Tải bản đầy đủ (.docx) (196 trang)

Quá trình dân chủ hóa ở indonesia từ năm 1945 đến nay nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự luận án TS châu á học 62 31 50 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.4 KB, 196 trang )

́

ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ
TRƢỜNG ĐAỊ HOCC̣ KHOA HOCC̣ XÃHÔỊ VÀNHÂN VĂN

===================

̀

HÔTHI C̣THÀNH

QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA Ở INDONESIA
TƢ̀NĂM 1945 ĐẾN NAY - NHÌN TỪ GÓC ĐÔ

́

GIAI CÂP TRUNG LƢU VÀXÃHÔI DÂN SƢC̣

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HOCC̣

Hà Nội - 2015


́

ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ
TRƢỜNG ĐAỊ HOCC̣ KHOA HOCC̣ XÃHÔỊ VÀNHÂN VĂN

===================

̀



HÔTHI C̣THÀNH

QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA Ở INDONESIA
TƢ̀NĂM 1945 ĐẾN NAY - NHÌN TỪ GÓC ĐÔ

́

GIAI CÂP TRUNG LƢU VÀXÃHÔI DÂN SƢC̣
Chuyên ngành: Đông Nam Á học
Mã số

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN CHÍNH

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bốtrong bất kỳcông trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

HồThi Thành

.



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được nhiều sự hướng dẫn và
giúp đỡ từ các thầy cô, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Nguyễn Văn Chính - thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên
cứu trong suốt những năm vừa qua. Sự tận tâm và nghiêm khắc với học trò cũng
như lòng tâm huyết với khoa học của thầy không chỉ giúp tôi hoàn thành luận án mà
còn cho tôi những kinh nghiệm quý báu trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Mai Ngọc Chừ - chủ nhiệm
Bộ môn Đông Nam Á - khoa Đông Phương học nơi tôi làm việc. Những kiến thức
khoa học quý giá cùng sự chỉ bảo, động viên của thầy là một động lực quan trọng
giúp tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong và ngoài nước đã chia sẻ các
thông tin khoa học và góp ý cho luận án của tôi như GS. Douglas A Kammen, TS.
Stan Tan (ĐH Quốc gia Singapore), GS.Tường Vũ (ĐH Oregon - Mỹ), GS.
Bambang Purwanto, GS. Aris Arif Mundayat, GS. Mohtar Mas’oed (ĐH Gadja
Mada - Indonesia), GS. Iwan G. Sujatmiko (ĐH Indonesia), PGS. Nguyễn Văn
Hồng, PGS.TS. Phạm Quang Minh, PGS.TS. Đỗ Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Vân (ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), GS.TSKH. Trần Khánh, PGS.TS. Nguyễn
Duy Dũng, (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam), GS.TS. Trần Thị Vinh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cùng nhiều thầy cô khác.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn các đồng nghiệp trong và ngoài khoa Đông Phương
học đã không tiếc thời gian chia sẻ các kiến thức khoa học với tôi, đặc biệt là TS.
Nguyễn Thanh Hải, TS. Trần Tiến, TS. Võ Minh Vũ, Th.S Phạm Thanh Huyền,
Th.S. Nguyễn Thu Hường, TS. Võ Xuân Vinh... Các bạn còn động viên và chia sẻ
với tôi các công việc khác của khoa để tôi có thêm thời gian tập trung cho luận án.
Tôi cũng biết ơn Quỹ Trao đổi Nghiên cứu khu vực Đông Nam Á
(SEASREP) và Viện Nghiên cứu châu Á (ARI), thuộc ĐH Quốc gia Singapore đã

cấp học bổng cho tôi đi nghiên cứu thực địa và tìm kiếm tài liệu tại Singapore và
Indonesia trong những năm vừa qua. Tôi không quên sự giúp đỡ của các nhà nghiên


cứu ở Viện Khoa học Indonesia (The Indonesian Institute of Sciences (Tiếng
Indonesia: Lembaga Ilmu Pengetahuan Indonesia, viết tắt là LIPI) cùng nhiều sinh
viên, nghiên cứu sinh, các nhà hoạt động của các tổ chức xã hội và nhiều người dân
Indonesia khác đã cung cấp và chỉ dẫn tôi những thông tin quý giá trong quá trình
nghiên cứu thực địa.
Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn tới những người thân trong gia đình đã
chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


́

́

DANH MUCC̣ CÁC CHƢƢ̃VIÊT TĂT
AJI - Aliansi Jurnalis Independen: Liên hiêpp̣ các nhà báo đôcp̣ lâpp̣
Aldera - Aliansi Demokrasi Rakyat: Liên minh vì dân chủ cho nhân dân
BEM - Badan Eksekutif Mahasiswa: Ủy ban hành pháp sinh viên
BPM - Badan Perwakilan Mahasiswa: Ủy ban đại diện sinh viên
CGMI - Consentrasi Gerakan Mahasiswa Indonesia: Trung tâm phong trào sinh viên
Indonesia
CETRO - Center for Election Reform: Trung tâm cải cách bầu cử
CIVICUS - World Alliance for Citizen Participation: Liên minh thế giới vì sự tham
gia của công dân
DEMOS - Lembaga Kajian Demokrasi dan Hak Asasi: Viện Nghiên cứu dân chủ và
nhân quyền

DPD - Dewan Perwakilan Daerah: Hội đồng đại diện khu vực
DPR - Dewan Perwakilan Rakyat: Hội đồng đại diện nhân dân
ELSAM - Lembaga Studi dan Advokasi Masyarakat: Viện Nghiên cứu và vận động
chính sách
FBMD - Forum Bersama Masyarakat Depok: Diễn đàn nhân dân Depok
FD - Forum Demokrasi: Diễn đàn dân chủ
FDPY - Forum Diskusi Perempuan Yogyakarta: Diễn đàn thảo luận phụ nữ
Yogyakarta
FP2NBP - Forum Perjuangan Petani Nelayan Batang Pekalongan: Diễn đàn đấu
tranh nông và ngư dân các huyện Batang, Pekalongan
FPPB - Forum Perjuangan Petani Batang: Diễn đàn dấu tranh nông dân huyện
Batang
FPPM - Forum Pengembangan Partisipasi Masyarakat: Diễn đàn phát triển sự tham
gia của công chúng
FPPP - Forum Perjuangan Petani Pekalongan: Diễn đàn đấu tranh nông dân huyện
Pekalongan
FSPI - Federasi Serikat Petani Indonesia: Liên đoàn nông dân Indonesia
GARPRI - Gabungan Persatuan Pabrik Rokok Indonesia: Hiệp hội các nhà máy
thuốc láIndonesia


GMNI - Gerakan Mahasiswa Nasional Indonesia: Phong trào sinh viên quốc gia
Indonesia
GOLKAR - Partai Golongan Karya: Đảng các nhóm sư p̣nghiêpp̣ (Đảng GOLKAR)
GPF - Golongan Pengusaha Famasi: Hội các doanh nghiệp dược phẩm
G30S - Gerakan Tiga Puluh September: Phong trào ba mươi tháng chín
HIPMI - Himpunan Pengusaha Muda Indonesia: Hiệp hội các nhà kinh doanh trẻ
Indonesia
HIPPI - Himpunan Penguasa Pribumi Indonesia: Hiệp hội các nhà kinh doanh bản
địa Indonesia

