Tải bản đầy đủ (.docx) (191 trang)

Hỗ trợ nhân đạo của liên hợp quốc ứng phó với thảm họa thiên nhiên (2000 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 191 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

Vũ Thị Anh Thư

HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO CỦA LIÊN HỢP QUỐC
ỨNG PHÓ VỚI THẢM HỌA THIÊN NHIÊN (2000-2015)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

Vũ Thị Anh Thư

HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO CỦA LIÊN HỢP QUỐC
ỨNG PHÓ VỚI THẢM HỌA THIÊN NHIÊN (2000-2015)
Chuyên ngành:
Mã số:

Quan hệ quốc tế
62 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG PHƯỚC HIỆP


XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ

CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá

Luận án Tiến sĩ

PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

GS.TS. Nguyễn Văn Kim

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Các kết luận của luận án chưa từng được cá nhân hoặc
tổ chức nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Thị Anh Thư


LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu này sẽ khó được hoàn thành nếu thiếu sự chỉ dẫn và
chia sẻ kinh nghiệm của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp trong suốt thời gian tôi
triển khai đề tài.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Hoàng Phước

Hiệp, người đã luôn động viên và nhiệt tình đồng hành với tôi trong suốt quá trình
học tập từ trình độ thạc sĩ đến tiến sĩ.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và các phòng ban chức năng
của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo nhiều điều kiện vô cùng
thuận lợi cho tôi trong quá trình vừa học tập, nghiên cứu và vừa thực hiện nhiệm vụ
của giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại Khoa Quốc tế học, các
bạn đồng môn và thầy cô giáo khác ở trong và ngoài trường đã chia sẻ cho tôi nhiều
thông tin, tư liệu và những kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi thực hiện Luận
án.
Lời tri ân sâu sắc tôi xin dành cho những người thân trong gia đình, đặc biệt là
GS.NGND. Vũ Dương Ninh, “người Thầy” với đầy đủ ý nghĩa nhất luôn khích lệ và
định hướng cho sự nghiệp của tôi. Những lời động viên và sự ủng hộ của cha mẹ,
chồng, con và anh chị em đã tiếp sức cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Vũ Thị Anh Thư


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................................... 5
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................. 13
1.1. Nghiên cứu về sự hình thành và biến chuyển của chủ nghĩa nhân đạo và
hỗ trợ nhân đạo trong quan hệ quốc tế....................................................................................... 13
1.2. Nghiên cứu về cơ sở pháp lý của hoạt động hỗ trợ nhân đạo ứng phó với
thảm họa thiên nhiên......................................................................................................................... 22

1.3. Nghiên cứu về vai trò của Liên Hợp Quốc trong hỗ trợ nhân đạo quốc tế..........24
1.4. Nhận xét........................................................................................................................................ 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO
CỦA LIÊN HỢP QUỐC ỨNG PHÓ VỚI THẢM HỌA THIÊN NHIÊN...........29
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................................... 29
2.1.1. Các khái niệm
..............................................................................................................................................................

29

2.1.2. Cách tiếp cận trong hỗ trợ nhân đạo ứng phó với thảm họa thiên nhiên
..............................................................................................................................................................

39

2.1.3. Điều kiện tiến hành hỗ trợ nhân đạo ứng phó với thảm họa thiên nhiên
..............................................................................................................................................................

46

2.1.4. Áp dụng các lý thuyết nghiên cứu về hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc
..............................................................................................................................................................

51

2.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................ 58
2.2.1. Cơ sở pháp lý hình thành hệ thống thiết chế hỗ trợ nhân đạo của
Liên Hợp Quốc
...................................................................................................................................................................


58

2.2.2. Vai trò của Liên Hợp Quốc trong mạng lưới hỗ trợ nhân đạo quốc tế
..............................................................................................................................................................

61

2.2.3. Tình hình thảm họa thiên nhiên và hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc
trước năm 2000
...................................................................................................................................................................

64

Tiểu kết
...................................................................................................................................................................

68
Chương 3: HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU PHỐI HỖ TRỢ
NHÂN ĐẠO CỦA LIÊN HỢP QUỐC ỨNG PHÓ VỚI THẢM HỌA


THIÊN NHIÊN (2000-2015)....................................................................................................... 69
3.1. Nguyên nhân thúc đẩy tăng cường hỗ trợ nhân đạo sau năm 2000........................69
3.1.1. Nguyên nhân khách quan
..............................................................................................................................................................

69
3.1.2. Nguyên nhân chủ quan
..............................................................................................................................................................


73
3.2. Hệ thống thiết chế hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc............................................ 74
3.2.1. Hệ thống thiết chế hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc ở cấp quốc tế
..............................................................................................................................................................

74
3.2.2. Hệ thống thiết chế hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc ở cấp quốc gia .. 78
3.2.3. Thẩm quyền ra quyết định về hỗ trợ nhân đạo quốc tế
..............................................................................................................................................................

80
3.2.4. Đặc điểm của hệ thống thiết chế hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc
..............................................................................................................................................................

82
1


3.3. Cơ chế điều phối hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc............................................... 83
3.3.1. Cơ chế huy động và phân phối nguồn tài chính
..............................................................................................................................................................

83
3.3.2. Cơ chế lãnh đạo và điều phối hoạt động hỗ trợ nhân đạo
..............................................................................................................................................................

87
3.3.3. Phối kết hợp với lực lượng quân sự
..............................................................................................................................................................


93
3.3.4. Cơ chế phân phối viện trợ
..............................................................................................................................................................

95
3.4. Một số hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc ứng phó với thảm họa
thiên nhiên (2000-2015).................................................................................................................. 96
3.4.1. Hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc sau cơn sóng thần ở Ấn Độ Dương
năm 2004
...................................................................................................................................................................

96
3.4.2. Phối kết hợp giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN ứng phó với thảm họa
thiên nhiên ở Myanmar năm 2008
...................................................................................................................................................................

