Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 60340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HỒ DIỆU

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ HƯƠNG


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Tiến Sĩ Hồ Diệu
người thầy đã luôn tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn thạc sĩ này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Các Thầy Cô Khoa Sau đại
học – Trường Đại học Ngân hàng TPHCM và các anh chị ở Ngân hàng Nhà nước
Tỉnh Đồng Nai đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương
trình học.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ HƯƠNG


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN VỐN VÀ THANH
TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
1.1 Thanh toán vốn giữa các ngân hàng .............................................................5
1.1.1

Khái niệm ...............................................................................................5

1.1.2

Sự cần thiết của thanh toán vốn giữa các ngân hàng .............................5

1.2 Các phƣơng thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng ...............................6
1.2.1 Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng ...................................................6
1.2.2 Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước ...................7
1.2.3 Thanh toán qua phương thức ủy nhiệm thu hộ, chi hộ ...........................7
1.2.4 Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau ...............................................................7

1.2.5 Thanh toán điện tử liên ngân hàng..........................................................7
1.3 Cơ sở lý luận về thanh toán điện tử liên ngân hàng ...................................7
1.3.1 Sự cần thiết của thanh toán điện tử liên ngân hàng ................................7
1.3.1.1 Khái niệm ..............................................................................................7
1.3.1.2 Vai trò và ý nghĩa ..................................................................................8
1.3.2

Những quy định chung về thanh toán điện tử liên ngân hàng ...............9

1.3.2.1 Đối tượng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng .........................9
1.3.2.2 Các thuật ngữ sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng ...........9
1.3.2.3 Chứng từ sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng………….11


1.3.2.4 Các tài khoản được sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng..12
1.3.2.5 Thời gian làm việc của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng…12
1.3.3 Quy trình thanh toán điện tử liên ngân hàng………………………….12
1.3.3.1 Tại ngân hàng khởi tạo lệnh………………………………………….12
1.3.3.2 Tại ngân hàng nhận lệnh thanh toán đến…………………………......15
1.3.3.3 Xử lý trong trường hợp sai sót……………………………………….15
1.4 Một số rủi ro trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.............................19
1.5 Kinh nghiệm trong thanh toán SWIFT. .....................................................20
KẾT LUẬN CHƢƠNG I .....................................................................................21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng nhà nƣớc Tỉnh Đồng Nai .................22
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................… 22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................22
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động.............................................................................24
2.1.4 Trách nhiệm và quyền hạn .................................................................24

2.2 Lịch sử phát triển thanh toán vốn giữa các Ngân hàng tại Việt Nam ....25
2.2.1 Giai đoạn hệ thống ngân hàng một cấp ..............................................25
2.2.2 Giai đoạn hệ thống ngân hàng hai cấp. ..............................................25
2.3 Thực trạng thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Tỉnh Đồng Nai .........28
2.3.1 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Đồng Nai từ 2011-2013
2.3.1.1 Hoạt động ATM –POS tại Tỉnh Đồng Nai ........................................28
2.3.1.2 Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Tỉnh Đồng Nai ........28
2.3.2

Thực trạng thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Đồng Nai từ 2011-

2013 ........................ ………………… ………………………………….. …… 31
2.3.2.1 Quy trình thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng
nhà nước Tỉnh Đồng Nai. ........................................................................................31
2.3.2.2 Phân tích kết quả hoạt động hệ thống thanh toán điện tử liên ngân
hàng tại Ngân hàng nhà nước Tỉnh Đồng Nai qua các năm (2011-2013)………..34


2.3.2.3 So sánh tỷ trọng theo số tiền thanh toán qua các kênh thanh toán tại
Ngân hàng nhà nước Tỉnh Đồng Nai………………………………………………42
2.4 Những thành công và tồn tại trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại
Đồng Nai……………………………………………………………………… ..45
2.4.1 Những thành công ..............................................................................45
2.4.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân. ...................................................46
2.4.2.1 Những mặt tồn tại. .............................................................................46
2.4.2.2 Nguyên nhân......................................................................................50
KẾT LUẬN CHƢƠNG II.....................................................................................53
CHƢƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC TỈNH ĐỒNG NAI
3.1 Quan điểm định hƣớng trong việc nâng cao chất lƣợng thanh toán điện tử

liên ngân hàng…………………………………………………………………...54
3.1.1 Định hướng về hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai……54
3.1.2 Định hướng trong việc đưa ra các giải pháp…………………………55
3.2 Những giải pháp hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng .
3.2.1

Xây dựng quy trình thanh toán hợp lý nhằm thanh toán nhanh và hạn

chế sai sót………………………………………………………………………….56
3.2.2 Tổ chức kiểm tra việc thực hiên quy trình thanh toán……………….60
3.2.3

