Tải bản đầy đủ (.docx) (309 trang)

Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người mường ở huyện bá thước, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.73 MB, 309 trang )

MỤC LỤC
Trang

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu của luận án
4. Nguồn tài liệu của luận án
5. Đóng góp của luận án
6. Bố cục của luận án

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1. Về các khái niệm tri thức địa phương và nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.2. Tình hình nghiên cứu
1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.4. Về người Mường ở Bá Thước, Thanh Hoá
1.5. Tiểu kết
Chương 2: Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên
đất

1
1
3
3
4
4
5
6
6
11
20


30
36
38

2.1. Nhận thức của người Mường về các loại đất

38

2.2. Tri thức địa phương về sử dụng tài nguyên đất

39

2.3. Tri thức địa phương về quản lý tài nguyên đất

74

2.4. Tiểu kết

84

Chương 3: Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên

86

nước
3.1. Phân loại nguồn nước

86

3.2. Tri thức địa phương trong việc sử dụng tài nguyên nước


88

3.3. Tri thức địa phương trong việc quản lý tài nguyên nước

110

3.4. Tiểu kết

120

Chương 4: Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên

122

rừng


4.1. Khái quát về các loại rừng
4.2. Tri thức địa phương trong việc sử dụng tài nguyên rừng
4.3. Tri thức địa phương trong việc quản lý tài nguyên rừng
4.4. Tiểu kết
Chương 5: Tài nguyên thiên nhiên và tri thức địa phương đối mặt với xã
hội hiện đại

122
124
147
157
159


5.1. Tài nguyên đất

159

5.2. Tài nguyên nước

166

5.3. Tài nguyên rừng
5.4. Tiểu kết
Kết luận
Chú thích

174
191
193
197

Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án

201

Tài liệu tham khảo

202

Phụ lục

226



BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

GS.TS

Giáo sư, Tiến sĩ

KTCTTL

Khai thác công trình thuỷ lợi

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nxb

Nhà xuất bản

PCCCR


Phòng cháy chữa cháy rừng

PGS

Phó giáo sư

PGS.TS

Phó giáo sư, Tiến sĩ

TS

Tiến sĩ

Tr

Trang

UBND

Uỷ ban nhân dân

VHTT

Văn hóa thông tin


DANH MỤC BẢNG
Trang
1. Bảng 1.1: Phân bố các tộc người ở 11 huyện miền núi Thanh Hoá

2. Bảng 2.1: Nông lịch của người Mường huyện Bá Thước
3. Bảng 2.2: Những giống cây trồng cơ bản ở vườn của người Mường huyện Bá

32
60
69

Thước
4. Bảng 5.1: Biến động đất đai thời kỳ 1995 - 2000
5. Bảng 5.2: Biến động đất đai thời kỳ 2001 - 2005
6. Bảng 5.3: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất huyện Bá Thước năm 2008
7. Bảng 5.4: Mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở huyện Bá

161
161
165
171

Thước
8. Bảng 5.5: Chỉ tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản huyện Bá thước
9. Bảng 5.6: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Bá Thước năm 2008

173
183


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Mỗi tộc ngƣời ở các giai đoạn khác nhau vẫn bảo lƣu những tri thức địa
phƣơng về môi trƣờng sống của mình. Các phƣơng thức quản lý tài nguyên, các kỹ

thuật canh tác truyền thống… của ngƣời dân địa phƣơng đôi khi còn phù hợp hơn,
bền vững hơn sự tác động của các yếu tố kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, điều này
không dễ đƣợc thừa nhận.
Trong thực tế, không phải lúc nào, ở đâu việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng mang lại kết quả tốt nhƣ mong muốn. Cuộc
Cách mạng Xanh ở Ấn Độ và Inđônêxia những năm 1960 và 1970 thế kỷ trƣớc
đƣợc thế giới thừa nhận nhƣ một đóng góp to lớn làm tăng sản lƣợng lƣơng thực.
Nó đã góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực ở một số quốc gia. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, Cuộc Cách mạng Xanh không xoá đƣợc đói nghèo và thiếu an ninh lƣơng
thực ở nông thôn. Nó khuyến khích các biện pháp canh tác dựa vào đầu tƣ bên
ngoài (tức xa lạ với hệ sinh thái nông nghiệp của địa phƣơng) nhƣ hoá nông; độ phì
tự nhiên của đất và hàm lƣợng các chất hữu cơ bị suy giảm; tình trạng xói mòn đất
tăng; sức khỏe bị ảnh hƣởng, thực tế đã có những trƣờng hợp bị tử vong do nhiễm
độc thuốc trừ sâu. Trong nhiều thập kỷ qua đã tạo ra những áp lực đối với tài
nguyên đất, rừng, nƣớc dần dần làm suy thoái môi trƣờng và gia tăng sự nghèo đói
[77, tr.83-84].
Ngày nay, các nhà khoa học càng nhận thấy tầm quan trọng của tri thức địa
phƣơng đối với sự phát triển bền vững ở miền núi. Trong khi đó, hệ thống tri thức địa
phƣơng (tri thức bản địa) đang có chiều hƣớng bị xói mòn, bỏ quên. Và không ít các
kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đa dạng sinh học, đa dạng văn hoá và tri thức địa
phƣơng luôn luôn có mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, nạn phá rừng
tại nhiều địa phƣơng trƣớc đây và hiện nay đã và đang làm xói mòn đất, làm mất
nguồn cây thuốc quý, dồi dào trong thiên nhiên, do đó đã kéo theo sự thất thoát nguồn
tri thức địa phƣơng có liên quan đến y học dân gian, thậm chí còn dẫn đến tình trạng
mất hẳn những tri thức về cách sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Việc sử

1


dụng rộng rãi phân hoá học và thuốc hoá học đã làm mất đi nhiều giống lúa địa
phƣơng mang gien kháng bệnh cao và thích nghi với môi trƣờng khí hậu khắc

nghiệt, mặt khác còn làm suy giảm nguồn thuỷ sinh nhƣ cá, tôm cua, ốc trên đồng
ruộng.v.v… Do vậy, nếu chúng ta nhận thức và đánh giá đúng vai trò của tri thức
địa phƣơng thì chắc chắn sẽ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị của tri thức
địa phƣơng ở các tộc ngƣời nƣớc ta nói chung và ngƣời Mƣờng nói riêng.
Nhận thức đúng vị trí cũng nhƣ vai trò tri thức địa phƣơng của mỗi cộng đồng,
tộc ngƣời cụ thể, vận dụng những tri thức hiện đại sẽ giúp cho sự phát triển bền vững ở
các dân tộc hiện nay. Thực tế đã chứng minh, khi triển khai các mô hình phát triển kinh
tế bền vững, ngƣời ta không thể không chú ý đến những điều kiện sinh thái, thực trạng
phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá tộc ngƣời ở từng vùng miền cụ thể. Nhiều kết quả
nghiên cứu cho thấy vốn tri thức mà các tộc ngƣời tích luỹ đƣợc trong lao động sản
xuất, trong quản lý xã hội, ứng xử với môi trƣờng tự nhiên... trải qua dòng thời gian và
đƣợc trao truyền qua các thế hệ trong quá trình thích nghi với các điều kiện sinh thái
nhân văn, đang có vai trò nhất định trong thực tiễn. Bởi lẽ, tri thức địa phƣơng không
chỉ có giá trị về mặt kỹ thuật, về giải pháp phát triển bền vững, mà còn là kho tài
nguyên văn hoá dân gian vô giá của nhân loại.

