Tải bản đầy đủ (.docx) (216 trang)

Vấn đề bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển đức cuối thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 216 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***-----

NGUYỄN CHÍ HIẾU

VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN
TRONG TRIẾT HỌC DUY TÂM CỔ ĐIỂN ĐỨC
CUỐI THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***----NGUYỄN CHÍ HIẾU

VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN
TRONG TRIẾT HỌC DUY TÂM CỔ ĐIỂN ĐỨC
CUỐI THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.


PGS. TS. Đỗ Minh Hợp

2.

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

HÀ NỘI – 2010


PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................

Chương 1: BẢN THỂ LUẬN VÀ CÁC TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA BẢN THỂ LUẬN
TRONG TRIẾT HỌC DUY TÂM CỔ ĐIỂN ĐỨC.....................................................

1.1.

Khái niệm "bản thể luận" ................................................

1.2.

Những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị cho sự hìn

bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức .....................................
1.3.

Những tiền đề lý luận của bản thể luận trong triết học

cổ điển Đức ..................................................................................................


1.3.1. Chủ nghĩa duy lý Đềcáctơ ........................................

1.3.2. Đơn tử luận Lépnít ....................................................

1.3.3. Bản thể luận Vônphơ ................................................
Kết luận chương 1 .......................................................................................
Chương 2: BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC DUY TÂM CỔ ĐIỂN ĐỨC NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN...............................................................................
..........65

2.1. Triết học siêu nghiệm - nội dung bản thể luận Cantơ .......................
2.2. Văn hóa tinh thần - đối tượng phản tư của bản thể luận Phíchtơ và
Sêlinh............................................................................................................
2.3. Lôgíc của nhận thức khoa học về "tồn tại" - định hướng cơ bản của
bản thể luận Hêghen .................................................................................
Kết luận chương 2 .....................................................................................
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA BẢN THỂ LUẬN DUY TÂM CỔ ĐIỂN ĐỨC
TỚI HUXÉC VÀ HAIĐƠGƠ - NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN
CHẾ.................131

3.1. Tác động của triết học siêu nghiệm Cantơ tới bản thể luận Huxéc . 131

3.2. Bản thể luận duy tâm Đức và sự hình thành bản thể luận cơ bản
Haiđơgơ ....................................................................................................


3.3. Đánh giá bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức.................162
3.3.1. Khái quát những đặc điểm của bản thể luận trong triết học duy tâm
cổ điển Đức.............................................................................................................................. 162
3.3.2. Những đóng góp và hạn chế của bản thể luận trong triết học duy
tâm cổ điển Đức..................................................................................................................... 168

Kết luận chương 3...................................................................................................................... 176
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................................... 180
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................................................................. 184
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 185
PHỤ LỤC............................................................................................................................................ 195


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Triết học là kết tinh tinh thần của thời đại lịch sử, mà trước hết là kết
quả sự phản tư về lý luận của các vĩ nhân, các triết gia đối với thời đại của họ.
Vì lẽ đó, các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của
thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá nhất và vô


hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học (C.Mác ). Mỗi một thời
đại lịch sử đều sản sinh ra một số vĩ nhân. Họ là những vĩ nhân vì họ vượt lên
trên cuộc sống của con người phàm tục và dành toàn bộ nỗ lực thể chất cũng
như tinh thần cho công việc tìm kiếm những căn nguyên của nhân tính và rốt
cuộc, mỗi vĩ nhân đều khám phá ra một hay một số căn nguyên, giá trị nền
tảng của tồn tại người, khám phá ra những cái mà thiếu chúng thì nhân tính
không thể tồn tại, con người không thể làm Người.
Nghiên cứu các thời đại lịch sử bản thể luận không những đem lại cho
chúng ta bức tranh cô đọng, súc tích, chuẩn xác về tiến trình phát triển của bản
thân triết học, mà còn cho phép chúng ta nhận thấy các thang bậc kế tiếp nhau
trong công cuộc khám phá và hiện thực hoá bản chất loài của loài người thông
qua những giá trị tinh thần căn bản nhất. Đồng thời, việc nghiên cứu lịch sử
triết học nói chung, lịch sử bản thể luận nói riêng chính là con đường hữu hiệu
nhất giúp chúng ta nâng cao được năng lực tư duy lý luận. Năng lực ấy có vai

trò cực kỳ quan trọng, vì một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa
học thì không thể không có nó (Ph.Ăngghen).
Lịch sử loài người là một tiến trình thống nhất, vì đây là lịch sử của một
loài sinh vật đặc biệt. Cho dù mỗi dân tộc đều có văn hoá độc đáo của mình
như hình thức biểu thị "cái Ngã" riêng của mình, song mỗi dân tộc đều là một


Xem thêm phần "Bản chỉ dẫn tên người" ở cuối luận án.

1


thành viên của loài người, do vậy đều tồn tại và phát triển dựa trên những giá
trị chung. Những giá trị như vậy được kết tinh lại trong lịch sử triết học nói
chung và đặc biệt là trong lịch sử bản thể luận nói riêng. Các quá trình toàn
cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi mỗi dân tộc phải chủ động hội nhập,
tiếp thu có sàng lọc những giá trị văn hoá quý báu của các dân tộc khác. Tư
tưởng tích hợp văn hoá phải trở thành tư tưởng chủ đạo, tiền đề để mỗi dân tộc
có thể sánh vai cùng toàn bộ loài người bước vào tương lai. Chính tư tưởng
sâu sắc này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra như cách tiếp cận duy nhất
thích hợp trong việc tiếp thu thành tựu tư tưởng triết học thế giới. Người nhận
xét: Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân. Tôn giáo của Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác
có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật
Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng
Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn
mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ
họp lại một chỗ thì Người tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn
mỹ như những người bạn thân thiết. Và Người cố gắng "làm người học trò của
các vị ấy".

Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc hiện đại hóa đất nước
và tất nhiên, trong sự nghiệp trọng đại và đầy nan giải này, chúng ta tất yếu
phải tiếp thu những thành tựu của nền văn minh phương Tây, một nền văn
minh dựa trên quá trình thế tục hóa và hợp lý hóa toàn diện đời sống cá nhân
và đời sống xã hội, với tư cách tiền đề quan trọng bậc nhất của xã hội hiện
đại, quá trình được khởi xướng từ thời cận đại. Xã hội hiện đại được nghiên
cứu từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng đặc biệt quan trọng là từ góc độ triết
học, vì triết học bao giờ cũng là sự phản tư đối với những nguyên lý của tồn
tại người đương thời, tức mỗi triết học đều có cơ sở hạt nhân, trung tâm của
2


mình là một quan điểm bản thể luận xác định. Có thể khẳng định rằng, vấn đề
bản thể luận có một vai trò hết sức to lớn đối với hệ thống tri thức triết học:
nó quyết định lập trường triết học, tính đặc thù của mỗi trường phái và quan
trọng hơn, đến tính đặc thù của tri thức triết học so với các lĩnh vực tri thức
khác. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng đáng tiếc là cho đến nay,
vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta.
Như chúng ta đã biết, triết học duy tâm cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX không chỉ là nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời của
triết học Mác, mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ và dài lâu tới nền triết học
phương Tây hiện đại, trong đó vấn đề bản thể luận đóng vai trò nền tảng cho
việc xây dựng hệ thống triết học. Hơn nữa, bản thể luận trong triết học duy
tâm cổ điển Đức biểu thị những tiền đề tư tưởng, những giá trị văn hoá nhân
văn cần thiết cho xã hội hiện đại được hiểu theo đúng nghĩa của từ này, vì các
triết gia cổ điển Đức có sứ mệnh trang bị tư tưởng cho công cuộc hiện đại hoá
nước Đức, đưa nước Đức thoát ra khỏi xã hội phong kiến trì trệ và lạc hậu, bị
giam cầm trong những xiềng xích tư tưởng giáo điều và cổ hủ. Do vậy, để tiếp
thu có sàng lọc những thành tựu của xã hội phương Tây hiện đại, việc nghiên
cứu bản thể luận của nó nói chung và bản thể luận duy tâm cổ điển Đức nói
riêng có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Với những lý do đó,

chúng tôi chọn "Vấn đề bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức cuối
thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX" làm đề tài nghiên cứu trong luận án Tiến
sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về triết học cổ
điển
Đức được công bố. Tuy nhiên, có thể khái quát những thành quả nghiên cứu
đó ở ba loại hình chủ yếu sau:

3


Loại hình thứ nhất là những cuốn sách, Kỷ yếu Hội thảo và các bài báo
được đăng tải trên các tạp chí (chủ yếu là trên tạp chí Triết học). Đó là các
công trình: Triết học Imanuin Cantơ (Kant) của Nguyễn Văn Huyên (1996);
I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Viện Triết học (1997),
Triết học Cantơ của Trần Thái Đỉnh (tái bản năm 2005); hay các công trình
của hai tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp về triết học Hêghen
(Hegel) như: Quan niệm của Hêghen về bản chất của triết học (1998), Vấn đề
tư duy trong triết học Hêghen (1999), Quan điểm lịch sử triết học của Hêghen
(2001), Triết học pháp quyền Hêghen (2002); gần đây nhất có cuốn Triết học
cổ điển Đức (2006) và Học thuyết phạm trù trong triết học I.Cantơ (2007) của
tác giả Lê Công Sự và công trình Đâu là căn nguyên tư tưởng? hay con đường
triết lý từ Cantơ đến Haiđơgơ (Heidegger) của Lê Tôn Nghiêm (1970), mới
được tái bản năm 2007.
Trong cuốn Triết học Cantơ, tác giả Trần Thái Đỉnh đã trình bày khá


đầy đủ và rành mạch nội dung chủ yếu của 3 tác phẩm Phê phán của Cantơ .
Tác giả đã lưu ý rằng, mặc dù rất quan trọng và sâu sắc, nhưng cuốn Phê phán

lý tính thuần tuý chỉ là phần dự bị của triết học Cantơ (như chính Cantơ vẫn
nhắc đi nhắc lại), còn cuốn Phê phán lý tính thực tiễn mới là phần chủ chốt
của hệ thống triết học Cantơ. Theo ông, cuốn Phê phán lý tính thuần tuý đã
được viết để vạch giới hạn cho lý tính con người, với mục đích chứng tỏ cho
con người biết không thể dùng tri thức khoa học là sản phẩm của kinh nghiệm
để đạt tới đối tượng của siêu hình học và khi Cantơ quả quyết rằng, không thể
có siêu hình học theo kiểu một khoa học thực nghiệm, mà chỉ có thể có khoa
siêu hình học xây dựng trên lý tính thực tiễn, tức lý tính đạo đức mà thôi, thì

 Theo cách dịch của Trần Thái Đỉnh thì đó là 3 tác phẩm: Phê bình lý trí thuần tuý, Phê bình lý trí thực
hành và Phê bình khả năng phán đoán.

4


Cantơ không phải là người phá đổ khoa siêu hình học như người ta đã hiểu
lầm trước đây.
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu lịch sử triết học nói
chung và triết học cổ điển Đức nói riêng, năm 1996 Viện Triết học thuộc
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia cho xuất bản cuốn sách
Triết học Imanuin Cantơ của tác giả Nguyễn Văn Huyên. Tác giả đã phân tích
khá sâu những nội dung cơ bản của nhận thức luận Cantơ, đồng thời khi đề
cập đến các ý niệm của lý tính (mà thực ra là đối tượng của khoa siêu hình học
chuyên ngành), tác giả có nhắc đến tư tưởng của Cantơ cho rằng, siêu hình
học bao giờ cũng là khoa học cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng đó
quyết không phải là khoa học lý thuyết thuần tuý. Và, để trở thành một siêu
hình học khoa học thực sự cần thiết cho con người thì tự nó phải chuyển lý
tính lý thuyết thuần tuý sang lý tính thực tiễn - đạo đức.
Năm 1997, Viện Triết học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân
văn quốc gia đã tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách I.Cantơ - Người sáng

lập nền triết học cổ điển Đức. Đây là cuốn sách tập hợp nhiều bài viết có chất
lượng về các nội dung khác nhau của triết học Cantơ, cũng như ảnh hưởng của
nó đối với triết học phương Tây hiện đại. Đáng chú ý là bài viết của tác giả
Đặng Hữu Toàn đã đi sâu vào phân tích "siêu hình học Cantơ - một học thuyết
về các mối quan hệ", chỉ ra điểm khác biệt của bản thể luận trong siêu hình
học tiên nghiệm Cantơ so với mọi thứ bản thể luận trong siêu hình học truyền
thống ở chỗ nó là thứ "bản thể luận lý tính", "bản thể luận con người" - "bản
thể luận về lý tính con người". Từ đó, tác giả đã so sánh bản thể luận Cantơ
với bản thể luận "quan hệ xã hội" của Mác, vạch ra những đóng góp và khiếm
khuyết chủ yếu của nó. Các tác giả Nguyễn Đình Tường, Đỗ Minh Hợp, Ngô
Quang Phục đã nhấn mạnh đến ảnh hưởng của triết học Cantơ tới một loạt các
nhà triết học và các trường phái triết học phương Tây hiện đại như:
5