Điều chỉnh phí thanh toán để khuyến khích thanh toán không dùng tiền

mặt. ....................................................................................................……….61
3.2.4 Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực ....................................................64
3.2.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................65
3.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ..........................................67
3.3 Những kiến nghị .............................................................................................69
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam ...................................69
3.3.2 Kiến nghị với hệ thống Ngân hàng thương mại .................................72
3.3.3 Kiến nghị với cơ quan quản lý............................................................72


KẾT LUẬN CHƢƠNG III……………………………………………………..74
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHNN
TTĐTLNH
TTKDTM
UNT
UNC
NH
ATM
TCTD
NHTM
POS
TTBT
CNTT
WB
KTQD
KBNN

Ngân hàng Nhà nước
Thanh toán điện tử liên ngân hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt
Ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm chi
Ngân hàng
Máy rút tiền tự động
Tổ chức tín dụng
Ngân hàng thương mại
Máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ
Thanh toán bù trừ
Công nghệ thông tin

Wolrd Bank (Ngân hàng Thế giới)
Kinh tế quốc dân
Kho bạc Nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tình hình thanh toán tại Tỉnh Đồng Nai (2011-2013)

30

Bảng 2.2

Kết quả thực hiện TTĐTLNH (2011-2013)

36

So sánh kết quả thực hiện hệ thống TTĐTLNH các năm
Bảng 2.3

Bảng 2.4

2010 và 2011; 2011 và 2012. 2012 và 2013
Tỷ trọng các hệ thống thanh toán theo số tiền (2011-2013)


41

44

Mức thu phí thanh toán của Tỉnh NHNN Đồng Nai đối với
Bảng 2.5

khách hàng

49


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Ký hiệu

Tên

Trang

Sơ đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức của NHNN Tỉnh Đồng Nai

23

Sơ đồ 2.2

Quy trình khởi tạo lệnh thanh toán tại NHNN
Tỉnh Đồng


33

Sơ đồ 3.1

Quy trình lệnh thanh toán

59

Biểu đồ 2.1

Biểu đồ tình hình hoạt động thanh toán tại Tỉnh
Đồng Nai

30

DANH MỤC PHỤ LỤC
STT

Tên phụ lục

1

Báo cáo số liệu chuyển tiền qua các hệ thống thanh toán (từ
01/01/2011 đến 31/12/2011)

2

Báo cáo số liệu chuyển tiền qua các hệ thống thanh toán (từ
01/01/2012 đến 31/12/2012)


3

Báo cáo số liệu các hệ thống thanh toán (từ 01/01/2013 đến
31/12/2013)


1

Mở đầu
----
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài:
Sự phát triển của khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin và
khoa học viễn thông đã làm một cuộc cách mạng trong thương mại. Các phương
pháp kinh doanh truyền thống đã và đang dần dần được thay thế bằng một phương
pháp mới.Đó chính là thương mại điện tử mà "xương sống" của nó là công nghệ
thông tin và Internet. Thương mại điện tử đã đưa ra một giải pháp hữu hiệu, một
hướng đi trực tiếp trong việc trao đổi thông tin, hàng hoá, dịch vụ và mở rộng quy
mô thị trường, thị trường không biên giới.Thanh toán là một khâu không thể thiếu
được trong các cuộc giao dịch buôn bán và ngày nay khi thương mại điện tử phát
triển thì vai trò của thanh toán cũng không thể mất đi và nó càng cần thiết hơn bao
giờ hết. Tuy nhiên, để bắt kịp xu thế của thời đại – xu thế thương mại hoá điện tử
toàn cầu – thì một yêu cầu mới nảy sinh đòi hỏi hệ thống thanh toán cũng phải phát
triển theo, phù hợp với những giao dịch mua bán trong thương mại điện tử.Trước
nhu cầu ngày càng phức tạp của xã hội,đã trở thành động lực cho một cuộc cách
mạng trong ngành ngân hàng hướng tới một hệ thống thanh toán phù hợp với yêu
cầu của thị trường thương mại điện tử.
Hệ thống thanh toán ngân hàng được hiện đại hóa, tham gia vào quá trình hội
nhập quốc tế có hiệu quả và từng bước phát triển , tác động tích cực đến lưu thông
tiền tệ, hoạt động của các doanh nghiệp, dân cư và bản thân ngân hàng. Tuy nhiên,

theo đánh giá khách quan, hệ thống thanh toán qua ngân hàng Việt Nam còn nhiều
bất cập và là khâu yếu trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Chất lượng dịch
vụ thanh toán còn hạn chế, thanh toán không dùng tiền mặt chưa phát triển, gây
lãng phí, mất an toàn và kém hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
nghiệp vụ còn nhiều khó khăn, vướng mắc, phối hợp giữa công tác tin học và
nghiệp vụ còn khó khăn.
Sự tồn tại và phát triển đan xen giữa các hệ thống, dịch vụ và phương tiện
thanh toán hiện đại với truyền thống lại càng đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sớm bổ


