Tải bản đầy đủ (.docx) (343 trang)

Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 343 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------



------

NGUYỄN THU THỦY

KHẢO SÁT PHƢƠNG THỨC
SỬ DỤNG ẨN DỤ NGỮ PHÁP TRONG
CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------



------

NGUYỄN THU THỦY


KHẢO SÁT PHƢƠNG THỨC
SỬ DỤNG ẨN DỤ NGỮ PHÁP TRONG
CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ

Mã ngành : 62.22.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS HOÀNG VĂN VÂN

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các vấn
đề được nghiên cứu, phân tích, mô tả và tổng kết trong luận án này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian dài học tập và nghiên cứu miệt mài, tôi đã hoàn thành
xong luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học. Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Thầy, Cô, đồng
nghiệp, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ,

giảng viên ,viên chức Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để
tôi hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ và hoàn thành luận án
Đặc biệt, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng
biết ơn sâu sắc đến GS. TS Hoàng Văn Vân - người Thầy, người hướng dẫn
khoa học đã thường xuyên chỉ bảo, tận tình giúp đỡ tôi nghiên cứu hoàn thành
luận án.
Tôi chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, đồng nghiệp và bạn bè đã hướng dẫn.

giúp đỡ, cộng tác, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin tri ân sự khích lệ, giúp đỡ của gia đình, người thân đã dành cho
tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu.
Chắc chắn trong luận án còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được
sự chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ của quý Thầy, Cô để hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................
1.

Lí do chọn đề tài ............................................................................

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................

3.


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................

4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................

5. Nguồn ngữ liệu .................................................................................................
6.

Đóng góp của luận án ....................................................................

7.

Bố cục của luận án ........................................................................

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN..17
1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................
1.2. Sơ lƣợc về sự dẫn nhập và nghiên cứu bƣớc đầu về ẩn dụ ngữ pháp ......

1.2.1. Halliday (1985/1994) ..........................................................

1.2.2. Ẩn dụ ngữ pháp theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học

thống khác .....................................................................................
1.3. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp ở Việt Nam ...................................
1.4. Quan điểm nghiên cứu của luận án.............................................................
1.5. Tiểu kết ...........................................................................................................
CHƢƠNG 2. ẨN DỤ TƢ TƢỞNG TRONG CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ
HỘI TIẾNG VIỆT ..................................................................................................

2.1. Khái niệm ẩn dụ tƣ tƣởng ............................................................................
2.2. Cách lập ngôn của các loại ẩn dụ tƣ tƣởng trong văn bản khoa học xã
hội tiếng Việt.........................................................................................................
2.3. Phƣơng thức sử dụng các loại ẩn dụ tƣ tƣởng trong văn bản khoa học xã

hội tiếng Việt ......................................................................................................
2.3.1. Hiện tượng danh hóa cụm động từ ...........................................................
2.3.2. Hình thức danh hóa mệnh đề/cú bằng các danh từ có ý nghĩa khái quát
giữ vai trò Chủ ngữ/Đề ngữ ...............................................................................

1


2.3.3. Cú bị bao được danh hóa, giữ vai trò như cụm danh từ làm Đề ngữ/Chủ
ngữ trong các cú quá trình không tương thích ...................................................
2.3.4. Cú bị bao được danh hóa, giữ vai trò như cụm danh từ làm Bổ ngữ trong
các cú quá trình không tương thích ....................................................................
2.3.5. Cú bị bao được danh hóa, giữ vai trò như cụm danh từ làm Chu cảnh
trong các cú quá trình không tương thích ..........................................................
2.3.6. Trường hợp đặc biệt - thành phần của Chu cảnh được hiện thực hóa không
tương thích giữ vai trò làm Đề ngữ/Chủ ngữ trong các cú quá trình ......................
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 .........................................................................................
CHƢƠNG 3. ẨN DỤ LIÊN NHÂN TRONG CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ
HỘI TIẾNG VIỆT ..................................................................................................
3.1. Tình thái và thức - những phạm trù diễn đạt nghĩa liên nhân .................
3.1.1. Nghĩa tình thái ..........................................................................................
3.1.2. Nghĩa mục đích phát ngôn và lực ngôn trung của cú ............................
3.2. Ẩn dụ tình thái của cú trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt ...
3.2.1. Cú có phần đầu đứng thể hiện tình thái chủ quan của người viết
…….106

