Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh x-quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vẹo cột sống không rõ căn nguyên tuổi thanh thiếu niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.33 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C Y DƯỢ C LÂM SÀNG 108

PHẠM TRỌNG THOAN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
HÌNH ẢNH X-QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
PHẪU THUẬT VẸO CỘT SỐNG KHÔNG RÕ CĂN NGUYÊN
TUỔI THANH THIẾU NIÊN

Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình
Mã số: 62720129

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội, 2019


CÔNG TRÌNH HOÀ N THÀNH TẠI:
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀ NG 108

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS.Phạm Hòa Bình
2. TS. Phan Trọng Hậu

Phản biện 1:……………………………………….
Phản biện 2……………………………………..
Phản biện 3………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện vào
hồi: …..giờ….. ngày…..tháng….năm…



Có thể tìm hiểu tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vẹo cột sống không rõ căn nguyên ở tuổi thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ
cao nhất (2-4% độ tuổi thanh thiếu niên). Đặc điểm của bệnh là biến dạng
thực thể làm cột sống cong vẹo sang bên và xoay các đốt sống trên ba mặt
phẳng. Biến dạng cột sống xảy ra trên một cơ thể có sức khỏe bình thường,
nếu biến dạng nặng và không được điều trị dẫn đến các biến chứng, di
chứng: đau lưng, suy giảm chức năng tim phổi, biến dạng hình thể, tâm lý
bất an, người bệnh mất tự tin khi hoà nhập cộng đồng. Bệnh vẹo cột
sống xuất hiện thầm nặng và tăng nặng ở tuổi dậy thì, tiếp tục biến đổi
tới tuổi trưởng thành. Các biến chứng, di chứng có mức độ tác động,
ảnh hưởng rất khác nhau đối với mỗi cá thể.Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo
cột sống thường rất khó khăn, phức tạp với nhiều rủi ro, kết quả xa có
thể thay đổi không đáp ứng sự mong đợi của người bệnh và gia đình.
Quyết định phẫu thuật, chọn kỹ thuật mổ phải được tính toán lập kế
hoạch chính xác dựa trên một quá trình theo dõi, đánh giá chi tiết đặc
điểm lâm sàng và x-quang cũng như diễn biến của các đường cong, tốc
độ tăng trưởng, tổng hợp các yếu tố tiên lượng.
Cho đến hiện nay trong y văn tiếng Việt chưa có một nghiên
cứu phân tích sâu các dữ liệu tham chiếu trên người Việt Nam như lâm
sàng và hình ảnh x-quang để làm cơ sở chỉ định mổ và lựa chọn kỹ
thuật mổ thích hợp nhất cho mỗi trường hợp vẹo cột sống ở tuổi thanh
thiếu niên, chưa có công trình nào báo cáo ứng dụng kỹ thuật xoay trực
tiếp thân đốt sống trong phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống. Chúng tôi

nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh x-quang và đánh
giá kết quả điều trị phẫu thuật vẹo cột sống không rõ căn nguyên
tuổi thanh thiếu niên” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh x- quang bệnh vẹo cột
sống không rõ căn nguyên tuổi thanh thiếu niên làm cơ sở để
chỉ định mổ.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống bằng kỹ
thuật xoay trực tiếp thân đốt sống.


2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về vẹo cột sống vô căn.
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu chức năng của cột sống ngực và thắt lưng
Cột sống ngực và thắt lưng là đoạn cột sống từ T1 đến L5 với
hai đoạn cong sinh lý ngược chiều nhau. Với cột sống thắt lưng đơn vị
chức năng cột sống bao gồm hai thân đốt sống, đĩa đệm kết nối giữa hai
thân đốt và các phần mềm liên kết chúng. Nghiên cứu cơ sinh học đánh
giá vai trò của các thành phần trong đơn vị chức năng cột sống thắt
lưng tác giả Abumi [10] cho thấy dây chằng liên gai và dây chằng trên
gai không ảnh hưởng đến độ vững và biên độ vận động của đơn vị cột
sống. Tuy nhiên mấu khớp và đĩa đệm có vai trò quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sự mất vững của đơn vị vận động cột sống thắt
lưng. Đối với cột sống ngực với đặc điểm có khung sườn, xương ức và
khối cơ lưng bao bọc, cấu trúc giải phẫu và vai trò cơ sinh học của các
yếu tố liên quan có nhiều điểm khác so với cột sống thắt lưng.Cột sống
ngực kết nối với xương sườn qua khớp sống sườn bao gồm khớp sườn
mỏm ngang và khớp đầu xương sườn.Khớp sống sườn được nhiều dây
chằng bao quanh như dây chằng ngang, dây chằng cánh và dây chằng nội

khớp. Nghiên cứu của Takeuchi[134] trên thực nghiệm cho thấy khớp sống
sườn, đĩa đệm là thành phần quan trọng trong đơn vị chức năng cột sống
ngực.
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng bệnh vẹo cột sốngvô căn.
1.1.5.2. Triệu chứng khách quan.
Triệu chứng khách quan của bệnh nhân vẹo cột sống tùy theo vị
trí, độ lớn của đường cong. Tuổi khởi phát của bệnh nhân có ý nghĩa
trong đánh giá độ mềm dẻo của cột sống và dự đoán các nguy cơ tiến
triển của đường cong. Thay đổi dáng đ i của bệnh nhân vẹo cột sống có
thể quan sát thấy khi góc vẹo lớn hoặc có nguyên nhân gây tổn thương
thần kinh. Đối với vẹo cột sống ở ngực nếu đốt sống đỉnh xoay nhiều sẽ
gây mất cân bằng lồng ngực bên lồi và bên lõm, khám lâm sàng có thể
thấy lồng ngực phía sau bên lồi nhô cao hơn bên lõm thông qua sự nhô
lên của xương sườn, Bệnh nhân vẹo cột sống có thể có hai vai không
cân xứng, sự nhô cao của vai bên trái hoặc bên phải là một yếu tố quan
trọng đối với việc xác định vị trí bắt vít và cố định đối với mỗi loại
đường cong [38], [94],[149].


