Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quan niệm về hạnh phúc trong gia đình việt nam hiện nay qua nghiên cứu tại huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH
VIỆT NAM HIỆN NAY QUA NGHIÊN CỨU
TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH
VIỆT NAM HIỆN NAY QUA NGHIÊN CỨU
TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 8229001.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Bắc


Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoản đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể,
được các tác giả cho phép sử dụng. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ
rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Nguyệt


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Bắc, đã luôn ủng
hộ, động viên và tận tụy hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoa Triết học, trường
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Gia
Lâm, các ban ngành đoàn thể trong huyện đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp Cao học khóa
2018 và gia đình đã quan tâm, tạo điều kiện, luôn bên cạnh động viên, đóng góp
những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2020
Tác giả


Nguyễn Thị Minh Nguyệt


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CEP: Tổ chức tài chính vi mô
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GNP: Tổng sản lượng quốc gia
GNH: Tổng hạnh phúc quốc gia
HPI: Chỉ số hành tinh hạnh phúc
HDI: Chỉ số phát triển con người
NEF: Quỹ kinh tế mới
OECD: Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
TCN: Trước công nguyên
WHR: Báo cáo hạnh phúc thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quan niệm về nhóm yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và
gìn giữ hạnh phúc trong gia đình ........................................................................ 44
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa thu nhập và xây dựng, gìn giữ hạnh phúc trong gia
đình ...................................................................................................................... 49
Bảng 2.3: Mức độ hài lòng với các điều kiện nhà ở, bữa ăn, mặc của gia đình . 50
Bảng 2.4: Sự ảnh hưởng của hạnh phúc trong gia đình bởi sự thay đổi của điều
kiện kinh tế - vật chất .......................................................................................... 51
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của nghề nghiệp và sự ổn định nghề nghiệp với hạnh phúc
trong gia đình ...................................................................................................... 54
Bảng 2.6. Nguyên nhân hiện tượng li thân, li hôn của các cặp vợ chồng........... 56
Bảng 2.7: Sự hài lòng của người dân với các yếu tố môi trường, an toàn thực
phẩm, dịch vụ công và các dịch vụ tiện ích......................................................... 57

Bảng 2.8: Vai trò của sự quan tâm, chia sẻ giữa vợ và chồng và mức độ hài lòng
với sự quan tâm của vợ/ chồng ........................................................................... 61
Bảng 2.9: Trách nhiệm dạy dỗ con cái trong gia đình và sự hài lòng của cha mẹ
với con cái ........................................................................................................... 66
Bảng 2.10: Sự hài lòng trong các mối quan hệ của gia đình với gia đình lớn và
họ tộc ................................................................................................................... 68
Bảng 2.11: Mức độ hài lòng với sự lựa chọn hôn nhân của cá nhân .................. 72
Bảng 2.12: Mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn, địa vị và sở thích cá nhân
tới hạnh phúc gia đình ......................................................................................... 73
Bảng 2.13: Sự ảnh hưởng và mức độ hài lòng của cá nhân với nghề nghiệp ..... 76
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng địa vị gia đình và thời gian dành cho gia đình, dành
cho bản thân......................................................................................................... 77
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Sự ưu tiên lựa chọn mức độ quan trọng của các yếu tố kinh tế - vật
chất, môi trường trong việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình ....... 46
Biểu đồ 2.2: Vai trò kinh tế giữa vợ và chồng trong gia đình ............................ 53
Biểu đồ 2.3. Sự ưu tiên các ưu tiên các yếu tố quan hệ gia đình – xã hội .......... 58
Biểu đồ 2.4: Thứ tự ưu tiên các yếu tố về đời sống cá nhân trong xây dựng và
giữ gìn hạnh phúc trong gia đình ........................................................................ 70
Biểu đồ 2.5: Mức độ hài lòng với sức khỏe bản thân ......................................... 75


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
Chƣơng 1. QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC VÀ HẠNH PHÚC TRONG
GIA ĐÌNH: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN ...................................................... 15

1.1. Quan niệm về hạnh phúc ....................................................................... 15
1.1.1. Quan niệm về hạnh phúc trong lịch sử ............................................... 15
1.1.2. Quan điểm và cách đo lường, tính toán chỉ số hạnh phúc trên thế giới
và Việt Nam hiện nay ................................................................................... 18
1.2. Quan niệm về hạnh phúc trong gia đình và một số yếu tố tác động đến
quan niệm về hạnh phúc trong gia đình ........................................................ 27
1.2.1 Khái quát về gia đình ........................................................................... 27
1.2.2. Quan niệm về hạnh phúc trong gia đình của người Việt Nam hiện nay .. 29
Chƣơng 2. NỘI DUNG QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC TRONG GIA
ĐÌNH Ở HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ
ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN....................................................... 40
2.1. Khái quát về huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .................................. 40
2.1.1. Về vị trí địa lý và cơ cấu tổ chức hành chính của huyện Gia Lâm..... 40
2.1.2. Về tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Gia Lâm ................ 40
2.2. Một số nội dung quan niệm về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội hiện nay .................................................................. 43
2.2.1. Hạnh phúc trong gia đình là sự hài lòng với các điều kiện kinh tế - vật
chất, môi trường của các thành viên trong gia đình ...................................... 46
2.2.2. Hạnh phúc là sự hài lòng với các quan hệ gia đình – xã hội của các
thành viên trong gia đình .............................................................................. 58

