Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Xây dựng ý thức công dân cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (nghiên cứu ở thành phố hà tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.79 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN

XÂY DỰNG Ý THỨC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Nghiên cứu ở thành phố Hà Tĩnh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN

XÂY DỰNG Ý THỨC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Nghiên cứu ở thành phố Hà Tĩnh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn. Các số
liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu cuản luận
văn không trùng với các công trình khác
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hƣơng Lan

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo
trong khoa Chính trị học cùng tất cả các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy
trong lớp Cao học Chính trị học khóa 2012, những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức hữu ích về các vấn đề chính trị- xã hội làm cơ sở cho tôi thực
hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn đã tận tình
hướng dẫn cho tôi trong thời gian qua giúp tôi thực hiện tốt và hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến BGH, các đồng nghiệp trường THPT
Thành Sen đã tạo điều kiện, động viên tôi trong thời gian học tập. Và xin cảm
ơn Sở giáo dục đào tạo giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, Xin được
cảm ơn các em học sinh yêu quý đã giúp đỡ, cộng tác cùng tôi trong quá trình

điều tra khảo sát làm đề tài.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của
Thầy/Cô và các bạn đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Thị Hương Lan

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG Ý THỨC
CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT TRONG ĐIỀU KIỆN
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.............8
1.1. Xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT............................................... 8
1.1.1. Khái niệm ý thức công dân..................................................................................... 8
1.1.2. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng ý thức công dân
...............................................................................................................................................................

12
1.2. Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay..................16
1.2.1. Bản chất và đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
...................................................................................................................................................................

16

1.2.2. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT
...................................................................................................................................................................

20
1.3. Sự cần thiết và các hình thức xây dựng ý thức công dân cho học sinh........25
1.3.1. Sự cần thiết phải xây dựng ý thức công dân........................................................ 25
1.3.2. Các hình thức xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT....................28

1.4. Nội dung xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT..........................32
1.4.1. Xây dựng ý thức chính trị - tư tưởng
...............................................................................................................................................................

32
1.4.2. Xây dựng ý thức đạo đức
...............................................................................................................................................................

39
1.4.3. Xây dựng ý thức pháp luật
...............................................................................................................................................................

47
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG Ý THỨC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH
THPT Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.............56
2.1. Thực trạng xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ở


thành phố Hà Tĩnh....................................................................................................................... 56
2.1.1. Giáo dục ở thành phố Hà Tĩnh và thái độ của giáo viên đối với
việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT

...................................................................................................................................................................

56
2.1.2. Thực trạng ý thức công dân và giáo dục ý thức công dân cho học
sinh THPT qua góc nhìn của chính các em
...................................................................................................................................................................

62
iii


2.2. Nguyên nhân của thực trạng....................................................................................... 69
2.2.1. Nguyên nhân của mặt tích cực
...............................................................................................................................................................

69
2.2.2. Nguyên nhân của mặt hạn chế
...............................................................................................................................................................

70
2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng ý thức công dân
cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay................................................ 74
2.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của việc xây dựng ý thức công dân
trong nhà trường THPT hiện nay
...................................................................................................................................................................

74
2.3.2. Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD ở
trường THPT
...................................................................................................................................................................


76
2.3.3. Đổi mới nội dung và phương pháp xây dựng ý thức công dân cho
học sinh
...................................................................................................................................................................

78
2.3.4. Xây dựng ý thức công dân cho học sinh phải có sự phối hợp chặt
chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội
...................................................................................................................................................................

84
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 92
PHỤ LỤC


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT:

Trung học phổ thông

GDCD:

Giáo dục công dân

GD-ĐT:


Giáo dục đào tạo.

NXB:

Nhà xuất bản

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

HCV:

Huy chương vàng

UNICEF: Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
đang đặt ra những yêu cầu to lớn về việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
nhân dân, nhất là của những người trẻ tuổi. Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh

phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…” [33, Điều
27]. Đó cũng là đích đến của nền giáo dục Việt Nam, đòi hỏi nền giáo dục này
không chỉ chú trọng cung cấp tri thức cho người học, mà còn xây dựng từ họ những
cá nhân phát triển toàn diện, kết hợp trong con người cả “Tài” và “Đức”. Đối với
lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay thì “tài” chính là tri thức, kiến thức, kỹ
năng học tập, kỹ năng làm việc và “đức” là đạo đức, là ý thức công dân, là nhân
cách làm người. Đây là hai yếu tố luôn song hành, gắn chặt với nhau tạo nên con
người hoàn thiện.
Để thực hiện được mục tiêu trên, dẫu ở bất cứ thời đại nào việc xây dựng ý thức
công dân cho thế hệ trẻ cũng là vấn đề trung tâm hàng đầu. Bởi các em chính là chủ
nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất
nước sau này. Nếu không có ý thức chắc chắn các em sẽ không thực hiện tốt trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu
ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu tri thức sâu sắc về xã
hội, còn thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lôi kéo, dẫn đến sa ngã. Đây cũng là lứa tuổi
có nhiều biến chuyển tâm sinh lý khá mạnh mẽ. Trong đời sống kinh tế thị trường
những biến chuyển đó càng biểu hiện rõ nét, nổi bật sự tương phản sâu sắc giữa cái tốt
và cái xấu. Phần lớn các em khi thì mạnh mẽ can trường, khi thì đua đòi, tò mò bắt
chước cái tốt, lẫn cái xấu, dám xả thân cứu bạn, dám dốc túi cho bạn đến đồng bạc cuối
cùng; nhưng ngược lại, cũng có khi thiếu suy nghĩ hành động cực