3.2.2. Các cú có phần đứng đầu thể hiện tình thái chủ quan của người viết (chủ
thể vắng mặt/ ẩn) ..............................................................................................
3.2.3. Các cú có phần đứng đầu thể hiện tình thái đồng quan điểm với người đọc ....
3.2.4. Các cú có phần đứng đầu thể hiện tình thái che giấu tính chủ quan trong
phát ngôn của người viết ..................................................................................
3.3. Ẩn dụ thức của cú trong các văn bản khoa học xã hội ............................
3.3.1. Ẩn dụ liên nhân của thức ........................................................................
3.3.2. Khảo sát cú nghi vấn trong văn bản khoa học xã hội ............................
3.3.3. Cú trần thuật với các giá trị ngôn trung khác trong văn bản khoa học xã hội ..
3.4. Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................
KẾT LUẬN ............................................................................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................
PHỤ LỤC BẢNG TƢ LIỆU .....................................................................................
2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hai bình diện về ẩn dụ (Halliday 1998: 342)............................................. 20
Bảng 1.2: Hai bình diện của sự biến đổi ẩn dụ................................................................ 22
Bảng 1.3: Hệ thống các đơn vị ngữ nghĩa-ngữ pháp trong mối liên hệ với các
đơn vị siêu chức năng................................................................................................................... 36
Bảng 1.4: Bảng thể hiện kết cấu tương thích trong tiếng Anh của Halliday .. 37

3


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.5: Hai phương thức của sự hiện thực hóa và ẩn dụ xuống bậc của
Halliday................................................................................................................................................ 39


4


/
//
///
[

]

[[

]]

*
+
±

^
?

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTH

: Tạp chí Dân tộc học


NCLS

: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử

NCVH

: Tạp chí Nghiên cứu văn học

NN&PL

: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật

NN

: Tạp chí Ngôn ngữ

TH

: Tạp chí Triết học

TLH

: Tạp chí Tâm lý học

VHDG

: Tạp chí Văn học dân gian

XHH


: Tạp chí Xã hội học

TĐH&BKT

: Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư

KHXHVN

: Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam

Nxb

: Nhà xuất bản

ĐHQG

: Đại học Quốc gia

ĐHSP

: Đại học sư phạm

ĐH & THCN

: Đại học và Trung học chuyên nghiệp

GD

: Giáo dục


KHXH

: Khoa học xã hội

UBKHXH

: Ủy ban khoa học xã hội

BĐNT

: Bị đồng nhất thể

6


PHỤ LỤC BẢNG CÁC KIỂU ẨN DỤ NGỮ PHÁP
(Trong các văn bản KHXH tiếng Việt)

1. Ẩn dụ tƣ tƣởng
STT
1
2

1.1. Bảng phân loại các kiểu danh hóa cụm động từ
STT

1

Giữ vai trò BĐN thể trong
cú quan hệ đồng nhất


2

Giữ vai trò Đương thể
trong cú quan hệ định tính

3

Cụm động từ những gì
trong cú quá trình tinh thần

4

Danh hóa cụm động từ
bằng cái trong cú quan hệ

sở hữu

1.2.
STT

1

Bảng phân loại các kiểu danh hóa mệnh đề/c


ngữ


2


Cú bị bao được danh hóa
giữ vai trò Chủ ngữ/đề

ngữ trong cú quá trình
không tương thích
3

Cú bị bao được danh hóa
giữ vai trò Bổ ngữ trong
cú quá trình không tương
thích

4

Cụm danh từ làm Chu
cảnh trong cú quá trình
không tương thích

5

Thành phần Chu cảnh
được thiện thực hóa
không tương thích làm
Chủ ngữ/đề ngữ

2. Ẩn dụ Liên nhân
STT
1
2


2.1. Bảng phân loại các kiểu Ẩn dụ tình thái
STT

Kiểu cú


1

Tình thái chủ quan của
người viết (chủ thể hiện)