3
1.2.Vai trò của x-quang, CLVT trong đánh giá vẹo cột sống
1.2.1. Vai trò của x-quang trong đánh giá vẹo cột sống
Để đánh toàn diện bệnh nhân vẹo cột sống, phim x-quang toàn
bộ cột sống đóng vai quan trọng. Trên các phim động có thể đánh giá
được mức độ mềm dẻo của từng đường cong cột sống, phim nghiêng
sang bên có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá các đường cong, cơ sở
để xác định phạm vi hàn xương và có vai trò quan trọng đối với các
đường cong ngực cao và ngực thắt lưng. Các phim độn đỉnh vẹo, kéo cổ
hoặc ép đẩy đỉnh vẹo góp phần trong phân tích đánh giá độ mềm dẻo
cột sống, dự đoán khả năng nắn chỉnh, xác định vị trí hàn xương.

Không có một phim nào có tính ưu việt vượt trội trong đánh giá các yếu
tố liên quan đến chẩn đoán vị trí, mức độ mềm dẻo và xác định vị trí cố
định hàn xương do đó cần phải chụp đầy đủ các phim để làm cơ sở
phân tích đánh giá chuẩn bị trước phẫu thuật [43],[94].1.5. Điều trị
phẫu thuật bệnh nhân vẹo cột sống.
1.5.1. Phạmvi, vị trí bắt vít cho các đường cong theo phân loại của
Lenke.
Hệ thống phân loại của Lenke được thiết kế để bác sĩ lên kế
hoạch phẫu thuật dựa trên phân loại các đường cong. Nguyên tắc là
những đường cong chính và đường cong thực thể cần được cố định hàn
xương, đường cong bù trừ có thể tự điều chỉnh sau phẫu thuật
[69],[71],[72],[94].
1.5.1.1. Đối với đường cong ngực chính, Lenke týp 1.
Đường cong Lenke týp1A vị trí LIV có thể dừng lại ở đốt sống trung gian, vị
trí UIV tuỳ thuộc vào cân bằng vai và đặc điểm của đường cong ngực cao.
Khi lựa chọn vị trí LIV lên cao hơn đốt sống trung gian nguy cơ mất bù rất
dễ xảy ra.
1.5.4. Kỹ thuật xoay trực tiếp thân đốt sống nắn chỉnh vẹo cột sống
Một hệ thống nắn chỉnh vẹo cột sống khi được ứng dụng trong
phẫu thuật cần phải đạt được các yếu tố như tạo ra lực nắn chỉnh mạnh
nhất, nắn chỉnh tối đa các biến dạng cột sống với số lượng đốt sống được
bắt vít và hàn xương càng ít càng tốt [41].
Nguyên lý và kỹ thuật xoay trực tiếp thân đốt sống đã được
nghiên cứu, giới thiệu và ứng dụng trong lâm sàng [20], [25], [27],
[68], [118].
Khi thực hiện kỹ thuật chống xoay thanh dọc (rod derotation)
nắn chỉnh vẹo cột sống có hai véc tơ lực tác động. Đầu tiên là véc tơ
của lực xoay thanh dọc, yếu tố lực này tác động trực tiếp đến phía sau



4
và phía bên đốt sống. Lực này sửa chữa các biến dạng trên mặt phẳng
trán và mặt phẳng dọc nhưng không có yếu tố tác động trên mặt phẳng
ngang. Đồng thời khi xoay bản thân thanh dọc cũng xoay quanh trục
của nó 90 độ đó là véc tơ lực tiếp theo. Điều này có thể tác động đến sự
xoay thân đốt sống của bệnh nhân vẹo cột sống.
Trong những ca bệnh góc vẹo cột sống lớn và không có sự mềm
dẻo của đường cong, khi đó có một lực ma sát lớn giữa thanh dọc và ốc
cuống cung trong quá trình xoay thanh dọc. Trong trường hợp đó lực
xoay của thanh dọc sẽ làm tăng mức độ xoay của biến dạng đường
cong. Nếu không có ma sát giữa vít và thanh dọc khi đó vít sẽ trượt trên
thanh dọc. Trong tình huống này sự nắn chỉnh biến dạng xoay phụ
thuộc vào góc của vít cuống cung và các véc tơ của lực xoay thanh dọc.
Trong lâm sàng hiệu quả nắn chỉnh biến dạng xoay của kỹ thuật xoay
thanh dọc là không đáng kể vì luôn luôn tồn tại ma sát lớn giữa thanh dọc
và vít trong suốt quá trình xoay thanh dọc [68].
Khái niệm xoay trực tiếp thân đốt sống là nắn chỉnh biến dạng
của thân đốt sống bằng lực trực tiếp đối diện ở phía sau của biến dạng
đường cong. Vít cuống cung được bắt từ phía sau thân đốt qua cuống và ra
đến phía trước thân đốt, với vị trí này của vít cuống cung có thể truyền tải
lực vào trong thân đốt bị biến dạng và thực hiện nắn chỉnh di lệch xoay.
Các dụng cụ cố định như dây thép, móc bảng sống không thực hiện được
lực truyền tải này do các phương tiện chỉ nằm ở phía sau đốt sống. Xoay
trực tiếp thân đốt sống được thực hiện ở phía bên đối diện của biến dạng
xoay, lực xoay trực tiếp đối diện có thể nắn chỉnh biến dạng xoay trên mặt
phẳng ngang và nắn chỉnh biến dạng trong không gian ba chiều.

