Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NGUVAN 8 4 HOẠT ĐỘNG MỚI NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.24 KB, 23 trang )

Ngày soạn:

16/10/2020
Tiết 25 : TRỢ TỪ, THÁN TỪ
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức:
-Nắm được thế nào là trợ từ , thán từ
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,
năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực đọc
hiểu văn . Năng lực nói , viết, trình bày vấn đề
-Phẩm chất: Tự tin, tự lập, có trách nhiệm.
B.Kĩ năng sống:
- Ra quyết định sử dụng trợ từ, thán từ....phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá
nhân về cách sử dụng trợ từ, thán từ...từ tiếng Việt.
C .Chuẩn bị:
1.Phương tiện thiết bị
- Giáo viên: Soạn bài, SGK,SGV, SBT
- Học sinh : Ôn kiến thức về từ loại đã học ở lớp 6,7; SGK,SBT.
2. Phương pháp kĩ thuật:
- Phân tích các tình huống.
- Thực hành có hướng dẫn.
- Động não
D. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức :
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
8A
8B


2. Kiểm tra:
? Chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu ca dao sau và tìm từ ngữ toàn dân tương
ứng với mỗi từ ngữ địa phương đó:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông …
(Gợi ý: Ni: này, Tê: kia)
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a.Mục đích
Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
b. Nội dung: Học sinh nêu ra được các từ loại đã học ở các lớp dưới
c.Sản phẩm : Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ
- Kể tên các từ loại đã học ở lớp 6,7 ? Tác dụng của các từ loại đó trong giao
tiếp


Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tiếp nhận câu hỏi nhớ lại những từ loại đã học và nêu tên các từ loại
đó.
-Dự kiến khó khăn gặp phải: Học sinh có thể quên một vài loại từ loại đã học ở
lớp 6 do thời gian học đã lâu.
-Biện pháp hỗ trợ: Giáo viên có thể lấy ví dụ để học sinh nhớ ra tên từ loại đó
Báo cáo thảo luận
- Học sinh nêu các từ loại: danh từ động từ tính từ số từ chỉ từ lượng từ đại từ…
Kết luận nhận định:
-Gv nhận xét kiến thức học sinh nắm chắc/ chưa chắc, dẫn vào bài mới
Ở các lớp 6,7 chúng ta đã học về danh từ động từ tính từ số từ chỉ từ lượn từ
phó từ, đại từ..Ở chương trình ngữ văn 8 chúng ta sẽ học thêm một số từ loại

không có ý nghĩa là thực từ nhưng nếu thiếu chúng sắc thái ý nghĩa của câu có
thể không được biểu đạt trọn vẹn hoặc gây hiểu lầm về ý nghĩa của câu đó là
trợ từ và thán từ
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trợ từ
a.Mục đích:
- Học sinh hiểu thế nào là trợ từ và tác dụng của trợ từ
b.Nội dung
- Học sinh phân tích ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn của sách giáo khoa
và giáo viên, ghi lại kết quả và giải thích
c. Sản phẩm hoạt động:
- câu trả lời của học sinh
d.Tiến trình hoạt động:
Ngữ liệu
B1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- Học sinh đọc ngữ liệu
phần 1 SGK và trẩ lời
các câu hỏi sau:
? Các từ những và có trong các
câu trên đi kèm với từ ngữ nào
trong câu và biểu thị thái độ gì
của người nói đối với sự việc?
? Theo em vì sao lại có sự khác
nhau đó
B2: Học sinh thực hiện nhiệm
vụ.
Suy nghĩ làm việc cá nhân
B3: Học sinh trả lời, thảo luận.
B4: Giáo viên chốt kiến thức.
GV : Những từ "có" và"


I. Bài học
1. Trợ từ
- (1)Diễn đạt một sự việc khách quan là: nó
ăn với số lượng hai bát cơm
- (2) Ngoài việc diễn đạt ý như câu 1 còn
nhấn mạnh việc nó ăn hai bát cơm là nhiều,
vượt quá mức bình thường
- (3) Ngoài thông tin còn có ý nghĩa nhấn
mạnh đánh giá nó ăn hai bát cơm còn là ít,
không đạt mức bình thường
- Về cơ bản: 3 câu giống nhau.
- Khác:
Câu 2: Thêm từ "những" so với câu 1
Câu3:Thêm từ "có"so với câu 1


những" đi kèm với ngữ "hai bát
cơm" để biểu thị thái độ nhấn
mạnh, đánh giá của người nói
đối với sự việc được nói đến
trong câu -> Từ " những" và từ
"có" trên được gọi là trợ từ
? Vậy em hiểu thế nào là trợ
từ?
? Đặt câu với các trợ từ: chính
đích, ngay.
- Nói dối là làm hại chính mình.
- Tôi gọi đích danh nó ra.
- Bạn không tin ngay cả tôi nữa

à?
? Các từ: những có, chính, đích
ngay vốn là từ loại nào? ( lượng
từ, động từ, tính từ, danh từ)
? Từ đó em rút ra kết luận gì?
?Lấy vd để học sinh phân biệt
trợ từ với nhữg từ loại khác.

- Trợ từ là từ chuyên đi kèm với một từ ngữ
trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ
đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ
đó. VD : những, có, chính, đích, ngay…

-> Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển
loại làm thành.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thán từ và tác dụng của thán từ
a.Mục đích:
- Học sinh hiểu thế nào là thán từ và tác dụng của thán từ
b.Nội dung
- Học sinh phân tích ngữ liệu về thán từ theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn của sách
giáo khoa và giáo viên, ghi lại kết quả và giải thích
c. Sản phẩm hoạt động:
- Câu trả lời của học sinh vào phiếu học tập
d.Tiến trình hoạt động:
B1:Chuyển giao nhiệm vụ
2. Thán từ
:GV yêu cầu: Học sinh đọc ngữ liệu 2
(SGK 69) và trả lời các câu hỏi, điền
vào phiếu học tập

? Các từ "này","a","vâng" ở trong
đoạn trích trên biểu thị điều gì?
? Lựa chọn những câu trả lời đúng về
cách sử dụng các từ "này","a","vâng"?
- Trong các VD trên các từ
"này","a”,"vâng" được gọi là thán từ?
Vậy em hiểu thế nào là thán từ? Thán
từ thường đứng ở vị trí nào trong câu?