97
3.4.3. Hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc ở Haiti sau động đất năm 2010.....100
3.4.4. Hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc ở Vùng Sừng Châu Phi.....................105
3.4.5. Hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho Việt Nam......................................... 107
Tiểu kết................................................................................................................................................ 116
Chương 4: ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO CỦA LIÊN HỢP QUỐC ỨNG PHÓ
VỚI THẢM HỌA THIÊN NHIÊN (2000-2015)............................................................. 118
4.1. Đánh giá về hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc ứng phó với thảm họa
thiên nhiên.......................................................................................................................................... 118
4.1.1. Đánh giá về hệ thống thiết chế và cơ chế điều phối hỗ trợ nhân đạo
của Liên Hợp Quốc......................................................................................................................... 118
4.1.2. Đánh giá về hiệu quả hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc....123
4.1.3. Cơ hội và thách thức đối với hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc...........131

4.2. Khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ nhân đạo ứng phó với
thảm họa thiên nhiên....................................................................................................................... 145
4.2.1. Cải tổ hệ thống thiết chế hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc...................145
4.2.2. Thay đổi cách tiếp cận trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo.............................. 147
4.2.3. Đổi mới hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc thích ứng với
thách thức mới................................................................................................................................... 149
Tiểu kết................................................................................................................................................ 153
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 155


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................................. 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 158
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt
ĐHĐ

Đại hội đồng

HĐBA

Hội đồng bảo an


HĐKTXH

Hội đồng kinh tế - xã hội

HTNĐ
LHQ

Nguyên văn tiếng Việt

Hỗ trợ nhân đạo
Liên Hợp Quốc

THTN

Thảm họa thiên nhiên

XĐVT

Xung đột vũ trang

TIẾNG ANH
Từ viết tắt
ASEAN

Nguyên văn tiếng Việt - Anh
Hiệp hội các nước Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations

EU
Liên minh châu Âu - European Union
ECOWAS

Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi The Economic Community of West Africa States
FAO

Tổ chức nông lương thế giới Food and Agriculture Organisation

IASC

Ủy ban thường trực liên cơ quan Inter-Agency Standing Committee

ICRC

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế International Committee of Red Cross

IFRC

Liên đoàn quốc tế của Hiệp hội Chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ -

International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies

IGO

Tổ chức liên chính phủ - Inter-Governmental Organisation

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế - International Monetary Fund

IOM
MDGs


Tổ chức di cư quốc tế - International Organisation for Migration
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Millennium Development Goals

NGO

Tổ chức phi chính phủ - Non-Governmental Organisation
3


OCHA

Văn phòng điều phối hoạt động nhân đạo LHQ United Nations Office for the Co-ordination of Humanitarian Affairs

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Organisation for Economic Cooperation and Development

SDGs
UNDAC

Mục tiêu phát triển bền vững - Sustainable Development Goals
Nhóm phối hợp và đánh giá thảm họa United Nations Disaster Assessment and Coordination

UNDP

Chương trình hỗ trợ phát triển của LHQ United Nations Development Programs

UNICEF
UNISDR


Quỹ nhi đồng LHQ - The United Nations Children’s Fund
Văn phòng Giảm rủi ro thảm họa của LHQ The United Nations Office for Disaster Risk Reduction

UNHCR

Cao ủy LHQ về người tị nạn The United Nations High Commissioner for Refugee

UN-HABITAT

Chương trình định cư con người LHQ United Nations Human Settlements Programme

USD

Đô la Mỹ - United States dollar

WB

Ngân hàng Thế giới - World Bank

WFP

Chương trình lương thực thế giới - World Food Program

WHO
Tổ chức y tế thế giới - World Health Organisation
WHS 2016
Hội nghị thượng đỉnh về hỗ trợ nhân đạo thế giới 2016 World Humanitarian Summit 2016

4



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Vốn cấp cho hỗ trợ nhân đạo theo Lời kêu gọi hỗ trợ của Liên hợp quốc
(2006-2014) ...............................................................................................................
Hình 3.2: Hệ thống thiết chế hỗ trợ nhân đạo của Liên hợp quốc ............................

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh Lạnh kết thúc, cả thế giới bước vào giai đoạn tập trung phát triển
chuẩn bị cho một thiên niên kỷ mới. Nhưng thế giới đang phải chứng kiến những
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan tác động đến
cuộc sống của con người. Trái đất nóng dần lên và khả năng con người dễ bị tổn
thương trước những đợt tấn công của thiên tai gây ra THTN ở nhiều khu vực và
đang là mối lo ngại không chỉ của từng quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Sự thay
đổi tính chất của khủng hoảng nhân đạo do hậu quả của XĐVT nội bộ, thời tiết cực
đoan, dịch bệnh, thay đổi nhân khẩu, đô thị hóa vào đầu thế kỷ XXI làm gia tăng
nhu cầu HTNĐ và đe dọa đến những nỗ lực toàn cầu trong việc đạt MDGs trong
giai đoạn 2000-2015. THTN đã xóa đi nhiều thành tựu phát triển, ngăn cản sự tiến
bộ xã hội và tăng trưởng kinh tế, đẩy người dân của một số nước đang phát triển
lâm vào cảnh đói nghèo cùng cực, xung đột và ly tán. Khủng hoảng nhân đạo diễn
ra dai dẳng ở một số khu vực trên thế giới đã trở thành mối quan tâm của cộng đồng
quốc tế. Thảo luận về tăng cường cường hiệu quả của cứu trợ khẩn cấp và quản lý
rủi ro thảm họa tiếp tục là chủ đề nóng trong các chương trình nghị sự về phát triển
của LHQ. Mạng lưới HTNĐ quốc tế đã và đang nỗ lực rất nhiều để chấm dứt khủng
hoảng nhân đạo nhưng thực tế cho thấy chưa bao giờ HTNĐ đáp ứng đủ nhu cầu
của các nạn nhân sau THTN.
LHQ với vị trí là tổ chức quốc tế lớn nhất, bên cạnh các nhiệm vụ duy trì hòa

bình, an ninh và tuân thủ pháp luật quốc tế, LHQ còn có trách nhiệm thúc đẩy phát
triển bền vững, bảo vệ quyền con người. LHQ giữ vai trò trung tâm của sự hợp tác
quốc tế để giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa và HTNĐ toàn cầu
[United Nations 1945, Điều 1 khoản 3]. Nghị quyết của ĐHĐ LHQ số 46/182 ngày
19 tháng 12 năm 1991 là văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định LHQ có “vai trò
trung tâm và duy nhất để quy định sự lãnh đạo và phối hợp những nỗ lực của cộng
đồng quốc tế hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng” bởi THTN và các trường hợp khẩn cấp
khác.
6