Chống xoay thanh dọc

Xoay trực tiếp thân đốt sống


Chống xoay thanh dọc

Trượt giữa vít và thanh dọc


5

Hình 1.5. Nguyên lý xoay trực tiếp thân đốt sống [68]


6
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng gồm 40 bệnh nhân bị vẹo cột sống không rõ căn
nguyên tuổi thanh thiếu niên được điều trị phẫu thuật với phương pháp
nắn chỉnh vẹo cột sống của Lenke bằng hệ thống nẹp vít qua cuống tại
Khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống, Bệnh viện TƯQĐ 108 từ
tháng 8/ 2009 đến tháng 07 / 2016.
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
( Theo khuyến cáo hội vẹo cột sống thế giới)[94].
- Bệnh nhân vẹo cột sống không rõ căn nguyên
- Góc Cobb lớn hơn 40 độ
- Tuổi thanh thiếu niên
- Toàn thân đủ điều kiện gây mê hồi sức
- Hồ sơ đủ tư liệu và thời gian theo dõi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả tiến cứu lâm sàng theo chiều dọc,

không có nhóm chứng. Nghiên cứu dựa trên khám xét bệnh nhân, phân
tích các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng (chủ yếu phim x-quang quy
ước), điều trị phẫu thuật, theo dõi đánh giá kết quả.
2.2.3.Các chỉ tiêu nghiên cứu bệnh vẹo cột sống trên lâm sàng.
- Cân bằng mào chậu.
- Cân bằng vai
- Cân bằng thân mình
- Cân bằng lồng ngực và xương ….
2.2.4.Các chỉ tiêu nghiên cứu trên phim x-quang.
- Chênh lệch góc xương sườn cột sống.
- Cân bằng xương đòn …..
2.2.5. Phương pháp phẫu thuật
2.2.5.1. Chuẩn bị trước mổ.
Xác định chiến thuật đặt vít theo Lenke [72] cụ thể như sau:
Týp 1: Đường cong ngực chính
- Vị trí đốt sống đặt vít dưới cùng là đốt sống trung gian đối với
đường cong 1A,1B. Vị trí đặt vít trên cùng của đường cong: bệnh nhân
vai phải cao hơn vai trái đặt vít đến T4, hai vai cân bằng trước phẫu
thuật đặt vít lên T3, vai trái cao hơn vai phải đặt lên tới T2.


7
- Đường cong loại 1C: vị trí đặt vít dưới cùng kéo dài xuống cột
sống thắt lưng dưới đốt sống trung gian 2 mức.
Týp 2: Đường cong kép cột sống ngực
- Xác định đốt sống đặt vít trên cùng: vai trái cao đặt vít lên đến
T2, vai phải cao hơn T3, hai vai cân bằng đặt lên T4. Vị trí đốt sống đặt
vít dưới cùng như týp 1.
2.2.7.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị.
Đánh giá kết quả điều trị dựa trên các tiêu chuẩn sau.

- Hiệu quả nắn chỉnh vẹo cột sống theo Harrington [5], tr 57-58.
- Đánh giá theo tiêu chí SRS-24 [20].
- Đánh giá các biến chứng trong và sau mổ.
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu.
Sử dụng phần mềm trong thống kê y học SPSS 22.0.
- Kết quả của các biến định tính và các biến định lượng có phân
nhóm được trình bày dưới dạng tần suất và tỷ lệ phần trăm.
- Kết quả của các biến định lượng được trình bày dưới dạng :
trung bình +/- độ lệch chuẩn hoặc dưới dạng trung vị ( nhỏ nhất-lớn
nhất).
- Để so sánh mối liên quan giữa các biến định tính, tỷ lệ phần
trăm hoặc các biến định lượng có phân nhóm thì chúng tôi dùng phép
kiểm định chi bình phương.
- Để so sánh mối liên quan giữa các biến định lượng có phân
phối bình thường và biến định tính có hai giá trị chúng tôi sử dụng phép
kiểm T cho hai nhóm độc lập.
- Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị
p<0,05.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.2. Phân loại theo lứa tuổi bệnh nhân.
Độ tuổi
< 10
10-18
>18
Tuổi
Tổng

Số lượng bệnh nhân
01

35
4
Lớn nhất: 21
40

Tỷ lệ (%)
2,5
87,5
10,0
Nhỏ nhất: 08
100%


8
Bệnh nhân lớn nhất 21 tuổi và nhỏ nhất 08 tuổi trong đó độ tuổi
10-18 tuổi chiếm số lượng 85 %, có 4 bệnh nhân lớn hơn 18 tuổi.
Những bệnh nhân này được thăm khám phát hiện ở tuổi thanh thiếu
niên theo dõi định kỳ, do điều kiện khách quan và chủ quan của bệnh
nhân đến thời điểm lớn hơn 18 tuổi bệnh nhân mới đủ điều kiện phẫu
thuật. Một bệnh nhân 08 tuổi được phẫu thuật do tại thời điểm thăm
khám bệnh nhân có độ cốt hóa mào chậu đã phát triển Risser 3, bệnh
nhân đã có kinh nguyệt, biến dạng lệch trục vùng thắt lưng lớn 4,8 cm,
mất cân bằng mào chậu nhiều, biến dạng lồng ngực xương sườn lớn, so
sánh góc Cobb sau một năm thấy tiến triển nhanh (góc Cobb sau một
năm theo dõi từ 25 độ lên 68 độ), xem xét các yếu tố trên của bệnh
nhân quyết định can thiệp phẫu thuật .

Hình 3.1. Hình ảnh bệnh nhân 08 tuổi trước mổ, mũi tên chỉ
thân mình vẹo sang bên 4,8cm và chênh lệch lồng ngực xương sườn 16
độ.



9
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng.
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân phẫu thuật.
Đặc điểm lâm sàng
Gía trị trung bình
Cân bằng mào chậu hai bên

0,09 ± 0,1 cm

Cân bằng thân mình hai bên

4,63 ± 1,37 cm

Cân bằng lồng ngực xương sườn hai
bên
Cân bằng vai hai bên

13,25 ± 5,74 độ

Tổng số bệnh nhân

0,93 ± 0,64 cm
N=40

Nhóm bệnh nhân vẹo cột sống chỉ định phẫu thuật có mất cân
bằng thân mình, mào chậu và lồng ngực trên lâm sàng. Trong đó biến
dạng của lồng ngực xương sườn chêch lệch hai bên đến 13,25 độ, mất
cân bằng thân mình 4,63 cm, mất cân bằng vai trung bình 0,93 cm,