Sôpenhauơ (Schopenhauer), Nítsê (Nietzsche), Huxéc (Husserl), Haiđơgơ,
Giaxpe (Jaspers), v.v..., các trào lưu triết học hiện sinh, thực chứng, hiện tượng
học, triết học phân tích, chủ nghĩa Cantơ mới, v.v... Tác giả Đỗ Minh Hợp đã
so sánh học thuyết về ý thức của Cantơ và của Huxéc, trình bày những điểm
giống và khác nhau trong cách tiếp cận tiên nghiệm với việc phân tích ý thức
ở hai triết gia này. Ngoài ra, tác giả này cũng còn dành riêng một bài viết về
"Học thuyết Cantơ trong sự kiến giải của Haiđơgơ", phân tích những nội dung
chủ yếu của tác phẩm nổi tiếng Cantơ và vấn đề siêu hình học (1929) và cho
thấy một loạt các khái niệm của "bản thể luận cơ bản" Haiđơgơ như: thời gian,
tính thời gian, tính hữu hạn, năng lực tưởng tượng, v.v… là có nguồn gốc từ
triết học Cantơ, như chính bản thân Haiđơgơ thừa nhận.
Các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp đã phân tích rất sâu
sắc luận điểm về sức mạnh tuyệt đối của lý tính, của tư duy với tư cách là
nguyên lý cơ bản của triết học Hêghen trong cuốn Quan niệm của Hêghen về
bản chất của triết học (1998). Từ đó, các tác giả đã không chỉ so sánh luận

điểm này của Hêghen với "sự bất lực của lý tính" trong triết học Cantơ (và cả

Phíchtơ (Fichte)), mà còn đi đến khẳng định rằng, học thuyết của
Hêghen về
tư duy, về căn bản, đã xuất hiện chính là nhờ khắc phục quan niệm của Cantơ
về tư duy.
Đặc biệt, trước khi đề cập tới vấn đề bản thể luận trong Khoa học lôgíc,
các tác giả đã đề cập tới nội dung bản thể luận trước Cantơ và phân tích quan
niệm của riêng Cantơ về bản thể luận: ông đã đưa bản thể luận trở thành "phép
phân tích siêu nghiệm", chỉ bao gồm một hệ thống các phạm trù của giác tính,
và như vậy nó đã biến thành lôgíc học.
Hêghen đương nhiên không thể chấp nhận khuynh hướng biến bản thể
luận thành phép phân tích các khái niệm thuần tuý (phạm trù) chủ quan, vì ông
nhận thấy điều đó rốt cục sẽ đưa tới chỗ phủ định bản thể luận. Với
6


Hêghen, bản thể luận chính là "học thuyết về các tính quy định trừu tượng của
bản chất", là học thuyết về lý tính tuyệt đối và vô hạn.
Triết học cổ điển Đức cũng đã thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của
các nhà khoa học thông qua Hội thảo quốc tế: Triết học cổ điển Đức - những
vấn đề nhận thức luận và đạo đức học diễn ra từ 21 - 22/12/2004 tại Trường
Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội nhân kỷ niệm 200 năm ngày
mất của Cantơ (Kết quả của Hội thảo có quy mô lớn này đã được in thành Kỷ
yếu Hội thảo quốc tế năm 2006). Các bài viết tập trung nghiên cứu làm rõ bản
chất nhận thức luận và đạo đức học của các nhà triết học cổ điển Đức, phân
tích ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức đối với sự hình thành triết học Mác
và các trào lưu triết học phương Tây hiện đại khác sau này.
Liên quan trực tiếp tới đề tài luận án là bài viết "Bản thể luận Huxéc với
chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm Cantơ" của tác giả Đỗ Minh Hợp. Cùng xuất

phát từ tính chủ quan, từ ý thức, nhưng trong khi Cantơ cố xem xét các
phương tiện nhận thức của tính chủ quan, thì Huxéc lại muốn hiểu và mô tả
bản thân tính chủ quan, ý thức như một thực tại đặc biệt (tính quy định văn
hoá của tồn tại người) - cái thể hiện ra như là cơ sở thứ nhất tạo ra nghĩa ban
đầu cho mọi hình thức hoạt động của con người. Theo tác giả, có thể nói rằng,
bước tiến lớn của bản thể luận Huxéc so với chủ nghĩa tiên nghiệm Cantơ
chính là ở chỗ, Huxéc lần đầu tiên đã cố gắng khám phá ra một cách tiếp cận
đặc thù triết học - bản thể luận văn hoá, tức là cố vạch ra và mô tả các cội
nguồn văn hoá của tồn tại người.
Trong bài viết "Tư tưởng của I.Cantơ về sự thống nhất của lý luận nhận
thức, đạo đức học trong nhân học", tác giả Nguyễn Vũ Hảo đã cố gắng luận
giải quan điểm của Cantơ coi triết học chính là nhân học và coi lý luận nhận
thức, đạo đức học và các bộ môn triết học khác như những bộ phận không thể
tách rời của nhân học triết học. Qua phân tích nội dung cơ bản tác phẩm Nhân
7


học từ góc độ thực tiễn (1798) của Cantơ, tác giả Nguyễn Vũ Hảo đã cho thấy
rằng, trái với nhân học sinh lý chỉ nghiên cứu con người với tư cách là tồn tại
tự nhiên, nhân học dưới góc độ thực tiễn nghiên cứu con người với tư cách là
một thực thể hoạt động tự do, tự đạt được bản thân mình, tạo ra mình xuất
phát từ chính bản thân mình. Và dường như, luận điểm này của Cantơ được
các triết gia hiện sinh sau này như Haiđơgơ, Xáctơrơ (Sartre) khai thác khi họ
đưa ra nguyên lý: tồn tại có trước bản chất.
Trong khi phân tích về "chất thể và mô thức của tư duy" trong triết học
siêu nghiệm của Cantơ và Phíchtơ, tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã bàn khá sâu
về mối quan hệ giữa "cái Tôi" và "không phải Tôi", giữa "cái Tôi" lý luận với
"cái Tôi" thực tiễn và "cái Tôi" tuyệt đối - cơ sở bản thể luận Phíchtơ. Tác giả
đã chỉ ra bước ngoặt căn bản trong sự phát triển của Phíchtơ so với Cantơ là ở
chỗ: trong khi Cantơ luôn coi tư duy là thứ đã cho sẵn có, không được sinh ra,

