Tải bản đầy đủ (.docx) (253 trang)

Quá trình hình thành, phát triển và giao lưu của gốm sứ hizen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.88 MB, 253 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------*****---------------

NGUYỄN THỊ LAN ANH

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ GIAO LƯU CỦA GỐM SỨ HIZEN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------*****---------------

NGUYỄN THỊ LAN ANH

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ GIAO LƯU CỦA GỐM SỨ HIZEN
Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại

:62225005

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Kim
2. PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn

Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Những số liệu sử dụng trong Luận án là trung thực. Các
kết quả rút ra từ Luận án chưa từng được ai công bố. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này.
Tác giả

N

i


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi chân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Văn Kim, người hướng dẫn khoa học. Thày đã tận tâm giúp đỡ, chỉ
bảo và động viên tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh.
Trong quá trình làm luận án, người viết cũng đã nhận được sự ủng hộ,
giúp đỡ nhiệt thành của các Thày, Cô, các nhà nghiên cứu, bạn đồng nghiệp,
đặc biệt là PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Thày hướng dẫn 2, các Thày Cô của Bộ
môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn, ĐHQGHN; Ban chủ nhiệm Khoa tiếng Nhật, Trường Đại học Hà
Nội và các bạn đồng nghiệp; Bộ môn Lịch sử, Bộ môn Khảo cổ học, Trường
Đại học Kokugakuin; Trung tâm nghiên cứu Văn hóa quốc tế, Trường Đại học

Nữ sinh Chiêu Hòa; Bảo tàng Quốc gia Tokyo; Bảo tàng Lịch sử thành phố
Arita; Trung tâm Bảo tồn Di sản thành phố Huế; Tạp chí nghiên cứu lịch sử;
Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á; Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ; Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật; Tạp chí Nghiên cứu phát triển... đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian theo học.
Tác giả Luận án xin được gửi lời tri ân chân thành tới GS. NGND Vũ
Dương Ninh, PGS.TS. Hán Văn Khẩn (Trường ĐHKHXH&NV), GS. Ohashi
Koji (Bảo tàng gốm sứ Kyushu), GS.TS. Kikuchi Seichi (Trường Đại học Nữ
sinh Chiêu Hòa), GS.Yoshida Enji và TS. Ito Shinji (Trường Đại học
Kokugakuin), GS.TS. Sasaki Tatsuo (Trường Đại học Kanazawa); TS.
Nogami Takenori (Viện bảo tàng Lịch sử thành phố Arita), TS. Nagano Yuji
(Viện bảo tồn Văn hóa thành phố Hasami). Với tầm tri thức của mình, các
Thày, chuyên gia nghiên cứu gốm sứ đã chỉ dẫn cho tôi nhiều nguồn tư liệu
quý, gợi mở hướng tiếp cận mới, đặc biệt Thày, Cô còn dành thời gian để tôi
có thể bộc bạch và trao đổi những vấn đề khoa học để một số nhận định được
khách quan và toàn diện hơn.
ii


Những tư liệu mà tôi có thể tiếp cận và tra cứu không thể thiếu sự chỉ
dẫn và giúp đỡ của cán bộ Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
Văn, Trường Đại học Kokugakuin,Viện nghiên cứu Đông Bắc Á và nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nghiên cứu,
ý tưởng khoa học, cũng như phê phán, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài Luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị, chồng và
con gái tôi, những người luôn tạo điều kiện cho tôi học tập và ở bên cạnh
động viên những lúc tôi gặp khó khăn nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan…………………………………………………………….. i
Lời cảm ơn……………………………………………………………...... ii
Mục lục…………………………………………………………………... iv
Danh mục các bảng……………………………………………………… vii
Danh mục các biểu đồ…………………………………………………… viii
Danh mục các hình vẽ…………………………………………………… ix
MỞ ĐẦU…….……………………………….………………….……… 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 1
2.
4

Lịch sử nghiên cứu …............................................................................

3.
23

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………..

4.
23

Nguồn tư liệu …………………………….……………………………

5.

24

Phương pháp nghiên cứu………………………………………………

6.
24

Các đóng góp chính…….……………………………………………..

7.
25

Cấu trúc luận án………………………………………………………..

CHƯƠNG 1 GỐM SỨ HIZEN TRONG DÒNG CHẢY GỐM SỨ
NHẬT BẢN…………………….…………………….…………….…… 26
1.1. Tổng quan về gốm sứ Nhật Bản.............................................................................. 26
1.1.1. Thời cổ đại......................................................................................................................... 26
1.1.2. Thời tr

đại................................................................................................................... 29

1.1.3.Thời cận thế........................................................................................................................ 32
1.2. Tổng quan về gốm sứ Hizen………………………………………. 34
1.2.1. Nguyên liệu………………………………….……………………. 36
1.2.2. Kỹ thuật tạo hình và quy trình sản xuất........................................................... 38
1.2.3. Sự biế đổi của gốm sứ Hizen................................................................................ 40


Tiểu kết………………………………………………………………….. 45


iv


CHƯƠNG 2 CÁC DÒNG GỐM SỨ HIZEN…………………………
2.1.

Vẻ dung dị của gốm Karatsu..................................................

2.2.

Hasami - Dòng gốm sứ tinh tế, bình dị.................................

2.3. Dòng sứ trắng mỏng Mikawachi.....................................................
2.4.

Dòng sứ quý tộc Arita.............................................................

2.4.1. Koim ri…………….…….………………………………………
2.4.2. K kiemo …….……………….…………….……………………
2.4.3. N bes im ………………………………….……………………
Tiểu kết….……………………………………………………………….
CHƯƠNG 3 GỐM SỨ HIZEN TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI…
3.1.

Tổng quan về tình hình xuất khẩu gốm sứ Hizen thế kỷ X

XVIII…………………………………………………………………….
3.2. Nguồn xuất khẩu gốm sứ Hizen…………………………………...
3.3.


Gốm sứ Hizen trên thị trường thế giới……………………

3.3.1. Th trường châu Á……………………………………
3.3.1.1.
3.3.1.2. I d
3.3.1.3. Siam - M l ys
3.3.1.4.
3.3.1.5. Sr l
3.3.1.6. Tây Á (Iran – Yeme ).

3.3.2 Th trường châu Âu…….…………………….…………

3.3.3. Th trường Việt Nam……………………………………
3.3.3.1. Việt Nam - đối tác, trạm trung chuyển gốm sứ H ze.
3.3.3.2. Glưu gốm sứ Việt Nam - Nhật Bả
3.4.