bệnh nhân có thay đổi về vóc dáng từ vai đến eo và toàn bộ thân người.
3.2. Đặc điểm hình ảnh x-quang nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
Bảng 3.6. Đặc điểm trên phim x-quang thẳng.
Các chỉ tiêu trên phim x –quang
Gía trị trung bình
Lệch trục đốt sống đỉnh cột sống ngực
5,33 ± 2,44 cm
Lệch trục đốt sống đỉnh cột sống thắt lưng
1,48 ± 1,86 cm
Chênh lệch góc sườn cột sống
25,4 ± 13,09 độ
Chênh lệch xương đòn hai bên
5,75 ± 4,26 độ
Chênh lệch xương đòn lồng ngực hai bên
8,31 ± 6,44 độ
Góc lệch của đĩa đệm dưới vị trí cố định với mặt
15,48 ± 6,72 độ
phẳng ngang
Tổng số bệnh nhân
N=40
Nhóm bệnh nhân vẹo cột sống có chỉ định phẫu thuật có nhiều
biến dạng trên phim x-quang thẳng, mất cân bằng xương đòn hai bên,
mất cân bằng sườn cột sống, lồng ngực trong đó biến dạng chênh lệch
sườn cột sống lên đến 25,4 độ, lệch trục đốt sống đỉnh cột sống ngực
5,33cm.
3.2.2. Đặc điểm trên phim x-quang nghiêng.
Bảng 3.9. Đặc điểm trên phim x-quang nghiêng


10

Các chỉ tiêu trên phim x –quang nghiêng
Gía trị trung bình
Chênh lệch trục cột sống qua C7
1,16 ± 0,16 cm
Góc gù cột sống ngực T5-T12
19,45 ± 10,6 độ
Góc gù cột sống ngực thắt lưng T10-L2
5,68 ± 5,87 độ
Góc ưỡn cột sống thắt lưng L1-S1
35,95 ± 11,42 độ
Tổng số bệnh nhân
N=40
Bệnh nhân có góc gù cột sống ngực trung bình 19,45 độ, vùng
chuyển tiếp góc gù trung bình 5,68 độ. Các biến dạng góc gù T5-T12
nằm trong giá trị bình thường ( từ 10 độ đến 40 độ).
3.3 Kết quả điều trị
3.3.1. Kết quả điều trị gần sau phẫu thuật.
Tổng số 40 bệnh nhân sau mổ vết mổ liền sẹo kỳ đầu, không có
nhiễm trùng vết mổ.Hai bệnh nhân có biến chứng ngay sau mổ trong đó
một bệnh nhân bị tràn máu màng phổi, một bệnh nhân vít bắt sai vị trí
xuyên thủng cuống cung T7 bên trái vào trong ống sống có dấu hiệu tổn
thương tủy.
3.3.1.1. Kết quả điều trị gần trên lâm sàng.
Bảng 3.16. Kết quả nắn chỉnh cột sống trên lâm sàng ngay sau mổ
Các chỉ tiêu
Trước mổ
Sau mổ
Gía trị P
Cân bằng vai
0,93 ± 0,64 cm 0,28 ± 0,17 cm

P<0,001
Cân bằng thân
4,63 ± 1,37 cm 0,95 ±0,36 cm
P<0,001
mình
Cấn bằng mào
0,09± 0,1 cm
0,09 ± 0,1 cm
P>0,05
chậu
Cân bằng lồng
13,25± 5,74 độ 4,07 ±3,29 độ
P<0,001
ngực
Tổng bệnh nhân
40
Bệnh nhân bị mất cân bằng vai trước mổ trung bình là 0,93 cm.
Hiệu quả nắn chỉnh phục hồi cân bằng vai của bệnh nhân được phục hồi
trung bình là 0,28cm. Mức độ phục hồi cân bằng thân mình qua eo bệnh
nhân được cải thiện rõ rệt so với trước mổ. Mất cân thân mình qua eo bệnh
nhân trung bình trước mổ là 4,63cm. Cân bằng thân mình được phục hồi
sau mổ còn 0,95 cm có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Thay đổi vóc dáng bệnh nhân thông qua các chỉ số cân bằng vai, cân
bằng thân mình qua eo và lồng ngực có sự khác biệt so với trước mổ.


11

3.3.1.2. Thay đổi chiều cao sau phẫu thuật.
Bảng 3.17. Thay đổi chiều cao ngay sau mổ(n=40 bệnh nhân)

(đơn vị tính cm)
Chiều cao bệnh
Trung bình
Độ lệch
Giá trị p
nhân
Chiều cao trước mổ
154,50
8,269
Chiều cao sau mổ
159,92
8,160
p<0,001
Chiều cao tăng
5,425
0,812
thêm
Bệnh nhân có sự thay đổi chiều cao sau mổ rõ rệt. Chiều cao trung
bình của bệnh nhân trước mổ là 154,50 cm. Sau mổ chiều cao trung bình
tăng lên 5,425 cm.
3.3.1.3 Kết quả điều trị gần trên hình ảnh x-quang.
Bảng 3.18. Kết quả nắn chỉnh cột sống trên phim x-quang thẳng
ngay sau mổ.
Các chỉ tiêu
Lệch trục đốt sống đỉnh
cột sống ngực
Lệch trục đốt sống đỉnh
cột thắt lưng
Chênh lệch góc sườn cột
sống

Chênh lệch xương đòn
hai bên
Chênh lệch xương đòn
lồng ngực hai bên
Độ xoay của cuống cung
Góc lệch của đĩa đệ m
dưới vị trí cố định với
mặt phẳng ngang
Tổng số bệnh nhân

Trước mổ

Sau mổ

Gí a trị p

5,33 ± 2,44 cm

1,2 ± 0,85 cm

p<0,001

1,48 ± 1,86 cm

0,46 ± 0,35 cm

p<0,01

25,4 ± 13,09 độ


8,2 ± 4,45 độ

p<0,001

5,75 ± 4,26 độ

2,9 ± 2,02 độ

p<0,001

8,31 ± 6,44 độ

3,24 ± 2,05 độ

p<0,001

3,62 ± 2,22 độ

0,55 ± 0,76 độ

p<0,001

15,48 ± 6,72 độ

3,75 ± 3,53 độ

p<0,001

40


Bệnh nhân trước mổ có mức độ lệch trục trung bình của đốt sống
đỉnh trung bình là 5,33 cm. Sau khi phẫu thuật thuật nắn chỉnh vẹo cột
sống, mức độ lệch trục trung bình còn 1,20 cm. Độ xoay của cuống cung
trung bình trước mổ 3,6 theo phân loại của Nash-Moe. Kết quả nghiên