Việc nghiên cứu các tộc ngƣời ở Việt Nam nói chung và tri thức địa phƣơng
của ngƣời Mƣờng nói riêng đang là vấn đề đặt ra không chỉ nhận thức trong di sản
văn hoá tộc ngƣời, mà còn là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc nhƣ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các giá
trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn
tạo các di tích lich sử, văn hoá. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm
nền văn hoá của nhân loại” [41, tr.38].
Ngoài ra, việc nghiên cứu văn hóa nói chung và tri thức tộc ngƣời nói riêng,
đặc biệt là ứng xử của con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên là vấn đề đặt ra không
chỉ trong việc nhận thức di sản văn hoá tộc ngƣời, di sản văn hoá dân tộc mà còn là
đòi hỏi cấp bách trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc nhƣ Nghị quyết
Đại


2


hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ đối với nƣớc
ta hiện nay là: “Phát triển toàn diện kinh tế nông thôn..., gắn phát triển nông, lâm,
ngƣ nghiệp với phát triển ngành kinh tế thủ công nghiệp...”
Là ngƣời con quê hƣơng xứ Thanh, làm công việc giảng dạy và nghiên cứu
Dân tộc học, trong nhiều năm qua chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhiều vấn đề có
liên quan đến ngƣời Mƣờng, có dịp đi điền dã tại nhiều địa bàn có ngƣời Mƣờng
sinh sống ở miền núi Thanh Hoá. Nhận thấy, ngƣời Mƣờng có cả một kho tàng tri
thức địa phƣơng rất phong phú và đa dạng, trong đó đặc sắc nhất là tri thức địa
phƣơng về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cũng bởi lý do đó
chúng tôi chọn đề tài: “Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá” làm luận án Tiến
sỹ khoa học lịch sử, chuyên ngành dân tộc học của mình.
Những trình bày trên cho thấy nghiên cứu: “Tri thức địa phương về sử dụng
và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hoá” là một yêu cầu bức thiết, không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có
ý nghĩa về thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án này đƣợc thực hiện nhằm 3 mục đích chính sau đây:
Một là, phác họa một cách hệ thống về tri thức địa phƣơng và phân tích vai
trò của tri thức địa phƣơng trong đời sống ngƣời Mƣờng ở huyện Bá Thƣớc.
Hai là, nghiên cứu thực trạng tri thức địa phƣơng và nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong xã hội Mƣờng hiện đại.
Ba là, góp một phần tƣ liệu khoa học giúp các nhà quản lý hoạch định việc
sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
3. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tri thức địa phƣơng của ngƣời Mƣờng
huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hoá.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tri thức sử dụng và quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên nƣớc.

3


Trong đó, tập trung nghiên cứu tri thức địa phƣơng truyền thống (tính từ 1954 trở
về trƣớc, đƣợc trình bày trong các chƣơng 2, 3 và 4 của luận án). Ngoài ra, nghiên
cứu những biến đổi về tri thức địa phƣơng và nguồn tài nguyên thiên nhiên trong xã
hội hiện đại (từ năm 1954 đến nay, đƣợc trình bày trong chƣơng 5 của luận án). Sở
dĩ chúng tôi lấy năm 1954 (không phải năm 1945) để làm mốc phân định các nội
dung nghiên cứu đề tài luận án là vì, lịch sử Việt Nam lấy năm 1945 làm mốc chấm
dứt thời kỳ phong kiến, xã hội bƣớc sang kỷ nguyên dân chủ. Nhƣng trên thực tế
thiết chế lang đạo trong xã hội Mƣờng vẫn còn duy trì ít năm sau đó, nhiều vùng
mãi đến khi hoà bình lập lại (năm 1954) tầng lớp lang đạo mới hoàn toàn hết vị thế.
Địa bàn nghiên cứu là huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hoá. Đây là huyện có
ngƣời Mƣờng sinh sống lâu đời, có nhiều mƣờng cổ nhất ở Thanh Hoá, còn bảo
lƣu nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình điền dã, khảo sát
thực địa chúng tôi chọn một số làng Mƣờng ở các xã Thiết Ống, Thiết Kế, Điền
Trung, Điền Hạ, Điền Lƣ thuộc hai mƣờng gốc (mƣờng Ống và mƣờng Khô), có
lịch sử lâu đời làm điểm nghiên cứu.
4. Nguồn tài liệu của luận án
Để thực hiện luận án, chúng tôi tham khảo và sử dụng các nguồn tài liệu
thành văn đã công bố nhƣ: các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan trực
tiếp, gián tiếp đến đề tài. Đây là nguồn tƣ liệu quý giá, giúp chúng tôi có đƣợc cái
nhìn toàn cảnh về đối tƣợng nghiên cứu.
Tuy nhiên, nguồn tƣ liệu đƣợc sử dụng chủ yếu trong luận án là tƣ liệu điền
dã Dân tộc học thông qua quan sát trực tiếp, quan sát tham dự, thảo luận nhóm… do
chúng tôi thu thập tại địa bàn nghiên cứu trong nhiều năm qua.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các số liệu thống kê về địa lý dân cƣ, các báo

cáo, văn bản, chỉ thị của các cấp chính quyền có liên quan; các báo cáo, văn bản của
Đảng và Nhà nƣớc, của các Bộ, ngành ở Trung ƣơng.
5. Đóng góp của luận án
Về mặt khoa học:
- Luận án khái quát những đặc điểm riêng mang tính địa phƣơng trong việc

4


sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của ngƣời Mƣờng sinh sống ở
vùng thung lung chân núi, đồng thời qua đó thấy đƣợc những yếu tố bảo lƣu cũng
nhƣ biến đổi của nội dung nghiên cứu giữa xã hội truyền thống và hiện tại.
-

Góp phần làm rõ thêm hệ thống tri thức địa phƣơng của ngƣời Mƣờng ở một địa
phƣơng cụ thể trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng
thời góp thêm tƣ liệu khoa học về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trong xã
hội hiện đại.
- Góp phần nhận diện bức tranh về ngƣời Mƣờng ở Bá Thƣớc trong các lĩnh

vực đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Về mặt thực tiễn:
Góp thêm tƣ liệu khoa học về tri thức địa phƣơng của ngƣời Mƣờng, làm
phong phú thêm nguồn tƣ liệu về tri thức địa phƣơng vào kho tàng tri thức dân
gian, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định những chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc trong việc phát triển kinh tế bền vững, văn hoá xã hội, quản lý
nông thôn, nhất là những vùng nông thôn nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh
sống. Trên cơ sở đó, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, góp phần cải tạo
và xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
6. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
luận án gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Chƣơng 2: Tri thức địa phƣơng về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất.
Chƣơng 3: Tri thức địa phƣơng về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên
nƣớc.
Chƣơng 4: Tri thức địa phƣơng về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên
rừng.
Chƣơng 5: Tài nguyên thiên nhiên và tri thức địa phƣơng đối mặt với xã hội
hiện đại.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Về các khái niệm tri thức địa phƣơng và nguồn tài nguyên thiên nhiên

