Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 104 trang )


104




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5
2.1. Ý nghĩa lý luận 5
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
3. Đối tượng-khách thể-phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
3.2. Khách thể nghiên cứu 6
3.3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
5. Câu hỏi nghiên cứu 6
6. Giả thuyết nghiên cứu. 6
7. Phương pháp nghiên cứu 7
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu 7
7.2. Phương pháp quan sát 7
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 7
7.4. Phương pháp phỏng vấn theo phiếu trưng cầu ý kiến 8
7.5. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 8

NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1. Cơ sở lý luận 8
1.1.1. Những khái niệm công cụ 8


1.1.1.1. Khái niệm đạo đức 8
1.1.1.2. Khái niệm gia đình 10
1.1.1.3. Khái niệm cơ cấu gia đình, chức năng và chức năng gia đình 12

105

1.1.1.4. Khái niệm giáo dục, giáo dục đạo đức và giáo dục trong gia đình
14
1.1.1.5. Khái niệm văn hoá gia đình 20
1.1.1.6. Khái niệm trẻ em 21
1.1.1.7. Khái niệm chuẩn mực xã hội và hành vi lệch chuẩn 22
1.1.1.8. Khái niệm vai trò 22
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận: Lý thuyết xã hội hoá 8
1.1.2.1. Diễn biến xã hội hoá 24
1.1.2.2. Xã hội hoá trẻ em 26
1.1.2.3. Môi trường cơ bản của xã hội hoá 26
1.2. Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.2. Vài nét sơ lược về tâm lý trẻ em trong độ tuổi THCS 33
1.2.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 36
Chương 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ EM TRONG GIA
ĐÌNH ĐÔ THỊ
2.1. Hiện trạng đạo đức trẻ em trong độ tuổi THCS 39
2.1.1. Hiện trạng suy thoái đạo đức của trẻ em ở quận Hà Đông 39
2.1.2. Các nguyên nhân tác động đến hiện trạng đạo đức trẻ em hiện nay 45
2.1.2.1. Nguyên nhân từ các điều kiện kinh tế-xã hội 45
2.1.2.2. Nguyên nhân từ phía bản thân trẻ em 47
2.1.2.3. Nguyên nhân từ phía gia đình 51
2.2. Vai trò của cha mẹ trong giáo dục đạo đức cho trẻ em 55
2.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ em hiện nay 59

2.3.1. Lòng hiếu thảo đối với cha, mẹ 60
2.3.2. Tình yêu thương, trách nhiệm đối với anh, chị, em, giữa vợ với chồng
trong gia đình 61
2.3.3. Lễ phép, kính trọng đối với người trên 63
2.3.4. Tôn sư, trọng đạo 65
2.3.5. Trung thực và thẳng thắn 67
2.3.6. Một số nội dung giáo dục mới khác 69
2.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho con trong gia đình 70

106

2.4.1. Nêu gương thông qua hành động của người lớn 72
2.4.2. Hướng dẫn con tham gia công việc gia đình 81
2.4.3. Động viên, khen thưởng 82
2.4.4. Hình thức xử phạt 84
2.4.5. Chuyện trò, tâm sự 85
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho con trong gia
đình 87
2.5.1. Cha mẹ thiếu kiến thức về tâm lý trẻ 87
2.5.2. Phương pháp giáo dục không phù hợp 89
2.5.3. Thời gian dành cho con và gia đình 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97
Kết luận 97
Khuyến nghị 1002


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử loài người đã chứng minh gia đình luôn giữ một vai trò quan
trọng trong đời sống của mỗi cá nhân cũng như trong sự phát triển của xã hội.
Gia đình là tế bào của xã hội. Sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất
nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình không phải là nơi
duy nhất có vai trò và trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ em nhưng nó là môi
trường đầu tiên tạo điều kiện tốt nhất và có vai trò quan trọng quyết định việc
hình thành nhân cách trẻ em.
Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng đã khẳng định: “Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi
dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền
thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.
Giáo dục gia đình cho đến nay vẫn khẳng định vai trò to lớn và không thể
thay thế được do những ưu thế của nó so với giáo dục xã hội. Trước hết người
ta nhận thấy rằng, ở giai đoạn đầu, đứa trẻ tiếp thu văn hoá, kinh nghiệm xã hội
không phải bằng lý trí tư duy mà đơn giản chỉ là bắt chước thông qua việc sao
chép lại mẫu hành vi của bố, mẹ và của những người xung quanh. Sự chăm sóc
và dạy dỗ của bố mẹ chính là yếu tố đầu tiên trong quá trình thích nghi dần với
đời sống xã hội của trẻ. Xã hội vận động và phát triển không ngừng, song giáo
dục gia đình vẫn luôn luôn ảnh hưởng lâu dài và toàn diện nhất đối với mỗi cá
nhân trong suốt cuộc đời của họ. Giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội là
những môi trường giáo dục rất quan trọng, nhưng vai trò của nó chỉ được phát
huy một cách có hiệu quả khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhân tố con
người luôn giữ vai trò có tính chất quyết định. Vì vậy, giáo dục và đào tạo con
người trong gia đình càng trở nên bức thiết trước yêu cầu phát triển của xã hội.
Thực tế cho thấy, dưới tác động của kinh tế thị trường, nhiều giá trị đạo
đức truyền thống và nếp sống văn hóa gia đình đang có sự vận động và biến đổi.
Có thể nói đa số trẻ em hiện nay đều được giáo dục rất chu đáo về mặt
đạo đức. Đã có nhiều tấm gương con ngoan trò giỏi, hiếu lễ với cha mẹ, thầy


4

cô, tấm gương giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn, quên mình cứu
bạn… Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trẻ em hư, lười học, vô cảm. Dưới tác
động mạnh mẽ của môi trường xã hội, của các loại văn hoá phẩm độc hại,…
nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp đang bị mai một trong một bộ phận
gia đình Việt Nam nói chung và gia đình đô thị nói riêng. Các quan hệ gia đình
tốt đẹp đang đứng trước nguy cơ bị lấn át bởi những quan hệ hàng hoá, thị
trường, lợi nhuận hoặc lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ.
Bên cạnh môi trường xã hội phức tạp như vậy, một trong những nguyên
nhân chính đẩy một bộ phận lớn thiếu niên vào con đường phạm pháp đặc biệt là
bạo lực học đường ngày càng tăng lên chính là do sự buông lỏng việc quản lý
giáo dục con cái của mỗi gia đình. Ở đô thị, hầu hết các gia đình còn mải lo về
kinh tế, do vậy việc giáo dục và chủ yếu là giáo dục đạo đức cho con chưa thực
sự được coi trọng và đầu tư đúng mức. Cũng có một số cha mẹ coi trọng việc
giáo dục đạo đức cho con, song do hạn chế về kiến thức, năng lực và phương
pháp nên hiệu quả của việc giáo dục đạo đức chưa cao.
Đối với những gia đình đang sinh sống và có con đang theo học THCS ở
quận Hà Đông, TP. Hà Nội thì đây là độ tuổi học sinh có nhiều biến động về mặt
tâm sinh lý. Học sinh không hoàn toàn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người
lớn, có thể nói đây là giai đoạn quá độ của lứa tuổi vị thành niên này. Do đó, trẻ
em ở lứa tuổi này chịu sự tác động rất mạnh mẽ bởi môi trường bên ngoài trong
việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
Chính vì những lý do trên mà giáo dục đạo đức trở thành vấn đề cốt lõi,
nền tảng trong toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách con người, thu
hút được sự quan tâm đặc biệt của mọi gia đình và của toàn xã hội. Chọn vấn đề
“Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay” là đề tài cho luận
văn tốt nghiệp cao học xã hội học, chúng tôi muốn góp phần nhỏ của mình vào
việc khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của gia đình trong sự nghiệp bảo vệ,