8


2

Tình thái chủ quan của
người viết (chủ thể ẩn)

3

Tình thái đồng quan điểm
với độc giả

4

Tình thái che giấu tính chủ
quan trong phát ngôn


2.2. Bảng phân loại các kiểu Ẩn dụ Thức
STT

1

Cú trần thuật có các giá
trị ngôn trung khác

Cú trần
ngôn trung
khiến

Cú trần
ngôn trung hứa hẹn

Cú trần
cảm thán


2

Cú nghi vấn có các giá
trị ngôn trung


Cú nghi vấn có giá trị
ngôn trung trình bày vấn
đề nghiên cứu

Cú nghi vấn có các giá

trị ngôn trung khác


10


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Theo lý thuyết tu từ truyền thống, khái niệm khái quát dùng để chỉ một số

“nét của lời nói” hay “mỹ từ” có liên quan đến việc chuyển nghĩa ngôn từ thuộc
nhiều kiểu khác nhau gọi là ẩn dụ (metaphor). Trong một số nét nghĩa cụ thể hơn, ẩn
dụ là một kiểu chuyển nghĩa được dùng phân biệt với hoán dụ (metonymy) và cải
dung (synecdoche). Cả ba thuật ngữ này đều bao hàm cách sử dụng không theo
“nghĩa đen” của từ. Từ thời kỳ tu từ cổ Hy-La, thuật ngữ “ẩn dụ” đã được người ta
biết đến là dùng để chỉ sự chuyển nghĩa từ từ này sang từ khác. Nó vẫn được dùng
một cách rộng rãi để chỉ quá trình trong đó một từ nào đó được thu nạp một ý nghĩa
phái sinh. Trong tu từ học truyển thống, ẩn dụ được khái quát hóa như là sự chuyển
nghĩa từ vựng, là một phép tu từ ngữ nghĩa.
Trong khoảng vài chục năm gần đây, nhất là khi tác phẩm Metaphors we live
by (Chúng ta sống bằng ẩn dụ) của Lakoff và Johnson xuất bản năm 1980, giới ngôn
ngữ học đã bùng lên một xu hướng nghiên cứu ẩn dụ ở nhiều khía cạnh. Cho đến
nay, một số vấn đề lớn của ẩn dụ đã từng bước được làm sáng tỏ. Chẳng hạn vấn đề
vai trò của ẩn dụ trong giao tiếp ngôn ngữ và trong sự phát triển ngôn ngữ, về cơ
bản đã được khẳng định. Ẩn dụ không phải là cách dùng ngôn từ đặc biệt để trang
sức như là những mỹ từ trống rỗng, mà ẩn dụ trở thành hương vị và cảm xúc chân
thật của đời sống ngôn ngữ ở nhiều thể loại ngôn bản. Ẩn dụ cũng không còn giới
hạn ở phép dùng từ hình ảnh, so sánh mà xa hơn thế nữa, ẩn dụ đi vào thế giới lập

ngôn đầy màu sắc của ý niệm. Ẩn dụ không chỉ là một phương thức hoạt động hiệu
quả của ngôn ngữ mà còn là đặc trưng quan trọng nhất của tư duy con người, vì
tuyệt đại đa số các khái niệm cơ bản của loài người đều được thể hiện bằng ẩn dụ
- ẩn dụ khái niệm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ẩn dụ thuộc lĩnh vực tri nhận,
ẩn dụ tham gia vào quá trình sáng tạo và phát triển ngôn ngữ, ẩn dụ là một trong
những phương thức sử dụng ngôn từ hiệu quả.
Quá trình nghiên cứu ẩn dụ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong quá
trình đó có những cách nhìn ẩn dụ từ những góc độ khác nhau. Các nhà từ vựng học
cho rằng ẩn dụ là phép dùng từ so sánh đặc biệt, là sự chuyển đổi ý nghĩa thuộc cấp
độ từ vựng-ngữ nghĩa. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận khẳng định ẩn dụ thuộc lĩnh
vực tri nhận, là phương tiện để con người tri nhận thế giới và cũng là một phương
11


