Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.36 KB, 36 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN












NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ




GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON TRONG GIA ĐÌNH
ĐÔ THỊ HIỆN NAY

(Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội)






LUẬN VĂN THẠC SĨ: Xã hội học









Hà Nội - 2012

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ




GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON TRONG GIA ĐÌNH
ĐÔ THỊ HIỆN NAY

(Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội)



Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60.31.30


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa










Hà Nội – 2012


104





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5
2.1. Ý nghĩa lý luận 5
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
3. Đối tượng-khách thể-phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
3.2. Khách thể nghiên cứu 6
3.3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
5. Câu hỏi nghiên cứu 6
6. Giả thuyết nghiên cứu. 6
7. Phương pháp nghiên cứu 7
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu 7
7.2. Phương pháp quan sát 7
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 7
7.4. Phương pháp phỏng vấn theo phiếu trưng cầu ý kiến 8
7.5. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 8

NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1. Cơ sở lý luận 8
1.1.1. Những khái niệm công cụ 8
1.1.1.1. Khái niệm đạo đức 8

1.1.1.2. Khái niệm gia đình 10
1.1.1.3. Khái niệm cơ cấu gia đình, chức năng và chức năng gia đình 12

105

1.1.1.4. Khái niệm giáo dục, giáo dục đạo đức và giáo dục trong gia đình
14
1.1.1.5. Khái niệm văn hoá gia đình 20
1.1.1.6. Khái niệm trẻ em 21
1.1.1.7. Khái niệm chuẩn mực xã hội và hành vi lệch chuẩn 22
1.1.1.8. Khái niệm vai trò 22
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận: Lý thuyết xã hội hoá 8
1.1.2.1. Diễn biến xã hội hoá 24
1.1.2.2. Xã hội hoá trẻ em 26
1.1.2.3. Môi trường cơ bản của xã hội hoá 26
1.2. Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.2. Vài nét sơ lược về tâm lý trẻ em trong độ tuổi THCS 33
1.2.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 36
Chương 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ EM TRONG GIA
ĐÌNH ĐÔ THỊ
2.1. Hiện trạng đạo đức trẻ em trong độ tuổi THCS 39
2.1.1. Hiện trạng suy thoái đạo đức của trẻ em ở quận Hà Đông 39
2.1.2. Các nguyên nhân tác động đến hiện trạng đạo đức trẻ em hiện nay 45
2.1.2.1. Nguyên nhân từ các điều kiện kinh tế-xã hội 45
2.1.2.2. Nguyên nhân từ phía bản thân trẻ em 47
2.1.2.3. Nguyên nhân từ phía gia đình 51
2.2. Vai trò của cha mẹ trong giáo dục đạo đức cho trẻ em 55
2.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ em hiện nay 59
2.3.1. Lòng hiếu thảo đối với cha, mẹ 60

2.3.2. Tình yêu thương, trách nhiệm đối với anh, chị, em, giữa vợ với chồng
trong gia đình 61
2.3.3. Lễ phép, kính trọng đối với người trên 63
2.3.4. Tôn sư, trọng đạo 65
2.3.5. Trung thực và thẳng thắn 67
2.3.6. Một số nội dung giáo dục mới khác 69
2.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho con trong gia đình 70

106

2.4.1. Nêu gương thông qua hành động của người lớn 72
2.4.2. Hướng dẫn con tham gia công việc gia đình 81
2.4.3. Động viên, khen thưởng 82
2.4.4. Hình thức xử phạt 84
2.4.5. Chuyện trò, tâm sự 85
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho con trong gia
đình 87
2.5.1. Cha mẹ thiếu kiến thức về tâm lý trẻ 87
2.5.2. Phương pháp giáo dục không phù hợp 89
2.5.3. Thời gian dành cho con và gia đình 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97
Kết luận 97
Khuyến nghị 1002


3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử loài người đã chứng minh gia đình luôn giữ một vai trò quan trọng

trong đời sống của mỗi cá nhân cũng như trong sự phát triển của xã hội. Gia đình là tế
bào của xã hội. Sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại
và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình không phải là nơi duy nhất có vai trò và trách
nhiệm trong việc giáo dục trẻ em nhưng nó là môi trường đầu tiên tạo điều kiện tốt
nhất và có vai trò quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách trẻ em.
Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã
khẳng định: “Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo
dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giáo dục gia đình cho đến nay vẫn khẳng định vai trò to lớn và không thể thay
thế được do những ưu thế của nó so với giáo dục xã hội. Trước hết người ta nhận thấy
rằng, ở giai đoạn đầu, đứa trẻ tiếp thu văn hoá, kinh nghiệm xã hội không phải bằng lý
trí tư duy mà đơn giản chỉ là bắt chước thông qua việc sao chép lại mẫu hành vi của
bố, mẹ và của những người xung quanh. Sự chăm sóc và dạy dỗ của bố mẹ chính là
yếu tố đầu tiên trong quá trình thích nghi dần với đời sống xã hội của trẻ. Xã hội vận
động và phát triển không ngừng, song giáo dục gia đình vẫn luôn luôn ảnh hưởng lâu
dài và toàn diện nhất đối với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời của họ. Giáo dục nhà
trường và giáo dục xã hội là những môi trường giáo dục rất quan trọng, nhưng vai trò
của nó chỉ được phát huy một cách có hiệu quả khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhân tố con người
luôn giữ vai trò có tính chất quyết định. Vì vậy, giáo dục và đào tạo con người trong
gia đình càng trở nên bức thiết trước yêu cầu phát triển của xã hội.
Thực tế cho thấy, dưới tác động của kinh tế thị trường, nhiều giá trị đạo đức
truyền thống và nếp sống văn hóa gia đình đang có sự vận động và biến đổi.