chăm sóc, và giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ em. Từ đó giúp gia đình phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong giáo dục
nói chung và giáo dục đạo đức cho con trong các gia đình đô thị hiện nay nói
riêng góp phần vào công cuộc đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội hiện đại.

5

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua việc phân tích các tác động của điều kiện kinh tế - xã hội hiện
nay làm biến đổi văn hoá gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình, vai trò xã
hội của gia đình, đề tài góp phần bổ sung các lý thuyết đã có nhằm chứng minh
tính đúng đắn trong những luận điểm, lập luận của xã hội về vai trò của gia đình
trong giáo dục đạo đức cho con cái. Từ đó, hy vọng luận văn cũng góp một phần
nhỏ vào quá trình nâng cao nhận thức lý luận xã hội học về vai trò của gia đình
trong việc thực hiện chức năng xã hội hoá con người.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả mà luận văn đạt được có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu vai trò quan trọng của gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con cái.
Từ đó giúp gia đình phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong giáo dục
nói chung và giáo dục đạo đức cho con trong các gia đình đô thị hiện nay nói
riêng góp phần vào công cuộc đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội hiện đại.
3. Đối tượng-khách thể-phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay



6

3.2. Khách thể nghiên cứu
- Nhóm trẻ em trong độ tuổi theo học THCS
1
tại hai trường THCS Lê
Hồng Phong và trường THCS Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, TP. Hà Nội;
- Nhóm bố, mẹ có con đang theo học trường THCS tại quận Hà Đông, TP.
Hà Nội;
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: 2 trường THCS Lê Hồng Phong và trường THCS
Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, TP. Hà Nội;
- Phạm vi thời gian: từ tháng 3 đến hết tháng 5/2011
- Giới hạn nội dung giáo dục:
Nội dung giáo dục tập trung vào giá trị cơ bản về đạo đức như: lòng hiếu
thảo, tình yêu thương, sự lễ phép, kính trọng, tôn sư trọng đạo, đức tính trung
thực thẳng thắn;
- Phương pháp giáo dục giá trị đạo đức của các bậc phụ huynh trong mỗi
gia đình;
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức cho con trong các gia đình đô thị
hiện nay và những khó khăn của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho con.
4.2. Thực trạng đạo đức của trẻ em từ 12-15 tuổi tại quận Hà Đông, TP. Hà
Nội. Những nội dung giáo dục đạo đức cơ bản và phương pháp giáo dục đạo
đức của các bậc phụ huynh trong gia đình đô thị hiện nay. Tầm quan trọng của
gia đình (vị trí, vai trò của cha, mẹ) trong việc giáo dục đạo đức cho con.
4.3. Góp phần đưa ra các giải pháp giúp các gia đình giáo dục đạo đức
cho con được tốt hơn.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng đạo đức trẻ em trong độ tuổi THCS ở quận Hà Đông, TP.

Hà Nội như thế nào?
- Những nguyên nhân tác động đến hiện trạng đạo đức trẻ em hiện nay là gì?
- Những nội dung giáo dục đạo đức cho con những gia đình đô thị hiện
nay được coi trọng như thế nào?


1
Trung học cơ sở

7

- Sự khác nhau về phương pháp giáo dục đạo đức giữa những gia đình có
nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập khác nhau như thế nào?
- Những khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho con của các gia đình ở
đô thị ra sao?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng đạo đức của trẻ em trong độ tuổi THCS ở quận Hà Đông,
TP.Hà Nội hiện nay ngày càng giảm sút so với trước kia;
- Phần lớn các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến những nội dung giáo
dục đạo đức cho con nhưng do điều kiện công việc nên không dành được nhiều
thời gian để trò chuyện, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với con. Một bộ phận lớn
bậc phụ huynh có những suy nghĩ sai lầm khi quá tin tưởng và phó thác hoàn
toàn việc giáo dục đạo đức cho con mình vào nhà trường và xã hội;
- Có sự khác biệt trong phương pháp giáo dục đạo đức cho con giữa các
nhóm gia đình có nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập khác nhau;
- Trình độ học vấn và thời gian dành cho con là một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến việc xuất hiện một bộ phận trẻ em yếu kém về mặt đạo
đức, lối sống và nhân cách đã trở thành những đứa trẻ gây ra các nạn bạo lực học
đường phổ biến hiện nay tại thành thị.
7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm:
các sách, báo, khóa luận, bài viết trên mạng Internet.
7.2. Phương pháp quan sát
Thông qua việc phỏng vấn bảng hỏi và phỏng vấn sâu chúng tôi quan sát
các đối tượng học sinh trong độ tuổi THCS và cả những bậc phụ huynh có con
trong độ tuổi từ 12-15 cho thấy phần lớn những người làm cha, mẹ đều rất quan
tâm đến việc giáo dục đạo đức cho con, họ rất lo lắng khi đề cập đến hiện tượng
bạo lực ở học sinh.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 30 trường hợp (trong đó: 20 học
sinh THCS và 10 phụ huynh có con trong độ tuổi từ 12-15).