- Này1: gây ra sự chú ý ở người đối
thoại
- A: biểu thị thái độ tức giận
- Này 2: gây sự chú ý đối với người


Khi thán từ được tách ra thành câu đặc
biệt sau nó thường có dấu gì?
? Có thể xếp thán từ thành mấy loại?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs thảo luận cặp đôi tại bàn và ghi
phần trả lời vào phiếu học tập
Gv theo dõi hỗ trợ những nhóm học
sinh yếu và trung bình
Dự kiến khó khăn học sinh gặp phải:
giữa từ ”này” 1 và này”2 học sinh có
thể không phân biệt được sự khác biệt
Biện pháp hỗ trợ: phân tích thêm ngữ
cảnh xuất hiện từ này ở mỗi câu và đối
tượng nói từ này để học sinh hiểu
B3: Báo cáo thảo luận

Gv gọi một số nhóm trình bày kết quả
trả lời
HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung
nếu có ý kiến khác
B4: Kết luận nhận định
Gv nhận xét tổng hợp lại các ý kiến,
chỉ ra đúng/sai
Gv chốt kiến thức về thán từ
- Học sinh đọc ghi nhớ.

đối thoại
- Vâng: biểu thị thái độ lễ phép.
- Chọn : a. Các từ ấy có thể thành một
câu độc lập
d. Các từ ấy có thể cùng những
từ khác làm thành một câu và đứng ở
đầu câu.

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ
tình cảm, cảm xúc của người nói hay
dùng để gọi đáp.
- Thán từ thường đứng ở đầu câu, có
khi nó được tách ra thành một câu đặc
biệt
- Thán từ gồm có hai loại chính:
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc
+ Thán từ gọi đáp
* Ghi nhớ: SGK

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục đích
- Học sinh làm bài tập phần luyện tập để nắm chắc kiến thức, hiểu sâu kiến
thức mới học và phát triển kĩ năng dùng từ đúng, kĩ năng giao tiếp sử dụng tiếng
Việt
b. Nội dung
- Các bài tập sách giáo khoa phần luyện tập
c. Sản phẩm: Đáp án lời giải của các bài tập
d.Cách thức thực hiện
B1:Chuyển giao nhiệm vụ:
-Học sinh đọc bài tập từ bài 1 đến bài 5 và thực hiện theo yêu cầu trả lời các câu
hỏi
B2: Thực hiện nhiệm vụ


-Học sinh làm các bài tập bài dễ làm trước bài khó làm sau theo nhận định
khó/dễ của từng học sinh, trình bày phần lời giải cá nhân vào vở
GV theo dõi hỗ trợ những thắc mắc của học sinh trong quá trình làm bài
B3: Báo cáo thảo luận
-Học sinh trình bày đáp án bài giải của mình và giải thích tại sao lại làm như
vậy tùy theo yêu cầu từng bài
- Học sinh khác có thể nêu ý kiến bổ sung/phản bác nếu thấy đáp án của bạn
không hợp lí hoặc cần bổ sung
B4: Kết luận nhận định
-Giáo viên đánh giá thái độ làm bài của học sinh
-Giáo viên chốt đáp án với từng bài
II.Luyện tập
?Chỉ ra các thán từ trong những câu Bài tập 1(SGK 70)
dưới đây?
- Trợ từ: a, c, g, i.
- Không phải là trợ từ: b,d,e,h

Bài tập 2( SGK 70)
a. Lấy: nhấn mạnh mức tối thiểu,
không yêu cầu hơn ( nhấn mạnh hoàn
toàn không có một lá thư, một lời nhắn
gửi, một đồng quà )
?Các thán từ trong những câu sau bộc b. Nguyên: nghĩa là chỉ kể riêng ( tiền
lộ những cảm xúc gì?
thách cưới)
- đến: biểu thị thái độ đánh giá : mức
quá cao ( tổng cộng lại, nhấn mạnh sự
? Đặt 5 câu với 5 thán từ khác nhau? vô lí)
c.Cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình
? Trong các câu in đậm dưới đây, từ thường
nào trong các từ in đậm là trợ từ?
d.Cứ: nhấn mạnh một việc lặp lại
nhàm chán.
? Giải thích nghĩa các trợ từ in đậm
Bài tập 3 (SGK 71)
a.Này!À d.Chao ôi!
b.Ấy
đ.Hỡi ôi
c.Vâng
Bài tập 4( SGK 71)
- Ha ha! -> khoái chí
- Ái ái! -> Tỏ ra van xin
- Than ôi! -> Tỏ ý nuối tiếc
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.Mục đích
-Học sinh vận dụng được các kiến thức kĩ năng để giải thích hoặc giải quyết
các vấn đề tình huống trong thực tiễn để phát triển kĩ năng giao tiếp năng lực



sử dụng tiếng Việt cụ thể là kĩ năng sử dụng chính xác trợ từ và thán từ vào một
đoạn văn biểu cảm về nhân vật văn học.
b.Nội dung
-Viêt một đoạn văn biểu cảm về nhân vật lão Hạc từ 9-12 câu trong đó sử dụng
ít nhất 1 trợ từ và 1 thán từ, chỉ rõ các trợ từ và thán từ đã dùng và nêu rõ tác
dụng của việc sử dụng các trợ từ và thán từ đó?
c.Sản phẩm
-Bài viết vào vở bài tập của học sinh
d.Cách thức thực hiện
Giáo viên giao cho học sinh thực hiện và nộp lại bài vào tiết cuối của tuần, giáo
viên sẽ nhận xét vào giờ tiếng Việt của tuần sau
* Củng cố:
- Thế nào là trợ từ, thán từ?
- Cách nhận biết trợ từ, thán từ?
* Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu tiếp trợ từ, thán từ.
- Làm bài tập trong SBT NV8.
- Chuẩn bị bài: Tình thái từ
Ngày soạn:

