Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.11 KB, 31 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG
SẢN CỦA VIỆT NAM

2.1.

Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu nơng sản giai đoạn

2001 - 2009
2.1.1. Tình hình sản xuất
2.1.1.1.

Tình hình sản xuất chung

Tình hình sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của
Việt Nam trong những năm gần đây đã cho thấy có sự chuyển dịch về cơ cấu
kinh tế khá rõ nét và phù hợp với q trình Cơng nghiệp hố – Hiện đại hố đất
nước, được thể hiện dưới hình sau:
Hình 2.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 phân theo
khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2008 (tỷ đồng)

Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu kinh tế nước ta trong những năm gần đây được chuyển dịch theo
hướng giảm tỷ trọng các ngành nông lâm thuỷ sản và tăng tỷ trọng các ngành
công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù giai đoạn năm 2007-2008, Việt Nam cũng chịu
nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới nhưng qua
hình trên chúng ta vẫn thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai ngành công
nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Bên cạnh đó, việc giảm tỷ trọng ngành NLTS
trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho người nơng dân, giảm tỷ lệ đói nghèo và tiến tới
bảo vệ môi trường bền vững…
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tính chung cả năm 2009 tổng sản phẩm


trong nước tăng 5,32%, vượt mục tiêu kế hoạch là 5% đã điều chỉnh trước đó.
Nếu tính theo khu vực kinh tế, năm 2009, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản


có tốc độ tăng trưởng 1,83%; cơng nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực
dịch vụ tăng 6,63%. Qua đó, ta thấy xu hướng chuyển dịch giữa các khu vực
kinh tế theo hướng khu vực công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh hơn
nhiều so với khu vực nơng lâm thuỷ sản.
2.1.1.2. Tình hình sản xuất ngành nơng lâm thuỷ sản

Còn theo báo cáo của Bộ NN&PTNT năm 2009, tổng giá trị sản xuất
NLTS cả nước đạt 219.887,18 tỷ đồng, tăng 2,98% so với năm 2008 trong đó
nơng nghiệp đạt 160.081 tỷ đồng, tăng 2,2%, lâm nghiệp là 7.008 tỷ đồng, tăng
3,8%, còn thuỷ sản đạt 52.798 tỷ đồng tăng 5,4%. Kim ngạch xuất khẩu nông,
lâm thủy sản đứng vững trước khủng hoảng để vượt 1,34 tỷ USD so với chỉ tiêu
đặt ra.
Tình hình sản xuất của các mặt hàng cụ thể như sau:
Nông sản: Theo bảng số liệu dưới đây về giá trị sản xuất nông nghiệp của
Việt Nam phân theo ngành hoạt động, ta thấy được xu hướng chuyển dịch cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ
trọng ngành trồng trọt. Theo đó tính từ năm 2001-2008, ngành trồng trọt chiếm
79% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước tiếp theo là ngành chăn nuôi
19% và ngành dịch vụ là 2%.
Hình 2.2: Giá trị sản xuất nơng nghiệp theo giá so sánh 1994 phân
theo ngành hoạt động

Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta ngày
càng tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm và không cân đối giữa lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Nếu như năm 2006 giá trị sản xuất nơng

nghiệp đạt 142711 tỷ đồng thì đến năm 2008 mới là 156681.9 tỷ đồng tăng gần
9,8%.


Trong lĩnh vực trồng trọt, lúa gạo vẫn chiếm một tỷ trọng lớn so với các
cây lương thực có hạt khác, cũng có xu hướng tăng.
Hình 2.3 : Sản lượng lương thực có hạt của Việt Nam (nghìn tấn)
Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua các năm từ 2001 – 2008 lúa gạo chiếm 91% trong tổng sản lượng
lương thực có hạt sau đó là ngơ với 9%, đồng thời diện tích lúa cũng chiếm tỷ lệ
lớn là 88% so với tổng diện tích cây lượng thực có hạt của cả nước. Theo số liệu
của Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 43,33 triệu tấn, tăng 24 nghìn tấn
so với năm ngối. Đặc biệt là sản lượng lúa gạo thu hoạch là 38,9 triệu tấn lúa, tăng 116 nghìn tấn so với năm
2008.
Trong lĩnh vực chăn ni, qua hình dưới ta thấy được số lượng đàn gia cầm chiếm một tỷ lệ lớn la 87%
trong tổng số lượng gia súc, gia cầm. Số lượng trâu bò giai đoạn 2001-2005 có xu hướng tăng nhưng từ 2005
đến nay thì lại có xu hướng giảm tổng số con trâu và bò, đặc biệt là năm 2008 chỉ khoảng 9235.4 nghìn con
trong khi đó thì số lượng gia cầm lại có xu hướng tăng mạnh với 247.3 triệu con gia cầm.


Hình 2.4: Số lượng đàn gia súc gia cầm của Việt Nam 2001-2008
Đơn vị: Nghìn con
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tổng đàn gia cầm năm 2009 đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục từ trước tới nay, số lượng gia cầm tăng
thêm 12,83% so với năm trước. Chăn nuôi lợn cũng có mức tăng trưởng khá, đạt 3,47%. Riêng đàn trâu, bị lại
giảm, trong đó số lượng bị giảm tới 3,7%.

Lâm sản: Qua bảng số liệu dưới đây, ta thấy được diện tích trồng rừng
tập trung giai đoạn 2001-2005 có xu hướng giảm nhưng lại tăng lên vào năm

2006 là 192.7 nghìn ha thì đến năm 2009 đã đạt được 212 nghìn ha tăng 10%.
Trong đó, diện tích trồng rừng phịng hộ, đặc dụng chỉ gần 48.000 hecta, và
rừng sản xuất là 160.000 hecta. Cơng tác khoanh ni, khốn quản lý bảo vệ rừng vượt 66% so với
kế hoạch.