1


2.2.3. Hạnh phúc trong gia đình là sự hài lòng trong đời sống cá nhân của
các thành viên trong gia đình ........................................................................ 69
2.3. Một số vấn đề đặt ra và các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những
quan niệm tích cực và hạn chế quan niệm tiêu cực về hạnh phúc trong gia
đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .................................................... 78
2.3.1. Một số vấn đề đặt ra trong quan niệm về hạnh phúc trong gia đình ở

huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ............................................................... 78
2.3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những quan niệm tích cực và
hạn chế những quan niệm tiêu cực về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội................................................................................. 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 92
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hạnh phúc là động lực, là mục đích cuối cùng của con người ở mọi thời
đại lịch sử. Chính vì vậy, quan điểm về hạnh phúc, bàn về vấn đề hạnh phúc thu
hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà triết học, các tôn giáo ngay từ thời cổ
đại như: Phật giáo, Ki – tô giáo, Sô- crat, Arixtot, Êpiquya… Hạnh phúc – với tư
cách là mục đích cuối cùng của con người một lần nữa được khẳng định lại
trong bản tuyên ngôn Độc lập (1776) của Hoa Kỳ: “Tất cả mọi người đều sinh
ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc” [50]. Khẳng định hạnh phúc là thước đo đúng đắn và tiến bộ của
nhân loại với cuộc sống của con người, trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước
Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã mượn lời của bản tuyên ngôn của
Hoa Kỳ để khẳng định quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
không chỉ là quyền riêng biệt của người Mỹ, người Pháp… mà là của tất cả các
dân tộc trên thế giới. Người viết “… Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc
lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do” [26].

Gia đình là “tế bào” của xã hội, của dân tộc. Một dân tộc chỉ có được
hạnh phúc khi mỗi cá nhân, mỗi gia đình của dân tộc đó hạnh phúc. Vì vậy,
trong chiến lược phát triển các quốc gia đều đặt mục tiêu: Xây dựng cuộc sống
của các cá nhân, gia đình ngày càng hạnh phúc hơn. Vậy làm sao để xây dựng
cuộc sống gia đình của con người ngày càng hạnh phúc? Đó là mục tiêu và trăn
trở của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để kỉ niệm và hướng
tới xây dựng một dân tộc hạnh phúc với những “tế bào” hạnh phúc, Đảng và
Nhà nước đã chọn ngày 20/03 (hưởng ứng ngày hạnh phúc thế giới) [29] và
28/06 hằng năm để kỉ niệm, tôn vinh giá trị hạnh phúc đối với cuộc sống con
người, giá trị của gia đình và lấy đó làm động lực để toàn dân xây dựng hạnh
3


phúc trong gia đình. Trong bối cảnh chung của xu thế hội nhập toàn cầu, về cơ
bản khiến đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình Việt Nam không ngừng
được nâng cao (thu nhập trung bình trên/ người năm 2019 ở Việt Nam là 2.560
USD/ năm), các quyền cá nhân của mỗi thành viên trong gia đình – xã hội ngày
càng được quan tâm, chú trọng. Vậy trong điều kiện vật chất ngày càng cao ấy,
người dân Việt Nam nói chung, các gia đình Việt Nam nói riêng, họ có hài lòng
cao hơn với cuộc sống? Họ có cảm thấy hạnh phúc hơn? Trong hoàn cảnh mới,
quan niệm của các gia đình, các thành viên trong gia đình về hạnh phúc gia đình
như thế nào?
Trong điều kiện có hạn, để tìm hiểu quan niệm về hạnh phúc trong gia
đình Việt Nam hiện nay, tôi đã lựa chọn một địa bàn cụ thể (huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội) để tiến hành khảo sát. Gia Lâm là huyện ngoại thành phía
đông thành phố Hà Nội. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ sớm huyện Gia
Lâm đã là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng bản sắc văn hóa
nông nghiệp lâu đời. Trước những biến đổi kinh tế quốc gia, huyện Gia Lâm
nằm trong quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, nắm vai trò là đầu cầu kết nối vùng kinh tế phía đông, các tỉnh Hải

Phòng, Hài Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên với thành phố Hà Nội. Vậy quan niệm
về hạnh phúc trong gia đình của người dân huyện Gia Lâm như thế nào trong
bối cảnh kinh tế mới? Họ có hài lòng hơn với cuộc sống của gia đình mình
không?
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề vấn đề: Quan niệm về
hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu ở huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về “hạnh phúc” và “hạnh phúc gia đình” là một lĩnh vực
nghiên cứu còn mới tại Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, các tác giả đã đặt
vấn đề và nghiên cứu hạnh phúc với tư cách là một đối tượng độc lập và nghiên
cứu về hạnh phúc là một ngành khoa học. Luận bàn về “hạnh phúc” thu hút
4


được không ít tác giả xem xét, nghiên cứu ở các lĩnh vực khoa học, dưới nhiều
cấp độ khác nhau. Cụ thể:
Các công trình chuyên khảo:
Trong cuốn sách viết dưới nhan đề "Happier: Learn the Secrets of Daily
Joy and Lasting Fulfillment” ("Để hạnh phúc hơn: Hãy học những bí mật niềm
vui hàng ngày và hiện thực hóa lâu dài") của tác giá Tal Ben-shahar xuất bản
năm (2007). Hạnh phúc được nhìn nhận và đánh giá với tư cách là một đối
tượng của cảm xúc và được miêu tả hạnh phúc như sự cảm nhận những điều
sung sướng và cảm nhận ý nghĩa cuộc đời.
Trong cuốn “Hạnh phúc trong tầm tay” của tác giả Thích Nhật Từ, NXB
Phương Đông (2010), tác giả đã bàn về hạnh phúc dưới góc độ Phật giáo. Ở góc
độ này, hạnh phúc được hiểu đó là sự nhận thức về hạnh phúc của chính chủ thể,
là mưu cầu tất yếu của con người. Khi có được nhận thức về điều này chủ thể sẽ
biết bỏ qua những bực dọc, nhận thức sự đau khổ, biết mơ ước và theo đuổi
những mơ ước của bản thân, biết chấp nhận và dung hòa với sự khác biệt. Đến