2

sung, chỉnh sửa và từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phục vụ cho công tác
quản lý hoạt động thanh toán qua ngân hàng.Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông
tin hiện đại là đòi hỏi bức thiết của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói
chung. Trước vấn đề cấp thiết đó, tác giả lựa chọn chuyên đề “Hoàn thiện hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng Nhà nước Tỉnh Đồng Nai” làm đề
tài tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Hệ thống hóa, phân tích tổng hợp những chủ đề lý luận cơ bản về hoạt động
thanh toán vốn trong nước.
Phân tích, đánh giá hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng
Nhà nướcĐồng Nai trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Từ đó rút ra những
nhận thức về ưu, nhược điểm, những hạn chế cần khắc phục trong quá trình hoàn
thiện hệ thống TTĐTLNH và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống thanh toán này trong tương lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Mô tả quy trình thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Tình hình hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà
nướcTỉnh Đồng Nai qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu hệ thốngTTĐTLNH
trong nước là chủ yếu, không nghiên cứu các dịch vụ thanh toán quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng Nhà
nước Tỉnh Đồng Nai,
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình thanh toán
điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 20112013.


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trên cơ
sở phương phápluận, đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể: thống kê, mô
tả, phân tích định tính, so sánh, quy nạp,tổng hợp, logic, kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn cùng tham khảo các tài liệu để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận
văn.
Thu thập số liệu thứ cấp từ các tạp chí kinh tế, thông tin qua sách báo có liên
quan đến hoạt động thanh toán. Công tác thu thập thông tin, tài liệu, số liệu chủ yếu
tại Ngân hàng Nhà nướcTỉnh Đồng Nai.
5.Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu
5.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán điện tử
của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng năm 2005 luận văn tốt nghiệp trường
Học viện Ngân hàng.
Luận văn đã chỉ ra được quy trình và cách thức hạch toán trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng, chỉ ra những điềm tồn tại, nguyên nhân và thành công của
hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mang lại.Tuy nhiên, số liệu phân tích đã
quá cũ, không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Chưa đi sâu vào phân

tích thực trạng hoạt động hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, chủ yếu tập
trung vào hoạt động của chi nhánh và chuyển tiền điện tử. Chưa chỉ ra được sự
không phù hợp vế mức phí để đưa ra ý kiến đề xuất… Hệ thống thanh toán hiên nay
đã có nhiều chuyển biến, hướng đi khác nên việc nghiên cứu luận văn trên có một
số điểm không còn phù hợp. Chưa được ra được định hướng trong tương lai của các
hệ thông thanh toán nói chung và thanh toán điện tử liên ngân hàng nói riêng. Các
giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa được cụ thể hóa một cách chi tiết, chưa sát
với những tồn tại của hệ thống mà tác giả đã đưa ra.
5.2. Kiểm soát nội bộ hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh 4 – luận văn tôt nghiệp năm 2014,
trường Đại học Ngân hàng TPHCM.


4

Luận văn đã nêu được quy trình trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, công
tác kiểm soát nội bộ một cách rõ ràng, chi tiết. Tuy nhiên, luận văn chưa nêu được
lỗ hổng trong việc kiểm tra, kiểm soát, cũng như thiếu sót, những rủi ro có thể xảy
ra trong việc kiểm soát lệnh thanh toán. Chưa đưa ra các biện pháp nhằm quy rõ
được trách nhiệm đối với người thực hiện. Chưa nêu được định hướng trong tương
lai đối với sự thay đổi của các hoạt động thanh toán.
5.3 Trong luận văn của mình, tác giả sẽ đi vào phân tích tình hình thực tế hoạt
động thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện nay, với các số liệu được cập nhập đến
năm 2013, quy trình trong TTĐTLNH, cũng như rủi ro trong TTĐTLNH, đưa ra
các thành công, hạn chế, nguyên nhân, định hướng trong tương lai của các hoạt
động thanh toán. Trên cơ sở các yếu tố trên sẽ đưa ra các giải pháp một cách cụ thể
nhất nhằm hoàn thiện hệ thống TTĐTLNH hiện nay và trong tương lai.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận
văn được kết cấu thành 3 chương:

Chƣơng I: Lý luận chung về thanh toán vốn và thanh toán điện tử liên
ngân hàng.
Chƣơng II: Thực trạng thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng
Nhà nƣớc Tỉnh Đồng Nai.
Chƣơng III: Giải pháp hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân
hàng tại Ngân hàng Nhà nƣớc Tỉnh Đồng Nai.