Bên cạnh đó là xu hướng tăng mạnh của sản lượng gỗ khai thác qua các

năm và số lượng lớn như năm 2009 là 3766.7 nghìn m3 tăng gần 6% so với năm
trước nhưng cũng chỉ đạt 86% so với kế hoạch đề ra.
Bảng 2.1: Diện tích trồng rừng tập trung và sản lượng gỗ khai thác
giai đoạn 2001-2009

Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Diện tích trồng rừng tập trung
(Nghìn ha)
190.8
190.0
181.3
184.4
177.3

192.7
189.9
200.1
212.0

Sản lượng
gỗ

khai

thác

(nghìn m3)
2397.2
2504.0
2435.8
2627.8
2996.4
3128.5
3461.8
3562.3
3766.7

Nguồn: Tổng cục thống kê
Thủy sản: Số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho
thấy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 của thế giới là 63 triệu tấn triệu


tấn. Trong đó, Việt Nam cung cấp gần 1,7 triệu tấn, vẫn giữ ở vị trí thứ 5, chỉ
sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Ngoài ra, cũng theo số liệu

của FAO, Việt Nam đứng thứ 12 thế giới về cung cấp sản lượng thủy sản khai
thác, thứ 9 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Vị trí này có thể đã tăng sau khi
thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu 3,35 triệu USD trong năm ngoái.
Trong những năm qua, ngành thuỷ sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 18,4%/năm. Giá trị xuất khẩu năm 2006 so với năm 1990 đã tăng gấp 16,4
lần (năm 1990, thuỷ sản xuất khẩu chỉ mang về 205 triệu USD). Sản lượng thuỷ
sản cũng tăng gấp khoảng 3,6 lần so với những năm 90. Ngành đã tạo việc làm
cho xấp xỉ 4 triệu lao động.
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng
Tổng

Tôm
số
709.9 421.0
154.9
844.8 486.4
186.2
1003.
604.4
237.9

1
1202.
761.6
281.8
5
1478.
971.2
327.2
0
1693.9 1157.1
354.5
2123.3 1530.3
384.5
2465.6 1863.3
388.4

Sản lượng thuỷ sản khai thác
Khai thác Khai thác
Tổng số
biển
nội địa
1724.8
1481.2
243.6
1802.6
1575.6
227.0
1856.1

1647.1


209.0

1940.0

1733.4

206.6

1987.9

1791.1

196.8

2026.6
2074.5
2136.4

1823.7
1876.3
1946.7

202.9
198.2
189.7

Bảng 2.2: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của Việt Nam
giai đoạn 2001-2008 (Nghìn tấn)
Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tổng sản lượng thuỷ sản năm 2009
cả nước ước đạt 4,787 triệu tấn, tăng 4% so năm 2008; trong đó sản lượng ni
trồng 2,517 triệu tấn tăng 2% còn sản lượng khai thác là 2,271 triệu tấn tăng là
6% so với năm ngoái.


2.1.2. Tình hình xuất khẩu
2.1.2.1.

Tình hình chung

Về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009, mặt hàng NLTS
vẫn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu nước ta là 26% với trị
giá 1,5 tỷ USD, xếp thứ hai là dệt may với tỷ trọng là 16%, dầu thơ là 11%...
Điều đó chứng tỏ hàng NLTS vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực và là lợi thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hình 2.5: Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam
năm 2009 (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS toàn
ngành tháng 12 năm 2009 ước đạt 1,3 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2009 đạt hơn 15,4 tỷ USD giảm 7% so với năm 2008, nhưng vượt mức chỉ
tiêu 14 tỷ USD Chính phủ giao. Trong đó, nông sản 7,8 tỷ USD, thuỷ sản 4,2 tỷ
USD, lâm sản 2,74 tỷ USD. Các mặt hàng tăng cao nhất là sắn (+122%), gạo
(+33%), chè (+23%), hạt điêu (+4%), cao su (+6,4%). Có 6 mặt hàng đạt kim
ngạch trên 1 tỷ USD trở lên gồm gạo, cà phê, cao su, đồ gỗ, tơm và cá tra.
2.1.2.2.
a.


Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng NLTS chủ yếu

Xuất khẩu gạo

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 liên
tục tăng nếu như năm 2001 mới chỉ có 3.729 nghìn tấn gạo được xuất khẩu thì
đến năm 2008 cịn số đã là 4.741 nghìn tấn tăng 27,14% về lượng nhưng tăng
463,3% về giá trị. Sang đến năm 2009 theo VFA thì lượng gạo xuất khẩu cả
nước đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2,7 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay. Đặc
biệt, tỷ lệ gạo cao cấp xuất khẩu đã đạt 50% những năm trước chỉ khoảng 34%.


Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng có sự biến động
do chịu ảnh hưởng của tỉnh hình thế giới: năm 2005 là 10,36%; năm 2006 là
12,59%; năm 2007 là 34,07% ; năm 2008 là 94,26% và năm 2009 là 92,03%.
Như vậy tốc độ tăng trường kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 20052009 là 48,66%.
Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam khơng có sự biến động nhiều.
Năm 2005 là 40 thị trường, 2006 là 41 thị trường; sang năm 2007 là 63 thị
trường, đặc biệt năm 2008 thị trường gạo xuất khẩu đã tăng lên gấp đơi là 128
thị trường.
Hình 2.6: Top các thị trường chính của xuất khẩu gạo Việt Nam giai
đoạn năm 2007-2009 (tần)

Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo hình 2.6 ta thấy cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 -2009
của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường
Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia
luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất
khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm
hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) và sang năm 2009 lượng nhập khẩu gạo của

nước này chỉ là 17786 tấn. Trong khi đó, Philippines vẫn giữ vững là quốc gia
nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm gần 40% tổng sản lượng gạo xuất
khẩu và tăng 9,3% thị phần so với năm 2007.
Năm 2009, gạo Việt nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính nhưng chủ
yếu là sang Philippines; Malaysia; Cu Ba; Singapore. Xuất khẩu sang
Philippines đạt kim ngạch lớn nhất với 917,13 triệu USD, chiếm 34,43% kim
ngạch; tiếp theo là kim ngạch xuất sang Malaysia đạt 272,19 triệu USD, chiếm


10,22%; rồi đến thị trường Cu Ba 191 triệu USD, chiếm 7,17%; Singapore
133,6 triệu USD, chiếm 5,02%.
b.