HMI - Himpunan Mahasiswa Islam: Tổ chức sinh viên Islam
ICMI - Ikatan Cendekiawan Muslim Indonesia: Hiệp hội trí thức Islam Indonesia
IPKI - Partai Ikatan Pendukung Kemerdekaan Indonesia: Đảng liên minh ủng hộ
độc lập Indonesia
ICW - Indonesian Corruption Watch: Tổ chức giám sát tình trạng tham nhũng ở
Indonesia
IMF - International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế
INFIGHT - The Indonesian Front for the Defence of Human Rights: Mặt trận bảo vệ
nhân quyền Indonesia
IPKI - Ikatan Pendukung Kemerdekaan Indonesia: Liên minh ủng hộ độc lập
Indonesia
KADIN - Kamar Dagang dan Industri: Phòng thương mại và công nghiệp
KAMMI - Kesatuan Aksi Mahasiswa Muslim Indonesia: Liên đoàn hành động sinh
viên Islam Indonesia
KKN - Korupsi, Kolusi dan Nepotisme: Tham nhũng, câu kết và chủ nghĩa thân hữu
Kodam - Komando Daerah Militer: Hệ thống chỉ huy khu vực quân sự KONTRAS Komisi untuk Orang Hilang dan Korban Tindak Kekerasan: Uỷ ban vì những nạn
nhân bị mất tích và bị bạo hành Kopassus - Komando Pasukan Khusus: Lực lượng
đặc biệt của quân đội Indonesia
KORPRI - Korps Pegawai Republik Indonesia: Liên đoàn viên chức Indonesia
KSP - Kelompok Solidaritas Perempuan: Hội đoàn kết phụ nữ
Kowani - Kongres Wanita Indonesia: Đại hội phụ nữ Indonesia
KPU - Komisi Pemilihan Umum: Uỷ ban bầu cử


ICEL - The Indonesian Center for Environmental Law: Trung tâm luật về môi
trường của Indonesia
IMM - Ikatan Mahasiswa Muhammadiyah: Liên minh sinh viên Muhammadiyah
LMS - Lembaga Masyarakat Swadaya: Tổ chức cộng đồng tự lực
LPHAM - Lembaga Pembela Hak - Hak Asasi Manusia: Cơ quan bảo vệ nhân quyền


LPSM - Lembaga Pengembangan Swadaya Masyarakat: Cơ quan phát triển cộng
đồng tự lực
LPHAM - Lembaga Pembela Hak-Hak Asasi Manusia: Viện bảo vệ nhân quyền
LPU - Lembaga Pemilihan Umum: Viêṇ bầu cử
Masjumi - Majelis Syuro Muslimin Indonesia: Hội tư vấn của người Islam Indonesia

MPD - Masyarakat Profesional untuk Demokrasi: Hội những người làm nghề
chuyên nghiệp vì dân chủ
MPR - Majelis Permusyawaratan Rakyat: Hội đồng hiệp thương nhân dân
NKK- Normalisasi Kehidupan Kampus: Tiêu chuẩn hoá khu vực đại học
NU - Nahdlatul Ulama: Tổ chức Islam Nahdlatul Ulama
NGOs - Non Government Organizations: Các tổ chức phi chính phủ
OTL - Organisasi Tani Lokal: Tổ chức nông dân địa phương
PRD - Partai Rakyat Demokrasi: Ðảng Dân chủ Nhân dân
Parkindo - Partai Kristen Indonesia: Đảng Cơ đốc giáo Indonesia
PBHI - Perhimpunan Bantuan Hukum dan Hak Asasi Manusia Indonesia: Hiệp hội
trợ giúp pháp lý và nhân quyền Indonesia
PD - Partai Demokrat: Đảng Dân chủ
PDI - Partai Demokrasi Indonesia: Đảng Dân chủ Indonesia
PDIP - Partai Demokrasi Indonesia Perjuangan: Đảng Dân chủ Indonesia Đấu tranh
PDS - Partai Damai Sejahtera: Đảng Hòa Bình Thịnh vượng
PIHAM - Piagam Hak Asasi Manusia: Trung tâm giáo dục và thông tin về nhân quyền

PKI - Partai Komunis Indonesia: Đảng Cộng sản Indonesia
PMII - Pergerakan Mahasiswa Islam Indonesia: Phong trào sinh viên Islam
Indonesia PMKRI - Perhimpunan Mahasiswa Katolik Republik Indonesia: Liên
đoàn sinh viên Thiên chúa giáo của Cộng hòa Indonesia PNI- Partai Nasional
Indonesia : Đảng Dân tộc Indonesia



PPBI - Pusat Perjuangan Buruh Indonesia: Trung tâm đấu tranh công nhân
Indonesia
PPP -Partai Persatuan Pembangunan: Đảng Thống nhất Phát triển
PPD - Perjuangan Pemuda Untuk Demokrasi: Tổ chức chiến binh thanh niên vì dân chủ

PRD - Partai Rakyat Demokrasi: Ðảng Dân chủ Nhân dân
PSI - Partai Sosialis Indonesia: Đảng Xã hội Indonesia
PVOs - Private Voluntary Organizations: Các tổ chức xã hội tư nhân tự nguyện
PWI - Persatuan Wartawan Indonesia: Hiệp hội báo chí Indonesia
RACA Institute - Rapid Agrarian Conflict Appraisal Institute: Cơ quan đánh giá
nhanh xung đột ruộng đất
SeTAM - Serikat Tani Merdeka: Hiệp hội nông dân độc lập
SBMSK - Serikat Buruh Merdeka Setia Kawan: Liên đoàn công nhân độc lập
đoàn kết
SBSI - Serikat Buruh Sejahtera Indonesia: Liên đoàn công nhân thịnh vượng
Indonesia
SKEPHI- Sekretariat Kerjasama Pelestarian Hutan Indonesia: Mạng lưới bảo tồn
rừng ở Indonesia
SMID - Solidaritas Mahasiswa Indonesia untuk Demokrasi: Đoàn kết sinh viên
Indonesia vì dân chủ
SBIP - Sekretariat Bersama Industri Pemintalan: Ban thư ký chung ngành công
nghiệp sợi
SP - Solidaritas Perempuan: Đoàn kết phụ nữ
SPSI -Serikat Pekerja Seluruh Indonesia : Liên đoàn người lao động toàn Indonesia
STN - Serikat Tani Nasional: Hiệp hội nông dân quốc gia WALHI - Wahana
Lingkungan Hidup Indonesia: Diễn đàn môi trường Indonesia Yappika -Yayasan
Penguatan Partisipasi, Inisiatif dan Kemitraan Masyarakat
Indonesia:Quỹ tăng cường sự tham gia, sáng kiến và quan hê đp̣ ối tác xã h ội
Indonesia
YLBHI - Yayasan Lembaga Bantuan Hukum Indonesia: Quỹ tr ợ giúp pháp lý

Indonesia
YPKP - Yayasan Penelitian Korban Pembunuhan 1965/1966: Quỹ nghiên cứu nạn
nhân bị thảm sát những năm 1965/1966


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu............................................................. 7
5. Những đóng góp của luận án............................................................................... 11
6. Kết cấu của luận án.............................................................................................. 12
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT
VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN......................................................................... 13
1. 1. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 13
1.1.1. Dân chủ và tư tưởng dân chủ trong lịch sử................................................ 13
1.1.2. Tiếp cận dân chủ hóa ở Indonesia từ quan điểm chính trị học - lịch sử......16
1.1.3. Vấn đề vai trò giai cấp trung lưu, xã hội dân sự trong quá trình dân chủ hóa
............................................................................................................................. 21
1.2. Lý thuyết về dân chủ hóa và phƣơng pháp tiếp cận.................................29
1.2.1. Lý thuyết về dân chủ.................................................................................. 29
1.2.2. Dân chủ hóa và xu hướng nghiên cứu dân chủ trong xã hội hiện đại.........32
1.3. Khái niệm chính sử dụng trong luận án..................................................... 34
1.3.1. Giai cấp trung lưu...................................................................................... 36
1.3.2. Xã hội dân sự và các tổ chức xã hội dân sự............................................... 38
Tiểu kết................................................................................................................... 44
CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA Ở INDONESIA (1945-2014)......45
2.1. Các mô hình dân chủ trƣớc cải cách (1998).............................................. 46
2.1.1. Sự ra đời của nhà nước Indonesia và tư tưởng dân chủ Pancasila (1945-1950)

.....................................................................................................................................46