1


đoan như cướp của, giết người chỉ vì vài đồng tiền, một lời xúc phạm, một lời thách
đố. Đây là độ tuổi đã biết tiêu tiền và bắt đầu biết kiếm tiền ở những hoàn cảnh
khác nhau, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn vào các băng nhóm vì đồng tiền. Khi thì nhân ái

cao thượng, có khi lại yêng hùng bất chấp tất cả, chưa thành người lớn nhưng không
muốn người lớn coi mình là trẻ con và sẵn sàng phản ứng và làm trái lời dạy bảo
của người lớn.
Độ tuổi này là thời kỳ phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng
quan trọng trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách và trí tuệ của mỗi cá
nhân. Vì vậy vấn đề xây dựng ý thức công dân càng trở nên khó khăn và cấp thiết,
đòi hỏi phải có cách nhìn toàn diện biện chứng mối quan hệ giữa dạy chữ và dạy
người; giữa gia đình, nhà trường và xã hội; giữa các lực lượng giáo dục trong nhà
trường trong mối quan hệ với luật pháp của xã hội và sự tác động của các thiết chế
nhà nước pháp quyền.
Trong quá trình giáo dục cho lứa tuổi học sinh THPT, trong tổng hòa các mối
quan hệ nêu trên, việc xây dựng ý thức công dân là một nội dung quan trọng mang
tính đột phá không thể tách rời khỏi hệ thống những chuẩn mực đạo đức, hệ thống
chương trình, sách giáo khoa, hệ thống giáo viên dạy dỗ các em từ tuổi mẫu giáo
đến hết phổ thông trung học. Đây là một chuỗi liên hoàn có tính khách quan trong
hoạt động giảng dạy và quản lý giáo dục. Giáo dục ý thức trách nhiệm của con
người nói chung và xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT nói riêng là công
việc mang giá trị nhân văn rất to lớn.
Hà Tĩnh là một tỉnh có truyền thống hiếu học, là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho
đất nước. Tuy vậy, qua khảo sát đặc điểm tình hình học sinh THPT, bên cạnh những
mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều điều đáng lo lắng ở một bộ phận không nhỏ học
sinh. Đó chính là cách nhìn nhận suy nghĩ lệch lạc về chính trị tư tưởng, đạo đức lối
sống sa sút, nhiều hành vi coi thường pháp luật… vẫn đang còn xảy ra không những
chỉ trong gia đình mà còn cả ngoài xã hội. Tất cả những điều trên đang là vấn đề
nóng bỏng, là hồi chuông báo động mạnh mẽ trong xã hội, nhất là đối với ngành
giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2



Vậy tại sao lại có hiện tượng đó xảy ra? Nguyên nhân của những vấn nạn trên có
cả khách quan và chủ quan. Trước hết là do sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị
trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức thế hệ trẻ. Bên cạnh đó công tác giáo
dục ý thức đạo đức, trách nhiệm của các nhà trường chưa đạt hiệu quả như mong
đợi, thậm chí có trường còn xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây
dựng ý thức công dân cho học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn
học giáo dục công dân tôi rất trăn trở. Chính vì vậy nên tôi đã mạnh dạn chọn vấn
đề Xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu ở thành phố Hà Tĩnh)
làm đề tài luận văn thạc sĩ chính trị học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ngược dòng lịch sử từ trước đến nay nghiên cứu về vấn đề xây dựng ý thức công
dân cho học sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay đã nhận được sự quan tâm của một số tác giả ở các góc độ khác nhau.
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể đầy đủ, trọn vẹn các
vấn đề về xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mà mới chỉ đi sâu nghiên cứu từng phần, từng góc
độ nội dung riêng lẽ, cụ thể như: Trong chương trình sách giáo khoa môn GDCD bậc
THPT của bộ giáo dục ban hành đã triển khai đều cả 3 khối ở từng phần và từng bài
với nội dung cụ thể: Khối 10 đi sâu nghiên cứu giáo dục ý thức đạo đức, khối 11
nghiên cứu giáo dục tư tưởng chính trị, khối 12 nghiên cứu giáo dục ý thức pháp luật.
Sau Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có một vài công trình nghiên
cứu như Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống cho học
sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm. Đề tài đã
cung cấp thêm những nội dung mới về giáo dục đạo đức, chính trị tư tưởng trong các
trường từ tiểu học đến đại học những năm đầu thập kỷ 90. Bên cạnh đó trên trang web
của sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre đã có bài viết Tăng cường giáo dục đạo đức và pháp luật
cho học sinh trong các trường học đã đưa ra