1.1.1. Về các khái niệm tri thức địa phương
Có liên quan đến khái niệm tri thức địa phƣơng là khái niệm tri thức bản địa.
Thuật ngữ “tri thức bản địa” lần đầu xuất hiện trong một công trình nghiên cứu của
Robert Chambers phát hành năm 1979. Tiếp theo đó Brokensha và D.M.Warren sử
dụng vào năm 1980 và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay [179, tr.12].
Trong những năm gần đây ở Việt Nam, cụm từ “tri thức địa phƣơng” (Local
Knowledge) hay “tri thức bản địa” (Indigenous Knowledge), “tri thức truyền
thống”, “tri thức dân gian”, “tri thức tộc ngƣời”… đã đƣợc sử dụng ngày càng phổ
biến trong một số công trình nghiên cứu.
Lê Trọng Cúc đồng nhất “tri thức địa phƣơng” với “văn hoá truyền thống” [27];
Ngô Đức Thịnh gọi là “tri thức dân gian”, “tri thức địa phƣơng”, “tri thức bản địa [143];
Hoàng Xuân Tý cho rằng cả ba khái niệm “kiến thức bản địa”, “kiến thức truyền thống”

hay “kiến thức địa phƣơng” gần đồng nghĩa với nhau [179]. Nguyễn Duy Thiệu gọi là “tri
thức bản địa”, “tri thức dân gian”, “tri thức của ngƣời bản địa” [140]; Phạm Quang Hoan
gọi là “tri thức địa phƣơng”, “tri thức bản địa”, “tri thức dân gian” [76-78]; Vi Văn An [1],
Trịnh Hồng Lệ [89] gọi là “tri thức dân gian”; Phạm Đức Dƣơng [38], Trần Công Khánh,
Trần Văn Ơn [86], Nguyễn Bảo Đồng [47], Nguyễn Xuân Hồng [79-80], Bùi Hoài Sơn
[124], Vũ Trƣờng Giang [54-55], Nguyễn Thị Thu Hà [67], Nguyễn Thị Quy [120].v.v…
gọi là “tri thức bản địa”; Hoàng Hữu Bình [13], Đặng Thị Hoa [75], Trần Hồng Hạnh [70],
Trần Bình [16], Vũ Thanh Hiền [72], Mai Văn Tùng [173-176], Nguyễn Thị Thanh Nga
[106], Nguyễn Thị Thu [154].v.v… gọi là “tri thức địa phƣơng”.

Từ những cách gọi khác nhau nhƣ trên, các nhà nghiên cứu Việt Nam và
nƣớc ngoài cũng có những quan niệm và cách hiểu khác nhau về nội hàm của “tri
thức địa phƣơng”. PGS.TS Lê Trọng Cúc cho rằng:
Tri thức địa phƣơng hay còn gọi là tri thức bản địa là hệ thống tri thức của cộng
đồng cƣ dân bản địa ở các quy mô lãnh thổ khác nhau. Tri thức địa phƣơng đƣợc

6


hình thành trong quá trình lịch sử lâu đời, qua kinh nghiệm ứng xử với môi
trƣờng xã hội, đƣợc hình thành dƣới nhiều dạng khác nhau, đƣợc truyền từ
đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội.
Nó hƣớng đến việc hƣớng dẫn và điều hoà các quan hệ xã hội, quan hệ con
ngƣời với thiên nhiên [29, tr.215].
GS.TS Ngô Đức Thịnh cho rằng:
Tri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con ngƣời về tự nhiên, xã hội
và bản thân, hình thành và tích luỹ trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng
đồng, thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích
ứng môi trƣờng. Nó tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời
này sang đời khác bằng trí nhớ và thực hành xã hội [153, tr.3]. PGS.TS Phạm

Quang Hoan cho rằng:
Tri thức địa phƣơng đƣợc hiểu ở các cấp độ khác nhau. Một là, “tri thức địa
phƣơng” (hay tri thức bản địa), “tri thức dân gian”, “tri thức tộc ngƣời”) là toàn
bộ những hiểu biết, những kinh nghiệm của một tộc ngƣời nhất định đƣợc tích
luỹ, chọn lọc và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vốn tri thức đó phản
ánh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống cộng đồng để mỗi tộc ngƣời sinh
tồn, phát triển và thích nghi trƣớc những biến đổi đã và đang diễn ra. Nói cách
khác, tri thức địa phƣơng là phƣơng thức ứng xử, là đặc tính thích nghi với
những điều kiện sinh thái nhân văn của mỗi tộc ngƣời. Cũng có thể coi đó là
bản sắc văn hoá tộc ngƣời. Hai là, “tri thức địa phƣơng” là tri thức của các cộng
đồng tộc ngƣời cùng cộng cƣ trên một vùng sinh thái hay một vùng văn hoá
nhất định. Trong trƣờng hợp này, tri thức địa phƣơng cũng phản ánh xu hƣớng
giao lƣu và biến đổi văn hoá hay thích nghi văn hoá giữa các tộc ngƣời [76,
tr.87]. TS Trần Hồng Hạnh cho rằng:
Tri thức địa phƣơng đƣợc hiểu là các kiến thức bao gồm cả tri thức bản địa và tri
thức truyền thống, đã đƣợc cƣ dân sống tại một địa bàn cụ thể tích luỹ, chọn lọc và
trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và chịu tác động của kiến thức mới hiện
đại. Để thích ứng với môi trƣờng chuyển đổi, cả về mặt tự nhiên, kinh tế - xã

7


hội, và chính trị, ngƣời dân đã tích luỹ những kiến thức vốn có từ lâu đời kết
hợp với việc áp dụng các kiến thức hiện đại vào cuộc sống thƣờng ngày của
họ. Dần dần thông qua sự kết hợp này, các kiến thức mới cũng đƣợc ngƣời
dân địa phƣơng hoá cho phù hợp với điều kiện môi trƣờng sống của họ và
trở thành kinh nghiệm của họ. Do đó, tri thức địa phƣơng ngƣời nông dân
luôn ở trạng thái động, thay đổi thông qua sự sáng tạo và đổi mới của ngƣời
dân địa phƣơng cũng nhƣ trong mối liên hệ với các hệ thống tri thức khác
[70, tr.28]. Một số tác gỉa nƣớc ngoài nhƣ TS Jonh Amble thì cho rằng:

Tri thức địa phƣơng có thể đƣợc phân biệt làm hai loại chính. Một loại có thể
đƣợc gọi là “tri thức kỹ thuật”. Một loại khác liên quan đến các tên gọi nhƣ: “Luật

lệ địa phƣơng” hoặc là “Phong tục” hay “Tục lệ”… Sự nghiên cứu của nhiều
vùng châu Á cho thấy rằng những ngƣời nông dân, ngƣời chăn thả gia súc hoặc
các nhóm thợ săn ở vùng cao có vốn tri thức kỹ thuật của địa phƣơng rất to lớn,
rất cần cho việc xây dựng các chƣơng trình quản lý, phát triển vùng đồi núi. Vốn

hiểu biết đó là sự kết hợp hài hoà các điều kiện của địa phƣơng. Những nghiên
cứu, đặc biệt là từ các lĩnh vực dân tộc - thực vật học đã cho thấy những ngƣời
làm nông nghiệp ở vùng cao thƣờng có sự hiểu biết chi tiết về chế độ ẩm trong
vùng, về tiềm năng của đất đai, về kỹ thuật trồng trọt, về chọn giống, về các loài

động vật và thực vật…[84, tr.36].
Theo Louise Grenier cho rằng:
Kiến thức bản địa (tri thức địa phƣơng) là kiến thức của bất kỳ một cộng
đồng nào đó; nó đƣợc tồn tại bên trong và đƣợc phát triển trong những hoàn
cảnh cụ thể của các tộc ngƣời. Tri thức địa phƣơng đƣợc tất cả các thành
viên ở mọi lứa tuổi và giới khác nhau trong một cộng đồng tạo dựng lên. Tất
cả mọi thành viên trong cộng đồng đã tạo nên sự khác biệt và chất lƣợng của
tri thức địa phƣơng. Nó biểu hiện sự tích luỹ của các thế hệ giàu kinh
nghiệm qua các quan sát tinh tế và các thử nghiệm công phu, đƣợc thể hiện
trong các câu chuyện, bài ca, văn học dân gian, trong canh tác nông nghiệp,
chăn nuôi, hệ thống phân loại, luật tục, tín ngƣỡng, nghi lễ,…[212].