16/10/2020

Tiết 26 :TÌNH THÁI TỪ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là tình thái từ,cách sử dụng tình
thái từ
Năng lực , phẩm chất:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo,
năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực đọc hiểu văn . Năng lực nói , viết, trình
bày vấn đề
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, có trách nhiệm.
B.KĨ NĂNG SỐNG:
- Ra quyết định sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá
nhân về cách sử dụng tình thái từ tiếng Việt.
C .CHUẨN BỊ:
1.Phương tiện thiết bị
- Giáo viên: Soạn bài, SGK,SGV, SBT
- Học sinh : Ôn kiến thức về từ loại đã học ở lớp 6,7; SGK,SBT.
2. Phương pháp kĩ thuật:
- Phân tích các tình huống.
- Thực hành có hướng dẫn.
- Động não


D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
8A
8B
2. Kiểm tra:
Thế nào là trợ từ, thán từ? Cho ví dụ? Đặt câu?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a.Mục đích
Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi tình huống
c.Sản phẩm : Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ
Cho 2 câu sau
1/Em học bài đi
2/Em đi học bài
Cho biết ý nghĩa của hai câu trên khác nhau như thế nào và theo em tại sao lại
có sự khác nhau đó mặc dù các từ trong hai câu trên có vẻ hoàn toàn giống nhau
chỉ thay đổi về vị trí từ đi. Hai từ đi này có phải cùng loại cùng chức năng ngữ
pháp không?
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tiếp nhận câu hỏi chỉ ra sự khác biệt của hai câu
-Dự kiến khó khăn gặp phải: Học sinh có thể quên một vài loại từ loại đã học ở
lớp 6 do thời gian học đã lâu.
-Biện pháp hỗ trợ: Giáo viên có thể gợi ý sự khác nhau về ý nghĩa của câu là do
từ đi
Báo cáo thảo luận
- Học sinh nêu ý kiến trả lời, học sinh khác có thể bổ sung nếu có ý kiến khác
Kết luận nhận định:
Trong tình huống trên, câu số 1 là câu cầu khiến, từ đi nằm sau động từ
học(bài) biểu thị ý cầu khiến và nó khác động từ đi ở câu số 2, câu số 2 là câu
trần thuật.
Hai từ đi không cùng loại không cùng chức năng ngữ pháp
Giáo viên dẫn dắt vào bài :Vậy từ đi ở câu số 1 nó là từ loại gì chúng ta sẽ có
câu trả lời trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tình thái từ

a.Mục đích:
- Học sinh hiểu các chức năng của tình thái từ
b.Nội dung


- Học sinh phân tích ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn của sách giáo khoa
và giáo viên, ghi lại kết quả và giải thích
c. Sản phẩm hoạt động:
- Câu trả lời của học sinh
d.Tiến trình hoạt động:
Ngữ liệu
I. Bài học
Đọc ngữ liệu 1(SGK 80)
B1: Chuyển giao nhiệm vụ.
1.Chức năng của tình thái từ
Mỗi bàn 2 học sinh là một nhóm
thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi
- Quan sát những từ in đậm trong
ngữ liệu.
? Nếu xét theo mục đích nói thì
câu a, b, c thuộc kiểu câu gì
? Nếu bỏ từ "à" ở câu a, từ "đi" ở
câu b, từ "thay", "thay" ở câu c thì ý
nghĩa của các câu này ntn?
? Ở VD d từ "à" biểu thị sắc thái
tình cảm gì của người nói?
B2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS đọc, suy nghĩ, thảo luận và ghi
câu trả lời ra giấy
B3: Báo cáo thảo luận

-Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân
- HS khác bổ sung nếu cần
B4: Kết luận nhận định
Giáo viên chốt lại kiến thức.
GV : Các từ "à", "đi", "thay" được
thêm vào câu để tạo câu nghi vấn,
cầu khiến, cảm thán; từ "ạ" biểu thị
sắc thái tình cảm của người nói.
Người ta gọi những từ trên là tình
thái từ. Vậy em hiểu thế nào là tình
thái từ?

- Câu a: câu nghi vấn
- Câu b: Câu cầu khiến
- Câu c: Câu cảm thán.
- Có sự thay đổi về ý nghĩa
+ Câu a, b: trở thành câu trần thuật
+ Câu c: câu không trọn nghĩa, không còn
là câu cảm thán.
- Thái độ lễ phép của học sinh đối với cô
giáo

-Tình thái từ là những từ được thêm
vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu
cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị các
? Tình thái từ được chia thành sắc thái tình cảm của người nói.
những loại từ nào? Ở mỗi loại ta -Tình thái từ gồm một số loại sau:
+Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử...
thường gặp những từ nào?
GV : Ta cần chú ý phân biệt TTT +Tình thái từ cầu khiến: đi, nào,với...

+Tình thái từ cảm thán: Thay, sao...
với quan hệ từ, động từ, đại từ:


+Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm:
VD1:Việc ấy tớ đã nói với cậu rồi ạ, nhé, cơ, mà...
mà! ( TTT )
-Cậu lo làm mà ăn chứ (QHT )
- Ai mà hiểu nổi nó ( Trợ từ )
VD2: Em thi vào trường nào?
( TTT )
Nào! Nhanh lên chứ ( Thán từ)
VD3: Học bài đi chứ! ( TTT )
Nó học chăm chỉ chứ đâu có lười
như mày? ( QHT )
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng tình thái từ
a.Mục đích:
- Học sinh hiểu cách sử dụng của tình thái từ cho đúng chức năng, đúng ngữ
cảnh
b.Nội dung
- Học sinh phân tích ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn của sách giáo khoa
và giáo viên, ghi lại kết quả và giải thích
c. Sản phẩm hoạt động:
- Học sinh hoàn thành phần phân tích ngữ liệu và rút ra được cách sử dụng tình
thái từ
d.Tiến trình hoạt động:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Học sinh đọc ngữ liệu 2 và trả lời
câu hỏi
?Các từ "à" ,"ạ","nhé" được dùng

trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau
ntn?
GV cho vd:
- Em chào cô!
- Cô giáo trả bài đi!
?Em có nhận xét gì về thái độ của
người nói trong VD trên)(Chưa lễ
phép, khiếm nhã)
? Qua ngữ liệu trên ta cần chú ý đến
điều gì khi sử dụng tình thái từ?
B2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS đọc, suy nghĩ, thảo luận và ghi câu
trả lời ra giấy
B3: Báo cáo thảo luận
-Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân
- HS khác bổ sung nếu cần