2.1.2. Sự thiết lập mô hình Dân chủ Tự Do (1950-1959)..................................... 48
2.1.3. Sự chuyển giao từ Dân chủ Tự Do sang Dân chủ Chỉ Đạo (1959-1965). . .52
2.1.4. Dân chủ Trật Tự Mới (1966-1998)............................................................ 57
2.2. Kỷ nguyên Cải cách Dân chủ (1998-2014).................................................. 62
2.2.1. Sự sụp đổ của chế độ Trật Tự Mới............................................................. 62
2.2.2. Cải cách dân chủ sau năm 1998 và sự hình thành mô hình Dân chủ Tham gia 64
1


2.2.3. Những thách thức và hạn chế của cải cách dân chủ ở Indonesia.................71
Tiểu kết................................................................................................................... 77
CHƢƠNG 3. VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP TRUNG LƢU TRONG QUÁ TRÌNH

DÂN CHỦ HÓA Ở INDONESIA.......................................................................... 78
3.1. Sự hình thành giai cấp trung lƣu Indonesia.............................................. 78
3.2. Vai trò của giai cấp trung lƣu Indonesia trong quá trình dân chủ hóa.. .88
3.2.1. Truyền bá tư tưởng dân chủ....................................................................... 90
3.2.2. Tham gia các tổ chức xã hội dân sự......................................................... 100
3.2.3. Hoat động đòi dân chủ............................................................................. 105
3.3. Một số han chế của giai cấp trung lƣu Indonesia.................................... 109
Tiểu kết................................................................................................................. 113
CHƢƠNG 4.VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HÔI DÂN SỰ TRONG
QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA........................................................................... 115
4.1. Sự hình thành xã hội dân sự ở Indonesia................................................. 115
4.2. Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự đối với quá trình dân chủ hóa.....122
4.2.1. Nâng cao nhận thức về dân chủ của người dân........................................ 123
4.2.2. Hoạt động vì các quyền cơ bản của con người........................................129
4.2.3. Cải cách thể chế....................................................................................... 133

4.3. Một số han chế của các tổ chức xã hội dân sự ở Indonesia.....................142
4.3.1. Vấn đề tài chính và nhân lực.................................................................... 142
4.3.2. Tính liên kết của các tổ chức xã hội dân sự............................................. 143
4.3.3. Hiệu quả thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa................................................. 144
Tiểu kết................................................................................................................. 145

́

KÊT LUÂN........................................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 154
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Tháng Tư năm 2014, Indonesia tổ chức cuộc bầu cử quốc hội lần thứ tư kể từ
thời điểm quốc gia này bước vào quá trình cải cách dân chủ năm 1998. Khoảng 140
triệu trong số 190 triệu cử tri Indonesia tham gia cuộc tổng tuyển cử dân chủ bầu
Quốc hội, kết quả bầu cử đã được cả 12 đảng chính trị tham gia tranh cử thừa nhận
1

[Hà Nội Mới, 2014]. Tiếp đó, cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp diễn ra vào ngày 9
tháng 7 đã mang lại thắng lợi cho Joko Widodo - thống đốc Jakarta trước đối thủ
Prabowo Subianto - một tướng quân đội từng là con rể của cựu tổng thống độc tài
Soeharto thời kỳ trước năm 1998. Với kết quả giành được 53,15% số phiếu bầu,

ngày 20 tháng 10 năm 2014, tại Jakarta, ông Joko Widodo chính thức tuyên thệ
nhậm chức và trở thành Tổng thống thứ 7 của Indonesia. Lớn lên từ một khu ổ
chuột ven sông rồi trở thành một thương gia, Joko Widodo bắt đầu sự nghiệp chính
trị từ năm 2005, ông từng giữ chức Thống đốc Jakarta và hiện là tổng thống đầu tiên
của Indonesia không sinh ra từ tầng lớp tinh hoa trong bộ máy chính trị và quân đội.
Joko Widodo trở thành hiện thân cho khát vọng dân chủ thời cải cách của Indonesia
[An Ninh Thủ Đô, 2014]. Thật khó có thể tưởng tượng được là Indonesia, một quốc
gia từng trải qua ba mươi hai năm dưới chế độ độc tài quân sự trong thời kỳ Trật Tự
Mới, với dân số lớn thứ tư và là nước có số dân Islam đông nhất thế giới, hiện đã trở
thành một quốc gia dân chủ khiến cả thế giới kinh ngạc. Chính quá trình dân chủ
hóa đã biến đất nước này thành một nền dân chủ lớn trên thế giới cũng như ở Đông
2

Nam Á [Freedomhouse, 2009] và được xem là một hình mẫu dân chủ cho các nước
Islam [Assyaukanie, 2012]. Quan sát diễn biến cuộc bầu cử dân chủ ở Indonesia
năm 2014, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về chính trị Indonesia, Giáo sư Marcus
Mietzner tại Trường Nghiên cứu Châu Á- Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia
Australia, đã nhận định: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Indonesia hiện là nước dân
chủ nhất Đông Nam Á, và đây là điều không ai có thể dự đoán vào năm 1998”
[Mietzner, 2014].
1

Cuộc tổng tuyển cử năm 2014 ở Indonesia có 12 chính đảng đủ điều kiện tranh cử. Khoảng 190 triệu cử tri
có quyền bỏ phiếu để lựa chọn người đại diện của mình trong số hơn 6.600 ứng cử viên vào 560 ghế của Hạ
viện (DPR), 132 ghế của Thượng viện (DPD). Ở cấp khu vực, cử tri lựa chọn 2.112 ghế trong tổng số gần
223.400 ứng cử viên vào Hội đồng lập pháp cấp tỉnh (DPRD I) và 16.895 ghế Hội đồng lập pháp cấp quận,
huyện (DPRD II) trong cùng thời gian.

2 Indonesia được đánh giá là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới dựa trên quy mô dân số của nước này chỉ
đứng sau hai nước được coi là dân chủ khác là Ấn Độ và Mỹ.


3


Từ những diễn biến dân chủ ở Indonesia, hàng loạt các câu hỏi về mặt học
thuật đã được đặt ra, chẳng hạn như quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị ở
Indonesia đã diễn ra như thế nào, bản chất của nền dân chủ ấy là gì, những yếu tố
nào đã tác động đến trào lưu dân chủ hóa mạnh mẽ ở quốc gia này, v.v.. Tất cả câu
hỏi này cần phải được tìm hiểu một cách thấu đáo để không chỉ khám phá xu thế
biến đổi chính trị - xã hội ở các nước Đông Nam Á, những con đường đi đến dân
chủ trong xã hội hiện đại ở các nước đang phát triển mà còn có thể tìm kiếm những
ngụ ý thực tiễn cho con đường dân chủ hóa, hiện đại hóa và phát triển của các nước
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Gần đây, các chuyên gia hàng đầu về dân chủ
và các nhà nghiên cứu về Đông Nam Á cũng đang đặt ra vấn đề về mối liên hệ giữa
dân chủ và tăng trưởng kinh tế ở các nước trong khu vực. Các nhà nghiên cứu tin
rằng tiến trình dân chủ hóa có thể tác động đến nền kinh tế ở những giai đoạn nhất
định và “về dài hạn, một nền dân chủ có thể nâng tăng trưởng kinh tế cao hơn 20%
so với nền kinh tế dưới chế độ độc tài” [BBC Tiếng Việt, 2014]. Về mối liên hệ này,
Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng luôn khẳng định đất nước sẽ không đứng ngoài
xu thế dân chủ hóa bởi vì “dân chủ và nhân quyền vừa là mục tiêu vừa là động lực
cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam” [Lê Minh Quân, 2011]. Cho đến
nay, các tài liệu về Indonesia nói chung và tiến trình dân chủ hóa ở đất nước này nói
riêng còn quá ít ỏi ở Việt Nam. Tìm hiểu trường hợp Indonesia sẽ góp phần làm
sáng rõ hơn quá trình dân chủ hóa ở nước này cũng như ngụ ý của nó đối với khu
vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, những chuyển biến dân chủ cũng đang có chiều hướng phát
triển ở một số quốc gia Đông Nam Á khác. Myanmar đang đi những bước đầu tiên
chuyển giao quyền lực trong hòa bình sang chế độ dân chủ sau nhiều thập niên nằm
dưới sự kiểm soát của chính quyền quân sự, còn Malaysia, Singapore, Campuchia
và Lào cũng bắt đầu có những dấu hiệu chuyển hướng đến dân chủ. Tại Việt Nam,