thức tư duy sáng tạo của loài người. Các nhà dụng học ngôn ngữ đề nghị lý giải ẩn
dụ trên cơ sở dụng học, vì ẩn dụ được phân định không phải bám vào ngữ nghĩa mà
là cách sử dụng ý nghĩa ấy trong hoàn cảnh cụ thể của các tình huống cụ thể. Nhìn
chung, ẩn dụ thường được mô tả như là một sự thay đổi trong cách sử dụng của từ
và được gắn bởi thuật ngữ “ẩn dụ từ vựng”.
Khi ngôn ngữ học chức năng hệ thống đề xuất khái niệm “ẩn dụ ngữ pháp”,
Halliday cho rằng: “Có một thành phần ngữ pháp mạnh mẽ trong chuyển nghĩa tu
từ; và một khi chúng ta đã nhận ra điều này thì chúng ta thấy rằng cũng có một sự
vật như là ẩn dụ ngữ pháp, ở đó sự thay đổi về cơ bản là trong các hình thức ngữ
pháp mặc dù nó cũng thường bao hàm sự thay đổi về từ vựng” [18,541]. Từ góc độ
này, ẩn dụ được xem xét là sự thay đổi về cách diễn đạt các ý nghĩa trong ngữ pháp
ngôn bản. Ẩn dụ ngữ pháp có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và hiểu ngôn
bản, nhất là các ngôn bản khoa học. Ẩn dụ ngữ pháp là vấn đề rất lý thú. Nghiên
cứu ẩn dụ ngữ pháp không những nghiên cứu được vấn đề từ vựng theo truyền
thống mà còn nghiên cứu được các vấn đề ngữ pháp xuất hiện trong các cách hành
văn thế nào. Nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp còn để xem các nhà văn và các nhà khoa

học kết cấu và sử dụng văn bản ra sao.
Văn bản khoa học là văn bản ứng dụng trong giao tiếp khoa học gắn với vai
trò người giao tiếp trong khoa học, nhằm chuyển tải tri thức khoa học. Văn bản
khoa học tồn tại dưới hai dạng: dạng viết và dạng nói. Dạng viết là dạng tồn tại phổ
biến của ngôn ngữ văn bản gồm có: các công trình nghiên cứu, khảo cứu, dịch thuật
về khoa học tự nhiên và xã hội, các hình thức giới thiệu, nhận xét, phê bình khoa
học, các bài làm của sinh viên, khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp, đồ án khoa
học, các loại sách giáo khoa và giáo trình học tập các loại. Dạng nói là lời bài giảng,
lời phát biểu trong các buổi sinh hoạt khoa học. Lời hỏi và đáp trong các kỳ thi,
kiểm tra vấn đáp…
Văn bản khoa học gắn liền với thế giới quan, đời sống, xã hội con người. Văn
bản khoa học xã hội chuyển tải các nội dung nghiên cứu về khoa học xã hội bao gồm:
nhân học, truyền tin học, văn hóa, kinh tế, giáo dục, địa lý học nhân văn, sử học, ngôn
ngữ học, khoa học chính trị, tâm lý học, chính sách xã hội, xã hội học…

Đối tượng tham gia văn bản khoa học chủ yếu là các nhà khoa học, các giáo
sư, tiến sĩ, người làm công tác giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, giáo viên, sinh viên và
12


học sinh. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản khoa học và văn bản khoa học xã hội chủ
yếu là ngôn ngữ viết. Nhiệm vụ của người viết phải dùng ngôn ngữ để giải thích,
chứng minh, diễn giải để làm sáng tỏ các lý luận, chứng cớ rõ ràng. Chức năng
chính của ngôn ngữ trong văn bản khoa học là chức năng diễn giải và tác động, nó
gợi mở cho người đọc những suy nghĩ, tìm tòi, tiến tới hiểu và nắm bắt được những
vấn đề khoa học đặt ra. Trong văn bản khoa học xã hội ngôn từ phải được sử dụng
chính xác, lôgic… đảm bảo chuyển tải thông tin chính xác đến người đọc để người
đọc có thể lĩnh hội thông tin.
Ngữ pháp chức năng hệ thống đã được áp dụng vào việc nghiên cứu tiếng
Việt với các chuyên khảo của Hoàng Văn Vân [63], Diệp Quang Ban [2], Nguyễn