3


vấn đề là, hiện nay những biểu hiện về suy thoái đạo đức cũng như tình trạng vi
phạm pháp luật trong học sinh đã gióng lên hồi chuông báo động đối với gia đình,
nhà trường, xã hội.
Phạm Khắc Chương (1995), Một số vấn đề giáo dục đạo đức và giảng dạy đạo
đức ở trường THPT, Vụ giáo viên xuất bản. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn
đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hôi, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặc
biệt gần đây trước tình trạng báo động về sự suy thoái đạo đức của học sinh, sinh
viên hội khoa học Tâm lý - Giáo dục đã tổ chức một hội thảo khoa học với chủ đề
Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp. Hội thảo
đã thu hút được nhiều nhà giáo dục, nhà khoa học tham gia với hàng trăm báo cáo.
Tất cả đều xoay quanh vấn đề làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh
viên có hiệu quả.
Đối với vấn đề xây dựng ý thực pháp luật cho học sinh trong thời gian qua đã được
nhiều tác giả quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau như ở cấp Bộ, cấp Nhà nước có đề
tài Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới
của Bộ tư pháp năm 1995, đề tài Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật của Đào
Trí Úc (Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX- 07).

Bên cạnh đó có các luận án tiến sĩ, luận văn như Những đặc điểm của quá trình
hình thành ý thức pháp luật ở Việt nam hiện nay của Đào Duy Tấn (2001). Luận văn
thạc sĩ triết học của Lê Thị Tuyết Thu (2011),Giáo dục ý thức pháp luật cho học
sinh phổ thông ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai hiện nay, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội. Nói về thực trạng giáo dục ý thức pháp luật cho công dân đã có bài viết
chia sẽ trên trang web />Khi bàn về vấn đề giáo dục ý thức chính trị tư tưởng Đảng ta đã đưa ra các chủ
trương, đường lối, cương lĩnh và một số nghị quyết chuyên đề về công tác tư tưởng
như: Nghị quyết 01/BCT ngày 23/8/1992 và Nghị quyết 09 của bộ chính trị ngày
18/02/1995 về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng; Nghị quyết Hội nghị

Trung ương 6 khóa VIII (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW

4


Đảng khóa IX ngày 18/3/2002 về Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng lý luận
trong tình hình mới. Trên tờ báo Thái Nguyên có bài viết trao đổi xung quanh Nhóm
giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Bộ giáo dục và Đào tạo cũng có Chỉ thị số 2516 /CT – BGD&ĐT ngày 18/5/2007
về Thực hiện cuộc vấn động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” trong ngành giáo dục. Tiếp đến ngày 27/10/2009 Bộ giáo dục và đạo tạo đã
đưa ra Chỉ thị số 7823 /CT – BGD&ĐT, xác định thực hiện cuộc vận động Mỗi thầy
cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Bộ coi đây là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, có tính pháp lý của ngành và đưa thành một trong
những tiêu chí thi đua để nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vì muốn việc xây dựng ý thức công
dân cho học sinh trong nhà nhà trường có hiệu quả thì mỗi giáo viên phải là một
tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Bên cạnh đó, vấn đề thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn
GDCD cũng được nhiều tác giả quan tâm bằng những sáng kiến kinh nghiệm, bài
báo như trên trang web của tỉnh Vĩnh Phúc có bài báo Thực trạng việc dạy - học
môn giáo dục công dân một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, hoặc
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà
Nẵng năm 2012 đã nghiên cứu vấn đề Hứng thú học tập môn GDCD của học sinh
trường THPT Phạm Thứ, thành phố Đà Nẵng, và còn nhiều các công trình nghiên
cứu khác nữa.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã chỉ ra được vai
trò, nhiệm vụ của giáo dục ý thức đạo đức, pháp luật, chính trị tư tưởng trong nền
kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt đối với thế hệ trẻ còn đang trong giai đoạn hình
thành và phát triển nhân cách sống. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu làm rõ

tính cấp thiết của vấn đề xây dựng ý thức đạo đức, pháp luật, chính trị tư tưởng cho
học sinh và đã đề ra những giải pháp cơ bản. Tuy nhiên các đề tài chỉ nghiên cứu
từng góc độ khía cạnh nhỏ lẻ và thời gian cũng đã lâu nên chưa đáp ứng thực tiễn
mới của đất nước khi mà tình hình ý thức công dân trong học sinh hiện nay đang
5