2. Sử dụng tình thái từ
- Từ "à" ở VD1 (hỏi-ngang hàng-thân
mật)
-Từ "ạ" ở VD2 (hỏi-người hơn
tuổi:Kính trọng)
-Từ "nhé" ở VD3(Cầu khiến, thân mật)
-Từ "ạ" ở VD4(Cầu khiến- kính trọng)


B4: Kết luận nhận định
Giáo viên chốt lại kiến thức: Sử dụng
tình thái từ phải phù hợp với hoàn
cảnh


-Khi nói, viết cần sd TTT phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp (Quan hệ tuổi
tác, thứ bậc xã hội, tình cảm...)
*Ghi nhớ (SGK 81)

- HS đọc ghi nhớ(SGK 81)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a.Mục đích
- Học sinh làm bài tập phần luyện tập để nắm chắc kiến thức, hiểu sâu kiến
thức mới học và phát triển kĩ năng dùng từ đúng, kĩ năng giao tiếp sử dụng tiếng
Việt
b. Nội dung
- Các bài tập sách giáo khoa phần luyện tập
c. Sản phẩm: Đáp án lời giải của các bài tập
d.Cách thức thực hiện
B1:Chuyển giao nhiệm vụ:
-Học sinh đọc bài tập trong sách giáo khoa và thực hiện theo yêu cầu trả lời các
câu hỏi
B2: Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh làm các bài tập bài dễ làm trước bài khó làm sau theo nhận định
khó/dễ của từng học sinh, trình bày phần lời giải cá nhân vào vở
GV theo dõi hỗ trợ những thắc mắc của học sinh trong quá trình làm bài
B3: Báo cáo thảo luận
-Học sinh trình bày đáp án bài giải của mình và giải thích tại sao lại làm như
vậy tùy theo yêu cầu từng bài
- Học sinh khác có thể nêu ý kiến bổ sung/phản bác nếu thấy đáp án của bạn
không hợp lí hoặc cần bổ sung
B4: Kết luận nhận định
-Giáo viên đánh giá thái độ làm bài của học sinh

-Giáo viên chốt đáp án với từng bài
?Tìm các từ in đậm dưới đây từ nào II.Luyện tập
làTTT, từ nào không phải là TTT?
1.Bài tập 1(SGK 81)
a. Nào( Trường nào)
b. Nào là TTT: cầu khiến
c. Chứ!:TTT(th.độ đồng tình,k?khích
d. Chứ: trợ từ
e. Với:TTT(Cầu cứu)
g. Với: Quan hệ từ
?Kia: Đại từ để trỏ
?Giải thích ý nghĩa của các tình thái i. Kia:TTT (nhấn mạnh)
từ in đậm trong những câu sau đây?
2.Bài tập 2(SGK 81)


a."Chứ":Hỏi(ít nhiều đã khẳng định
điều muốn hỏi)
b."Chứ":Nhấn mạnh điều vừa khẳng
định, không thể khác được
e."Ư": Hỏi với thái độ phân vân
d."Nhỉ":Hỏi với thái độ thân mật
e."Nhé":Dặn dò với thái độ thân mật
g."Vậy":Thái độ miễn cưỡng
?"Cơ mà":Thái độ thuyết phục
3.Bài tập 3(SGK82)
?Đặt câu có sử dụng TTT Mẫu:
'mà","đấy","chứ lị", thôi, cơ, vậy?
+Học bài đi thôi!
+ Bạn ấy học giỏi mà!

Phân biệt…..
+ Có ai không đấy?
+ Tôi đành phải học bài vậy.
+ Cậu phải làm khẩn trương chứ lị!
? Đặt câu hỏi có sử dụng quan hệ từ 4.Bài tập 4(SGK 82)
-HS với thầy cô giáo:
nghi vấn?
VD:Thưa thầy chiều nay lớp có lao
động không ạ ?
-Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi:
VD:Bạn làm xong bài tập toán chưa?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.Mục đích
-Học sinh vận dụng được các kiến thức kĩ năng để giải thích hoặc giải quyết
các vấn đề tình huống trong thực tiễn để phát triển kĩ năng giao tiếp năng lực
sử dụng tiếng Việt cụ thể là kĩ năng sử dụng chính xác trợ từ và thán từ vào một
đoạn văn biểu cảm về nhân vật văn học.
b.Nội dung
Viết một đoạn văn miêu tả một buổi lao động của lớp em trong đó có sử dụng
tình thái từ tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến
c.Sản phẩm
-Bài viết vào vở bài tập của học sinh
d.Cách thức thực hiện
Giáo viên giao cho học sinh thực hiện và nộp lại bài vào tiết cuối của tuần, giáo
viên sẽ nhận xét vào giờ tiếng Việt của tuần sau
*Củng cố:
- Chức năng của tình thái từ?
- Cách sử dụng tình thái từ?
*Hướng dẫn về nhà:
-Học bài