Xuất khẩu cà phê

Sau khi cà phê của Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức quốc
tế về cà phê (ICO) thì thị trường xuất khẩu mặt hàng này ngày càng được mở
rộng và kim ngạch xuất khẩu cũng liên tục tăng đưa Việt Nam trở thành nước
xuất khẩu cả phê lớn nhất trên thế giới.
Hình 2.7: Trị giá và sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai
đoạn 2007-2009

Nguồn: Tổng cục thống kê
Về thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam liên tục tăng qua các năm:
năm 2005 là 53 thị trường, năm 2006 là 52 thị trường; năm 2007 là 54 thị
trường, năm 2008 là gần 100 thị trường. Theo số liệu thống kê, trong tháng
12/2009 kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt trị giá 202,89 triệu USD, tăng
78,61% về lượng và tăng 76,24% về trị giá so với tháng 11/2009. Tính chung cả
năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18 triệu tấn, với kim ngạch 1,73
tỷ USD, tăng 11,71% về lượng, nhưng giảm 18,03% về trị giá so với năm 2008.

Xuất khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 17,18% tổng kim
ngạch, đạt 297,4 triệu USD.
Hinh 2.8 : Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam đi các thị trường
năm 2008-2009 (1000USD)

Nguồn: Tổng cục thống kê
c.

Xuất khẩu cao su

Xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2001-2009 tăng trưởng trung
bình khoảng 42%/năm. Từ năm 2001-2009 sản lượng xuất khẩu cao su ngày


càng tăng lên đặc biệt là năm 2008 là 1.603.596 nghìn USD. Hiệp hội Cao su
Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên năm 2009 đạt trị giá
1,226 tỷ USD với đơn giá bình quân là 1.677 USD/tấn, tăng 11,1% về lượng
nhưng giảm 23,5% về trị giá và giảm 31,1% về trị giá so với năm 2008.
Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng ngày càng được mở
rộng: năm 2005 là 55 thị trường, năm 2006 là 62 thị trường, năm 2007 là 63 thị
trường, năm 2008 là 107 thị trường. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu cao su
thiên nhiên sang 71 nước, không sụt giảm nhiều so với năm 2008 (năm 2008 là
73 thị trường). Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu với số lượng khoảng
494,62 ngàn tấn quy khô, chiếm 67,6 % về lượng và tăng khoảng 6,6 % so với
cùng kỳ năm trước, đạt trị giá 789 triệu USD.
d.

Xuất khẩu hồ tiêu

Hồ tiêu cũng là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt

Nam hiện nay. Xuất khẩu hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2001-2009 tăng trưởng
trung bình là khoảng 14%/năm. Theo Bộ NN&PTNT cho biết năm 2009, kim
ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 360 triệu USD, tăng 18% về trị giá và tăng
48,76% về lượng so với năm 2008. Đây là năm có sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam.
Về phạm vị thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 20052009 như sau: năm 2005 là 51 thị trường, năm 2006 là 53 thị trường, năm 2007
là 54 thị trường, còn năm 2008 là 91 thị trường. Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đã
có mặt ở 73 nước trên thế giới. Các thị trường: Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Hà Lan,
Singapore… vẫn là các thị trường nhập khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam. Sản
lượng xuất khẩu chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu tồn cầu. Trong
đó, sản lượng xuất khẩu vào các thị trường lớn và có yêu cầu chất lượng cao
như Mỹ, Châu Âu tăng từ 15%-20% so với năm 2008.
e.

Xuất khẩu chè

Hiện nay ngành chè của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh và cũng
đã có thương hiệu nhất định trên thế giới. Xuất khẩu chè của Việt Nam giai


đoạn 2001-2009 tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình là 16,35%/năm.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu chè của Việt Nam tháng 12/2009 đạt kim
ngạch 18,3 triệu USD, tăng 10,7% về lượng và tăng 16% về trị giá so với tháng
trước, xuất khẩu chè năm 2009 của Việt Nam đạt 134 nghìn tấn với kim ngạch
179,5 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và tăng 22,2% về trị giá so với cùng kỳ
năm ngối.
Về thị trường chính của xuất khẩu chè Việt Nam thì hiện nay là khoảng
73 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó các thị trường chính nhập khẩu chè của
Việt Nam là Liên Bang Nga, Irac, Pakistan, Đài Loan, Nhật Bản… Trong đó,
dẫn đầu về thị trường xuất khẩu chè năm 2009 lại là Pakistan đạt 31 nghìn tấn

với kim ngạch 46 triệu USD, chiếm 23% về lượng và 25,6% về trị giá so với
tổng lượng và trị giá xuất khẩu chè. Sau đó là Nga, Đài Loan là những thị
trường xuất khẩu chè lớn của Việt Nam.
f.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong năm 2008 tăng 17,68% về trị giá so với năm 2007. Nhưng
trong 8 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt khoảng 1,63 tỷ
USD, giảm 9,24% so với cùng kỳ năm 2008. Đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 2,5 tỉ USD vào
năm 2009.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai
đoạn 2008-2009 (Nghìn USD)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên nước
Mỹ
Nhật Bản
Trung Quốc
Anh

Đức
Hàn Quốc
Pháp
Australia
Hà Lan

Năm 2008
1.063.990
378.839
145.633
197.651
152.002
101.521
101.316
75.427
95.466

Năm 2009
1.100.184
355.366
197.904
162.748
106.047
95.130
70.357
67.492
56.736

% tăng
103,40

93,80
135,89
82,34
69,77
93,70
69,44
89,48
59,43


10
11

Canada
Khác
Tổng số

67.900
449.538
2.829.283

54.579
331.106
2.597.649

80,38
73,65

Nguồn: Bộ NN&PTNT
Về thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam: năm 2009 đã xuất sang 120 quốc gia và

vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm là Mỹ (chiếm 43,35%, tăng 5,14%); Nhật
Bản (chiếm 13,68%, tăng 0,64%); tiếp đến là Trung Quốc (với 7,62%, tăng 1,83%).

g.

