Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vấn đề bản thể luận trong lí luận văn học Trung Quốc đương đại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.02 KB, 5 trang )

Vấn đề bản thể luận trong
lí luận văn học Trung Quốc
đương đại



Bản thể luận hoạt động coi hoạt động văn học là đối tượng nghiên cứu văn học.
Văn học là quá trình đi từ tác giả - tác phẩm - người đọc, tất cả là sự tồn tại của văn
học, do đó Chu Lập Nguyên xác lập “bản thể luận hoạt động”, “bản thể luận quá
trình”, “Bản thể luận thực tiễn thẩm mĩ”. Trong sách Nguyên lí mĩ học ông khẳng
định: “Bản thể luận nghệ thuật tức là tồn tại luận nghệ thuật” và phân tích ba phương
thức tồn tại của nghệ thuật: sáng tác, tác phẩm, tiếp nhận
(14)
. Quan điểm trên được
Thiệu Kiến hưởng ứng, tổng kết thành công thức ba R: Writer – Work – Reader và
khẳng định ba nhân tố đó không thể thiếu một, và không thể lấy một nhân tố trong đó
làm thành bản thể được
(15)
. Vương Nhạc Xuyên trình bày bản thể luận đầy đủ hơn
trong bài Hạt nhân mĩ học đương đại – bàn về bản thể nghệ thuật (Bình luận văn học,
số 5-1989), về sau trình bày trong chuyên luận Bản thể luận nghệ thuật (1994), ông
nhấn mạnh bốn điểm mới: 1. Từ bản thể luận tự nhiên truyền thống chuyển sang bản
thể luận sự sống nhân loại; 2. Từ tồn tại bất biến chuyển sang sự sinh thành cảm tính,
thời gian, quá trình; 3. Từ toàn bộ vô thời gian chuyển sang quá trình trong không -
thời gian; 4. Từ khách thể luận tất yếu chuyển sang chủ thể luận tự do. Trong các yếu
tố bản thể giá trị là yếu tố thống nhất của quá trình. Bản thể nghệ thuật không giản
đơn chỉ là phản ánh, không chỉ là biểu hiện, không chỉ là hình thức văn bản, mà là
đem tái hiện, biểu hiện thống nhất trong thể nghiệm đời sống, vật hoá trong văn bản,
đồng thời nghệ thuật thức tỉnh tinh thần. Chuyên luận của Vương Nhạc Xuyên có thể
coi là một thành tựu đáng kể của lí luận văn học thời kì mới.
Lí luận bản thể luận văn học thời kì này nhìn chung đã có phần đột phá lí luận


văn học nhận thức luận, tiến gần với bản chất nghệ thuật, mặt khác đã bước đầu xây
dựng được bộ khung lí thuyết hợp lí để phát triển thêm trong tương lai. Tuy vậy nhìn
chung, bước đầu xây dựng lí luận mới, một số vấn đề “tiền lí luận” chưa được giải
quyết tốt như khái niệm “bản thể”, “bản thể tính”, “bản thể luận” còn nhiều mơ hồ,
nhầm lẫn. Chu Lập Nguyên chỉ ra có sự nhầm lẫn bản thể với bản thân tác phẩm, với
bản nguyên, bản tính, với vũ trụ, với quá trình, thể nghiệm, với sinh tồn trong chủ
nghĩa sinh tồn… Theo Chu Lập Nguyên cả từ điểnTừ Hải tại mục từ “Bản thể luận”
cũng ghi: “Danh từ triết học, chỉ bộ phận của vấn đề bản nguyên, bản tính trong
nghiên cứu thế giới”. Thậm chí Đại từ điển triết học ở mục “Bản thể luận” ghi: “Về
đại thể trong triết học trước Mác, bản thể luận có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa
rộng chỉ bản tính cuối cùng của thực tại… do đó nghiên cứu bản tính cuối cùng của
mọi thực tại thì gọi là bản thể luận”. Theo tác giả, “ontology” dịch đúng phải là “tồn
tại luận” (hoặc “vạn hữu luận”, “là luận”). Nhưng do cả giới học thuật Trung Quốc
đều dịch nhầm, cho nên khi nói về bản thể luận, phải hiểu đó là tồn tại luận, tức là
nghiên cứu sự có, sự hữu của sự vật
(16)
. Có người nhận thấy phần nhiều khái niệm
“bản thể luận” chưa kết hợp với “bản thể luận mác xít”, do hiểu chưa đúng phạm trù
thực tiễn, cảm tính trong triết học của Mác
(17)
. Có người trái lại, còn cho rằng khái
niệm bản thể trong triết học không thể đem dùng cho văn học được, vì văn học không
có bản thể, bản thể văn học thực chất là một vấn đề giả tạo
(18)
. Theo Triệu Hiến
Chương trong sách Thông luận phương pháp nghiên cứu văn học thì bản thể luận văn
học trên thế giới có nhiều bất cập. Thứ nhất là đánh mất chủ thể (đặc biệt là bản thể
luận hình thức), thứ hai là bản thể luận khép kín, không bắc cầu được với thực tiễn xã
hội, thời đại, thứ ba là không phù hợp với bản chất khai mở của văn bản. Thông diễn
học Gadamer, lí thuyết giải cấu trúc, mĩ học tiếp nhận đánh dấu sự cáo chung của bản