nội dung chương 2 tác giả đi sâu bàn về hạnh phúc với những biểu hiện cụ thể:
no đủ về vật chất, con cái hiếu thuận, có trí tuệ và biết hưởng phước đúng
cách.Vận dụng quan điểm biện chứng vào xem xét vấn đề hạnh phúc, tác giả
khẳng định hạnh phúc và những biểu hiện của hạnh phúc có sự thay đổi theo
không gian và thời gian. Dựa trên lí luận bàn về hạnh phúc, Thích Nhật Từ đã
luận chứng về con đường giúp con người đi đến hạnh phúc và xây dựng cuộc
sống hạnh phúc.
Trong cuốn sách: “Hiểu về trái tim” của tác giả Minh Niệm (2010) NXB
Trẻ, tác giả đi sâu vào luận bàn những cảm xúc của mỗi cá nhân theo logic của
các cung bậc cảm xúc và có sự đan xen giữa các cảm xúc tích cực và những cảm
xúc tiêu cực: đau khổ, hạnh phúc, tình yêu, tình thương, tức giận, chịu đựng,
ghen tuông, tha thứ…Cũng đồng quan điểm với tác giả Thích Nhật Từ, một lần
nữa tác giả Minh Niệm khẳng định lại luận đề hạnh phúc không phải thứ từ trên
trời rơi xuống, và cũng không có cái thiên đường nào chỉ toàn là hạnh phúc. Vì
5


hạnh phúc chỉ có được khi con người biết cảm nhận sự đau khổ. Bằng những lí
luận đanh thép tác giả đã chỉ ra rằng quan niệm về hạnh phúc ở mỗi cá nhân, vào
một giai đoạn khác nhau, một góc nhìn khác nhau thì luôn tạo ra những đáp số
khác nhau. Bản thân con người không thể cảm nhận hạnh phúc vì họ luôn đuổi
hình bắt bóng, đứng núi này trông núi kia. Và bản thân con người quá tham lam
không bao giờ biết điểm dừng cho sự thỏa mãn của những xúc cảm. Từ đó, tác
giả đi đến kết luận không có thứ hạnh phúc bất biến, đặc biệt nào trong tương lai
cả nên con người đừng mất công kiếm tìm, có chăng nó chỉ là những cảm xúc
khác nhau mà thôi. “Mà cảm xúc thì chỉ có nghiện ngập chứ có bao giờ là đủ!”
Trong cuốn “The art of Happiness” (Nghệ thuật của hạnh phúc) của tác
giả Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bác Sĩ Howard C. Cutler lần đầu tiên năm 1988 sau
đó được tái bản lại (2012), nhà xuất bản Easton Press. Bằng sự kết hợp tài tình
giữa đạo Phật phương Đông và khoa học tâm lý phương Tây, bác sĩ Howard C.

Cutler đã chứng minh rằng hạnh phúc không từ trên trời rơi xuống. Và ông cũng
có cái nhìn rất biện chứng của đạo Phật khi khẳng định rằng hạnh phúc và gian
khổ là hai mặt của một vấn đề. Cái ranh giới mong manh, hành vi tinh tế ấy quả
thật không dễ phân biệt. Nếu chúng ta không định nghĩa rạch ròi, làm sao chúng
ta biết làm gì để đạt được hạnh phúc. Và trên cơ sở đó, tác giả bằng lập luận của
mình đã chỉ ra rằng hạnh phúc có nguồn gốc từ chính bên trong bản thân sự vật,
đó là từ “tâm”. Và để con người luôn có được hạnh phúc thì cần làm cho cái tâm
luôn khỏe mạnh bằng cách “luyện tâm”.
Trong cuốn “Alain nói về hạnh phúc”của Émile Chartlier, NXB Trẻ
(2013), những “trao đổi” về đề tài hạnh phúc và bất hạnh được Alain tập hợp lại
thành quyển sách Propos sur le bonheur (dịch: Alain nói về hạnh phúc). Qua
những mẩu chuyện nhỏ có thể thấy Alain quan tâm nhiều đến thái độ của mỗi
người đối với hạnh phúc và bất hạnh, phân tích tại sao người ta không biết hạnh
phúc với hạnh phúc của mình và tự làm cho sự bất hạnh nhân lên nhiều lần nhờ
vào nó mà bạn có thể học được cách hạnh phúc thực sự với những hạnh phúc mà
cuộc đời đã mang đến, và không tự làm mình bất hạnh hơn những bất hạnh mà
6


cuộc đời đã bắt chúng ta phải chịu.
Đề tài cấp Nhà nước: “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực
trạng và chỉ số đánh giá” (2018) do tác giả Lê Ngọc Văn làm chủ nhiệm. Đề tài
thực hiện với mục tiêu: Làm rõ quan niệm về hạnh phúc trong điều kiện của đất
nước và con người Việt nam hiện nay; Phân tích thực trạng về hạnh phúc của
con người Việt Nam hiện nay; Xác định chỉ số đánh giá hạnh phúc của con
người Việt Nam phù hợp với điều kiện Việt Nam và có khả năng so sánh quốc
tế, trước hết là so sánh với các quốc gia về trình độ phát triển gần với Việt Nam;
Nghiên cứu tạo cơ sở cho việc định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Đề tài có nhiều đóng góp về mặt khoa học cụ thể là: Xây dựng khái niệm hạnh
phúc; Đề xuất hệ thống chỉ báo đo lường hạnh phúc; Đề xuất phương pháp tính

