Tải bản đầy đủ (.docx) (203 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết haruki murakami

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.66 MB, 203 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG PHƢƠNG THẢO

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG
TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG PHƢƠNG THẢO

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG
TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 62 22 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. LÊ HUY BẮC
2. TS. ĐÀO THỊ THU HẰNG

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu thống kê, trích dẫn trong luận án đảm bảo tính thực tiễn,
chính xác, trung thực và tin cậy. Các kết quả nêu trong luận án chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ngƣời cam đoan

Đặng Phƣơng Thảo

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục.................................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 3
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ........................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
5. Đóng góp mới của luận án..................................................................................... 5
6. Cấu trúc của luận án.............................................................................................. 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................ 7
1.1 . Khái lƣợc tình hình nghiên cứu lí thuyết tự sự hiện đại..............................7

1.1.1. Những dòng nghiên cứu chủ lưu trên thế giới................................................. 7
1.1.2. Nghiên cứu văn học theo hướng tự sự ở Việt Nam......................................... 10
1.1.3. Nghệ thuật tự sự và những khái niệm trọng tâm............................................ 17
1.2 . Tình hình nghiên cứu nghệ thuật tự sự của Murakami.............................23
1.2.1 . Trên thế giới................................................................................................. 23
1.2.2 . Ở Việt Nam................................................................................................... 30
Tiểu kết.................................................................................................................................................. 36
Chƣơng 2: TỰ SỰ ĐA CHỦ THỂ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HARUKI
MURAKAMI......................................................................................................... 37
2.1. Luân phiên chủ thể......................................................................................... 37
2.1.1. Sự gia tăng chủ thể tự sự (multi - narrator).................................................. 37
2.1.2. Sự hoán đổi chủ thể tự sự.............................................................................. 40
2.1.3. Hình thức tự sự qua những bức thư............................................................... 47
2.2. Di chuyển điểm nhìn...................................................................................... 51
2.2.1. Đa điểm nhìn tự sự (multipoint of view)........................................................ 51
2.2.2. Dán ghép các điểm nhìn................................................................................ 52
2.2.3. Di chuyển điểm nhìn trên trục không gian, thời gian.................................... 56
2.3. Hợp xƣớng giọng điệu................................................................................... 58


2.3.1. Tính chất đa thanh (polyphonic)................................................................... 58
2.3.2. Dàn hợp xướng trữ tình................................................................................. 59
2.3.3. Dàn hợp xướng trào lộng.............................................................................. 68
Tiểu kết.................................................................................................................... 75
Chƣơng 3: NHÂN VẬT TRONG TỰ SỰ CỦA HARUKI MURAKAMI........76
3.1. Kiểu nhân vật chấn thƣơng........................................................................... 77
3.1.1. Nhân vật cô độc............................................................................................. 79
3.1.2. Nhân vật có khuynh hướng tự sát.................................................................. 84
3.1.3. Nhân vật vươn lên hàn gắn sự chấn thương.................................................. 92
3.2. Kiểu nhân vật huyền ảo................................................................................. 98

3.2.1. Nhân vật có năng lực siêu nhiên.................................................................... 99
3.2.2. Nhân vật những linh hồn sống..................................................................... 104
3.3. Kiểu nhân vật kí hiệu – biểu tượng................................................................. 107
3.3.1. Tính chất kí hiệu - biểu tượng ở tên gọi và ngoại hình nhân vật..................107
3.3.2. Tính chất kí hiệu - biểu tượng ở tính cách, số phận nhân vật......................110
Tiểu kết................................................................................................................. 115
Chƣơng 4: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
HARUKI MURAKAMI..................................................................................... 116
4.1. Khung cảnh nƣớc Nhật trong nhịp điệu đời thƣờng................................116
4.1.1. Khung cảnh thiên nhiên............................................................................... 117
4.1.2. Khung cảnh sinh hoạt đời thường................................................................ 119
4.2. Không gian, thời gian huyền ảo................................................................... 123
4.2.1. Không gian huyền ảo................................................................................... 123
4.2.2. Thời gian huyền ảo...................................................................................... 129
4.3. Không gian, thời gian hỗn độn.................................................................... 131
4.3.1. Không gian vô hướng, xáo trộn................................................................... 132
4.3.2. Thời gian đứt gãy, đảo chiều....................................................................... 136
Tiểu kết................................................................................................................. 142
KẾT LUẬN......................................................................................................... 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................................... 148
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 149


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Roland Barthes nói: “Đã có bản thân lịch sử loài ngƣời, thì đã có tự sự”
[Dẫn theo 102, tr.12]. Đúng nhƣ vậy, tự sự học có từ thời cổ đại nhƣng tự sự học
lúc đó đƣợc hiểu giới hạn trong tu từ học. Cuối thế kỉ XIX, tự sự học hiện đại manh

nha đƣợc hình thành. Những thập niên đầu thế kỉ XX, tự sự học (Narratology) với
tƣ cách là một bộ môn nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự
làm đối tƣợng nghiên cứu mới trở thành một lĩnh vực học thuật đƣợc quan tâm. B.
Tomasepxki, V. Shklopvski, V. Propp, M. Bakhtin là những ngƣời mở đƣờng cho tự
sự học hiện đại. Những năm 60 của thế kỉ XX, các nhà lí luận Pháp đã đề cập về tự
sự học và giải quyết các vấn đề liên quan đến chúng, tiếp đó là các công trình
nghiên cứu của các nhà lí luận Mĩ, Anh, Trung Quốc... Ở Việt Nam, tự sự học nhanh
chóng trở thành lĩnh vực thu hút các nhà nghiên cứu. Vận dụng lí thuyết tự sự để
nghiên cứu văn học là một hƣớng nghiên cứu giàu tiềm năng, góp phần giải mã thế
giới nghệ thuật phong phú, bí ẩn của nhà văn.
1.2. Những năm cuối cùng của thế kỉ XX đã xuất hiện những tiên đoán về sự
thất thế của tiểu thuyết bởi sự lên ngôi của phƣơng tiện truyền thông, truyền hình
số, mạng internet… Tuy vậy, gần hai thập niên của thế kỉ XXI trôi qua, văn chƣơng
hậu hiện đại đã và đang tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của những hiện tƣợng văn
học trên khắp thế giới. Sức sống dồi dào và mãnh liệt của tiểu thuyết nói riêng, của
văn học nói chung nằm ở chính sự vận động nội tại của văn học, khiến nó “nằm
ngoài những định luật băng hoại” và “không chấp nhận cái chết” nhƣ lời khẳng
định của nhà văn Nga M.Y.Saltykov Shchedrin. Có thể kể ra những tác giả tiêu biểu
của thời đại nhƣ Mạc Ngôn, Garcia Market, Franz Kafka, J.K.Rowling… Trong số
đó, không thể không nhắc đến nhà văn Nhật Bản, Haruki Murakami.
1.3. Murakami Haruki là một hiện tƣợng văn học độc đáo, từ lúc xuất hiện trên
văn đàn đã nhận đƣợc nhiều ý kiến đánh giá trái chiều. Có một bộ phận không nhỏ độc
giả phê phán, thậm chí phủ định giá trị tác phẩm Murakami, coi đó là thứ văn chƣơng
“lai căng”, “hôi mùi bơ”, giết chết vẻ đẹp thanh cao của văn chƣơng truyền