12
cứu cho thấy độ xoay của cuống cung sau mổ được cải thiện rõ rệt với
độ tin cậy p<0,001.
Bảng 3.19. Hiệu quả nắn chỉnh góc Cobb trên phim x-quang thẳng
ngay sau mổ.
Vị trí
đường
cong
T2-T5
T5-T12
L1-S1
Đường
cong chính
Tổng

Góc Cobb
trước mổ
14,65 ± 8,15
độ
43,45 ± 17,90
độ
28,40 ± 13,34
độ
55,6 ±12,70

độ

Góc Cobb
sau mổ

Hiệu quả
nắn chỉnh

4,47 ± 3,82
67,39 ± 20,85
độ
(%)
9,55 ± 7,60
78,54 ± 13,76 (%)
độ
5,62 ± 6,15
79,40 ± 17,55
độ
(%)
11,5 ± 7,56 79,68±11,72 (%)
độ
40 bệnh nhân

Gía trị p
p<0,001
p<0,001
p<0,001
p<0,001

Phẫu thuật với cấu hình toàn vít cuống cung nắn chỉnh đường

cong cột sống ngực cao được 67,39%. Đường cong ngực chính sau mổ
được cải thiện 79,68 %. Sự thay đổi góc Cobb trước và sau mổ có ý
nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 3.20. Kết quả nắn chỉnh cột sống trên phim x-quang nghiêng
ngay sau mổ.
Các chỉ tiêu
Trước mổ
Sau mổ
Gía trị p
Chênh lệch trục cột sống 1,16 ± 0,16 (cm) 0,34± 0,11 (cm) p<0,001
qua C7
Góc gù cột sống ngực T5- 19,45 ± 10,6 (độ) 22,6 ± 5,98 (độ) p<0,01
T12
Góc gù cột sống ngực thắt 5,68 ± 5,87 (độ) 3,6 ± 1,65 (độ) p<0,001
lưng T10-L2
Góc ưỡn cột sống thắt 35,95±11,43 (độ) 41,3± 13,8 (độ) p<0,05
lưng L1-S1
Góc lệch đĩa đệm dưới vị 16,48±9,36 (độ) 13,53±9,76 (độ) p<0,001
trí hàn xương
Tổng bệnh nhân
40 bệnh nhân
Hiệu quả phục hồi góc gù cột sống ngực T5-T12 có ý nghĩa
thống kê, góc gù trung bình ngay sau mổ 22,6 độ. Cột sống thắt lưng
duy trì độ ưỡn sinh lý 41,3 độ.


13
3.3.1.5. Biến chứng sau mổ vẹo cột sống.
Biến chứng sớm sau mổ.
Trong tổng số 40 bệnh nhân được phẫu thuật chứng tôi có 2 bệnh

nhân biến chứng sớm sau mổ. Bệnh nhân Nguyễn Nhật T. Chẩn đoán
vẹo cột sống không rõ căn nguyên đường cong loại 2A. Phẫu thuật nắn
chỉnh vẹo cột sống đường vào phía sau cột sống bắt vít qua cuống cố
định, ghép xương.Trong quá trình phẫu thuật bắt vít cột sống ngực T7
bên trái, vít bắt sai vị trí.Bệnh nhân sau mổ có dấu hiệu tổn thương tủy
sống, được chụp CLVT kiểm tra.Phẫu thuật tháo bỏ vít T7 bên trái.Tổn
thương tủy hồi phục sau 3 tháng.

Trước mổ
Sau mổ
Hình 3.4. Cuống cung T7 bên trái bắt sai vị trí (A)
Nguồn bệnh nhân nghiên cứu: [NC16]
Bệnh nhân thứ 2 Nguyễn Thị O[NC23]. Phẫu thuật nắn chỉnh
vẹo cột sống đường vào phía sau cột sống. Bệnh nhân sau mổ biểu hiện
lâm sàng tràn dịch màng phổi được phát hiện trên phim chụp x quang
và siêu âm có tràn dịch màng phổi bên phải. Bệnh nhân được dẫn lưu
màng phổi sau 5 ngày rút, lần tái khám cuối cùng bệnh nhân không khó
thở, chức năng hô hấp và vận động cột sống bình thường.Siêu âm
không có tràn dịch màng phổi.


14

A

B

C
Hình 3.5. Biến chứng tràn dịch màng phổi
A. Hình ảnh tràn dịch màng phổi phải; B. Đặt dẫn lưu màng phổi phải;

C. Sau khi rút dẫn lưu.
3.3.3. Kết quả điều trị xatại thời điểm theo dõi trung bình 33,55 ±
22,52 tháng.
3.3.3.1. Kết quả điều trị xa trên lâm sàng.
Tổng 40 bệnh nhân vết mổ liền sẹo, không đau, không có dấu
hiều nhiễm trùng vết mổ muộn, không có tổn thương thần kinh.Không
có dấu hiệu mất bù sau mổ, không gãy lỏng vít.