mà chỉ biểu hiện ra trong hoạt động trí tuệ chủ thể, thì Phíchtơ lại cho rằng,
con người không có tư duy ở dạng cho sẵn, mà phải tự định hình nó ở đầu
nguồn phát triển, trong tiến trình sinh thành "cái Tôi" của nó.
Nhân kỷ niệm ngày Triết học thế giới, từ ngày 16 - 17/11/2006, Trường
Đại học KHXH và NV tổ chức Hội thảo quốc tế: Những vấn đề triết học
phương Tây thế kỷ XX và các kết quả nghiên cứu đã được in thành sách năm
2007. Các tác giả Bùi Đăng Duy, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Hảo, Lê Hải
Thanh, Lê Kim Châu, v.v… đã phân tích cội nguồn, tư tưởng triết học cơ bản
và những ảnh hưởng của Huxéc và Haiđơgơ đến các trào lưu triết học phương
Tây. Đáng chú ý là bài viết của tác giả Nguyễn Văn Sanh: "Haiđơgơ với triết
học Hêghen". Tác giả đã lý giải những nguyên nhân tại sao triết học Hêghen
đối với Haiđơgơ là một trong những "nơi nương thân tạm thời" trên con
đường đầy chông gai nhằm tìm kiếm một bản thể luận mới

8


Những nội dung cơ bản của triết học Cantơ, Hêghen và Phoiơbắc được
tác giả Lê Công Sự đề cập tới khá chi tiết trong cuốn sách Triết học cổ điển
Đức, xuất bản năm 2006. Điều đáng tiếc là tác giả mới chỉ điểm qua một cách
rất sơ lược triết học của Phíchtơ và Sêlinh (Schelling), chưa đi sâu vào phân
tích nội dung. Tác giả nghiêng nhiều về việc trình bày lý luận nhận thức và
học thuyết phạm trù của triết học Cantơ, mà chưa đề cập tới vấn đề bản thể
luận trong triết học của ông. Và, trong phần trình bày về triết học Hêghen,
mặc dù đã đề cập tới nội dung của Khoa học lôgíc - "sự biến tướng của siêu
hình học" (nhất là đã đi sâu phân tích nội dung Học thuyết về tồn tại), song tác
giả lại chủ yếu phân tích và đánh giá từ giác độ phép biện chứng. Tác giả Lê
Công Sự cũng đề cập khá đầy đủ và có hệ thống nội dung cũng như bản chất
khoa học của Học thuyết phạm trù trong triết học I.Cantơ (2007), đánh giá cả
những thành công và khiếm khuyết của nó. Không chỉ thế, tác giả còn chú

trọng phân tích những ảnh hưởng của học thuyết phạm trù Cantơ đối với triết
học Hêghen, triết học Mác - Lênin và triết học phương Tây hiện đại. Tuy
nhiên, tác giả vẫn chưa chú ý nhiều đến luận điểm của Cantơ coi bản thể luận
của ông trong lĩnh vực lý luận chính là "hệ thống các phạm trù của giác tính".
Trong cuốn sách Đâu là căn nguyên tư tưởng? hay con đường triết lý từ
Cantơ đến Haiđơgơ, tác giả Lê Tôn Nghiêm phân tích rất tỉ mỉ những chú giải
của Haiđơgơ về triết học Cantơ trong tác phẩm nổi tiếng Cantơ và vấn đề siêu
hình học (1929). Haiđơgơ nhìn thấy ý nghĩa sâu xa của Phê phán lý tính thuần
tuý là ở chỗ Cantơ đã triển khai ra tính hữu hạn trong tri thức con người, như
nền tảng không những cho bản thể luận mà còn cho cả siêu hình học. Nhưng,
Haiđơgơ còn đi xa hơn Cantơ khi coi tính hữu hạn ấy phát nguyên từ trí tưởng
tượng siêu nghiệm và lược đồ (niệm thức) của thời gian tính. Đây cũng là chủ
đề chính của bài viết "Thay lời giới thiệu: Triết học và/về tính hữu hạn" của
Bùi Văn Nam Sơn nhân tái bản cuốn sách trên của tác giả Lê Tôn Nghiêm.
9


Cũng cần phải kể đến các bài viết về các triết gia duy tâm Đức được
đăng tải chủ yếu trên tạp chí Triết học và Nghiên cứu con người. Tuy nhiên,
các bài viết này hầu như không bàn một cách chính diện tới vấn đề bản thể
luận của triết học duy tâm cổ điển Đức.
Loại hình thứ hai là công trình của các tác giả nước ngoài đề cập một
cách trực tiếp hay gián tiếp về triết học cổ điển Đức đã được dịch ra tiếng Việt.
Chẳng hạn như các công trình nghiên cứu của Viện triết học, Viện Hàn lâm
khoa học Liên Xô trước đây: Triết học cổ điển Đức (1962); Lịch sử phép biện
chứng, tập 3 (1998) hay cuốn Lôgíc học biện chứng (2003) của E.V.Ilencôv.
Các công trình này ít đề cập tới khía cạnh bản thể luận của triết học cổ điển
Đức mà nghiêng nhiều về trình bày lý luận nhận thức, lôgíc học và phép biện
chứng hơn.
Gần đây có một số nguyên tác của Cantơ và Hêghen đã được dịch giả