8

Thông tin từ phỏng vấn sâu góp phần lý giải và minh họa cho việc phân
tích số liệu định lượng của cuộc điều tra.
Với mục đích có được thông tin định tính đa dạng ở các thành phần gia
đình khác nhau nên đối tượng nghiên cứu được lựa chọn có chủ định. Các thông
tin thu thập bao gồm: đặc điểm nhân khẩu; nghề nghiệp chính của gia đình; tình
hình kinh tế của gia đình; nhận xét của gia đình về tình trạng đạo đức của trẻ
em tại khu vực trong 5 năm gần đây, đặc biệt là đối với trẻ em trong độ tuổi
THCS; nội dung, phương pháp và thời gian dành cho việc giáo dục đạo đức cho
con; những khó khăn của gia đình trong việc thực hiện chức năng giáo dục nói
chung và giáo dục đạo đức đối với con nói riêng.
7.4. Phương pháp phỏng vấn theo phiếu trưng cầu ý kiến
- Tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 73 phụ huynh có con đang
theo học 2 trường THCS ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội;
- 180 phiếu trưng cầu ý kiến cho những học sinh đang theo học tại 2
trường THCS Lê Hồng Phong và THCS Nguyễn Trãi có độ tuổi từ 12 đến 15;

7.5. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
- Phương pháp thống kê xã hội học, xử lý phần mềm SPSS.12.0
- Gỡ băng phỏng vấn sâu










NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm công cụ
1.1.1.1. Khái niệm đạo đức

9

Đạo đức là một phạm trù không dễ định nghĩa, tuy nhiên nó cũng có thể
được hiểu theo những cấp độ sau:
- Đạo đức, theo nghĩa hẹp, là luân lý, những qui định, những chuẩn mực
ứng xử trong quan hệ của con người. Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính
quan hệ của con người cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những qui định,
những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc và với
bản thân, kể cả với thiên nhiên và với môi trường sống.
- Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù
chính trị, luật pháp, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản

ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân đã được xã hội hoá. Đạo đức được biểu hiện ở
cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng, ở hành động góp phần giải quyết hợp
lý, có hiệu quả những mâu thuẫn. Khi thừa nhận đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp, giai cấp trong
xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại.
- Đạo đức ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm trù luân lý, những quy
định, qui ước đối xử với con người từ vi mô đến vĩ mô (như cha mẹ với con cái,
thầy trò, bạn bè, hàng xóm láng giềng, dân tộc…) mà còn bao quát cả ý thức
trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ hoà bình, biết hợp tác cùng phát triển với các dân tộc
khác. Đó là điểm mở rộng của quan hệ con người trong điều kiện hiện nay.
- Đạo đức còn thể hiện ở hiệu quả lao động của cá nhân trong quá trình
hoàn thiện nhân cách suốt đời, là trách nhiệm của con người trong việc thực
hiện nghĩa vụ công dân góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội, thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây
dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; trong việc tham gia giải quyết
những vấn đề bức xúc của thời đại, tham gia xây dựng, giữ gìn, bảo vệ môi
trường tự nhiên, xã hội lành mạnh cho con người vì sự phát triển bền vững của toàn
nhân loại.
- Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức thuộc lĩnh vực đời sống tinh
thần của đời sống xã hội, có cơ sở từ tồn tại xã hội. Lẽ sống, niềm hạnh phúc,
nghĩa vụ và lương tâm của con người, những quan hệ hành vi đạo đức chỉ nảy
sinh, tồn tại khi chủ thể đạo đức ý thức được điều đó, xây dựng cho mình có
được lý trí và tự nguyện hành động, phù hợp với những tiêu chuẩn, nguyên tắc

10

được dư luận xã hội thừa nhận. Trong cuốn “Đạo đức học” do Trần Hậu Kiêm
chủ biên cho rằng: “ Đạo đức là một hình thái ý thức đặc biệt, bao gồm một hệ
thống quan điểm, quan niệm, những quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn
tại và biến đổi từ nhu cầu xã hội. Nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi

của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của
xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội”.
Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bị chi phối bởi điều kiện
kinh tế - xã hội và lịch sử. Đặc trưng của đạo đức là ý chí, năng lực và hành vi tự
giác, tự nguyện của con người. Tiêu chuẩn của đạo đức phải phù hợp với lợi ích
chung của xã hội, của gia đình, theo đó mỗi người phải điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp. Đạo đức có nguồn gốc từ tồn tại xã hội nhưng thường bảo thủ
và biến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội. Không phải lúc nào đạo đức phản ánh
và tác động thuận chiều, thậm chí, nó có thể tác động tiêu cực trở lại xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm gia đình
Gia đình là một loại hình tổ chức xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử
xã hội loài người và đã không ngừng biến đổi cùng với bước tiến của nền văn
minh nhân loại. Là thiết chế cơ sở của xã hội, gia đình từ lâu đã thu hút được
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Gia đình là một tế bào xã hội và là một
thiết chế xã hội có tính lịch sử và tính toàn cầu. Là một yếu tố năng động, một
khái niệm phức tạp, vì vậy khái niệm gia đình có nhiều cách biểu đạt và có thể
hiểu theo nhiều cách khác nhau:
- Gia đình là một tổ chức xã hội, được hình thành bởi một nhóm gồm ít
nhất hai thành viên, tồn tại có tính lịch sử, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận nuôi; các thành viên có các quyền
và nghĩa vụ với nhau tuân theo chuẩn mực xã hội và pháp luật quy định nhằm
đáp ứng những nhu cầu riêng tư và thoả mãn những nhu cầu của xã hội cả trên
phương diện vật chất và tinh thần.
- Theo quan điểm của nhà nhân chủng học người Pháp Levy Straus thì,
gia đình là một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm thường thấy nhiều
nhất: + Hôn nhân
+ Quan hệ huyết thống

11


+ Những ràng buộc về mặt pháp lý, nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất
kinh tế, sự cấm đoán tình dục gắn với các thành viên và những ràng buộc về
tình cảm, tâm lý, tình yêu, tình thương và sự kính trọng sợ hãi.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845), khi luận chứng về những tiền
đề, điều kiện cho sự tồn tại của con người, Các Mác và Ph.Ăngghen đã cho
rằng: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người còn tạo ra
những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ
và con cái, đó là gia đình”.
2
Quan niệm này cho thấy, thứ nhất, gia đình ra đời
và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người, con người
cùng với quá trình tái tạo ra bản thân mình thì đồng thời cũng tạo ra gia đình.
Thứ hai, chức năng chính của gia đình là tái tạo ra con người - chức năng tái
sản xuất con người. Thứ ba, gia đình được cấu thành bởi hai mối quan hệ chủ
yếu: quan hệ hôn nhân (vợ - chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ - con cái).
- Gia đình có thể được hiểu theo quan điểm của A. G. Kharchep, trong tác
phẩm “Hôn nhân và gia đình ở Liên Xô” ông đã coi gia đình là một hệ thống cụ
thể lịch sử các mối quan hệ qua lại giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, là
một nhóm nhỏ xã hội trong đó các thành viên liên quan với nhau bởi các mối
quan hệ hôn nhân, họ hàng và nhận con nuôi, bởi sự chung sống và có trách
nhiệm đạo đức với nhau và tính tất yếu của nhóm xã hội này được quy định bởi
nhu cầu của xã hội về tái sản xuất dân số, về thể chất và tinh thần.
- Hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, tổ chức UNESCO của Liên
hợp quốc đã quyết định lấy năm 1994 là năm Quốc tế về gia đình và khẳng
định: Gia đình là một yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế của xã hội.
Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại, cần được gìn
giữ và phát huy. Trên tinh thần đó, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia đình:
“Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân
sách chung”.
- Gia đình theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, (năm 2000): “Gia

đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi
giữa họ với nhau”.