toán chỉ số hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng chỉ ra các nhóm xã
hội/ dân số có các mức độ hạnh phúc khác nhau; Xếp theo thứ tự từ cao xuống
thấp, 5 nhóm dân số có chỉ số hạnh phúc cao nhất lần lượt là: nhóm có mức sống
khá giả, nhóm tôn giáo khác, nhóm nông thôn đồng bằng, nhóm Phật giáo và
nhóm nội trợ/nghỉ hưu.
Sự hài lòng với cuộc sống trên các khía cạnh khác nhau được coi như
thang đo đánh giá sự hạnh phúc của con người. Đề tài “Sự hài lòng về cuộc
sống” do tác giả Hoàng Bá Thịnh làm chủ nhiệm, thuộc đề tài cấp Đại học Quốc
gia Hà Nội, thực hiện giữa năm 2011 tại 8 xã và 6 phường của 4 tỉnh/thành phố
là Hải Dương, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Nghiên cứu này sử
dụng câu hỏi Likert với thang đo 5 bậc (1= hoàn toàn không hài lòng; 5= rất hài
lòng) với dung lượng mẫu 2400. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy người
dân Việt Nam có mức độ hài lòng cao nhất là ở các lĩnh vực: quan hệ cha mẹ con cái; hôn nhân, gia đình, con cái. Mức độ hài lòng thấp nhất thuộc các lĩnh
vực chi tiêu, học vấn, thu nhập, cơ sở hạ tầng.
Đề tài cấp bộ “Đánh giá việc thực hiện các tiêu chí gia đình văn hóa hiện
nay và xây dựng tiêu chí gia đình văn hóa trong giai đoạn mới” (2005) do tác
giả Lê Trung Trấn làm chủ nhiệm. Trong công trình này, nhóm tác giả đã tiến
7


hành điều tra 1600 đối tượng đại diện cho hộ gia đình, các cấp lãnh đạo tại 6
tỉnh thành. Trên cơ sở kết quả điều tra, tác giả đã đề xuất thay thế việc xây dựng
gia đình văn hóa bằng việc xây dựng gia đình hạnh phúc và đi xây dựng những
tiêu chí về gia đình hạnh phúc.
Các bài báo:
Trong bài viết “Vài nét bàn về quan niệm hạnh phúc gia đình ở Việt Nam”
của tác giả Lê Thi, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2- 2012. Bài viết trình
bày một số nét về quan niệm hạnh phúc gia đình và các yếu tố để xây dựng gia
đình hạnh phúc. Theo tác giả khi đề cập đến quan niệm hạnh phúc gia đình thì điều
cần nhấn mạnh là giá trị của chữ tình và chữ nghĩa. Nghĩa và tình có quan hệ chặt

chẽ với nhau, tác động và củng cố lẫn nhau, giúp đôi vợ chồng chung sống êm đẹp
suốt đời. Và điều cơ bản là hạnh phúc gia đình cần được xây dựng và củng cố trên
cơ sở tình và nghĩa giữa đôi vợ chồng trong suốt quá trình chung sống. Đó là kết
nối bền chặt nhất trong mối quan hệ của gia đình. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một
số giải pháp xây dựng hạnh phúc trong gia đình Việt Nam.
Bài viết “Định hướng giá trị của sinh viên về gia đình hạnh phúc” của
hai tác giả Phùng Bích Thủy và Văn Thị Kim Cúc (2004), trên cơ sở điều tra xã
hội học đã đưa ra quan điểm về gia đình hạnh phúc gia đình hòa thuận và ổn
định kinh tế. Tác giả cũng chỉ ra những yếu tố tác động tới hạnh phúc của một
gia đình: mối quan hệ tình yêu giữa vợ và chồng, mối quan hệ cha mẹ và con
cái, yếu tố kinh tế, vật chất đầy đủ. Tác giả chỉ ra rằng, quan niệm của giới trẻ có
sự thay đổi khi cho rằng yếu tố vật chất có vai trò này càng quan trọng đối với
hạnh phúc của gia đình. Ngoài ra, trong bài viết tác giả còn đề cập tới vị trí, vai
trò của vợ và chồng đối với việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình.
Bài viết “Quan niệm về hạnh phúc gia đình thời kỳ Đổi mới” (so sánh
giữa nông thôn và thành thị) của giả Phùng Thị Kim Anh trên Tạp chí Gia đình
và Giới, số 3 -2009. Trong bài viết của mình tác giả khẳng định gia đình là một
thiết chế xã hội với chức năng cơ bản nhất là đảm bảo sự thoả mãn nhu cầu cho
các thành viên gia đình, đặc biệt là đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Hạnh
8


phúc gia đình là mục tiêu mà mỗi cá nhân luôn luôn hướng đến. Trong thời kỳ
đổi mới, những biến động của nền kinh tế thị trường đã tạo nên những cái nhìn
mới, lối sống mới. Cách nhìn mới đó đã làm thay đổi quan niệm về hạnh phúc
gia đình như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, trong bài viết tác giả đi tìm các yếu
tố tạo nên hạnh phúc gia đình, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình.
Kết quả phân tích cho thấy, mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng là yếu tố
quan trọng nhất đảm bảo hạnh phúc gia đình, bất kể gia đình nông thôn hay
thành phố. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp xây dựng hạnh phúc gia