4
Có thể nói đa số trẻ em hiện nay đều được giáo dục rất chu đáo về mặt đạo đức.
Đã có nhiều tấm gương con ngoan trò giỏi, hiếu lễ với cha mẹ, thầy cô, tấm gương
giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn, quên mình cứu bạn… Nhưng bên
cạnh đó, vẫn còn nhiều trẻ em hư, lười học, vô cảm. Dưới tác động mạnh mẽ của môi

trường xã hội, của các loại văn hoá phẩm độc hại,… nhiều giá trị văn hoá truyền thống
tốt đẹp đang bị mai một trong một bộ phận gia đình Việt Nam nói chung và gia đình
đô thị nói riêng. Các quan hệ gia đình tốt đẹp đang đứng trước nguy cơ bị lấn át bởi
những quan hệ hàng hoá, thị trường, lợi nhuận hoặc lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ.
Bên cạnh môi trường xã hội phức tạp như vậy, một trong những nguyên nhân
chính đẩy một bộ phận lớn thiếu niên vào con đường phạm pháp đặc biệt là bạo lực học
đường ngày càng tăng lên chính là do sự buông lỏng việc quản lý giáo dục con cái của
mỗi gia đình. Ở đô thị, hầu hết các gia đình còn mải lo về kinh tế, do vậy việc giáo dục
và chủ yếu là giáo dục đạo đức cho con chưa thực sự được coi trọng và đầu tư đúng
mức. Cũng có một số cha mẹ coi trọng việc giáo dục đạo đức cho con, song do hạn chế
về kiến thức, năng lực và phương pháp nên hiệu quả của việc giáo dục đạo đức chưa
cao.
Đối với những gia đình đang sinh sống và có con đang theo học THCS ở quận
Hà Đông, TP. Hà Nội thì đây là độ tuổi học sinh có nhiều biến động về mặt tâm sinh lý.
Học sinh không hoàn toàn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn, có thể nói đây
là giai đoạn quá độ của lứa tuổi vị thành niên này. Do đó, trẻ em ở lứa tuổi này chịu sự
tác động rất mạnh mẽ bởi môi trường bên ngoài trong việc phát triển và hoàn thiện nhân
cách của mình.
Chính vì những lý do trên mà giáo dục đạo đức trở thành vấn đề cốt lõi, nền tảng
trong toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách con người, thu hút được sự quan
tâm đặc biệt của mọi gia đình và của toàn xã hội. Chọn vấn đề “Giáo dục đạo đức cho
con trong gia đình đô thị hiện nay” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học xã hội
học, chúng tôi muốn góp phần nhỏ của mình vào việc khẳng định vị trí, vai trò quan
trọng của gia đình trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục đạo đức đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Từ đó giúp gia đình phát huy tốt hơn nữa

5
vai trò của mình trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho con trong các gia
đình đô thị hiện nay nói riêng góp phần vào công cuộc đào tạo con người mới đáp ứng yêu
cầu phát triển của xã hội hiện đại.

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua việc phân tích các tác động của điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay
làm biến đổi văn hoá gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình, vai trò xã hội của gia
đình, đề tài góp phần bổ sung các lý thuyết đã có nhằm chứng minh tính đúng đắn trong
những luận điểm, lập luận của xã hội về vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho
con cái. Từ đó, hy vọng luận văn cũng góp một phần nhỏ vào quá trình nâng cao nhận
thức lý luận xã hội học về vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng xã hội
hoá con người.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả mà luận văn đạt được có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
tìm hiểu vai trò quan trọng của gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của con cái.
Từ đó giúp gia đình phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong giáo dục nói
chung và giáo dục đạo đức cho con trong các gia đình đô thị hiện nay nói riêng góp
phần vào công cuộc đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
3. Đối tƣợng-khách thể-phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Nhóm trẻ em trong độ tuổi theo học THCS
1
tại hai trường THCS Lê Hồng
Phong và trường THCS Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, TP. Hà Nội;
- Nhóm bố, mẹ có con đang theo học trường THCS tại quận Hà Đông, TP. Hà
Nội;
3.3. Phạm vi nghiên cứu

1
Trung học cơ sở


6
- Phạm vi không gian: 2 trường THCS Lê Hồng Phong và trường THCS Nguyễn
Trãi, quận Hà Đông, TP. Hà Nội;
- Phạm vi thời gian: từ tháng 3 đến hết tháng 5/2011
- Giới hạn nội dung giáo dục:
Nội dung giáo dục tập trung vào giá trị cơ bản về đạo đức như: lòng hiếu thảo,
tình yêu thương, sự lễ phép, kính trọng, tôn sư trọng đạo, đức tính trung thực thẳng
thắn;
- Phương pháp giáo dục giá trị đạo đức của các bậc phụ huynh trong mỗi gia
đình;
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức cho con trong các gia đình đô thị hiện nay
và những khó khăn của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho con.
4.2. Thực trạng đạo đức của trẻ em từ 12-15 tuổi tại quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Những nội dung giáo dục đạo đức cơ bản và phương pháp giáo dục đạo đức của các
bậc phụ huynh trong gia đình đô thị hiện nay. Tầm quan trọng của gia đình (vị trí, vai
trò của cha, mẹ) trong việc giáo dục đạo đức cho con.
4.3. Góp phần đưa ra các giải pháp giúp các gia đình giáo dục đạo đức cho con
được tốt hơn.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng đạo đức trẻ em trong độ tuổi THCS ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội
như thế nào?
- Những nguyên nhân tác động đến hiện trạng đạo đức trẻ em hiện nay là gì?
- Những nội dung giáo dục đạo đức cho con những gia đình đô thị hiện nay
được coi trọng như thế nào?
- Sự khác nhau về phương pháp giáo dục đạo đức giữa những gia đình có nghề
nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập khác nhau như thế nào?
- Những khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho con của các gia đình ở đô thị
ra sao?