15
Bảng 3.26. Kết quả nắn chỉnh trên lâm sàng sau mổ 33,55 ± 22,52
tháng
Các chỉ tiêu
Trước mổ
Sau mổ
Gía trị p
Cân bằng vai
0,93 ± 0,64 cm
0,3 ± 0,17 cm
p<0,001
Cân bằng thân 4,63 ± 1,37 cm
0,95 ±0,38 cm
p<0,001
mình
Cấn bằng mào 0,09± 0,1 cm
0,09 ± 0,1 cm
p>0,05
chậu
Cân bằng lồng 13,25± 5,74 độ
4,12 ±3,28 độ

p<0,001
ngực
Tổng bệnh nhân
40
Tại thời điểm theo dõi sau cùng cân bằng vai, biến dạng lồng
ngực, cân bằng thân mình của bệnh nhân vẫn được duy trì, sự khác biệt
so với trước mổ có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
3.3.3.2. Kết quả điều trị trên hình ảnh x-quang.
Bảng 3.27. Kết quả nắn chỉnh trên phim x-quang thẳng sau 33,55 ±
22,52 tháng
Các chỉ tiêu
Lệch trục đốt sống đỉnh cột
sống ngực
Lệch trục đốt sống đỉnh cột
thắt lưng
Chênh lệch góc sườn cột sống
Chênh lệch xương đòn hai
bên
Chênh lệch xương đòn lồng
ngực hai bên
Độ xoay của cuống cung
Góc lệch của đĩa đệm dưới vị
trí cố định với mặt phẳng
ngang
Tổng số bệnh nhân

Trước mổ

Sau mổ


Gí a trị p

5,33 ± 2,44 cm

1,2 ± 0,85 cm

p<0,001

1,48 ± 1,86 cm

0,46 ± 0,35 cm

P<0,01

25,4 ± 13,09 độ

8,3 ± 4,42 độ

p<0,001

5,75 ± 4,26 độ

3,0 ± 2,35 độ

p<0,001

8,31 ± 6,44 độ

3,44 ± 2,35 độ


p<0,001

3,62 ± 2,22 độ

0,55 ± 0,75 độ

p<0,001

15,48 ± 6,72 độ

3,8 ± 3,61độ

P<0,001

40

Bảng 3.28. Hiệu quả nắn chỉnh trên phim x-quang thẳng sau
33,55 ± 22,52 tháng
Vị trí đường
cong
T2-T5

Góc Cobb
trước mổ
14,65 ± 8,15
độ

Góc Cobb
sau mổ
5,17 ± 5,38

độ

Hiệu quả nắn
chỉnh
66,6 ± 20,82
(%)

Gía trị p
p<0,001


16
T5-T12
L1-S1
Đường cong
chính
Tổng

43,45 ±
17,90 độ
28,40 ±
13,34 độ
55,6 ±12,7
độ

9,77 ± 7,85
78,15 ± 13,82
độ
(%)
5,82 ± 6,16

78,75 ± 17,56
độ
(%)
12,37 ± 7,69
78,15± 11,68
độ
(%)
40 bệnh nhân

p<0,001
p<0,001
p<0,001

Hiệu quả nắn chỉnh của các đường cong được duy trì sau mổ
33,55 ± 22,52 tháng, kết quả có ý nghĩa thống kê với hiệu quả duy trì
78,15 %.
Bảng 3.29. Kết quả nắn chỉnh trên phim x-quang nghiêng sau 33,55 ±
22,52 tháng
Các chỉ tiêu
Chênh lệch trục cột sống qua C7
Góc gù cột sống ngực T5-T12

Trước mổ
1,16 ± 0,16 (cm)
19,45 ± 10,6
(độ)

Sau mổ
0,34± 0,11
(cm)

22,15±
5,87(độ)

Gí a trị p
p<0,001
p<0,01

Góc gù cột sống ngực thắt lưng
5,68 ± 5,87(độ) 3,6 ± 1,65(độ) p<0,001
T10-L2
Góc ưỡn cột sống thắt lưng L1-S1
40,58±
35,95±11,43(độ)
p<0,001
13,11(độ)
Góc lệch đĩa đệm dưới vị trí hàn
13,55±9,78
16,48±9,36 (độ)
P<0,001
xương
(độ)
Tổng bệnh nhân
40 bệnh nhân

Bệnh nhân sau mổ 33,55 ± 22,52 tháng góc gù cột sống ngực
T5-T12 vẫn được duy trì và có cải thiện so với trước mổ 22,15 độ. Kết
quả có ý nghĩa thống kê.
3.3.3.4. Kết quả đánh giá theo SRS- 24 .
Bảng 3.32. Kết quả điều trị theo SRS -24 tại thời điểm theo dõi 33,55 ±
22,52 tháng.

Các chỉ tiêu đánh
giá SRS-24
Đau lưng
Vóc dáng
Chức năng vận
động
Mức độ vận động
Mức độ hài lòng

Điểm trung bình
trước mổ
3,57 ± 0,63
3,39 ± 0,75

Điểm trung bình
sau mổ 12 tháng
4,38 ± 0,45
4,12 ± 0,59

4,12 ± 0,83

4.32 ± 0,46

<0,01

4,41 ± 0,82

0,564

4,25 ± 1,06

4,87 ± 0,05

Gí a trị p
<0,001
<0,001


17
Tại thời điểm theo dõi sau cùng bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu
thuật, đ iểm số trung bình 4,87 thể hiện mức độ hài long cao của người
bệnh.
3.3.3.5.Mối tương quan giữa hiệu quả nắn chỉnh đường cong chính với
một số yếu tố liên quan
Bảng 3.33. So sánh hiệu quả nắn chỉnh đường cong chính theo giới
Hiệu quả nắn chỉnh
Trung bình
Độ lệch
p
đường cong chính
Nam (n=8)
72,88
14,46
p>0,05
Nữ (n=32)
79,46
10,75
Không có sự khác biệt về hiệu quả nắn chỉnh đường cong chính giữa
hai giới.
Bảng 3.34. Hệ số tương quan giữa hiệu quả nắn chỉnh đường cong
chính với một số yếu tố liên quan

Hệ số tương quan r
Các yếu tố
P
(spearman)
Tuổi
-0,434
0,005
Góc vẹo chính trước mổ
-0,204
0,206
Độ cốt hóa mào chậu
-0,187
0,248
Độ xoay cuống cung Nash-0,132
0,418
Moe
Số lượng vít bắt
0,197
0,222

Hình 3.1. Đồ thị tương quan giữa hiệu quả nắn chỉnh đường cong
chính với tuổi bệnh nhân nghiên cứu


18
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch chặt
chẽ giữa hiệu quả nắn chỉnh đường cong chính với tuổi bệnh nhân.
Hiệu quả nắn chỉnh càng cao khi độ tuổi càng thấp (hệ số tương quan r
= -0,434, p<0,01).
Chưa thấy mối tương quan giữa hiệu quả nắn chỉnh với các yếu

tố khác như góc vẹo chính, độ cốt hóa mào chậu, độ xoay của cuống
cung và số lượng vít bắt trong quá trình mổ (p>0,05).


