Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.89 KB, 13 trang )

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS Ở VIỆT NAM
I- Tiềm năng phát triển logisctics ở Việt Nam hiện nay.
1- Tiềm năng về vị trí địa lý
Lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam bao gồm diện tích đất liền, theo tổng
điều tra đất năm 2002 là 329.297 km
2
và vùng biển rộng hơn 1 triệu km
2
. Việt
Nam nằm trong vùng nhiệt đới nên khí hậu chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế
độ gió mùa châu Á. Lượng mưa trunh bình hàng năm khoảng 1.500 đến 2000
mm. Độ ẩm trên dưới 85%. Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3.260 km. Trung
bình khoảng 20 km chiều dài bờ biển có một cửa sông thông ra biển. Các cửa
sông này chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều khá phức tạp.
Có thể thấy, là một quốc gia biển, với chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, hệ
thống cảng biển đa dạng trải dài từ Bắc vào Nam lại nằm trên tuyến đường hàng
hải quốc tế, phải nói rằng thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một điều kiện lý
tưởng để phát triển vận tải đường biển. Với sự ưu đãi này không những tạo điều
kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển buôn bán với các quốc gia, các khu vực
trên thế giới mà còn có thể đưa Việt Nam trở thành nơi chung chuyển hàng hóa
trong khu vực.
Điều kiện địa lý thuận lợi là một trong những yếu tố để phát triển
logistics. Các cảng biển tự nhiên, ví dụ như vịnh hay các cảng nước sâu… là
một trong những đặc điểm địa lý rất có giá trị trong phát triển vận tải sông, biển
mà bất kì quốc gia nào cũng mong có được.
2- Tiềm năng về cơ sở hạ tầng.
Việc có được điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ mở ra khả năng mở rộng
kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam. Nhưng khả năng nay có trở thành hiện
thực được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có việc xây
dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Trong hoạt động logistics


thì cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng bao gồm: Hệ thống cảng biển, sân
bay, đường sắt, đường ô tô, đường sắt, đường sông và các công trình, trang thiết
bị khác như hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ, hệ thống thông tin liên lạc…
Có thể nói, cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành hoạt động cung
ứng dịch vụ logistics.
Những năm qua, đặc biệt từ khi đất nước mở cửa, cơ sở hạ tầng được xây
dựng và phát triển khá đồng bộ, tạo nên sự thay đổi về chất đáp ứng nhu cầu
chuyên chở hàng hóa và hành khách trong nội địa cũng như quốc tế.
2.1- Hệ thống cảng biển
Cùng với sự phát triển của đất nước, qua nhiều thời kì, cho đến nay hệ
thống cảng biển Việt Nam đã được quy hoạch đang hình thành và phát triển đa
dạng, phong phú. Ngoài việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp một số cảng truyền
thống như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… nhiều cảng mới đã được đầu tư xây
dựng như cảng Cái Lân, Chân Mây, Dung Quất, Thị Vải, VIC… trải đều để
phục vụ các khu vực kinh tế của đất nước. Các laọi hình cảng mới như cảng
nước sâu, cảng container chuyên dụng… với vốn đầu từ hàng trăm triệu USD đã
được xây dựng, đang phát huy tác dụng và mở ra tiềm năng lớn đáp ứng nhu
cầu hội nhập kinh tế kh vực cũng như nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Hiện
tại ở Việt Nam có khoảng 80 cảng lớn nhỏ khác nhau trải dài từ Bắc vào Nam,
với tổng chiều dài cầu tàu khoảng 22.000 m với trên 1 triệu m
2
kho và khoảng
2,2 triệu m
2
bãi chứa hàng.
Lượng hàng hóa vận chuyển thông qua cảng hàng năm đều tăng về mọi
chỉ tiêu kể cả hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như hàng hóa nội địa.
Năng suất bốc xếp hàng bình quân của cảng tổng hợp quốc gia đạt 2.500
tấn/m cầu tàu trên năm. Có cảng đạt năng suất bốc xếp rất cao như cảng Sài
Gòn 3.500 tấn/m, các ccảng địa phương đạt 1.000 tấn/m.