Bùi Văn Nam Sơn dịch (và chú giải khá cặn kẽ) ra tiếng Việt với chất lượng
được đánh giá cao (gồm 3 quyển Phê phán của Cantơ, Hiện tượng học tinh
thần, Tiểu lôgíc học và Các nguyên lý của triết học pháp quyền của Hêghen).
Những tài liệu này góp phần giảm bớt khó khăn cho những ai quan tâm đến
các nhà triết học vốn rất khó đọc này.
Trong Nghiên cứu triết học cơ bản (2007), học giả Lý Chấn Anh đã
phân tích cặn kẽ một loạt những tính chất của "tồn hữu" (theo cách dịch của
GS. Nguyễn Tài Thư). Điều đặc biệt thú vị trong tác phẩm này là sự so sánh
của ông về các tính chất tương đồng của "tồn hữu" với khái niệm "đạo" trong
triết học Trung quốc cổ đại, nhất là của Lão Tử và Trang Tử.
Loại hình thứ ba là một số lượng còn rất khiêm tốn các luận án Tiến sĩ
và luận văn Thạc sĩ nghiên cứu các đề tài có liên quan đến triết học duy tâm
cổ điển Đức nói chung. Đó là luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Công Sự: Học
thuyết phạm trù trong triết học I.Cantơ (2004). Nội dung chính của luận án
10


này đã được in thành sách (mà chúng tôi đã đề cập tới ở trên) năm 2007. Sau
đó, nghiên cứu sinh Ngô Thị Mỹ Dung đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ
về đề tài: Triết học đạo đức của Immanuel Kant và ảnh hưởng của nó đối với
triết học Đức thế kỷ XIX (2007) và trước đó, có 2 luận văn Thạc sĩ của các tác
giả: Vũ Thị Thu Lan: Mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học của Cantơ
(2004); Khuất Duy Dũng: Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm trong nhận thức
luận của I.Cantơ (2006).
Qua phần tổng quan trên, có thể thấy các công trình nghiên cứu đã nêu
một mặt, chủ yếu bàn về các vấn đề nhận thức, tư duy, phép biện chứng, lôgíc
học, đạo đức học, mỹ học, lịch sử triết học, v.v… của triết học cổ điển Đức,
còn vấn đề bản thể luận nói chung (ở triết học Cantơ nói riêng) hầu như không
được bàn đến và nếu được đề cập thì cũng còn rất tản mạn, không có hệ thống;
mặt khác, đa số các công trình tập trung vào các vấn đề của triết học Cantơ và

Hêghen, còn triết học của Phíchtơ và Sêlinh thì ít được đề cập tới.
Điều đó cho thấy, một mặt, ở Việt nam vấn đề bản thể luận nói chung
chưa được quan tâm nhiều và mới chỉ có một luận án Tiến sĩ của tác giả Đỗ
Minh Hợp nghiên cứu về đề tài này (Vấn đề bản thể luận trong một số trào
lưu triết học phương Tây hiện đại - 2000), còn bản thể luận trong triết học duy
tâm cổ điển Đức vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu. Tác giả Đỗ
Minh Hợp đã phân tích quá trình hình thành, cách đặt vấn đề mới về bản thể
luận trong triết học phương Tây hiện đại thông qua việc triết học này xét lại
truyền thống triết học duy lý cổ điển và chỉ ra những hạn chế của truyền thống
ấy. Đặc biệt, tác giả luận án đã khẳng định triết học siêu nghiệm của Cantơ là
cội nguồn trực tiếp của "cuộc cách mạng bản thể luận trong triết học phương
Tây hiện đại". Mặt khác, dễ dàng nhận thấy, số luận án Tiến sĩ chọn và bàn
đến các vấn đề, các trường phái triết học phương Tây hiện đại nói chung vẫn
còn quá ít ỏi. Ngoài luận án Tiến sĩ của tác giả Đỗ Minh Hợp, còn có luận án
11


Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa: Hiện tượng học của Edmund Husserl
và sự hiện diện của nó ở Việt Nam (2008). Tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa đã
làm rõ các nội dung cơ bản, cũng như vị trí vai trò, bước ngoặt mà hiện tượng
học tạo ra trong triết học phương Tây hiện đại; phân tích và luận giải các đặc
trưng, phương pháp của toàn bộ học thuyết và cố gắng làm rõ sự hiện diện của
nó ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả luận án này chưa "động chạm" gì nhiều tới
vấn đề bản thể luận và chưa đi sâu phân tích tác động của bản thể luận duy
tâm Đức (nhất là của Cantơ) tới sự hình thành (bản thể luận) hiện tượng học.


nước ngoài, với tư cách là học thuyết về tồn tại, vấn đề bản thể luận

nói chung đã được các học giả bàn đến khá nhiều, vì đây được coi là một chủ

đề cơ bản của triết học và có một lịch sử hình thành, phát triển lâu dài, gắn bó
hữu cơ với lịch sử triết học phương Tây. Có thể nói, khái niệm "tồn tại" là một
trong những khái niệm cơ bản nhất của triết học phương Tây và liên quan một
cách tất yếu tới sự hình thành của triết học phương Tây tới mức bản thân nó,
sự lý giải về nó tạo thành bản chất của phương pháp tư duy triết học Tây Âu.
Vì vậy, có thể liệt kê các công trình "nhập môn" về bản thể luận như: Bêla
Vaixma (Bela Weissmar), Bản thể luận (1991); Gêóc Píchtơ (Georg Picht),
Những cơ sở của bản thể luận Hy Lạp (1996); Euyn Tếtmaiơ (Ewin
Tegtmeier), Các trích dẫn kinh điển về bản thể luận (chủ biên, 2000); Raihát
Grốtxman (Reinhardt Grossmann), Sự tồn tại của thế giới – nhập môn bản thể
luận (2002); Uvê Maixnơ (Uwe Meixner), Nhập môn bản thể luận (2004), ...
Dĩ nhiên, đã có rất nhiều công trình bàn tới triết học của Cantơ, Phíchtơ,
Sêlinh và Hêghen theo nhiều phương diện khác nhau, nhưng đặc biệt là có các
công trình nghiên cứu chuyên sâu về bản thể luận trong triết học duy tâm cổ
điển Đức, như các cuốn sách của Máctin Haiđơgơ (Martin Heidegger), Luận
điểm của Cantơ về tồn tại (1963); Siêu hình học của chủ nghĩa duy tâm Đức
(Sêlinh) (tái bản năm 1991); Kiến giải hiện tượng học về Phê phán lý tính
12


thuần tuý của Cantơ (tái bản năm 1995); Chủ nghĩa duy tâm Đức (Phíchtơ,
Sêlinh, Hêghen) và thực trạng vấn đề triết học hiện đại (tái bản năm 1997);
Cantơ và vấn đề siêu hình học (tái bản năm 1998); Gốtphơrít Máctin
(Gottfried Martin), Immanuen Cantơ: Bản thể luận và lý thuyết khoa học
(1969); Raihát Lauthơ (Reinhard Lauth), Sự hình thành triết học đồng nhất
Sêlinh trong tranh luận với Khoa học luận của Phíchtơ (1974); Hebéc
Mắcquydơ (Herbert Marcuse), Bản thể luận Hêghen và học thuyết về lịch sử
tính (tái bản năm 1975); Giakion Han (Jakyoung Han), Triết học siêu nghiệm
với tư cách là bản thể luận (1988), Gêóc Xanxơ (Georg Sans), Phải chăng
bản thể luận Cantơ là có tính chất tự nhiên? (2000); Antơ và Ibơ (Anrdt và