2
Các Mác, Ph.Anghen, Toàn tập, Tập 3,NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995

12

- Dưới khía cạnh xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã
hội. Các nhà xã hội học đưa ra khái nhiệm về gia đình như sau: “Gia đình là
một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó
gắn với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con
nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp
ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính chất
tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”.
3

Như vậy, khi bàn tới khái niệm gia đình còn rất nhiều vấn đề phải tìm hiểu
và nghiên cứu. Như trên đã trình bày, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia
đình nhưng khái quát lại chúng ta có thể thống nhất: về cơ bản, gia đình là một
nhóm xã hội cơ bản hình thành trên hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân
và quan hệ huyết thống được nhà nước và xã hội thừa nhận.
1.1.1.3. Cơ cấu gia đình, chức năng và chức năng gia đình
* Cơ cấu gia đình
Cơ cấu là các yếu tố và các mối quan hệ gắn bó với nhau hợp thành hệ
thống. Gia đình là một tiểu hệ thống, vì vậy gia đình cũng có cơ cấu của nó. Cơ
cấu gia đình gồm 4 loại đáng chú ý nhất đó là: cơ cấu tổ chức, cơ cấu quyền uy,
cơ cấu giao tiếp, cơ cấu vai trò.

- Cơ cấu tổ chức : cho biết kiểu gia đình được hình thành (gia đình hạt
nhân, gia đình mở rộng, ), số lượng các thành viên, tình trạng hôn nhân (đa
thê, một vợ, một chồng, ly hôn, ly thân, ) các thế hệ cùng chung sống (hai, ba,
bốn thế hệ ).
- Cơ cấu quyền uy : Cho biết người quyền lực quyết định trong gia đình
thuộc về thành viên nào. Từ đó thấy được tình trạng gia đình gia trưởng hay gia
đình dân chủ có văn hóa.
- Cơ cấu giao tiếp : cơ cấu giao tiếp phản ánh trình độ văn hóa và mức
độ giao tiếp của các thành viên gia đình; phản ánh quan hệ tình cảm của vợ,
chồng, con cái, sự đoàn kết giữa các thành viên và sự bền vững của hôn nhân,
gia đình.
- Cơ cấu vai trò : Phản ánh vị thế và quan hệ tương tác giữa các thành
viên trong gia đình. Các yếu tố pháp lý quy định liên quan đến gia đình được xã


3
Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học , NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997

13

hội thừa nhận. Cơ cấu vai trò thể hiện ở vai trò của các thành viên trong gia đình và
ngoài xã hội.
* Chức năng gia đình
Trong quan điểm cơ cấu chức năng của Talcot Parsons, ông sử dụng khái
niệm chức năng như sau: “Một chức năng là một phức hợp các hành động trực
tiếp hướng tới sự đáp ứng một nhu cầu hay những nhu cầu của hệ thống”
(Rocher, 1975, 40).
“Chức năng gia đình là sự đóng góp của gia đình vào sự tồn tại của hệ
thống xã hội. Chức năng gia đình là một trong những khái niệm then chốt,
phạm trù cơ bản của xã hội học gia đình. Các nghiên cứu xã hội học về gia

đình dù dừng lại ở cấp độ nào cũng đều xuất phát từ quan niệm: gia đình có
chức năng cụ thể của nó, gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển, chính nó
có sứ mệnh đảm đương các chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã trao
cho, không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được”.
4

“Chức năng gia đình là phương thức biểu hiện hoạt động sống của gia
đình và các thành viên. Chức năng của gia đình gắn liền với nhu cầu của xã hội
cũng như của cá nhân. Nó phản ánh mối quan hệ qua lại giữa gia đình và xã
hội, giữa gia đình và cá nhân - các thành viên của gia đình” [40, tr.289].
Khái niệm chức năng gia đình thường được dùng để chỉ phương thức
hoạt động sống của gia đình và các thành viên của nó. Chức năng gia đình gắn
liền với nhu cầu xã hội, với thể chế gia đình cũng như đối với nhu cầu cá nhân.
Ở từng quốc gia khác nhau, với hoàn cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau
thì chức năng của gia đình cũng khác nhau.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, sự chuyển đổi cơ cấu với sự du nhập của
các luồng văn hoá nước ngoài thì mọi chức năng của gia đình đều được đánh
giá là rất quan trọng, trong đó chức năng giáo dục trẻ em là một chức năng đặc
biệt quan trọng. Vì qua đó, cha mẹ sẽ cung cấp cho con cái những mô hình hành
vi của xã hội mà dựa vào đó cá nhân mới có khả năng gia nhập vào xã hội.
Hiện nay, gia đình Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ chuyển từ gia
đình truyền thống sang gia đình hiện đại và đang chịu ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố khách quan, chủ quan. Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu


4
Chung Á, Nguyễn Đình Tấn, Nghiên cứu xã hội học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996

14


bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, đồng thời
thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội và mở rộng giao lưu quốc tế đã góp phần
làm cho quá trình này diễn ra hết sức phức tạp và đa dạng, theo cả hai chiều
hướng tiến bộ và ngược lại. Trong bối cảnh ấy, gia đình có vai trò hết sức quan
trọng. Sự thay đổi cơ chế quản lý trong hoạt động kinh tế đã có tác dụng phát
huy được tiềm lực kinh tế gia đình. Gia đình Việt Nam đã trở thành một đơn vị
kinh tế tự chủ, tự hạch toán kinh doanh. Việc phát triển kinh tế dưới dạng hộ gia
đình là hình thức phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Việc gia đình thực hiện
chức năng kinh tế như một đơn vị độc lập đã đóng góp rất lớn vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của cả đất nước. Song bên cạnh những mặt tích cực
này, cũng còn không ít những khó khăn đặt ra trong mỗi gia đình trong việc
thực hiện các chức năng của mình. Đặc biệt trong việc bảo tồn những giá trị văn
hoá truyền thống của gia đình.
Sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường một mặt tạo điều kiện cho gia
đình cũng như các thành viên của nó phát huy được tối đa năng lực của mình.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những vấn đề nảy sinh như: sự xuống cấp
đạo đức do đề cao sức mạnh của đồng tiền, đặt quyền lợi cá nhân lên trên mọi
đạo lý trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa họ hàng, dòng
tộc , bất hoà trong đời sống vợ chồng, sự tăng lên của ly hôn, hư hỏng của con
cái, bỏ rơi bố mẹ già, sự tồn tại của bạo lực gia đình, gia tăng của tệ nạn xã
hội… Tất cả những điều này không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nền kinh tế thị
trường, mà ở đây trước hết chúng ta cần phải xem xét lại chức năng giáo dục
của gia đình mà cụ thể là vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình.
Cũng chính vì vậy mà nhiệm vụ đặt ra cho các gia đình ngày nay là bên cạnh
việc phát huy được những tiềm năng vốn có của gia đình để phát triển kinh tế
thì gia đình phải gìn giữ và phát huy được những giá trị truyền thống về đạo
đức, tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên.
1.1.1.4. Giáo dục, giáo dục đạo đức và giáo dục trong gia đình
* Giáo dục
“Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự

phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đó
dần có những phẩm chất và năng lực do yêu cầu đề ra”.