Ảnh hưởng của gốm sứ Hizen đến đời sống kinh tế - xã h

Tiểu kết…………………………………………………………….…….

v


KẾT LUẬN…………………………….…………………………….…. 141
Chú thích………………………………………………………………… 149
Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến Luận án…… 152
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………. 153
Phụ lục................................................................................................................................................ 161


vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Gốm sứ Nhật Bản do VOC xuất khẩu từ Nagasaki sang Đàng Ngoài

Bảng 3.2: Gốm sứ Nhật Bản xuất khẩu từ Batavia đến Việt Nam bởi VOC
Bảng 3.3: Đồ sứ xuất khẩu qua thuyền mành từ Đàng Trong đến Batavia
Bảng 3.4: Đồ sứ chuyên chở từ Đàng Ngoài tới Batavia
Bảng 3.5: Số lượng gốm sứ Hizen xuất khẩu sang Đài Loan - Phúc Kiến
Bảng 3.6: Số lượng xuất khẩu sang Indonesia giai đoạn 1653 - 1737
Bảng 3.7: Số lượng xuất khẩu sang Siam giai đoạn 1666 - 1677

112
113
116
117
178
178
182
183

Bảng 3.8: Số lượng xuất khẩu sang Malacca
Bảng 3.9: Số lượng xuất khẩu sang Ấn Độ từ 1658 -1714
Bảng 3.10: Số lượng xuất khẩu sang Srilanca giai đoạn 1670 - 1714
Bảng 3.11: Số lượng xuất khẩu đến Iran - Yemen

184

187
188
189

Bảng 3.12: Số lượng gốm sứ xuất khẩu sang Hà Lan (1659 -1679)
Bảng 3.13: Đồ sứ nhập từ Nhật Bản vào Đàng Ngoài qua mậu dịch
thuyền mành

190
191

Bảng 3.14: Mạng lưới thương mại gốm sứ Hizen thế kỷ XVII-XVIII

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Số lượng gốm sứ Hizen xuất khẩu sang Đài Loan - Phúc Kiến
giai đoạn 1653-1665
Biểu đồ 3.2: Số lượng gốm sứ Hizen xuất khẩu sang Indonesia giai
đoạn 1653 -1757
Biểu đồ 3.3: Số lượng gốm sứ Hizen xuất khẩu sang Batavia
Biểu đồ 3.4: Số lượng gốm sứ Hizen xuất khẩu sang Siam giai
đoạn 1666-1677
Biểu đồ 3.5: Số lượng gốm sứ Hizen xuất khẩu sang Malacca

97
98
99

101
102

Biểu đồ 3.6 : Số lượng gốm sứ Hizen xuất khẩu sang Bengal - Coromandel
- Surat giai đoạn 1658-1714

103

Biểu đồ 3.7: Số lượng gốm sứ Hizen xuất khẩu sang Srilanka giai đoạn
1670-1714

104

Biểu đồ 3.8: Số lượng gốm sứ Hizen xuất khẩu sang Iran - Yemen
Biểu đồ 3.9: Số lượng gốm sứ Hizen xuất khẩu sang Hà Lan
Biểu đồ 3.10: Số lượng sứ Nhật Bản từ Nagasaki xuất sang Đàng Ngoài
Biểu đồ 3.11: Đồ sứ nhập từ Nhật Bản vào Đàng Ngoài qua mậu dịch
thuyền mành

viii

105
109
113
114


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Lò Renbo giai đoạn đầu 1650-1698

Hình 1.2: Lò Waritake giai đoạn 1650-1698
Hình 1.3: Sản phẩm giai đoạn 1670-1690, giai đoạn 1660, giai đoạn 1650
Hình 2.1: Đĩa trang trí cành hạt dẻ
Hình 2.2: Đĩa trang trí mưa rơi
H nh .3: Đĩa trang trí h nh mạng nhện
Hình 2.4: Mujikaratsu
Hình 2.5: Ekaratsu
Hình 2.6: Chosen Karatsu
Hình 2.7: Okugourai
Hình 2.8: Marada Karatsu
Hình 2.9: Horikaratsu
Hình 2.10: Horiekaratsu
Hình 2.11: Kobikigaratsu
Hình 2.12: Ekobikigaratsu
Hình 2.13: Sansima Karatsu
Hình 2.14: Bát, đĩa Kurawanka (1688-1703)
Hình 2.15: B nh rượu Konpura
Hình 2.16: Đĩa sứ men ngọc Hasami (1660-1740)
Hình 2.17: Cốc đế cao sứ men ngọc Hasami (1660-1740)
Hình 2.18: Dụng cụ trà đạo (Bát trà, b nh đựng nước, b nh hương)
Hình 2.19: Chạm khắc tinh xảo của sứ Mikawachi (cuối thế kỷ 17)

ix


Hình 2.20: Đĩa hoa đào
Hình 2.21: Lọ hoa
Hình 2.22: Bát trà
Hình 2.23: Sản phẩm đĩa, cốc Karakoe (thế kỷ XVII)
Hình 2.24: B nh rượu, lư hương, cốc (dùng trong tiệc trà)

Hình 2.25: Đĩa chim phượng hoàng, rồng (sứ Imari cổ - thế kỷ XVII)
Hình 2.26: Đĩa hoa cúc, lá xanh (sứ Imari cổ - thế kỷ XVII)
Hình 2.27: Đĩa hạc trắng và hoa cúc (sứ Imari sơ kỳ thế kỷ XVII)
Hình 2.28: Đĩa phong cảnh ( sứ Imari sơ kỳ- thế kỷ XVIII)
Hình 2.29: Đĩa, bát (Imari sơ kỳ - thế kỷ XVIII)
Hình 2.30: Bát, bình hoa Kakiemon trang trí hoa cúc (1640)
Hình 2.31: Đĩa Kakiemon trang trí họa tiết rồng phượng (cuối thể kỷ XVII)
Hình 2.32: Bát Kakiemon trang trí họa tiết hoa cúc, dương xỉ (1720-1735)
Hình 2.33: Bát, đĩa Kakiemon thế kỷ XVIII
Hình 2.34: Đĩa Iroe bánh xe nước và hoa phong lan
Hình 2.35: Đĩa Iroe Hạc trắng và đĩa h nh quả đào
Hình 3.1: Bát vẽ rồng
Hình 3.2: Bát vẽ chữ Hán
Hình 3.3: Bát vẽ phong cảnh
Hình 3.4: Đĩa nh
Hình 3.5: Đĩa nh
Hình 3.6: Đĩa chữ
H nh 3. : Đĩa chim trĩ và hoa lá
Hình 3.8: B nh rượu dáng củ t i