Phương tiện vận chuyển ( đội tàu ) những năm gần đây được phát triển
khá nhanh. Nếu tính đến hết 31/12/2000, đội tàu biển Việt Nam mới chỉ có 679
chiếc với tổng trọng tải khoảng 1,6 triệu DWT, xếp thứ 60/144 nước có đội tàu
vận tải biển thì đến hết tháng 5/2008, đội tàu biển Việt Nam đã có 1.284 chiếc
với tổng trọng tải là 3.115.489 DWT. Cơ cấu đội tàu dần được cải thiện, trọng
tải tàu chuyên dụng phát triển gần bằng tàu chở hàng khô, tàu container đã có
20 chiếc với tổng trọng tải 197.871 DWT ( tạp chí Visaba Times-tháng
1+2/2006).
2.2- Hệ thống cảng hàng không.
Hệ thống cảng hàng không của Việt Nam trong những năm qua cũng có
nhiều thay đổi. Các cum cảng hàng không được hình thành trên 3 miền Bắc-
Trung-Nam với 3 sân bay quốc tế: Nội Bài-Tân Sơn Nhất-Đà Nẵnglà trung tâm
của từng miền và hệ thống sân bay vệ tinh cho 3 sân bay quốc tế như: miền Bắc
có Cát Bi, Nà Sỏm, Mường Thanh. Miền Trung có sân bay Phú Bài, Phú Cát,
Cam Ranh, Pleiku. Miền Nam có sân bay Buôn Mê Thuật, Liên Khương, Phú
Quốc, Rạch Giá và Cần Thơ. Các sân bay quốc tế thời gian qua đã được nâng
cấp cải tạo hiện đại như nhà ga, đường băng hạ-cất cánh cũng như các trang
thiết bị phục vụ chuyên chở hàng hóa, hành khách trong và ngoài nước. Mạng
lưới đường băng ngày càng được mở rộng đến các nước trên thế giới bằng các
chuyến bay trực tiếp với tần suất khai thác ra tăng.
Phương tiện vận chuyển (máy bay) được cải thiện rõ rệt về cơ cấu, số
lượng và chất lượng. Các máy bay Việt Nam đang sử dụng khá hiện đại so với
các nước đang phát triển trên thế giới như: Boing 767, 777; Airbus 320-321;
ART 72 hay Fokker.
Lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không được
tăng dần qua thời gian.
2.3- Hệ thống đường bộ (sắt-ôtô)
So với các nước trong khu vực, hệ thống đường sắt, đường ôtô ở Việt
Nam khá phát triển. Đường ôtô liên tỉnh, nội tỉnh được phân bố đều nối kết các
vùng kinh tế, các địa phương trong cả nước rất thuận tiện. Hệ thống cầu đường