Hòa [25] và một vài tác giả khác. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu theo
đường hướng ngữ pháp chức năng hệ thống, vấn đề “ẩn dụ ngữ pháp” vẫn chưa
được nghiên cứu một cách chi tiết và cụ thể, đặc biệt là hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp
trong các văn bản khoa học tiếng Việt. Đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài
“Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng
Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là áp dụng ngôn ngữ học chức năng hệ thống để nghiên
cứu bản chất của ẩn dụ ngữ pháp, khảo sát các phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp
trong các văn bản khoa học, tìm hiểu một cách có hệ thống về ẩn dụ ngữ pháp và
cách thức sử dụng chúng trong một thể loại ngôn bản cụ thể là các văn bản khoa học
xã hội tiếng Việt.
Để đạt được mục đích nói trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể như sau:


Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết đặc trưng về ẩn dụ ngữ pháp trong

tiếng Anh, tìm hiểu hiện tượng này trong nghiên cứu tiếng Việt và xây dựng khung
lý thuyết về ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Việt.


Khảo sát các cách diễn đạt sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản

khoa học xã hội tiếng Việt.
3.

Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp xuất


hiện trong các văn bản khoa học, mà cụ thể ở đây là trong các văn bản khoa học xã
13


hội tiếng Việt. Việc nghiên cứu các hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp hoạt động như thế
nào trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt sẽ rút ra được quy luật hoạt động
của hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đặc thù của luận án là phương pháp phân tích ngôn
ngữ học theo tinh thần của ngữ pháp chức năng hệ thống. Cụ thể là:
-

Thống kê: Phương pháp này dùng để thống kê và phân loại các loại ẩn dụ

ngữ pháp xuất hiện trong các ngôn bản đích thực thuộc thể loại văn bản khoa học xã
hội (cụ thể là các tạp chí: Dân tộc học (DTH), Nghiên cứu lịch sử (NCLS), Nghiên
cứu văn học (NCVH), Ngôn ngữ (NN), Nhà nước và Pháp luật (NN&PL), Tâm lý
học (TLH), Triết học (TH), Văn hóa dân gian (VHDG), Xã hội học (XHH), Từ điển
học và Bách khoa thư (TĐH&BKT), Khoa học xã hội Việt Nam (KHXHVN)…).
-

Mô tả: Dựa trên cơ sở quan điểm của Halliday về ẩn dụ ngữ pháp, tiến

hành phân tích nội dung, ý nghĩa các yếu tố, các mặt tham gia vào việc tạo nên các
loại ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt. Đồng
thời, mô tả những luận điểm, luận cứ nhằm làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.
5.

Nguồn ngữ liệu
Phạm vi văn bản khoa học xã hội rất rộng trong khi nội dung của luận án có


hạn, chính vì vậy, tác giả chỉ giới hạn thu thập nguồn ngữ liệu được lựa chọn trong
một số văn bản khoa học xã hội tiếng Việt (số tạp chí và năm xuất bản không đầy đủ
tùy từng loại tạp chí, nhìn chung thời gian khoảng từ 2003 đến 2016), cụ thể như
sau: Dân tộc học (DTH – 7 số), Nghiên cứu lịch sử (NCLS – 6 số), Nghiên cứu văn
học (NCVH – 16 số), Ngôn ngữ học (NN – 19 số), Nhà nước và Pháp luật (NN&PL
– 4 số), Tâm lý học (TLH – 8 số), Triết học (TH – 5 số), Văn học dân gian (VHDG
– 8 số), Xã hội học (XHH – 5 số),Từ điển học và Bách khoa thư (TĐH&BKT – 4
số), Khoa học xã hội Việt Nam (KHXHVN – 5 số), …
Ngoài ra, một số ngữ liệu tìm thấy trong các văn bản khoa học xã hội khác
cũng được sử dụng để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu.
Từ các tài liệu này, tác giả thu thập được hơn 1089 ví dụ, tập hợp lại thành 1
bảng tư liệu, sau đó phân loại các ví dụ thành các kiểu ẩn dụ ngữ pháp để làm tư
liệu cho việc phân tích trong phần chính văn của luận án.