đình thời kỳ đổi mới.
Bài viết: “Quan niệm của các thế hệ Việt Nam về hạnh phúc gia đình và
giải pháp xây dựng”, Tạp chí Nghiên cứu con người số 1 năm 2010, tác giả Lê
Thi đã đề cập tới bối cảnh mới: xu hướng toàn cầu hóa, quá trình hội nhập quốc
tế khiến gia đình Việt Nam có nhiều biến động mạnh mẽ. Tác giả đã tiến hành
điều tra ở 4 điểm thuộc đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở kết quả thu được, tác
giả khẳng định, quan niệm về hạnh phúc gia đình của các thế hệ khác nhau cũng
khác nhau và hết sức đa dạng, phong phú trên cơ sở các chỉ số đánh giá: gia đình
hạnh phúc từ kinh tế, gia đình hạnh phúc từ mối quan hệ giữa vợ và chồng, gia
đình hạnh phúc từ con cái, gia đình hạnh phúc từ các mối quan hệ nội – ngoại,
họ hàng…Kết quả khảo sát cho thấy, dù thế hệ giới tính và tuổi tác khác nhau
song đều khảng định yếu tố tôn trọng vợ chồng, cư xử bình đẳng, yêu thương
lẫn nhau là quan trọng nhất để xây dựng gia đình hạnh phúc. Còn các yếu tố:
kinh tế xếp thứ hai, con cái ngoan ngoãn thành đạt xếp thứ 3, các mối quan hệ
xếp vị trí thứ 4. Từ kết quả khảo sát và một số phỏng vấn sâu, tác giả đề xuất
một số biện pháp xây dựng hạnh phúc gia đình trong bối cảnh mới.
Bài viết: “Các yếu tố tác động đến hạnh phúc vợ chồng, mức độ hài lòng
với hôn nhân và cuộc sống gia đình của người dân” (nghiên cứu trường hợp tại
tỉnh Quảng Ngãi), Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5 năm 2014, của tác
giả Lê Việt Nga, tác giả đã bản đến khái niệm hạnh phúc trong hôn nhân và các
yếu tố tác động tới hạnh phúc trong gia đình từ đó tác giả đi khảo cứu tại khu
9


vực tỉnh Quảng Ngãi.
Bài viết “Suy ngẫm về hạnh phúc và cách đạt được hạnh phúc” của TS.
Trần Việt Dũng đăng trên báo điện tử Chungta.com đã bàn về khái niệm hạnh
phúc. Sau những phân tích quan điểm của các nhà tư tưởng, tác giả cho rằng
hạnh phúc là trạng thái tinh thần tốt đẹp nhất, cao quí nhất, xứng đáng là nhu
cầu, khát vọng của tất cả chúng ta. Bằng những con đường và mức độ khác

nhau, hạnh phúc đã, đang là mục đích và lẽ sống chung cho tất cả mọi tầng lớp
trong xã hội. Trong bài viết này tác giả đề cập đến 6 yếu tố tác động đến hạnh
phúc của con người: đối tượng tinh thần tác động lên con người (môi trường,
điều kiện vật chất, sức khỏe), nhu cầu cá nhân, quan điểm của cá nhân, mức độ
xâm nhập của tinh thần vào đối tượng, cảm nhận của chủ thế với đối tượng tác
động và tính cách cá nhân.
Bài viết: “Cảm giác hạnh phúc dưới góc nhìn của khoa học” trên trang
báo điện tử khoahoc.tv cho rằng cảm giác hạnh phúc của con người và những kí
ức tươi đẹp của họ chịu sự kiểm soát của não bộ (vùng hồi hải mã), được sản
sinh ra từ chất dẫn truyền thần kinh serotonin được tổng hợp từ amino acid
trytophan. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con người sẽ cảm thấy hạnh
phúc khi mỗi ngày họ dành ít nhất 20 phút để suy nghĩ về những điều tích cực,
mở rộng tư duy và tăng cường trí nhớ làm việc. Trong nghiên cứu này cũng chỉ
ra nhiều điểm thú vị: Một là, những người đã kết hôn thường cảm thấy hạnh
phúc hơn 10% so với những người độc thân. Hai là, những nghề nghiệp đem lại
cảm giác hạnh phúc nhất trên hành tinh: mục sư, diễn viên, kiến trúc sư, cứu
hỏa. Ba là, những bài tập rèn luyện cơ thể, giúp giải phóng protein và endophin
khiến não bộ cảm thấy hạnh phúc hơn, và những người được ngủ đủ giấc sẽ cảm
thấy hạnh phúc hơn những người thiếu ngủ. Bốn là, những người theo tôn giáo
thường cảm thấy hạnh phúc hơn so với những người không theo bất kỳ tôn giáo
nào. Năm là, khi con người được đáp ứng những nhu cầu cơ bản (tháp nhu cầu
Maslow) và họ dành được 2h/ tuần làm việc từ thiện, giúp đỡ cộng đồng họ sẽ
cảm thấy hạnh phúc hơn so với những người khác.
10


Luận văn, luận án:
Trong luận án tiến sĩ “Hạnh phúc của con người được quyết định bởi điều
gì?” của Howard Dickinson, Colombia, Mỹ (1988) ông đã tiến hành điều tra
trên 121 người với công việc và mức độ thành đạt khác nhau. Sau các cuộc điều