1


thống Nhật Bản. Nhƣng những cuốn tiểu thuyết của Haruki Murakami, từ các tác
phẩm thời kì đầu: Lắng nghe gió hát (1979), Pinball 1973 (1980), Xứ sở diệu kì tàn

bạo và chốn tận cùng thế giới (1985)… đến những cuốn sách đã trở thành “best
seller” hiện nay: Rừng Na Uy (1987), Biên niên kí chim vặn dây cót (1995), Kafka
bên bờ biển (2002)… đã thu hút một số lƣợng độc giả đông đảo trên toàn thế giới,
thuộc đủ các thành phần xã hội, đủ mọi lứa tuổi. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết
Murakami với ngƣời đọc là ở một lối kể chuyện độc đáo vừa chân thực, vừa hƣ ảo.
Vì vậy, nghiên cứu tác phẩm của Murakami từ phƣơng diện nghệ thuật tự sự có
những đóng góp về mặt lí luận, mở ra những diễn giải mới liên quan đến văn bản tự
sự: hình tƣợng ngƣời kể chuyện, nhân vật tự sự, thời gian tự sự, làm cụ thể hoá cho
các khái niệm của tự sự học. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu nghệ thuật tự sự của
Murakami, thông qua việc vận dụng những vấn đề lí thuyết chung của tự sự học
cũng sẽ khái quát lên những đặc trƣng trong nghệ thuật kể chuyện của

Murakami, góp phần định hình diện mạo phong cách và ghi nhận sự đóng góp của
nhà văn cho một nền tiểu thuyết hiện đại thế kỉ XXI.
1.4. Trong thực tế, những cuốn tiểu thuyết của Murakami với dung lƣợng hàng
nghìn trang đƣợc những ngƣời đang sống trong nhịp điệu hối hả của cuộc sống hiện
đại, vô vàn bận rộn, lo toan đón đọc và nghiền ngẫm, suy tƣ. Họ tìm thấy bóng dáng
thời đại mình đang sống trong từng trang viết, từng số phận nhân vật. Những dấu ấn
của văn hóa đại chúng tràn ngập trong tiểu thuyết Murakami nhƣ phim ảnh Hollywood,
nhạc jazz, nhạc cổ điển châu Âu, tiểu thuyết trinh thám, hình sự Mĩ. Ông đƣợc tôn vinh
là một trong những tiểu thuyết gia quan trọng nhất của Nhật Bản thế kỷ XXI. Cùng với
thời gian, tác phẩm của Murakami đã chứng minh đƣợc giá trị và vƣơn rộng ra toàn
thế giới. Tiếp sau Yasunary Kawabata và Oe Kenzaburo – nhiều nhà nghiên cứu dự
đoán nếu giải Nobel văn chƣơng lại về Nhật Bản, thì ngƣời nhận sẽ là Haruki
Murakami: “Ông là nhà văn Nhật Bản, viết về con ngƣời và cuộc sống Nhật Bản hiện
đại, dù ông có ở trong hay ở ngoài Nhật Bản, nhìn Nhật Bản từ bên trong hay từ bên
ngoài. Từ Nhật Bản ông muốn vƣơn tới tầm nhân sinh nhân loại” [83,tr.16]. Nghiên
cứu nghệ thuật kể chuyện của Murakami cũng là một

2



hƣớng để lí giải nguyên nhân vì sao tác phẩm của nhà văn có thể vƣơn xa ra khỏi
biên giới nƣớc Nhật và đƣợc công chúng toàn cầu đón nhận.
1.5. Tiểu thuyết của Murakami không kén ngƣời đọc nhƣng cũng không phải
loại văn chƣơng giải trí thuần túy. Mỗi tác phẩm luôn chứa đựng những giá trị nghệ
thuật, giá trị nhân văn sâu sắc. Sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với ứng
dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất, giờ đây thế giới đang
bƣớc vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xóa mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số
và sinh học khiến thế giới không ngừng biến động, nhiều giá trị truyền thống lung
lay, con ngƣời ngƣời luôn luôn phải đối mặt với những tình huống mang tính lựa
chọn khi ranh giới giữa Thiện và Ác trở nên mong manh. Hơn lúc nào hết, văn
chƣơng cần định hƣớng ngƣời đọc để họ xác lập cho mình một lối đi đúng đắn
giữa cuộc đời nhiều bất trắc, lo toan. Tiểu thuyết Murakami đã làm đƣợc điều đó
khi chạm đến tầng sâu nhất trong tâm khảm con ngƣời, đánh thức dậy những nhận
thức mới mẻ về bản thể, lẽ sống, và ý thức trách nhiệm với cộng đồng của con
ngƣời thời đại mới. Đây là một sứ mệnh vô cùng cao quí của văn chƣơng. Những
thông điệp nhân sinh mà nhà văn gửi gắm trong sáng tác là kết quả của hành trình
dấn thân – trải nghiệm đầy dũng cảm của một con ngƣời biết trân trọng cuộc sống.
Vì tất cả những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết Haruki Murakami.
2. Mục đích và nhiệm vụ
- Mục đích của luận án là dùng một số vấn đề lí luận của nghệ thuật tự sự kết

hợp với các yếu tố văn hóa bản địa (Nhật Bản) để nhận diện, phân tích và khái quát
nghệ thuật tự sự của Haruki Murakami nhằm làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội
dung tƣ tƣởng của các tác phẩm, thấy đƣợc điểm chung, điểm riêng của nhà văn
trong dòng chảy của văn chƣơng hậu hiện đại. Qua đó lí giải tƣ duy nghệ thuật của
nhà văn và các vấn đề lí luận của tiểu thuyết, đồng thời đƣa ra một cách tiếp cận tác
giả này ở Việt Nam.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để tập trung vào vấn đề này, luận án sẽ tiến hành

khảo sát các phƣơng diện mà chúng tôi cho là có thể làm nổi bật đặc trƣng nghệ
3


thuật kể chuyện của tác giả: người kể chuyện ngôi thứ nhất với sự di chuyển điểm
nhìn, kết hợp nhiều giọng điệu, nghệ thuật khắc họa nhân vật với một số kiểu nhân
vật tiêu biểu, nghệ thuật tổ chức không gian, thời gian... Do điều kiện tác phẩm mà
chúng tôi nghiên cứu là những tác phẩm dịch nên tạm thời luận văn không đề cập
tới vấn đề ngôn ngữ ngƣời kể chuyện. Những điểm trên chính là những phƣơng
diện góp phần làm nổi bật phong cách kể chuyện riêng biệt, tƣ tƣởng nghệ thuật
của tác phẩm và ý đồ sáng tạo của nhà văn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tự sự trên các bình diện cơ

bản nhƣ ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu của ngƣời kể chuyện, nghệ thuật xây dựng
các kiểu nhân vật đặc trƣng, nghệ thuật tổ chức không gian, thời gian trong tiểu
thuyết Murakami.
- Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tập trung nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong

tiểu thuyết của Murakami qua 3 tiểu thuyết tiêu biểu nhất tính đến thời điểm này
của Murakami:
+ Rừng Na Uy (ノノノノノノノ, Noruwei no mori) Trịnh Lữ dịch theo bản tiếng