- Làm bài tập, chuẩn bị bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Ngày soạn: 16/10/2020
Tiết 27 : MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
A. Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu
lộ cảm xúc của người viết trong 1 văn bản tự sự
Năng lực , phẩm chất:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo,
năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực đọc hiểu văn . Năng lực nói , viết, trình
bày vấn đề
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, có trách nhiệm.
B. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp : Trình bày ý tưởng, trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu
cảm; sự kết hợp mục đích ý nghĩa của việc kết hợp hai yếu tố đó
-Ra quyết định : Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài
văn tự sự.
C.Chuẩn bị:
1.Phương tiện thiết bị:
- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, 1số đoạn văn mẫu hay để minh họa.
- Học sinh: Học bài cũ, SGK,SBT.
2. Phương pháp kĩ thuật:
- Thực hành viết tích cực
- Thảo luận trao đổi.
D. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức :
Ngày dạy

Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
8A
8B
2. Kiểm tra: Thế nào là tóm tắ văn bản tự sự? Cách tóm tắt văn bản tự sự?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a.Mục đích
Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi tình huống
c.Sản phẩm : Câu trả lời của học sinh và những chi tiết biểu cảm miêu tả trong
truyện học sinh tìm được
d. Cách thức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ


Trong truyện Lão Hạc tác giả có chỉ kể nguyên sự việc không? Mà thường đan
xen những yếu tố nào? ( miêu tả và biểu cảm). Nêu một vài chi tiết để làm dẫn
chứng?
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tiếp nhận câu hỏi trả lời
-Dự kiến phần trả lời: người ta không kể đơn thuần sự việc mà đan xen miêu tả
và biểu cảm
Báo cáo thảo luận
- Học sinh nêu ý kiến trả lời, học sinh khác có thể bổ sung nếu có ý kiến khác
Kết luận nhận định:
Thông thường trong một đoạn văn tự sự, một tác phẩm tự sự các tác giả người
viết không thể chỉ đơn giản là kể chuyện mà thường có xen các chi tiết miêu tả
và biểu cảm

Giáo viên dẫn dắt vào bài :miêu tả và biểu cảm c ó vai trò như thế nào trong
văn bản tự sự mà các tác giả lại đan xen các yếu tố này với nhau trong bài hom
nay chúng ta cùng phân tích tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tình thái từ
a.Mục đích:
- Học sinh hiểu tác dụng của sự kết hợp giữa các yếu tố kể tả và biểu lộ tình
cảm trong văn tự sự
b.Nội dung
- Học sinh phân tích ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn của sách giáo khoa
và giáo viên, ghi lại kết quả và giải thích
c. Sản phẩm hoạt động:
- Phần trả lời của học sinh vào phiếu học tâp
d.Tiến trình hoạt động:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ.
Gv chia nhóm 3 nhóm và phát
phiếu học
Ngữ liệu
- Học sinh đọc đoạn văn 1
(SGK)
Ghi phần trả lờiv
Nhóm 1
? Trong đoạn văn trên tác giả
kể lại sự việc gì? Ghi lại các
sự việc nhỏ

I. Bài học
Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình
cảm trong văn bản tự sự
- Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của NV

"tôi" với người mẹ sau bao ngày xa cách.
+ Mẹ tôi vẫy tôi
+ Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ
+ Mẹ kéo tôi lên xe
+ Tôi oà lên khóc
+ Mẹ tôi cũng sụt sùi theo
+ Tôi ngồi bên mẹ ngả đầu vào cánh tay mẹ,
quan sát gương mặt mẹ.


Nhóm 2
? Ở đoạn trích trên tác giả có
sử dụng các yếu tố miêu tả,
biểu cảm không? Chỉ ra các
yếu tố đó?
? Các yếu tố miêu tả, biểu
cảm đứng tách riêng hay đan
xen với yếu tố tự sự?
Nhóm 3
? Hãy thử bỏ các yếu tố miêu
tả, biểu cảm trong đoạn văn
-> ta có đoạn văn tự sự kể
người, kể việc ntn? Đối chiếu
đoạn văn đó với đoạn văn
trước, em có nhận xét gì khi
lược bỏ yếu tố miêu tả và biểu
cảm?
Câu hỏi chung
? Cho biết vai trò, tác dụng
của yếu tố miêu tả và biểu

cảm trong việc kể chuyện ở
đoạn văn trên?
? Nếu bỏ hết các yếu tố kể
trong đoạn văn trên thì đoạn
văn có bị ảnh hưởng gì
không?
? Tại sao trong văn bản tự sự
lại cần có yếu tố miêu tả, biểu
cảm?

- Yếu tố miêu tả:
+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả
chân lại
+ Mẹ tôi không còm cõi
+ Gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt
trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của
2 gò má
- Yếu tố biểu cảm:
+ Hay tại sự sung sướng.. sung túc ( suy nghĩ )
+ Tôi thấy những cảm giác .. lạ thường ( Cảm
nhận )
+ Phải bé lại... vô cùng ( phát biểu cảm nghĩ)
-> Các yếu tố trên không tách riêng mà đan xen
vào nhau: vừa kể, vừa tả, vừa biểu cảm tạo nên
một mạch văn nhất quán.
( GV : Có thể các yếu tố ấy được đan xen ngay
trong một câu văn. VD: Tôi ngồi trên đệm xe…
khắp da thịt)
* Trong VB tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể
người, kể việc mà khi kể cần đan xen các yếu tố

miêu tả và biểu cảm.
- > Đoạn văn chỉ còn là kể người, việc 1 cách
thuần tuý không còn sự hấp dẫn, sinh động như
đoạn văn trích.
=> Miêu tả: Đoạn văn sinh động, tất cả màu
sắc hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc,
nhân vật, hành động .. như hiện lên trước mắt
người đọc.
Biểu cảm : Thể hiện được rõ tình mẫu tử sâu
nặng khiến người đọc phải trăn trở, xúc động,
suy nghĩ trước sự việc và nhân vật .
-> Nếu bỏ hết các yếu tố kể làm cho đoạn văn
không có chuyện vì mất đi sự việc và nhân vật
cùng với những hành động chính.Các yếu tố
miêu tả và biểu cảm không phát triển được.