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người phương Đông, đặc biệt là cư dân khu vực Đông Á, thường giải thích
thế giới mà mình đang sống bằng rất nhiều triết lý khác nhau, trong đó có một triết
lý quen thuộc: Thế giới và sự tồn tại của vạn vật được cấu thành bởi 5 yếu tố cơ bản
là Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất). Sự tương hợp giữa
5 yếu tố này ở những mức độ khác nhau của mỗi yếu tố riêng biệt, bản chất tương

sinh tương khắc giữa chúng đã tạo nên sự đa dạng của vạn vật trên thế giới. Về cơ
bản, mỗi sự vật, hiện tượng đều ẩn chứa bên trong cả 5 yếu tố cơ bản này và yếu tố
nào phát triển đến độ cực thịnh hoặc được các yếu tố khác hỗ trợ (tương sinh) nhiều
nhất thì biểu hiện của nó sẽ bộc lộ ra bên ngoài.
Gốm sứ là loại hình sản phẩm thông dụng trong đời sống con người, phục vụ
nhiều mục đích khác nhau từ sinh hoạt hàng ngày cho tới nhu cầu thẩm mỹ, nghi lễ,
tôn giáo v.v… Đó là những yếu tố thiết yếu với cuộc sống của các dân tộc trên thế
giới. Theo đó, gốm sứ luôn bao gồm các yếu tố, đất và nước hợp luyện nên dáng vẻ
ban đầu, gỗ và lửa tôi luyện giúp có độ rắn chắc và lớp men góp phần tạo nên sự
khác biệt của mỗi dòng sản phẩm gốm sứ hay nói cách khác lớp men chính là cái
hồn của gốm sứ. Người nghệ nhân gốm luôn mang tâm huyết, trình độ chế tác và
văn hóa dân tộc truyền vào các tác phẩm của mình để sản phẩm gốm sứ trở nên
sống động hơn. Hai yếu tố con người và thiên nhiên kết hợp với nhau để tạo nên
những dòng gốm sứ đặc sắc.


giai đoạn đầu phát triển của gốm sứ, trình độ khoa học kỹ thuật của con

người lúc đó còn rất sơ giản, các phương tiện vận chuyển còn thô sơ nên việc vận
chuyển nguyên vật liệu, trong đó có đất sét - thành tố quan trọng bậc nhất trong quá
trình sản xuất gốm sứ, từ nơi này sang nơi khác thật sự là vấn đề nan giải. Chính vì
vậy, các lò, trung tâm gốm sứ thường phát triển ở những vùng có trữ lượng lớn đất
sét tốt, phù hợp cho hoạt động sản xuất loại hình sản phẩm này.
Trong các làng gốm cổ ở Nhật Bản, lãnh địa Hizen

(1)

nổi danh là quê hương

của gốm sứ, bởi nơi đây có những mỏ đất sét có độ dẻo cao, hạt mịn, độ co ngót

thấp và chịu lửa tốt. Những sản phẩm gốm sứ đầu tiên trên lãnh địa Hizen trông khá
thô mộc nhưng từng bước đã có bản sắc hơn qua nhiều trải nghiệm. Đặc biệt, với
những kỹ thuật tiếp nhận được từ Trung Quốc và Triều Tiên trong thế kỷ thứ XVI-

1


XVII, gốm sứ Hizen đã tự cải biến để trở thành dòng gốm sứ đỉnh cao của Nhật Bản
trong thời kỳ cận thế. Sản phẩm gốm sứ Hizen đã đạt đến kỹ thuật tinh xảo, sự
phong phú, tinh tế bởi chúng thể hiện tài hoa và khả năng thẩm mỹ cao của các nghệ
nhân, đặc biệt là những cảm xúc thăng hoa được thổi vào hồn sứ với khát vọng
vươn đến tận cùng của sự hoàn mỹ. Trong suốt hai thế kỷ XVII - XVIII, gốm sứ
Hizen Nhật Bản không chỉ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội Nhật Bản
mà còn được xuất khẩu với số lượng lớn ra thị trường quốc tế với vai trò là mặt
hàng chính yếu, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển biến đưa Nhật Bản
thành quốc gia thương mại ở châu Á thời cận thế.
Trong thời đại hoàng kim của hệ thống thương mại châu Á, gốm sứ Nhật Bản
nói chung, gốm sứ Hizen nói riêng đã phát triển và từng bước thâm nhập vào thị
trường thế giới. Tiếp nhận kỹ thuật từ khu vực nhưng gốm sứ Hizen đã mau chóng
tạo nên những đặc tính riêng biệt. Đây chính là chủ đề mà nhiều học giả Việt Nam,
Nhật Bản và thế giới quan tâm, khảo cứu. Để tìm hiểu về gốm sứ Hizen, làm rõ lịch
sử phát triển, phạm vi phân bố, đặc tính đa dạng và giá trị thương mại của dòng gốm
sứ này. Chúng tôi đã chọn đề tài “Quá trình hình thành, phát triển và giao lưu
của gốm sứ Hizen” bởi 5 lí do cơ bản như sau:
Thứ nhất, với những đặc trưng về loại hình, kiểu dáng, hoa văn, trong lịch sử
gốm sứ là biểu tượng văn hóa, được dùng để định danh các thời đại lịch sử. Khi nói
đến một giai đoạn lịch sử nhất định, như thời đại Jomon (10.000 năm - thế kỷ III
TCN), Yayoi (thế kỷ III TCN - III SCN)… các nhà nghiên cứu thường dựa vào đặc
tính của các sản phẩm gốm để làm tiêu chí phân chia thời kỳ lịch sử. Do vậy, gốm
sứ luôn là một phần quan trọng, thiết yếu của tiến trình lịch sử và đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia.