8


Theo Charles F.Keyes cho rằng:
Hệ thống tri thức địa phƣơng đƣợc coi là các tƣ tƣởng thực nghiệm. Tƣ tƣởng

thực nghiệm là cách con ngƣời phát triển các ý tƣởng, khái niệm và thái độ để
thực hiện các hoạt động thƣờng ngày. Tƣ tƣởng thực nghiệm thúc đẩy các nhu
cầu cấp thiết của cuộc sống nhƣ sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, tổ chức không
gian cƣ trú, duy trì các mối quan hệ xã hội…[Dẫn theo: 76, tr.85].v.v…
Tóm lại, trên cơ sở ý kiến của nhiều nhà khoa học và kết quả nghiên cứu của
mình, tác giả luận án cho rằng: Tri thức địa phƣơng (Local Knowledge) là toàn bộ
những hiểu biết, những kinh nghiệm ứng xử của con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và
môi trƣờng xã hội ở những địa phƣơng, những khu vực cụ thể đƣợc tích luỹ, thực
hành, chọn lọc và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đƣợc bổ xung và phát
triển trong đời sống. Nói cách khác, tri thức địa phƣơng là tri thức của các cộng đồng
tộc ngƣời cùng cộng cƣ trên một vùng sinh thái hay một vùng văn hoá nhất định. Vốn
tri thức đó phản ánh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống cộng đồng để mỗi tộc
ngƣời sinh tồn, phát triển và thích nghi trƣớc những biến đổi đã và đang diễn ra.

Từ nội hàm các khái niệm trên, tri thức địa phƣơng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nó đƣợc hình thành, bảo tồn và trao truyền trong mỗi cộng đồng ở
mỗi vùng địa lý - sinh thái và văn hoá nhất định.
Thứ hai, nó là kiến thức đƣợc đúc kết qua thực nghiệm về tất cả các lĩnh vực
của cuộc sống xã hội.
Thứ ba, nó làm cơ sở cho sự sinh tồn của mỗi cộng đồng.
Thứ tƣ, nó không đƣợc ghi lại bằng văn bản một cách hệ thống, do đó nó có
tính truyền khẩu và tính địa phƣơng.
Thứ năm, nó có tính động, giao lƣu, tiếp biến, đổi mới, bổ xung trong đời sống
thông qua sự sáng tạo cũng nhƣ đúc rút kinh nghiệm để thích nghi của ngƣời dân.
Về hai khái niệm sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc hiểu trong
luận án này là: Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên là sự ứng xử của con ngƣời với các
nguồn tài nguyên thông qua sự hiểu biết, thông qua những kinh nghiệm thực hành đƣợc
đúc kết trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên. Quản lý là sự ứng xử

9



với các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua các thiết chế (quan phƣơng, phi quan
phƣơng) nhƣ quy ƣớc, luật tục, tín ngƣỡng, luật pháp... Nhìn chung, tri thức địa phƣơng
trong sử dụng và trong quản lý tài nguyên thiên nhiên của ngƣời Mƣờng có mối quan hệ
mật thiết với nhau, mục đích cuối cùng là bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên,
tránh tình trạng cạn kiệt, đồng thời duy trì sự đa dạng sinh học và bảo tồn hệ sinh thái.

1.1.2. Về nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trong kho tàng tri thức địa phƣơng nó chứa đựng tất cả các lĩnh vực gồm các
lĩnh vực của cuộc sống xã hội nhƣ: tri thức tự nhiên và môi trƣờng (kể cả vũ trụ);
tri thức về bản thân con ngƣời (cơ thể học, dƣỡng sinh, trị bệnh); tri thức về sản
xuất lƣơng thực, thực phẩm, chăn nuôi; khai thác và quản lý hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên; tri thức về ứng xử xã hội và quản lý cộng đồng, các giá trị xã
hội, các luật tục truyền thống trong làng bản; tri thức về sáng tạo nghệ thuật.
Nội hàm khái niệm tài nguyên thiên nhiên bao gồm các tài nguyên đất, tài
nguyên rừng, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên môi trƣờng - khí
hậu. Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài luận án chúng tôi giới hạn phạm
vi nghiên cứu là sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài
nguyên nƣớc. Đây là 3 nguồn tài nguyên có mối quan hệ mật thiết với nhau và có vị trí
vô cùng quan trọng trong đời sống của ngƣời Mƣờng, tạo nên bản sắc văn hoá Mƣờng.

Trong nội dung nghiên cứu này chúng tôi sẽ tập trung làm rõ nhận thức từng
loại tài nguyên trong đời sống của ngƣời Mƣờng ở huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh
Hoá; cách thức sử dụng và quản lý (bảo vệ) nguồn tài nguyên thiên nhiên qua các
thời kỳ, ảnh hƣởng của các yếu tố truyền thống trong việc sử dụng và quản lý tài
nguyên hiện nay; cách thức xây dựng quy ƣớc sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên hiện có trên cơ sở kế thừa những giá trị, những mặt tích cực của
quy ƣớc truyền thống; các kiến thức và giải pháp của tộc ngƣời Mƣờng nhằm duy
trì sự đa dạng sinh học của nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ duy trì hệ sinh

thái thung lũng (valley ecology) - địa bàn sinh sống chủ yếu của ngƣời Mƣờng.
Trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất có tri thức sản xuất nông
nghiệp, bao gồm các tri thức trong trồng trọt, nhất là cách phân loại, sử dụng và bảo vệ

10


đất; kinh nghiệm chọn giống cây trồng; tri thức xen canh gối vụ trên đất dốc; tri
thức về hệ thống tƣới tiêu, sử dụng phân bón; tri thức về lịch thời vụ…
Trong sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nƣớc chúng tôi đi sâu vào tìm
hiểu cách phân loại nguồn nƣớc, vị trí từng nguồn nƣớc trong đời sống cộng đồng
cũng nhƣ cách sử dụng nƣớc vào từng mục đích cụ thể. Trong đó có cả những tri
thức về đánh bắt và khai thác nguồn thuỷ sản cũng nhƣ nuôi trồng thuỷ sản.v.v…
Bên cạnh đó, tín ngƣỡng về nƣớc cũng là mối quan tâm nghiên cứu, qua đó thấy
đƣợc có ý nghĩa của nguồn nƣớc trong đời sống con ngƣời cả về mặt tinh thần.
Đối với nguồn tài nguyên rừng cũng vậy. Vị trí của rừng vô cùng quan trọng
trong đời sống cộng đồng, nó không chỉ cung cấp nguồn thức ăn mà còn cung cấp
nguồn nƣớc uống, nguồn đất đai canh tác, nguồn gỗ để làm nhà.v.v… Ngƣời
Mƣờng sống với rừng nên tích luỹ đƣợc nhiều kiến thức trong sử dụng và quản lý
nguồn tài nguyên rừng. Chúng tôi đi sâu tìm hiểu các loại rừng, cách thức khai thác
và sử dụng tài nguyên thực vật, tài nguyên động vật…
Ngoài ra, một vấn đề cũng rất đƣợc quan tâm trong nội dung luận án đó là
nhận diện thực trạng tri thức địa phƣơng và nguồn tài nguyên thiên nhiên trong bối
cảnh xã hội hiện đại. Trên cơ sở đó có thể tham vấn một số giải pháp liên quan đến
vấn đề phát triển bền vững hiện nay, cũng nhƣ bảo tồn hệ sinh thái nhân văn, duy trì
sự đa dạng sinh học ở ngƣời Mƣờng huyện Bá Thƣớc.
1.2. Tình hình nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu về tri thức địa phương
Cũng nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế giới, tình hình môi trƣờng, điều kiện
tự nhiên và môi trƣờng sinh thái ở những vùng miền khác nhau trên đất nƣớc ta