5

CHƢƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN VỐN VÀ THANH
TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

1.1 Thanh toán vốn giữa các ngân hàng
1.1.1 Khái niệm:
Theo Ông Đinh Đức Thịnh, “Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là nghiệp vụ
thanh toán qua lại giữa các ngân hàng nhằm tiếp tục quá trình thanh toán tiền giữa
các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân với nhau, mà họ không cùng mở tài khoản tại
một ngân hàng và thanh toán vốn nội bộ giữa các đơn vị trong hệ thống ngân hàng”.
Theo bản thân tác giả, Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là việc thanh toán
vốn tiền tệ giữa các chinhánh ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc giữa các ngân
hàng khác hệ thống phát sinh trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá, dịch
vụ và điều chuyển tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và nghiệp vụ điều
chuyển tiền của chính bản thân ngân hàng.
1.1.2 Sự cần thiết của thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Thanh toán vốn giữa các ngân hàng ra đời dựa trên nhu cầu tất yếu trong công
tác thanh toán không dùng tiền mặt của xã hội. Theo quy luật của sự phát triển kinh
tế – xã hội, giao dịch thương mại không chỉ bó hẹp trong một lãnh thổ, một quốc gia
mà xuyên khắp quốc gia trên cả thị trường thế giới với một khối lượng hàng hóa
lớn, nhiều chủng loại đa dạng và phong phú. Lúc này, hoạt động thanh toán không

dùng tiền mặt càng trở nên phức tạp hơn, không chỉ giới hạn trong pham vi một
ngân hàng, tỉnh thành, hay một quốc gia, mà còn trên khắp thế giới. Ban đầu, khi
thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện, các phương thức thanh toán còn khá đơn
giản, chỉ cần 2 chủ thể mở tài khoản tại một ngân hàng, Ngân hàng sẽ trích chuyển
vốn từ tài khoản đơn vị này sang tài khoản đơn vị khác là có thể thanh toán. Khi đó,
thanh toán vố giữa các ngân hàng chưa xuất hiện, mới chỉ là thanh toán trong một
ngân hàng. Song, qui mô, phạm vi lẫn tính thường xuyên, liên tục trong thanh toán
không dùng bằng tiền mặt ngày càng mở rộng, dần dần các chủ thể trong hoạt động
thanh toán không những mở tài khoản trong một ngân hàng mà còn ở các ngân hàng


6

khác nhau. Đòi hỏi vốn từ ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác là nghiệp vụ
thường xuyên xảy ra. Trước nhu cầu bức thiết của xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu
nhằm càng phức tạp của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán vốn
giữa các ngân hàng ra đời. Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là không thể thiếu
trong hoạt động ngân hàng.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt muốn phát triển đòi hỏi xây dựng
một hệ thống thanh toán vốn giữa các ngân hàng tốt hơn, an toàn hơn, ít rủi ro hơn
thì không chỉ làm tăng doanh số thanh toán, làm cho dịch vụ thanh toán ngày càng
trở nên hoàn thiện hơn trong mắt của người tiêu dùng mà còn góp phần hỗ trợ tích
cực cho các hoạt động của các dịch vụ khác phát triển, thoả mãn tốt hơn các nhu
cầu của khách hàng, giảm chi phí vận hành, tăng cường hiệu quả quản lý và tăng
hiệu quả kinh doanh.
Vậy thanh toán vốn giữa các ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng với nền
kinh tế. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh
tếmà còn tác động đến các chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhờ có thanh
toánkhông dùng tiền mặt. Do đó thanh toán vốn giữa các ngân hàng là một nhân
tốkhông thể thiếu được trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của mỗi

mộtquốc gia trong quá trình thiết lập một môi trường kinh tế hữu hiệu.
1.2 Các phƣơng thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng
1.2.1 Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng
Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng (TTBT) là phương thức thanh toán vốn
giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trả và
trên cơ sở đó chỉ thanh toán với nhau số chênh lệch (kết quả bù trừ). TTBT phát
sinh trên cơ sở các khoản tiền hàng hoá, dịch vụ của hách hàng mở TK ở các NH
khác nhau hoặc thanh toán vốn của bản thân ngân hàng. TTBT được áp dụng giữa
các ngân hàng khác hệ thống với nhau (TTBT khác hệ thống) hoặc có thể áp dụng
giữa các đơn vị ngân hàng thuộc cùng một hệ thống ngân hàng (TTBT cùng hệ
thống). Tùy thuộc vào phương pháp trao đổi chứng từ, chuyển số liệu mà có cơ chế
TTBT trên cơ sở chứng từ giấy (TTBT giấy) và TTBT điện tử.