còn mờ nhạt, chưa xác định rõ được vai trò trách nhiệm của bản thân cho nên những
hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật và chính trị tư tưởng trong học sinh ngày càng
nhiều, nhất là học sinh bậc THPT. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề xây dựng ý thức
công dân cho học sinh bậc THPT là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc đối với thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung nhằm
góp phần nâng cao ý thức công dân cho những chủ nhân trương lai của đất nước
trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn của

việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn khảo sát thực trạng ở thành phố Hà
Tĩnh những năm gần đây, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức công
dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò của việc xây dựng ý thức công dân cho học

sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện
nay.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng xây dựng ý thức công dân cho học sinh

THPT ở thành phố Hà Tĩnh, làm rõ những nguyên nhân của hạn chế;
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng ý thức công dân cho học


sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng ý thức công

dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh trong điều kiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi: Xây dựng ý thức công dân cho lứa tuổi học sinh THPT trên địa

bàn thành phố Hà Tĩnh trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây.

6


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm triết học và chính trị học Mác
- Lênin, phần quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh,

quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, nhất là đối với thế hệ
trẻ để làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng ý thức công dân
cho học sinh THPT trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương luận duy vật biện

chứng và duy vật lích sử, với các phương pháp thống nhất lịch sử - logic, so sánh,
phân tích - tổng hợp, phỏng vấn và điều tra xã hội học.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp thêm tiếng nói lý luận cho sự cần thiết phải tăng cường xây


dựng ý thức công dân cho học sinh ở bậc học phổ thông trung học trong điều kiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ hơn những nội dung cơ bản của việc xây dựng ý thức công dân cho

học sinh THPT.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
02 chương, 7 tiết.

7


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG Ý THỨC CÔNG DÂN CHO
HỌC SINH THPT TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1.1. Xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT
1.1.1. Khái niệm ý thức công dân
Một cách chung nhất, chúng tôi hiểu ý thức là toàn bộ những quan điểm, quan
niệm của con người về thế giới và các mối quan hệ của con người trong thế giới. Ý
thức là hình ảnh chủ quan của thể giới khách quan, là sự phản ánh thế giới khách
quan vào đầu óc con người...
Còn công dân, theo từ điển tiếng Việt, “là người dân có quyền lợi và nghĩa vụ của
một nước” [43, tr. 455]. Theo Từ điển luật học, công dân là “người dân của một
nước dân chủ, có chủ quyền, Nhà nước xác định một người cụ thể là công dân là
xác định sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người đó đối với nhà nước” [44, tr. 107].
Công dân Việt Nam là “người dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc tịch Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt
Nam. Người có quốc tịch việt Nam là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” [45, tr.107]. Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 2013, quy định rõ: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy, công dân là người được pháp luật
của một nước xác định là thành viên của chính nước đó và họ được nhà nước của
mình bảo hộ cả khi ở trong nước, lẫn ở nước ngoài, đồng thời công dân phải thực
hiện một số nghĩa vụ đối với nhà nước.
Ý thức công dân là khái niệm phản ánh trình độ nhận thức của công dân về quyền

lợi và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội, đất nước, nó được biểu
hiện trong nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi con người cụ thể.
Ý thức công dân là phẩm chất quan trọng của nhân cách, nó được hình thành và

phát triển thông qua giáo dục và trải nghiệm các hoạt động thực tiễn lâu dài. Có thể
làm rõ hơn bản chất của ý thức công dân thông qua việc nêu và phân tích các đặc
điểm và kết cấu của ý thức công dân.
8


* Ý thức công dân có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất: Ý thức công dân luôn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội. Ý thức
công dân do tồn tại xã hội quyết định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức công dân
cũng thay đổi theo. Nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội theo quan
điểm của triết học Mác chứng minh rằng: Ý thức xã hội của một cộng đồng xã hội
không phải là cái cố hữu bất biến của con người, của xã hội mà nó chỉ là sự phản
ánh của tồn tại xã hội hiện thực. Do đó, một khi tồn tại xã hội thay đổi thì nhất định
sẽ dẫn đến sự thay đổi của ý thức xã hội. Sự thay đổi đó có thể diễn ra nhanh hay
chậm, nhưng nó cũng sẽ phải thay đổi. Đây là một nguyên lý khách quan trong sự
vận động và phát triển của xã hội.
Từ nguyên lý trên chúng ta thấy ý thức công dân cũng chịu sự quy định chung đó,
sự lạc hậu của ý thức công dân so với đời sống thực tiễn của pháp luật do nguyên