Đại hội XI của Đảng đã xác định “dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ
ta” [Văn kiện Đại hội XI của Đảng, 2011]. Nhận định xu thế dân chủ hóa đang diễn
ra ở khu vực và Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây đã tuyên bố “nhân
quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan
của xã hội loài người [VietnamNet, 2014].
Tuy nhiên, dân chủ hoá không phải là lời giải cho mọi vấn đề. Ở Đông Nam
Á, một số quốc gia đã từng tuyên bố có nền dân chủ như Thái Lan hay Philippines
lại đang trải qua khủng hoảng dân chủ. Tại Thái Lan, sau nhiều năm bất ổn do các
4


cuộc biểu tình đấu tranh phe phái nhân danh dân chủ, trong vòng tám năm (từ 2006
đến năm 2014), quân đội Hoàng gia đã hai lần thực hiện đảo chính lật đổ chính phủ
do bầu cử nhằm ổn định tình hình chính trị đất nước. Tại Philippines, các chính phủ
được thiết lập nên từ các cuộc bầu cử dân chủ nhưng đang ngày càng bị mất niềm
tin, nhiều tổng thống gần đây được bầu ra từ phổ thông đầu phiếu vẫn dính líu vào
3

gian lận và tham nhũng. Dân chủ hóa vẫn là một con đường đấu tranh lâu dài và
gian khó ở các nước này.
Là một thành viên tích cực trong khối ASEAN, Việt Nam đang hội nhập
mạnh mẽ vào cộng đồng khu vực và đương nhiên chịu tác động trực tiếp từ những
thay đổi kinh tế chính trị của các nước thành viên. Trong bối cảnh khu vực Đông
Nam Á đang có những bước chuyển động quan trọng trên con đường dân chủ hóa,
hướng đến phát triển hòa bình và ổn định khu vực, việc tìm hiểu quá trình dân chủ
hóa, những tác nhân của quá trình này cũng như những đặc điểm và tính chất bền
vững của nền dân chủ ở Indonesia có ý nghĩa thực tiễn quan trọng không chỉ để hiểu
xu thế phát triển của các quốc gia trong khu vực mà còn góp phần nâng cao nhận
thức về vai trò của dân chủ hóa và hội nhập của đất nước vào xu thế chung của khu
vực và nhân loại.

Cùng với tính cấp thiết về khoa học và thực tiễn của đề tài như đã trình bày ở
trên, về phương diện cá nhân, với tư cách là một nghiên cứu sinh chuyên về
Indonesia và Đông Nam Á, từ lâu tôi đã quan tâm đến vấn đề dân chủ hóa và vai trò
của tầng lớp trung lưu và các tổ chức xã hội dân sự ở Indonesia. Ngay từ năm 1997
khi còn đang theo học tại Bộ môn Đông Nam Á học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội, tôi đã quan tâm tìm hiểu và làm luận văn tốt nghiệp về
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Indonesia. Năm 2002, nhận được học bổng
của Quỹ SEASREP, tôi đã có cơ hội hiếm hoi cùng sinh viên trong khu vực thực
hiện một chuyến đi xuyên Indonesia, qua nhiều vùng miền của đất nước này để tìm
hiểu về đất nước và con người Indonesia, và từ đó mối quan tâm của tôi về đất nước
này ngày càng sâu nặng hơn. Thông qua các cuộc tiếp xúc với sinh viên, các nhà
hoạch định chính sách và các tầng lớp nhân dân, tôi nhận thấy quá trình cải cách
dân chủ ở Indonesia với sự mở rộng các thiết chế dân chủ đã không làm sụp đổ xã
3Ngày 11 tháng 9 năm 2007, Tòa án tối cao Philippines dưới thời Tổng thống Gloria Macapagal Aroyo (đắc
cử năm 2004) đã kết tội tổng thống tiền nhiệm Estrada tội danh tham nhũng và tuyên phạt ông tù chung thân.
Tới tháng 10 năm 2012, dưới thời tổng thống Benigno Aquino ,đến lượt cựu tổng thống Gloria Macapagal
Arroyo cũng bị bắt giữ và tạm giam trong một bệnh viện với các cáo buộc về tham nhũng trong thời gian cầm
quyền.

5


hội mà ngược lại, giúp ổn định chính trị, phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất
nước. Năm 2006 tôi tiếp tục được Quỹ SEASREP cấp học bổng để nâng cao kỹ
năng tiếng Indonesia tại Đại học Gadja Mada, Indonesia. Sau đó, từ năm 2007 đến
năm 2010, tôi đã quay lại đất nước này nhiều lần để nghiên cứu thực địa và tìm hiểu
về quá trình dân chủ hóa. Tôi nhận thức rằng tiến trình dân chủ hóa ở Indonesia có
tầm quan trọng cốt lõi như một chìa khóa để hiểu được những thay đổi chính trị kinh tế - văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở đất nước này. Do đó, việc đi sâu tìm hiểu
đề tài này không chỉ giúp nâng cao kiến thức của bản thân mà còn trực tiếp góp
phần tạo dựng một hướng nghiên cứu Indonesia học ở Bộ môn Đông Nam Á học,

Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án này là để:
1) Làm rõ bản chất và đặc điểm của quá trình dân chủ hóa và các mô hình

dân chủ được vận dụng ở Indonesia từ năm 1945 đến nay.
2) Làm rõ ảnh hưởng của giai cấp trung lưu và các tổ chức xã hội dân sự đối

với quá trình dân chủ hóa.
3) Tìm kiếm những ngụ ý của dân chủ hóa ở Indonesia đối với khu vực Đông

Nam Á và Việt Nam.
Để đạt được những mục đích nêu trên, chúng tôi phải thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu mà nội dung chủ yếu là tập trung trả lời các câu hỏi chính như sau:
1) Quá trình dân chủ hóa đất nước ở Indonesia đã diễn ra như thế nào?
2) Đặc điểm và bản chất của các hình thức dân chủ ở Indonesia qua từng thời

kỳ phát triển là gì và các hình thức dân chủ ấy có ý nghĩa thế nào đối với tiến trình
dân chủ hóa trong sáu thập niên qua?
3) Sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu có tác động như thế nào đến tiến trình

dân chủ hóa đất nước?
4) Sự hình thành, phát triển của các tổ chức xã hội dân sự ở Indonesia có ý

nghĩa gì đối với tiến trình dân chủ hóa của đất nước?
5) Quá trình dân chủ hóa ở Indonesia có tác động thế nào đến khu vực Đông

Nam Á và chúng ta có thể tìm thấy ở quá trình này những ngụ ý gì cho chiến lược
dân chủ hóa và phát triển đất nước?