Anh của Jay Rubin, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
+ Biên niên kí chim vặn dây cót (ノノノノノノノノノノ, Nejimaki–dori kuronikuru),

Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
+ Kafka bên bờ biển (ノノノノノノ, Umibe no Kafuka), Dƣơng Tƣờng dịch theo


bản tiếng Anh có tham khảo bản tiếng Pháp, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà
văn, Hà Nội, 2007.
Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu cụ thể sẽ khiến vấn đề đƣợc tập trung xử lí
ở chiều sâu, tránh dàn trải. Ngoài ra, chúng tôi có tham khảo thêm những cuốn tiểu
thuyết khác của Murakami nhƣ: Người tình Sputnik, Ngân Xuyên dịch theo bản
tiếng Anh, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008, Xứ sở diệu kỳ
tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Lê Quang dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội
Nhà văn, Hà Nội, 2010, Nhảy Nhảy Nhảy, Trần Vân Anh dịch theo bản
4


tiếng Anh, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2011, 1Q84 (trọn bộ 3
tập), Lục Hƣơng dịch theo bản tiếng Hoa, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn,
Hà Nội, 2012.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tiếp cận tự sự học đƣợc áp dụng vào việc nghiên cứu các tác

phẩm của Murakami để tìm ra đặc trƣng nghệ thuật tự sự của nhà văn thông qua
việc khảo sát hình tƣợng ngƣời kể chuyện, các kiểu nhân vật tự sự, các kiểu không
gian, thời gian tự sự.
- Phƣơng pháp hệ thống giúp chúng tôi nghiên cứu tiểu thuyết của Murakami

nhƣ một hệ thống và đặt nó trong hệ thống lớn hơn là tiến trình tiểu thuyết hiện đại,
hậu hiện đại.
- Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng trong việc so sánh đối chiếu các tác

phẩm của Murakami với các tác phẩm của các nhà văn hiện đại, hậu hiện đại trên
thế giới từ đó chỉ ra những vận động trong nghệ thuật trần thuật.
- Phƣơng pháp loại hình đƣợc vận dụng để phân chia nhân vật trong tiểu


thuyết Murakami thành một số kiểu, loại với những tiêu chí nhận diện nhất định
nhằm tìm ra những đặc điểm tƣơng đồng loại hình về phƣơng diện nghệ thuật trần
thuật, chỉ ra các kiểu, dạng ngƣời kể chuyện, phƣơng thức trần thuật và giọng điệu
trần thuật… từ góc nhìn thể loại.
5. Đóng góp mới của luận án
- Đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam vận dụng những vấn đề lí thuyết tự sự

nghiên cứu sâu nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết của Murakami.
- Luận án tập trung nghiên cứu sự độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của

Murakami: vừa mang đầy đủ đặc trƣng của văn học hậu hiện đại nhƣng vẫn đáp
ứng đƣợc khả năng tiếp nhận của số đông độc giả thông qua ngƣời kể, điểm nhìn,
giọng điệu, nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật. Đây là điểm quan trọng nhất
để lí giải hiện tƣợng Murakami trong văn học Nhật Bản nói riêng, văn học thế giới
nói chung.

5


- Bên cạnh đó, luận án còn chỉ ra những đóng góp mới của Haruki Murakami

cho lĩnh vực lí luận tự sự và định vị rõ rệt hơn vai trò, vị trí cũng nhƣ phong cách
nghệ thuật của nhà văn trong nền văn học Nhật Bản và văn học thế giới thế kỉ XXI.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang đến những kiến thức cần thiết cho

việc tiếp nhận văn học Nhật Bản ở các bậc học trong hệ thống giáo dục của Việt
Nam.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4

chƣơng Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết Haruki Murakami
Chƣơng 3: Nhân vật trong tự sự của Haruki Murakami
Chƣơng 4: Không gian, thời gian tự sự trong tiểu thuyết Haruki Murakami

6


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 . Khái lƣợc tình hình nghiên cứu lí thuyết tự sự hiện đại
1.1.1. Những dòng nghiên cứu chủ lưu trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại, nhà triết học Hi Lạp Platon đã đặt trong thế đối lập hai
khái niệm mô phỏng (mimesis)/tự sự (diegesis). Cho đến thế kỉ XIX, các tác giả
Anh nhƣ Thomas Lister đã sử dụng khái niệm điểm nhìn, John Gibson Lockhart bắt
đầu dùng khái niệm khoảng cách, tiếp ngay sau đó nhà nghiên cứu ngƣời Mĩ Henry
James và Anh E. Foster đã sử dụng rộng rãi các khái niệm ấy trong các bài nghiên
cứu của mình. Tuy nhiên, khái niệm tự sự học với tƣ cách là một lí thuyết nghiên
cứu các đặc điểm nghệ thuật kể chuyện của văn bản tự sự chỉ thực sự đƣợc hình
thành từ thế kỉ XX.
Trong suốt một thế kỉ qua, lí thuyết tự sự không ngừng vận động và phát
triển, mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu mới, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn sáng
tác. Tổng quan quá trình nghiên cứu của lí thuyết tự sự hiện đại trên thế giới, nhà lí
luận Mĩ Gerald Prince đã chia làm ba nhóm, tạo thành những dòng chủ lƣu:
Nhóm thứ nhất gồm những nhà tự sự học chịu ảnh hƣởng của các nhà hình
thức chủ nghĩa Nga nhƣ V. Propp, Todorov, Barthes, Remak, Norman Friedman,
Northrop Frye, Etienne Souriau… chú ý tới cấu trúc của câu chuyện đƣợc kể, đối
tƣợng của trần thuật, trong đó chú ý xây dựng ngữ pháp của tự sự, chức năng của sự
kiện, kết cấu logic phát triển của chúng, bỏ qua hoặc không đi sâu vào đặc trƣng
biểu đạt của chất liệu. Nhóm này xem công trình Hình thái học truyện cổ tích thần

kì Nga (1928) của Propp là cuốn sách mở đầu cho tự sự học cấu trúc luận.
Nhóm thứ hai gồm G. Genette, F. Stanzel, Dolezel, S. Lanser… tập trung
nghiên cứu sự triển khai của diễn ngôn trần thuật, họ xem nguồn gốc của tự sự là
dùng ngôn ngữ biểu đạt và vai trò của ngƣời trần thuật là quan trọng nhất do đó họ
tập trung nghiên cứu lời kể, cách kể. Genette nêu ra 3 phạm trù của diễn ngôn trần
thuật: thời thái (tence), quan hệ với thời gian; ngữ thức (mood), quan hệ với cự li và
7


