệ nạn ma túy, mại dâm và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các nội dung của
Đề án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai Đề án; định kỳ báo cáo
Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện Đề án của các Sở,
ngành, đoàn thể tại tỉnh.
2. Sở Tài chính:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng cân đối ngân sách tham mưu
UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch được phê duyệt.
- Phối hợp Sở Y tế tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình huy động,
quản lý và sử dụng kinh phí PC HIV/AIDS của các đơn vị bảo đảm đúng mục tiêu,
nhiệm vụ; sử dụng có hiệu quả kinh phí và tuân thủ các quy định tài chính, kế toán hiện
hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

18


- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường, huy động nguồn vốn cho các hoạt động PC HIV/AIDS.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn
Chương trình mục tiêu quốc gia PC HIV/AIDS và vốn đầu tư phát triển phục vụ cho hoạt
động PC HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan triển khai công tác xúc
tiến đầu tư cho các hoạt động PC HIV/AIDS.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện
lồng ghép với các hoạt động PC HIV/AIDS khi xây dựng kế hoạch các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đảm bảo theo đúng các nguyên tắc được quy

định tại Điều 19 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính
phủ về việc lồng ghép hoạt động PC HIV/AIDS với các Chương trình phát triển kinh tế xã hội.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành liên quan và các địa phương xây
dựng cơ chế, giải pháp cụ thể huy động tài chính cho công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông về PC HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin tuyên
truyền ở cơ sở theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trong tỉnh thực hiện thông tin,
truyền thông về PC HIV/AIDS như một hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan,
đơn vị và bằng nguồn ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tài
chính, chi tiêu cho truyền thông PC HIV/AIDS trên phương tiện truyền thông đại chúng
bằng các nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị truyền thông.
- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng cơ chế sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa
trong hoạt động tuyên truyền về PC HIV/AIDS giai đoạn 2021 - 2030.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng kế hoạch huy động nguồn kinh phí triển khai các
hoạt động PC HIV/AIDS trong trường học.

19


- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tài
chính, chi tiêu cho PC HIV/AIDS trong các nhà trường bằng nguồn kinh phí thường
xuyên của các nhà trường theo thẩm quyền.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sở Tài chính, Ngân hàng
Chính sách xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng, trình các cấp có thẩm
quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn, tổ chức tạo việc làm đối với
người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người NCMT điều trị

Methadone.
- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS và
người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận được các chính sách xã hội hiện hành.
7. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả
các dịch vụ PC HIV/AIDS qua hệ thống BHYT.
- Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người
nhiễm HIV/AIDS thông qua hệ thống BHYT.
8. Các Sở, ngành, cơ quan khác của tỉnh
- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí PC HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả,
thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
- Ngoài nguồn kinh phí được giao, chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp
khác theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính cho PC HIV/AIDS.
- Có cơ chế, chính sách, quy định đưa hoạt động PC HIV/AIDS theo quy định của
Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS) vào kế hoạch công tác, bao gồm kế hoạch kinh phí thường xuyên của Sở,
ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị.
9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên
- Chủ động tham gia triển khai thực hiện Đề án này theo chức năng, nhiệm vụ và
phạm vi hoạt động được phân công.

20


- Tăng cường sự phồi hợp giữa các cấp, các ngành đoàn thể trong tỉnh nhằm tuyên
truyền, vận động thúc đẩy phong trào “Toàn dân tham gia PC HIV/AIDS tại cộng đồng
dân cư”. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả trong PC HIV/AIDS ở địa
phương. Tham gia hoạt động PC HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động và nguồn
kinh phí hợp pháp khác.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về công tác PC HIV/AIDS nhằm

khuyến khích mỗi người dân tự giác tham gia các hoạt động PC HIV/AIDS tại địa bàn
dân cư thông qua cuộc vận động “Toàn dân tham gia PC HIV/AIDS tại cộng đồng dân
cư”và các phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố
- Chỉ đạo lồng ghép, phối hợp và điều hành thực hiện các mục tiêu, giải pháp của
Đề án này với các chương trình, dự án khác trên địa bàn do địa phương quản lý.
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí hiệu quả, không để thất thoát, thực
hiện thanh toán, quyết toán theo quy định về tài chính hiện hành.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
của Đề án trên địa bàn huyện, thị, thành phố.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Hội đồng nhân dân và Sở Y tế để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Đề án này
CHỦ TỊCH

21



×