Xuất khẩu thủy sản

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản các năm gần đây liên tục tăng
với những con số khá ấn tượng: năm 2000 chỉ là 1,47 tỷ USD; 2001 là 1,8 tỷ
USD; 2002 là 2 tỷ; 2003 là 2,2 tỷ; 2004 là 2,4 tỷ; 2005 là 2,7 tỷ và 2006 là 3,36
tỷ USD, nhưng sang năm 2007 mặt dù chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế
toàn cầu tuy nhiên chúng ta vẫn đạt 3,7 tỷ USD, năm 2008 là 4,5 tỷ và sang năm
2009 là 4,25 tỷ USD là năm mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất
trong nhóm mặt hàng NLTS.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 10/2009,
xuất khẩu thủy sản đạt trị giá 3.487,5 triệu USD (giảm 5,6% về lượng và giảm
8,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008). Nhìn chung 10 tháng đầu năm 2009,
trừ mặt hàng tôm và mặt hàng khô, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản
khác vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngối.
+ Tơm vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 38,4% tỷ trọng tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu; xuất khẩu 170,3 tấn với kim ngạch đạt 1.354,7 triệu
USD, tăng 7,4% về khối lượng và tăng 0,03% về giá trị so với cùng kỳ năm
2008. Ngoài ba thị trường nhập khẩu đạt giá trị cao là Nhật Bản, Mỹ và EU, cịn
có Hàn Quốc, Trung Quốc, Ơ-xtrây-li-a và Ca-na-đa, Ðài Loan (Trung Quốc),
Ðức đạt giá trị hơn 50 triệu USD.
+ Tiếp đến là mặt hàng cá tra, ba sa chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần 32%.
Mười tháng đầu năm 2009, cả nước đã xuất khẩu đạt kim ngạch 1,12 tỷ USD,
giảm gần 9% về khối lượng và giảm 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.



+ Ðối với các mặt hàng thủy sản khác, kim ngạch xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái: cá
ngừ giảm 1,2% về lượng và 10,2% về giá trị, mực và bạch tuộc giảm 12,9% về khối lượng và 16% về giá trị.
Trong khi đó, hàng khơ tăng 23,4% về lượng và 7,7% về giá trị kim ngạch. Về thị trường xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam, trong năm 2009, EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, Nhật Bản đứng vị trí thứ 2, tiếp đến là
thị trường Mỹ...
Về thị trường của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: năm 2008 là 160 thị trường với gần 70 loại sản phẩm
khác nhau. Năm 2009 xuất sang 35 thị trường chính, nhưng chủ yếu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ. Đứng thứ nhất về
kim ngạch xuất khẩu là thị trường Nhật Bản với 760.725.464 USD, chiếm 17,89% tổng kim ngạch; tiếp theo là
thị trường Hoa Kỳ với 711.145.746 USD,

chiếm 16,73%.

Hình 2.9: Top các thị trường chính của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: 1000 USD
Nguồn: Tổng cục thống kê


2.2.

Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản

2.2.1. Hoạt động XTTM ở cấp quốc gia
2.2.1.1. Khái

quát về Chương trình XTTM trọng điểm quốc gia

Trong những năm gần đây, công tác XTTM ngày càng nhận được sự quan
tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cũng như các Bộ, ban ngành có liên quan trong
việc huy động và sử dụng các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động XTXK hàng

NLTS, cụ thể:
Chương trình XTTM trọng điểm quốc gia năm 2006-2010 có tổng số 30
đơn vị chủ trì chương trình, trong đó có 11 đơn vị ngành nơng nghiệp (Hiệp hội
chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam,
Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Rau quả
Việt Nam, Trung tâm tiếp thị triển lãm NN&PTNT, Tổng công ty rau quả nông
sản Việt Nam, Hiệp hội cao su Việt Nam, Hiệp hội chè Việt Nam) chiếm gần
37%.
Qua 4 năm thực hiện Chương trình XTTM Quốc gia từ 2006-2009, Nhà
nước đã hỗ trợ kinh phí cho ngành NLTS nguồn kinh phí khá lớn. Trong giai
đoạn 2006-2009, nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động XTTM của ngành
này trung bình hàng năm là 26,25%/năm. Số lượng các đề án của ngành này
cũng chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ khoảng 34,8% trong 4 năm thực hiện chương
trình XTTM quốc gia.


Bảng 2.4: Kinh phí hỗ trợ của nhà nước cho hoạt động XTTM ngành
NLTS giai đoạn 2006-2009
Đề án
Tổng

Lĩnh

số

vực:

được

nơng,


phê

Năm

Kinh phí NN hỗ trợ

lâm,

Tổng
Tỷ lệ

số Lĩnh

được

phê nông,

duyệt

vực:
lâm, Tỷ lệ

thủy sản

duyệt thủy sản
2006

155


59

38%

144,74 tỷ

40,71 tỷ

28%

2007

159

61

38,4%

174,13 tỷ

41,89 tỷ

24%

2008

123

39


31,7%

122,73 tỷ

30,64 tỷ

25%

2009

141

44

31,2%

179,99 tỷ

50,612 tỷ

28%

Nguồn: Cục XTTM
Về khu vực thị trường, qua 4 năm thực hiện chương trình XTTM đối với
hàng NLTS đã có sự phân chia khá rõ nét giữa các thị trường. Trong đó châu Á
vẫn là khu vực chiếm số lượng chương trình XTTM được thực hiện để hỗ trợ
cho doanh nghiệp với tỷ lệ là 36%, sau đó là châu Âu (23%), thị trường trong
nước (24%). Các thị trường châu Phi và châu Úc vẫn chưa được quan tâm và
chú trọng để mở rộng thị trường cho xuất khẩu nông sản của nước ta, đây thực
sự là các thị trường tiềm năng và đầy triển vọng trong giai đoạn sắp tới.