thể luận xưng bá suốt thế kỉ XX. Khái niệm bản thể luận văn học phải giải thoát khỏi
giới hạn của văn bản thì mới có hi vọng. Nhận định như vậy là có phần đúng, nhưng
có lẽ Triệu Hiến Chương có thể do chưa đi sâu vào khái niệm bản thể là bản thân sự
tồn tại, mà “tồn tại” thì không tách rời được chủ thể như cách hiểu của Heidegger,
xoá bỏ đối lập chủ thể/ khách thể, cho nên không hề có chuyện đánh mất chủ thể.
Theo Tô Hồng Bân trong sáchDẫn luận bản thể luận văn học đã nêu ở trên thì chỉ có
hiểu bản thể là “sự tồn tại”, “sự có” thì mới thoát khỏi chủ nghĩa bản chất ngự trị lâu
nay, mới thoát khỏi lối tư duy nhị phân trong lí luận
(19)
. Nhược điểm của bản chất chủ
nghĩa là lẫn lộn “tồn tại” với “cái là”, do đó mà tạo ra sự bỏ quên sự tồn tại như
Heidegger nhận định. Theo ý của Tô Hồng Bân thì giới học thuật không hẳn đã dịch
nhầm “bản thể luận” như Chu Lập Nguyên phát hiện, bởi vì trong “ontology”, tuy từ
trung tâm là “on”, nhưng hạt nhân nghiên cứu lại là bản thể (ousia) hoặc là thực thể
(substance), chứ không phải là tồn tại
(20)
. Đưa bản thể luận vào văn học, thứ nhất là
nhu cầu của tư duy triết học muốn tự khẳng định mình trong hiện tượng văn học,
nghệ thuật, thể hiện mối tương quan khăng khít của triết học và lí luận văn học. Theo
tác giả, nghiên cứu bản chất, đặc trưng của văn học không phải là vấn đề của bản thể
luận văn học, nhưng bản thể luận văn học có thể giúp soi sáng bản chất và đặc trưng
của văn học. Trong triết học do có sự chuyển hướng nghiên cứu từ bản thể luận về
thế giới, về vũ trụ sang bản thể luận về tồn tại của người, về sự sống, về ham muốn,
về sự lo âu sinh tồn của con người, cho nên bản thể luận văn học nghiên cứu sự thể
hiện ý nghĩa của tồn tại con người trong văn học, tìm hiểu vai trò của ngôn từ trong
việc biểu hiện ý nghĩa của tồn tại đó. Ở đây bản thể luận sẽ khẳng định sự sống là
một hoạt động phi chủ thể, kinh nghiệm thẩm mĩ căn bản cũng là một hoạt động phi
chủ thể
(21)
. Chỉ trong nhận thức luận thì con người mới tự đối lập với chính mình và