7

1.2.2 Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc
Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN được áp dụng trong thanh toán
qua lại giữa hai ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng khác hệ thống đều có tài khoản
tiền gửi tại NHNN (cùng hoặc khác chi nhánh, Sở giao dịch NHNN). Các khoản
thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN của các ngân hàng cũng đều phát sinh
trên cơ sở các khoản thanh toán của khách hàng và của nội bộ các ngân hàng như
các khoản điều chuyển vốn, các khoản vay trả giữa các ngân hàng với nhau.
1.2.3 Thanh toán theo phƣơng thức uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ
Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ là một phương thức thanh toán giữa hai ngân hàng
theo sự thoả thuận và cam kết với nhau, ngân hàng này sẽ thực hiện thu hộ hoặc chi
hộ cho ngân hàng kia trên cơ sở các chứng từ thanh toán của các khách hàng có mở
tài khoản tại ngân hàng kia.
1.2.4 Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau
Phương thức này được áp dụng trong thanh toán

– Giữa 2 đơn vị ngân hàng trong cùng hệ thống; và
– Giữa 2 ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng khác hệ thống.
1.2.5 Thanh toán điện tử liên ngân hàng
1.3 Cơ sở lý luận về thanh toán điện tử liên ngân hàng
1.3.1 Sự cần thiết của thanh toán điện tử liên ngân hàng
1.3.1.1 Khái niệm:
Theo thông tư 23/2010/TT-NHNN ngày 9/11/2010 của NHNN Việt Nam,
„TTĐTLNH là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi
khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện lệnh thanh toán, được thực
hiện qua mạng máy tính” [10]
Mục tiêu chính của hệ thống TTĐTLNH là:
- Giúp NHNN kiểm soát tốt hơn các khoản thanh toán thông qua việc quản lý
tập trung về số dư tài khoản quyết toán của các TCTD.
- Giúp các TCTD tăng cường vốn khả dụng thông qua việc tập trung hóa tài
khoản.


8

- Tăng tốc độ lưu chuyển tiền tệ, giảm lượng tiền trôi nổi, nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn vốn của TCTD.
- Bảo đảm hệ thống quyết toán và bù trừ có độ tin cậy cao, an toàn và nhanh
chóng.
- Cải tiến việc quản lý các chinh sách tiền tệ của NHNN nhờ có các thông tin
kịp thời và chính xác về các luồng chu chuyển vốn và các số dư tài khoản của các
TCTD.
1.3.1.2 Vai trò và ý nghĩa
 Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giữ vai trò là hệ thống
thanh toán xƣơng sống của quốc gia.
Hệ thống TTĐTLNH là bước tiến về việc áp dụng và cải tiến công nghệ trong

lĩnh vực ngân hàng, thức đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của của các quốc
gia nói chung và của ngành NH nói riêng. Sự ra đời và phát triển của hệ thống này
đã thể hiện được hiệu quả và tính ưu việt của mình, phần nào khắc phục những hạn
chế của hệ thống thanh toán đã có (về thời gian, phương thức thanh toán…). Hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng đóng vai trò trọng yếu trong các giao
dịch thanh toán giữa các ngân hàng.
 Thanh toán điện tử liên ngân hàng mang lại hiệu quả, tiện ích cao trong
hoạt động thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
Hệ thống TTĐTLNH là một hệ thống thanh toán hiện đại, đáp ứng nhu cầu
thanh toán của hàng trăm ngân hàng, với công suất lớn, tốc độ nhanh và chính xác.
Đảm bảo luân chuyển vốn được an toàn, kịp thời.Là một dự án công nghệ thông tin
có hàm lượng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, Hệ thống Thanh toán điện
tử liên ngân hàng được thiết kế lắp đặt đáp ứng yêu cầu sẵn sàng cao (HA), kiến
trúc hệ thống mở thuận lợi để giao diện với các hệ thống khác. Thanh toán điện tử
liên ngân hàng giai đoạn 2 được đưa vào vận hành đúng tiến độ vào tháng
28/2/2009 đã tạo ra một hạ tầng công nghệ hiện đại, trục xương sống về thanh toán
quốc gia, tiền đề quan trọng để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại,
phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Việc triển khai thành công, đúng tiến độ


9

dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán giai đoạn 2 nói chung cũng
như hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 nói riêng sẽ có một ý
nghĩa đặc biệt, khả năng chỉ đạo, điều hành và quản lý một dự án công nghệ có quy
mô lớn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội; đây còn là công cụ hỗ trợ đắc
lực cho việc quản lý, thực thi và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam
trong giai đoạn mới. Nhờ đó, mang lại lợi ích cho xã hội.
Thứ nhất, mang lại lợi ích cho nền kinh tế phát triển nhanh và giao thương
quốc tế.