19
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân vẹo cột sống liên quan đến
phẫu thuật.
4.1.2 Cân bằng vai của bệnh nhân.
4.1.2.1 Phương pháp đánh giá cân bằng vai.
Cân bằng vai đóng vai trò quan trọng trong quyết định vị trí bắt vít
đầu trên của đường cong, ảnh hưởng dến vóc dáng người bệnh và sự
hài lòng của người bệnh sau phẫu thuật. Để đánh giá mất cân bằng vai
bệnh nhân trước mổ chúng tôi dựa trên các đo đạc trên lâm sàng và xquang. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy bệnh nhân có chênh
lệch hai vai trung bình là 0,93 ± 0,64 cm, góc lệch xương đòn 5,75 ±
4,26 độ. Đối với đường cong ngực khi cố định phần đường cong cấu
trúc, phần đốt sống không bắt vít cố đ ịnh còn lại và thân mình, gai vai
có thể tự nắn chỉnh bù trừ. Để đánh giá cân bằng vai trước và sau mổ có
nhiều phương pháp khác nhau có thể dựa trên các yếu tố như sự chênh
lệch chiều cao mỏm quạ (Coracoid height difference), chênh lệch góc
xương đòn (Clavical angle), chênh lệch bờ trên xương đòn với bờ ngoài
xương sườn thứ hai(Clavicle –rib intersection difference), chênh lệch
bóng phần mềm tính từ bờ trên khớp cùng đòn hai bên (Radiographica l
shoulder height) [46] hay sự chênh lệch góc xương đòn hai bên với trục
cột sống và xoay của đốt sống đỉnh (Clavicle chest cage angle
difference),(Apex vertebral rotation) [150],[151] độ xoay của bờ trên
tấm sụn đốt sống T1 so với mặt phẳng ngang.
4.1.2.2. Cân bằng vai trong phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống.
Trong nhóm 40 bệnh nhân chúng tôi thường chọn UIV trên đốt

sống cuối của đường cong 1 mức với trường hợp hai vai cân bằng hoặc
vai phải cao hơn. Trong trường hợp vai trái cao hơn chúng tôi chọn
UIV ở T3. Kết hợp trong quá trình phẫu thuật khi nắn chỉnh vẹo chúng
tôi kiểm tra trực tiếp bệnh nhân, nếu có hiện tượng vai phải sau mổ cao
hơn thì tăng nén ép bên phải và hạn chế căng dãn bên trái và ngược lại
để duy trì cân bằng vai sau mổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ
mất cân bằng vai trước mổ của bệnh nhân trước mổ trung bình là 0,93
cm. Kết quả sau mổ cho thấy hiệu quả nắn chỉnh cân bằng vai cải thiện
rõ rệt xuống còn 0,3 cm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.


20

Trước mổ
Sau mổ 5 năm
Hình 4.5. Cân bằng vai trước và sau mổ. Bệnh nhân nghiên cứu
[NC14]
Chúng tôi cho rằng hai yếu tố cơ bản vị trí hàn xương UIV và kỹ
thuật nắn chỉnh vẹo trong khi mổ là hai yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng vai
sau mổ. Nghiên cứu hai tác giả Trần Quang Hiển và Nguyễn Hoàng Long
chưa đề cập đến vấn đề này [4],[5].
4.2 .Gía trị của hình ảnh x-quang trong phẫu thuật nắn chỉnh vẹo
4.2.3. Vai trò hình ảnh x-quang toàn bộ cột sống trong chiến thuật
phẫu thuật.
Trong phẫu thuật điều trị vẹo cột sống không rõ căn nguyên,
đánh giá toàn diện bệnh nhân trước mổ có ý nghĩa quan trọng. Để đánh
giá toàn diện, người bệnh phải được thăm khám toàn thân và làm các
xét nghiệm cận lâm sàng. Chụp x-quang thường quy được thực hiện
trên máy chụp có bảng cát xét dài chuẩn lấy được toàn bộ cột sống từ
vùng cổ thấp đến đầu xa khung chậu.Bệnh nhân được chụp các tư thế

thẳng, nghiêng, thẳng khi nghiêng trái và nghiêng phải tối đa, chụp
phim thẳng khi kéo cổ tối đa, phim thẳng có độn tấm kê hình tròn tại
đỉnh góc vẹo. Nghiên cứu của Kuklo [58],[59],[60],[61],[62],[63] và
Potter [105] cho thấy có độ tin cậy cao khi sử dụng phim x-quang
thường quy xác định các yếu tố trong đánh giá vẹo cột sống. Trên phim
x quang thẳng và nghiêng xác định được số đo góc Cobb của cột sống
ngực cao, cột sống ngực chính, cột sống ngực thắt lưng, mức độ xoay
của đốt sống đỉnh theo Nash-Moe, lệch trục của đốt sống đỉnh so với
đường trục cột sống qua C7, mất cân bằng cột sống trên phim thẳng, độ
xoay của đốt sống cuối cùng với mặt phẳng ngang, độ cốt hoá mào
chậu theo Risser, đánh giá góc gù T5-T12, T10-L2, T12-S1, cân bằng


21
vai, xoay của đốt sống T1, đốt sống trên cùng và đốt sống cuối cùng
của đường cong, đốt sống ổn định, đốt sống trung tính. Trên các phim
động có thể đánh giá được mức độ mềm dẻo của từng đường cong cột
sống, xác định được vị trí đốt sống trên cùng và cuối cùng của đường
cong cần được bắt vít cố định và hàn xương.
4.3. Những vấn đề liên quan kết quả phẫu thuật
4.3.1. Kỹ thuật xoay trực tiếp thân đốt sống liên quan kết quả nắn
chỉnh vẹo.
Chúng tôi áp dụng kỹ thuật xoay trực tiếp thân đốt sống của
Lenke cho 40 bệnh nhân vẹo cột sống không rõ căn nguyên, kết quả
nghiên cứu cho thấy hiệu quả nắn chỉnh đạt kết quả rất tốt. Góc Cobb
trung bình trước mổ 55,6 ±12,7độ, góc Cobb trung bình sau mổ tại thời
điểm theo dõi sau cùng 12,37 ± 7,69 độ. Hiệu quả nắn chỉnh đạt
78,15± 11,68 (%). Hiệu quả nắn chỉnh biến dạng lồng ngực xương sườn
và độ xoay của đốt sống đỉnh được cải thiện rõ rệt so sánh trước và sau
mổ. Mức độ biến dạng lồng ngực xương sườn khi khảo sát bằng thước