Bước vào thế kỷ XXI, LHQ đã có nhiều nỗ lực hoàn thiện hệ thống thiết chế
HTNĐ và cải cách phương thức hoạt động để thích ứng với tình hình khủng hoảng
nhân đạo gia tăng, tăng cường thiết lập quan hệ đối tác để cải thiện sự ứng phó với
THTN. Tuy vậy, cộng đồng quốc tế vẫn cho rằng những nỗ lực đó của LHQ chưa có
chuyển biến rõ rệt về hiệu quả của HTNĐ ứng phó với THTN và những cải cách
trong phương thức hoạt động HTNĐ của LHQ chưa có sự thay đổi đáng kể để giải
quyết triệt để nguyên nhân của khủng hoảng nhân đạo. Gần ba thập kỷ qua, LHQ
vẫn chưa thể tạo ra sự gắn kết và cộng tác giữa các chủ thể trong mạng lưới HTNĐ
quốc tế. Nguyên nhân có thể là do hệ thống HTNĐ của LHQ đã lạc hậu, hoặc là số
lượng các chủ thể tham gia vào mạng lưới HTNĐ quốc tế ngày càng tăng và giữ vị
trí độc lập, tự chủ hơn, nhu cầu phối hợp và tuân theo sự lãnh đạo của LHQ là
không thường xuyên, thậm chí có sự mất cân bằng quyền lực giữa các chủ thể trong
mạng lưới đó, hoặc là gia tăng lợi ích quốc gia trong chính sách HTNĐ của các nhà
tài trợ chính phủ. Việc thiếu cam kết chính trị từ các nhà tài trợ chính phủ gây nên
tình trạng khan hiếm nguồn tài chính cung cấp cho hoạt động HTNĐ cũng đang là
thách thức lớn đối với mạng lưới HTNĐ quốc tế. Những nguyên nhân đó có thể ảnh
hưởng tới hiệu quả của hoạt động HTNĐ quốc tế ứng phó với THTN. Bên cạnh đó,
LHQ cũng chịu nhiều áp lực từ những yêu cầu cải tổ hệ thống thiết chế và cơ chế
hoạt động để tăng cường vai trò lãnh đạo và điều phối mạng lưới HTNĐ quốc tế

nhằm thu hút và gắn kết các chủ thể tham gia vào một môi trường HTNĐ ổn định
hơn, giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động HTNĐ quốc tế.
Nghiên cứu về hoạt động HTNĐ của LHQ trong hoàn cảnh THTN ở phương
diện lý luận quan hệ quốc tế kết hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn đang trở nên
cần thiết để có được nhận thức và đánh giá khoa học và thực tiễn sâu hơn về vai trò
của LHQ trong lĩnh vực HTNĐ quốc tế giúp các quốc gia ngăn chặn và sẵn sàng
ứng phó với khủng hoảng nhân đạo do thiên tai gây ra. Xuất phát từ những nhận
thức trên, tôi chọn vấn đề “Hỗ trợ nhân đạo của LHQ ứng phó thảm họa thiên
nhiên (2000 -2015)” làm đề tài nghiên cứu của Luận án tiến sĩ. Việc nghiên cứu này
góp phần phân tích những nhân tố thúc đẩy sự thành công hay cản trở hiệu quả hoạt
động HTNĐ của mạng lưới HTNĐ quốc tế, trong đó LHQ đóng vai trò trung tâm.
7


2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ hoạt động HTNĐ của LHQ ứng phó với THTN trong giai
đoạn 2000-2015, phân tích hệ thống thiết chế và cơ chế điều phối hoạt động HTNĐ
của LHQ, Luận án đánh giá kết quả hoạt động và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động HTNĐ ứng phó với THTN.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, Luận án tập trung nghiên cứu và giải quyết các
vấn đề sau đây:
Làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu về HTNĐ ứng phó với THTN.
Phân tích hệ thống thiết chế HTNĐ của LHQ và chỉ ra các đặc điểm của hệ
thống đó.
Phân tích cơ chế điều phối hoạt động và phương thức triển khai HTNĐ của

LHQ ứng phó với THTN trong giai đoạn 2000-2015, qua việc phân tích một
số trường hợp nghiên cứu điển hình.
Đưa ra các đánh giá về thành tựu và hạn chế của hoạt động HTNĐ của LHQ
ứng phó với THTN, nhận diện các nhân tố thúc đẩy hay cản trở hiệu quả của
hoạt động HTNĐ, cơ hội và thách thức đối với hoạt động HTNĐ ứng phó với
THTN.
Nêu ra một số đề xuất nhằm cải tổ hệ thống thiết chế HTNĐ của LHQ, đổi
mới cách tiếp cận và hoạt động của LHQ để nâng cao hơn nữa hiệu quả
HTNĐ của mạng lưới HTNĐ quốc tế ứng phó với THTN.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động HTNĐ của LHQ ứng phó với
THTN từ năm 2000 đến 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động HTNĐ của
LHQ từ năm 2000 đến năm 2015. Đây là giai đoạn về cơ bản LHQ đã hoàn thiện hệ
thống thiết chế HTNĐ và có một số cải cách so với trước năm 2000 để thích ứng
kịp thời với sự thay đổi tính chất của khủng hoảng nhân đạo cũng như gia tăng nhu
8


cầu HTNĐ vào đầu thế kỷ XXI. Đây cũng là giai đoạn quan hệ quốc tế chuyển từ
chấm dứt Chiến tranh Lạnh sang phát triển và toàn cầu hóa, LHQ khuyến khích các
quốc gia phấn đấu đạt MDGs nhằm chấm dứt đói nghèo, bất bình đẳng xã hội. Sự
tác động tiêu cực của THTN và khủng hoảng nhân đạo có thể làm ảnh hưởng tới
việc các quốc gia nỗ lực phấn đấu và duy trì các thành quả của MDGs. Do vậy,
Luận án lấy mốc thời gian 2000-2015 cho phù hợp với Chương trình nghị sự về

Mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ. Ở một phạm vi nhất định, Luận án có thể cập nhật
một số vấn đề được nêu ra trong hai năm tiếp theo (2016-2017), vẫn đang là thách
thức cần LHQ và mạng lưới HTNĐ quốc tế hiện nay và cần tích cực giải quyết
nhằm chấm dứt khủng hoảng nhân đạo.
Phạm vi không gian: hoạt động HTNĐ của LHQ ứng phó với THTN trên phạm

vi toàn cầu, nhưng Luận án sẽ tập trung nghiên cứu một số trường hợp được LHQ
triển khai hay tham gia HTNĐ ở khu vực châu Á (bao gồm cả châu Á - Thái bình
dương) và châu Phi là những nơi gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề hơn sau THTN.
Phạm vi vấn đề: Luận án tập trung phân tích hệ thống thiết chế và cơ chế điều
phối hoạt động HTNĐ của LHQ ứng phó với THTN. Cụ thể là phân tích các đặc điểm
của hệ thống thiết chế HTNĐ và cơ chế điều phối việc triển khai HTNĐ ở cấp độ quốc
tế, khu vực và quốc gia, qua đó đánh giá hiệu quả và vai trò của LHQ trong việc lãnh
đạo và điều phối hoạt động cứu trợ nhân đạo, phục hồi, tái thiết sau THTN cũng như
sẵn sàng ứng phó và quản lý rủi ro thảm họa theo cách tiếp cận tổng hợp của LHQ.

4.

Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý thuyết
Luận án áp dụng Lý thuyết về Tổ chức và lý thuyết quan hệ quốc tế để phân
tích về chức năng và cấu trúc của hệ thống thiết chế HTNĐ và cơ chế điều phối của
LHQ.
Dựa vào Lý thuyết Tổ chức, Luận án phân tích mối quan hệ giữa các đơn vị
nội bộ trong hệ thống thiết chế HTNĐ của LHQ cũng như mối quan hệ giữa LHQ
với các chủ thể khác tham gia vào lĩnh vực HTNĐ. Lý thuyết Tổ chức sẽ giúp tác
giả Luận án chỉ ra được các đặc điểm của hệ thống thiết chế và cơ chế điều phối
HTNĐ của LHQ và những hạn chế của hệ thống đó trong việc thu hút và gắn kết
các chủ thể khác tham gia mạng lưới HTNĐ quốc tế.

9


Các lý thuyết quan hệ quốc tế (QHQT) được sử dụng trong Luận án như chủ
nghĩa tự do giúp Luận án xác định vai trò của một tổ chức quốc tế đa phương và lớn
nhất là LHQ trong hợp tác chức năng, cụ thể là lãnh đạo và điều phối hoạt động
HTNĐ quốc tế. Chủ nghĩa kiến tạo giúp Luận án tìm hiểu về các giá trị nhân văn,
đạo đức, niềm tin của cộng đồng quốc tế chung tay giúp đỡ các nạn nhân đang phải
gánh chịu rủi ro do tác động của THTN. Chủ nghĩa hiện thực mới giúp Luận án tìm
hiểu về động cơ hay mối quan tâm của các chủ thể tham gia mạng lưới HTNĐ quốc
tế, đặc biệt là động cơ chính trị của các nhà tài trợ chính phủ với mong muốn gia
tăng lợi ích quốc gia khi tài trợ cho hoạt động HTNĐ quốc tế. Những lợi ích quốc
gia đó tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và nguyên tắc HTNĐ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án tiếp cận cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để luận giải các vấn đề nghiên cứu một cách khách
quan và có cơ sở khoa học.
Luận án cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu QHQT:
÷Phương pháp lịch sử: để phân tích quá trình hình thành khái niệm HTNĐ
và tham gia hoạt động HTNĐ của LHQ ứng phó với THTN.
÷Phương pháp phân tích nội dung: giúp cho việc tìm kiếm các khái niệm
cũng như kết quả của HTNĐ của LHQ và mạng lưới HTNĐ quốc tế.
÷Phương pháp nghiên cứu hệ thống giúp Luận án phân tích tổng thể về hệ
thống và trật tự nhân đạo quốc tế, trong đó LHQ giữ vị trí trung tâm trong
lãnh đạo và điều phối hoạt động với các chủ thể khác.
÷Phương pháp nghiên cứu trường hợp để phân tích một số trường hợp có sự
tham gia HTNĐ của LHQ ở một số nước và khu vực cụ thể.
5.

Đóng góp của Luận án


5.1. Về ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên ở Việt Nam dưới góc độ
QHQT về hoạt động HTNĐ của LHQ ứng phó với THTN. Qua Luận án này, tác giả
mong muốn có một số đóng góp sau đây:
10




Luận án đưa ra một khung lý thuyết để làm sáng tỏ khái niệm về HTNĐ

ứng phó với THTN và cách tiếp cận của LHQ về vấn đề này.