tra xã hội học ông đi đến kết luận: Trên thế giới này có 2 loại người hạnh phúc:
1, Những người bình thường sống thanh bạch, an nhiên tự tại; 2, Những người
nổi danh thành công kiệt xuất. Trên cơ sở đó, ông đi tìm phương pháp để đạt đến
hạnh phúc ở mỗi nhóm người. Sau 20 năm khi luận án được công bố, ông tiếp
tục liên lạc lại và làm cuộc điều tra với 121 nười này. Kết quả thu được có sự
chênh lệch quan điểm rất lớn trong nhóm người thứ 2, ông đi đến kết luận: Hạnh
phúc có được nhờ vào địa vị và vật chất là thứ hạnh phúc mong manh không có
sự bền vững. Khi địa vị và vật chất không còn thì hạnh phúc cũng ra đi cùng với
nó. Chỉ có những người có được hạnh phúc nhờ vào sự tu dưỡng của bản thân,
buông bỏ dục vọng khiến cho tâm hồn trở nên thăng hoa, đó mới là thứ hạnh
phúc lâu bền. Cho nên, tu dưỡng tâm hồn mới là khởi nguồn của hạnh phúc.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học của Đặng Hoàng Ngân (2018) bàn về “Ảnh
hưởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên”. Trong
luận án, tác giả đã bàn tới khái niệm cảm nhận hạnh phúc được nhìn nhận không
chỉ là sự hài lòng với cuộc sống, có nhiều cảm xúc tích cực, ít cảm xúc tiêu cực
mà còn là sự trải nghiệm sự hiện thực hóa cá nhân thông qua tăng cường tính tự
chủ, làm chủ hoàn cảnh, phát triển cá nhân, có các mối quan hệ tích cực, có mục
tiêu sống, tự chấp nhận bản thân. Cùng với lí thuyết tiêu điểm kiểm soát trong
luận án tác giả đã đề cập tới một số cơ chế đo lường cảm nhận hạnh phúc dưới
góc độ tâm lý học.
Luận án tiến sĩ Xã hội học của Phạm Thị Pha Lê (2019) bàn về “Hạnh
phúc của người dân theo Thiên Chúa Giáo (nghiên cứu trường hợp tại thành phố
Hồ Chí Minh)”đã làm rõ một số khái niệm cơ bản: hạnh phúc, công giáo, hạnh
phúc của người công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các lý thuyết xã
hội học, tác giả đã đi sâu làm rõ hạnh phúc của nguời công giáo trên 3 phương
11


diện: vật chất – kinh tế, môi trường; các quan hệ gia đình – xã hội và hạnh phúc
cá nhân của người công giáo trên cơ sở có sự so sánh với hạnh phúc của người

theo các tôn giáo khác: Phật giáo và các tín ngưỡng khác tại Việt Nam.
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu về hạnh phúc, hạnh phúc gia đình
trên nhiều lĩnh vực, dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, cho thấy vấn đề
hạnh phúc trong gia đình chủ yếu được nghiên cứu dưới những góc độ lí luận
chung nên rất cần những công trình nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về vấn
đề hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận về hạnh
phúc, hạnh phúc trong gia đình, các yếu tố tác động tới quan niệm về hạnh phúc
trong gia đình luận văn đi sâu làm rõ nội dung quan niệm về hạnh phúc trong gia
đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
phát huy những quan niệm tích cực và hạn chế quan niệm tiêu cực trong quan
niệm về hạnh phúc trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
- Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về hạnh phúc, quan niệm về hạnh phúc
trong gia đình.
+ Chỉ ra một số yếu tố tác động tới quan niệm về hạnh phúc trong gia
đình Việt Nam hiện nay.
+ Phân tích nội dung quan niệm về hạnh phúc và một số vấn đề đặt ra
trong quan niệm về hạnh phúc của gia đình qua khảo cứu ở huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những quan niệm tích
cực và hạn chế những quan niệm tiêu cực về hạnh phúc trong gia đình ở huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan niệm về
12



hạnh phúc trong gia đình Việt Nam qua khảo cứu ở huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Quan niệm về hạnh phúc trong gia
đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Với cách tiếp cận đó, luận văn sẽ tập
trung làm rõ quan niệm về hạnh phúc trong gia đình tại huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội (chủ yếu là gia đình hạt nhân gồm có cha mẹ và con cái) ở hai nhóm
nghề nghiệp khác nhau (công nhân và viên chức)
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi thời gian: 5 năm trở lại đây (2015 – 2020)
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về gia đình.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể
như: logic – lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội
học…. để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
+ Trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng đề tài tiến hành điều tra xã hội học với
60 người đã kết hôn trên 5 năm thuộc hai nhóm nghề nghiệp: viên chức (30
người) và công nhân (30 người) ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội về hạnh
phúc trong gia đình. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
nhằm làm rõ hơn những quan điểm mà điều tra chưa đủ làm sáng tỏ.
6. Đóng góp của đề tài
Những đóng góp mới của đề tài được thể hiện trên một số điểm như sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về hạnh phúc trong gia đình và những
nhân tố tác động tới quan niệm về hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay.
- Một số nội dung quan niệm về hạnh phúc trong gia đình, những vấn đề
13



đặt ra và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những quan niệm tích
cực và hạn chế những quan niệm tiêu cực về hạnh phúc trong gia đình ở huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về hạnh phúc trong
gia đình Việt Nam hiện nay.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
các vấn đề liên quan đến gia đình, hạnh phúc, hạnh phúc trong gia đình.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

14


Chƣơng 1
QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC VÀ HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1.1. Quan niệm về hạnh phúc
1.1.1. Quan niệm về hạnh phúc trong lịch sử
Đồng hành cùng quá trình sống là hành trình tìm kiếm hạnh phúc của con
người. Từ xưa tới nay, điều kiện kinh tế, môi trường sống xã hội có thay đổi tới
đâu chăng nữa thì thứ cuối cùng con người kiếm tìm vẫn là “hạnh phúc”. Phạm
trù “hạnh phúc” được luận bàn trong rất nhiều tác phẩm ở các lĩnh vực khác
nhau từ xưa tới nay.
Thời kỳ cổ đại, quan niệm về hạnh phúc của con người được thể hiện rõ
nét trong quan điểm của các trường phái triết học và tôn giáo lớn trên thế giới:
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo…