6. Giả thuyết nghiên cứu

7
- Thực trạng đạo đức của trẻ em trong độ tuổi THCS ở quận Hà Đông, TP.Hà
Nội hiện nay ngày càng giảm sút so với trước kia;
- Phần lớn các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến những nội dung giáo dục
đạo đức cho con nhưng do điều kiện công việc nên không dành được nhiều thời gian để
trò chuyện, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với con. Một bộ phận lớn bậc phụ huynh có
những suy nghĩ sai lầm khi quá tin tưởng và phó thác hoàn toàn việc giáo dục đạo đức
cho con mình vào nhà trường và xã hội;
- Có sự khác biệt trong phương pháp giáo dục đạo đức cho con giữa các nhóm
gia đình có nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập khác nhau;
- Trình độ học vấn và thời gian dành cho con là một trong những nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến việc xuất hiện một bộ phận trẻ em yếu kém về mặt đạo đức, lối sống
và nhân cách đã trở thành những đứa trẻ gây ra các nạn bạo lực học đường phổ biến
hiện nay tại thành thị.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm: các sách,
báo, khóa luận, bài viết trên mạng Internet.
7.2. Phƣơng pháp quan sát
Thông qua việc phỏng vấn bảng hỏi và phỏng vấn sâu chúng tôi quan sát các
đối tượng học sinh trong độ tuổi THCS và cả những bậc phụ huynh có con trong độ
tuổi từ 12-15 cho thấy phần lớn những người làm cha, mẹ đều rất quan tâm đến việc
giáo dục đạo đức cho con, họ rất lo lắng khi đề cập đến hiện tượng bạo lực ở học sinh.


7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 30 trường hợp (trong đó: 20 học sinh
THCS và 10 phụ huynh có con trong độ tuổi từ 12-15).

Thông tin từ phỏng vấn sâu góp phần lý giải và minh họa cho việc phân tích số
liệu định lượng của cuộc điều tra.

8
Với mục đích có được thông tin định tính đa dạng ở các thành phần gia đình
khác nhau nên đối tượng nghiên cứu được lựa chọn có chủ định. Các thông tin thu
thập bao gồm: đặc điểm nhân khẩu; nghề nghiệp chính của gia đình; tình hình kinh tế
của gia đình; nhận xét của gia đình về tình trạng đạo đức của trẻ em tại khu vực trong
5 năm gần đây, đặc biệt là đối với trẻ em trong độ tuổi THCS; nội dung, phương pháp
và thời gian dành cho việc giáo dục đạo đức cho con; những khó khăn của gia đình
trong việc thực hiện chức năng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức đối với con
nói riêng.
7.4. Phƣơng pháp phỏng vấn theo phiếu trƣng cầu ý kiến
- Tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 73 phụ huynh có con đang theo học
2 trường THCS ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội;
- 180 phiếu trưng cầu ý kiến cho những học sinh đang theo học tại 2 trường
THCS Lê Hồng Phong và THCS Nguyễn Trãi có độ tuổi từ 12 đến 15;
7.5. Phƣơng pháp xử lý thông tin, số liệu
- Phương pháp thống kê xã hội học, xử lý phần mềm SPSS.12.0
- Gỡ băng phỏng vấn sâu












9
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm công cụ
1.1.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một phạm trù không dễ định nghĩa, tuy nhiên nó cũng có thể được
hiểu theo những cấp độ sau:
- Đạo đức, theo nghĩa hẹp, là luân lý, những qui định, những chuẩn mực ứng xử
trong quan hệ của con người. Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con
người cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những qui định, những chuẩn mực ứng
xử của con người với con người, với công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên
và với môi trường sống.
- Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị,
luật pháp, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân
cách của cá nhân đã được xã hội hoá. Đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần
lành mạnh, trong sáng, ở hành động góp phần giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu
thuẫn.
- Đạo đức còn thể hiện ở hiệu quả lao động của cá nhân trong quá trình hoàn
thiện nhân cách suốt đời, là trách nhiệm của con người trong việc thực hiện nghĩa vụ
công dân góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, thực hiện các
mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh; trong việc tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của thời đại,
tham gia xây dựng, giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội lành mạnh cho con
người vì sự phát triển bền vững của toàn nhân loại.
- Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của
đời sống xã hội, có cơ sở từ tồn tại xã hội.
Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bị chi phối bởi điều kiện kinh tế
- xã hội và lịch sử. Đạo đức có nguồn gốc từ tồn tại xã hội nhưng thường bảo thủ và


10
biến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội. Không phải lúc nào đạo đức phản ánh và tác
động thuận chiều, thậm chí, nó có thể tác động tiêu cực trở lại xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm gia đình
Gia đình là một loại hình tổ chức xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội
loài người và đã không ngừng biến đổi cùng với bước tiến của nền văn minh nhân
loại. Là thiết chế cơ sở của xã hội, gia đình từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu. Gia đình là một tế bào xã hội và là một thiết chế xã hội có tính
lịch sử và tính toàn cầu. Là một yếu tố năng động, một khái niệm phức tạp, vì vậy
khái niệm gia đình có nhiều cách biểu đạt và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau:
- Gia đình là một tổ chức xã hội, được hình thành bởi một nhóm gồm ít nhất hai
thành viên, tồn tại có tính lịch sử, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ nhận nuôi; các thành viên có các quyền và nghĩa vụ với
nhau tuân theo chuẩn mực xã hội và pháp luật quy định nhằm đáp ứng những nhu cầu
riêng tư và thoả mãn những nhu cầu của xã hội cả trên phương diện vật chất và tinh
thần.
Tóm lại, gia đình được khái quát lại như sau: về cơ bản, gia đình là một nhóm xã
hội cơ bản hình thành trên hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết
thống được nhà nước và xã hội thừa nhận.
1.1.1.3. Giáo dục và giáo dục đạo đức
* Giáo dục
“Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đó dần có những
phẩm chất và năng lực do yêu cầu đề ra”.
Các nhà xã hội học giáo dục luôn nhấn mạnh tính định hướng của giáo dục,
coi giáo dục là hoạt động có ý thức của con người. Trên thực tế, nếu thiếu hoạt động
giáo dục sẽ không thể tạo ra quá trình tái sản xuất các hoạt động tinh thần và vật chất
khác.