đang đứng trƣớc những thách thức mới, đó là ô nhiễm môi trƣờng, mất cân bằng và
phá vỡ hệ sinh thái, suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên.v.v… Tất cả những bất
ổn đó đã ảnh hƣởng xấu trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng, an ninh lƣơng thực.
Thảm họa thiên tai xảy ra: hạn hán, lũ lụt ở nhiều nơi, nhất là miền núi trong những
năm vừa qua. Nguyên nhân chính là do con ngƣời ứng xử chƣa phù hợp với môi
trƣờng sống của mình. Đứng trƣớc những hậu quả trên, một trong những giải pháp

11


đi tìm kiếm sự ổn định, sự cân bằng trở lại đó là nghiên cứu tri thức địa phƣơng để
nhận thức đúng vị trí cũng nhƣ vai trò của nó trong mỗi cộng đồng, dân tộc ở từng
địa phƣơng cụ thể.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tri thức

địa phƣơng, tri thức bản địa, tri thức dân gian, hay sự phát triển bền vững.v.v...
Trong số đó, PGS.TS Lê Trọng Cúc có khá nhiều bài viết, sách chuyên sâu về lĩnh
vực này nhƣ: Sinh thái học và con người [24]; Hệ sinh thái nông nghiệp trung du
miền Bắc Việt Nam [25]; Nghiên cứu sinh thái nhân văn và quản lý bền vững các hệ
sinh thái miền núi Việt Nam [26]; Vai trò của tri thức địa phương đối với phát triển
bền vững vùng cao, trong Nông nghiệp trên đất dốc - những thách thức và tiềm
năng [27]; Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên [29]; Phát triển bền vững miền
núi Việt Nam: 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra [30]; Mối quan hệ giữa kiến
thức bản địa, văn hoá và môi trường ở miền núi Việt Nam [180].
Phải nói rằng đây là một tập hợp các nghiên cứu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến
tri thức địa phƣơng (tri thức bản địa) trong hệ sinh thái nông nghiệp, trên vùng đất
dốc, của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Theo tác giả, tri thức địa phƣơng đƣợc hình thành trong quá trình lịch
sử lâu đời, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trƣờng xã hội, đƣợc hình thành dƣới
nhiều dạng khác nhau, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực

tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Nó hƣớng đến việc hƣớng dẫn và điều hoà các
quan hệ xã hội, quan hệ con ngƣời với thiên nhiên [29]. Ngoài ra, tác giả đã đi sâu
phân tích vai trò của tri thức địa phƣơng đối với sự phát triển bền vững vùng cao.
Cũng nhƣ đánh giá rất cao tri thức địa phƣơng, coi đó nhƣ là những giá trị truyền
thống phải đƣợc kế thừa trong sự phát triển hiện nay [27]…
PGS.TS Hoàng Xuân Tý trong công trình Kiến thức bản địa của đồng bào vùng
cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên [180] đã cung cấp hàng chục
bài viết liên quan đến các khái niệm, vai trò của kiến thức bản địa và các nghiên cứu cụ
thể về tri thức địa phƣơng của các dân tộc. Trƣớc hết, trong phần một của cuốn sách
tác giả đã đƣa ra các thuật ngữ liên quan đến tri thức địa phƣơng nhƣ

12


kiến thức truyền thống, kiến thức bản địa…, các khái niệm về tri thức địa phƣơng,
tri thức bản địa. Đồng thời chỉ ra nội dung nghiên cứu của tri thức bản địa nhƣ: kiến
thức trồng trọt, kiến thức chăn nuôi, kiến thức về quản lý rừng và tài nguyên cộng
đồng, kiến thức về dinh dƣỡng và sức khoẻ con ngƣời… Tác giả trình bày đặc điểm
của kiến thức bản địa và những hạn chế, cũng nhƣ chỉ ra nguyên nhân quan trọng
đã làm suy thoái hệ thống kiến thức bản địa của các cộng đồng địa phƣơng. Ngoài
ra, tác giả còn đƣa ra các phƣơng pháp để sử dụng nghiên cứu tri thức bản địa và
bàn đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về tri thức bản địa [180, tr.11-52]. Phần thứ
hai của cuốn sách có nội dung về Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao. Trong
đó, tác giả Hoàng Xuân Tý đã trình bày trong nhiều bài viết về tri thức bản địa cụ
thể của một số dân tộc với những nội dung khác nhau nhƣ: Các giải pháp canh tác
đất dốc của đồng bào Thái đen ở Sơn La; Phân loại đất của người Cơ Tu (vùng
Nam Đông, Thừa Thiên Huế); Các giống lúa của các dân tộc Mông, Thái đen; Bộ
giống cây lương thực và rau rừng của người Chil ở Lâm Đồng; Cách phân loại
ruộng nương truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La.v.v… Nhìn chung,
tác giả Hoàng Xuân Tý đã có những đóng góp quan trọng cả ở phƣơng diện lý

thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ những nghiên cứu thực tiễn trong lĩnh
vực nghiên cứu về tri thức địa phƣơng.
PGS.TS Phạm Quang Hoan cũng là một trong số những tác giả có nhiều bài viết
nghiên cứu sâu về tri thức địa phƣơng, tiêu biểu nhƣ: Tri thức địa phương của các dân
tộc thiểu số Việt Nam, trong Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX những năm đầu thế kỷ
XXI [76]; Tri thức địa phương (tri thức truyền thống) của các dân tộc thiểu số Việt
Nam trong đời sống xã hội đương đại, trong Thông báo dân tộc học năm 2005 [77]; Tri
thức địa phương về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc ở các tỉnh
miền núi phía Bắc [78].v.v… Trƣớc hết tác giả đã đƣa ra thêm một khái niệm về tri
thức địa phƣơng khá cụ thể. Theo tác giả, cho đến nay, qua những kết quả nghiên cứu
đã đƣợc triển khai, ngƣời ta thấy rằng vốn tri thức địa phƣơng mà các tộc ngƣời tích
luỹ đƣợc, thể hiện ở các kinh nghiệm, các phong tục tập quán trong hoạt động sống,
trong lao động sản xuất, trong quản lý xã hội, ứng xử với môi trƣờng tự