Thứ hai, gốm sứ không chỉ là ngành sản xuất thủ công, có những đòi hỏi khắt
khe về kỹ thuật và nghệ thuật mà còn là một ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản
cũng như nhiều quốc gia phương Đông. Nghiên cứu gốm sứ, chúng ta không chỉ
hiểu thêm về lịch sử, về các hoạt động kinh tế, sự phát triển kỹ thuật mà còn hướng
đến những nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về giá trị sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ,
phong cách nghệ thuật của mỗi thời đại.
Thứ ba, thời cận thế, gốm sứ Hizen là một hiện tượng phát triển tiêu biểu của
Nhật Bản. Các sản phẩm gốm sứ được sử dụng rộng rãi trong nước và hơn thế còn
2


tham gia vào thị trường xuất khẩu. Gốm sứ đã trở thành một ngành sản xuất, một
lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng của Nhật Bản. Việc nghiên cứu gốm sứ giúp
chúng ta hiểu thêm đời sống và hoạt động kinh tế của Nhật Bản thời bấy giờ.
Thứ tư, lợi nhuận thu được từ xuất khẩu gốm sứ đã cho thấy tư duy của
người Nhật trong phát triển kinh tế, khẳng định sức mạnh và năng lực hội nhập kinh
tế cũng như phạm vi ảnh hưởng văn hóa rộng lớn của Nhật Bản với các quốc gia
khu vực và thế giới.
Thứ năm, con đường mở rộng xuất khẩu gốm sứ ra thị trường khu vực và thế
giới của Nhật Bản khá đặc biệt. Dưới tác động của chính sách tỏa quốc (Sakoku,
1635-1853), việc xuất khẩu gốm sứ của Nhật Bản chủ yếu thông qua hoạt động của
các thương nhân Trung Quốc và Hà Lan. Việc làm rõ hoạt động, vai trò của các
thương nhân này là một trong những nội dung chính của đề tài nghiên cứu.
Quá trình phân tích số liệu để lý giải những nhận định trên cũng chính là nỗ
lực tổng hợp những thông tin về gốm sứ Hizen, loại gốm sứ đã góp phần đưa Nhật
Bản thành cường quốc thương mại và đem lại những ảnh hưởng nhất định của đất
nước này ra thế giới trong thời kỳ Edo (1603-1868).
2. Lịch sử nghiên cứu
Gốm sứ là một loại hình di sản mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và Hizen
là một trong những dòng gốm sứ đã góp phần tạo nên những giá trị đó. Chính vì thế,

gốm sứ Hizen là một chủ đề hấp dẫn được nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản, quốc tế
quan tâm. Để thực hiện chủ đề nghiên cứu, hầu hết các tác giả đều sử dụng, khai
thác cơ sở dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ các tư liệu lịch sử, công trình nghiên
cứu kết hợp với các thành tựu về khảo cổ học. Nhờ đó, việc tìm hiểu và phân tích
lịch sử phát triển, đặc tính và mối quan hệ bang giao giữa Nhật Bản với các nước
trên thế giới nói chung, giao thương gốm sứ nói riêng đã dần trở nên sáng tỏ.
2.1. Tình hình nghiên cứu gốm sứ Hizen ở Việt Nam
Trong những nghiên cứu chung về lịch sử khu vực, gốm sứ đã sớm thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước, trong đó phải kể đến công
trình “Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII và quan hệ giao lưu gốm sứ Việt Nam Nhật Bản” [21]. Qua chuyên luận này, tác giả Nguyễn Văn Kim đã cung cấp những
nhận định tổng quát về các mối giao thương gốm sứ giữa Việt Nam - Nhật Bản từ
thế kỷ XVI - XVIII. Bằng việc khảo cứu công phu các nguồn sử liệu, tác giả cho
3


rằng trong quan hệ giao thương khu vực, người Nhật đến Việt Nam và Đông Nam
Á
tương đối muộn. Tuy nhiên, nếu coi các hoạt động giao thương của vương
quốc
Lưu Cầu thì quan hệ này đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIV và được duy trì liên tục cho
đến đầu thế kỷ thứ XVI. Từ đầu thế kỷ thứ XVII, Nhật Bản đã đem đến Việt Nam
tiền đồng, bạc, vũ khí.... và đặc biệt là gốm sứ Hizen. Dựa vào các kết quả khai quật
khảo cổ, tác giả đã khẳng định những hiện vật gốm sứ Hizen phát hiện được ở Hội
An và nhiều thương cảng ở miền Trung như Thanh Hà, Nước Mặn hay ở khu mộ
Đại Làng... đều có niên đại vào nửa sau thế kỷ XVII. Đồng thời trong công trình
nghiên cứu này, tác giả cũng đã làm rõ mối quan hệ bang giao giữa Nhật Bản và
Việt Nam, trong đó gốm sứ Hizen là một sản phẩm đặc biệt được đưa đến Việt Nam
vào thế kỷ XVII. Công trình cũng cung cấp số liệu cụ thể mà các hiện vật gốm sứ
được đưa đến Việt Nam trong hơn ba thập kỉ. Trong thời gian 1650 - 1679 thuyền
buôn Trung Quốc đã chở đến . 00 sản phẩm gốm sứ Hizen từ Nagasaki đến Quảng

Nam rồi từ đó tiếp tục đưa đến Batavia. Vào thế kỷ XVI-XVII, Công ty Đông Ấn
Hà Lan (VOC) cũng đã nhập một số lượng đáng kể đồ sứ Hizen tới Đàng Ngoài.
Cho đến nay, gốm sứ Hizen vẫn còn hiện diện ở nhiều vùng miền khác nhau của
Việt Nam.
Gốm sứ là thương phẩm quen thuộc trong mậu dịch khu vực và quốc tế trước
khi người châu Âu tìm ra con đường hàng hải sang phương Đông thế kỷ thứ XV.
Người Bồ Đào Nha sau khi tìm ra tuyến đường qua mũi Hảo vọng, đã thiết lập hệ
thống buôn bán nối Ấn Độ với Malacca, Trung Quốc và khu vực Viễn Đông. Từ đây
các sản phẩm của phương Đông được đưa về phương Tây một cách thường xuyên.
Trong công trình nghiên cứu “Gốm sứ Đàng Ngoài xuất khẩu ra Đông Nam
Á thế kỷ XVII” [53], tác giả Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra những nhận định chung về
tình hình xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam (cụ thể là Đàng Ngoài) đặt trong bối cảnh
buôn bán gốm sứ châu Á. Trên cơ sở khái quát tình hình buôn bán gốm sứ trên thị
trường thế giới, tác giả khẳng định hoạt động kinh tế đó đem lại cơ hội cho gốm sứ
Đàng Ngoài du nhập vào mạng lưới thương mại khu vực. Trong thập niên 1630, kim
ngạch hàng xuất khẩu gốm sứ Trung Quốc của VOC sang châu Âu tăng đáng kể
nhưng cũng sớm sa sút do ngành sản xuất gốm sứ tại Trung Quốc bị tàn phá nghiêm
trọng dưới tác động của rối loạn chính trị, xã hội. Dưới sức ép ngày càng tăng của
người Mãn Châu, nhà Minh sụp đổ năm 644. Tại Trung Quốc nội chiến
4