15

Các nhà xã hội học giáo dục luôn nhấn mạnh tính định hướng của giáo
dục, coi giáo dục là hoạt động có ý thức của con người. Trên thực tế, nếu thiếu
hoạt động giáo dục sẽ không thể tạo ra quá trình tái sản xuất các hoạt động
tinh thần và vật chất khác.
* Giáo dục đạo đức
Trong xã hội truyền thống, nếu như giáo dục gia đình giữ vai trò quyết
định trong việc xã hội hóa cá nhân, đưa cá nhân hòa nhập với cộng đồng xã
hội thì giáo dục đạo đức được coi là cốt lõi của giáo dục gia đình. Trong nội
dung giáo dục đạo đức, các thế hệ đi trước đặc biệt chú ý giáo dục cách ứng
xử của cá nhân đối với các tổ chức cộng đồng xung quanh (cộng đồng gia
đình, cộng đồng thân tộc, cộng đồng làng xã).


Giáo dục đạo đức trong gia đình truyền thống
Phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình trước kia chủ yếu được
thực hiện dưới hình thức « nêu gương », những tấm gương về đạo Hiếu, về
đức hy sinh của con đối với cha mẹ được ghi chép trong các sách sơ học, dưới
hình thức câu chuyện kể ngắn gọn hoặc những câu châm ngôn trong sách
thánh hiền, ca dao, tục ngữ được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác,
nhằm giáo dục cho con những ý thức cơ bản nhất về đạo lý làm người. Trong
Kinh thi có nêu rõ con phải biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ « Phụ hề
sinh ngã, mẫu hề cúc ngã/ Ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao/ Dục báo thâm ân,
hiên thiên võng cực » (nghĩa là: Cha sinh ta, mẹ nuôi ta/ Thương thay cha mẹ
sinh ta khó nhọc/ Ta muốn đền ơn sâu, ơn ấy như trời, mênh mông không
cùng). Còn trong Hiếu kinh có nêu: « Lập thân hành đạo, dương danh hậu thế,

di hiển phụ mẫu » (Lập thân hành đạo, nêu cao danh đến đời sau để làm vinh
hiển cho cha mẹ). Trong tập Minh tâm bảo giám (Gương quý soi vào mà sáng
cõi lòng) có ghi: « Tử hiếu song thân lạc/ Gia hòa vạn sự thành » (Con hiếu thì
cha mẹ vui/ Gia đình hòa thuận thì mọi việc đều thành).
Các công trình nghiên cứu trên 20 cuốn gia huấn của 7 dòng họ nổi
tiếng Việt Nam đều đề cao đạo Hiếu, công lao sinh dưỡng của cha mẹ: « Có
nguồn mạch mới có sông sâu bể rộng, gốc vững mới có cành lá xanh tươi »

16

nhằm giáo dục con lòng biết ơn đối với cha mẹ. Tinh thần này còn thể hiện rõ
trong lời hát ru :
« Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ».
Giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay
Nền kinh tế thị trường phát triển đã tạo ra những thay đổi tích cực cho
kinh tế - xã hội đất nước, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, sức sản xuất
phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hàng loạt những vấn đề xã hội tiêu cực liên
tục nảy sinh, đồng tiền đã phát huy sức mạnh của nó không chỉ ở ngoài xã hội
mà cả ở trong gia đình. Những chuẩn mực đạo đức vốn được coi là tiêu chí
hàng đầu để đánh giá nhân cách con người thi nay đã dần suy giảm và bị vi
phạm tương đối nghiêm trọng. Con người chân chất, hiền lành trong xã hội
truyền thống đang dần nhường chỗ cho con người có đầu óc kinh tế thực dụng
trong xã hội hiện đại. Hằng ngày chúng ta phải chứng kiến không ít những
hiện tượng vô trách nhiệm, ích kỉ, gây nhức nhối lương tâm, xôn xao dư
luận. Con hắt hủi, ngược đãi, đánh đập cha mẹ già vài các cụ không còn khả
năng kiếm được tiền, phải sống dựa vào họ. Anh em ruột xung đột với nhau do
tranh dành của cải cha mẹ để lại. Vợ chồng phụ bạc lẫn nhau, bỏ rơi con, chạy

theo sự giàu sang Luân thường đạo lý có nguy cơ bị đảo lộn và phá vỡ.
Đạo đức, trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều giữ một vị trí quan trọng đặc
biệt trong cuộc sống con người, hơn tất cả các phẩm chất con người khác.
Thiếu đạo đức, con người dễ mất phương hướng của hành động, dễ dàng vi
phạm những chuẩn mực của xã hội. Đạo đức được ví như chiếc gậy thăng
bằng, người diễn viên xiếc sẽ bị rơi khỏi dây. Cũng như vậy, một con người
thiếu đạo đức sẽ tự loại bỏ mình ra khỏi cộng đồng xã hội.
Giáo dục đạo đức con người là hình thành những chuẩn mực đạo đức có
tác dụng điều chỉnh hành vi của các cá nhân, buộc các cá nhân phải tuân theo
những yêu cầu, chuẩn mực mà xã hội đòi hỏi. Nền kinh tế thị trường đang làm
xáo trộn các chuẩn mực đạo đức truyền thống. Nó gây ra sự khủng hoảng
trong các giá trị truyền thống nói chung và giá trị đạo đức trong gia đình nói

17

riêng. Thực tế, hiện nay đang tồn tại nhiều loại giá trị chuẩn mực khác nhau
cùng đan xen trong xã hội. Mẫu hình con người hiện đại có thể có nhiều điểm
khác biệt so với mẫu hình con người trong xã hội truyền thống. Tuy nhiên,
trong bất kỳ xã hội nào, đạo đức vẫn là phẩm chất cơ bản của một con người,
giáo dục đạo đức vẫn là một nội dung giáo dục quan trọng trong gia đình. Một
cá nhân có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của xã hội hiện đại song
quan trọng hơn cả đó phải là một con người có nhân cách, có phẩm chất đạo
đức cao đẹp ngay từ trong chính gia đình của mình.
Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và gia đình Việt
Nam là một trong các yếu tố cơ bản góp phần kiến tạo sự ổn định của xã hội,
cần thiết phải được khôi phục và bảo lưu trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, các
giá trị đạo đức hiện đại (mới) cũng cần được tiếp thu và vận dụng một cách
phù hợp. Bước đầu có thể hình dung một số chuẩn mực điều chỉnh hành vi của
mỗi người với gia đình, họ tộc; với cộng đồng, xã hội và với đất nước, theo
hướng Chân – Thiện – Mỹ như sau:

- Đạo đức đối với gia đình, họ tộc: Hiếu thảo, hiếu học, thành kính tổ
tiên, tình thương yêu ruột thịt, phúc đức, hiền hòa, nhân nghĩa, thật thà, biết
bổn phận, lễ phép, hòa thuận, kính trên nhường dưới, chung thủy vợ chồng, có
trách nhiệm với gia đình, thiện tâm, thiện ý, chăm chỉ, cần cù lao động,
- Đạo đức hiện đại (mới) cần xây dựng bổ sung: dân chủ, tự do, bình
đẳng, có trách nhiệm công dân, đoàn kết, danh dự, công bằng, uy tín, sáng tạo,
có tri thức, có ý thức vươn lên, có lý tưởng, tính nhân văn, tính tiến bộ, tự tin,
mạnh dạn, năng động, dễ thích nghi, văn minh, thẩm mỹ tinh tế, cao thượng,
trọng trọng luật pháp, tôn trọng của công,
- Những điều trái đạo đức: có thể gọi chung là « cái ác » như: vị kỷ, hẹp
hòi, độc đoán, hung bạo, đố kỵ, ghen ghét, bè cánh, cục bộ địa phương, tham
nhũng, tham lam, tàn nhẫn, thiếu tôn trọng kỷ cương, pháp luật, dâm ô, trụy
lạc, nghiện ngập,
Sự hệ thống hóa bước đầu những giá trị đạo đức, cũng là những giá trị
văn hóa dân tộc và hiện đại là những chuẩn mực lý tưởng cần phấn đấu vươn
tới đối với mọi công dân Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Biết những chuẩn mực đạo đức tốt để mà noi

18

theo, vươn tới, để phát huy hết cái tốt, cái đẹp trong mỗi con người, vì vậy,
việc phổ biến cho các gia đình nhằm giúp các thành viên trong gia đình nhận
thức được những chuẩn mực đạo đức và phấn đấu thực hiện là vô cùng cần
thiết. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình, từng thành
viên trong gia đình ở từng nơi, từng lúc mà vận dụng cho thích hợp
5
.
* Giáo dục trong gia đình:
Giáo dục thế hệ trẻ về cơ bản là giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường
và giáo dục xã hội, trong đó giáo dục gia đình là cơ sở và có vị trí và vai trò

quan trọng nhất. Mỗi loại hình giáo dục có những chức năng, vai trò khác nhau
nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện.
“Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có ảnh hưởng không tốt
tới trẻ em và kết quả cũng không tốt”.
“Giáo dục gia đình là sự tác động có hệ thống, có mục đích của những
người lớn trong gia đình và toàn bộ nếp sống của gia đình đến đứa trẻ”. Giáo
dục gia đình là một bộ phận của hệ thống giáo dục xã hội, diễn ra trong phạm vi
gia đình. Mục đích của giáo dục gia đình bị quy định bởi chế độ kinh tế - xã hội
mà cơ sở của nó là hệ tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức, hệ thống mối quan
hệ qua lại trong gia đình. Nhìn chung, mục đích của giáo dục gia đình và xã hội
thống nhất với nhau đó là cho ra đời những người con ngoan, trò giỏi, những
công dân tốt, những con người hạnh phúc. Song, so với mục đích giáo dục của
nhà trường và xã hội, mục đích của giáo dục gia đình có điểm khác ở chỗ phân
tán và cụ thể hơn do nó hướng vào từng đứa trẻ cụ thể và gắn với lợi ích của
từng gia đình riêng biệt. Đồng thời, mục đích của giáo dục gia đình linh hoạt
hơn, thay đổi theo sự biến đổi và phát triển của đứa trẻ, theo sự vận động và
phát triển của xã hội xung quanh, phụ thuộc vào chính cuộc sống của gia đình
và những định hướng giá trị của nó.
Nếu việc tái sản xuất ra con người là một chức năng cơ bản của gia đình
thì việc nuôi dưỡng con cái, giáo dục cho chúng thành người là công việc hàng
đầu của gia đình.


5
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Các kiến thức chung về gia đình trong Tài liệu giáo dục đời sống gia đình, Hà
Nội, 2008

19

Ngay từ khi mới sinh ra, môi trường đầu tiên mà đứa trẻ tiếp xúc chính là

gia đình. Gia đình là chiếc cầu nối giữa con người và xã hội, là nơi đầu tiên và có
trách nhiệm biến một sinh vật người thành con người xã hội. Đó là nơi quyết
định việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của một con người, và có ảnh
hưởng đến suốt cuộc đời con người đó. Mặt khác, gia đình cũng chính là môi
trường để các thành viên tác động lẫn nhau một cách tự nhiên và có hiệu quả nhất.
Có thể nói, gia đình là một môi trường giáo dục đặc biệt. Đó không chỉ là
trách nhiệm xã hội công dân mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ làm cha mẹ.
Trong môi trường này, mỗi con người không chỉ được truyền thụ hệ giá trị
chuẩn mực văn hoá - xã hội, hệ giá trị chuẩn mực của gia đình, dòng họ mà còn
được truyền thụ cả những kinh nghiệm sống, những tri thức khoa học - kỹ thuật,
sự định hướng nghề nghiệp và lựa chọn con đường sống. Như vậy, gia đình trở
thành môi trường giáo dục toàn diện cho mỗi con người. Bằng cách này hay
cách khác, những kiến thức về tình yêu, hôn nhân, đạo đức, văn hoá, nghề
nghiệp đều được truyền tải hàng ngày đến các thành viên. Chính gia đình có
ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội học tập và thăng tiến xã hội của con cái. Nguồn
gốc văn hoá, xã hội và điều kiện vật chất của gia đình sẽ tạo ra cơ may hay rủi
ro cho mỗi người trong bước thăng tiến xã hội và đó cũng chính là một trong
những nguyên nhân của sự bất bình đẳng xã hội do xuất thân từ các loại gia
đình khác nhau như: gia đình trí thức, gia đình nông dân Mỗi loại gia đình có
sự khác nhau về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, định hướng cuộc
sống và điều kiện sống. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì nội dung, cách
thức giáo dục cũng có sự khác nhau căn bản.
Gia đình Việt Nam truyền thống chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo,
coi trọng thứ bậc trên dưới và nề nếp gia phong, muốn thành gia đình nề nếp,
việc quan trọng nhất là cha mẹ phải giáo dục con cái. Gia đình này đòi hỏi
người cha - người gia trưởng phải quan tâm đến gia đình, có trách nhiệm,
gương mẫu, công minh, uy tín. Cả nhà phải tỏ lòng kính trọng quyền uy của
người cha. Trong việc giáo dục con, người cha phải nghiêm, công bằng và dứt
khoát. Trong gia đình truyền thống việc giáo dục con cái giữa gia đình nông
dân với gia đình nho giáo cũng có sự khác nhau căn bản về nội dung, phương

pháp giáo dục và định hướng nghề nghiệp.