13


nhiên… trải qua dòng thời gian và đƣợc trao truyền qua các thế hệ trong quá trình
thích nghi với các điều kiện sinh thái nhân văn, đang có một vai trò nhất định trong
thực tiễn [76-77]. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên thực trạng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế, kho tàng tri thức địa phƣơng quý báu của các
dân tộc thiểu số nƣớc ta đang đứng trƣớc nguy cơ mai một, cùng với những biến
đổi về văn hoá cũng đang diễn ra khá nhanh. Và từ đó, tác giả nhận thấy rằng các
chƣơng trình, dự án phát triển và các ngành, các cấp quản lý ngày càng phải chú ý
nhiều hơn tới vai trò của tri thức địa phƣơng cũng nhƣ việc vận dụng các kiến thức
đó vào đời sống thực tiễn tộc ngƣời. Theo tác giả, nhiệm vụ đặt ra cho các nhà dân
tộc học/nhân học là phải xây dựng một chƣơng trình nghiên cứu toàn diện, có hệ
thống và chuyên sâu về tri thức địa phƣơng nhằm góp phần vào bảo tồn và phát
triển vốn kiến thức dân gian quý báu của các tộc ngƣời ở nƣớc ta [76]. Những
thông tin về các khái niệm và những nghiên cứu cụ thể về tri thức địa phƣơng cũng

nhƣ những vấn đề nghiên cứu đặt ra có giá trị tham khảo quan trọng đối với luận án.
Ngoài ra, còn có một số công trình và nhiều bài báo nghiên cứu khác về tri
thức địa phƣơng (tri thức bản địa) đƣợc đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội nghị,
hội thảo khoa học của các tác giả: Ngô Đức Thịnh [147], [153]; Phạm Đức Dƣơng
[38], Trần Công Khánh, Trần Văn Ơn [86]; Nguyễn Bảo Đồng [47]; Nguyễn Xuân
Hồng [79], [80]; Vũ Trƣờng Giang [54], [55]; Trịnh Hồng Lệ [89]; Hoàng Hữu
Bình [13]; Đặng Thị Hoa [75]; Trần Hồng Hạnh [70]; Trần Bình [16]; Vũ Thanh
Hiền [72]; Mai Văn Tùng [173], [174], [175]; Nguyễn Thị Thanh Nga [106].v.v…
Nhìn chung, tất cả các công trình và các bài nghiên cứu trên đã khẳng định
giá trị to lớn của tri thức địa phƣơng. Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định, nhƣng
những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đã đƣợc các nhà nghiên cứu trình bày,
trong một chừng mực nhất định, góp phần giúp luận án có cái nhìn hệ thống về vấn
đề nghiên cứu.
1.2.2. Các nghiên cứu về tri thức địa phương liên quan đến người Mường
Kể từ luận văn Tiếng Mường của E.H.Parker, công bố năm 1891, sau đó là
công trình Những ghi chép về người Mường ở tỉnh Sơn Tây của J.N.Chéon [219],

14


công bố vào năm 1905,… cho đến nay đã có dƣ một thế kỷ nghiên cứu về dân tộc
Mƣờng [145, tr.64-65].
Nhìn chung, có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngƣời Mƣờng, tuy nhiên
liên quan trực tiếp đến tri thức địa phƣơng đáng chú ý nhất là tác phẩm Người
Mường của Cuisinier. Đây là công trình khoa học đồ sộ và công phu nhất nghiên
cứu về ngƣời Mƣờng. Theo nhận xét của PGS Từ Chi: “Dù sao, đối với ngƣời Việt
Nam hiện đại, cuốn Ngƣời Mƣờng giờ đây đã trở thành một tác phẩm quan trọng
hơn nhiều, hơn cả đối với ngƣời Pháp hiện nay, dù chỉ vì ngƣời Mƣờng là một tộc
quan trọng trong số các cộng đồng sống trên đất nƣớc ta, lại hầu nhƣ không có mặt
ở đâu khác ngoài nƣớc ta” [83]. Theo TS Nguyễn Ngọc Thanh: “Cuốn Người

Mường với các nhà nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam đƣơng đại vẫn là một trong
những tác phẩm kinh điển” [136].
Công trình gồm có hai phần: Phần thứ nhất giới thiệu ngƣời Mƣờng, vị trí
địa lý, văn hoá vật chất; Phần thứ hai tái hiện tình trạng xã hội và đời sống tôn giáo.
Nhìn ở góc độ tƣ liệu về tri thức địa phƣơng, cụ thể về sử dụng và bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên có lễ đây công trình đầu tiên đề cập cụ thể và chi tiết đến nội
dung này thông qua các hoạt động kinh tế nông nghiệp, săn bắn, đánh cá… Trong
kinh tế nông nghiệp, tác giả đã giành hẳn một chƣơng để trình bày những công việc
cũng nhƣ những kinh nghiệm làm thuỷ lợi nhƣ phƣơng pháp dẫn nƣớc vào, bón
phân cho ruộng, kỹ thuật cày bừa, các nông cụ, nông lịch mùa vụ. Ngoài ra, tác giả
còn đi sâu trình bày những kinh nghiệm gieo trồng cho đến việc làm cỏ chăm bón
và thu hoạch lúa. Bên cạnh nghề trồng lúa tác giả còn đề cập đến một số cây trồng
khác nhƣ ngô, sắn, vừng, gai, trẩu, thầu dầu, bông…
Những kinh nghiệm khai thác và sử dụng lâm - thổ - thuỷ sản thông qua nghề
săn bắn và đánh cá đƣợc tác giả giành riêng một chƣơng để trình bày về vấn đề này.
Trong săn bắn tác giả đã mô tả một số loại vũ khí nhƣ súng, nỏ, cách đặt cạm bẫy, mùa
săn, các hình thức đi săn nhƣ săn tập thể và những nghi lễ liên quan trong săn bắn.
Trong khai thác thuỷ sản, tác giả đã tập trung trình bày các hình thức khai thác cá nhƣ
đập ngăn nƣớc đánh cá và bẫy cá, những dụng cụ đánh cá nhƣ lƣới, các hình

15


thức khai thác nhƣ đánh cá tập thể. Trong đó tác giả đã có những so sánh cụ thể
giữa ngƣời Mƣờng ở Hoà Bình với ngƣời Mƣờng ở Thanh Hoá để tìm ra những
nét riêng và những điểm chung trong các hoạt động kinh tế săn bắt và đánh cá.v.v...
Nhìn chung, công trình Người Mường của Cuisinier là công trình đầu tiên
nghiên cứu những hoạt động sản xuất nông nghiệp, săn bắt và đánh cá. Tuy chƣa
đầy đủ và hệ thống nhƣng dù sao công trình cũng đã cung cấp những tƣ liệu quan
trọng liên quan trực tiếp đến tri thức địa phƣơng của ngƣời Mƣờng trong việc sử

dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Từ năm 1975 đến nay, nghiên cứu về ngƣời Mƣờng nói chung và nghiên
cứu về tri thức địa phƣơng nói riêng đƣợc đầu tƣ nhiều hơn và đã đạt đƣợc những
kết quả nhất định. Những nghiên cứu đó đƣợc công bố trong một số cuốn sách, kỷ
yếu hội thảo, tạp chí, luận văn, khoá luận nhƣ: Dân tộc Mường trong Các dân tộc ít
người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) của Viện Dân tộc học [187]; Góp phần
nghiên cứu văn hoá và tộc người của Từ Chi [18]; Gia đình và hôn nhân của dân
tộc Mường ở tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Ngọc Thanh [136]; Người Mường ở Tân
Lạc Hoà Bình của Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên) [105];
Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên
nhiên của Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Hồng Thu (chủ biên) [137]; Dân tộc Mường
trong Địa chí Thanh Hoá, tập I [159]; Tục ngữ, Dân ca Mường Thanh Hoá của
Minh Hiệu [73]; Tục ngữ Mường Thanh Hoá của Cao Sơn Hải [68]; Tri thức địa
phương trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người
Mường của Mai Văn Tùng [173]; Tri thức dân gian Mường trong ứng xử với môi
trường tự nhiên của Trịnh Hồng Lệ [89]; Tri thức địa phương trong quản lý và sử
dụng đất của người Mường của Nguyễn Thị Thu [154]; Tri thức địa phương của
người Mường trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của Vũ Thanh Hiền
[72]; Văn hóa nước của người Mường của Bùi Quang Thắng [139], Tri thức địa
phương của người Mường ở Điền Trung - Bá Thước - Thanh Hoá trong sử dụng và
quản lý nguên tài nguyên đất của Nguyễn Anh Tuấn [172].v.v…
Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Ngọc Thanh và các tác giả [105] đã góp