Iber, chủ biên), Lôgíc về tồn tại của Hêghen (2000), v.v… Gần đây nhất có
công trình nghiên cứu của Elêna Phicara (Elena Ficara): Bản thể luận trong
"Phê phán lý tính thuần túy" (2006). Các công trình trên có đóng góp rất lớn
trong việc làm rõ bản thể luận triết học của từng đại biểu như Cantơ, Hêghen.
Tuy nhiên, do các tác giả nói trên đi sâu vào bản thể luận của từng đại biểu
một nên lại chưa có một cái nhìn tổng quan về cả giai đoạn. Và ở đây, điều hết
sức đáng tiếc khi thực hiện luận án này là việc nghiên cứu sinh không thể
tham khảo được các tài liệu bằng tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Nga.
Trong các cuốn sách viết về Cantơ của mình, Haiđơgơ đã chống lại cách
kiến giải "nhận thức luận" của trường phái Cantơ mới, cố gắng chú giải Cantơ
là nhà bản thể luận và qua đó "chứng minh" rằng, Cantơ là người đặt nền
móng cho "bản thể luận cơ bản" của ông. Haiđơgơ nhấn mạnh công lao của
Cantơ là đã đặt ra vấn đề tính hữu hạn và thời gian tính, dù Cantơ vẫn chưa ý
thức được điều ấy và cũng chưa hiểu đúng. Xuất phát từ "bản thể luận cơ bản"
này, Haiđơgơ cũng xem xét và phê phán triết học của Phíchtơ, Sêlinh và
Hêghen trong một loạt các bài giảng (sau này được in thành sách).

13


Nối tiếp Haiđơgơ, cùng bút chiến chống lại phái Cantơ mới, G.Máctin
đã luận giải "thể nền" bản thể luận trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần tuý
của Cantơ. Máctin chỉ ra rằng, cả hai khả năng chú giải (nhận thức luận và bản
thể luận) đều có trong tác phẩm này của Cantơ và chúng không đối lập nhau
mà liên quan hữu cơ với nhau. Theo Máctin, phần Phép phân tích là lý thuyết
về các điều kiện của khoa học tự nhiên (lý thuyết khoa học), còn vấn đề trung
tâm của Phép biện chứng chính là câu hỏi: "Tồn tại là gì?" (bản thể luận).
Máctin cố gắng làm sáng tỏ "bộ khung" bản thể luận mà lý luận nhận thức
Cantơ được xây dựng ở trên đó.
Trong công trình Triết học siêu nghiệm với tư cách là bản thể luận,

Giakion Han cho thấy, câu hỏi: Triết học siêu nghiệm là lý luận nhận thức hay
bản thể luận? đã được chính Cantơ trả lời rằng, nó là bản thể luận. Chúng ta
tìm thấy câu trả lời và sự trình bày có hệ thống về triết học siêu nghiệm trong
tác phẩm gần cuối đời của Cantơ với nhan đề: Siêu hình học từ thời Lépnít
(Leibniz) và Vônphơ (Wolff) đã đạt được những tiến bộ thật sự nào ở Đức?
Theo tác giả, trong tác phẩm này, Cantơ đã tự trình bày mối quan hệ giữa Phê
phán lý tính thuần tuý và Phê phán lý tính thực tiễn, cũng như đã kiến giải
triết học siêu nghiệm của ông là bản thể luận, theo nghĩa cả hai đóng vai trò
đặt cơ sở cho siêu hình học.
Một quan niệm được phổ biến rộng rãi cho rằng, thế giới hiện tượng
Cantơ là thế giới vật lý học cổ điển Niutơn và điều này được rút ra chủ yếu từ
phần trình bày về "các loại suy của kinh nghiệm" trong Phê phán lý tính thuần
tuý. Không đồng ý với quan niệm trên, công trình Phải chăng bản thể luận
Cantơ là có tính chất tự nhiên? của Gêóc Xanxơ đã tập trung vào vấn đề đối
tượng của kinh nghiệm và khảo sát "các loại suy của kinh nghiệm". Theo tác
giả, mục đích của Cantơ ở đây là đi tìm và biện minh cho các nguyên lý của
kinh nghiệm. Tác giả chỉ ra rằng, Cantơ một mặt đã đưa ra các loại suy với tư
14


cách là các nguyên lý bản thể luận đóng vai trò cơ sở cho khoa học tự nhiên và
kinh nghiệm thường ngày; nhưng, mặt khác đó cũng chính là những nguyên lý
bản thể luận cho sự tự thấu hiểu của con người. Vì vậy, bản thể luận Cantơ
không tự giới hạn mình vào vũ trụ có tính chất cơ giới, máy móc mà còn có
hiệu lực cả đối với con người với tư cách là chủ thể tự do trong hành động.
Elêna Phicara phân tích tỉ mỉ mối quan hệ giữa bản thể luận, lôgíc học
và triết học siêu nghiệm trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần tuý của Cantơ
để lý giải cơ sở bản thể luận triết học Cantơ và đi đến kết luận rằng, cách trình
bày vấn đề bản thể luận của Cantơ vẫn có tác động sâu sắc tới khoa học, triết
học và văn hoá ngày nay. Theo tác giả, luận điểm nổi tiếng của Cantơ về việc