nhân sau: Sự vận động của xã hội luôn diễn ra thông qua hoạt động thực tiễn của
con người, hoạt động đó hết sức phức tạp, phong phú, đa dạng và luôn có sự thay
đổi, nhiều khi với tốc độ nhanh mà ý thức công dân không thể phản ánh kịp và trở
nên lạc hậu.
Thứ hai: Ý thức công dân có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội. Ý thức
công dân thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, nhiều khi tồn tại xã hội cũ mất đi
nhưng ý thức cũ trong mỗi người vẫn còn tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài,
nhất là những ý thức công dân lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng.
Đặc trưng này được thể hiện rõ nét trong văn hóa làng xã Việt Nam đó là “Phép vua
thua lệ làng”, “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình”.
Ý thức công dân phản ánh tồn tại xã hội của một thời đại nào đó, song nó cũng kế

thừa những yếu tố nhất định của ý thức công dân thời đại trước. Những yếu tố kế
thừa có thể tiến bộ hoặc không tiến bộ, sự kế thừa này còn phụ thuộc vào trình độ
nhận thức của mỗi người, phụ thuộc vào truyền thống, phong tục tập quan, tâm lý...
Ý thức công dân còn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, tùy vào ý thức công

dân tiến bộ hay lạc hậu mà sự tác động của nó có thể là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển của các hiện tượng xã hội từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng.

9


Thứ ba: Ý thức công dân là một hiện tượng mang tính chính trị - giai cấp. Như đã
biết, ý thức công dân luôn mang tính giai cấp và gắn liền với thể chế chính trị của
nhà nước, trong tư tưởng, quan điểm của mỗi cá nhân có sự ý thức thức về lợi ích
giai cấp, dân tộc, quốc gia để bảo vệ chúng. Trong mỗi quốc gia có thể tồn tại nhiều
hệ ý thức khác nhau, song chỉ có ý thức của lực lượng thống trị xã hội là có điều
kiện được phổ biến rộng rãi. Do đó, tính chính trị - giai cấp của một nhà nước đồng
thời cũng quy định luôn tính chính trị - giai cấp của ý thức công dân.

* Kết cấu của ý thức công dân: Có thể xem ý thức công dân là điều kiện quan

trọng, là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện cá
nhân, là cơ sở hình thành nét văn hóa xã hội. Kết cấu của ý thức xã hội qua lăng
kính từng cá nhân là cách thức liên hệ, tổ chức bên trong của tình cảm, ý chí, quan
điểm của mỗi cá nhân. Nói chung, đó là hiện tượng xã hội phức tạp, theo các lát cắt
khác nhau ý thức công dân được cấu thành từ những yếu tố khác nhau. Mỗi cách
phân chia đều có ý nghĩa nhất định trong việc tìm hiểu bản chất, đặc điểm và vai trò
của ý thức công dân. Xuất phát từ yêu cầu của luận văn chúng tôi đã tiếp cận kết
cấu ý thức công dân ở hai cấp độ: Hệ tư tưởng công dân và tâm lý công dân.
Hệ tư tưởng công dân: Được hình thành trong quá trình nhận thức về mặt lý luận
những lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội, những nhiệm vụ, mục đích của quá trình điều
chỉnh ý thức công dân. Hệ tư tưởng công dân là kết quả phản ánh những điều kiện
sinh hoạt vật chất, những quan hệ và cuộc đấu tranh giữa các lực lượng trong xã
hội. Hệ tư tưởng công dân là tổng hợp các tư tưởng quan điểm, quan niệm có tính
chất lý luận và khoa học của ý thức công dân.
Nội dung của hệ tư tưởng công dân chủ yếu là những tri thức về vai trò, trách
nhiệm, quyền và nghĩa vụ của công dân trong cuộc sống mà đặc biệt là trong điều
kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiện nay hệ tư tưởng của công dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh được cụ thể hóa trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Một
trong những đặc điểm cơ bản nhất của sự hình thành ý thức công dân ở Việt Nam là
quá trình được hình thành tự giác dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

10


tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, đây chính
là nhân tố quyết định của bản chất công nhân và tính nhân dân của ý thức công dân.
Tâm lý công dân: là tổng thể những tình cảm, thái độ của con người về quyền lợi