kéo dài dẫn đến phá hủy trung tâm sản xuất gốm sứ, kéo theo sự thiếu hụt trầm
trọng sản phẩm gốm sứ chất lượng cao trên thị trường. Vì vậy, sau năm 64 , gốm sứ
Trung Quốc chất lượng cao hầu như vắng bóng trên thị trường quốc tế. Trong năm
650 và 65 , thương điếm Deshima của VOC tại Nhật đã gửi 45 đĩa và 6 tiêu bản sứ
Hizen khác nhau sang thương điếm Đàng Ngoài. Qua hơn một thập kỉ buôn bán,
hoạt động gốm sứ của Nhật Bản về châu Âu của VOC dần suy thoái và cơ bản chấm
dứt vào năm 665 do giá nhập khẩu tại Nhật quá cao.
Trong công trình nghiên cứu “Các thương cảng vùng Trung Bộ Việt Nam và

con đường gốm sứ ở vùng Tây nam Thái Bình Dương trong thời đại Đại thương
mại
- thế kỷ XVI-XVIII” [45], nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn lại hướng sự tập trung
vào khảo sát các hiện vật gốm sứ cổ tìm được ở các thương cảng từng đóng vai trò
quan trọng trong con đường gốm sứ thời kỳ Đại thương mại (Thanh Hà, Hội An, và
Nước Mặn). Tại thương cảng Thanh Hà, đã thu được nhiều hiện vật gốm Nhật Bản
niên đại 1650 - 1680 thuộc dòng gốm Hizen. Đồ gốm Hizen được chở trên các
thuyền buôn của người Nhật tới nhiều cảng thị của Đại Việt trước khi đưa đến Siam,
Indonesia... Hội An được biết đến là thương cảng lớn nhất của Đàng Trong trong thế
kỷ XVI-XVIII, trong số 130 thuyền buôn châu Ấn được cấp phép đến Việt Nam thì
có tới 86 thương thuyền đến Hội An (chiếm 66%). Các cuộc khai quật khảo cổ học
cũng đã tìm ra số lượng lớn gốm Hizen ở khu cảng thị này.
Dựa vào kết quả khai quật khảo cổ học, chuyên luận “Gốm sứ Trung Quốc và
gốm sứ Nhật Bản phát hiện trong các mộ Mường” [37], các nhà khảo cổ học Phạm
Quốc Quân và Bùi Minh Trí đã thống kê được số lượng và các mẫu sản phẩm gốm
sứ Nhật Bản tìm thấy ở các ngôi mộ Mường, cụ thể là khu vực Đống Thếch (Kim
Bôi - Hòa Bình). Ngoài ra, ở khu vực Hà Tây (nay là Hà Nội), các nhà khảo cổ cũng
tìm thấy một số lượng khá lớn gốm sứ Nhật Bản có đặc tính giống với hiện vật tìm
thấy ở khu Đống Thếch như: gốm men trắng vẽ lam và gốm vẽ nhiều màu. Loại hình
chủ yếu là lọ tỳ bà, bát đĩa mang những nét đặc trưng của gốm Hizen, có niên đại
nửa cuối thế kỷ XVII. Những loại hình gốm sứ tương tự như vậy cũng được tìm thấy
ở các thương cảng cổ ven biển miền Trung như Hội An (Quảng Nam), hay Lam
Kinh (Thanh Hóa)... Tuy nhiên, số lượng gốm sứ Hizen được tìm thấy ở miền Trung
nhiều hơn so với miền Bắc - Việt Nam.
5


Bên cạnh đó, gốm sứ còn được tìm thấy ở nhiều khu vực khác nhau trên lãnh
thổ Việt Nam, đặc biệt là Hoàng thành Thăng Long. Các hiện vật gốm sứ tìm được
ở đây đa dạng về chủng loại với nguồn gốc khác nhau. Bên cạnh đồ gốm Việt Nam,

các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều gốm Trung Quốc, Nhật Bản và Ai Cập. Gốm sứ
có mặt ở Hoàng thành Thăng Long giai đoạn này chủ yếu là do con đường ngoại
giao và giao lưu thương mại. Dựa trên bộ sưu tập lựa chọn ngẫu nhiên do Ban khai
quật khảo cổ học khu di tích Hoàng thành Thăng Long cung cấp, chuyên gia nghiên
cứu gốm sứ Nguyễn Đình Chiến đã giới thiệu nhiều thông tin quý báu, góp phần tìm
hiểu về gốm sứ mậu dịch thông qua gốm sứ phát hiện được trong Hoàng thành
Thăng Long. Công trình nghiên cứu mang tên “Gốm sứ nước ngoài phát hiện được
trong khu Hoàng thành Thăng Long” [13]. Trong công trình này, tác giả Nguyễn
Đình Chiến đã giới thiệu cụ thể các mẫu sản phẩm gốm sứ Trung Quốc, Nhật Bản
được tìm thấy tại vùng Kinh đô. Các cuộc khai quật khảo cổ học từ năm 999 – 2000
ở Hậu Lâu, Văn Miếu (Hà Nội) đã phát hiện được 10 mảnh bát sứ hoa lam vẽ rồng
và hoa lá. Cuộc khai quật vào tháng 5-2000 ở di tích Bách hóa Tràng Tiền (ngoại vi
Hoàng thành Thăng Long xưa) đã tìm thấy 50 mảnh sứ hoa lam, đây là đồ sứ Hizen
chất lượng cao.
Ngoài ra, Bùi Minh Trí cũng đã cung cấp số liệu cụ thể, mẫu mã, chủng loại
của gốm sứ Nhật Bản tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long qua công trình nghiên
cứu “Gốm sứ Nhật Bản trong Hoàng thành Thăng Long” [49]. Trong công trình
này, tác giả đã khảo sát nhiều hiện vật gốm sứ quý hiếm được tìm thấy tại Hoàng
thành, trong số đó có nhiều hiện vật có khả năng là đồ dùng cá nhân của Hoàng đế
và Hoàng gia. Ngoài số lượng đồ gốm Việt Nam có niên đại từ thế kỷ VII đến thế
kỷ XIX, còn có nhiều đồ gốm sứ Trung Quốc có niên đại từ thế VII đến thế kỷ XIX,
đặc biệt là có sự xuất hiện của gốm sứ Nhật Bản (đồ sứ Hizen) có niên đại thế kỷ
XVII. Gốm sứ Hizen tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long chủ yếu là gốm hoa lam.
Các loại chủ yếu như bát với nhiều loại kích cỡ, hoa văn khác nhau như bát vẽ rồng,
bát vẽ sư tử, bát vẽ chim phượng... Các loại đĩa nhỏ, đĩa lớn với các họa tiết như hoa
cúc, phong cảnh, hoa lá... Chén vẽ hoa lá, chén vẽ phong cảnh... và các loại bình
rượu men trắng... Qua đó, tác giả đưa ra kết luận rằng, khó có thể phân biệt giữa
gốm sứ Nhật Bản và Trung Quốc, bởi lẽ gốm sứ Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất
6