góc độ trần thuật; ngữ thái (voice), liên quan đến tình huống, quan hệ ngƣời kể và
ngƣời nhận trong trần thuật. F. Stanzel đề ra khái niệm tình huống kể (narrative
situation), S. Lanser và James Phelan lại có những phát biểu về mối quan hệ giữa
giọng điệu kể và các biện pháp tu từ. Có thể nói lí thuyết tự sự cấu trúc chủ nghĩa đã
cung cấp một hệ thống các khái niệm công cụ rất có hiệu quả để phân tích diễn ngôn
tự sự và đó là một di sản vô giá để đọc hiểu văn bản tự sự. Tuy nhiên, điểm hạn chế
của lí thuyết cấu trúc tự sự là mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả các yếu tố hình thức
cấu trúc tự sự trong thế tĩnh tại, khép kín, mà chƣa đi sâu tìm hiểu cơ chế vận hành
của tự sự trong ngữ cảnh tiếp nhận và văn hoá.
Nhóm thứ ba với những đại diện là Gerald Prince, Seymour Chatman, Mieke
Bal lại coi trọng phƣơng pháp nghiên cứu tổng thể. Họ cho rằng cấu trúc diễn ngôn
và cấu trúc chuyện đều quan trọng nhƣ nhau, chủ trƣơng nghiên cứu kết hợp cả hai
mặt. Mieke Bal chia tự sự làm ba tầng bậc: văn bản trần thuật (narrative text) bao
gồm ngƣời kể chuyện, trần thuật, bình luận phi trần thuật, miêu tả; chuyện kể
(story) gồm trật tự sắp xếp, nhịp điệu, tần suất; chất liệu (fabula) gồm: sự kiện, hành
vi, thời gian, địa điểm. Cái khái niệm hạt nhân của mỗi tầng bậc lại gồm nhiều khái
niệm bộ phận đan kết, xuyên thấm vào nhau trong chức năng và mục đích kể
chuyện. Công trình của M. Bal cung cấp một hệ thống khái niệm đƣợc định nghĩa
khá chính xác và chặt chẽ, có thể làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu tự sự.
Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho ngƣời ta thấy sự phức tạp của
cấu trúc tự sự với các vấn đề cần phải tìm tòi, suy ngẫm nhƣ vấn đề ngƣời kể

chuyện, điểm nhìn, dòng ý thức, không gian, thời gian, giọng điệu nghệ thuật… Lí
thuyết tự sự chính là kim chỉ nam cho các nhà nghiên cứu tiếp cận nghệ thuật tự sự
của các thể loại nói chung và của từng tác phẩm văn học cụ thể nói riêng, qua đó
cho thấy cả truyền thống văn học, văn hoá của mỗi dân tộc.
Khi chủ nghĩa giải cấu trúc xuất hiện, một số ngƣời vội vàng dự báo, tự sự học
với tƣ cách một phân nhánh của chủ nghĩa cấu trúc sớm muộn cũng đi đến hồi kết. Thế
nhƣng, đến những năm 1980 - 1990 tự sự học vẫn giữ đƣợc niềm hứng thú, và theo
nhận định của một số học giả Mỹ, nó còn đƣợc “Phục hƣng”, trung tâm của

8


nó hầu nhƣ đã chuyển sang Mỹ. Năm 1993 tạp chí Tự sự ra đời và năm 1994 xuất
hiện một loạt công trình mới về tự sự học của Mỹ.
David Herman trong sách Tân tự sự học cho biết:
Mƣời năm trở lại đây, thi pháp tự sự đã có những đổi thay đáng kinh
ngạc, đến hôm nay có thể nói, tự sự học đã phục hƣng, nói cách khác, tự sự
học đã từ giai đoạn kinh điển của chủ nghĩa cấu trúc, một giai đoạn của
Saussure vốn khá xa cách đối với văn học đƣơng đại - để bƣớc sang giai
đoạn hậu kinh điển. Tự sự học hậu kinh điển (không nên lẫn lộn nó với lí
luận tự sự hậu cấu trúc) chỉ coi tự sự học kinh điển nhƣ một trong những
“khoảnh khắc quan trọng” của mình, bởi vì nó còn hấp thu nhiều phƣơng
pháp luận và giả thiết nghiên cứu mới, mở ra nhiều cách nhìn mới về hình
thức và chức năng tự sự. Thứ hai, giai đoạn tự sự học hậu kinh điển không
chỉ phơi bày những hạn chế của mô hình tự sự học cấu trúc chủ nghĩa cũ, mà
còn lợi dụng các khả năng của chúng; cũng giống nhƣ vật lí học hậu kinh
điển không hề vứt bỏ một cách giản đơn mô hình vật lí Newton, mà suy nghĩ
lại về những tiềm năng của chúng, đánh giá lại phạm vi ứng dụng của chúng
[24;tr.2-3].
Những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, lí luận phê bình văn học đã ghi

nhận sự đổi mới, mở rộng đáng kể của tự sự học. Khi tự sự học kinh điển bị công
kích bởi chủ nghĩa giải cấu trúc và chủ nghĩa lịch sử, tự sự học hậu kinh điển ra đời.
Nếu tự sự học kinh điển coi văn bản tác phẩm là một hệ thống tự thân khép kín,
không có liên hệ với bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa thì tự sự học hậu kinh điển là
một hƣớng nghiên cứu mở, nó kết hợp với quan niệm phê bình phản ứng ngƣời đọc
và hƣớng nghiên cứu văn hoá đang thịnh hành, nghiên cứu tự sự trong quan hệ với
ngƣời đọc, với ngữ cảnh và với các lĩnh vực tự sự ngoài văn học. Tự sự học hiện
nay có những hƣớng đi mới mẻ.
Hƣớng nghiên cứu thứ nhất nghiên cứu đặc trƣng chung của tác phẩm tự sự,
bất kể sự khác nhau về phƣơng tiện và thể loại (văn học, truyện tranh, điện ảnh,
truyền hình, báo chí...).
9


Hƣớng nghiên cứu thứ hai từ phân tích cấu trúc tự sự trừu tƣợng chuyển sang
phân tích cấu trúc tự sự của tác phẩm cụ thể. Bà Rimmon Kenan, nhà nghiên cứu
Israel trong công trình Mơ hồ và tầng bậc tự sự (1982) đã phân tích các tác phẩm
của Hemingwey nhƣ là những ví dụ sinh động.
Hƣớng nghiên cứu thứ ba là mô hình tự sự học hôm nay có công thức “tự sự
học + X”, “X” ở đây có thể là chủ nghĩa nữ quyền hay nghiên cứu giới tính, nghiên
cứu văn hóa hay nghiên cứu hậu thực dân, nghiên cứu tự sự học tâm lí (nhƣ kiểu
của L. Vygotski trong Tâm lí học nghệ thuật), tự sự học lịch sử (nhƣ H. Whiter), tự
sự học pháp luật, tự sự học tu từ (nhƣ Phelan, Karl Kao, Lí Kiến Quân), tự sự học
hậu hiện đại (nhƣ M. Coli, Hồ Toàn Sinh).
1.1.2. Nghiên cứu văn học theo hướng tự sự ở Việt Nam
Từ khi đƣợc giới thiệu vào Việt Nam, tự sự học đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng
rộng rãi của giới nghiên cứu, đặc biệt là ở các trƣờng đại học. Ngƣời có công lớn
trong việc đƣa lí thuyết tự sự vào lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học
ở Việt Nam là tác giả Trần Đình Sử. Trong bài viết Tự sự học - một bộ môn nghiên