Trong hệ thống học thuyết Nho giáo, phạm trù “hạnh phúc” không được
bàn nhiều và bàn với tư cách là một phạm trù độc lập. Ở góc nhìn nhất định, với
Nho gia hạnh phúc được thể hiện qua 3 chữ: “Phúc”, “Hỷ” và “Lạc”. Về cơ bản,
cả ba chứ này đều được hiểu là may mắn, thuận lợi, tốt lành… được mang tới
cho con người. Tuy nhiên “hạnh phúc” không phải là cái đồng đẳng trong xã hội
mà có sự phân biệt hạnh phúc của người “quân tử” và kẻ “tiểu nhân”. Ông nói:
“Quân tử nghĩ đến đức, tiểu nhân nghĩ đến đất”. Cũng theo quan điểm của Nho
gia, người quân tử chỉ có được hạnh phúc thực sự khi hạnh phúc của họ gắn liền
với việc giúp đời. Là một học thuyết chính trị - xã hội, nên chúng ta không khó
hiểu khi quan niệm Nho gia hoàn toàn vắng bóng “hạnh phúc cá nhân”.
Trái lại với quan điểm của Nho gia, Đạo gia (do Lão Tử sáng lập, Trang
Tử phát triển) lại chú trọng và bàn nhiều tới hạnh phúc cá nhân. “Hạnh phúc”
trong quan điểm của Đạo gia là trạng thái cân bằng âm dương, ở đó con người
sống vô vi, nhàn hạ và hòa hợp với tự nhiên. Hạnh phúc chỉ có được khi con
người sống thanh đạm, biết đủ, biết dừng, không tham lam, không bon chen,
không cạnh tranh. Quan điểm này ăn sâu vào tư tưởng và trở thành lối sống của
15


một bộ phận trí thức không gặp thời hoặc hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ đối với
xã hội. Mặc dù, quan điểm của Đạo gia có những nét tiến bộ rõ nét khi bàn về
hạnh phúc song những quan điểm đó lại hướng con người tới cuộc sống tiêu
cực, xa lánh xã hội.
Hai quan niệm về hạnh phúc của Nho gia và Đạo gia, tuy đối lập nhau về
cơ bản, nhưng cũng có những khía cạnh tương đồng, như coi khinh và phản đối
lối sống chạy theo lợi ích vật chất tầm thường, ích kỷ của cá nhân, gắn hạnh
phúc với đạo đức, phản đối việc mưu cầu hạnh phúc bằng con đường bất
chính…nên cả hai quan niệm đều được những người trí thức phương Đông,
trong đó có trí thức Việt Nam, vận dụng trong những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau của cuộc sống.

Cũng tương tự như trong quan niệm của nhiều lý thuyết khác, hạnh phúc
theo quan điểm của Phật giáo về cơ bản có nguồn gốc cảm tính, xuất hiện từ
cảm giác và từ niềm vui về mặt tinh thần. Phật giáo coi sứ mệnh của mình là
giúp cho con người tìm thấy hạnh phúc. Toàn bộ quan điểm, quan niệm và hành
vi, thái độ kiếm tìm hạnh phúc của con người đều tương ứng với lý thuyết trong
“Tứ diệu đế” của Phật giáo. Ngoài lý thuyết trình bày trong tứ diệu đế, để có
được hạnh phúc thực sự, Phật giáo còn yêu cầu tín đồ và khuyên nhủ con người
thực hiện “ngũ giới”. Như vậy, theo quan niệm của Phật giáo hạnh phúc thực sự
của con người chỉ có thể đạt được qua thực hành Bát chính đạo và Ngũ giới.
Bàn về hạnh phúc, trong lịch sử triết học phương Tây cũng thu hút được
sự quan tâm của nhiều trường phái triết học và các triết gia. Cụ thể:
Epicurus: “Hạnh phúc là mục đích tối hậu của đời sống loài người. Sự yên
bình và hợp lẽ phải là nền tảng của hạnh phúc”
Aristote: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, là mục tiêu và
cũng là giới hạn tận cùng của sự tồn tại người” [9].
Phái Xirenait (Cyrenaics) do Arixtíp (Aristippus, khoảng 430-350 TCN),
một môn đồ của Xôcrát, sáng lập, là một thứ chủ nghĩa khoái lạc tầm thường, vị
kỷ, đưa ra một học thuyết mà theo đó, sự thỏa mãn những dục vọng trực tiếp của
16


cá nhân, không cần quan tâm đến người khác, được coi là mục đích tối cao.
Những khoái cảm xác thịt, theo phái này, còn đáng giá hơn những niềm vui trí
tuệ hư ảo và phức tạp. Thực tế lịch sử đã cho thấy sai lầm cơ bản trong quan
điểm của phái này, vì khi cá nhân con người chạy theo những khoái cảm xác thịt
tầm thường thì không thể có được hạnh phúc toàn diện, lâu dài được.
Trái với chủ nghĩa khoái lạc vị kỷ, chủ nghĩa khoái lạc Êpiquya, gắn với
trường phái triết học do Êpiquya (Epicurus, 341 - 271 TCN) sáng lập, là một thứ
chủ nghĩa khoái lạc lý tính. Phái Êpiquya cho rằng, khoái lạc chân chính chỉ có
thể đạt được bằng lý trí. Họ đề cao những phẩm hạnh như tính tự chủ và sự cẩn

trọng. Khoái lạc lớn nhất là ở cuộc sống bình dị và điều độ, tiêu dao với bè bạn
và cùng đàm luận triết học với họ. Họ lập luận rằng, sẽ là không tốt nếu làm
điều gì đó để có được khoái cảm nhất thời nhưng lại gây ra hậu quả xấu cho
tương lai, chẳng hạn, sự hoang dâm quá độ sẽ có hậu quả bất hạnh về sau.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quan điểm của các nhà triết học trong
các giai đoạn trước, đạo đức học Mác – Lênin đưa ra quan điểm về phạm trù
hạnh phúc: “Hạnh phúc là trạng thái tâm lý đạo đức biểu hiện sự thỏa mãn
những nhu cầu vật chất và tinh thần, có tính lịch sử cụ thể, là những nghĩa vụ
đạo đức được hoàn thành” [8].
Từ quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về hạnh phúc, chúng ta có thể
hiểu hạnh phúc với những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, là cảm giác vui sướng, thanh thản, phấn chấn của con người
trong cuộc sống khi được thỏa mãn những nhu cầu chân chính cả về vật chất lẫn
tinh thần trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
Thứ hai, là những nghĩa vụ đạo đức được hoàn thành. Trong cuộc sống có
nhiều mối quan hệ. Mỗi quan hệ lại có một nghĩa vụ đạo đức. Mỗi khi một nghĩa
vụ đạo đức được hoàn thành con người cảm thấy hạnh phúc.
Thứ ba, hạnh phúc gồm cả hai yếu tố khách quan và chủ quan. Trong mỗi
quan điểm lịch sử cụ thể quan niệm về hạnh phúc có sự thay đổi. Tuy nhiên, dù có
thay đổi nhưng hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc chung của xã hội.
17