Thứ hai, giúp cho các tổ chức tín dụng sử dụng hiệu quả cao nhất vốn khả
dụng của mình thông qua hệ thống tài khoản tập trung.
Thứ ba, nâng cao chất lượng thông tin, chính xác, kịp thời cho quản lý, điều
hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương; và cơ hội mở rộng các dịch vụ
ngân hàng hiện đại, là chìa khoá để thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền
thống, tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng.
1.3.2 Những quy định chung về thanh toán điện tử liên ngân hàng
1.3.2.1 Đối tƣợng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng
Là các ngân hàng có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của Thống đốc
NHNN và được NHNN Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
1.3.2.2 Các thuật ngữ sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống tổng thể gồm: Tiểu hệ
thống thanh toán giá trị cao, Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp và Tiểu hệ thống
thanh toán xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán.
Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao là tiểu hệ thống của hệ thống của hệ thống
thanh toán liên ngân hàng, thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các khoản thanh
toán giá trị cao và thanh toán khẩn.
Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp là tiểu hệ thống của hệ thống thanh toán
liên ngân hàng, thực hiện thanh toán các khoản giá trị thấp.
Trung tâm thanh toán Quốc gia là Trung tâm đặt tại Ngân hàng Trung ương;
thực hiện chức năng của hệ thống thanh toán liên ngân hàng: chức năng Tiểu hệ


10

thống thanh toán giá trị cao, Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp, Tiểu hệ thống xử
lý tài khoản tiền gửi thanh toán, và kiểm tra hệ thống.
Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng khu vực (viết tắt là Trung
tâm Xử lý khu vực) là Trung tâm đặt tại NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng và

Sở Giao dịch NHNN (viết tắt là Sở Giao dịch) để thực hiện chức năng của Hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng đối với các thành viên, các đơn vị thành viên trên
địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt các Trung tâm xử lý khu vực này và các tỉnh, thành
phố khác kết nối vào Trung tâm xử lý khu vực.
Thành viên trực tiếp (viết tắt là thành viên) là đơn vị thuộc hệ thống NHNN và
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được Ban điều hành hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng cho phép kết nối trực tiếp Hệ thống thanh toán điện tử liên
ngân hàng.
Đơn vị thành viên trực tiếp (viết tắt là đơn vị thành viên) là tổ chức trực thuộc
thành viên và được Ban điều hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cho
phép kết nối trực tiếp tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo đề
nghị của thành viên.
Thành viên gián tiếp là tổ chức có mở tài khoản tại thành viên trực tiếp, thực
hiện thanh toán thông qua thành viên trực tiếp Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân
hàng.
Người phát lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân phát Lệnh thanh toán.
Người nhận lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân nhận Lệnh thanh toán.
Đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt
cho người phát lệnh lập và xử lý một lệnh thanh toán (Đi).
Đơn vị nhận lệnh thanh toán là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt
người nhận lệnh và xử lý lệnh thanh toán (Đến)
Lệnh thanh toán là một tin điện do đơn vị thành viên lập và sử dụng để thực
hiện thanh toán trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Lệnh thanh toán có thể là
một khoản thanh toán ghi Có hoặc một khoản thanh toán ghi Nợ.


11

Lệnh thanh toán Có là lệnh thanh toán của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài
khoản của người phát lệnh mở tại đơn vị khởi tạo một khoản tiền xác định để ghi

Có cho tài khoản của người nhận mở tại đơn vị nhận lệnh về khoản tiền đó.
Lệnh thanh toán giá trị cao là lệnh thanh toán Có đối với số tiền bằng hoặc lớn
hơn mức quy định về thanh toán giá trị cao.
Lệnh thanh toán giá trị thấp là lệnh thanh toán Có với số tiền dưới mức quy
định về thanh toán giá trị cao.
Lệnh thanh toán khẩn là Lệnh thanh toán Có giá trị thấp nhưng được khách
hàng yêu cầu chuyển khẩn.
Tin điện là thông tin điện tử thể hiện nội dung của lệnh thanh toán hay thông
báo về việc thanh toán và được truyền qua mạng máy tính giữa các đơn vị tham gia
thanh toán liên ngân hàng.
Xác nhận tin điện là thông tin điện tử nhằm xác định tình trạng của các Lệnh
thanh toán trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Quyết toán là xác định và thanh toán giá trị cuối cùng giữa các thành viên hoặc
đơn vị thành viên trên cơ sở xử lý quyết toán tức thời từng khoản thanh toán.
Quyết toán kết quả bù trừ giá trị thấp (viết tắt là quyết toán bù trừ) là việc thực
hiện nghĩa vụ thanh toán giữa các bên tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp sau khi
đã cân đối giữa tổng các khoản thu và các khoản phải trả.
Hạn mức nợ ròng là mức giá trị tối đa quy định cho các giao dịch thanh toán
giá trị thấp được tham gia quyết toán bù trừ.
Mã hóa là phương thức chuyển đổi thông tin làm cho người không được phép
sử dụng thông tin không thể hiểu được thông tin đó, nhằm giữ bí mật thông tin.
Mã khóa bảo mật là một ứng dụng kỹ thuật tin học nhằm bảo đảm bí mật và an
toàn dữ liệu điện tử trong giao dịch, kiểm soát thanh toán và lưu trữ trên mạng máy
tính.
1.3.2.3 Chứng từ sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
Cơ sở để lập Lệnh thanh toán là các chứng từ sử dụng cho thanh toán điện tử
liên ngân hàng theo chế độ hiện hành.