Luận án rút ra được các đặc điểm của hệ thống thiết chế HTNĐ và cơ chế

điều phối hoạt động của LHQ để lý giải những điểm mạnh và yếu trong vai trò
lãnh đạo và điều phối hoạt động HTNĐ của LHQ. Luận án góp phần nghiên
cứu tổng thể về hệ thống và trật tự HTNĐ quốc tế dưới góc độ luật pháp quốc
tế và quan hệ quốc tế, mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố pháp lý, chính trị,
đạo đức và quyền lực chi phối hiệu quả hoạt động HTNĐ quốc tế ứng phó với
THTN.
5.2. Về ý nghĩa thực tiễn:
÷

Từ những nghiên cứu cơ sở khoa học nói trên, Luận án đưa ra những đánh

giá và đề xuất về định vị lại vai trò của LHQ, sự cần thiết cải tổ hệ thống thiết
chế,

đổi mới cách tiếp cận và hoạt động HTNĐ của LHQ nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả hoạt động của mạng lưới HTNĐ quốc tế với mục tiêu chấm dứt nhu
cầu HTNĐ.
÷

Luận án có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và

nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực QHQT. Công trình nghiên cứu này cũng
giúp các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực HTNĐ có thêm sự hiểu biết về
vai trò lãnh đạo và điều phối hoạt động của LHQ trong mạng lưới HTNĐ quốc
tế và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của HTNĐ quốc tế.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án gồm 4
chương sau đây:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương này tổng hợp và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
và nước ngoài về sự hình thành và biến chuyển của chủ nghĩa nhân đạo và HTNĐ
trong quan hệ quốc tế, cơ sở pháp lý của HTNĐ ứng phó với THTN, vai trò của
LHQ trong vấn đề này. Từ đó, Luận án đưa ra nhận xét chung và những điểm Luận
án có thể kế thừa nghiên cứu và những đóng góp mới của Luận án.
11


Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ nhân đạo của Liên hợp quốc
ứng phó với thảm họa thiên nhiên
Chương này tập trung phân tích nội hàm của hai khái niệm về HTNĐ và ứng
phó với THTN, xác định cách tiếp cận quyền con người trong hoạt động HTNĐ của
LHQ. Luận án cũng phân tích các điều kiện cung cấp HTNĐ quốc tế trên cơ sở tôn
trọng chủ quyền quốc gia, cơ sở pháp lý hình thành hệ thống thiết chế HTNĐ của
LHQ, xác định vai trò trung tâm của LHQ trong mạng lưới HTNĐ quốc tế và kết

quả hoạt động HTNĐ của LHQ ứng phó với THTN trước năm 2000.
Chƣơng 3: Hệ thống thiết chế và cơ chế điều phối hỗ trợ nhân đạo của Liên
hợp quốc ứng phó với thảm họa thiên nhiên (2000-2015)
Chương này tập trung phân tích về tổ chức của hệ thống thiết chế HTNĐ của
LHQ, cơ chế ra quyết định và điều phối hợp tác giữa các cơ quan trực thuộc LHQ
với các chủ thể khác, các phương thức phối hợp triển khai hoạt động và phân phối
nguồn viện trợ. Trên cơ sở đó, Luận án rút ra đặc điểm của hệ thống thiết chế và cơ
chế điều phối, những yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động HTNĐ của LHQ.
Chƣơng 4: Đánh giá và khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ nhân
đạo của Liên hợp quốc ứng phó với thảm họa thiên nhiên (2000-2015)
Chương này tập trung đánh giá về thành công và hạn chế của hệ thống thiết
chế và cơ chế điều phối và hoạt động HTNĐ của LHQ, những nguyên nhân dẫn tới
sự thành công hay hạn chế đó. Luận án cũng phân tích các cơ hội và thách thức đối
với hoạt động HTNĐ của LHQ trong tương lai. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra một
số khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động HTNĐ của
LHQ và mạng lưới HTNĐ quốc tế.

12


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về sự hình thành và biến chuyển của chủ nghĩa nhân đạo và hỗ
trợ nhân đạo trong quan hệ quốc tế
+ Nghiên cứu về lịch sử hình thành chủ nghĩa nhân đạo và hỗ trợ nhân đạo
Tìm hiểu về chủ nghĩa nhân đạo và khái niệm HTNĐ, công trình nghiên cứu
của Barnett M. (2011) “Impire of Humanity - A History of Humanitarianism” (Đế
chế của tính nhân văn - Lịch sử của chủ nghĩa nhân đạo) [Cornel University Press,
2011] đã phân tích cụ thể quá trình hình thành và biến chuyển của chủ nghĩa nhân
đạo dưới sự tác động của lịch sử thế giới. Michael Barnett có cái nhìn xuyên suốt về

chủ nghĩa nhân đạo từ khi bắt đầu cho tới hiện tại trong ba giai đoạn: (i) từ đầu
những năm 1800 đến Chiến tranh thế giới thứ Hai được gọi là “chủ nghĩa nhân đạo
thực dân”; (ii) từ 1945 -1989 gọi là giai đoạn chủ nghĩa nhân đạo mới; và (iii) sau
Chiến tranh Lạnh được gọi là chủ nghĩa nhân đạo tự do, trong khi đó, nhiều công
trình khác chỉ tập trung nghiên cứu các sự kiện can thiệp nhân đạo trong một số
cuộc XĐTV sau năm 1990.
Quan điểm thứ hai của tác giả là lịch sử hình thành chủ nghĩa nhân đạo cần
được hiểu trong bối cảnh toàn cầu và tác giả nhấn mạnh đến sự kết hợp của ba yếu
tố địa chính trị, chủ nghĩa tư bản và đạo đức hình thành nên môi trường toàn cầu mà
chủ nghĩa nhân đạo hoạt động ở đó. Với cách tiếp cận tổng hợp như vậy, tác giả đã
xây dựng một khung tư duy về xu hướng vận động của chủ nghĩa nhân đạo và tác
giả khẳng định khung tư duy đó không phải là các học thuyết nhưng ít nhất nó giúp
tác giả xác định được các yếu tố chính cho việc giải thích và sự thay đổi các mối
quan hệ tác động lẫn nhau. Bằng các dẫn chứng lịch sử, tác giả cho rằng mặc dù số
lượng các tổ chức nhân đạo phát triển rất nhanh, nhưng một số tổ chức lớn có xu
hướng mở rộng phạm vi hoạt động của mình: không chỉ là cứu trợ nạn nhân chiến
tranh mà còn tham gia giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bạo lực, bảo vệ quyền
con người, xây dựng thể chế dân chủ. Hướng đi đó đã ảnh hưởng đến các giá trị
nhân văn và tính chất tự nguyện của HTNĐ khi các tổ chức đó hướng đến việc xây
13


dựng nhà nước, duy trì hòa bình sau chiến tranh, người bạn đồng hành với họ là các
nhà nước với những động cơ chính trị và muốn sử dụng HTNĐ làm chính sách đối
ngoại quốc gia. Tác giả nêu ra hai câu hỏi là sự thay đổi trong xu hướng hoạt động
của tổ chức nhân đạo đã “nhân đạo hóa thế giới chính trị” hay chúng đã “chính trị
hóa thế giới nhân đạo”? Tác giả ví hành động nhân đạo như một quả lắc đung đưa
trong một số vấn đề chính như chủ nghĩa nhân đạo là nhân tố của một thế giới mong
muốn văn minh; đạo đức nhân đạo vừa có tính chất toàn cầu vừa có tính chất cụ thể;
chủ nghĩa nhân đạo được xác định bởi nghịch lý của sự giải phóng và thống trị;