và nghĩa vụ của mình trong đời sống hàng ngày, thường gắn với lợi ích cụ thể của
mỗi người, chưa được khái quát hoá, mà mới chỉ thể hiện ở cấp độ nhận thức kinh
nghiệm cảm tính của từng cá nhân.
Là sự phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm của công dân trước
những vấn đề cụ thể. Tâm lý công dân được hình thành ở từng cá nhân, từng nhóm
người, từng giai cấp hoặc cả xã hội và nó có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức công dân.
Tâm lý công dân là một hiện tượng tương đối bền vững, nó hình thành và biến đổi
chậm cùng với truyền thống và thói quen của con người. Với tính chất của nền kinh
tế nước ta cho thấy, hiện nay ý thức công dân của nhiều dân cư còn thấp, trong đó
vẫn còn tồn tại một bộ phận dân cư chưa có thói quen sống theo pháp luật hay các
chuẩn mực đạo đức, mà coi đó như một sự trói buộc thường tìm cách trốn tránh,
không tuân thủ. Nhìn lại lịch sử Việt Nam cho thấy, thái độ đi ngược với chủ trương
của Đảng, pháp luật của nhà nước và các chuẩn mực đạo đức đã hình thành và phát
triển từ rất lâu, nó có những nguồn gốc căn bản của nó. Do vậy việc tác động để
hình thành những tình cảm, tâm lý đúng đắn của công dân có ý nghĩa rất lớn trong
việc phòng ngừa những hành vi sai trái xâm phạm đến quyền lợi và đi ngược với
trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của bản thân và người khác.
Trong những trạng thái của tâm lý công dân thì tình cảm công dân là yếu tố năng
động. Nếu chủ thể nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm công dân của mình thì sẽ
nghiêm túc thực thiện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Nếu nhận
thức ngược lại sẽ nảy sinh những tình cảm tiêu cực dẫn đến những bất ổn trong xã
hội.
Bên cạnh đó truyền thống, thói quen, niềm tin là những nhân tố tương đối ổn định
trong tâm lý công dân. Nó được hình thành trong một thời gian dài và trải qua thử
thách, giúp cho con người hoạt động một cách tự tin và kiên định. Đó là yếu tố quan
trọng trong việc hình thành ý thức công dân.

11



Việc tiếp thu kế thừa truyền thống thói quen trong mọi lĩnh vực đòi hỏi phải có sự
cân nhắc cẩn thận. Bởi vì truyền thống thói quen có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.
Chẳng hạn, do điều kiện lịch sử đất nước ta nhìn chung chưa có thói quen sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật hay tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo
những chuẩn mực chung của xã hội, do vậy trong quá trình xây dựng ý thức công
dân chúng ta phải khắc phục vấn đề này.
1.1.2. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng ý thức công dân
- Môi trường gia đình: Môi trường gia đình bao gồm các giá trị văn hóa mà cộng

đồng gia đình góp sức tạo lập, xây dựng, gìn giữ và phát triển tạo nên không gian
sống riêng để tiếp nhận hoặc từ chối các tác động của xã hội. Môi trường văn hóa
gia đình có tính ổn định cao và khá bền vững do nhiều nội dung của nó được kế
thừa từ truyền thống. Môi trường gia đình góp phần rất lớn trong việc hình thành
nhân cách và sự tự nhận thức của các thành viên.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam đang chuyển động theo cơ
chế thị trường và hội nhập quốc tế, mặt tích cực phù hợp với quy luật khách quan là
rất đáng kể, nhưng mặt trái của nó cũng rất đa dạng, phong phú và có khi khá nặng
nề trong quan hệ gia đình giữa các thế hệ trước với con cháu. Sự thay đổi theo
hướng được cải thiện về mức sống và thu nhập, do cạnh tranh trên thương trường
quá căng thẳng có khi cũng tạo khoảng cách giữa cha mẹ và con cái dẫn đến nhiều
trường hợp cha mẹ chiều con quá mức, biến con “thành bố, thành mẹ”, tốn rất nhiều
tiền chạy trường, chạy lớp, chạy điểm cho con khiến cho ý thức trách nhiệm, tự lực
trong các con mờ dần, nhường chỗ cho tính ỷ lại, thậm chí là ích kỷ cực đoan nảy
nở ở các em. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng những việc họ làm cho con là sự thể hiện ý
thức trách nhiệm của mình, mà không nghĩ đến các biện pháp xây dựng, hình thành
ý thức công dân cho con cái mình…
- Môi trường học đường: Thực trạng môi trường học đường tác động đến học sinh

THPT rất phong phú, đa chiều cạnh nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau nhưng
cùng chung một mục tiêu giáo dục thành công ở tất cả các lớp học và cấp học. Môi

trường nhà trường chính là tác nhân có tính quyết định trong việc hình thành ý thức

12


công dân cho học sinh. Nó là một nhân tố mạnh mẽ tạo nên nhân phẩm, đạo đức của
trẻ. Ngoài gia đình, xã hội - nhà trường có tác động mạnh đến hướng đi, thắp sáng
tương lai cho trẻ khi bước vào đời.
Môi trường nhà trường là yếu tố có tính quyết định trong việc hình thành nhân
sinh quan, thế giới quan, nhân cách, đạo đức cho học sinh THPT. Không ai có thể
thay thế nhà trường trong việc hình thành năng lực, rèn luyện phương pháp tư duy
của học sinh, trong việc giúp các em tích lũy tri thức, hình thành các phẩm chất,
nhân cách làm người. Việc giáo dục, hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho
học sinh THPT là sự thống nhất hữu cơ giữa dạy chữ và dạy người. Không thể
khoán cho bộ môn giáo dục công dân và chủ nhiệm lớp, rồi đến các đoàn thể. Giáo
dục đạo đức và hình thành nhân cách đòi hỏi hệ thống biện pháp đồng bộ từ truyền
thụ kiến thức bộ môn đến các hoạt động giảng dạy và quản lý giáo dục trong nhà
trường.
- Môi trường xã hội: Môi trường xã hội bao gồm sự tác động thường xuyên, hàng