Thứ tư, hạnh phúc có nguồn gốc từ lao động và đấu tranh, vì vậy nên
hạnh phúc mang tính giai cấp. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, hạnh phúc
của người này là bất hạnh ở người khác.
Trên cơ sở phân tích các quan điểm, quan niệm của các nhà triết học và
các trường phái triết học về hạnh phúc, tôi chọn quan niệm hạnh phúc của chủ
nghĩa Mác – Lênin làm khung lý thuyết nghiên cứu.
1.1.2. Quan điểm và cách đo lường, tính toán chỉ số hạnh phúc trên thế

giới và Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, quan điểm và các tính toán chỉ số hạnh phúc của một số tổ
chức, quốc gia trên thế giới
Hiện nay, bên cạnh việc khảo sát, đo lường các chỉ số: HDI, GDP, GNP…
nhiều quốc gia đã tiến hành khảo sát và đo lường chỉ số hạnh phúc của người
dân nhằm điều chỉnh các chính sách của chính phủ cho phù hợp và tìm ra những
giải pháp mới giúp người dân hài lòng hơn với cuộc sống và ngày càng hạnh
phúc hơn. Trên cơ sở kế thừa các quan niệm về hạnh phúc trong lịch sử, các nhà
khoa học đã tìm phương pháp mới nhằm cụ thể hóa chỉ số hạnh phúc của con
người, biến chỉ số hạnh phúc từ một khái niệm “mờ” sang chỉ số hoàn toàn có
thể định lượng được. Dưới đây, luận văn lược qua một vài quan niệm tiêu biểu
và cách tính toán chỉ số hạnh phúc của các tổ chức quốc tế và một số quốc gia
trên thế giới.
* Chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happiness Plant Index - HPI)
Thước đo đánh giá về hạnh phúc được nhiều quốc gia trên thế giới tin
tưởng là chỉ số HPI Bộ máy lý thuyết định hướng thiết kế chỉ số HPI trong “Báo
cáo chỉ số hạnh phúc hành tinh” (Happiness Plant Index - HPI) được tính toán
bởi Quỹ Kinh tế mới (New Economics Foundation – NEF) thì chỉ số hạnh phúc
được đo lường bằng mức độ hài lòng với đời sống của con người, được cụ thể
hóa với 3 thành tố cơ bản: mức độ sống, tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh
thái theo công thức:
HPI = Life Satisfaction x Life Expectancy/Ecological Footprint
18


Trong đó:
Life Satisfaction: mức độ hài lòng với cuộc sống hay mức độ được sống
hạnh phúc (Well-being) của con người ở mỗi quốc gia.
Life Expectancy: Tuổi thọ bình quân thực tế mà mỗi quốc gia đạt được;
không phải tất cả mà chỉ một phần trong đó là những năm sống hạnh phúc

(Happy life years).
Ecological Footprint (dấu chân sinh thái) dấu vết của toàn bộ hệ sinh thái
xung quanh con người, không chỉ môi trường - Con người tiêu dùng tài nguyên
tự nhiên đến mức nào, có vượt quá mức độ cho phép mà tự nhiên đã “ban” cho
con người tại mỗi quốc gia hay không, có làm tổn hại đến hệ sinh thái mà trong
đó con người chỉ là một thực thể sinh học hay không).
Theo công thức này, người ta sẽ tính được chỉ số hạnh phúc của mỗi quốc
gia hoặc của mỗi cộng đồng. Ý nghĩa của công thức này là: Hạnh phúc của mỗi
quốc gia/cộng đồng là số năm trong vốn tuổi thọ mà con người cảm thấy hài
lòng (Well-being) với cuộc sống của mình nếu điều này phù hợp với điều kiện
tài nguyên tự nhiên được phép tiêu dùng (chỉ số hài lòng với cuộc sống nhân với
chỉ số tuổi thọ chia cho chỉ số thực trạng tiêu dùng tài nguyên tự nhiên và mức
độ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh). Thang HPI được thiết kế từ 0 100. Theo NEF, thang lý tưởng (Reasonable Ideal) trong điều kiện hiện nay là
83,5; trong đó, chỉ số hài lòng với cuộc sống là 8,2; chỉ số tuổi thọ là 82,0 và chỉ
số môi sinh là 1,5.
* Báo cáo hạnh phúc thế giới (Word Happiness Report- WHR)
Báo cáo hạnh phúc thế giới (Word Happiness Report- WHR) được công
bố bởi Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững (SDSN) thuộc Liên Hợp
Quốc phối hợp với viện nghiên cứu Trái đất cùng sự phối hợp của Trung tâm
nghiên cứu hiệu suất kinh tế - CEP. Báo cáo hạnh phúc thế giới được công bố
lần đầu tiên vào tháng 4 /2012 theo đề nghị của ông Ban Ki Moon – tổng thư kí
Liên Hợp Quốc. Tại Hội nghị The UN High Level Meeting on Happiness and
Well- being vào ngày 02/04/2012, trong hội nghị này các quốc gia tham dự đã
19


×