* Giáo dục đạo đức

11
Trong xã hội truyền thống, nếu như giáo dục gia đình giữ vai trò quyết định
trong việc xã hội hóa cá nhân, đưa cá nhân hòa nhập với cộng đồng xã hội thì giáo
dục đạo đức được coi là cốt lõi của giáo dục gia đình. Trong nội dung giáo dục đạo
đức, các thế hệ đi trước đặc biệt chú ý giáo dục cách ứng xử của cá nhân đối với các
tổ chức cộng đồng xung quanh (cộng đồng gia đình, cộng đồng thân tộc, cộng đồng
làng xã).
Giáo dục đạo đức trong gia đình truyền thống
Phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình trước kia chủ yếu được thực
hiện dưới hình thức « nêu gương », những tấm gương về đạo Hiếu, về đức hy sinh
của con đối với cha mẹ được ghi chép trong các sách sơ học, dưới hình thức câu
chuyện kể ngắn gọn hoặc những câu châm ngôn trong sách thánh hiền, ca dao, tục
ngữ được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằm giáo dục cho con
những ý thức cơ bản nhất về đạo lý làm người.
Giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay
Nền kinh tế thị trường phát triển đã tạo ra những thay đổi tích cực cho kinh tế
- xã hội đất nước, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, sức sản xuất phát triển
mạnh mẽ. Tuy nhiên, hàng loạt những vấn đề xã hội tiêu cực liên tục nảy sinh, đồng
tiền đã phát huy sức mạnh của nó không chỉ ở ngoài xã hội mà cả ở trong gia đình.
Những chuẩn mực đạo đức vốn được coi là tiêu chí hàng đầu để đánh giá nhân cách
con người thi nay đã dần suy giảm và bị vi phạm tương đối nghiêm trọng. Con người
chân chất, hiền lành trong xã hội truyền thống đang dần nhường chỗ cho con người
có đầu óc kinh tế thực dụng trong xã hội hiện đại.
Đạo đức, trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều giữ một vị trí quan trọng đặc biệt
trong cuộc sống con người, hơn tất cả các phẩm chất con người khác. Thiếu đạo đức,
con người dễ mất phương hướng của hành động, dễ dàng vi phạm những chuẩn mực
của xã hội.
Giáo dục đạo đức con người là hình thành những chuẩn mực đạo đức có tác

dụng điều chỉnh hành vi của các cá nhân, buộc các cá nhân phải tuân theo những yêu
cầu, chuẩn mực mà xã hội đòi hỏi.

12
Một cá nhân có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của xã hội hiện đại song
quan trọng hơn cả đó phải là một con người có nhân cách, có phẩm chất đạo đức cao
đẹp ngay từ trong chính gia đình của mình.
1.1.1.4. Trẻ em
Trẻ em được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo cách tiếp cận của
từng khoa học cụ thể (Triết học, Xã hội học, Tâm lý học, ). Cái chung trong tất cả
các định nghĩa đó là ở chỗ đều thừa nhận rằng, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ
lại mà trẻ em và người lớn là những giai đoạn phát triển khác nhau, đánh dấu những
chặng đường phát triển khác nhau của một thế hệ người (từ lúc sinh ra đến khi chết).
Điều đó có nghĩa là trẻ em vận động và phát triển theo qui luật riêng. Theo luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước ta thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận: Lý thuyết xã hội hoá
1.1.2.1. Diễn biến xã hội hoá
Theo Smelser - nhà xã hội học người Mỹ, xã hội hoá diễn ra dưới sự tác động của ba
nhân tố cơ bản là: sự mong đợi, sự thay đổi hành vi và thói khuôn phép.
Xã hội hoá có thể được mô tả theo quan niệm khách quan (xã hội ảnh hưởng tới
cá nhân) và quan niệm chủ quan (cá nhân đáp ứng lại xã hội).
Về phương diện khách quan, xã hội hoá là diễn tiến theo đó xã hội truyền thống
văn hoá của mình từ thế hệ này qua thế hệ khác và làm cho cá nhân thích ứng bởi
những qui luật văn hoá được chấp nhận và tán thành của một đời sống xã hội có tổ chức.
Về phương diện chủ quan, xã hội hoá là quá trình nơi cá nhân đang thích ứng với
những người xung quanh, đang nhập dần vào xã hội ở một nền văn hoá xã hội nhất
định. Con người học hỏi khi tiếp xúc với xã hội trong mối tương quan với xã hội.
Vì vậy, mỗi người vừa là con người độc đáo vừa là con người xã hội.

13

1.1.2.2. Xã hội hoá trẻ em
Xã hội hoá trẻ em được phân tích theo bốn yếu tố tâm lý: sự bắt chước, sự đồng
nhất, lòng biết lỗi và lòng xấu hổ giúp cho việc nhận diện quá trình xã hội hoá trẻ em
diễn ra như thế nào và bằng cách nào.
1.1.2.3. Môi trường cơ bản của xã hội hoá
Xã hội hoá thông qua các tác nhân chính thức và không chính thức sau đây:
- Các tác nhân chính thức trong quá trình xã hội hoá là các thiết chế giáo dục, tôn giáo,
quân sự…
- Các tác nhân xã hội hoá không chính thức bao gồm những sự tác động qua lại
của gia đình, bạn hữu, các phương tiện truyền thông…
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu về giáo dục và giáo dục đạo đức trong gia đình
Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về gia đình ở trong nước được công bố.
Ở tầm vĩ mô, có một số công trình nghiên cứu lớn liên quan đến gia đình như:
“Việt Nam phong tục” (1915) của Phan Kế Bính. “Việt Nam văn hóa sử cương”
(1938) của Đào Duy Anh. Thông qua những khảo cứu mang dấu ấn dân tộc học, hai
công trình nghiên cứu này đã ghi chép và miêu tả các quan hệ vợ - chồng, cha – con,
việc giáo dục con trong gia đình Việt Nam truyền thống và những xu hướng biến đổi
của nó trước ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu. Công trình nghiên cứu “Nho giáo và gia
đình” của Vũ Khiêu (1995) đã cung cấp một khối lượng tri thức rất sâu, rộng về văn
hóa gia đình, những tác động, ảnh hưởng đậm nét của nho giáo trong giáo dục gia
đình, những mặt tích cực và tiêu cực của nho giáo đối với việc củng cố gia đình, hình
thành nhân cách trong gia đình và xã hội.
Công trình “Khoa học giáo dục con em trong gia đình” năm 1979 do Đức Minh
chủ biên đề cập đến một số quan điểm giáo dục trẻ em và những phương pháp giáo
dục trẻ em trong gia đình. Cuốn sách “Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở
lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay” (2001) do Nguyễn Thanh Bình