ngày của các hiện tượng chính trị, kinh tế, xã hội vào nhận thức, hiểu biết của học
sinh. Sự tác động của môi trường xã hội góp phần điều chỉnh thế giới quan, nhân
sinh quan của học sinh theo các chiều hướng khác nhau, đa dạng và khá phức tạp,
có khi các em rất khó phân biệt được thật và giả, tốt và xấu, hiện tượng và bản chất.
Môi trường xã hội chính là thuốc thử hàng đầu thử thách trí tuệ, nhân cách, phẩm
giá con người đối với học sinh THPT.
Hiện nay trong xã hội còn nhiều tệ nạn (cướp giật, ma tuý…), ý thức của con
người chưa cao, thiếu hiểu biết (vứt rác, phóng uế, mê tín…). Một số cán bộ, công
chức thiếu gương mẫu, hạch sách dân, tham ô, nhận hối lộ. Một số gia đình có con
em đang trong độ tuổi đi học, mà cha mẹ làm ăn bất chính, đã ảnh hưởng đến lối

sống của các em. Một số người đã lợi dụng phương tiện thông tin truyền bá những
văn hoá phầm xấu, những bài viết, hình ảnh có nội dung lệch lạc… nhằm kích thích
sự tò mò của học sinh làm ảnh hưởng xấu đến việc học tập của các em.
Kinh tế thị trường phát triển gắn liền với mở rộng hội nhập quốc tế đã làm thay
đổi cục diện phát triển của đất nước. Nước ta đã thoát ra khỏi nhóm nước kém phát

13


triển, đang tiến vào nhóm nước có thu nhập trung bình trên thế giới, nhưng không
cẩn thận thì rất dễ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình”. Kinh tế thị trường đã phát
triển vượt bậc do thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. Tất nhiên, đi sau sự phát
triển sâu rộng của kinh tế thị trường, cơ cấu dân cư theo tiêu chí thu nhập cũng thay
đổi mạnh mẽ. Một bộ phận giàu lên nhanh chóng, trong đó có không ít người giàu
lên do làm ăn bất chính. Sự biến đổi của xã hội về kinh tế kéo theo sự thay đổi lớn
của xã hội cả theo chiều tích cực, lẫn tiêu cực, phụ thuộc vào sự cạnh tranh, hay bị
chi phối bởi những lợi ích khác nhau đến mức đối lập nhau. Về mặt văn hóa xã hội,
đã hình thành một số tư tuởng, lối sống xấu như làm giàu bằng bất cứ giá nào,
hưởng thụ bất kể cống hiến không có gì và bất chấp luân lý đạo đức miễn thỏa mãn
các nhu cầu thấp kém. Hiện tượng xã hội đen lũng đoạn một bộ phận cán bộ của
Đảng và Nhà nước chưa giảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đang thách thức
những phẩm chất, giá trị đạo đức và nhân văn của dân tộc trong học sinh.
Hiện nay, một bộ phận học sinh chịu sự tác động từ những mặt tiêu cực của xã
hội, đánh mất ý thức công dân, thiếu ý thức đạo đức kỷ luật, vi phạm pháp luật khi
mới 15, 16 tuổi, có học sinh còn có hành động côn đồ như đuổi đánh, xúc phạm
thầy cô giáo. Nói tục chửi thề khá phổ biến,… tham gia đua xe và các tệ nạn xã hội,
tóc được nhuộm đủ màu, móng tay sơn đủ kiểu, mang mặc nhiều loại mốt với các
hình thù quái dị cả những lúc ở nhà, ra đường không còn sự vô tư hồn nhiên của
tuổi học trò.
- Sự tiếp nhận tác động từ ba môi trường của chủ thể


Đời sống của các em ở xã hội và ý thức công dân dần được hình thành khi các em
hòa nhập tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh hoạt động học tập, các hoạt
động khác của học sinh THPT đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc
lập hơn, tạo điều kiện cho các em được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của mình. Được
cùng bạn học tập, tham gia các công việc có tính chất tập thể trong trường và ngoài
xã hội. Các em phải ý thức được vị trí của bản thân khi tồn tại trong một tập thể,
phải có tinh thần tự nguyện, tự giác, trách nhiệm cao. Học sinh nhận thức rằng một
việc được hoàn thành không chỉ bởi một cá nhân đơn lẻ có trách nhiệm mà phải cần
14