lớn từ đồ sứ Trung Quốc về trang trí, kiểu dáng, nhất là đồ gốm hoa lam nên có
nhiều điểm gần gũi, đặc biệt dưới đáy nhiều sản phẩm sứ ghi niên hiệu của các vua
nhà Minh.
Ngoài các công trình kể trên, nhà khảo cổ học Trịnh Cao Tưởng đã công bố
công trình nghiên cứu mang tên “Thêm một vài thông tin về gốm sứ Hizen trong bối
cảnh ngoại thương Việt - Nhật thế kỷ XVI - XVII” [51]. Tác giả đã đưa ra nhận định
đồ gốm Nhật Bản có mặt trong các thương cảng Việt Nam không phải chỉ là các
hiện vật gốm Hizen có niên đại khoảng 1640 - 690 như các thông tin trước đã công
bố. Tác giả còn đưa ra dẫn chứng về mẫu sản phẩm gốm Karatsu, được nhà nghiên
cứu Ohashi Koji xác nhận nguồn gốc hiện vật gốm đó có sớm hơn năm 640. Bên
cạnh thông tin đó, tác giả còn thống kê những vùng đã có sự tồn tại của gốm sứ
Hizen trong lãnh thổ Việt Nam.
Với công trình nghiên cứu “Vấn đề bảo tồn và phát triển Nghề thủ công
truyền thống ở Nhật Bản” [16], tác giả Hồ Hoàng Hoa đã làm rõ giá trị của nghề thủ
công truyền thống của Nhật Bản như sơn mài, kim hoàn và đặc biệt là gốm sứ vẫn
được xem là tài sản quý giá trong kho tàng văn hóa dân tộc đang được chính phủ và
nhân dân trân trọng giữ gìn. Trong công trình này, tác giả chỉ đơn thuần khái quát
lịch sử hình thành và phát triển của gốm sứ Nhật Bản nói chung và giới thiệu các
sản phẩm gốm sứ cụ thể như gốm Bizen, một số lò gốm trong lãnh địa Hizen như
gốm sứ Arita, Karatsu...
Có thể nói gốm sứ luôn là một trong những sản phẩm mang tính thực tiễn
cao, đáp ứng nhiều nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống hàng ngày
nhưng không vì thế mà mất đi tính nghệ thuật vốn có. Thời gian lưu học ở Nhật, tôi
đã được tiếp xúc, tìm hiểu về văn hóa của xứ sở này và thật sự ấn tượng với những
đường nét tinh xảo trong sản phẩm gốm sứ Nhật Bản. Vì thế, khi trở về Việt Nam,
tôi tham gia vào khóa học Thạc sĩ tại khoa Đông Phương học và bắt đầu công cuộc
tìm kiếm nét độc đáo trong gốm sứ Nhật Bản. Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Vai trò
của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống” [3] đã đưa ra cái nhìn tổng quan về
vai trò của gốm sứ trong đời sống vật thể và phi vật thể của nhân dân Nhật Bản. Nếu

như trong đời sống vật thể đề cập đến các sản phẩm gốm sứ sử dụng trong sinh hoạt
hàng ngày, vật dụng trang trí... thì trong văn hóa phi vật thể, luận văn đề cập
7


đến gốm sứ trong nghệ thuật cắm hoa, trà đạo... Với mục đích sử dụng đa dạng của
gốm sứ, tác giả đã khái quát được những giá trị độc đáo trong sự kết hợp các dụng
cụ gốm sứ trong trà đạo như theo chủ đề, theo mùa và nhiều khi còn theo mục đích
của các buổi tiệc. Ngoài ra, trong bài viết “Gốm sứ Nhật Bản và gốm sứ Việt Nam”
[4], qua việc so sánh và thống kê một số nét tương đồng, dị biệt giữa gốm sứ Nhật
Bản và Việt Nam, tác giả đã làm rõ đặc trưng riêng của hai dòng gốm. Với vị trí
nằm cạnh nền văn minh lớn, như quy luật của sự lan tỏa, gốm sứ Nhật Bản và Việt
Nam đã sớm thu nạp, tiếp nhận những ảnh hưởng từ Trung Hoa. Tuy nhiên, khi du
nhập vào mỗi nước, gốm sứ nhanh chóng được thay đổi để phù hợp với thị hiếu và
nhu cầu của người dân bản địa. Ngay trong bản thân hai dòng sản xuất gốm sứ Nhật
Bản và Việt Nam, mặc dù có nhiều nét tương đồng trong kỹ thuật sản xuất nhưng
cũng có nhiều điểm khác biệt trong mục đích sử dụng sản phẩm, mẫu mã, thiết kế.
Công trình “Nét độc đáo của ẩm thực Nhật Bản thông qua các đồ đựng gốm sứ” [5]
đã minh họa về cách sử dụng và sắp xếp món ăn Nhật Bản trong đời sống thường
ngày, trong dịp lễ tết, các kiểu kết hợp màu sắc của món ăn và đồ đựng theo mùa.
Bài viết cũng làm rõ quan niệm “mùa nào thức ấy” và cách thức người Nhật truyền
tải ý tưởng đó vào đời sống thực tế thông qua những dụng cụ đồ đựng, bát đĩa. Tuy
nhiên, mới chỉ dừng lại ở việc khái quát, cung cấp cái nhìn tổng thể, các công trình
nghiên cứu khoa học và cả luận văn của tác giả chưa đi sâu vào tìm hiểu, khảo cứu
chuyên sâu về một dòng gốm sứ cụ thể nào.
Nhìn chung, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về gốm sứ Hizen chưa
nhiều, phần lớn tập trung khảo cứu qua các cuộc khai quật khảo cổ. Thông qua đặc
điểm của hiện vật tìm được ở nhiều vùng miền khác nhau, các tác giả đưa ra nhận
xét đánh giá nguồn gốc cũng như niên đại của sản phẩm này. Chính vì thế, với công
trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu sâu hơn về gốm sứ Hizen với

cái nhìn tổng quan về nhiều khía cạnh của dòng gốm sứ đặc biệt này.
2.2. Tình hình nghiên cứu gốm sứ Hizen ở Nhật Bản
Nếu như nghiên cứu về gốm sứ Nhật Bản nói chung và gốm sứ Hizen nói
riêng chưa thu hút được đông đảo các nhà nghiên cứu Việt Nam thì ngược lại, dòng
gốm này đã sớm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Nhật Bản. Một trong
những công trình đó là:“Tổng quan về xuất khẩu gốm sứ Hizen ra thế giới”; “Gốm
8