B2: Học sinh thực hiện nhiệm
vụ
HS đọc, suy nghĩ, thảo luận
và ghi câu trả lời ra giấy
B3: Báo cáo thảo luận
-Học sinh phát biểu ý kiến cá
nhân
- HS khác bổ sung nếu cần
B4: Kết luận nhận định
Giáo viên chốt lại kiến thức: * Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho
về tác dụng của các yếu tố việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
MT. BC trong TS
* Ghi nhớ : SGK.

- HS đọc ghi nhớ(SGK 81)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a.Mục đích
- Học sinh làm bài tập phần luyện tập để nắm chắc kiến thức, hiểu sâu kiến
thức mới học và phát triển kĩ năng dùng từ đúng, kĩ năng giao tiếp sử dụng tiếng
Việt
b. Nội dung
- Các bài tập sách giáo khoa phần luyện tập
c. Sản phẩm: Đáp án lời giải của các bài tập
d.Cách thức thực hiện
B1:Chuyển giao nhiệm vụ:
-Học sinh đọc bài tập trong sách giáo khoa và thực hiện theo yêu cầu trả lời các
câu hỏi theo nhóm
B2: Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh thảo luận làm các bài tập bài dễ làm trước bài khó làm sau theo nhận
định khó/dễ của từng học sinh, trình bày phần lời giải cá nhân vào vở
GV theo dõi hỗ trợ những thắc mắc của học sinh trong quá trình làm bài
B3: Báo cáo thảo luận
-Học sinh trình bày đáp án của mình và giải thích tại sao lại làm như vậy tùy
theo yêu cầu từng bài
- Học sinh khác có thể nêu ý kiến bổ sung/phản bác nếu thấy đáp án của bạn
không hợp lí hoặc cần bổ sung
B4: Kết luận nhận định
-Giáo viên đánh giá thái độ làm bài của học sinh
-Giáo viên chốt đáp án với từng bài
II.Luyện tập
? Tìm 1 số đoạn văn tự sự có yếu tố Bài tập 1:
miêu tả và biểu cảm trong các VB đã 1. VB “Tôiđi học” ( Thanh Tịnh )
học? Phân tích giá trị của các yếu tố + Hàng năm cứ vào ... quang đãng )
đó?

-> Trước cảnh vật mùa thu, nhân vật


Nhóm 1
VB “Tôiđi học” ( Thanh Tịnh )

Nhóm 2
VB “Tức nước vỡ bờ”
Nhóm 3
3. VB “Lão Hạc” ( Nam Cao )

Nhóm 4
4. VB “Cô bé bán diêm” ( An-đec-xen )

Bài tập chung

? Hãy viết một đoạn văn kể về những
giây phút đầu tiên khi em gặp lại một
người thân sau một thời gian dài xa
cách ( sử dụng yếu tố miêu tả và biểu
cảm trong khi viết)

tôi náo nức bâng khuâng nhớ đến kỷ
niệm trong ngày đầu tới trường: ngây
thơ, hồn nhiên, trong sáng
+ Trước đó mấy hôm ... vẩn vơ )
-> Cảm nhận về ngôi trường, tâm trạng
cảm giác của “tôi” trước và trong ngày
khai giảng đầu tiên.
+ Cũng như tôi ... cảnh lạ

-> Tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè, thèm vụng.
2. VB “Tức nước vỡ bờ”
+ Chị Dậu nghiến ... ra thềm
-> Sự uất ức, căm phẫn lên đến cực độ
đã tạo nên sức mạnh cho chị Dậu
chống cự lại để cứu chồng
3. VB “Lão Hạc” ( Nam Cao )
+ Hỡi ơi Lão Hạc ... thêm đáng buồn
-> Suy nghĩ của ông giáo về cuộc đời,
về Lão Hạc
+ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng
buồn, chỉ có tôi và Binh Tư hiểu
-> Cái chết đau đớn của lão Hạc và
những suy tư của ông giáo về cuộc đời
4. VB “Cô bé bán diêm” ( An-đec-xen )
+ “Một ngày mồng một .. đầu năm
+Trong 1 buổi sáng lạnh.. giao thừa
-> Lòng nhân ái của dành cho em với
mong muốn những em bé nghèo khổ
bất hạnh sẽ được sống cuộc sống hạnh
phúc .. đồng thời phê phán XH tư bản
thiếu tình người.
Bài tập 2 ( SGK )
* Gợi ý:
- Nên bắt đầu từ chỗ nào?
- Từ xa thấy người thân ntn? ( tả hình
dáng, mái tóc…)
- Lại gần thấy ra sao? Kể hành động
của mình và người thân, tả chi tiết
khuôn mặt, quần áo…

- Những biểu hiện tình cảm của 2
người sau khi đã gặp nhau ntn? ( Vui
mừng, xúc động thể hiện bằng các chi
tiết nào? Ngôn ngữ, hành động, cử chỉ,
lời nói…)


HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.Mục đích
-Học sinh vận dụng được các kiến thức kĩ năng để giải thích hoặc giải quyết
các vấn đề tình huống trong thực tiễn để phát triển kĩ năng giao tiếp năng lực
cảm thụ thẩm mỹ
b.Nội dung
Viết một bài văn ngắn phân tích đoạn trích sau: “Mặt lão...hu hu khóc”
c.Sản phẩm
-Bài viết vào vở bài tập của học sinh
d.Cách thức thực hiện
Giáo viên giao cho học sinh thực hiện và nộp lại bài vào tiết cuối của tuần, giáo
viên sẽ thu lại chấm bài nhận xét
*Củng cố:
- Sự kết hợp giữa các yếu tố kể, tả, bộc lộ cảm xúc. Tác dụng của sự đan xen
này?
*Hướng dẫn về nhà:
- Học bài .
- Soạn luyện tập viết đoạn văn tự sự ...