bộ qua các sông lớn, điều mơ ước của người dân từ bao đời đã trở thành hiện
thực tạo nên sự giao lưu thông suốt trong vận chuyển. Hàng hóa ngày nay có thể
vận chuyển bằng ôtô theo các tuyến đường đi sâu vào ngõ ngách để dao hàng.
Các tuyến đường ôtô của các nước như Lào – Campuchia – Trung Quốc càng
tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương với các nước trong khu vực và thế
giới.
Đường sắt cũng là thế mạnh trong hệ thống giao thông vận tải của Việt
Nam. Qua nhiều lần đổi mới, cơ sở hạ tầng của đường sắt đã có sự thay đổi cơ
bản từ hệ thống nhà ga, bến bãi đến các tuyến đường vận chuyển đặc biệt là
tuyến đường liên vận Bắc-Nam. Phương tiện vận chuyển ngày càng được nâng
cấp, từ chỗ đầu máy hơi nước là chủ yếu thì đến nay đầu máy diezen dùng trong
chạy tàu là chủ yếu. Các toa xe cũng đa dạng phong phú, đáp ứng tính đa dạng
và phong phú trong chuyên chở. Hệ thống đường sắt Việt Nam lại được nối với
đường sắt liên vận quốc tế theo hiệp định SMGS càng tạo thuận lợi cho việc
chuyên chở hàng hóa và hành khách trên tuyến đường sắt liên vận. Tuyến
đường sắt xuyên Á đang xây dựng sẽ mở ra cho đường sắt Việt Nam cơ hội mới
trong quá trình hội nhập và tham ra sâu rộng vào hoạt động vận tải đường sắt
trong khu vực và quốc tế.
2.4- Hệ thống đường sông
Đường sông cũng là một lợi thế tạo nên sự đa dạng và phong phú trong
hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải
đường sông những năm qua cũng được chú trọng đầu tư phát triển. Các tuyến
vận tải đường sông chính được hình thành ở phía Bắc như Hải Phòng-Hà Nội,
Nam Định, Việt Trì. Phía Nam như Sài Gòn-Rạch Giá, Hà Tiên hay Sài Gòn-
Cần Thơ-Cà Mau là những tuyến đường tiếp nối vận tải hàng hóa bằng đường
biển vào sâu trong đất liền hay vận chuyển hàng hóa từ sâu trong đất liền hay
vận chuyển hàng hóa từ sâu trong nội địa gom hàng cung cấp cho vận tải biển
để tạo thành hành trình đi suốt cho hàng hóa. Cũng như vận tải đường biển, vận
tải đường sông năng lực chuyên chở cũng khá lớn và chi phí tương đối thấp so
với một số phương thức vận tải khác cho nên góp phần giảm chi phí trong vận

chuyển. Vận tải đường sông sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc chuyên chở hàng hóa
bằng tàu LASh (Light Aboard Ship).
Qua phân tích về cơ sở hạ tầng của Việt Nam trên đây, chúng ta có thể
thấy rằng đây là những yếu tố rất thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics.
3- Tiềm năng về con người
Logistics còn là lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam, trên thực tế đã có một
số đơn vị kinh doanh loại hình dịch vụ này nhưng mới chỉ dừng ở mức độ thực
hành và thao tác. Còn kiến thức toàn diện về logistics cũng như quản trị
logistics chưa được đào tạo và trang bị đầy đủ. Song dù chưa được phát triển ở
Việt Nam, nhưng đứng về nguồn nhân lực cung cấp phục vụ hoạt động logistics
thì hiện tại ở Việt Nam khá dồi dào. Theo VIFFAS (Hiệp hội giao nhận-kho vận
Việt Nam) nếu chỉ tính riêng nhân viên trong những công ty là hội viên của
Hiệp hội con số này cũng phải lên đến gần 3.000 người, ngoài ra ước tính còn
có khoảng 5.000 đến 6.000 người thực hiện giao nhận vận tải bán chuyên
nghiệp. Nguồn nhân lực kể trên được đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ở cấp trình độ đại học, được đào tạo chủ yếu từ thị trường đại học Ngoại
Thương, khoa Ngoại Thương-ĐH Kinh tế hồ Chí Minh. Ngoài ra nguồn nhân
lực còn được bổ sung từ các truờng khác như: ĐH Hàng hải, Giao thông vận tải,
Kinh tế quốc dân, Thương mại, Ngoại ngữ… Những năm qua, do nhận thức
được vai trò và vị trí của logistics trong sản xuất-kinh doanh VIFFAT đã phối
hợp với các tổ chức quốc tế khác như FIATA, ESCAP… thường xuyên tổ chức
hội thảo, mở các khóa đào tạo chuyên về logistics nhằm trang bị kiến thức mới
cho các hội viên để có thể phát triển nghiệp vụ của mình đáp ưóng nhu cầu phát
triển chung của đất nước.
Ở lĩnh vực logistics, phải nói rằng nguồn nhân lực của Việt Nam khá dồi
dào có thể đáp ứng mọi nhu cầu cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ logistics
ở Việt Nam.
Tóm lại, đánh giá về khả năng về phát triển logistics - một công nghệ
kinh doanh mới, công nghệ kinh doanh tiên tiến, phải dựa vào nhiều tiêu chí -

×