Hình 2.10: Hoạt động XTXK nơng sản phân theo khu vực thị trường
giai đoạn 2006-2009 (%)

Nguồn: Cục XTTM
Tất cả các chương trình đã hỗ trợ được hàng nghìn lượt doanh nghiệp
tham gia vào các hoạt động XTTM trong và ngoài nước qua đó các biên bản ghi
nhớ, hợp đồng đã được ký kết thành công tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
xuất khẩu nông sản.
2.2.1.2. Hoạt

động XTXK nông sản cụ thể

Bên cạnh công tác quản lý và điều phối các hoạt động XTTM của Việt
Nam thì nhà nước cũng phối hợp hoạt động với các tổ chức, hiệp hội và doanh
nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động XTTM cụ thể như sau:
Một là, thực hiện ký kết các hiệp định song phương và đa phương
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản nói
riêng thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Về quan hệ hợp tác song phương, từ sau khi mở cửa nền kinh tế đến nay
chúng ta đã có quan hệ thương mại với 165 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc tất
cả các châu lục, ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2000, Hiệp định đối


tác kinh tế Việt – Nhật năm 2008... đã tạo môi trường thuận lợi cho doanh
nghiệp khi thâm nhập vào các thị trường này.
Về quan hệ hợp tác đa phương, Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ
chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Trong tổ chức
Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trị là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng

chấp hành UNDP, UNFPA và UPU. Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời
sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công Hội
nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) năm 1997, Hội nghị
cấp cao ASEAN năm 1998, năm 2007 chính thức trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến
trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Đồng thời là thành viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Hai là, hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động
XTTM của các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức XTTM: Hiện nay, vai trò
của các hiệp hội ngành hàng trong hoạt động XTTM của doanh nghiệp là rất
lớn. Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện
để hoạt động của hiệp hội mở rộng và phát triển hơn nữa. Số lượng các hiệp hội
ngành hàng nông sản là 11 hiệp hội chiếm tỷ lệ là 37% trong tổng số các tổ chức
XTTM đây là một con số không nhỏ. Hiệp hội cũng là một kênh để các nhà tài
trợ cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu nơng
sản. Bên cạnh đó, sự phối hợp, liên kết giữa hiệp hội với thương vụ Việt Nam ở
nước ngồi, các văn phịng đại diện ở nước ngồi cũng là một kênh thông tin
quan trọng giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt và xử lý kịp thời nếu có
những sự cố xảy ra trong hoạt động XTXK nông sản của doanh nghiệp.
Ba là, cung cấp thông tin, tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng
bá sản phẩm, tổ chức diễn đàn, hội thảo, đào tạo và tư vấn: Đối với hoạt
động này, nhà nước đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cung
cấp thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng thương mại điện tử ở Việt
Nam. Các cơ quan cung cấp thông tin của Chính phủ và các bộ ngành như: Cục


XTTM, Viện nghiên cứu thương mại, phịng thơng tin của các Sở địa phương,
đài truyền hình cơng thương, báo cơng thương… là những địa chỉ cung cấp
thông tin thương mại thiết thực phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu. Trong trang
web của Cục XTTM có đầy đủ các thơng tin về thị trường, ngành hàng, những

điều cần biết về các thị trường…Các doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản có thể
tìm thấy các thơng tin đó trên các trang web của các cơ quan của Chính phủ
hoặc có thể tìm hiểu về thị trường qua các ấn phẩm báo, tập chí. Bên cạnh đó,
Chính phủ và các bộ ngành cịn tổ chức cho các cơ quan thơng tấn báo chí nước
ngồi đến viết bài tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm nông sản của Việt
Nam. Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tuần lễ ẩm thực trong và ngoài
nước giới thiệu về văn hóa ẩm thực - đất nước - con người Việt Nam, vừa giới
thiệu sản phẩm, vừa quảng bá hình ảnh, bên cạnh đó có thể xúc tiến đầu tư và
du lịch.
Bốn là, tham gia công tác tổ chức các HCTL hàng nơng sản trong và
ngồi nước: hoạt động này ngày càng được sự tham gia nhiệt tình và đơng đảo
các các doanh nghiệp trong, ngồi nước vì những lợi ích trực tiếp mà nó mang
lại. HCTL là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước
ngoài, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu
nơng sản, kích cầu tiêu dùng…
+ Trong nước: Năm 2006 đã tổ chức 08 đợt HCTL, tập huấn, xây dựng cơ
sở dữ liệu, ứng dụng thương mại điện tử...Năm 2007 là 09 đợt, năm 2008 là 11
đợt cịn năm 2009 là 11 đợt.
+ Ngồi nước: Năm 2006 đã tổ chức được 36 đợt HCTL, hội nghị, hội
thảo, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực… năm 2007 đã tổ chức được 29 đợt,
năm 2008 là 17 đợt còn năm 2009 là 23 đợt.
Năm là, khảo sát và nghiên cứu thị trường, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Hoạt động khảo sát thị trường hiện nay thường được kết với tổ
chức HCTL qua đó doanh nghiệp tham gia HCTL có cơ hội tìm hiểu về tình
hình kinh tế, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đối tác, các điều cần lưu ý