12


Chứng từ sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là Lệnh thanh toán
bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử.
Lệnh thanh toán phải được lập theo đúng mẫu, đáp ứng các chuẩn dữ liệu và
đủ số liên (nếu là chứng từ giấy) theo các quy định của NHNN.
1.3.2.4 Các tài khoản đƣợc sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
Tài khoản tiền gửi thanh toán của thành viên
Tài khoản thanh toán bù trừ
Tài khoản thu hộ, chi hộ (mở tài khoản chi tiết thanh toán với Hội sở chính)
Tài khoản thích hợp khác (tài khoản tiền gửi của khách hàng, các tài khoản nội
bộ khác)
1.3.2.5 Thời gian làm việc của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Thời điểm kiểm tra kỹ thuật và khởi tạo dữ liệu đầu ngày của hệ thống
TTĐTLNH là 8h của ngày làm việc.
Thời điểm ngừng gửi lệnh giá trị thấp là 16h và ngừng gửi lệnh giá trị cao là
17h của ngày làm việc.
Từ 16h15 trở đi, thực hiện quyết toán bù trừ các khoản giá trị thâp.
Từ 17h15 trở đi, thực hiện các công việc cuối ngày, đối chiếu, xác nhận số liệu
với trung tâm xử lý quốc gia.
1.3.3 Quy trình thanh toán điện tử liên ngân hàng
1.3.3.1 Tại Ngân hàng khởi tạo Lệnh thanh toán
 Nhiệm vụ xử lý Lệnh thanh toán
a. Lệnh thanh toán khởi tạo từ chứng từ giấy
 Nhiệm vụ xử lý của kế toán viên giữ tài khoản khách hàng hoặc tài
khoản nội bộ.
Đối với kế toán viên quản lý tài khoản khách hàng (viết tắt là kế toán viên
giao dịch - KTV) thực hiện khởi tạo Lệnh thanh toán qua các thủ tục sau:
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp chứng từ giao dịch thanh toán của khách
hàng.
- Xác định loại thanh toán để xử lý.



13

- Đối chiếu, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng.
- Nhập các dữ liệu theo mẫu quy định được thể hiện trên màn hình
+ Đơn vị gửi lệnh
+ Đơn vị nhận lệnh
+ Số tiền
+ Tên và địa chỉ, số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu của người nhận
+ Tài khoản của người nhận lệnh
+ Nội dung chuyển tiền
- Kiểm soát lại các dữ liệu đã nhập và ghi mã khóa bảo mật (nội bộ) vào
chứng từ điện tử.
- Ký trên chứng từ, chuyển chứng từ và dữ liệu đã nhập cho kế toán viên
chuyển tiền.
 Nhiệm vụ xử lý của kế toán viên chuyển tiền
- Để đảm bảo chính xác của Lệnh chuyển tiền, sau khi kế toán viên giao
dịch tạo giao dịch và ghi lại thông tin. Căn cứ trên các chứng từ liên quan, kế toán
viên liên hàng nhập lại để kiểm tra số liệu do kế toán viên giao dịch đã nhập các yếu
tố sau:
+ Đơn vị nhận lệnh
+ Đơn vị phục vụ người phát lệnh
+ Đơn vị phục vụ người nhận lệnh
+ Số tiền
- Nếu phát hiện có sai sót, chuyển trả kế toán viên giao dịch chỉnh sửa.
- Nếu dữ liệu đúng, ghi mã khóa bảo mật (nội bộ) của mình vào Lệnh thanh
toán, ký trên chứng từ và chuyển cho người duyệt.
 Nhiệm vụ của người kiểm soát
- Kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ gốc và số liệu trên màn

hình.
- Nếu phát hiện sai sót, chuyển trả kế toán viên giao dịch hoặc kế toán liên
hàng chỉnh sửa.