14

chủ biên đề cập rất nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho con cái trong các gia đình nói
chung và gia đình thành phố nói riêng.
1.2.2. Vài nét sơ lược về tâm lý trẻ em trong độ tuổi trung học cơ sở
Các em có nhu cầu tự thể hiện mình rất cao.
Sự phát triển tâm lí xúc cảm của lứa tuổi này là rất đa dạng
Các mối quan hệ tình cảm đa dạng
Một số nét ý chí và tính cách nổi bật của học sinh

Chƣơng 2
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ
2.1. Hiện trạng đạo đức trẻ em trong độ tuổi THCS
2.1.1. Hiện trạng suy thoái đạo đức của trẻ em ở quận Hà Đông
* Biểu hiện hư qua các hành vi lệch chuẩn ở trường học
Khảo sát tại quận Hà Đông để tìm hiểu về tình trạng trẻ em hư ngày nay tăng hay
giảm, kết quả cho thấy 72,6% số người được hỏi cho rằng trong những năm gần đây
tình trạng trẻ em hư ngày càng gia tăng; chỉ có 16,4% cho rằng số lượng trẻ em hư
không tăng cũng không giảm; 2,7% cho rằng có giảm và 8,2% trả lời không biết. Số trẻ
em hư ngày càng tăng lên theo từng loại tệ nạn. Số trẻ em vướng vào tệ nạn xã hội
như: đánh nhau chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số người được hỏi là 56,2%; tiếp đến
là nghiện hút chiếm 39,7%; trộm cắp chiếm 34,2% và cuối cùng là cờ bạc chiếm 8,2%.
* Biểu hiện hư qua các hành vi lệch chuẩn trong gia đình
Qua số liệu điều tra cho thấy trong các biểu hiện hư của các em thì hành vi lười
học lại chiếm tỷ lệ cao nhất (57,8%). Đây là một trong những biểu hiện đáng lo ngại.
Bởi vì, đối với các em đang trong độ tuổi đi học, nhiệm vụ quan trọng hàng ngày là
phải chăm chỉ học tập, rèn luyện để tiếp thu tích lũy kiến thức. Một khi các em lười
học, tất yếu sẽ xuất hiện những hoạt động khác thay thế vào thời gian học tập. Những
hoạt động khác thường không được gia đình mong muốn, vì vậy các em dễ bị sa vào
các hoạt động có tính chất tiêu cực.
* Biểu hiện hư qua các hành vi lệch chuẩn ngoài xã hội


15
Kết quả khảo sát cho biết hành vi lệch chuẩn xã hội của các em, không chỉ phi
phạm các chuẩn mực về đạo đức con người mà còn vi phạm các quy định về trật tự an
toàn nơi công cộng. Theo số liệu điều tra cho thấy số trẻ em đã có lần đánh nhau
chiếm 17,8%; ăn chơi đua đòi thói xấu chiếm 23,9. Chúng tôi cũng tìm hiểu về hiện
tượng này được biết: “Trẻ con bây giờ một số thì học hành rất chăm chỉ nhưng còn số
lớn là bát nháo, suốt ngày chơi bời, đàn đúm rồi game online, kiếm hiệp lung tung cả
mà bố mẹ chẳng quản lý gì hết chỉ thấy đi suốt ngày” (Nữ, 47 tuổi, cán bộ nhà nước).
Tuy tỷ lệ hành vi đánh nhau không cao bằng hành vi ăn chơi đua đòi thói xấu nhưng
nó cũng dễ bị tác động bởi những hành vi ăn chơi đùa đòi này và sẽ có chiều hướng
gia tăng.
2.1.2.

Các nguyên nhân tác động đến hiện trạng đạo đức trẻ em hiện nay
2.1.2.1. Nguyên nhân từ các điều kiện kinh tế-xã hội
Kể từ khi Hà Đông sáp nhập vào Hà Nội và được quy hoạch xây dựng nhiều
nên người dân ở khắp nơi di cư đến đây để làm ăn sinh sống. Chính điều này đã gây ra
nhiều bất ổn về an ninh, trật tự tại địa phương.
Có không ít những ảnh hưởng tiêu cực đã gieo vào nhận thức sai lầm của một số
thanh niên, học sinh tư tưởng sống gấp, sống vì tiền và coi tiền là tất cả, bất chấp đạo
đức, pháp luật và còn đó rất nhiều những sách báo, băng đĩa hình độc hại, mang tính
bạo lực, đồi truỵ, … lối sống buông thả, bê tha như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút… tiêm
nhiễm vào thế hệ trẻ nhanh chóng.
Kết quả khảo sát cho thấy có 12,8% sống trong khu tập thể cơ quan; 16,7% sống
cạnh chợ; 19,4% sống ở nhà riêng trong ngõ, xóm; 18,3% sống gần trường học; và
32,8% sống ở nhà riêng ngoài mặt phố.
Tóm lại, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước tác động tích cực đến đời
sống của người dân nhưng bên cạnh đó đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như sự
buông lỏng quản lý của các bậc phụ huynh đối với con cái, nuông chiều con một cách
thái quá dẫn đến con cái luôn nghĩ chúng là nhất và chúng có thể làm bất cứ việc gì

chúng muốn, từ đây trẻ em sinh ra những thói hư tật xấu rồi sa đà vào những tệ nạn xã hội.
2.1.2.2. Nguyên nhân từ phía bản thân trẻ em