khi kinh doanh xuất khẩu tại một thị trường cụ thế, thị hiếu người tiêu dùng…
Bên cạnh đó, các cơ quan của Chính phủ và bộ ngành, Cục XTTM, viện nghiên
cứu thương mại hàng năm cũng có những cuộc khảo sát các thị trường chính và

các thị trường tiềm năng của xuất khẩu nơng sản Việt Nam qua đó có thể cung
cấp thơng tin nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho doanh nghiệp xuất khẩu. Công
tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, là
một trong những công việc quan trọng để thực hiện hoạt động XTTM phục vụ
xuất khẩu. Hàng năm ở nước ta vẫn tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về
kiến thức nghiệp vụ như marketing, quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, ứng
dụng thương mại điện tử… để nâng cao trình độ của cán bộ làm cơng tác
XTTM ở các tỉnh/thành phố, cử cán bộ đi học tập và trao đổi kinh nghiệm ở
nước ngoài, thuê các chuyên gia quốc tế đến giáng dạy ở trong nước.
Sáu là, nguồn tài chính cho cơng tác XTTM của Nhà nước hỗ trợ.
Nhà nước đặc biệt quan tâm đến hoạt động hỗ trợ kinh phí cho XTTM từ nguồn
thu lấy từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và trích từ các nguồn thu của
Nhà nước. Giai đoạn 2007-2008 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu, chính phủ đặc biệt hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất khẩu bằng nhiều biện pháp trong đó có hỗ trợ vốn để thực hiện hoạt
động XTXK nơng sản của đất nước.
Bảng 2.5 : Kinh phí nhà nước hỗ trợ hàng nông sản theo mặt hàng
giai đoạn 2006-2009 (tỷ đồng)
Tổng
kinh phí
Năm

được NN
phê
duyệt

Kinh
đối

với


Kinh

hàng nơng

Tỷ lệ

Kinh phí

phí đối

phí

đối

với

với

Tỷ lệ hàng

hàng

sản



thuỷ sản

Tỷ

lệ

m sản

2006

144,74

24,558

17%

7,320

5%

8,923

6%

2007

174,13

17,707

10,17%

10,254


6%

13,929

8%


2008

122,73

10,755

8,76%

13,689

11%

6,196

5%

2009

179,99

17,112

9,5%


12,736

7%

4,143

2%

Nguồn: Cục XTTM
Theo như bảng 2.5 nguồn kinh phí của nhà nước cho hàng nông sản
chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là hàng thuỷ sản và cuối cùng là hàng lâm sản.
Giai đoạn 2006-2009 nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước cho hàng nơng sản
ngày càng có xu hướng giảm từ 24.558 tỷ đồng năm 2006 xuống còn 17.112 tỷ
đồng năm 2009. Trong khi đó thì lại có xu hướng tăng đối với hàng thuỷ sản từ
7.320 tỷ đồng năm 2006 lên đến 12.736 tỷ đồng năm 2009. Đối với hàng lâm
sản, thời gian gần đây nhà nước mới có sự quan tâm và hỗ trợ kinh phí cho mặt
hàng này để thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nhưng không nhiều như
nông sản và thuỷ sản.
2.2.2. Hoạt động XTXK nông sản ở các Hiệp hội ngành hàng
Hiện nay, Hiệp hội ngành hàng đóng vai trị rất quan trọng, là cầu nối
giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, người tiêu dùng,
cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ
và tổ chức các chương trình HCTL chuyên ngành nông sản với quy mô lớn ở
trong và ngoài nước, thực hiện khảo sát các thị trưởng mới và tiềm năng đối với
xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Với vai trị hỗ trợ phát triển ngành cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, VASEP
ra đời đã và đang tiến hành nhiều hoạt động đa dạng như: tăng cường quan hệ hội viên và với các đối tác
chiến lược, tăng cường quan hệ với Chính Phủ, làm cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên v ới Nhà n ước,
thông tin thị trường và tổ chức sự kiện, đào tạo tư vấn, xúc tiến th ương m ại và phát tri ển th ị tr ường...

VASEP đang là tổ chức có vai trị quan trọng trong hoạt động XTTM hàng thủy sản của Việt Nam hiện nay.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam được thành lập để thường xuyên và
định kỳ cung cấp thông tin về giá cả, thị trường, nguyên liệu, các sản phẩm
gỗ… cho cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm
gỗ thông qua Website, catalogue, CD ROM… tổ chức các lớp học ngắn ngày về
kỹ năng thương mại, về tổ chức quản lý sản xuất về chuyên môn nghiệp vụ, tổ


chức các đoàn đi khảo sát nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm
thị trường nguyên liệu gỗ, tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài
nước, thực hiện tư vấn phản biện các dự án đầu tư xây dựng các xưởng chế biến
gỗ, xây dựng chính sách phát triển cơng nghệ chế biến gỗ…, tư vấn và hỗ trợ
cho cộng đồng doanh nghiệp, thực hiện liên kết hợp tác, hỗ trợ phát huy nội lực
trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều đó cho thấy, Hiệp hội cũng đóng
một vai trị quan trọng trong hoạt động XTTM hàng lâm sản cho doanh nghiệp
Việt Nam. Hàng năm, Hiệp hội là đầu mối thực hiện các chương trình XTTM
quốc gia về hàng lâm sản.
Hình 2.11 : Số lượng đề án XTTM của các hiệp hội NLTS

Nguồn: Cục XTTM
Nhìn vào hình 2.11 ta thấy Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản là
đơn vị hoạt động mạnh và tích cực nhất, tỷ trọng các chương trình XTTM được
hiệp hội này thực hiện cũng khá lớn.