cứu liên ngành giàu tiềm năng, Trần Đình Sử đã hệ thống, khái lƣợc những vấn đề
tự sự từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn ngữ học Saussure, Platon, Aritoste, Tz.
Tododov, Genette… từ đó khẳng định vai trò quan trọng của tự sự học đối với
nghiên cứu văn học. Trong công trình Dẫn luận thi pháp học, tác giả Trần Đình Sử
cũng tập trung đi sâu hệ thống, cắt nghĩa những khái niệm thuộc về tự sự học nhƣ
quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, thời gian - không gian
nghệ thuật, tác giả và kiểu tác giả, tính quan niệm và cấu trúc thể loại, cấu trúc của
văn bản trần thuật, ngôn từ nghệ thuật…
Năm 2001 và 2008, hai hội thảo quy mô toàn quốc về tự sự học đã đƣợc tổ
chức tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, qui tụ những bài viết có chất lƣợng cao
về mảnh đất màu mỡ chƣa đƣợc khai phá hết này. Dù xuất phát từ những cách tiếp
cận khác nhau, với những quan niệm khác nhau, song mối quan tâm chung của các
bài viết, các công trình nghiên cứu về lí thuyết tự sự ở Việt Nam đó là đi vào giải
quyết những phƣơng diện chủ yếu nhƣ: đƣa ra một định nghĩa, một quan niệm tối
10


ƣu về lí thuyết tự sự, vận dụng lí thuyết tự sự để lí giải những hiện tƣợng văn học
Việt Nam và nƣớc ngoài... Tìm hiểu các công trình, bài viết về tự sự học qua hai
cuộc hội thảo trên, chúng tôi nhận thấy có các hƣớng nghiên cứu tự sự học ở Việt
Nam nhƣ sau:
Hướng thứ nhất: Giới thiệu, dịch thuật lí thuyết tự sự của các học giả nước
ngoài.
Một trong những công trình có ý nghĩa lớn với việc giới thiệu lí thuyết tự sự
vào Việt Nam đó là cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử do Trần Đình
Sử chủ biên. Trong đó những bài viết giới thiệu lí thuyết tự sự của các học giả nƣớc
ngoài đƣợc triển khai khá sôi nổi. Bài viết Dẫn luận về tự sự học của Susanna
Onega và J.A.Garcia Landa, Lê Lƣu Oanh và Nguyễn Đức Nga dịch và tóm lƣợc
bài viết tổng quan về tự sự học, mở đầu cuốn sách Giới thiệu về tự sự học. Các tác
giả đã đƣa ra một định nghĩa tự sự học, định nghĩa tác phẩm trần thuật, chỉ ra

hƣớng phân tích cấu trúc trần thuật, giới thiệu một cái nhìn tổng quát về lịch sử tự
sự học từ cổ điển - hậu cổ điển đến hiện đại.
Bài viết Giới thiệu lí thuyết tự sự của Mieke Bal của tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Minh đã giới thiệu về cuốn Tự sự học - giới thiệu về lí thuyết tự sự của Mieke Bal,
xuất bản lần đầu tiên ở Anh năm 1985, tái bản lần 2 vào năm 1997. Cuốn sách trên
đã trình bày một cách mạch lạc và hệ thống lí thuyết tự sự và cung cấp cho ngƣời
đọc những công cụ để mô tả và phân tích văn bản tự sự. Trên nền tảng lí thuyết, tác
phẩm nghệ thuật thị giác, từ đó bà phát hiện ra những ý nghĩa văn hóa tiềm ẩn trong
những hiện tƣợng này. Cũng trong cuốn sách, tác giả đã đƣa ra thuật ngữ tiêu cự
trần thuật (focalization). Thuật ngữ đƣợc rút ra từ nghệ thuật nhiếp ảnh và phim, vì
thế nó nhấn mạnh bản chất kĩ thuật của tác phẩm tự sự.
Bài viết Cấu trúc tự sự theo quan điểm của Roland Barthes của tác giả Lê Trà
Mi giới thiệu cuốn Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể. Đây là một trong những
cuốn sách góp phần hình thành chuyên ngành tự sự học trong lí luận phê bình văn
học phƣơng Tây hiện đại. Tƣ tƣởng bao trùm toàn bộ công trình là coi văn bản tự
sự nhƣ một ngôn ngữ. Một ngôn bản đƣợc chia ra thành các lớp đơn vị, các lớp này
11


đƣợc kết hợp với nhau theo những qui luật nhất định. Cấu trúc tự sự của một văn
bản tự sự đứng trƣớc hai khả năng phân tách và tích hợp, nhờ thế nó đƣợc bện lại,
khai triển, mở ra, khép lại. Khám phá cấu trúc tác phẩm cần có trí tƣởng tƣợng để
tổng hợp và móc nối chúng với nhau.
Trong bài viết Giới thiệu lí thuyết tự sự của Hayden White, Trần Ngọc Hiếu
chỉ rõ luận điểm nền tảng để từ đó Hayden White triển khai toàn bộ tƣ tƣởng của
mình là lịch sử như là tự sự (history as narrative). Tác giả đặc biệt quan tâm đến
phƣơng diện tu từ học lịch sử. Tác giả khẳng định lịch sử cũng khai thác triệt để
hiệu quả biểu đạt của các thủ pháp tu từ trong văn chƣơng, do đó nó không hề xa lạ
với công việc viết sử. Sử cũng nhƣ tự sự, không thể triệt tiêu cốt truyện, từ đó tác
giả đi sâu vào nghiên cứu giá trị của tính tự sự trong việc tái hiện hiện thực.

Bài viết Quan niệm về điểm nhìn nghệ thuật của Robert E. Scholes và R.
Kellogg một số vấn đề khi áp dụng các mô hình lí thuyết phương Tây vào nghiên
cứu tác phẩm tự sự của Cao Kim Lan có nhiều gợi ý cho việc triển khai đề tài của
chúng tôi. Ở phần một, bàn về mô hình tự sự của R. Scholes và R. Kellogg, Cao
Kim Lan đã giới thiệu nội dung cuốn sách Bản chất của tự sự của hai tác giả. Theo
đó, điểm nhìn của ngƣời kể chuyện chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo
dựng nên cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể. Quyền năng của ngƣời
kể chuyện nằm ở sự chi phối của điểm nhìn trong truyện kể. Phần hai của bài viết,
bàn về việc ứng dụng lí thuyết điểm nhìn vào nghiên cứu tác phẩm tự sự, tác giả
giới thiệu hai công trình: Tự sự Trung Quốc, những bài tiểu luận phê bình và lí
thuyết, do Andrew H. Placks biên soạn năm 1977 và Người kể chuyện bất an (tiểu
thuyết Trung Quốc truyền thống đến hiện đại), của Henry Y. H. Zhao, 1995. Các nhà
phê bình đó đã ứng dụng mô hình lí thuyết tự sự của Scholes và R. Kellogg để khám
phá các đối tƣợng nghệ thuật cụ thể trong văn học Trung Hoa, một nền văn học vốn
vô cùng phong phú và phức tạp.
Giới thiệu về Lí thuyết về người nghe chuyện trong tác phẩm tự sự của Gerald
Prince, Nguyễn Thị Hải Phƣơng chỉ ra rằng Gerald Prince đã phân biệt một cách
thuyết phục khái niệm ngƣời nghe chuyện với khái niệm gần gũi với nó nhƣ ngƣời
12