16
*Thiếu nhận thức về đạo đức con người và quý trọng các giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp
Ở các vùng đô thị, kinh tế hàng hóa phát triển, sự đứt gãy giá trị về đạo đức
truyền thống diễn ra nhanh hơn ở những vùng nông thôn. Kết quả khảo sát về “sự bày
tỏ, quan tâm chăm sóc ông, bà, bố, mẹ của mình khi đau ốm như thế nào?”. Ở mức độ
thường xuyên chiếm 11,1%; thỉnh thoảng 31,7%; và hiếm khi 56,7%.
Việc xin ý kiến bố, mẹ trước những quyết định của các em cũng chính là thể
hiện sự tôn trọng đối với người trên. Có 29,4% các em nói rằng có xin phép ý kiến của
bố, mẹ khi quyết định một việc gì đó; 34,4% trả lời thỉnh thoảng và hiếm khi chiếm
35,5%.
Vì vậy mà môi trường là một yếu tố rất quan trọng tác động lớn tới quá trình phát
triển nhân cách của một con người. Sống trong môi trường nào, chơi với nhóm bạn bè
nào thì con người sẽ bị ảnh hưởng và có tính cách tương tự.
*Thiếu thái độ tình cảm tốt đối với thầy, cô giáo
Nếu như trong gia đình đạo hiếu được coi là tiêu chuẩn đức hạnh hàng đầu thì
trong xã hội tôn sư trọng đạo cũng được coi là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu
để đánh giá phẩm chất của con người. Những đứa trẻ thiếu ý thức tôn sư, trọng đạo
thường dễ bị lôi cuốn vào con đường tiêu cực và khó có thể nên người. Kết quả khảo
sát về thái độ, tình cảm của mình đối với thầy, cô giáo cho thấy chỉ có 25,6% tỏ thái
độ kính trọng thầy, cô giáo; tỏ thái độ yêu quý 10%; tỏ thái độ bình thường 62,8%; tỏ
thái độ không yêu 1,7%.
2.1.2.3. Nguyên nhân từ phía gia đình
* Gia đình có mối bất hòa, không khí tiêu cực xâm lấn
Không ít người khẳng định môi trường không lành mạnh ngay trong mỗi gia đình
cũng rất quan trọng. Đó là sự bất hoà, xử sự thô bạo, không tôn trọng lẫn nhau giữa các
thành viên, không khí gia đình căng thẳng, tình cảm lạnh nhạt, bố mẹ không gương

mẫu, bố mẹ ly hôn, cuộc sống tình cảm thiếu thốn, đời sống vật chất, tinh thần có nhiều
khó khăn… đã làm cho các em bị hẫng hụt, bi quan sinh ra chán nản trong học tập rồi rơi
vào các tệ nạn xã hội trong đó có bạo lực học đường.

17
Có 35,0% trẻ em trả lời trong gia đình mình mọi người đối xử với nhau có tình yêu
thương; 64,4% trả lời không có tình yêu thương và có 0,6% không trả lời. 41,7% cho
rằng trong gia đình mình có sự đối xử thiếu công bằng giữa các con trong cùng một nhà;
57,8% đối xử công bằng. Mỗi thành viên trong gia đình cũng sống rất tùy tiện chiếm khá
lớn: 28,5%; 71,1% sống không tùy tiện. 36,7% mọi người đối xử với nhau có gia giáo,
quy tắc; 62,8% không có gia giáo, quy tắc.
Kết quả khảo sát về tình trạng gia đình của các em cho thấy: chỉ có 36,2% gia đình
có sự hòa hợp; 20,0% gia đình đầm ấm.
Những số liệu chỉ ra trên đây chính là đầu mối của những bất hòa trong gia đình, là
nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hành vi sai lệch của con cái trong gia đình và là căn
nguyên của sự thiếu hạnh phúc trong gia đình.
* Mối quan hệ tình cảm của cha, mẹ đối với con
Qua cuộc khảo sát về tình trạng bạo lực trong học sinh chúng tôi cũng quan tâm
đến thái độ của những người làm cha, làm mẹ khi con cái có hành vi bạo lực, bởi điều
này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và việc điều chỉnh hành vi của các
em. Kết quả thật đáng buồn: Có 41,7% các em nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và
đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”; 6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có
đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con cái”.
Khi được hỏi: “Khi em đánh nhau với bạn thì bố, mẹ em có biết được điều này
hay không”? Trả lời: “Úi dào, ông ấy có biết gì đâu. Suốt ngày chỉ quan tâm đến
thằng con của bà vợ kế chứ có quan tâm gì đến em đâu. Thế nên có biết hay không cũng
không quan trọng” (Nam, lớp 8, trường THCS Nguyễn Trãi).
Những con số và lời tâm sự rất thật của các em trên đây đáng gióng lên hồi
chuông báo động về vai trò làm cha mẹ trong gia đình hiện nay. Chính sự thờ ơ, vô
cảm và vô trách nhiệm của nhiều bậc làm cha làm mẹ đối với con cái, cộng thêm

phương pháp giáo dục sai lầm sẽ là mảnh đất nuôi dưỡng hiện tượng bạo lực phát
triển trong học sinh.
* Gia đình thiếu sự liên lạc với nhà trường