"môn học với tên gọi rất tự hào là bản thể luận cần phải nhường chỗ lại cho
môn học với tên gọi khiêm tốn hơn là Phép phân tích về giác tính thuần tuý",
không có nghĩa là loại trừ bản thể luận mà cần phải hiểu nó như là điều kiện
tiên quyết cho một sự trình bày mới về vấn đề tồn tại.
Cuộc "bút chiến" quyết liệt nhằm chiếm giữ "ngôi vương triết học" hậu
Cantơ diễn ra giữa Phíchtơ và Sêlinh đã được Raihát Lauthơ tái hiện rất chi
tiết trong công trình: Sự hình thành triết học đồng nhất Sêlinh trong tranh
luận với Khoa học luận của Phíchtơ. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ ràng
qua thư từ trao đổi qua lại trực tiếp giữa Phíchtơ với Sêlinh, cũng như giữa hai
ông với các nhà triết học tên tuổi đương thời. Chính thông qua sự phê phán lẫn
nhau này mà cả hai ông đã phải suy ngẫm và thường xuyên chỉnh sửa, bổ
sung, phát triển bản thể luận của mình, cái đóng vai trò "hạt nhân", "nền
móng" của hệ thống triết học của hai ông: Triết học đồng nhất Sêlinh và Khoa
học luận Phíchtơ.
Với công trình Bản thể luận Hêghen và học thuyết về lịch sử tính, Hebéc
Mắcquydơ cố gắng chú giải bản thể luận Hêghen trong định hướng khởi thuỷ của
15


nó tới "sự sống" (Leben) với tư cách là khái niệm về tồn tại và lịch sử tính
(Geschichtlichkeit) của nó. Ông hiểu "bản thể luận Hêghen" là quan niệm của
Hêghen về nghĩa của tồn tại nói chung và là sự phát triển có hệ thống cái
nghĩa ấy của tồn tại trong các phương thức tồn tại khác nhau. Tác giả tập trung
vào phân tích khái niệm "sự sống", với tư cách là cơ sở khởi thuỷ của bản thể
luận Hêghen, chủ yếu trong các tác phẩm Hiện tượng học tinh thần và Khoa
học lôgíc.
Cuốn sách Lôgíc về tồn tại của Hêghen tập hợp các bài viết của các nhà
nghiên cứu về cả ba phần trong "Học thuyết về tồn tại" của Khoa học lôgíc
(chất, lượng và độ). Có nhiều bài viết tập trung phân tích mối quan hệ của
lôgíc học Hêghen với siêu hình học và bản thể luận trước ông, về cấu trúc của

Khoa học lôgíc với tư cách là sự thống nhất giữa bản thể luận, lôgíc học và
nhận thức luận. Vấn đề điểm khởi đầu của hệ thống triết học Hêghen, cũng
như mối quan hệ giữa các yếu tố của "vòng khâu nhỏ": tồn tại - hư vô - sinh
thành cũng đã được một số tác giả đề cập và phân tích khá chi tiết.
Không thể không đề cập tới công trình nổi tiếng và đồ sộ (gồm hai tập)
của nhà triết học mácxít người Hunggari Gêóc Lucác (Georg Lukács): Về bản
thể luận của tồn tại xã hội (tái bản tập I năm 1984, tập II năm 1986). Lucác
mong muốn "đánh thức lại" bản thể luận Mác và "trình bày" những nguyên tắc
của nó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu chuyên sâu và trình bày một cách
có hệ thống nội dung cơ bản của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển
Đức, qua đó đưa ra những đánh giá về ý nghĩa, những đóng góp và hạn chế
của nó đối với sự phát triển của triết học Đức hiện đại.
Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:

16


-

Trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của tư tưởng bản thể luận

triết học phương Tây để xác định nội hàm của khái niệm "bản thể luận". Làm
sáng tỏ các tiền đề ra đời của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức.

-

Tập trung phân tích và làm rõ nội dung bản thể luận trong triết học


duy tâm cổ điển Đức qua các đại biểu: Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh và Hêghen .
Phân tích ảnh hưởng của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ
điển
Đức tới một số trào lưu triết học Đức hiện đại, qua đó luận án khái quát các
đặc điểm cơ bản của nó, đánh giá ý nghĩa và chỉ ra những đóng góp và hạn
chế của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là nội dung cơ bản của bản thể luận trong triết

học duy tâm cổ điển Đức.
-

Phạm vi nghiên cứu là vấn đề bản thể luận được thể hiện qua những

tác phẩm chính của Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh và Hêghen và, do khuôn khổ luận
án, tác động của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức tới triết học
Đức hiện đại sẽ chỉ được khảo cứu thông qua hai đại biểu của triết học hiện
tượng học - hiện sinh Đức là Huxéc và Haiđơgơ, vì triết học của hai triết gia
này cho thấy rõ nhất ảnh hưởng của bản thể luận duy tâm cổ điển Đức đến
triết học Đức hiện đại.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
-

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là

quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng: tự nhiên - xã
hội - con người, về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đồng
thời, luận án cũng kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu có

liên quan đến đề tài luận án trong thời gian gần đây.

17


-

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy

vật, sử dụng chủ yếu các phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp,
lịch sử và lôgíc, đối chiếu, so sánh, khái quát hoá, v.v...
6. Đóng góp mới của luận án
-

Có thể nói, đây là luận án đầu tiên ở nước ta tập trung vào phân tích,

luận giải nội dung cơ bản của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ
điển Đức.
-

Luận án không chỉ khảo cứu có hệ thống những nội dung cơ bản của

bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức, mà còn chỉ ra những bước
tiến, khái quát những đặc điểm của bản thể luận đó, phân tích tác
động của nó đến một số trào lưu triết học Đức hiện đại; đồng thời cũng làm rõ
nội dung bản thể luận trong triết học Mác và từ đó, đánh giá những đóng góp
và hạn chế của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần nghiên cứu chuyên sâu một trong các nội dung quan
trọng nhất của triết học duy tâm cổ điển Đức là nội dung bản thể luận, qua đó

chỉ ra đóng góp và hạn chế của nó.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng
dạy và nghiên cứu lịch sử triết học, giai đoạn triết học cổ điển Đức.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án gồm 3 chương, 9 tiết.