đọc thực tế, ngƣời đọc trong quan niệm, ngƣời đọc lí tƣởng… Tác giả phân loại
ngƣời nghe chuyện, dấu hiệu nhận biết, chức năng của ngƣời nghe chuyện… Đóng
góp của Gerald Prince là đã đƣa ra một khái niệm mới: người nghe chuyện độ O.
Tác giả đã chỉ ra một số khả năng của ngƣời nghe chuyện dạng này: biết ngữ pháp
tự sự, biết những qui tắc mà ngƣời kể chuyện dùng để kể lại câu chuyện một cách
hấp dẫn, có khả năng tranh luận nhất định, có trí nhớ vững chắc…
Lê Phong Tuyết trong bài Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật
đã giới thiệu về Genette và lí thuyết của ông một cách hệ thống với những khái
niệm liên quan đến trần thuật. Trong đó, tác giả tập trung làm rõ hai vấn đề mới mẻ

với giới nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam là tình huống trần thuật và ngƣời nghe
chuyện.
Tác giả Phan Thu Hiền có bài viết Về lí thuyết tự sự của Northrop Frye.
Ngƣời viết giới thiệu Northrop Frye là đại biểu quan trọng có ảnh hƣởng sâu sắc
nhất của lí thuyết Phê bình huyền thoại (Myth Criticism) còn gọi là lí thuyết Phê
bình nguyên mẫu (archetypal criticism) với quan niệm cho mục tiêu của văn
chƣơng là đạt đến sự giới thiệu, sự trình bày cuộc sống.
Tác giả Nguyễn Đức Dân giới thiệu về Greimas trong bài Greimas - Người
xây nền cho trường phái kí hiệu học Pháp với mô hình vai hành động, cấu trúc cơ
sở của nghĩa, mô hình cấu tạo.
Nhìn chung, ở hƣớng nghiên cứu này, giới phê bình Việt Nam bắt đầu tiếp cận
lí thuyết tự sự hiện đại trên thế giới qua việc dịch, cắt nghĩa các quan điểm của các
nhà lí luận. Mỗi học thuyết, trƣờng phái có một phát kiến riêng nhƣng cũng có
những giới hạn nhất định mà khi tiếp nhận cần kết hợp với các kiến thức khác và
kinh nghiệm để tự thiết lập nên một phƣơng pháp phù hợp nhất với đối tƣợng và
mục tiêu đề ra.
Hướng thứ hai: nghiên cứu các hệ vấn đề trong lí thuyết tự sự.
Nhiều công trình đi vào tìm hiểu một khía cạnh, một phƣơng diện, một vấn đề
cụ thể của lí thuyết tự sự. Các phƣơng diện cụ thể của nhóm công trình này là:
ngƣời kể chuyện, điểm nhìn, cốt truyện, thời gian và không gian trần thuật, cấu trúc
13


của văn bản trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, tình huống trần thuật, điểm nhìn, giọng
điệu, ngôi phát ngôn…
Trong cuốn Giáo trình dẫn luận tự sự học của tác giả Lê Thời Tân, sau phần
giới thiệu chung về tự sự học và một số vấn đề của lí thuyết tự sự học hiện đại, tác
giả khảo sát các phƣơng diện của nghệ thuật tự sự: văn bản tự sự, thời gian tự sự,
trạng huống tự sự, khu biệt “câu chuyện” và “văn bản truyện” trong tự sự học, khái
quát kết cấu tác phẩm tự sự. Có thể nói, những kiến giải của tác giả trong cuốn sách

đã gợi mở rất nhiều cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận nghệ thuật tự sự của
Haruki Murakami. Khi bàn thời gian tự sự, tác giả cho rằng: “Tác phẩm tự sự chứa
đựng và xử lí hai trục thời gian – thời gian câu chuyện và thời gian truyện”
[104;tr.39]. Từ đó, tác giả cũng chỉ ra “mối quan hệ giữa thời gian câu chuyện và
thời gian truyện trong tác phẩm tự sự đƣợc thể hiện ở ba phƣơng diện: trật tự tự sự,
quan hệ giữa thời gian tự sự và thời gian câu chuyện, tần suất tự sự” [104;tr,42].
Trong bài viết Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện tác giả
Đặng Anh Đào trao đổi những cách tiếp cận khác nhau của các thuật ngữ điểm nhìn
(tiêu điểm) và ngƣời kể chuyện, giọng nói (giọng điệu), ngôi phát ngôn.
Ở bài viết Vấn đề cách dịch thuật ngữ cốt truyện trong tự sự, tác giả Lê Huy

Bắc đặt ra vấn đề: “Cần phân biệt hai khái niệm truyện (story) và cốt truyện (plot).
Từ thế kỉ XIX trở về trƣớc chủ yếu là cốt truyện kịch tính. Từ thế kỉ XX trở đi, cơ
bản là cốt truyện thơ (hoặc trữ tình). Những kiểu cốt truyện chung nhất cho loại
hình tự sự dựa vào các tiêu chí khác nhau: sự kiện, thời gian, nhân vật. Đây là các
tiêu chí có tính phổ quát hơn cả và thiết thực dễ theo dõi đối với tiến trình đổi mới
cốt truyện tự sự”.
Bài viết Vấn đề phân loại góc nhìn trần thuật của Phƣơng Lựu, từ việc tƣờng
thuật và nhận xét sơ bộ sáu quan niệm về góc nhìn trần thuật của Brooks và Warren
(Hoa Kì), Greimas (Pháp), Pouillon, Friedman, Uspenski, Genette, tác giả đã tổng
hợp lại thành một hệ thống tiêu điểm tự sự nhƣ sau: Phi tiêu điểm, nội tiêu điểm,
ngoại tiêu điểm.

14


Nghiên cứu khái niệm ngƣời kể chuyện, tác giả Nguyễn Thị Hải Phƣơng
trong bài Người kể chuyện - nhân vật mang tính chức năng trong tác phẩm tự sự đã
luận giải: khái niệm ngƣời kể chuyện đƣợc hiểu là một công cụ do nhà văn hƣ cấu
nên để kể chuyện, ngƣời kể chuyện là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự,