14

- Nếu dữ liệu đúng, ký chứng từ, ghi mã khóa bảo mật của mình vào Lệnh
thanh toán để chuyển đi.
Sau khi người duyệt đã kiểm tra và ghi mã khóa bảo mật, in ra giấy 2 liên: 1
liên lưu nhật ký chứng từ, 1 liên sử dụng để báo Nợ hoặc báo Có cho khách hàng.
b. Lệnh thanh toán tạo từ chứng từ điện tử
Trường hợp đầu vào là chứng từ điện tử của hệ thống thanh toán nội bộ
hoặc song phương của các tổ chức tín dụng đã được kiểm tra hợp lệ, kế toán giao
dịch bổ sung các nội dung còn thiếu theo quy định lập Lệnh thanh toán; kế toán liên
hàng và người duyệt kiểm tra lại các yếu tố tương tự như đối với trường hợp chứng
từ giấy để đảm bảo tính chính xác và ghi Mã khóa bảo mật của mình vào Lệnh
thanh toán để chuyển đi.
Cụ thể phải thực hiện:
- Mã nhận biết trên chứng từ phải đúng với mã đã giao dịch.
- Các mật mã trên chứng từ phải đúng với mật mã đã quy định.
- Tên tập tin phải được lập đúng tên và mẫu thông tin quy định, kiểm soát bảo
đảm không có sự trùng lấp về nội dung thông tin trên chứng từ.
- Nội dung chứng từ hợp lệ.
- Kiểm soát nội dung nghiệp vụ: kiểm tra chữ ký điện tử, ký hiệu mật, tên số
hiệu tài khoản, số dư tài khoản…trên chứng từ. Nếu chứng từ không có sai sót thì
kế toán giao dịch in chứng từ điện tử ra giấy (để phục vụ các khâu kiểm soát sau đó
sử dụng để báo Nợ hoặc Có cho khách hàng) và xử lý.
- Hạch toán và nhập dữ liệu gốc chuyển tiền trên chương trình phần mềm xử lý
chứng từ điện tử.

- Luân chuyển chứng từ: kế toán viên giao dịch phải kiểm soát lại việc hạch
toán và nhập dữ liệu chuyển tiền, ký vào chứng từ, sau đó chuyển chứng từ giấy và
dữ liệu chuyển tiền cho kế toán liên hàng xử lý tiếp, trước khi kiểm soát xử lý.
 Nhiệm vụ hạch toán Lệnh thanh toán
a. Hạch toán Lệnh thanh toán giá trị cao hoặc khẩn
 Đối với Lệnh thanh toán Có


15

a. Hệ thống NHNN hạch toán:
Nợ TK thích hợp
Có TK liên hàng đi năm nay (5211)
b. Hệ thống NHTM hạch toán:
Nợ TK thích hợp (TG của khách hàng)
Có TK thu hộ, chi hộ (tiểu khoản thanh toán với Hội sở)
 Đối với Lệnh thanh toán Nợ
a. Hệ thống NHNN hạch toán:
Nợ TK liên hàng đi năm nay (5211)
Có TK thích hợp
b.Hệ thống NHTM hạch toán:
Nợ TK thu hộ, chi hộ
Có TK chờ thanh toán khác
- Khi nhận được thông báo chấp nhận chuyển Nợ của đơn vị nhận, đơn vị khởi
tạo sẽ trả tiền cho khác hàng và lập phiếu chuyển khoản để hạch toán.
Nợ TK chờ thanh toán khác (đối với lệnh thanh toán Nợ của KH)
Có TK thích hợp (tiền gửi của KH)
- Xử lý trường hợp nhận được thông báo từ chối chấp nhận lệnh thanh toán Nợ
(có ghi rõ lý do từ chối) đơn vị khởi tạo kiểm tra tính hợp lệ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (TK trước đây đã ghi Có)

Có TK thu hộ, chi hộ
1.3.3.2 Tại Ngân hàng nhận Lệnh thanh toán đến
 Kiểm soát Lệnh thanh toán đến
- Người kiểm soát: khi nhận được Lệnh thanh toán từ Ngân hàng A chuyển
đến để thực hiện giải mã và kiểm tra ký hiệu mật. Chỉ những giao dịch đến đã được
kiểm soát thì mới có thể thực hiện tiếp ở những bước sau.
- Đối với Lệnh chuyển Nợ đến (hoặc các yêu cầu hoàn chuyển giao dịch đến),
sau khi người kiểm soát xác nhận là hợp lệ sẽ được chuyển đến cho kế toán liên


×