Tiếp theo, là các hiệp hội như chè, cà phê cao cao, cao

su… Trong thời gian từ năm 2006-2009, tỷ trọng chương trình XTTM c ủa VASEP th ực hi ện chi ếm 30% t ỷ
trọng các chương trình XTTM của Hiệp hội, trong khi đó Hiệp hội chè chi ếm 19%, Hiệp h ội cà phê ca cao
và cao su cùng chiếm 10%, tiếp đến là Hiệp hội gỗ và lâm sản với t ỷ l ệ là 9%... Qua s ố li ệu d ưới ta th ấy

được sự chênh lệch về số lượng các đề án cho chương trình XTTM giữa các hiệp hội là khá l ớn. M ột
phần cũng là do thiếu năng lực xây dựng và thực hiện đề án của các Hiệp h ội làm cho quá trình th ẩm
định và phê duyệt đề án của các cơ quan bộ ngành gặp nhiều khó khăn.

Về cơ cấu nhóm ngành, cũng có sự thay đổi khá rõ nét về số lượng các
chương trình XTTM được thực hiện ở các nhóm ngành do sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ
trong khi lại giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp.
Hình 2.12 : Số lượng đề án XTTM phân theo nhóm ngành hàng

Nguồn: Cục XTTM


Theo như hình vẽ thì có sự vượt lên rõ rệt của số lượng đề án dành cho
lĩnh vực nông lâm sản tuy nhiên trong năm 2008 thì số lượng đề án XTTM về
công nghiệp chế biến lại cao hơn hẳn chiếm khoảng 38% tổng số lượng đề án
trong năm này. Trong khi đó nhóm hàng xuất khẩu mới lại có xu hướng giảm
qua các năm, nếu như năm 2006 là 25 đề án XTTM được thực hiện thì sang
năm 2009 chỉ cịn là 9 chương trình. Cùng như nhóm hàng xuất khẩu mới thì số
lượng đề án XTTM cho NLTS cũng có xu hướng giảm giai đoạn 2006-2009
khoảng 42,6% số lượng đề án XTTM.
Căn cứ vào các hình thức XTTM được tiến hành trong 4 năm thực hiện
chương trình XTTM trọng điểm quốc gia như khuyến mại, quảng cáo, thông tin
thương mại, HCTL, trưng bày giới thiệu sản phẩm… Trong đó HCTL vẫn là
một trong những hình thức được thực hiện nhiều nhất và phổ biến nhất hiện nay,
đồng thời cũng là hình thức được các hiệp hội ngành hàng chú trọng và quan
tâm để xây dựng đề án, chương trình XTTM phục vụ cho doanh nghiệp.
Bảng 2.6: Nội dung hỗ trợ XTTM phân theo nhóm hàng năm 2009
Nhóm hàng
Nội dung hỗ trợ


Đa

N, L,

5
5
5
3
18
4

ngành
2
5
10
2
7
1

TS
5
3
9
2
14
5

7


11

47

38

CN,CB
Thông tin thương mại
Đào tạo, Tư vấn
Khảo sát thị trường
XD cơ sở hạ tầng
HCTL nước ngoài
HCTL đa ngành
HCTL trong
nước
Tổng số

XKM

Tổng

2
3

số
12
15
28
7
41

13

6

1

25

44

12

141

2
4

Nguồn: Cục XTTM
Nhìn vào bảng trên ta thấy được đối với nhóm hàng NLTS hoạt động
HCTL đã chiếm 31,65% số lượng chương trình HCTL của cả nước còn lại là


các nhóm hàng khác, hoạt động khảo sát thị trường (32%), thông tin thương mại
là (41,6%), đào tạo (20%)…
Một là, công tác thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp được xác định là
nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức XTTM và hiệp hội ngành hàng. Trong đó,
các ngồi các kênh thơng tin truyền thống của các bộ ngành thì cịn có các trang
web của các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nông sản, VCCI, diễn đàn doanh
nghiệp, báo TheSaigontimes…
Bên cạnh đó, Hiệp hội ngành hàng cịn tổ chức các hoạt động phát triển

thị trường nông sản: Ở các địa phương, hầu hết các Sở thương mại đều đã có bộ
phận XTTM với hoạt động tập trung vào việc hình thành bản tin thị trường nông
sản, tổ chức các phiên chợ giống, hội thi sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản
phẩm nổi tiếng của địa phương mình với du khách trong và ngoài nước, đối tác,
doanh nghiệp nước ngoài…
Số lượng các thông tin thương mại mà hiệp hội cung cấp cho doanh
nghiệp nhiều nhất vào năm 2007 năm nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng thế
giới trầm trọng và các doanh nghiệp rất cần các thông tin thương mại về thị
trường nước ngoài, những cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản của Việt
Nam trong giai đoạn khủng hoảng… Giai đoạn 2007-2009 thì số lượng các
thơng tin thương mại phục vụ doanh nghiệp lại có xu hướng giảm nhưng chất
lượng của các ấn phẩm, báo và tạp chí ngày càng mang lại hiệu quả cho doanh
nghiệp xuất khẩu.
Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam cịn thường xuyên phối hợp
với hiệp hội tổ chức các chương trình tư vấn cho các hội viên như các chương
trình hội thảo chuyên đề về XTTM ngành hàng trong đó tư vấn cho doanh
nghiệp kỹ năng và nghiệp vụ đề thực hiện công tác XTXK đối với ngành hàng
nông sản, tư vấn cho doanh nghiệp những kỹ năng để thâm nhập, khảo sát một
thị trường mới, đồng thời giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến
hoạt động XTTM ngành hàng nông sản.