16


phần làm rõ các hình thức thu nhập của ngƣời Mƣờng thông qua trồng trọt (bằng
canh tác lúa nƣớc, canh tác nƣơng rẫy), chăn nuôi, các nghề thủ công, hái lƣợm,
săn bắn và đánh cá của ngƣời Mƣờng ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. Trong trồng
trọt các tác giả đã làm rõ đƣợc các hình thức canh tác và những kinh nghiệm trong

sản xuất nông nghiệp thông qua hệ thống thuỷ lợi (mƣơng, phai, hạnh, tạng), các kỹ
thuật làm đất ruộng, đất gieo mạ và những kinh nghiệm trong canh tác nƣơng rẫy
thông qua những tri thức chọn đất, phát nƣơng, chọc lỗ tra hạt cũng nhƣ công việc
chăm bón và bảo vệ nƣơng chống muông thú phá hại. Ngoài ra, các tác giả đã khái
quát đƣợc bộ nông cụ và nông lịch truyền thống của ngƣời Mƣờng ở một địa
phƣơng. Trong hái lƣợm, săn bắt và đánh cá các tác giả đã khái quát đƣợc những
tri thức trong hái lƣợm, trong săn bắt và đánh cá thông qua những kinh nghiệm cụ
thể nhƣ việc ngƣời Mƣờng nắm vững chu kỳ sinh trƣởng và phát triển của nhiều
loại cây trong rừng, các dụng cụ đánh bắt cá, các hình thức đánh bắt cá tập thể và cá
nhân, và các hình thức săn bắn tập thể và cá nhân. Theo các tác giả, bên cạnh hoạt
động kinh tế trồng trọt thì hái lƣợm, săn bắn và đánh cá đóng vai trò đáng kể trong
đời sống kinh tế. Có thể nói, đây là một trong những chuyên khảo có giá trị khoa
học về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn đƣợc chúng tôi tiếp cận trong quá trình
thực hiện luận án.
Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Hồng Thu và các tác giả [137] đã tập trung nghiên
cứu có hệ thống, công phu, sử dụng phƣơng pháp điều tra thực địa, thảo luận, phỏng
vấn… để thu thập thông tin. Sự khảo sát sâu rộng của các tác giả đƣợc tiến hành trên
hai địa bàn chủ yếu là huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh
Hoá, cung cấp những tri thức địa phƣơng của đồng bào Mƣờng về sử dụng và quản lý
tài nguyên thiên nhiên trong truyền thống cũng nhƣ hiện nay. Các tác giả đã tập trung
làm rõ các vấn đề về tri thức địa phƣơng trong sử dụng và quản lý tài nguyên đất (đất
ruộng nƣớc, đất nƣơng rẫy, đất rừng - vƣờn - đồi); trong sử dụng và quản lý tài nguyên
nƣớc (nƣớc sinh hoạt, nƣớc canh tác, nƣớc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản); trong sử
dụng và quản lý tài nguyên rừng; đồng thời, chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác
biệt về tri thức địa phƣơng trong sử dụng và quản

17


lý tài nguyên thiên nhiên của ngƣời Mƣờng ở các địa phƣơng khác nhau. Có thể

nói, đây là công trình có giá trị về mặt tƣ liệu cũng nhƣ phƣơng pháp tiếp cận để
chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.
Nguyễn Thị Thu đã tập trung nghiên cứu tri thức địa phƣơng của ngƣời
Mƣờng trong việc quản lý và sử dụng đất ở một xóm cụ thể của ngƣời Mƣờng
(xóm Xè, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Tác giả đã góp phần tìm
hiểu những tri thức địa phƣơng trong quản lý và canh tác ruộng nƣớc, cụ thể là tri
thức trong điều phối thuỷ lợi, trong bảo vệ mùa và trong làm đất, gieo cấy, chăm
sóc, thu hoạch và chọn giống. Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu tri thức địa
phƣơng trong quản lý đất đồi rừng, cụ thể trong việc bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ
hoa màu và sản phẩm rừng; những tri thức trong canh tác vƣờn và đồi rừng nhƣ tri
thức làm đất, gieo trồng, chăm sóc thu hoạch và chọn giống cây trồng [154].
Vũ Thanh Hiền trong khoá luận của mình đã tập trung nghiên cứu về tri thức
địa phƣơng trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng của
ngƣời Mƣờng ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Tác giả đã quan tâm đến tri thức
trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, nhƣ cách phân loại đất, chọn đất, kỹ thuật
làm đất, kinh nghiệm luân canh cây trồng, lịch thời vụ, kỹ thuật canh tác nƣơng rẫy,
ruộng bậc thang và kinh nghiệm sử dụng phân bón. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu
và khái quát tri thức địa phƣơng trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng,
nƣớc, khoáng sản và tài nguyên cây thuốc [72].
Bùi Quang Thắng cũng là tác giả của một số bài viết có liên quan đến tri thức
bản địa của các dân tộc thiểu số. Đáng chú ý là: “Văn hoá nước của người Mường qua khảo sát ở Tân Vinh - Lương Sơn - Hoà Bình [139]. Trong bài viết này tác giả
quan tâm đến tri thức địa phƣơng trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên
nƣớc không chỉ trong đời sống vật chất mà cả ở trong đời sống tinh thần. Đó là tầm
quan trọng của nƣớc trong việc định cƣ, sản xuất nông nghiệp và khai thác nguồn
thuỷ sản. Đó là những tín ngƣỡng về nƣớc và những nghi lễ liên quan đến nƣớc
trong đời sống tâm linh. Ngoài ra, tác giả còn quan tâm đến những biến đổi văn hoá
nƣớc trong xã hội hiện đại, đó là nêu lên những nguyên nhân và thực trạng của tài