20

Ngày nay, chức năng giáo dục của gia đình có xu hướng bị giảm sút và
chuyển dần chức năng này cho xã hội, đặc biệt là ở các khu vực đô thị phát
triển. Gia đình không phải là nơi duy nhất thực hiện chức năng giáo dục nhưng
gia đình có vị trí và tầm quan trọng quyết định đối với sự hình thành nhân cách
trẻ em. Sự hỗ trợ của các thiết chế khác như nhà trường, xã hội là rất lớn nhưng
không thay thế được giáo dục gia đình. Trong cuốn : “ Văn hoá gia đình với sự
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em” của tác giả Lê Như Hoa, có
viết: “Trong khoảng thời gian 5 năm đầu, với điều kiện sống hoà bình, mỗi đứa
trẻ có tới ít nhất 25.000 giờ (không kể số giờ ở nhà trẻ và mẫu giáo) chủ yếu
sống trong môi trường gia đình và chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình. Rồi
sau đó, từ 6 đến 15- 16 tuổi con em chúng ta đi học ở trường khoảng 15.000
giờ. Nếu trừ đi khoảng 7000 giờ trẻ tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã
hội thì cũng còn tới 65.000 giờ trẻ em sống trong gia đình và cha mẹ chịu trách
nhiệm trực tiếp quản lý. Như vậy, trong 15 năm đầu, cha mẹ chịu trách nhiệm
về con em mình 90.000 giờ trong đó nhà trường phổ thông chỉ quản lý con em
chúng ta khoảng 15.000 giờ”.
6

Xã hội hiện đại với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và
công nghệ, với sự thay đổi các giá trị chuẩn mực và sự phát triển nhanh chóng
của truyền thông đã làm ít nhiều thay đổi tình trạng đó. Sự ra đời và phát triển
ngày càng mạnh mẽ của hệ thống giáo dục nhà trường và xã hội phần nào làm
giảm vị trí giáo dục của gia đình. Tuy nhiên, giáo dục gia đình vẫn là nền tảng
cơ sở quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Hơn 90%
gia đình được hỏi đã khẳng định gia đình là môi trường giáo dục tốt nhất cho
con cái họ

7
vì giáo dục gia đình có đặc trưng riêng, ưu việt hơn so với giáo dục
ở các môi trường khác.
Đặc điểm của giáo dục gia đình:
- Giáo dục trong gia đình mang tính huyết thống
- Giáo dục trong gia đình là giáo dục gắn liền với nuôi dưỡng
- Giáo dục trong gia đình mang tính truyền thống
1.1.1.5. Văn hoá gia đình


6
Lê Như Hoa, Văn hóa gia đình với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, NXB Văn hóa thông tin,
2001
7
Lê Ngọc Văn, Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998

21

Theo cách nói của H.Spencer, thiết chế gia đình là một bộ phận chuyên
biệt của xã hội. Chuyển giao văn hóa là một chức năng của thiết chế này. Văn
hóa gia đình phản ánh các quan hệ gia đình. Quan hệ hôn nhân và huyết thống
vừa là đặc điểm cơ bản và phổ biến, vừa là nhân tố liên kết các thành viên trong
gia đình. Văn hóa gia đình được hình thành thông qua giao tiếp giữa cha, mẹ,
ông, bà với con cháu, chủ yếu là giao tiếp trực tiếp. Nó diễn ra trong nhóm nhỏ.
Nhỏ về số lượng người tham gia và hẹp về không gian. Nó chịu sự chi phối từ
các giá trị, chuẩn mực được hình thành trong đời sống gia đình, dòng họ. Nó tạo
nên nề nếp gia đình và duy trì gia phong. Các kinh nghiệp xã hội, sự kế thừa
nghề nghiệp và kỹ năng sống cũng truyền bá thông qua mối quan hệ này. Nó là
tác nhân đầu tiên và và nhạy cảm nhất đối với quá trình xã hội hóa cá nhân.
Về mối quan tâm, các thông điệp trong giao tiếp gia đình thường hướng

vào lợi ích của gia đình, nhóm nhỏ.
Về kiểu loại, giao tiếp gia đình cơ bản là giao tiếp trực tiếp giữa các
thành viên của gia đình.
Về cơ chế, giao tiếp gia đình diễn ra linh hoạt và uyển chuyển.
Về quy mô, giao tiếp gia đình diễn ra trong nhóm nhỏ
8

1.1.1.6. Trẻ em
Trẻ em được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo cách tiếp cận
của từng khoa học cụ thể (Triết học, Xã hội học, Tâm lý học, ). Cái chung
trong tất cả các định nghĩa đó là ở chỗ đều thừa nhận rằng, trẻ em không phải là
người lớn thu nhỏ lại mà trẻ em và người lớn là những giai đoạn phát triển khác
nhau, đánh dấu những chặng đường phát triển khác nhau của một thế hệ người
(từ lúc sinh ra đến khi chết). Điều đó có nghĩa là trẻ em vận động và phát triển
theo qui luật riêng. Cần lưu ý rằng, Bộ luật lao động chỉ sử dụng khái niệm
người lao động chưa thành niên đến người lao động dưới 18 tuổi. Theo luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước ta thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Trong lứa tuổi này, tâm lý học lại chỉ ra nhiều giai đoạn phát triển tương ứng
với những độ tuổi sau: tuổi sơ sinh (trước 1 tuổi), tuổi hài nhi (từ 1-3 tuổi), tuổi
mẫu giáo nhỏ (từ 3-5 tuổi), tuổi mẫu giáo lớn (từ 5 đén 6-7 tuổi), tuổi nhi đồng


8
Mai Quỳnh Nam (chủ biên), Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình, Gia đình trong tấm gương Xã hội học,
NXB Khoa học XH năm 2002;

22

(từ 6-7 đến 11 tuổi), tuổi thiếu niên (từ 11-15 tuổi), tuổi thanh niên mới lớn (từ
15-18 tuổi). Tóm lại, sự phát triển của trẻ em ở những độ tuổi khác nhau là khác nhau.

Mặt khác, cần thấy rằng, trẻ em ở mỗi thời đại lịch sử khác nhau được
tiếp thu một nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, trẻ em ở trước cách mạng tháng tám
tiếp thu một nền văn hóa khác trẻ em ngày nay.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, trẻ em rất khác nhau không chỉ ở độ tuổi
mà còn khác nhau bởi thời đại, bởi nền văn hóa mà nó được thụ hưởng thông
qua hoạt động của chính nó. Không có trẻ em chung chung; chỉ có trẻ em của
một thời đại ở một độ tuổi cụ thể. Chính vì vậy, người lớn phải nhìn nhận trẻ
em bằng con mắt biện chứng, không thể lấy quá khứ, lấy lúc chính mình còn là
trẻ con để làm chuẩn cho con cháu hiện nay.
1.1.1.7. Chuẩn mực xã hội và hành vi lệch chuẩn
- Trong đời sống sinh hoạt xã hội, mọi cá nhân thường hành động theo
các qui định của xã hội. Các quy định này có thể được ghi chép bằng văn bản
cũng có thể là những quy ước không thành văn. Việc thực hiện hóa các qui
định đó chính là thực hiện các chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, khái niệm Chuẩn
mực xã hội được hiểu: „„là những mong đợi của xã hội (hoặc của các nhóm
cộng đồng ) về một kiểu hành vi lý tưởng tương ứng với một địa vị nào đó.
Chuẩn mực là sự thống nhất của xã hội về những „„khuôn mẫu hành vi‟‟ cụ
thể tương ứng với những địa vị xã hội khác nhau”.
9