sứ Hizen xuất khẩu ra các nước Đông Nam Á” [87]. Thông qua chuyên luận, Ohashi
Koji đã khái quát về tình hình xuất khẩu của gốm sứ Hizen ra thế giới và tập trung
chủ yếu vào thị trường các nước Đông Nam Á. Theo ghi chép của tác giả, trong giai
đoạn 1647 - 1650, thuyền buôn Trung Quốc đã đưa gốm sứ Hizen vào thị trường
các nước trong khu vực như Campuchia, Siam, Việt Nam. Những năm 50, các sản
phẩm ở lò gốm Yoshida, tỉnh Ureshino (một tỉnh trong lãnh địa Hizen) đã được đưa
sang Indonesia, Đài Loan. Giai đoạn 1659 - 1684, thông qua Công ty Đông Ấn Hà
Lan (VOC), gốm sứ Hizen đã xâm nhập vào thị trường châu Âu với số lượng đáng
kể. Năm 684, nhà Thanh thâu tóm được Đài Loan và thống nhất đất nước. Chính
quyền Mãn Thanh cho phép mở cửa trở lại các thương cảng ở miền nam Trung Hoa.
Như một hệ quả tất yếu, gốm sứ Trung Quốc nhanh chóng lấy lại vị trí trên thị
trường Đông Nam Á và thế giới. Đó cũng là lí do khiến gốm sứ Hizen mất đi vị thế
của mình tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. Mặc dù vậy, các sản phẩm gốm sứ Hizen
vẫn được đưa sang Indonesia.
Ngoài ra phải kể đến công trình “Nhật ký giao thương Hirado - Hà Lan:
thiết lập ngoại giao thời cận thế” [106] của Nagazumi Yoko. Tác giả đã đưa ra cái
nhìn sâu sắc về chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 609 khi Hà Lan thiết lập
quan hệ với thương điếm Hirado (Nhật Bản) đến năm 64 khi tàu Hà Lan rời cảng
Nagasaki. Nagazumi Yoko chủ yếu sử dụng nguồn tư liệu ghi chép hoạt động mậu
dịch của nhân viên và thuyền trưởng Nicolas Couckebacker trong giai đoạn
633 đến 1639. Trong công trình nghiên cứu này, Nagazumi Yoko còn đưa ra nhận

định: nếu xét trên khía cạnh nghiên cứu thì sổ kinh doanh và hóa đơn của Công ty
Đông Ấn Hà Lan là quan trọng nhưng theo nhật ký mậu dịch thì tàu buôn Hà Lan và
Trung Quốc hoạt động một cách độc lập theo thể chế Mạc phiên, đặc biệt là chính
sách đối ngoại đầu thế kỷ XVII. Hơn nữa, việc đó rất hữu ích trong việc tìm hiểu
quy trình vận chuyển từ Hirado sang Nagasaki. Nhiều nhà nghiên cứu đã so sánh
giữa Hirado và Nagasaki, có nhận xét rằng hoạt động giao thương ở Hirado tự do
hơn so với Nagasaki.
ao Keisuke với công trình nghiên cứu “Mậu dịch Hà Lan thời cận thế và bế
quan tỏa cảng”[107]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập đến quan hệ
giao thương của thuyền buôn Hà Lan với Nagasaki Hirado giai đoạn đầu thế kỷ
9


XVII sang thế kỷ XVIII. Qua việc so sánh số liệu phía Nhật Bản và Hà Lan, tác giả
đã làm rõ quan hệ giao thương các giai đoạn và thay đổi trong các năm và dựa theo
số lượng thay đổi này có thể làm minh chứng để nghiên cứu giao thương Hà Lan Nhật Bản thay đổi thế nào trong giai đoạn từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Dựa
vào kết quả này có thể phán đoán được kinh tế Nhật Bản từ một xã hội giao thương
quốc tế chuyển sang nền kinh tế nội địa thế nào. Từ việc lý giải xã hội giao thương
quốc tế chuyển sang nền kinh tế tự cường giai đoạn thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII
đã đưa ra phán đoán về số hàng cao cấp được kiểm soát của Mạc phủ. Hơn nữa,
cùng với sự phát triển sản xuất trong nước thế kỷ XVIII và kết quả của chính sách
tăng số lượng các doanh nghiệp của Mạc phủ có thể đưa ra kết quả suy đoán về sự
tăng trưởng của các hoạt động kinh tế hướng nội, không phụ thuộc nhiều vào hàng
xuất khẩu.
Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đối với thay đổi kinh tế trong nước
từ thế kỷ XVII có thể thấy chính sự thiếu hụt hàng hóa đó đã đánh thức nền kinh tế
Nhật Bản không chỉ phát triển trong các lĩnh vực thủ công nghiệp mà còn phát triển
kinh tế thương nghiệp với mức tiêu dùng lớn. Công trình nghiên cứu này tập trung
nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của mậu dịch Hà Lan, chủ yếu là
hàng xuất khẩu thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Công trình cũng tóm lược lại vấn đề

chủ yếu: Mậu dịch Deshima và Hà Lan trong thời kỳ “Bế quan tỏa cảng” đã phát
triển thống nhất như một cầu nối ngoại thương châu Á - Nhật Bản, Ấn Độ, Đông
Nam Á trong thế kỷ XVII, XVIII. Từ kết quả đó cho thấy mậu dịch Hà Lan ở
Deshima bị tác động bởi điều kiện ngoại cảnh trong sự thay đổi cơ cấu mậu dịch
của Công ty Đông Ấn Hà Lan như: Sự bất hợp tác của hai nước Hà Lan và Anh,
mâu thuẫn của các nước châu Á, thực trạng buôn bán, hạn chế cung cấp… Hơn nữa,
phát triển kinh tế dưới thể chế Mạc phiên có các quy định đối với mậu dịch Hà Lan
trong chính sách phát triển kinh tế như đúc lại tiền, tăng nhập khẩu dựa theo sự phát
triển của nền kinh tế hàng hóa, thay đổi các mặt hàng nhập khẩu giữa đồng và tiền
xu, hàng nhập khẩu cao cấp của lãnh chúa chuyển sang dùng các mặt hàng trong
nước. Mậu dịch Hà Lan thời cận thế thông qua lưu thông hàng hóa phát triển dưới
chế độ Mạc phiên từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đã đạt được vị trí quan trọng trên
một phạm vi rộng lớn của châu Á. Từ vấn đề quan tâm nói trên, công trình này cũng
10