18
Đối với gia đình, việc liên hệ thường xuyên để kết hợp với nhà trường trong theo
dõi, giám sát để kịp thời động viên, uốn nắn những sai lệch của con em mình là rất cần
thiết. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 38,3% trẻ em trả lời bố, mẹ thường xuyên liên lạc với
nhà trường; 54,4% em trả lời bố, mẹ không liên lạc với nhà trường; và 7,2% không trả lời.
2.2. Vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ em
Gia đình không những là môi trường đầu tiên mà còn là môi trường quan trọng
trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người.
Để thấy được tầm quan trọng của gia đình đối với việc giáo dục đạo đức cho con,
có 74% các bậc cha mẹ được hỏi trả lời rằng việc một đứa trẻ hư thì lỗi đầu tiên thuộc
về gia đình. Nhưng trong đó vẫn có một số lớn người đổ lỗi hoàn toàn cho xã hội
(chiếm 15,1%) và nhà trường (11,0%). Một kết quả điều tra khác cũng cho thấy 50,7%
những người được hỏi nói rằng người có ảnh hưởng lớn nhất trong việc giáo dục đạo
đức đối với con cái trong gia đình chính là cha và mẹ của chúng tiếp đến là người mẹ
(chiếm 30,1%); bố chiếm 16,4%. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò lớn lao của
cha, mẹ trong giáo dục đạo đức đối với con cái.
2.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ em hiện nay
2.3.1. Lòng hiếu thảo đối với cha, mẹ

19
Theo số liệu điều tra xã hội học cho thấy lòng hiếu thảo của con với cha mẹ đã
bị giảm xuống còn 86,4% số người được hỏi cho rằng rất quan trọng và 13,6% cho
rằng khá quan trọng.
Ngoài số liệu được điều tra, khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng thu
được những thông tin có ý kiến tương tự: “Thực ra trong lòng ai chẳng muốn con cái
hiếu thảo với cha, mẹ, nhưng bây giờ chẳng mong chờ được gì ở chúng nó đâu. Sau

này mong cho chúng nó độc lập được không phải nhờ cậy đến bố, mẹ là may rồi”(Nữ,
38 tuổi, kinh doanh).
Quan niệm và thái độ của các bậc cha mẹ về việc giáo dục lòng hiếu thảo cho
con thời nay thật đáng buồn và đây chính là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những bậc
phụ huynh nào có những suy nghĩ sai lầm. Giờ đây, họ có thể cân nhắc lại cách nuôi
dạy con của mình vẫn chưa muộn.
2.3.2.

Tình yêu thương, trách nhiệm đối với anh, chị, em, trong gia đình
Hiếu thảo với bố mẹ là một đức tính quan trọng mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng
mong muốn con mình có. Bên cạnh đó, tình yêu thương, sự quan tâm và trách nhiệm
đối với anh chị em trong gia đình cũng là một đức tính rất quan trọng.
Theo đánh giá của cuộc khảo sát có 69,9% số người được hỏi trả lời tình yêu
thương và trách nhiệm đối với anh, chị, em là rất quan trọng; 28,8% cho là khá quan
trọng và 1,4% cho rằng bình thường.
Tóm lại, việc giáo dục cho con cái tình yêu thương và trách nhiệm với nhau là
một nội dung mà đa số các bậc cha mẹ giờ đây không còn chú ý nhiều đến nữa. Đó là
do ngày nay đời sống « vật chất » đã dần thay thế cho đời sống « tinh thần ». Cuộc
sống hối hả, bận rộn lo cơm, áo, gạo, tiền và luôn đề cao cái « tôi » của mình nên họ
đã có những nhận thức kém hơn đức tính này so với trước kia.
2.3.3. Lễ phép, kính trọng đối với người trên
Giáo dục sự lễ phép và kính trọng đối với người lớn ngày nay có phần giảm sút
là một cảnh báo đối với xã hội nói chung và đối với mỗi gia đình nói riêng. Khi điều tra
tại quận Hà Đông, 67,2% những người được hỏi cho rằng đức tính này là rất quan trọng;
32,8% đánh giá là khá quan trọng.

20
Nhìn chung, các bậc phụ huynh ý thức được tầm quan trọng của việc dạy dỗ con về
sự lễ phép và lòng kính trọng đối với người trên, nhưng so với hai đức tính: hiếu thảo với
cha mẹ và yêu thương, trách nhiệm đối với các anh chị em thì tầm quan trọng đã giảm đi

rất nhiều.

2.3.4. Tôn sư, trọng đạo
Trong xã hội hiện đại, việc đầu tư vật chất và tinh thần để giáo dục kiến thức cho
con cái đã được các gia đình chú ý. Tuy nhiên, vẫn còn tới 70,8% số gia đình được hỏi
khẳng định rằng cần phải truyền dạy thái độ "tôn sư trọng đạo" cho con cháu. Mặc cho
việc khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục con cái sự tôn trọng và lòng biết ơn các
thầy cô giáo, trong số những nhận định cho rằng giá trị đạo đức truyền thống bị xói mòn
mạnh mẽ nhất, theo những người được điều tra thì 66,6% trong số họ cho rằng truyền
thống "tôn sư trọng đạo" ngày nay kém hơn so với trước kia.
2.3.5. Trung thực và thẳng thắn
Điều tra ở quận Hà Đông cho thấy, so với tất cả những đức tính trên thì đức tính
này không được đánh giá cao. Chỉ có 13,6% số người được hỏi cho rằng đây là điều
rất quan trọng; 46,8% cho rằng khá quan trọng; 32,8 cho rằng bình thường và 6,8% số
người không có ý kiến.
Để giải thích thêm cho vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu chúng tôi
nhận được ý kiến: “Dạy con thì cũng vẫn dạy thôi, chứ tuyệt đối quá, thẳng thắn quá
cái gì cũng đứng ra nói tuột là chết có ngày. Nói chung là phải lựa. Ví dụ trong cuộc
họp phải lựa lời mà nói chứ nghĩ sao nói vậy nhiều khi là nguy. Biết đâu những đóng
góp thiết thực của mình ngày hôm nay lại là nguyên nhân của việc mình bị hạ chức ấy
chứ” (Nam, 52 tuổi, cán bộ nhà nước).
Không ai ủng hộ việc dối trá, rõ ràng là họ nhận thức được tầm quan trọng của
tính thẳng thắn, trung thực, nhưng không phải ai cũng khuyên con cái mình nhất nhất
phải như vậy. Phần lớn họ đều nói rằng con người phải biết lựa thời cơ để nói, để thể
hiện quan điểm của mình. Nhưng đối với trẻ vị thành niên thì chúng khó mà biết được
thế nào là lựa lời mà nói, mà thể hiện, ranh giới giữa những điều đó thật mù mờ. Nếu

21
các bậc cha mẹ khuyên bảo, dạy dỗ con cái không đúng phương pháp về vấn đề này
thì sẽ dễ dàng nhận được kết quả ngược lại.