ngƣời kể chuyện thống nhất nhƣng không đồng nhất với tác giả. Về chức năng của
ngƣời kể chuyện, ngƣời kể chuyện với chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm, ngƣời
kể chuyện với chức năng môi giới, dẫn dắt ngƣời đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật,
ngƣời kể chuyện thay mặt nhà văn trình bày.
Qua những bài viết này, các tác giả đã góp phần làm rõ các khái niệm tự sự
học nhƣ: ngƣời kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn… Điều đó chứng
tỏ các phƣơng diện của lí thuyết tự sự luôn là vấn đề đƣợc các nhà nghiên cứu quan
tâm. Đó chính là bộ công cụ quan trọng và cần thiết cho chúng tôi trong việc tiếp
cận tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là tác phẩm của Murakami.
Hướng thứ ba: Tiếp cận các tác phẩm cụ thể từ góc độ tự sự học hiện đại
Có rất nhiều bài viết đã ra đời sau khi các truyện ngắn, tiểu thuyết ra đời nhằm
giới thiệu, bình phẩm, đánh giá, thảo luận về tác phẩm. Các bài viế t này, nhìn một
cách tổng quan một mặt đã cập nhật tình hình sáng tác tác phẩm tự sự, mặt khác góp
phần luận giải về nghệ thuật tự sự của các tác phẩm về những phƣơng diện: điểm
nhìn, ngƣời kể chuyện, giọng điệu, mô hình tự sự …
Nhiều tác giả đã vận dụng lí thuyết tự sự hiện đại để nghiên cứu các tác phẩm
tự sự dân gian. Vũ Anh Tuấn với bài: Tự sự học với vấn đề nghiên cứu đặc sắc tự sự
dân gian Tày qua việc khảo sát liên văn bản một típ truyện kể Tày dạng “Tấm
Cám”, Phan Đăng Nhật nghiên cứu Hệ thống cấu trúc và sự vận hành cấu trúc của
sử thi Ê đê, Đỗ Hồng Kỳ tìm hiểu về Phương thức tự sự chủ yếu của sử thi Đăm
Săn, Nguyễn Bích Hà nghiên cứu Tự sự trong loại hình trữ tình dân gian, Phan
Đăng Nhật tìm hiểu Phương pháp tự sự bằng khuôn hình của sử thi Việt Nam và
Phạm Đặng Xuân Hƣơng tiếp cận Tính chức năng của nhân vật thần trong thần
thoại Việt Nam.
15


Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu những phƣơng diện tự sự của các tác phẩm
văn học trung đại, hiện đại. Tiêu biểu là bài viết Về mô hình tự sự “Truyện Kiều”
của tác giả Trần Đình Sử. Tác giả đã vận dụng lí thuyết tự sự của nhà tự sự học

Pháp G. Genette và Mieke Bal để phân tích mô hình tự sự của Kim Vân Kiều Truyện
và tiểu thuyết Trung Quốc nói chung, sau đó chuyển sang phân tích mô hình tự sự
của Truyện Kiều. Theo đó, mặc dù Nguyễn Du vay mƣợn cốt truyện từ Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân nhƣng ông đã đổi thay mô hình tự sự. Từ mô
hình tự sự ngôi thứ ba, khách quan, kèm bình luận đánh giá thiên về lí trí sang mô
hình tự sự ngôi thứ ba mang tính cảm thụ cá nhân, kèm theo đánh giá, bình luận
thấm đẫm cảm xúc chủ quan. Đây là sự sáng tạo đột xuất của Nguyễn Du đem đến
cho Truyện Kiều một chất lƣợng chƣa từng có.
Một số bài viết đáng chú ý nhƣ: Nghệ thuật trần thuật trong một số tự truyện
tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945 của Nguyễn Thái Hòa; Vấn đề tình dục trong văn
học Việt Nam từ truyện “Chí Phèo” của Nam Cao của Trần Văn Toàn; Những đổi
mới của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 1945 của Lê Dục Tú; Bi kịch hóa trần thuật - một phương thức tự sự (Trên cứ liệu
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng)
của Nguyễn Thanh Tú; Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn của
Nguyễn Thị Tịnh Thy; Nghệ thuật tự sự của Ngô Tất Tố trong tiểu thuyết Tắt đèn
của Trần Đăng Suyền; Một phong cách tự sự của Nguyễn Tuân của Nguyễn Thị
Thanh Minh; Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn
xuôi sau 1975 của Nguyễn Thị Bình; Trần thuật trong truyện rất ngắn của Trần
Mạnh Tiến; Cấu tứ tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Văn
Tùng. Các bài viết trên đã tiếp cận một tác giả, tác phẩm văn học cụ thể từ lí thuyết
tự sự để thấy sự sáng tạo trong cách kể chuyện của nhà văn.
Giới phê bình Việt Nam cũng rất hào hứng với việc vận dụng lí thuyết tự sự
tiếp cận các tác phẩm văn học nƣớc ngoài. Tiêu biểu nhƣ bài viết Những so sánh
trong nghệ thuật tự sự của Boris Paxternak qua tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” của
16


Hà Thị Hòa; Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm “Người tình” của
Marguerrite Duras của Trần Huyền Sâm; Miêu tả của Alain Robbe - Grillet trong
tiểu thuyết “Ghen” của Nguyễn Thị Từ Huy; Một số hình thức tự sự trong “Đi tìm

thời gian đã mất” của Marcel Proust của Đào Duy Hiệp; Vài khía cạnh về kĩ thuật
kể chuyện trong tiểu thuyết Tây Âu đầu thế kỉ XX của Đặng Thị Hạnh…
Sau hai cuộc hội thảo về Tự sự học tại khoa Ngữ Văn trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội các luận văn, luận án theo hƣớng tự sự học ngày một nở rộ, song
những công trình khoa học dày dặn vẫn còn hiếm hoi. Điều đó chứng tỏ tự sự học
Việt Nam vẫn còn rất non trẻ và là một mảnh đất giàu tiềm năng cho chúng ta khai
phá. Có thể kể ra một số luận án tiến sĩ tiên phong trong nghiên cứu và vận dụng tự
sự học nhƣ: Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm của Yasunary Kawabata của Đào
Thị Thu Hằng; Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Bảo Ninh của Vũ Thị Hạnh;
Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của A. S. Pushkin của Thành Đức Hồng Hà; Những
cách tân nghệ thuật trong truyện của A. P. Sêkhôp của Nguyễn Thị Minh Loan; Tu
từ học tiểu thuyết và một số bình diện của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Cao Thị
Kim Lan…
Những hƣớng nghiên cứu tự sự đó là cơ sở khoa học để chúng tôi tiếp cận một
hiện tƣợng văn học hết sức độc đáo mới mẻ trong giới tiểu thuyết hậu hiện đại:
Haruki Murakami.
1.1.3. Nghệ thuật tự sự và những khái niệm trọng tâm
1.1.3.1. Nghệ thuật tự sự
Nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu nghệ thuật tự sự (art of narrative). Đây là
một khái niệm đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận, giới thuyết. G. N. Pospelov
trong Dẫn luận nghiên cứu văn học xác định: “Đóng vai trò quyết định trong loại
văn học tự sự (...) là sự trần thuật, tức là một câu chuyện về các sự kiện xảy ra,
đƣợc kể từ phía “ngƣời khác” [93;tr.66]. Roger Webster xác định trong công trình
Dẫn luận nghiên cứu lí luận văn học cho rằng “nghiên cứu lí luận kể chuyện đƣợc
biết đến nhƣ là tự sự học: nghiên cứu một cách hiệu quả ngữ pháp của kể chuyện
(grammar of narrative)” [147;tr.49]. Philip Stevick, trong cuốn Lí luận tiểu thuyết,
17