trở thành chủ thể. Trong sáng tác và thưởng thức nghệ thuật, trái lại, người ta thường
quên mình, quên xung quanh, mà đắm mình vào trong tồn tại của nghệ thuật. Chính
vì lí do đó mà triết gia hiện tượng luận Pháp là Merleau - Ponty trong Hiện tượng học
tri giác và trong bài Cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy đã đưa phạm trù thân thể
vào chủ thể. Trước đây do đối lập thân thể với linh hồn, với thân xác, do coi chủ thể
cao hơn thân thể, xem thân thể là tầm thường, thấp kém, cho nên thân thể bị gạt ra
ngoài nghệ thuật. Bây giờ vấn đề chủ thể nhục thân hay chủ thể – thân thể (body-
subject) được nêu ra, thân thể có tính linh, thân tâm hợp nhất, và ông cho rằng nhục
thân là một phương thức tồn tại thứ ba, không phải vật chất, cũng không phải tinh
thần mà là thực thể, nghĩa là không phải nhục thể theo quan điểm nhị nguyên phân
lập. Với quan điểm thân thể – chủ thể như thế, quan hệ nhà văn với hiện thực không
phải là quan hệ nhận thức, không phải quan hệ đối lập chủ thể/ khách thể. Merleau –
Ponty viết: “Tôi thông qua thân thể tôi mà nhập vào trong các sự vật, và chúng cũng
giống như chủ thể đã nhục thân hoá cùng tồn tại với tôi”. Như thế bản thể luận giúp
nhìn nhận lại vấn đề chủ thể trong văn học, nghệ thuật. Thứ hai, bản thể luận giúp tìm
hiểu phương thức mà tác phẩm dùng để nói lên ý nghĩa của tồn tại. Heidegger trong
bàiTrên con đường tương thông với ngôn ngữ từng nói: “Ngôn ngữ nói bằng một âm
thanh vắng lặng”. Ông lại nói: “Về bản chất, ngôn ngữ không phải là biểu đạt, cũng
không phải là một hoạt động của con người. Ngôn ngữ lên tiếng”. Ý nghĩa của tồn tại
có thể lên tiếng. Nhưng cái ngôn ngữ dùng để lên tiếng ấy không phải là công cụ của
bản thân con người mà thuộc về bản thân tồn tại. Vì thế văn học muốn biểu hiện ý
nghĩa của tồn tại thì trước hết phải học được ngôn ngữ ấy. Ngôn ngữ khoa học đáp
ứng yêu cầu biểu đạt phương diện “cái là” của tồn tại (trả lời câu hỏi tồn tại là gì?),
tức phù hợp bản chất sự vật và phù hợp lôgic của biểu đạt. Ngôn ngữ đời thường chủ
yếu thực hiện chức năng xưng gọi, do chấp mê vào kẻ tồn tại mà nó che mất ý nghĩa
của tồn tại. Theo Heidegger, “thơ (tức văn học) chưa bao giờ tiếp nhận ngôn ngữ như
là một chất liệu có sẵn, trái lại, chỉ bản thân thơ mới làm cho ngôn ngữ trở thành có
thể. Thơ là ngôn ngữ nguyên sơ của dân tộc mang tính lịch sử”. Theo bản thể luận
ngôn ngữ văn học không phải là công cụ, trái lại, nói như J.P. Sartre, “Trên thực tế,
nhà thơ thoát thân khỏi ngôn ngữ công cụ, chọn lấy thái độ thơ đối với ngôn ngữ,

xem từ ngữ như vật thể, chứ không phải như kí hiệu” (Văn học là gì?). Thơ đặt tên
cho tồn tại, gọi ra tồn tại và ý nghĩa của tồn tại.
Trải qua gần ba mươi năm chuyển hướng bản thể luận, tập nói theo ngôn ngữ
mới, phần nhiều khác lạ của triết học phương Tây, nhiều nhà lí luận văn học đương
đại Trung Quốc đã có nhiều tìm tòi và cũng có không ít ngộ nhận, đi đường vòng,
dần dần, có thể nói họ đã bắt đầu đi vào thực chất của vấn đề và mở ra những triển
vọng mới. Bản thể của văn học không phải giản đơn chỉ là hình thức, chỉ là tác phẩm,
văn bản, nhân loại, quá trình… Chỉ nghiên cứu riêng về từng yếu tố đó chưa phải là
bản thể luận. Bản thể luận là một cách tiếp cận có tính chất triết học về tồn tại theo
cách hiểu hiện đại, nhờ đó, các vấn đề hình thức, văn bản, tác phẩm, quá trình sẽ
được hiểu đúng đắn hơn, sâu sắc hơn, phù hợp với bản chất và đặc trưng của văn học
hơn. Bản thể luận văn học sẽ đặt ra nhiều vấn đề để nghiên cứu, giúp gỡ ra được
nhiều ngộ nhận về bản chất và đặc trưng văn học trong lí luận văn học

×