2.3.6. Kết hợp với một số nội dung giáo dục mới khác
Dành thời gian để chuyện trò, tâm sự với con cái là điều rất cần thiết và quý giá. Sẽ
tốt hơn và hiệu quả hơn nữa khi nội dung trao đổi, chuyện trò với con cái trong những
khoảng thời gian ấy là những nội dung giáo dục hợp lý với độ tuổi của trẻ. Mỗi gia đình
với rất nhiều nét khác nhau về trình độ, nhận thức, quan niệm… dẫn đến sự khác nhau
nhất định trong các nội dung chuyện trò với con cái.
Qua khảo sát có 7 nội dung được đưa ra dưới đây để giáo dục con của các gia đình
hiện nay, số liệu cho thấy: Mức độ thứ nhất được coi là được đánh giá cao nhất. Trong
bảng số liệu này nội dung thứ hai “Tri thức” được các bậc phụ phuynh đánh giá cao
hơn cả được đặt ngay ở vị trí thứ nhất và chiếm tỷ trọng cũng lớn nhất là 98,6%; tiếp
ngay sau là “đạo đức” với mức độ cũng cao nhưng chỉ đứng ở vị trí thứ 2 là 87,7%;
tiếp đó là “kỹ năng sống” ở mức độ 1 chiếm 1,4% và mức độ 2 là 8,2%, ở mức độ 3
chiếm 63,0%; kế tiếp sau nội dung này là “giới tính” giữ tỷ lệ tương đối đều nhau ở
mức độ 4 và mức độ 5; sau đó đến “hướng nghiệp” và cuối cùng là “văn hóa, nghệ thuật”.
Vậy là ngày trước các cụ quan tâm đặc biệt đến giáo dục đạo đức và luôn xếp ở
vị trí đầu tiên nhưng giờ đây nội dung này đã đứng sau cả nội dung tri thức. Nhận thức
như vậy là tốt nhưng từ nhận thức đến hành động còn khác xa nhau nhiều. Thế nên
mới xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực ở trẻ em ngày nay.
2.4. Phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho con trong gia đình
Phương pháp là một lĩnh vực khoa học, nhưng cũng là một nghệ thuật, nhất là
trong giáo dục đạo đức. Phương pháp giáo dục thường gắn liền với nội dung giáo dục.
Trong gia đình, phương pháp giáo dục đạo đức hướng vào việc hình thành ý thức đạo
đức cho con, tổ chức việc khai sáng đạo đức, bồi dưỡng kinh nghiệm đạo đức, xây
dựng hành vi đạo đức và thói quen đạo đức.
2.4.1. Nêu gương thông qua hành động của người lớn

22
* Quan tâm, chăm sóc và tôn trọng bố mẹ

Con người dù làm gì, ở đâu, như thế nào thì điều đầu tiên là phải có hiếu với
cha mẹ của mình, như vậy mới xứng đạo làm con và mới xứng đáng là một con người.
Thường xuyên thăm hỏi bố mẹ cũng là một yếu tố thể hiện sự hiếu thảo đối với cha
mẹ. Qua điều tra thực tế tại quận Hà Đông, chỉ có 56,2% người được hỏi thường
xuyên quan tâm, thăm hỏi bố mẹ của mình; 43,8% thỉnh thoảng và không có ai không
hỏi thăm bố mẹ bao giờ.
Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau: 41,1 % số người được hỏi nói
rằng thường xuyên quan tâm và chăm sóc bố mẹ khi đau ốm; 52,1% thỉnh thoảng
quan tâm, chăm sóc; và hiếm khi là 6,8%. Con số 52,1% thỉnh thoảng quan tâm, chăm
sóc này cho thấy các bậc cha, mẹ ở đây không còn quan tâm đến bố, mẹ mình như
ngày trước nữa.
Những người có học vấn từ trên đại học thường xuyên quan tâm, chăm sóc bố,
mẹ khi đau ốm chiếm tỷ trọng lớn nhất (53,8%) trong tổng số 72 người trả lời. Sau đó
đến những gia đình có con học vấn trình độ cao đẳng/ đại học chiếm 40,0% và thấp
nhất là những người có trình độ trung học phổ thông/ bổ túc văn hóa chỉ chiếm 33,0%.
Với con số 41,1% người con thường xuyên quan tâm và chăm sóc bố mẹ khi
đau ốm cho thấy họ cũng đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với cha mẹ và họ
hiểu được sự mong chờ, trông ngóng lớn nhất của cha mẹ khi đau ốm chỉ là những
đứa con mà thôi.
Biếu quà cáp, tiền nong cho bố mẹ
Số người biếu quà cáp và tiền nong bố mẹ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn. Kết
quả điều tra cho thấy chỉ có 19,2% số người được hỏi thường xuyên biếu quà cáp và
tiền nong cho bố mẹ; 67,1% số người được hỏi nói thỉnh thoảng và 13,7% nói rằng
hiếm khi làm việc ấy.
Việc những người dân ở đây không thường xuyên biếu quà cáp, tiền nong cho bố
mẹ mình cũng không hoàn toàn phản ánh việc họ sống thiếu trách nhiệm với cha mẹ mà
vì họ có nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
Tâm sự, chia sẻ với bố mẹ

×