đã đưa ra kết luận: gốm sứ Hizen chính thức được Công ty Đông Ấn Hà Lan xuất
khẩu trong thế kỷ XVII, hay trong giai đoạn “bế quan tỏa cảng”. Cuốn sách đã làm
rõ sự thay đổi trong cấu trúc của nền kinh tế trong bối cảnh theo đuổi chính sách
sakoku của chính quyền Edo. Đây là một nghiên cứu có vị trí rất quan trọng trong
việc tìm hiểu gốm sứ Hizen được xuất khẩu thế nào dưới thời Mạc phủ Edo (16001868). Ngoài ra, con đường mậu dịch Hà Lan tại thương điếm Deshima chia làm 3
giai đoạn: Giai đoạn 1641 - 1659 (Châu Ấn thuyền); Giai đoạn 1660 - 1715 (Mậu
dịch khu vực châu Á); Giai đoạn 6 trở về sau (Mậu dịch qua con đường Batavia).
Thuyền buôn Hà Lan đã xuất khẩu gốm sứ Hizen với số lượng ngày càng nhiều sang
thị trường các nước châu Á tạo thành một tam giác mậu dịch Ấn Độ - châu Á - Nhật
Bản.
Yamawaki Tenjiro với công trình “Mậu dịch: Xuất khẩu sứ Arita của thuyền
buôn Trung Quốc và Hà Lan” [92] được xếp ngang hàng với dữ liệu của T.Volker ở
châu Âu. Công trình này chú trọng đến vấn đề ngoại thương và được biết đến như là
“lịch sử thành phố Arita”. Tác giả chủ yếu nghiên cứu xuất khẩu sứ Hizen, bên cạnh

đó cũng đạt được những thành quả lớn trong nghiên cứu lịch sử kinh tế. Vì thế, tác
giả đã nghiên cứu toàn diện về xuất khẩu gốm sứ Hizen trong khoảng thời gian từ
650 đến 5 dựa theo số liệu trong sổ kinh doanh của công ty VOC đưa ra số lượng
xuất khẩu và các hạng mục sản phẩm hàng năm. Sau này, Ohashi Koji dựa trên sổ
kinh doanh để phân tích và làm sáng tỏ hơn các thông tin về điểm đến, chủng loại
sản phẩm, số lượng xuất khẩu hàng năm của sứ Imari. Số lượng xuất
khẩu của gốm sứ Hizen theo thời gian được chia làm 2 giai đoạn chính: từ 64 đến
658 là giai đoạn phát triển hưng thịnh và giai đoạn xuất khẩu giảm sút 684 ( 685)
do nhà Thanh quay lại hoạt động trên thị trường thế giới. Ngoài ra, đối tượng phân
tích chủ yếu là số liệu của công ty VOC. Các nghiên cứu sau này đã đề cập đến số
lượng xuất khẩu của tư thương tại Deshima. Năm 685 trở về sau, sứ Arita được tư
thương xuất khẩu với số lượng lớn, tuy nhiên đó không phải là toàn cảnh về xuất
khẩu gốm sứ Nhật Bản nhưng cũng là một gợi ý quý báu cho các nghiên cứu sau
này. Ngoài ra, gốm sứ xuất khẩu bởi thuyền buôn Trung Quốc cuối thế kỷ XVII
cũng chỉ là số liệu xuất khẩu đến Batavia mà thôi. Vì vậy, điểm mấu chốt trong công
trình này là không chỉ phân tích xuất khẩu gốm sứ của công ty VOC mà còn
11


đề cập đến số lượng xuất khẩu gốm sứ của tư thương (Trung Quốc) và làm rõ được
đối tượng xuất khẩu gốm sứ Hizen. Công trình có phân tích thời kỳ đỉnh cao trong
xuất khẩu sứ Imari nhưng chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa điểm đến của sản phẩm nên
chưa đưa ra những nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi nhập khẩu, số lượng, hay giá
trị của sản phẩm. Tức là sự thay đổi xuất khẩu theo thời gian trở thành đề tài chủ
yếu trong công trình này.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu kể trên, chuyên luận nghiên cứu “Gốm
sứ Hizen xuất khẩu qua biển Thái Bình Dương” [105], Nogami Takenori đã trình
bày khái quát về quan hệ giao thương gốm sứ Hizen qua thị trường mậu dịch
Manila. Tác giả đã đưa ra một bức tranh về sự thăng trầm của gốm sứ Hizen khi
tham gia thị trường các nước Mexico, Mỹ, Tây Ban Nha từ thế kỷ XVI đến thế kỷ

XIX. Trong thế kỷ thứ XVI, một số lượng nhỏ gốm sứ Hizen đã được đưa sang
nước Mỹ cùng với số lượng lớn gốm sứ Trung Quốc. Tuy nhiên, đến thế cuối thế kỷ
XVII, nhà Thanh ra lệnh cấm xuất khẩu gốm sứ ra nước ngoài. Đó chính là cơ hội
tốt cho gốm sứ Nhật Bản, đặc biệt là gốm sứ Hizen có chỗ đứng trên thị trường châu
Âu. Từ thế kỷ XVIII, gốm sứ Hizen đã được đưa đến Mexico. Đến đầu thế kỷ XIX,
gốm sứ Hizen được tàu buôn của Mỹ và Tây Ban Nha tiếp tục đưa sang thị trường
các nước châu Á.
Trong công trình“Sứ Hizen xuất khẩu ra nước ngoài”[30], tác giả Nogami
Takenori đã khẳng định thời gian xuất khẩu của sứ Hizen ra nước ngoài vào khoảng
năm 492 và giới thiệu về các loại hoa văn của sản phẩm sứ Hizen. Qua đây, tác giả
đã khái quát lịch sử phát triển và đưa ra đặc trưng sản phẩm của các vùng sản xuất
sứ Hizen. Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến sự thay đổi trong cách trang trí sản phẩm
qua các giai đoạn phát triển khác nhau của gốm sứ Hizen. Tác giả chia thành hai
giai đoạn chính trong quá trình thay đổi để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
thời bấy giờ. Giai đoạn đầu, gốm sứ Hizen phỏng theo phong cách gốm sứ Trung
Hoa để bắt đầu tiến trình thay thế gốm sứ Trung Quốc trên thị trường thế giới. Sản
phẩm thời gian này chủ yếu là những chiếc đĩa được trang trí với họa tiết chim
phượng và chữ “Nhật” được tập trung sản xuất tại Arita và Hasami. Giai đoạn thứ
hai là thời kỳ đĩa hoa văn chim phượng và chữ “Nhật” được sản xuất với số lượng
lớn theo mẫu quy định của đơn đặt hàng. Lúc này loại
12


×