HTNĐ vừa phá hoại vừa thúc đẩy sự tiến bộ; HTNĐ vừa đáp ứng nhu cầu của
người khác vừa đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Câu trả lời được tác giả đưa ra là
HTNĐ là tất cả mọi thứ, bao gồm mọi khả năng và được tạo nên trong sự đa dạng
của các khái niệm “hành động nhân đạo”, “chủ nghĩa nhân đạo” và “hệ thống nhân
đạo”. Mỗi chủ thể sẽ có cách hiểu riêng tùy thuộc vào động cơ của họ. Tuy vậy,
phần phân tích của tác giả chỉ tập trung vào một số trường hợp can thiệp nhân đạo
của Mỹ trong bối cảnh có XĐVT dưới lăng kính của chính trị quốc tế, tập trung chủ
yếu vào chính sách đối ngoại, sự tham gia và chi phối của nhà tài trợ Mỹ. Tác giả
chưa chỉ ra được xu hướng gia tăng các nhà tài trợ chính phủ khác, đặc biệt là các
nhà tài trợ ở các nước Nam bán cầu tham gia vào HTNĐ, do đó những kết luận của
tác giả về “tính giả dối”, “kỳ cục” của HTNĐ có lẽ chưa được thuyết phục dưới góc
nhìn của chủ nghĩa kiến tạo.
Những tư tưởng trên của Michael Barnett được tiếp tục phản án trong cuốn
sách “Humanitarianism Contested - Where angels fear to tread” (Sự tranh luận về
chủ nghĩa nhân đạo - Nơi các thiên thần sợ bị giày xéo) viết chung với Thomas
Weiss [Roudledge, 2011]. Bằng sự kết hợp các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa, tổ
chức và xem xét ảnh hưởng của ba lực lượng đến HTNĐ như sự phá hủy (bạo lực),
sản xuất và sự cảm thông, hai tác giả đưa ra các trường hợp nghiên cứu để phân tích
những thay đổi sâu sắc của chính trị thế giới và hành động nhân đạo trong ba giai
đoạn tương tự như nêu trong cuốn sách “Impire of Humanity - A History of
Humanitarianism”. Ngoài ra, các tác giả phân tích thế khó xử của các tổ chức nhân
đạo bằng câu hỏi “phải chăng các nhà hoạt động nhân đạo bị mất phương hướng”.
14


Lý giải cho câu hỏi này, hai tác giả phân tích thách thức đối với nguyên tắc trung
lập và vô tư trong HTNĐ của các tổ chức nhân đạo, đặc biệt là những nỗ lực của
ICRC để gìn giữ hai nguyên tắc này. Đồng thời, các tác giả phân tích sự tác động
của toàn cầu hóa đến động cơ của chủ thể tham gia HNTĐ.
Nghiên cứu về lịch sử HTNĐ vẫn tiếp tục được đề cập trong một số hội thảo

và các nghiên cứu chính sách gần đây. Ví dụ: hội thảo với chủ đề “The history of
1

humanitarian action in East and Southeast Asia: Asian perspective ” (Lịch sử hành
động nhân đạo ở Đông Á và Đông Nam Á: Quan điểm của châu Á) của Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức năm 2013 hay bài viết của Davey E.
(2014)về “Humanitarian history in a complex world” (Lịch sử nhân đạo trong một
thế giới phức tạp). Xuất phát từ lý do HTNĐ trong một số năm gần đây không đạt
được hiệu quả như mong muốn, các học giả cho rằng một trong nhiều nguyên nhân
là do thiếu sự hiểu biết về lịch sử kèm theo sự phân tích không đầy đủ bối cảnh
chính trị của khu vực hay quốc gia cần HTNĐ. Các tổ chức nhân đạo quốc tế
thường sử dụng các giải pháp ngoại sinh để phục vụ các nhu cầu và thách thức nội
sinh. Xu hướng này đang đối mặt với nhiều chỉ trích nhưng chưa được giải quyết.
Vì thế, các bài nghiên cứu đều thể hiện mục đích là cần xem xét các yếu tố lịch sử
và truyền thống văn hóa của những người sống ở khu vực cần trợ giúp. Các thông
tin lịch sử nên đưa vào thành một phần trong khi nghiên cứu và phân tích yếu tố
kinh tế - chính trị và lịch sử của hoạt động cứu trợ và bảo vệ con người.
Thực hiện dự án “A global history of humanitarian action” do Viện nghiên
cứu phát triển nước ngoài của Anh khởi xướng, trong khoảng hai năm 2013-2014
một loạt bài nghiên cứu đã ra đời với những góc độ phân tích về khái niệm và cách
tiếp cận của chủ nghĩa nhân đạo và HTNĐ ở một số khu vực và một số nước. Ví dụ:
những nét riêng của lịch sử nhân đạo theo quan điểm của phương Tây được phân
tích trong công trình “A history of the humanitarian system - Western origins and
foundations” (Lịch sử của hệ thống nhân đạo - nguồn gốc và nền tảng phương Tây)
của Davey E., Borton J. và Foley M. (2013). Trong khi Thomas Weiss và Michael
1

. Các chủ đề và nội dung của các hội thảo có thể xem tại www.odi.org/sites/odi.org.uk/files/odiassets/events-documents/5026.pdf