mục Nghệ thuật tự sự nhận định: “Cách sử dụng chính xác, cách hòa trộn đúng đắn

về khung cảnh (scene), về miêu tả (description) và sự tóm lƣợc (summary) là nghệ
thuật kể chuyện hƣ cấu” [142;tr.54]. Năm 2002, Mieke Bal trong cuốn Tự sự học:
Dẫn luận lý luận tự sự ở chƣơng Văn bản: Lời (Text: Words) xác định: “Một văn
bản tự sự là văn bản mà trong đó một tác nhân tự sự (narrative agent) kể một câu
chuyện”. Bà còn khẳng định nếu hiểu theo nghĩa rộng thì kĩ thuật tự sự “là tất cả các
kĩ thuật đƣợc dùng để kể một câu chuyện” [124;tr.19].
Tuy nhiên, do nội hàm của khái niệm nghệ thuật tự sự bao quát trên một diện
rộng, do đó chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những phƣơng diện mang tính cụ thể
hơn nhƣ ngƣời kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, nhân vật, không gian, thời gian
nghệ thuật...
1.1.3.2. Người kể chuyện (narrator)
Từ điển phong cách học (A dictionary of stylistics) của Katie Wales định nghĩa
rất đơn giản: “ngƣời kể chuyện là ngƣời kể một câu chuyện, hoặc thực hoặc hƣ
cấu” [145;tr.316]. Theo tác giả, ngƣời kể chuyện có thể là “ngƣời kể chuyện thông
suốt”, “ngƣời kể chuyện đáng tin cậy” - biết rõ câu chuyện, cũng có thể là “ngƣời
kể chuyện không đáng tin cậy”- chỉ nắm bắt một phần của câu chuyện kể.
Ngƣời kể chuyện giữ vai trò trung tâm trong tất cả các yếu tố cấu trúc của văn
bản nghệ thuật tự sự. Mieke Bal khẳng định: “Ngƣời kể chuyện là khái niệm trung
tâm nhất trong việc phân tích văn bản tự sự. Sự nhận diện ngƣời kể chuyện, cấp độ
đối với nó và cách thức mà trong đó sự nhận diện ấy đƣợc chỉ ra trong văn bản, và
những sự chọn lựa, mà đƣợc ngầm ẩn, mang lại cho văn bản tính cách đặc biệt của
nó” [124;16].
Những yếu tố cơ bản tạo nên hình tƣợng ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự
sự, đó là: ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu.
Ngôi kể là yếu tố liên quan trực tiếp đến hình tƣợng ngƣời kể chuyện. Ngƣời
kể chuyện nào cũng phải xác định cho mình ít nhất là một ngôi kể trƣớc khi bắt đầu
câu chuyện. Hình thức tự sự phổ biến nhất của ngƣời kể chuyện là kể chuyện ở ngôi
thứ nhất và ngôi thứ ba.
18



Điểm nhìn (point of view) là phƣơng thức biểu hiện trong sáng tạo và thƣởng
thức nghệ thuật. Lý luận văn học phƣơng Tây thế kỷ XX xuất hiện nhiều thuật ngữ
liên quan đến điểm nhìn nhƣ: điểm nhìn - point of view (Percy Lubbock - 1928); vị
trí quan sát - post of observation (Allen Tate - 1940); tiêu điểm trần thuật - focus of
narrative (C. Brooks & R. P. Warrren - 1948); tầm nhìn - vision (Jean Pounllion1946); Tiêu cự - focalisation (G. Gennette - 1980); thể - aspect (T. Todorov - 1966)

Từ những quan điểm về điểm nhìn, tác giả Đặng Anh Đào đã xác lập một công
thức đúc kết mối liên hệ giữa điểm nhìn (hoặc tiêu điểm) và ngƣời kể chuyện nhƣ
sau:
a. Không tiêu điểm
+ Nhìn từ đằng sau (từ của Pouillon)
+ Ngƣời kể chuyện > nhân vật (Todorov)
+ Cái nhìn của Chúa

b. Tiêu điểm bên trong
+ Nhìn cùng với (có thể cố định, thay đổi, vô số điểm nhìn của nhân vật)
+ Ngƣời kể chuyện = Nhân vật
+ Ý thức của một chủ thể làm chứng
c.

Tiêu điểm bên

ngoài + Nhìn từ ngoài
+ Ngƣời kể chuyện < Nhân vật
+ Cái nhìn thuần túy, khách quan, không thuộc về một ai [Dẫn theo
102;tr.170, 171].
Trong thực tiễn sáng tác, ranh giới giữa các loại điểm nhìn rất mong manh, đặc
biệt là điểm nhìn bên trong. Chỉ tồn tại một loại tiêu điểm trong từng đoạn, còn
trong một tác phẩm thƣờng là sự di động giữa các loại điểm nhìn khác nhau.

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của văn học, nó góp phần xác định hình
tƣợng ngƣời kể chuyện trong tác phẩm văn học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

19


“Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng đạo đức của nhà văn đối với
hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên,
dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần thân sơ, thành kính hay suồng sã,
ngợi ca châm biếm...” [30;tr.91].
Các nhà lí luận phƣơng Tây lại có sự phân biệt giữa Voice và Tone. Katie
Wales cho rằng Voice đƣợc dùng “để miêu tả ai là ngƣời nói trong trần thuật”. Tone
“đƣợc dùng với nghĩa một phẩm chất âm thanh đặc biệt nào đó có liên quan đến
những cảm xúc hoặc tình cảm đặc biệt nào đó” [145;tr.478]. Nhƣng tác giả của Văn
học: dẫn luận về văn xuôi hư cấu, thơ và kịch lại cho rằng “bất cứ cái gì khiến ta
luận ra thái độ của tác giả thƣờng đƣợc gọi là tone” [133;tr.74]. Điểm qua các khái
niệm về giọng điệu, ta nhận thấy các nhà nghiên cứu đã gặp nhau ở một số điểm: đó
là kiểu cách giọng dùng để kể, là lập trƣờng quan điểm và nổi bật nhất là “thái độ”
đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả.
Ở chƣơng 1, nghiên cứu vấn đề ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết

Murakami, chúng tôi tập trung vào hình thức tự sự đa chủ thể - hình tƣợng ngƣời
kể chuyện ngôi thứ nhất. Trong chƣơng này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ chủ thể tự
sự với nội hàm tƣơng đƣơng các thuật ngữ ngƣời trần thuật, ngƣời kể chuyện, chủ
thể trần thuật… để chỉ ngƣời đảm nhận trực tiếp vai trò kể chuyện trong tác phẩm
văn học.
1.1.3.3. Nhân vật
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật là kênh thông tin trực tiếp và quan
trọng nhất để giải mã thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nhân vật, hay gọi đầy đủ
hơn, nhân vật văn học, đã trở thành khái niệm quen thuộc, thiết yếu đƣợc đƣa vào

trong hầu hết các công trình mang tính công cụ nhƣ từ điển, thuật ngữ văn học...
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, M. H. Abrams định nghĩa nhân vật “là
những ngƣời xuất hiện trong kịch hoặc trong tác phẩm tự sự, ngƣời đƣợc giải thích
bởi độc giả nhƣ là ngƣời cung cấp những phẩm chất đạo đức, tính cách, xúc cảm
đƣợc biểu hiện bằng lời nói – tức đối thoại – và bằng việc làm – tức hành động.
Những nguyên cớ trong bản chất tính cách, dục vọng và đạo đức của nhân vật đối
20


×