Ngày soạn:

16/10/2020

Tiết 28 : LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức: Giúp học sinh:
Thông qua giờ luyện tập, thực hành biết vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu
tả và biểu cảm khi viết đoạn văn tự sự
Năng lực phẩm chất
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo,
năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực đọc hiểu văn . Năng lực nói , viết, trình
bày vấn đề
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, có trách nhiệm.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
- Giao tiếp : Trình bày ý tưởng, trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu
cảm; sự kết hợp mục đích ý nghĩa của việc kết hợp hai yếu tố đó trong văn tự
sự.
-Ra quyết định : Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài
văn tự sự.
C.CHUẨN BỊ:
1.Phương tiện thiết bị:
- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, 1số đoạn văn mẫu hay để minh họa.
- Học sinh: Học bài cũ, SGK,SBT.
2. Phương pháp kĩ thuật:
- Thực hành viết tích cực
- Thảo luận trao đổi.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
Ngày dạy
Lớp

Sĩ số
Tên HS vắng
8A
8B
2. Kiểm tra:
- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
- Trình bày bài tập 2( tr 74)
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a.Mục đích
Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi tình huống
c.Sản phẩm : Câu trả lời của học sinh


d. Cách thức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ
Gv đọc cho học sinh nghe hai bài của học sinh các khóa trước một đoạn văn
ngắn trong đó một bài có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, một bài chỉ kể
(Đề bài hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em) và cho học sinh nhận xét bài nào
hay hơn hấp dẫn hơn
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tiếp nhận câu hỏi trả lời
-Dự kiến phần trả lời: học sinh đánh giá bài đan xen miêu tả và biểu cảm hay
hơn, bài còn lại khô khan đơn điệu không tạo được sự đồng cảm
Báo cáo thảo luận
- Học sinh nêu ý kiến trả lời lí giải ý kiến riêng
Kết luận nhận định:
Thông thường trong một bài văn tự sự người viết không nên chỉ đơn giản là kể
chuyện mà thường có xen các chi tiết miêu tả và biểu cảm như vậy sẽ có hiệu

quả sinh động hơn
Giáo viên dẫn dắt vào bài để củng cố nâng cao kĩ năng viết văn tự sự giờ học
hôm nay chúng ta luyện tập viết văn tự sự có kết hợp MT, BC
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả
và biểu cảm
a.Mục đích:
- Học sinh hiểu tác dụng của sự kết hợp giữa các yếu tố kể tả và biểu lộ tình
cảm trong văn tự sự
b.Nội dung
- Học sinh phân tích ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn của sách giáo khoa
và giáo viên, ghi lại kết quả và giải thích
c. Sản phẩm hoạt động:
- Phần trả lời của học sinh vào phiếu học tâp
d.Tiến trình hoạt động:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ.
Ngữ liệu.
- Học sinh đọc các sự việc và nhân
vật trong SGK.
? Muốn xây dựng đoạn văn tự sự cần
những yếu tố gì?
? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có
vai trò gì trong đoạn văn tự sự?
? Muốn viết được đoạn văn tự sự kết

I. Nội dung luyện tập:
Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự
sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.



hợp với miêu tả và biểu cảm trước
hết cần xác định, lựa chọn được điều
gì? ( Sự việc chính và nhân vật
chính)
? Sau khi xác định được sự việc - Sự việc.
chính và nhân vật chính cần xác định - Nhân vật chính: chủ thể của hành động
được những gì?
hoặc người chứng kiến sự việc xảy ra.
( Ngôi kể, thứ tự kể )
- Làm cho sự việc trở nên sinh động, hấp
? Muốn cho đoạn văn hấp dẫn sinh dẫn, nhân vật chính trở nên gần gũi.
động cần có yếu tố nào nữa?
Yếu tố biểu cảm có thể nhiều, ít, đậm, nhạt
( Miêu tả và biểu cảm)
nhưng chỉ có vai trò bổ trợ cho sự việc và
B2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
nhân vật chính.
Viết vào phiếu học tập
B3: Học sinh trả lời, thảo luận.
B4: Giáo viên chốt lại kiến thức.
* Chọn sự việc và nhân vật (a):
.
- Sự việc : Lọ hoa vỡ.
- Nhân vật: em ( Nhân vật tôi)
- Thứ tự kể:
+ Khởi đầu: Lời mở đầu : có thể là cảm
tưởng, nhận xét, hành động.
VD:
Em ngồi thẫn thờ trước cái lọ hoa đẹp vừa
bị vỡ tan. Chỉ vì một phút vội vàng mà

em đã phải trả giá bằng sự nuối tiêc ân
hận.
Hoặc: Thế là cái lọ hoa đẹp mà em rất
thích đã bị vỡ tan. Chắc là bố em sẽ buồn
lắm.
Huỵch một cái, em bị vấp ngã
không sao gượng dậy được. Thế là cái lọ
hoa đẹp trên tay em bị vỡ tan.
+ Diễn biến sự việc: Kể sự việc một cách
chi tiết có đan xen các yếu tố miêu tả và
biểu cảm.
\ Lọ hoa vỡ thành nhiều mảnh vụn.
? Vậy theo em, khi viết đoạn văn tự \ Tôi ngồi ngắm nghía, mân mê những
sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm mảnh vỡ có hoa văn đẹp.
cần tiến hành các bước ntn?
\ Thu dọn nhặt nhạnh các mảnh vỡ.
( Học sinh nhắc lại các bước trong Sự việc liên quan: Bố mẹ. Anh, chị về
SGK)
chứng kiến cảnh ấy.
+ Kết thúc:
\ Suy nghĩ, cảm xúc hoặc thái độ của bố,


mẹ, anh, chị sau khi sự việc xảy ra.
\ Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận.
- Viết thành đoạn văn.
VD: Thế là cái lọ hoa đẹp mà bố em rất
thích đã bị vỡ tan. Chắc là bố em sẽ buồn
lắm. Cái lọ hoa ấy bố em đã mua dịp về
thăm làng gốm Bát Tràng.Nó được tráng

men màu xanh lam, nhẵn bóng, nổi lên
trên màu xanh ấy là cành hoa đào màu đỏ
trang nhã và đẹp mắt. Mỗi khi cắm hoa em
thường nâng niu và ngắm nghía nó hồi lâu.
Chỉ vì một chút sơ ý của em mà giờ đây
nó đã tan ra thành trăm mảnh vụn. Em
ngồi thu dọn từng mảnh vỡ mà lòng cảm
thấy ân hận và tiếc nuối vô cùng. Giá như
em cẩn thận hơn…