15



Barnett chia lịch sử hình thành và phát triển chủ nghĩa nhân đạo thành ba giai đoạn
và tập trung phân tích các hoạt động HTNĐ trong một số trường hợp XĐVT điển
hình thì nhóm nghiên cứu của Davey E. chia thành bốn giai đoạn: từ giữa thế kỷ
XIX đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Nhất; trong Chiến tranh thế giới thứ Hai,
Chiến tranh Lạnh và sau Chiến tranh Lạnh. Điểm khác nữa của bài nghiên cứu này
là nhóm tác giả phân tích quá trình hình thành và phát triển của mạng lưới HTNĐ
quốc tế theo tuyến thời gian xuyên suốt với các sự kiện xảy ra cả trong trường hợp
có XĐVT và THTN với các nhóm vấn đề rộng như viện trợ lương thực, tác động
của phi thực dân và chiến tranh giải phóng dân tộc đến các chuẩn mực hỗ trợ nhân
đạo sau Chiến tranh Lạnh, chia sẻ tri thức cộng đồng về HTNĐ. Bằng việc thu thập
các sự kiện thực tế, các tác giả nhận định những thách thức mà mạng lưới HTNĐ
quốc tế đang phải đối mặt đã tồn tại trong quá khứ, do đó, các tác giả gợi ý là cần
phải xem xét lại lịch sử hệ thống HTNĐ trong một số cách thức để vượt qua được
những cản trở. Bài nghiên cứu thứ hai trong dự án nói trên là “Understanding
humanitarian action in East and Southeast Asia - A historical perspective” (Tìm
hiểu về hành động nhân đạo của Đông Á và Đông Nam Á) của Yeophantong P.
(2014). Bằng phương pháp so sánh, tác giả cho rằng mặc dù những khái niệm nhân
văn và chủ nghĩa nhân đạo được những người truyền giáo phương Tây đưa vào khu
vực Đông Á và Đông Nam Á nhưng không có nghĩa là sự giải thích về chủ nghĩa
nhân đạo của người phương Tây nổi trội hơn cách hiểu của người Á Đông. Tác giả
phân tích cách hiểu của người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Campuchia về
HTNĐ để cho thấy yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, nghĩa vụ xã hội quyết định đến nhận
thức và hành động nhân đạo của người châu Á, điều này trái ngược với tinh thần tự
nguyện bắt nguồn từ phong trào Khai sáng ở phương Tây trong thế kỷ XVIII.
Tương tự như truyền thống của người Á Đông, HTNĐ là một nguyên tắc nền tảng
trong Đạo Hồi theo phân tích của Krafess J. (2005) khi viết “The influence of
Muslim religion in humanitarian aid” (Sự ảnh hưởng của Hồi giáo trong hỗ trợ
nhân đạo). Tác giả nhận định rằng chính các quy định tôn giáo trong Kinh Qu‟ran

đã thúc đẩy động cơ quyên góp làm từ thiện hàng ngày của người dân, điều này
giúp cho HTNĐ có hiệu quả, thậm chí họ có thể cung cấp viện trợ cho các dự án
phát triển lâu dài.
16


+ Nghiên cứu về mạng lưới hỗ trợ nhân đạo quốc tế và thách thức trong thế kỷ XXI
Bài viết “An overview of the structure of the current system” (Tổng quan về cấu trúc
của hệ thống hiện tại” của Barbara Brown in trong cuốn Stephen L. Green S.
(1979), Disaster Assistance: Appraisal, Reform and New Approaches (Hỗ trợ vì
thảm họa: Đánh giá, Cải cách và Các cách tiếp cận mới) phân tích thực trạng của hệ
thống cứu trợ thảm họa quốc tế trong những năm 1970. Tác giả đề cập đến vai trò
của các chủ thể chính phủ và phi chính phủ tham gia vào hoạt động cứu trợ, tuy
nhiên, hệ thống cứu trợ đó không đáp ứng được nhu cầu của nước tiếp nhận hỗ trợ
do sự quan liêu nên mọi nỗ lực cứu trợ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tác giả cho rằng cần phải cải cách hệ thống hiện tại bằng việc thể chế hóa để đạt
được các mục tiêu cứu trợ trong THTN.
Nghiên cứu về sự hình thành mạng lưới HTNĐ quốc tế được đề cập đến trong
cuốn “Shaping the Humanitarian World” (Sự hình thành thế giới nhân đạo) của
Walker P., Maxwell D. (2009). Dựa vào lịch sử phát triển của nền chính trị thế giới,
các tác giả phân tích quá trình hình thành của một số chủ thể HTNĐ chính như
ICRC, LHQ, NGO .v.v để tạo nên mạng lưới HTNĐ quốc tế ngày nay cũng như các
thách thức mà mạng lưới đó đang đối mặt, đặc biệt khi có sự can thiệp quân sự
trong XĐVT và THTN hay trong trường hợp chống khủng bố.
Những hoạt động và đóng góp cụ thể của mạng lưới HTNĐ quốc tế được phân
2

tích chi tiết hơn trong các nghiên cứu về “Global Humanitarian Assistance ” (Hỗ
trợ nhân đạo toàn cầu) do Viện Sáng kiến phát triển của Anh thực hiện hàng năm
(2000-2016). Các nghiên cứu cung cấp một nguồn số liệu phong phú về nguồn lực

phục vụ hỗ trợ nhân đạo để đánh giá tính hiệu quả trong từng năm.
Vấn đề về năng lực đối phó với thảm họa của mạng lưới HTNĐ quốc tế ngày
càng được quan tâm hơn. Trong bài viết “Planning from the Future - Is the
Humanitarian System Fit for Purpose?” (Lập kế hoạch từ tương lai - hệ thống nhân
đạo có phù hợp với mục đích không?) của King‟s College London, Tufts
University, Feinstein International Centre (2016). Bằng phương pháp phân tích tổng
hợp từ các nhân tố đột biến lịch sử đến sự thay đổi tính chất của khủng hoảng
2