3. Đối tƣợng và pham vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là: (1) các mô hình dân chủ ở Indonesia
từ 1945 đến nay; (2) giai cấp trung lưu; và (3) các tổ chức xã hội dân sự. Phạm vi
nghiên cứu về mặt không gian đặt tiến trình dân chủ hóa Indonesia
6


trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa để xem xét. Về mặt thời gian, quá trình
dân chủ hóa ở Indonesia được xem xét qua từng giai đoạn biến chuyển của xã hội kể
từ khi nước này độc lập (năm 1945) cho đến nay, nhưng nhấn mạnh vào giai đoạn từ
năm 1998 đến năm 2015. Năm 1945 được cho là dấu mốc quan trọng khi Indonesia
tuyên bố độc lập, mở đầu quá trình xây dựng và phát triển của một quốc gia tự chủ,
hiện đại. Mặc dù Indonesia phải mất 5 năm (từ 1945 đến 1950) tiếp tục đấu tranh
chống thực dân Hà Lan quay trở lại và đến năm 1950 mới chính thức giành được
độc lập, nhưng năm 1945 được các nhà nghiên cứu xác định là thời điểm mở đầu
cho thời kỳ độc lập của quốc gia này. Từ đó đến nay (năm 2015), Indonesia đã đạt
được nhiều thành tựu trên con đường dân chủ hóa, đặc biệt là vừa trải qua các cuộc
bầu cử lập pháp và tổng thống năm 2014 được đánh giá là thành công trên con
đường phát triển dân chủ. Như vậy, phạm vi nghiên cứu bao quát một chặng đường
lịch sử sáu thập niên để thấy được cả quá trình dân chủ hóa đầy khó khăn và biến
động của Indonesia hơn nửa thế kỷ qua, trong đó nhấn mạnh phân tích các bước
phát triển dân chủ mà quốc gia này đạt được từ năm 1998 cho đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu

Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu này xuất phát từ giả thuyết của một số nhà nghiên cứu đi trước
cho rằng giai cấp trung lưu vàcác tổ chức xã hội dân sự là nh ững nhân tố có vai trò
quan trọng thúc đẩy quá trình dân chủ hóa [Lipset, 1959; Putnam, 1993; White,
2004; Chunlong Lu, 2005; Tocqueville, 2008; Madland, 2011]. Vận dụng lý thuyết

về vai trò của giai cấp trung lưu và các tổ chức xã hội dân sự trong mối liên hệ với
quá trình dân chủ hóa đất nước của các học giả nói trên vào trường hợp Indonesia,
chúng tôi tiếp cận quá trình dân chủ hóa ở nước này không chỉ qua các hình thức tổ
chức nhà nước, đảng phái chính trị, hoạt động bầu cử và các sự kiện lịch sử xã hội
mà còn xem xét những hoạt động cụ thể của giai cấp trung lưu và các tổ chức xã hội
dân sự trong quá trình đó.
Cho đến nay, dân chủ hóa và bản chất của một nền dân chủ thường được tiếp
cận dưới nhiều góc độ như sử học, chính trị học, nhân học, văn hóa học... Trong
luận án này, chúng tôi không tiếp cận vấn đề dưới quan điểm chuyên ngành cụ thể,
mà chọn cách tiếp cận liên ngành, trên cơ sở kết hợp tiếp cận chính trị học, sử học
và nhân học.
Ở góc độ tiếp cận sử học, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích sự kiện

và sử liệu theo lịch đại, trong khi với tiếp cận chính trị học, chúng tôi nhìn nhận vấn
đề dân chủ qua tổ chức nhà nước, hệ thống đảng phái hay các hoạt động bầu cử...
7


Tuy nhiên, để đánh giá một chế độ chính trị xã hội có thực sự dân chủ hay không
còn cần phải xem xét từ quan điểm và vai trò tham gia của người dân trong việc tạo
lập và kiểm soát thể chế đó. Trên cơ sở này, chúng tôi nhấn mạnh vào một cách tiếp
cận khác nữa là tiếp cận nhân học -chính trị với việc quan sát trực tiếp từ dưới cơ
sở, tập trung vào quan điểm và sự tham gia của người dân vào thể chế chính trị, từ
đó giúp đánh giá bản chất và mức độ dân chủ của thể chế chính trị đó. Cách tiếp cận
này còn được gọi là tiếp cận chính trị học hàng ngày (everyday politics), bắt nguồn
từ nghiên cứu của nhà nhân học - chính trị James Scott trong tác phẩm nổi tiếng Vũ
khí của kẻ yếu (1985) [Scott, 1985], sau đó được Kerkvliet phát triển và vận dụng
xuất sắc vào nghiên cứu trường hợp các xã hội nông dân ở Philippines [Kerkvliet,
1990] và Việt Nam [Kerkvliet, 2009]. Theo Kerkvliet, hành vi chính trị của con
người trong đời sống hàng ngày có tác động lớn đến chính sách của một quốc gia.

Nếu nhà nghiên cứu chỉ tiếp cận chính trị học từ những hình thức và vị trí có tính
quy ước truyền thống (như nhà nước, đảng phái, nghị viện và bầu cử) thì có thể sẽ
bỏ quên đời sống chính trị ở cấp cộng đồng, ở các nhóm bên dưới trong cấu trúc xã
hội cũng như tác động của cấp dưới này đối với sự vận hành thể chế chính trị. Tiếp
thu quan điểm này của James Scott và Kerkvliet, chúng tôi nhấn mạnh vào cách tiếp
cận chính trị học hàng ngày bên cạnh tiếp cận chính trị học truyền thống và tiếp cận
sử học, điều này phù hợp với trọng tâm nghiên cứu của luận án về vai trò tham gia
thúc đẩy dân chủ của của giai cấp trung lưu và xã hội dân sự ở Indonesia. Qua đó,
bản chất dân chủ của các thể chế chính trị trong lịch sử Indonesia từ năm 1945 đến
nay cũng như quá trình dân chủ hóa ở quốc gia này sẽ được làm sáng tỏ.
Từ quan điểm về phương pháp tiếp cận như trên, luận án đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể để thu thập và phân tích thông tin như sau:
- Phương pháp quan sát tham gia (participant observation), phỏng vấn sâu

(intensive interviews) và điều tra theo bảng hỏi (structured questionnaire) được sử
dụng trong quá trình nghiên cứu điền dã được chia làm nhiều đợt, bắt đầu từ năm
2006 đến năm 2011.
- Phương pháp phân tích sự kiện và sử liệu theo lịch đại của sử học, phương

pháp phân tích chính trị học (phân tích tổ chức và hoạt động của chính phủ, nghị
viện, chế độ bầu cử...)
Về nguồn tư liệu, luận án sử dụng ba nguồn chính bao gồm 1) tài liệu lưu trữ,
2) tài liệu điền dã thực địa, 3) các công trình khoa học đã được công bố và báo chí.

Nguồn tài liệu lưu trữ được thu thập đồng thời với quá trình thực hiện điền
dã tại Indonesia, mà trọng tâm là từ các viện lưu trữ, các tổ chức xã hội dân sự, các
8


thư viện của Viện Khoa học LIPI, Đại học Indonesia, Đại học Mada Gajah, Đại học

Quốc gia Singapore, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore. Trong nhóm tài
liệu này, chúng tôi đặc biệt lưu ý tới các bản Hiến pháp của Indonesia qua các thời
kỳ, các điều luật quy định hoạt động chính trị của các đảng phái, tổ chức xã hội, báo
chí, tài liệu thống kê cũng như hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và dân sự.
Ngoài ra, các thư viện và văn phòng lưu trữ các cơ quan này cũng lưu giữ nhiều báo
cáo khoa học và các biên bản thảo luận khoa học của các học giả trong và ngoài
nước về những vấn đề liên quan đến dân chủ, giai cấp trung lưu và xã hội dân sự.
Các nguồn tài liệu này đã được quan tâm và thu thập từ năm 2002 đến gần đây
thông qua các chuyến đi thực địa đến Indonesia và trao đổi học thuật tại Viện
Nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Singapore.
Nguồn tư liệu điền dã thực tế ở Indonesia thông qua các chuyến khảo sát tại các
cơ quan nhà nước và viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ, các
tổ chức sinh viên và trí thức, các cơ quan thông tin và báo chí ở Indonesia có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng để hiểu được tầm quan trọng của tầng lớp trung lưu và các tổ chức
xã hội dân sự ở Indonesia trong tiến trình dân chủ hóa. Trên cơ sở tiếp cận chính trị học
hàng ngày, tôi đã thực hiện những kỹ năng quan sát nhân học và phỏng vấn để thu thập
thông tin. Tôi bắt đầu quan tâm đến vấn đề dân chủ hóa ở Indonesia ngay từ lần đầu
tiên tham dự khóa bổ túc kiến thức về văn hóa - xã hội Indonesia do Quỹ SEASREP tổ
chức tại Indonesia năm 2002. Trong chuyến đi tham gia nghiên cứu thực địa dành cho
nghiên cứu sinh và học giả trẻ của Đông Nam Á năm 2002, tôi đã có cơ hội đến thăm
nhiều trường đại học, viện nghiên cứu của Indonesia tại Jakarta, Bandung, Bali và
Yogyakarta. Tại đây, tôi đã được nghe các học giả và chính trị gia nói về dân chủ hóa ở
Indonesia. Đặc biệt, bài giảng của các vị trợ lý thuộc văn phòng Tổng thống Habibie và
Tổng thống Megawati Soekarnoputri tại các buổi hội thảo ở Đại học Bandung và Đại
học Gadja Mada về phụ nữ và dân chủ đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Năm 2006,
tôi trở lại Yogyakarta và dành một năm học tiếng Indonesia tại Đại học Gadja Mada để
có thể tự mình thực hiện nghiên cứu thực địa và tiếp xúc với người dân địa phương.
Sau đó, được Bộ Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia cấp phép và được sự hỗ trợ của
Viện Khoa học Indonesia (LIPI) tôi còn trở lại Indonesia hai lần nữa vào các năm 2008
và 2009 để nghiên cứu thực địa. Tư liệu quan sát và phỏng vấn mà tôi thu thập được