sự đồng tâm hiệp sức của tập thể. Tất cả đều phải hy sinh và chịu trách nhiệm vì
việc chung. Từ đó tầm hiểu biết xã hội của các em được mở rộng, kinh nghiệm sống
thành phong phú hơn, ý thức xã hội được nâng cao, tinh thần trách nhiệm được hình
thành và củng cố.
Trong sự tiếp nhận tác động ảnh hưởng của ba môi trường gia đình, nhà trường,
xã hội, học sinh THPT không có sự tiếp nhận theo lối bình quân, dàn hàng ngang
mà theo lối vòng tròn xoáy trôn ốc. Những phẩm chất mang tính thông thường đại
chúng được hầu hết các em tiếp thu, những vấn đề đòi hỏi nâng tầm tư duy và hiểu
biết sẽ giảm dần để đi tới tận cùng là những em rất xuất sắc. Ý thức công dân cao
hay thấp phụ thuộc vào qúa trình tiếp nhận này. Ở đây chính là sự kết hợp giữa năng
khiếu “tự giáo dục” với quá trình dạy chữ và dạy người của nhà trường, bề dày văn
hóa của gia đình và môi trường tạo sức phát triển cho lớp trẻ của xã hội.
Phân tích trên cho thấy, lứa tuổi học sinh THPT chưa hẳn là người lớn nhưng
không còn là trẻ con, Bộ luật tố tụng hình sự dành hẳn 1 chương về lứa tuổi này như
lứa tuổi của người vị thành niên. Công ước quốc tế về trẻ em và quyền của trẻ em là
công ước của lứa tuổi chưa thành niên và vị thành niên. Các em chịu sự thay đổi
mạnh về thể chất lẫn tâm lí tư duy, suy nghĩ, đang trên đường đi tới những cấu tạo
mới về chất trên tất cả mọi mặt. Sự biến đổi của tự ý thức, của kiểu quan hệ với

người lớn và bạn cùng tuổi, của hoạt động học tập và sinh hoạt đã làm xuất hiện
những yếu tố mới của sự trưởng thành.
Yếu tố đầu tiên là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh
hội những chuẩn mực và giá trị xã hội nhằm xây dựng quan hệ thỏa đáng với người
lớn và bạn bè nhằm thay đổi bản thân theo những ý định và mục đích riêng. Thời kỳ
thiếu niên quan trọng ở chỗ những cơ sở phương hướng chung của sự hình thành
những quan điểm xã hội và đặc điểm của nhân cách dần được định hình. Chúng sẽ
tiếp tục phát triển ở tuổi thanh niên. Các em tuy chưa thành niên nhưng cũng phải
chịu trách nhiệm về những hành vi của mình (nếu phạm pháp). Chính vì vậy việc
giáo dục ý thức công dân cho học sinh THPT ngày càng bức thiết hơn.

15


1.2. Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
1.2.1. Bản chất và đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Pháp quyền là hình thức điều tiết hành vi của con người, là tổng thể những chuẩn
mực hành vi do nhà nước đặt ra nhằm duy trì trật tự kinh tế, chính trị, xã hội và
những trật tự khác cần có trong xã hội, đó là ý chí của giai cấp thống trị được nâng
lên thành luật. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ không có pháp quyền. Khi xã hội
phân chia thành giai cấp, những lợi ích đối lập nhau xuất hiện, tập quán, truyền
thống, uy tín không thể điều tiết được hành vi của con người, mà chỉ có pháp quyền.
Xã hội có giai cấp không thể tồn tại, nếu không thể chế hoá bằng pháp quyền các
mối quan hệ sở hữu, gia đình, hôn nhân và các quan hệ khác. Thông qua pháp
quyền được trình bày dưới hình thức luật, nhà nước thực hiện chức năng lập pháp.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp
luật. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và của tất cả công dân
đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật [4, tr. 76].
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng
cộng sản Việt Nam lãnh đạo [4, tr. 76].
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân
xây dựng mà thành, vì nhân dân phục vụ; bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu
quyền hành đều ở nơi dân, mọi quyền lực nhà nước có được đều do nhân dân uỷ
quyền. Bản chất này được quy định một cách khách quan từ cơ sở kinh tế và chế độ
chính trị của CNXH. Sự khác biệt về bản chất ấy so với các nhà nước bóc lột biểu
hiện bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước, chúng hoà quyện
vào nhau. Xuất phát từ lý luận duy vật lịch sử và thực tiễn, ai cũng có thể nhận thấy
rằng bất kỳ nhà nước nào cũng là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị. Giai
cấp nắm quyền thống trị về kinh tế sẽ nắm quyền thống trị về chính trị thông qua bộ
máy nhà nước của mình. Trong chế độ ta, giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo xã
hội. Vì vậy, nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, được thể hiện ở toàn bộ
hoạt động của nhà nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách, đến nguyên tắc tổ chức và

16


×