. Các nghiên cứu hàng năm được đăng trong website />
17


nhân đạo cũng như hành động nhân đạo, bài viết đặt ra câu hỏi liệu có cần xem xét
lại cách thức hoạt động của mạng lưới HTNĐ quốc tế và nhóm tác giả đã đưa ra hai
luận điểm để trả lời cho câu hỏi trên. Thứ nhất, mạng lưới HTNĐ quốc tế ngày này
đã phát triển và đa dạng về chủ thể tham gia nhưng cấu trúc của mạng lưới không
có gì thay đổi so với những năm 1950. Thứ hai, cơ chế thị trường và chương trình
chuyển giao tiền mặt đến các nạn nhân thông qua hệ thống công nghệ và điện thoại
thông minh được xem là nhân tố đột biết trong cách thức hỗ trợ, nhưng vấn đề tồn
tại trong mạng lưới HTNĐ quốc tế là cơ chế lãnh đạo và ra quyết định quá phức tạp,
nhiều thủ tục hành chính. Ngoài ra, vấn đề an ninh hóa và quân sự hóa HTNĐ làm
cho các nguyên tắc hoạt động tiếp tục bị đe dọa, từ đó tác giả đề xuất một số khuyến
nghị về những giải pháp gia tăng hiệu quả của HTNĐ cũng như cần xem xét vấn đề
cải tổ mạng lưới HTNĐ quốc tế để thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Bằng cách tiếp cận thực tế thông qua việc tiến hành hàng trăm cuộc phỏng vấn
thực địa, Minear L (2002) đã viết cuốn “The Humanitarian Enterprise: Dilemmas
and Discoveries” (Doanh nghiệp nhân đạo: Thế lưỡng nan và Sự khám phá) để
phân tích những vấn đề chính cản trở sự biến chuyển về tư duy và thực tiễn của tổ
chức nhân đạo trong các cuộc XĐVT sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các tổ chức

nhân đạo phải đối mặt với lựa chọn: hoặc là chịu sự tác động chính trị liên quan đến
ngăn chặn và giải quyết XĐVT hoặc là đứng tách xa khỏi sự can thiệp chính trị. Tác
giả thừa nhận rằng các cơ quan ngoại giao, chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn
đến sự thành công của HTNĐ. Ngoài ra, tác giả đi sâu phân tích nguyên nhân của
các hạn chế về cấu trúc và bộ máy thể chế của các tổ chức nhân đạo gây nên sự ứng
phó không đầy đủ đối với các khủng hoảng nhân đạo trong XĐVT như ở
Campuchia, Rwanda, Trung Mỹ, các nước Ban-căng, Sudan).
+ Nghiên cứu về tác động của chính trị và quyền lực đến hỗ trợ nhân đạo
Một công trình tiêu biểu được nhiều nhà nghiên cứu tham khảo và trích dẫn là
“Humanitarianism in Question: Politics, Power, Ethics” (Chủ nghĩa nhân đạo:
Chính trị, Quyền lực và Đạo đức) của Barnett M. và Weiss T. (2008). Dưới góc nhìn
của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo, hai tác giả đã
18


phân tích tính chất phức tạp của chủ nghĩa nhân đạo trước sự tác động của lịch sử
các cuộc chiến tranh, đặc biệt là sự chi phối của chính trị và quyền lực ở một số
trường hợp khủng hoảng nhân đạo do XĐVT trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
HTNĐ đã bị một số quốc gia sử dụng làm công cụ trong chính sách ngoại giao của
họ. Các tác giả tập trung phân tích những điểm yếu về cấu trúc HTNĐ, trách nhiệm
giải trình và những thách thức đối với các nguyên tắc HTNĐ bị chi phối bởi lợi ích
quốc gia của một số nước lớn. LHQ được phân tích trong vai trò lực lượng gìn giữ
hòa bình kiêm HTNĐ. Các dẫn chứng được đưa ra chủ yếu tập trung vào giai đoạn
những năm 1990 trong hoàn cảnh XĐVT nội bộ diễn ra ở một số nước.
Các yếu tố kinh tế chính trị tác động tới HTNĐ cũng được phân tích tương đối
kỹ trong cuốn sách “The Charity of Nations - Humanitarian Action in a Calculating
World” (Lòng từ thiện của Quốc gia - Hành động nhân đạo trong một thế giới toan
tính” của Smillie I. và Minear L. (2004). Bằng các sự kiện lịch sử trong Chiến tranh
thế giới thứ Hai và Chiến tranh Lạnh, hai tác giả nhận xét rằng đạo đức trong hành
động nhân đạo không còn được xem là điều hiển nhiên nữa mà dường như nó có thể

bị các “doanh nghiệp viện trợ” lợi dụng như một cơ hội kinh doanh, điều này làm
xói mòn tính chất cao quý của HTNĐ. Bên cạnh đó, các tổ chức nhân đạo và bảo vệ
quyền con người tiêu quá nhiều tiền và tốn công sức cho các hành động nhân đạo vì
mục đích an ninh chính trị hơn là trách nhiệm đạo đức. Do đó, các tác giả đã chỉ ra
sự thiên vị với động cơ chính trị trong việc cấp viện trợ cho trường hợp này mà lờ
đi trường hợp khác. Các tác giả phê phán việc cấp vốn có điều kiện của một số nhà
tài trợ là một trong các nguyên nhân gây nên sự kém hiệu quả trong HTNĐ.
Cùng với quan điểm trên, Holmes J. (2013), nguyên Phó tổng thư ký phụ trách
vấn đề nhân đạo của LHQ đã viết cuốn “The Polictics of Humanity: The Reality of
Relief Aid” (Tính chính trị của nhân văn: Hiện thực của viện trợ khẩn cấp). Với cách
tiếp cận thực chứng, ông nhận định rằng các chương trình nhân đạo của LHQ bị xói
mòn và không có được sự tin tưởng của cả hai bên trong cuộc XĐVT. Ông muốn
khẳng định lại các nguyên tắc nhân đạo cần phải được duy trì và đưa ra cảnh báo về
những hậu quả của sự phản bội nguyên tắc đó.
19


×