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a.Mục đích
- Học sinh làm bài tập phần luyện tập để nắm chắc kiến thức, hiểu sâu kiến
thức mới học và phát triển kĩ năng dùng từ đúng, kĩ năng giao tiếp sử dụng tiếng
Việt
b. Nội dung
- Các bài tập sách giáo khoa phần luyện tập
c. Sản phẩm: Học sinh viết được bài kể chuyện có vận dụng kết hợp miêu tả và
biểu cảm
d.Cách thức thực hiện
B1:Chuyển giao nhiệm vụ:
-Học sinh đọc bài tập trong sách giáo khoa và thực hiện theo yêu cầu
B2: Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh làm bài văn vào vở
GV theo dõi hỗ trợ những thắc mắc của học sinh trong quá trình làm bài
B3: Báo cáo thảo luận
-Học sinh đọc bài
- Học sinh khác có thể nêu ý kiến bổ sung/phản bác nếu thấy bài viết của bạn
có chi tiết không hợp lí hoặc cần bổ sung
B4: Kết luận nhận định

-Giáo viên đánh giá thái độ làm bài của học sinh
-Giáo viên nhận xét kĩ năng vận dụng của học sinh
II. Luyện tập:
?Cho sự việc và nhân vật sau:Sau khi 1.Bài tập 1(SGK 84)


bán chó lão Hạc sang báo để ông Giáo
biết.Hãy đóng vai ông Giáo để viết
một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc
sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm
trạng đau khổ?
- GV nêu yêu cầu và chú ý khi làm bài
tập trên.
- Học sinh thực hành làm theo các
bước vừa học.
( Gợi ý:
- Sự việc : Lão Hạc báo tin bán chó .
- Ngôi kể: Thứ nhất
- Thứ tự kể:
+ Lão Hạc sang thông báo việc bán
chó.
+ Lão Hạc kể về việc bán chó.
+ Thái độ của lão Hạc.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
+ Miêu tả: dáng vẻ, vẻ mặt, giọng nói
của lão Hạc, cử chỉ của nhân vật “Tôi”
+ Biểu cảm: Tình cảm cảm xúc của
nhân vật tôi khi nghe kể.)

- Giáo viên gọi học sinh trình bày.

- Học sinh khác lắng nghe và nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét về đoạn văn của
học sinh, chỉ ra ưu, nhược điểm để học
sinh rút kinh nghiệm.

? Tìm trong truyện ngắn L.Hạc đoạn

*Yêu cầu:Dựa vào sự việc và nhân vật
chính:
-Xác định ngôi kể
-Xác định thứ tự kể
- Xác định ý đồ miêu tả và biểu cảm
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh
*Chú ý: Phải có sự tưởng tượng, sáng
tạo trên cơ sở truyện ngắn đã học.
VD: Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ
đến những người hàng xóm sống
quanh tôi thì lão Hạc sang. Tôi mỉm
cười:
- Thiêng thật! Tôi đang nghĩ đến lão
đấy!
Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái ghế gỗ
ọp ẹp của nhà tôi rồi buồn bã nói:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Sao? Lão yêu quý con vàng lắm cơ
mà!
Lão Hạc nói bằng giọng xót xa:
- Thì vẫn yêu, nhưng vẫn phải bán, bán
thật rồi ông giáo ạ! Họ vừa bắt nó và

mang đi…
Lão hạc bỏ lửng câu nói, cười mà
miệng cứ méo xệch đi, nước mắt lưng
tròng… Tôi cũng cảm thấy nghẹn
ngào, chỉ muốn ôm choàng lấy lão mà
khóc cho vơi bớt nỗi day dứt trong
lòng. Tôi chợt nghĩ cái việc tôi bán
năm quyển sách thật là vô nghĩa nếu so
sánh nó với nỗi đau của lão Hạc. Tôi
chỉ mất năm đồ vật, còn lão Hạc thì
mất đi một người bạn tình nghĩa biết
chừng nào! Lão sẽ sống ra sao trong
những ngày tháng cô đơn cc̣n lại trong
tâm trạng đầy những mặc cả, ân hận,
dằn vặt? Tôi thấy thương lão quá,
nhưng chẳng biết động viên an ủi thế
nào, bèn hỏi một câu vu vơ cho có
chuyện:
- Thế nó cho bắt à?


văn kể lại giây phút trên?

Nghe tôi hỏi, lão bỗng giật thót người,
đôi mắt dường như thất thần, gương
?Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp mặt tái nhợt co rúm đầy vẻ đau đớn,
được yếu tố MT và BC ở chỗ nào?
nhẫn nhục. Lão rũ đầu xuống và ôm
mặt khóc hu hu…
2. Bài tập 2(SGK 84)

- Đoạn văn "Hôm sau Lăo Hạc sang
nhà tôi chơi ...lão hu hu khóc
- Đoạn văn kết hợp giữa yếu tố tự sự
và biểu cảm.Cụ thể là:
+ Miêu tả: cố làm ra vẻ vui vẻ, cười
như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt lão
?Những yếu tố MT và BC giúp Nam đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn
xô lại, đầu ngoẹo về một bên, cái
Cao thể hiện điều gì?
miệng móm mém…hu hu khóc.
+ Biểu cảm: Không xót xa 5 quyển
sách, ái ngại cho lão, kể cho có
chuyện.
=> Tác dụng: Khắc sâu trong lòng bạn
đọc một lão Hạc khốn khổ về hình
dáng bên ngoài, đặc biệt là thể hiện rất
sinh động sự đau đớn quằn quại về
tinh thần của một con người trong giây
phút ân hận, xót xa “ già bằng này…
một con chó”
* Củng cố:
- Quy tình viết một đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài .Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố MT và BC với 2 SV và nhân
vật b, c (SGK 83)
-Soạn : Chiếc lá cuối cùng.




×