14


6. Đóng góp của luận án
Về lí luận, luận án là công trình đầu tiên lấy ẩn dụ ngữ pháp của ngữ pháp chức
năng hệ thống làm đối tượng nghiên cứu để khảo sát hiện tượng này trong các văn bản
khoa học xã hội tiếng Việt. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ ít nhiều góp phần
ủng hộ việc áp dụng ngữ pháp chức năng hệ thống vào trong nghiên cứu tiếng Việt.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn tiếp tục làm rõ thêm bản chất của ẩn dụ
ngữ pháp, khẳng định ẩn dụ ngữ pháp không phải là một vấn đề của hệ thống ngôn
ngữ mà là một quá trình hay một cơ chế nảy sinh ra trong sự tác động của các siêu
chức năng và các loại ngôn cảnh, nhằm chuyển tải ý niệm trong tư duy hay nghĩa
trong tâm thức con người, đúng với sở nguyện của chủ thể lập ngôn.
Về thực tiễn, việc hiểu rõ ẩn dụ ngữ pháp được sử dụng và có tác dụng như

thế nào trong các văn bản khoa học tiếng Việt, cùng với việc nắm được cách thức
vận dụng ẩn dụ ngữ pháp sẽ giúp các nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ hiểu rõ
hơn về bản chất, kết cấu của các ngôn bản khoa học. Trên cơ sở đó, có thể xây dựng
nên một môn học dạy về phương pháp soạn thảo văn bản khoa học một cách hiệu
quả, giúp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh nâng cao khả năng viết
báo cáo khoa học, luận văn, luận án của mình.
Ngoài ra, hiểu rõ cấu trúc ẩn dụ ngữ pháp còn có thể giúp những người làm
công tác phiên dịch, biên dịch thực hiện công việc dịch thuật một cách dễ dàng hơn,
nhờ việc nắm vững các cấu trúc ngữ pháp, các cách diễn đạt nghĩa của từng thể loại
ngôn bản giúp việc chuyển mã ngôn ngữ nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao.

7. Bố cục của luận án
Luận án có kết cấu gồm những phần sau:
Phần mở đầu
Phần mở đầu trình bày lí do, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nguồn ngữ liệu,
phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận án. Những đóng góp của luận án và
giới thiệu bố cục luận án.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Trong chương 1, luận án trình bày tổng quan những vấn đề lý thuyết, đưa ra
quan điểm nghiên cứu của những nhà ngôn ngữ học chức năng về vấn đề ẩn dụ ngữ

15


pháp cụ thể là Halliday. Tiếp theo đó là những nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học
chức năng hệ thống khác bàn về vấn đề ẩn dụ ngữ pháp trên tinh thần kế thừa kết
quả nghiên cứu của Halliday. Luận án đưa ra những khái niệm liên quan là hiện thực
hóa và sự tương thích. Khái quát tình hình hình nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp ở Việt
Nam từ trước đến nay. Trình bày quan điểm nghiên cứu của luận án và tiểu kết.
Chương 2: Ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng trong các văn bản khoa học xã hội