- Khái niệm „„Hành vi lệch chuẩn‟‟ được các nhà xã hội học giải thích:
« lệch » là phản ánh bất kỳ một hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi
của xã hội hoặc của nhóm xã hội. Lệch là một hành vi đi chệch khỏi các qui
tắc, chuẩn mực xã hội, hay của nhóm xã hội» [17, tr.88]. Các ví dụ lệch lạc
hành vi như: đánh nhau, trộm cắp, nghiện ma túy, nghiện rượu,
Tóm lại, hành vi lệch chuẩn được xác định trong qui tắc sống và tồn tại
trong văn hóa. Hành vi lệch chuẩn có thể được thừa nhận là đúng đắn trong
thể chế này nhưng chưa chắc đã được thừa nhận trong thể chế khác.
1.1.1.8. Vai trò
Thuật ngữ “vai trò” từ nhiều năm nay thuộc vào danh mục đương nhiên

của xã hội học. Chỉ có ít khái niệm xã hội học được chấp nhận và vận dụng


9
Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội- Đà Nẵng, 2000

23

rộng rãi như khái niệm này. Với vai trò, người ta tìm cách mô tả, giải thích và
dự báo sự trung chuyển của cá thể và xã hội cũng như của cá nhân và hệ thống
một cách thấu đáo và phù hợp vào việc xây dựng lý luận. Người ta hiểu vai trò
“một tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những
người mang các địa vị… Ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tổ hợp hoặc
nhóm các kỳ vọng hành vi” (Dahrendorf) [41, tr.536].
“Vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ
được gán cho một địa vị cụ thể. Những sự mong đợi này xác định các hành vi
của con người được xem như là phù hợp và không phù hợp đối với người chiếm
giữ một địa vị” [15, tr.208].
“Vai trò được sử dụng để xác định thành phần các mô hình văn hoá gắn
liền với một địa vị cụ thể. Nó gồm tâm thế, giá trị và hành vi do xã hội gán cho
bất cứ ai hoặc tất cả những người chiếm giữ một địa vị cụ thể. Nó bao gồm
những kỳ vọng được hợp pháp hoá của những người giữ chức vụ đối với hành
vi của người khác hướng đến họ” [21, tr.156].
Cuốn từ điển Tiếng Việt định nghĩa vai trò như sau: “Vai trò là tác dụng
chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó” [20, tr.1095].
“Một vai trò có nghĩa là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ
và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định” [23, tr.54].
Vai trò là một khái niệm quan trọng vì nó chứng minh rằng cuộc sống
của cá nhân chủ yếu là do nhiều vai trò xã hội khác nhau quy định và do đó
thường phải tuân theo một số khuôn mẫu có sẵn.

Trong xã hội, mỗi cá nhân ở một thời điểm nhất định đóng một vai trò
nhất định. Vai trò xã hội chỉ ra cá nhân phải làm gì tương ứng với vị trí đang
nắm giữ. Mỗi một cá nhân sẽ có thể có nhiều vai trò khác nhau trong những
đoàn thể, hiệp hội khác nhau. Người phụ nữ trong xã hội hiện đại phải thực hiện
nhiều vai trò. Trong những vai trò đó nổi bật lên hai vai trò là: vai trò trong gia
đình và vai trò ngoài xã hội. Ở xã hội, họ là lực lượng lao động, là thành viên
của tổ chức, họ đảm bảo cho gia đình về phương diện kinh tế, trong gia đình, họ
phải đảm đương trách nhiệm một người vợ, người mẹ, họ sinh đẻ và nuôi
dưỡng con cái.

24

Trên phương diện cơ cấu và phân tích về vai trò của một cá nhân thì tổng
số những vai trò của một cá nhân hợp thành nhân cách xã hội thì được gọi là vai
trò toàn diện. Tuy nhiên, mỗi một con người có một nhiệm vụ chính và tự đồng
hoá mình với một trong những đoàn thể chủ yếu, trong đó cá nhân giữ vai trò
chính yếu. Một cá nhân bị giới hạn bởi thời gian, tài năng, cơ hội và bởi các sự
kiện trong bất cứ trường hợp nào sẽ phải có mức độ chuyên môn hoá nhất định
về những nhiệm vụ được giao. Người ta thường hay gọi đó là vai trò then chốt.
Tất cả những vai trò đó đều liên kết, tương tác lẫn nhau trong hệ thống vai trò, nó
được ăn sâu vào lề lối, suy tưởng và hành động thông thường của cá nhân. Trong
suốt thời gian bị xã hội hoá, cá nhân đồng thời học được những vai trò xã hội và
trong suốt cuộc đời người ta chờ xem cá nhân đóng vai trò của họ như thế nào.
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận: Lý thuyết xã hội hoá
1.1.2.1. Diễn biến xã hội hoá
Theo Smelser - nhà xã hội học người Mỹ, xã hội hoá diễn ra dưới sự tác động
của ba nhân tố cơ bản là: sự mong đợi, sự thay đổi hành vi và thói khuôn phép.
Sự mong đợi từ phía xã hội đối với cá nhân. Xã hội mong đợi hành vi của
mỗi cá nhân phù hợp với vị trí của họ trong xã hội, những chuẩn mực xã hội mà
xã hội có nhiệm vụ truyền lại cho bản thân mỗi người từ thế hệ này qua thế hệ

khác. Từ đó, mỗi cá nhân hoà nhập và thích ứng được đời sống xã hội. Đồng
thời, bản thân mỗi cá nhân cũng mong muốn đáp ứng được những mong đợi của
xã hội qua cách thức học hỏi xã hội trong mối tương tác xã hội lẫn nhau.
Vì vậy, sự mong đợi thường liên quan đến vai trò xã hội nhất định của mỗi
cá nhân. Xã hội mong đợi mỗi cá nhân trong trường hợp cụ thể phải có những
hành vi hợp qui luật, hợp chuẩn mực giá trị của xã hội.
Nhưng những mong đợi liên quan đến vai trò không chỉ đơn giản một
chiều, không phải chỉ đơn giản đòi hỏi mỗi người phải có những hành vi cụ thể
nào đó. Ngược lại, người đó cũng có quyền đòi hỏi những người khác phải đối
xử với mình theo cách nào đó. Như vậy, một vai trò xã hội liên quan đến đòi hỏi
chung mang tính tương tác xã hội.
Sự thay đổi hành vi. Trong quá trình tương tác xã hội, các cá nhân học hỏi
những giá trị chuẩn mực xã hội để đóng đúng vai trò xã hội nhất định của mình,
đã dần dần thay đổi hành vi và sự thay đổi hành vi cũng thường xảy ra khi liên

×