nhiều nhất trong thời gian nghiên cứu thực địa là tại hai thành phố lớn Jakarta và
Yogyakarta. Tại đây tôi đã dành thời gian quan sát đời sống người dân và các sự kiện
chính trị như mít tinh, biểu tình, vận động tranh cử, tổ chức bầu cử, đồng thời tham
9


gia vào các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực dân chủ. Tôi đã
tham dự nhiều cuộc tranh luận của các nghiên cứu sinh và sinh viên về dân chủ ở
Đại học Gadja Mada. Đây là những trải nghiệm quý báu và là những nguồn tư liệu
sống hết sức quan trọng giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về thực tế dân chủ tại Indonesia.
Cũng trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 tại Jakarta và
Yogyakarta, tôi đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với những người thuộc các giai
tầng xã hội và nghề nghiệp khác nhau như các nhà nghiên cứu về chính trị và dân
chủ, sinh viên, những người lao động nghèo, những nhà hoạt động ở các tổ chức xã
hội dân sự, những ứng cử viên đang chuẩn bị tranh cử ở hội đồng lập pháp địa
phương, những người đã từng tham gia phong trào sinh viên thập niên 1970, cho
đến các nạn nhân của chế độ Trật Tự Mới. Đặc biệt, trong suốt thời gian từ năm
2008 cho đến nay tôi đã tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn, trao đổi với các nhà
nghiên cứu tại Viện Khoa học Indonesia (LIPI), các giáo sư, giảng viên ở nhiều
trường đại học lớn như Đại học Indonesia, Đại học Gadja Mada (Indonesia), Đại
học Quốc gia Singapore, Đại học Oregon (Mỹ) liên quan đến chủ đề dân chủ, giai
cấp trung lưu và xã hội dân sự ở Indonesia. Tôi cũng tiếp tục trao đổi với một số nhà
nghiên cứu và hoạt động chính trị, xã hội ở Indonesia qua thư điện tử về những diễn
biến liên quan đến dân chủ đang diễn ra. Những quan điểm, ý kiến của các học giả
và các nhà hoạt động chính trị, xã hội nói trên là nguồn tư liệu quan trọng giúp tôi
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Việc thu thập thông tin trong quá trình điền dã thực địa còn được tôi thực
hiện thông qua phỏng vấn dựa trên một bảng hỏi cấu trúc sẵn (vào tháng 2 năm
2009) nhằm tìm hiểu sự tham gia của sinh viên trong các tổ chức xã hội dân sự và
vai trò của các tổ chức sinh viên với tư cách là một bộ phận của xã hội dân sự trong

quá trình dân chủ hóa ở Indonesia. Cuộc khảo sát này đã tham khảo ý kiến 350 sinh
viên đang theo học tại 7 trường đại học tại hai thành phố lớn ở Jakarta và
Yogyakarta là Đại học Trisakti, Đại học Indonesia (UI), Đại học Dân tộc (UNAS),
Đại học Gadja Mada, Đại học Negeri Yogyakarta (UNY), Đại học Sanata Dharma,
Đại học Islam Negeri Sunan Kalijaga về mức độ tham gia của sinh viên vào các tổ
chức sinh viên, các tổ chức phi chính phủ và quan điểm của họ về vai trò của các tổ
chức này đối với tiến trình dân chủ hóa và tiến bộ xã hội ở Indonesia. Việc phân tích
các số liệu và thông tin qua các bảng khảo sát cho thấy rõ hơn về vai trò của các tổ
chức sinh viên với tư cách là một bộ phận quan trọng trong xã hội dân sự cũng như
những đóng góp của các tổ chức này đối với quá trình dân chủ hóa ở Indonesia.
10


Ngoài hai nguồn tài liệu trên, nguồn tài liệu thứ ba là các công trình khoa học
đã công bố và báo chí cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc thực hiện luận
án. Chúng tôi đã cố gắng thu thập và tham khảo các công trình nghiên cứu đã xuất
bản cũng như thông tin báo chí về các vấn đề dân chủ, giai cấp trung lưu và xã hội
dân sự ở Indonesia một cách cơ bản và cập nhật. Ngoài việc tìm kiếm các sách báo
này trong các hiệu sách, thư viện, viện nghiên cứu và trường đại học, chúng tôi còn
tìm kiếm trên mạng internet và liên hệ với một số học giả nước ngoài để có thêm
các tài liệu mới. Trong quá trình thu thập và tham khảo tài liệu, chúng tôi luôn xem
xét đến tính khoa học và độ tin cậy của các lập luận và thông tin ở các tài liệu này.
5. Những đóng góp của luận án

Về mặt khoa học, luận án góp phần làm rõ những giai đoạn khác nhau trong
quá trình đi đến dân chủ của Indonesia trong hơn nửa thế kỷ qua và mối liên hệ của
giai cấp trung lưu và các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình này.
Trên cơ sở khám phá quy luật, tác nhân, và tính chất của quá trình dân chủ
hóa Indonesia, luận án đóng góp vào việc tìm hiểu xu thế dân chủ hóa ở các nước
Đông Nam Á bằng việc cung cấp thông tin có hệ thống về những đổi thay xã hội ở

Indonesia và tác động của nó với khu vực, trong đó có Việt Nam. Cho đến nay ở
Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử chính trị xã hội Indonesia
hiện đại. Do đó, luận án được chờ đợi sẽ mang lại nguồn tư liệu bổ sung cho hệ
thống tài liệu nghiên cứu về Indonesia, qua đó góp phần tìm hiểu Indonesia nói
riêng và Đông Nam Á nói chung ở Việt Nam.
Về phương pháp luận, luận án là một nỗ lực vận dụng và phát triển lý thuyết
về mối quan hệ giữa giai cấp trung lưu, các tổ chức xã hội dân sự vào nghiên cứu
quá trình dân chủ hóa cùng với phương pháp chính trị học hàng ngày nhằm tiếp cận
dân chủ từ cơ sở. Cho đến nay, những quan điểm lý luận và phương pháp tiếp cận
như vậy còn mới mẻ ở Việt Nam và chúng tôi hy vọng nó sẽ góp phần làm phong
phú thêm nghiên cứu về dân chủ ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, trong bối cảnh một Cộng đồng ASEAN sắp được hình
thành vào năm 2015, việc tăng cường hiểu biết về các nước thành viên của cộng
đồng, đặc biệt là thành viên có vai trò quan trọng như Indonesia, là hết sức cần thiết.
Thông qua việc cung cấp thêm thông tin về lịch sử chính trị, đặc biệt là những biến
đổi xã hội theo hướng dân chủ đang diễn ra ở Indonesia, luận án hy vọng có thể
giúp tăng cường mối quan hệ Việt Nam - Indonesia cũng như thúc đẩy sự tham gia
có hiệu quả của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN.
11