18



nguyên nƣớc trong đời sống của ngƣời Mƣờng hiện nay. Đồng thời tác giả còn đƣa
ra những khuyến nghị trong việc bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nƣớc.
Nguyễn Anh Tuấn nghiên cứu tri thức sử dụng và quản lý tài nguyên đất của
ngƣời Mƣờng ở xã Điền Trung, huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hoá. Việc phân loại
đất, sử dụng cũng nhƣ quản lý đất trong canh tác ruộng nƣớc và canh tác nƣơng
rẫy đƣợc tác giả mô tả khá chi tiết. Ngoài ra, những kinh nghiệm canh tác lúa nƣớc,
lúa nƣơng, vƣờn - đồi - rừng; kinh nghiệm làm thuỷ lợi, hệ thống nông lịch, nông
cụ… cũng đƣợc tác giả đề cập đến [172]. Đây là tài liệu có giá trị tham khảo liên
quan trực tiếp đến luận án.
Trịnh Hồng Lệ trong luận văn Thạc sĩ của mình đã nghiên cứu Tri thức dân
gian Mường trong ứng xử với môi trường tự nhiên ở xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ,
tỉnh Thanh Hoá [89]. Luận văn nghiên cứu trực tiếp cách ứng xử của ngƣời Mƣờng
với các nguồn tài nguyên đất, nƣớc và rừng. Công trình đã phác hoạ bức tranh về
môi trƣờng cƣ trú của ngƣời Mƣờng trên một địa bàn cụ thể, đồng thời cố gắng hệ
thống tri thức dân gian trong việc ứng xử với môi trƣờng ấy trong quá trình thích
ứng để sinh tồn thông qua các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý cũng
nhƣ sự biến đổi của tri thức dân gian trong ứng xử với môi trƣờng tự nhiên trong
thời kỳ hiện nay. Từ đó tác giả đã đề ra giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị
của văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập và phát triển. Đây cũng là tài liệu đƣợc
tham khảo của bản luận án này.
Mai Văn Tùng - tác giả luận án, quan tâm đến tri thức địa phƣơng trong sử
dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của ngƣời Mƣờng ở Thanh Hoá. Đã
nghiên cứu chuyên sâu về nội dung này của ngƣời Mƣờng (ở xã Cẩm Thành, huyện
Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá) trong luận văn cao học [173]. Liên quan trực tiếp đến
tri thức địa phƣơng của ngƣời Mƣờng, tác giả luận án cũng đã công bố một số bài
viết trên một số tạp chí, nhƣ: Tri thức quản lý nguồn tài nguyên rừng của người
Mường [174]; Nguồn tài nguyên nước trong tri thức người Mường [175]; Kinh
nghiệm sử dụng nước làm ruộng của người Mường ở huyện Bá Thước [178]… Mặc
dù có nhiều cố gắng, nhƣng các bài viết kể trên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất


19


định, đặc biệt là lý thuyết và phƣơng pháp tiếp cận nội dung… Song, những hạn
chế vừa nêu sẽ là bài học để rút kinh nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo.
Tóm lại, với tổng quan các nghiên cứu về tri thức địa phƣơng nói chung và tri
thức về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của ngƣời Mƣờng nói riêng
trong đó cụ thể về ngƣời Mƣờng ở huyện Bá Thƣớc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức
cả về phƣơng diện lý thuyết nghiên cứu, phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Mặc dù
chúng tôi có thể tham khảo và học hỏi nhiều điều về tri thức địa phƣơng nói chung và
tri thức địa phƣơng của ngƣời Mƣờng nói riêng cả về nội dung và phƣơng pháp tiếp
cận; nhƣng với những hạn chế nêu trên của các nghiên cứu trƣớc đó, cho thấy cần phải
có một nghiên cứu chuyên sâu về tri thức địa phƣơng của ngƣời Mƣờng trong việc sử
dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1.3. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1.3.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Nghiên cứu về tri thức địa phƣơng nói chung cũng nhƣ nghiên cứu về tri
thức địa phƣơng trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của
một nhóm ngƣời, một cộng đồng, hay một dân tộc cụ thể chính là tìm hiểu sự ứng
xử của con ngƣời tác động lên chính môi trƣờng sinh thái họ đã và đang sinh sống.
Đây là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học (kinh tế, xã hội học, dân tộc
học, nhân học văn hoá…). Do vậy, có nhiều lý thuyết tiếp cận khác nhau.
Từ lâu, con ngƣời đã nhận thức về môi trƣờng và môi trƣờng sinh thái nói
chung, về hoàn cảnh sống tự nhiên của chính mình, về mối quan hệ qua lại giữa con
ngƣời với thiên nhiên. Trong những năm gần đây, trong mối nguy cơ của khủng
hoảng sinh thái - môi trƣờng, mối quan hệ con ngƣời và môi trƣờng đang trở thành
một vấn đề nổi lên hàng đầu trên toàn thế giới. Trong các ngành khoa học nói chung

và ngành khoa học nhân văn, trong đó có ngành Nhân học văn hoá - dân tộc học nói
riêng, nhu cầu nghiên cứu con ngƣời trong môi trƣờng sinh thái và mối quan hệ
giữa con ngƣời với môi trƣờng sinh thái ngày càng tăng, thúc đẩy sự xuất hiện
những ngành khoa học mới, những hƣớng tiếp cận mới. Đồng thời xu hƣớng sử

20


dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu ngày càng phổ biến và
mang lại những hiệu quả đáng kể.
Trong dân tộc học, hay nhân học văn hoá, hƣớng tiếp cận lý thuyết sinh thái
học tộc ngƣời (ethnos ecology) ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới. Để
xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu đề tài luận án này, chúng tôi thông qua
những tài liệu khoa học, những công trình nghiên cứu tiêu biểu theo hƣớng tiếp cận
lý thuyết sinh thái trên thế giới. Trên cơ sở đó lựa chọn cơ sở lý thuyết nghiên cứu
phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài luận án.
Trƣớc hết là những khái niệm cơ bản về hệ sinh thái (ecological system).
Theo Eugene P.Odum trong giáo trình Cơ sở Sinh thái học cho rằng, hệ sinh thái nó
bao gồm không chỉ các sinh vật sống trong đó mà cả các điều kiện tự nhiên: khí
hậu, đất nƣớc, cũng nhƣ tất cả các mối tƣơng tác giữa các sinh vật với nhau và
giữa các sinh vật với điều kiện môi trƣờng. Một điểm đáng lƣu ý là trong những
sinh vật đƣợc nói đến có cả con ngƣời [52].
Sinh thái học nhân văn (human ecology) ra đời từ những năm 20 của thế kỷ
trƣớc. Trong sinh thái học nhân văn, con ngƣời đƣợc coi nhƣ một thực thể sinh học
-

xã hội. Do đó sự thích nghi văn hoá, con ngƣời thích ứng với môi trƣờng ở mức độ
rất cao, đồng thời cũng gây tác động mạnh nhất đến môi trƣờng.
Nhà nhân học văn hoá - sinh thái học Terry Rambo coi sinh thái học nhân
văn là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng sống. Dựa

trên quan điểm cho rằng có mối quan hệ có hệ thống giữa xã hội loài ngƣời (hệ thống
xã hội) và môi trƣờng tự nhiên (hệ sinh thái). Giữa hệ sinh thái và hệ xã hội luôn luôn
có mối quan hệ tƣơng tác. Nhƣng mối quan hệ tƣơng tác này thể hiện dƣới dạng năng
lƣợng, vật chất và thông tin giữa hai hệ này. Những dòng vật chất này ảnh hƣởng đến
dân số và sự phân bố dân cƣ. Đến lƣợt mình, hệ thống xã hội lại đƣa dòng vật chất vào
hệ sinh thái dƣới dạng chất thải và chất gây ô nhiễm. Các chất thải này ảnh hƣởng đến
sự cấu thành sinh học của hệ sinh thái, và rồi hệ sinh thái lại ảnh hƣởng đến nguồn
năng lƣợng và vật chất đƣợc đƣa vào hệ thống xã hội. Do đó, mối quan hệ giữa hệ
sinh thái và hệ thống xã hội là mối quan hệ biện chứng

21


×