PHẦN NỘI DUNG

18


Chương 1
BẢN THỂ LUẬN VÀ CÁC TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA BẢN THỂ LUẬN
TRONG TRIẾT HỌC DUY TÂM CỔ ĐIỂN ĐỨC
`
1.1. Khái niệm "bản thể luận"
Thuật ngữ "bản thể luận" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp
giữa hai từ on (όv) - "cái thực tồn", "cái đang tồn tại" và logos (λόγος)
- lời lẽ, khái niệm, học thuyết, có nghĩa là "học thuyết về tồn tại tự thân nó";
là một bộ phận của triết học nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của tồn tại,
những bản chất chung nhất và những phạm trù chung nhất về cái thực tồn.
Bản thể luận đôi khi được đồng nhất với siêu hình học, nhưng thường được
xem là bộ phận trung tâm của siêu hình học. Thuật ngữ "bản thể luận" xuất
hiện lần đầu tiên năm 1613 trong "Từ điển thuật ngữ triết học" của
R.Cốclêniút (Goclenius) và được kiện toàn trong hệ thống triết học của
C.Vônphơ.
Khái niệm "bản thể" có nguồn gốc từ chữ "ousia" của Hy Lạp và nó là
khái niệm đa nghĩa: vừa có nghĩa là bản thể, tồn tại, lại vừa có nghĩa là bản
chất. Kể từ Arixtốt trở đi, khái niệm bản thể gắn liền với vấn đề siêu hình học,

về "cái thực tồn như là cái thực tồn", tức là gắn liền với khái niệm tồn tại.
Như vậy, thuật ngữ "bản thể luận" chỉ xuất hiện vào thế kỷ XVII, nhưng
tư tưởng bản thể luận đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử triết học, ngay từ
thời cổ đại. Và với tư cách là bộ phận căn bản nhất của siêu hình học, bản thể
luận ra đời cùng với siêu hình học và trải qua quá trình phát triển liên tục, gắn
bó hữu cơ với tiến trình lịch sử triết học. Do vậy, việc nghiên cứu lịch sử của
bản thể luận, lịch sử của các quan niệm, của các

19


học thuyết triết học về tồn tại, là con đường khả dĩ nhất để làm sáng tỏ nội
dung của khái niệm này.
Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học đã có những suy tư nhằm phân
biệt giữa bản thể và hiện tượng (tiếng Hy Lạp là phainomenon) trước kinh
nghiệm về một thế giới đầy những mặt đối lập và mâu thuẫn. Trong khi bản
thể thường được quan niệm là bản chất nội tại của sự vật, không nhận thức
được một cách trực tiếp bằng các giác quan, thì hiện tượng được coi là sự phát
triển (đầy mâu thuẫn và có thể tri giác được bằng kinh nghiệm) của bản thể.
Hơn nữa, các nhà triết học cổ đại còn phân biệt cả "vẻ bề ngoài" hay "ánh
hiện" so với bản thể: Họ coi nó là sự thể hiện trên bề mặt của bản thể và theo
nghĩa đó, nó là sự thể hiện, sự bộc lộ không chân thực, ảo ảnh.
Bản thể luận được tách biệt ra từ các học thuyết về tồn tại của giới tự
nhiên như là học thuyết về bản thân tồn tại ngay trong triết học Hy Lạp sơ kỳ,
mặc dù bản thân thuật ngữ "bản thể luận" khi đó chưa được sử dụng. Pácmênít
và các nhà triết học thuộc phái Elê tuyên bố chỉ có tư duy về tồn tại - sự thống
nhất đồng loại, vĩnh cửu và bất biến - là tri thức chân thực. Họ nhấn mạnh tư
duy về tồn tại không thể là tư duy sai lầm, rằng tư duy và tồn tại là đồng nhất.
Những chứng minh cho bản chất nằm ngoài thời gian, nằm ngoài không gian
và siêu cảm tính của tồn tại được coi là luận chứng lôgíc học đầu tiên trong

lịch sử bản thể luận phương Tây.
Vấn đề tồn tại được Pácmênít đưa vào triết học nhằm giải quyết nhu
cầu xã hội và của con người cổ đại đã mất niềm tin vào thần linh truyền thống
và từ đó những cơ sở và chuẩn mực xã hội bị phá vỡ. Cùng với cái chết của
thần linh thì nhịp độ, trật tự của quá trình tự nhiên và xã hội không còn được


bảo đảm nữa [Xem 51, tr.146] . Triết học Pácmênít xoa dịu tâm hồn khủng


Từ đây: - Số đầu là số thứ tự tài liệu tham khảo
Số giữa (nếu có) là số tập của tài liệu tham khảo
Số cuối là số trang của tài liệu tham khảo.

20


hoảng của con người thời cổ đại bằng cách mách bảo cho họ về sự thần khải
của tư duy tuyệt đối luôn giữ cho thế giới không bị rơi vào tình trạng hỗn
loạn, bảo đảm cho nó tính ổn định và bền vững.
Tính đa dạng thường biến của thế giới được trường phái Elê xem là một
hiện tượng hư ảo. Sự khu biệt nghiêm ngặt này sau đó đã được các lý thuyết
bản thể luận của những nhà triết học tiền Xôcrát làm dịu bớt, đối tượng của họ
đã không còn là tồn tại "thuần tuý", mà là các bản nguyên có chất lượng xác
định của tồn tại ("cội nguồn" ở Empêđốc, "sinh khí" ở Anaxago, "nguyên tử"
ở Đêmôcrít). Quan niệm như vậy cho phép giải thích mối quan hệ của tồn tại
với những đối tượng cụ thể, cái siêu cảm tính với trực giác cảm tính. Đồng
thời cũng xuất hiện lập trường đối lập mang tính chất phê phán của phái nguỵ
biện: họ bác bỏ tính tư duy được của tồn tại và gián tiếp bác bỏ bản thân tính
có thể của khái niệm "tồn tại". Nổi bật lên ở đây là luận chứng của Giócgiát

(Gorgias) thể hiện qua ba luận điểm: 1) không có cái gì; 2) nếu thậm chí có
một cái gì đó, thì nó cũng bất khả tri và 3) nếu nó khả tri, thì cũng không thể
diễn đạt bằng lời và lý giải cho người khác biết. Đây là sự nhạo báng mang
tính chất luận chiến chống lại siêu hình học của phái Elê.
Để hiểu được cuộc "cách mạng bản thể luận triết học" của Xôcrát, trước
hết cần lưu ý rằng, Xôcrát đã kế tục tư tưởng triết học Hy Lạp tiền nguỵ biện.
Tư tưởng này thể hiện ở quan niệm về mối liên hệ của vũ trụ với con người,
theo đó thì vũ trụ không tách biệt với con người. Đặc điểm cơ bản của trực
giác về vũ trụ chính là mối liên hệ mật thiết của nó với tồn tại người và số
phận của con người. Chính mối liên hệ qua lại giữa tồn tại vũ trụ và tồn tại
người cấu thành thực chất của vũ trụ cổ đại. Trật tự vũ trụ toàn vẹn thống nhất
hình thành viễn cảnh của số phận con người, số phận này luôn là số phận
trong vũ trụ. Vì vậy, với một nghĩa nào đó, số phận con người được đồng nhất
với số phận vũ trụ nói chung. Nhưng, Xôcrát cũng nhận thấy rõ hạn chế của
21


×