Ngoài ra, diễn biến của quá trình dân chủ hóa ở Indonesia cũng có thể xem là
một kinh nghiệm tham khảo cho việc thực hiện quy chế về dân chủ ở cơ sở của
Đảng và Nhà nước ta. Qua thực tế chuyển biến dân chủ ở Indonesia, chúng ta có thể
tiếp thu những bước đi phù hợp với điều kiện riêng của Việt Nam, nhằm mang lại
lợi ích dân chủ và phát triển cho đất nước.
6. Kết cấu của luận án
Để đạt được những mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu cũng như trình bày được
các phát hiện chính, luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, được cấu trúc thành
bốn chương lớn như sau:

Chương I: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, lý thuyết và phương pháp tiếp
cận. Nội dung chính của chương này là phân tích lịch sử vấn đề, xác định hướng
tiếp cận và khái niệm hóa công cụ nghiên cứu.
Chương II: Quá trình dân chủ hóa ở Indonesia (1945 - 2014). Chương này
nhìn lại và phân tích con đường gập ghềnh đi đến dân chủ hóa ở Indonesia từ năm
1945 đến nay qua từng giai đoạn cụ thể với các hình thức dân chủ khác nhau. Việc
nhận diện từng chặng đường đi đến dân chủ là cơ sở để đánh giá và phân tích vai trò
của giai cấp trung lưu và các tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy quá trình đó.
Chương III: Vai trò của giai cấp trung lưu trong quá trình dân chủ hóa ở
Indonesia. Trong chương này, sự hình thành, đặc điểm, vai trò và một số hạn chế
của giai cấp trung lưu trong quá trình dân chủ hóa ở Indonesia được phân tích và
xem xét. Để đánh giá vai trò của giai cấp này, chúng tôi tập trung vào các hoạt động
truyền bá tư tưởng dân chủ, tham gia các tổ chức xã hội dân sự và các hoạt động
trực tiếp đòi dân chủ của giai cấp trung lưu Indonesia.
Chương IV: Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình dân chủ
hóa. Chương này tập trung làm rõ quá trình hình thành, phát triển, vai trò và một số
hạn chế của các tổ chức này trong quá trình dân chủ hóa ở Indonesia. Đặc biệt,
chúng tôi tập trung phân tích và đánh giá các hoạt động của các tổ chức xã hội dân
sự đối với vấn đề cải cách thể chế, vấn đề bảo vệ các quyền cơ bản và nâng cao
nhận thức về dân chủ của người dân.
Kết luận. Trên cơ sở những tư liệu được trình bày ở các chương trước, phần
này đi đến một số nhận xét tổng quát về những phát hiện chính của nghiên cứu cũng
như những ngụ ý cho vấn đề dân chủ ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam.

12


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT
VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN

1. 1. Lịch sử vấn đề
Vấn đề dân chủ nói chung và dân chủ ở Indonesia từ lâu đã được nhiều học
giả quan tâm nghiên cứu. Có nhiều xu hướng tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu
về dân chủ ở Indonesia. Trong phần này chúng tôi sẽ cố gắng điểm lại lịch sử tư
tưởng dân chủ và những tiếp cận dân chủ hóa ở Indonesia từ quan điểm chính trị
học - lịch sử và từ góc độ vai trò của giai cấp trung lưu và xã hội dân sự.
1.1.1. Dân chủ và tƣ tƣởng dân chủ trong lịch sử
Dân chủ là một khái niệm đã có từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Các nhà
nghiên cứu cho rằng thuật ngữ dân chủ ra đời ở châu Âu từ thời kỳ cổ đại gắn với
nhà nước thành bang Athens (Hy Lạp) vào thế kỷ V trước Công nguyên, nơi được
xem là quê hương của nền dân chủ đầu tiên trên thế giới. Thuật ngữ dân chủ
(democracy) được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp demokratia, ghép từ hai từ gốc là
demos (nhân dân) và kratos (quyền lực), theo đó demokratia có nghĩa là một chính
thể mà ở đó nhân dân có quyền làm chủ [Held, 2006, tr.1]. Trong nền dân chủ
Athens, tất cả nam giới là công dân tự do đến tuổi trưởng thành và có nguồn gốc là
người Athens có quyền đi bầu cử. Họ được quyền bầu xét những người lãnh đạo
chính quyền, lãnh đạo quân sự, được tham gia vào các quyết định quan trọng của
quốc gia thành bang cũng như việc xét xử tội phạm. Thể chế chính trị Athens thể
hiện trình độ phát triển dân chủ cao trong thời kỳ bấy giờ, nhưng là nền dân chủ hạn
chế nếu so với yêu cầu dân chủ ngày nay vi k̀ hi đón ữ giới, nô lệ và những người
không phải gốc Athens không được tham gia vào các hoạt động bầu cử.
Cho đến thế thế kỷ I sau Công nguyên, tư tưởng dân chủ ở châu Âu bị chững
lại và được thay thế bởi thế giới quan thần quyền Kito giáo. Tuy nhiên, vào thế kỷ
XI tư tưởng dân chủ bắt đầu phát triển trở lại ở Bắc Italia nơi người dân có quyền
bầu ra các đại diện của mình vào các chức vụ trong chính quyền, các quan chức cai
trị theo nhiệm kỳ và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đến thời kỳ Phục hưng
ở châu Âu thế kỷ XVI, tư tưởng dân chủ có điều kiện phát triển mạnh hơn và thuật

ngữ “dân chủ” (democracy) bắt đầu trở thành một khái niệm phổ biến. Trong các thế
kỷ XVII – XVIII, các nhà tư tưởng phương Tây như Thomas Hobbes (1586-1679),

John Jocke (1632-1704), Baron de Montesquieu (1689-1755), Jean Jacques
13


Rousseau (1712-1778)… đã đề xuất nhiều lý thuyết về dân chủ trên cơ sở khẳng
định các quyền của con người, như quyền tự do, quyền tư hữu, quyền bình đẳng. Để
các quyền này được thực thi và bảo vệ, các nhà tư tưởng cho rằng cần phải thiết lập
các mô hình quản lý nhà nước với các cơ chế phân chia và kiểm soát quyền lực để
hạn chế sự lạm quyền, đồng thời đề cao việc mọi công dân phải được tham gia vào
quá trình lập pháp và ra quyết đinḥ đối với các v ấn đề chung của xã hội.
Từ khoảng cuối thế kỷ XVIII sang thế kỷ XIX, tư tưởng dân chủ tiếp tục
được khai thác và phát triển với những đại biểu như Jeremy Bentham (1748-1832),
James Mill (1773-1836), John Stuard Mill (1806-1873), Alexis de Tocqueville
(1805-1859). Những nhà tư tưởng này đề cao quan điểm dân chủ tự do đại diện,
trong đó bao gồm vấn đề trách nhiệm của chính quyền trong việc bảo vệ người dân
khỏi sự lạm quyền, nhấn manḥ tầm quan trọng của bầu cử và sự cạnh tranh giữa các
ứng cử viên chính trị, sự phân chia quyền lực trong nhà nước, sự tự do báo chí,
ngôn luận, hội họp của người dân, quyền cá nhân tham gia vào xã hội dân sự và
tuân theo luật trao đổi tự do và cạnh tranh kinh tế, quyền bình đẳng về chính trị của
người dân và cả trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng và nền dân chủ.
Tiếp nối các tư tưởng dân chủ nói trên, tư tưởng dân chủ phương Tây từ thế
kỷ XX cho đến nay phát triển theo những xu hướng khác nhau như dân chủ tinh hoa
cạnh tranh (nhấn mạnh vai trò của các nhóm tinh hoa đại diện cho nhân dân xây
dựng luật pháp và điều hành các công việc chung), dân chủ đa nguyên (đề cao vai
trò của các đảng phái, tổ chức xã hội), dân chủ hợp pháp (yêu cầu hoạt động của
chính phủ phải được luật hóa và chính phủ can thiệp một cách hợp pháp vào xã hội
dân sự), dân chủ tham gia (khẳng định người dân phải tham gia trực tiếp vào việc
điều chỉnh các định chế xã hội cả ở nơi làm việc và ở cộng đồng địa phương), dân
chủ tham luận (nhấn mạnh chất lượng tham gia của người dân trong các hoạt động
chính trị hơn là sự tham gia mang tính hình thức)… Các tư tưởng này được đề cập