tiếng Việt
Trong chương 2 luận án nghiên cứu các vấn đề cụ thể của ẩn dụ ngữ pháp tư
tưởng trong các văn bản khoa học xã hội. Luận án đưa ra các khái niệm ẩn dụ tư
tưởng, cách lập ngôn của các loại ẩn dụ tư tưởng trong văn bản khoa học xã hội Việt
Nam. Khảo sát các trường hợp ẩn dụ tư tưởng xuất hiện trong văn bản khoa học xã
hội. Qua quá trình khảo sát các trường hợp ẩn dụ tư tưởng trong văn bản khoa học
xã hội, nhận thấy hiện tượng danh hóa được xem như là một công cụ thay thế để
biểu đạt ý nghĩa trong văn bản. Thực trạng sử dụng các loại ẩn dụ tư tưởng trong
văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiểu kết.
Chương 3: Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân trong các bản khoa học xã hội
Chương 3 luận án nghiên cứu các vấn đề ẩn dụ liên nhân trong các văn bản
khoa học xã hội tiếng Việt. Khái quát vấn đề thức và tình thái trong tiếng Việt bao
gồm: nghĩa tình thái, nghĩa mục đích phát ngôn và lực ngôn trung của cú. Khảo sát
các trường hợp ẩn dụ tình thái, ẩn dụ thức của cú trong các văn bản khoa học xã hội
tiếng Việt và tiểu kết.
Kết luận
Phần kết luận tổng kết những kết quả đã nghiên cứu, nêu những hạn chế của
luận án và đề xuất một số hướng nghiên cứu trong tương lai.

16


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở lí luận
Ngôn ngữ học chức năng hệ thống đã được biết đến ở rất nhiều nơi trên thế
giới và được sử dụng làm khung lí thuyết cho rất nhiều công trình nghiên cứu khác
nhau. Ngôn ngữ học có tính chức năng thể hiện ở ba điểm khu biệt có quan hệ rất
gần gũi với nhau trong cách lí giải của nó về (1) các ngôn bản, (2) về hệ thống, và
(3) về các thành phần của cấu trúc ngôn ngữ. Ngôn ngữ có tính chức năng là ngôn

ngữ được thiết kế ra để giải thích cho việc ngôn ngữ được sử dụng như thế nào.
Chính việc sử dụng ngôn ngữ qua hàng ngàn thế hệ đã hình thành nên hệ thống
ngôn ngữ, với mục đích phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người. Ngữ
pháp chức năng, về cơ bản là ngữ pháp tự nhiên, với ý nghĩa là mọi hiện tượng ngôn
ngữ cuối cùng đều có thể giải thích được trong mối quan hệ với việc ngôn ngữ được
sử dụng như thế nào.
Ngôn ngữ là một quá trình xã hội, bởi vì “xã hội và kí hiệu là không thể tách
rời”. Dựa vào tiền đề này, ngôn ngữ học chức năng hệ thống xem xã hội như là một
bộ phận cấu thành của một mô hính lí thuyết gồm bốn cấp độ: ngôn cảnh
(complex), ngữ nghĩa (semantics), ngữ pháp-từ vựng (lexicogrammar), và âm vị
học (phonology). Ở cấp độ ngôn cảnh, ngôn ngữ học chức năng hệ thống thu hút sự
chú ý vào ba khía cạnh của tình huống lời nói, lần lượt gọi là trường của ngôn bản
(field of discourse), không khí của ngôn bản (tenor of discourse), và phương thức
của ngôn bản (mode of discourse). Trường của ngôn bản liên quan đến những gì
đang diễn ra trong các tình huống lời nói, quyết định sự lựa chọn các ý nghĩa được
hiện thực hóa trong các mẫu thức ngữ pháp và từ vựng để thể hiện (lấy cú hành
động làm đại diện) ai, làm gì ai, cái gì, ở đâu. Không khí của ngôn bản biểu thị các
mối quan hệ vai diễn của những người tham gia vào tình huống lời nói (chẳng hạn
mối quan hệ giữa giáo viên-học sinh), tác động đến kiểu quan hệ giữa những người
tham gia và những gì người nói thực hiện để đạt được kiểu quan hệ đó. Phương thức
của ngôn bản cho biết kênh giao tiếp (văn viết hay văn nói hay sự kết hợp cả hai) và
các hình thức hùng biện như thuyết phục, mô tả, trình bày, nhân-quả, vấn đề-giải
pháp,… Nó liên quan đến các đặc điểm như liên kết và mạch lạc của ngôn bản –
17


×