đo scoliometter trước mổ là 13,25 độ đã giảm xuống chỉ còn 4,12 độ
sau phẫu thuật sử dụng kỹ thuật xoay trực tiếp thân đốt sống. Mức độ
xoay trung bình của cuống cung đánh giá theo Nash-Moe trước mổ là
3,62 độ giảm xuống dưới 1,2 độ tại thời điểm theo dõi sau cùng. Sự
thay đổi khác biệt có ý nghĩa thống kê. Góc gù cột sống ngực trung
bình trước mổ 19,45 độ sau mổ trung bình 22,15 với p<0,05 . Hiệu quả
nắn chỉnh vẹo của Trần Quang Hiển đạt 57,8 %, trong khi đó kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long đạt 72,5 %.
Trong công trình nghiên cứu của Lee [68] và cộng sự so sánh
hiệu quả nắn chỉnh vẹo cột sống của hai nhóm bệnh nhân, một nhóm
được phẫu thuật bằng kỹ thuật chống xoay thanh dọc thông thường so
sánh với nhóm nắn chỉnh bằng kỹ thuật xoay trực tiếp đốt sống. Kết
quả nghiên cứu cho thấy nắn chỉnh bằng xoay trực tiếp thân đốt sống
cải thiện độ xoay của thân đốt trên hình ảnh CLVT là 42,5% sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 so sánh với kỹ thuật nắn chỉnh
vẹo thông thường. H iệu quả tự nắn chỉnh bù trừ của cột sống thắt lưng
đạt 80,5%, kết quả cải thiện rõ rệt khi so với 62,2% tự nắn chỉnh bù trừ
của cột sống thắt lưng khi chống xoay thanh dọc.
4.3.2. Vai trò của vít cuống cung trong kết quả nắn chỉnh vẹo cột
sống
Trong nghiên cứu của chúng tôi với 40 bệnh nhân được phẫu
thuật cố đ ịnh với cấu hình toàn vít cuống cung, kỹ thuật bắt vít và nắn


22
chỉnh vẹo cột sống theo hướng dẫn của Lenke và Suk, mặc dù không có
kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực này nhưng hiệu quả nắn chỉnh đạt
được rất tốt trên ba mặt phẳng. Hiệu quả nắn chỉnh di lệch vẹo trên mặt
phẳng trán đạt 78,15%, mức độ di lệch sang ngang của đốt sống đỉnh
vùng cột sống ngực được phục hồi trung bình từ 5,33 cm về còn 1,2 cm

tại thời điểm theo dõi sau cùng , cân bằng thân người qua eo được phục
hồi tại thời điểm theo dõi sau cùng trung bình từ 4,63cm xuống còn
0,95 cm , cân bằng vai được được phục hồi với độ chênh lệch trung
bình từ 0,93cm giảm về còn 0,3cm độ tin cậy có ý nghĩa thống kê.
Không có trường hợp khớp giả tại thời điểm theo dõi sau cùng. Hiệu
quả nắn chỉnh vẹo của Trần Quang Hiển đạt 57,8 %, Nguyễn Hoàng
Long đạt 72,5 %.


23
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 40 bệnh nhân vẹo cột sống không rõ căn nguyên
chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh x-quang.
1.1. Đặc điểm lâm sàng
- Cân bằng mào chậu hai bên: 0,09 ± 0,1 cm
- Cân bằng vai trung bình: 0,93 ± 0,64 độ
- Cân bằng lồng ngực xương sườn hai bên trung bình: 13,25 ±
5,74 độ
- Cân bằng thân mình hai bên :4,63 ± 1,37 cm
2.2. Hình ảnh x-quang
2.2.1. Hình ảnh x-quang trên phim thẳng.
- Cốt hóa mào chậu độ 3, 5 chiếm chủ yếu 70%.
- Độ xoay của cuống cung theo Nash -Moe trung bình:3,62 ±
2,22 độ
- Chênh lệch xương đòn lồng ngực hai bên: 8,31 ± 6,44 độ
- Lệch trục đốt sống đỉnh cột sống ngực hai bên: 5,33 ± 2,44 cm
- Chênh lệch xương đòn hai bên : 5,75 ± 4,26 độ
- Góc vẹo đường cong chính trung bình: 55,6 ±12,7 độ
2.2.2. Hình ảnh x-quang trên phim nghiêng.

- Góc gù cột sống ngực T5-T12 trung bình: 19,45 ± 2,96 độ
- Góc ưỡn cột sống thắt lưng L1-S1 trung bình: 39,95 ± 11,42 độ
2.2.3. Phân loại theo Lenke
- Phân loại đường cong Lenke loại 1 chiếm chủ yếu: 28/40 chiếm
70%
- Biến thể dạng A chiếm chủ yếu: 57,5%
- Góc gù cột sống ngực bình thường chiếm: 97,5%.
2. Kết quả phẫu thuật
- Hiệu quả nắn chỉnh vẹo cột sống với kỹ thuật xoay trực tiếp
thân đốt sống đạt 78,15 % theo cách tính của Harrington.
- Trong 40 bệnh nhân có 38 bệnh nhân đạt kết quả tốt chiếm 95 %,
2 bệnh nhân đạt kết quả trung bình chiếm 5%.
- Bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật với điểm trung
bình:4,87 ± 0,05
- Mối tương quan có ý nghĩa giữa hiệu quả nắn chỉnh và tuổi của
bệnh nhân, tuổi càng cao hiệu quả nắn chỉnh càng thấp.
Hệ số tương quan r = -0,434, p<0,01


×