đến trong các tác phẩm nghiên cứu về chính trị và dân chủ của các nhà tư tưởng nổi
tiếng như Max Weber (1864-1920), Joseph A. Schumpeter (1883-1950), Robert A.
Dahl (sinh năm 1915), Robert Nozick (1938-2002), F.A. Hayek (1899-1992),
Habermas (sinh năm 1929), v.v. và trở thành nền tảng cho việc thiết lập các thể chế
dân chủ ở nhiều nước phương Tây và Mỹ.
Cũng trên nền tư tưởng dân chủ phương Tây, từ thế kỷ XIX, một dòng tư
tưởng dân chủ khác xuất hiện và phát triển. Đó là tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa
gắn liền với tính giai cấp, trong đó quần chúng nhân dân lao động được nhìn nhận
14


như là người làm chủ tối cao trong xã hội. Đại biểu cho tư tưởng này là K.Marx
(1818 - 1883), F. Engels (1820-1895) và V. Lenin (1870-1924).
Từ quan điểm dân chủ phương Tây, khái niệm dân chủ được truyền bá sang
các nước phương Đông, được các nhà tư tưởng, các chính trị gia và người dân ở đây
tiếp thu, áp dụng. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia và học giả phương Đông trên cơ sở
xem xét quan điểm dân chủ phương Tây cho rằng thực ra phương Đông từ lâu đã có
quan điểm và thể chế dân chủ theo cách thức riêng của mình. Trong triều đại các
hoàng đế Ashoka và Akbar ở Ấn Độ có truyền thống ra quyết định dựa trên sự thảo
luận, bàn bạc để đi đến sự đồng thuận. Ở các làng xã Indonesia, hay làng xã ở Việt
Nam từ lâu cũng đã có truyền thống dân chủ thô sơ như vậy [Nguyễn Từ Chi, 1985].
Từ đây nảy sinh quan điểm cho rằng tinh thần dân chủ cũng có gốc rễ ở phương
Đông chứ không chỉ là sản phẩm ngoại nhập từ phương Tây. Nhiều nhà chính trị và
tư tưởng châu Á thời hiện đại như Lý Quang Diệu (Singapore), Mahathir
Mohammad (Malaysia) còn nhấn mạnh vào các giá trị châu Á mà theo họ chính là
những giá trị quan trọng làm nên sự phát triển của phương Đông và tạo ra đăcp̣ điểm
riêng của n ền dân chủ châu Á không giống với dân chủ phương Tây [Hoon, 2004].
Song, dù khẳng định những tư tưởng giá trị riêng trong văn hóa chính trị phương
Đông, nhiều nước châu Á trong thời kỳ hiện đại vẫn lấy những hạt nhân cơ bản
trong tư tưởng dân chủ phương Tây về các quyền tự do và bình đẳng của con người,

quyền thiết lập các chính quyền dân chủ hay quyền người dân tham gia vào các hoạt
động chính trị xã hội làm nền tảng để xây dựng nền dân chủ ở nước mình. Sự hình
thành và phát triển của các tư tưởng dân chủ đã tác động đến sự ra đời và phát triển
của các mô hình và thể chế dân chủ trên thế giới như mô hình dân chủ tự do phương
Tây, mô hình dân chủ xã hội chủ nghĩa, mô hình dân chủ mang giá trị châu Á. Cho
dù có những điểm khác biệt về tư tưởng dân chủ, mức độ dân chủ giữa các nước,
nhưng những điểm cốt lõi của các nền dân chủ vẫn là vấn đề tôn trọng và thực hiện
quyền làm chủ của người dân trong xã hội. Để thực hiện được các quyền này, vấn đề
đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng một thế chế chính trị dân chủ, tạo điều kiện
cho quyền làm chủ của người dân được thực hiện rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực
đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Một thể chế chính trị dân chủ hiện đại
phải được thể hiện qua những đặc điểm cơ bản đã được nhiều quốc gia chấp nhận.
15


1.1.2. Tiếp cận dân chủ hóa ở Indonesia từ quan điểm chính trị học - lịch sử
Tiếp cận chính trị học - lịch sử là một trong những cách thức tiếp cận phổ
biến trong các nghiên cứu về dân chủ và dân chủ hóa ở Indonesia hiện nay. Đây
được coi là hướng tiếp cận thông dụng và hiệu quả để phân tích bản chất, đặc điểm
và mức độ của một nền dân chủ.
Ở Việt Nam, các vấn đề lịch sử văn hóa của Indonesia đã được một số học

giả quan tâm, chẳng hạn như trong công trình "Inđônêxia đấu tranh vì độc lập tự
do" của PGS. Nguyễn Văn Hồng (xuất bản năm 1991) hay "Tìm hiểu lịch sử, văn
hóa Indonesia" của Phạm Thanh Tịnh, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Huy Hồng... (xuất
bản năm 2014). Tuy nhiên, chủ đề dân chủ ở Indonesia chưa được các học giả Việt
Nam nghiên cứu. Ở đề tài nghiên cứu "Thể chế chính trị và tổ chức Bộ máy nhà
nước các nước ASEAN" (Đề tài cấp Bộ, mã số B 98-26-04) do Th.S. Trương Đắc
Linh chủ trì, nghiệm thu năm 2002, mặc dù có đề cập đến tình hình chính trị và bộ
máy nhà nước ở Indonesia như thể chế chính trị quân sự độc tài trong thời kỳ tổng

thống Soeharto nắm quyền, nguyên tắc tập trung quyền lực của chính quyền trung
ương, sự lùi bước của giới quân sự trước giới dân sự sau năm 1998... , nhưng do
trọng tâm nghiên cứu của đề tài là về cấu trúc bộ máy nhà nước và thể chế chính trị
nên đề tài không đi sâu phân tích tính chất cũng như sự chuyển biến dân chủ ở
Indonesia trước và sau năm 1998. Trong một công trình nghiên cứu khác là Về quá
trình dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Minh Quân
(2011), vấn đề dân chủ ở Indonesia cũng được nói đến nhưng chỉ với vài nét sơ lược
về việc thiết lập và hoạt động của các hội đồng thôn sau khi chế độ Trật Tự Mới sụp
đổ. Các hội đồng này có trách nhiệm thảo ra quy định của thôn, quản lý ngân sách
thôn và giám sát chính quyền [Lê Minh Quân, 2011, 108]. Ngoài ra, trong cuốn
"Lịch sử Đông Nam Á" do GS. Lương Ninh (chủ biên) xuất bản năm 2005, vấn đề
chuyển biến dân chủ ở Indonesia cũng được đề cập đến nhưng chỉ qua vài nét đánh
giá khái quát. Nhìn chung, có thể nói, những nghiên cứu chuyên sâu về dân chủ ở
Indonesia vẫn chưa được đầu tư thỏa đáng ở Việt Nam.
Trong khi đó, ở ngoài nước, những nghiên cứu về vấn đề dân chủ và dân chủ
hóa ở Indonesia, đặc biệt từ góc độ tiếp cận sử học và chính trị học khá phong phú.
Một trong những công trình nổi bật phân tích dân chủ ở Indonesia theo cách tiếp cận
này là “Sự suy tàn của nền Dân chủ Hiến Pháp ở Indonesia" (The Decline of
Constitutional Democracy in Indonesia) của học giả Herbert Feith (1962). Công
16


×