Hai là, đối với công tác tổ chức HCTL hàng nông sản: Hàng năm,
VCCI tổ chức khoảng trên 200 cuộc hội nghị, hội thảo, toạ đảm với hàng nghìn
người tham gia. Đặc biệt trong năm 2009, VCCI đã tổ chức gần 500 cuộc hội
thảo, hội nghị, tọa đàm, gặp gỡ tiếp xúc doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài
với sự tham gia của hơn 75.000 doanh nghiệp, tổ chức tư vấn cho gần 4.700
lượt doanh nghiệp.
Ba là, đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: VCCI đã
tổ chức được hơn 980 lớp đào tạo, tập huấn cho gần 52.000 lượt doanh nghiệp;

triển khai mơ hình "Vườn ươm doanh nghiệp" tại các địa phương; tăng cường
liên kết đào tạo với các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, các Tổ chức xúc tiến
thương mại uy tín ở trong nước và quốc tế. Hoạt động tôn vinh doanh nghiệp
tiếp tục được chuẩn hóa và nâng cao về uy tín, đã thực hiện bình xét, trao Cúp
Thánh Gióng cho 100 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2009 nhân Ngày Doanh
nhân Việt Nam, trao giải thưởng Bông Hồng Vàng cho 36 nữ doanh nhân xuất
sắc nhân Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3; giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng và giải
thưởng Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009.
Hình 2.13 : Số lượng các chương trình đào tạo XTTM đối với hàng
nơng sản của Việt Nam

Nguồn: Cục XTTM
Về khu vực thị trường cho hoạt động XTTM hàng nơng sản thì chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là các hoạt
động chiếm lĩnh thị trường nội địa, sau đó là thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ còn châu Phi và châu Úc
vẫn cịn ít các hoạt động để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Hình 2.14: Nhóm hàng XTTM phân theo thị trường năm 2009
Nguồn: Cục XTTM

Theo như hình 2.14 đối với nhóm hàng NLTS khu vực thị trường chiếm
số lượng đề án XTTM nhiều nhất là thị trường nội địa chiếm tới 34% tổng số đề


án của ngành NLTS, tiếp sau đó là châu Á với 27%, châu Âu là 18%, Châu Mỹ
là 11%, châu Úc và châu Phi cùng là 5%.
2.2.3. Hoạt động XTTM ở cấp doanh nghiệp
XTTM là một trong những hoạt động đầu tiên và quan trọng tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc phát triển xuất khẩu và mở rộng thị
trường nông sản nhất là trong bối cảnh khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn
cầu hiện nay. Đặc biệt là doanh nghiệp nông sản, do hàng nông sản chịu nhiều

ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật của các nước khác về vệ sinh an tồn thực
phẩm, mơi trường sinh thái… Bên cạnh đó, sự nhận thức về vấn đề này của
người nơng dân vẫn cịn kém. Do đó, để tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra
trong q trình xuất khẩu nơng sản, ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ…thì
XTTM là hoạt động mở đường cho doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2.3.1.

Công tác thị trường và sản phẩm nông sản

Cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm: hầu hết các doanh nghiệp đều sử
dụng công cụ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài,
truyền hình, tờ rơi…qua đó kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Đối
với thị trường nước ngoài, thơng qua quảng cáo doanh nghiệp nước ngồi cũng
như người tiêu dùng có thể hiểu được tính năng, cơng dụng, hiệu quả… của sản
phẩm qua đó có được sự lựa chọn tốt nhất đối với các sản phẩm nông sản.
Thiết lập các website trên mạng cũng là một công cụ hữu dụng giúp cho
các sản phẩm nông sản được tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng cơng cụ
này gần đây mới được các doanh nghiệp xuất khẩu chú trọng và đẩy mạnh
nhưng mục giới thiệu sản phẩm còn thiếu và sơ sài, trình bày thiếu tính thẩm
mỹ... Qua đó, thương hiệu sản phẩm, lo go, banner, slogan của doanh nghiệp
cũng được đưa lên các trang web XTTM để quảng bá sản phẩm của mình. Tuy
nhiên, chỉ có các doanh nghiệp lớn hiện nay mới quan tâm và có thể làm tốt
công việc này.
2.2.3.2.

Tham gia các HCTL nông sản trong và ngoài nước


Khảo sát thị trường trong và ngoài nước: Đây là một cơng việc quan
trọng giúp cho doanh nghiệp có thể nắm vững được tình hình kinh tế, thị hiếu

tiêu dùng, sở thích, phong tục tập quán…của nước nhập khẩu sản phẩm qua đó
quảng bá, giới thiệu sản phẩm với đối tác, tìm kiếm cơ hội giao thương, ký kết
hợp đồng.
Tham gia các HCTL quốc tế hàng nông sản: HCTL là công cụ XTTM
được sử dụng phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Tham gia
vào các HCTL có quy mơ lớn sẽ tạo sự thu hút, quan tâm của các doanh nghiệp,
đối tác nước ngoài do đó được các doanh nghiệp trong nước ủng hộ và hưởng
ứng nhiệt tình. Thơng qua đó doanh nghiệp có thể giới thiệu với doanh nghiệp
nước ngoài, đối tác các sản phẩm nông sản của Việt Nam một cách trực tiếp và
hiệu quả về các vấn đề liên quan đến sản phẩm nơng sản. Qua đó, doanh nghiệp
có thể khắc phục nhược điểm của sản phẩm, tạo hướng đi mới trong việc phát
triển và mở rộng thị trường nông sản.
Tham gia các diễn đàn, hội thảo quốc gia và quốc tế về các vấn đề liên
quan đến nông sản được phối hợp tổ chức với các cơ quan XTTM có uy tín và
chất lượng như: Cục XTTM đã có nhiều chương trình hợp tác với các trung tâm
XTTM các tỉnh/thành phố thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo
nguồn nhân lực XTTM.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư cho công tác xây dựng và
quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn quốc tế, khảo sát và tìm hiểu thị
trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu,…Nhờ đó mà rất nhiều doanh nghiệp
của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định ở trong và ngồi nước
như: Cà phê Trung Ngun, Chè Việt….
2.2.3.3.

Tài chính đối với hoạt động XTTM của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hầu như gặp khó khăn đối với tài chính phục vụ cơng tác
XTTM. Do nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cịn hạn chế nên công tác
XTTM của doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Đặc biệt là các doanh



×