ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
================
BÙI THANH MINH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH HÒA BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
================
BÙI THANH MINH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN HỒI LOAN
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM HOA
Hà Nội – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin can đoan Luận án Tiến sỹ với đề tài ―Đào tạo nghề cho thanh niên
dân tộc thiểu tại tỉnh Hòa Bình‖ là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và
những kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài Luận án ―Đào tạo nghề cho
thanh niên dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình‖, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động
viên tích cực từ gia đình, thầy cô, các bạn bè, đồng nghiệp và các bạn sinh viên.
Sự hi sinh của Mẹ tôi, Đặng Thị Tiến; sự đồng hành của vợ tôi, Lê Thị
Lan và hai con trai, Bảo Quân, Bảo Lộc đã giúp tôi có thêm động lực để hoàn
thành Luận án. Luận án này là lời cảm ơn của tôi đối với tình yêu và sự hi sinh
vô điều kiện mà tôi luôn nhận được từ gia đình trong các chặng đường đã qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa,
người đã tận tình hướng dẫn tôi về chuyên môn trong suốt quá trình phát triển từ
cử nhân đến khi hoàn thành Luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan, PGS.TS. Nguyễn
Thị Thu Hà, PGS.TS. Trịnh Văn Tùng, PGS.TS. Hoàng Thu Hương, PGS.TS.
Nguyễn Thị Thái Lan, TS. Đặng Kim Khánh Ly, TS. Bế Quỳnh Nga, TS.
Nguyễn Thị Kim Nhung và nhiều thầy cô và đồng nghiệp khác mà tôi không thể
kể hết ở đây. Những đóng góp của họ giúp Luận án của tôi có chất lượng cao
hơn, đảm bảo những góc nhìn đa chiều và toàn diện hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội,
Tỉnh đoàn, các cơ sở đào tạo nghề, cán bộ các cấp của tỉnh Hòa Bình đã tham gia
cung cấp thông tin để tôi hoàn thành nghiên cứu một cách tốt nhất. Cảm ơn các cựu
sinh viên lớp K58 CTXH Hòa Bình đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực địa.
Tuy đã cố gắng bằng tất cả những gì tốt nhất của bản thân nhưng do hạn chế
thời gian và năng lực, Luận án có thể có những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận
được sự đóng góp của quý vị và các bạn để Luận án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả
năm 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 9
2. Ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................................... 12
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 13
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 14
5. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 15
6. Bố cục của Luận án .......................................................................................... 15
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 16
1.1. Thanh niên và thanh niên dân tộc thiều số với vấn đề thất nghiệp và thiếu
việc làm ............................................................................................................................... 16
1.2. Tác động kinh tế - xã hội của đào tạo nghề với thanh niên nói chung và
thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng ........................................................................... 25
1.3. Hệ thống chính sách và dịch vụ đào tạo nghề ở các quốc gia ...................... 31
1.4. Vai trò của Công tác xã hội trong hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên dân
tộc thiểu số .......................................................................................................................... 44
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 49
2.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................................ 49
2.1.1. Thanh niên ................................................................................... 49
2.1.2. Dân tộc thiểu số ........................................................................... 49
2.1.3. Thanh niên dân tộc thiểu số ở Việt Nam ....................................... 52
2.1.4. Đào tạo nghề ............................................................................... 52
2.1.5. Hướng nghiệp .............................................................................. 54
2.1.6. Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số ................................ 55
2.1.7. Chính sách xã hội ......................................................................... 56
2.1.8. Dịch vụ xã hội .............................................................................. 57
1
2.1.9. Công tác xã hội ............................................................................ 57
2.2. Các lý thuyết và khung phân tích ......................................................................... 59
2.2.1. Các lý thuyết vận dụng.................................................................................... 59
2.2.2. Khung phân tích ........................................................................... 66
2.3. Tóm tắt về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Hòa Bình ....................... 67
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 69
2.4.1. Phân tích tài liệu .......................................................................... 69
2.4.2. Thảo luận nhóm ........................................................................... 69
2.4.3. Phỏng vấn sâu.............................................................................. 69
2.4.4. Trưng cầu ý kiến .......................................................................... 70
CHƢƠNG 3: NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA THANH NIÊN DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỈNH HÒA BÌNH .......................................................................... 74
3.1. Tính hữu ích của học nghề theo đánh giá của thanh niên dân tộc thiểu số 74
3.2. Nhu cầu về lĩnh vực học nghề .............................................................. 78
3.3. Nhu cầu về trình độ đào tạo ................................................................. 85
3.4. Nhu cầu về địa điểm đào tạo và cơ sở đào tạo ...................................... 92
3.5. Nhu cầu hỗ trợ khi tham gia học nghề .................................................. 97
CHƢƠNG 4. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ KẾT QUẢ THỰC THI TẠI
HÒA BÌNH ............................................................................................................ 105
4.1. Hệ thống chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số.......... 105
4.2. Thực tế triển khai chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh
Hòa Bình................................................................................................................................................ 111
4.2.1. Những thành tựu của chính sách đào tạo nghề...................................... 111
4.2.2. Những hạn chế của đào tạo nghề ................................................ 123
CHƢƠNG 5. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HẠN CHẾ VÀ VAI TRÒ CỦA
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG NÂNG CAO HIÊU QUẢ THỰC THI
2
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU
SỐ TẠI TỈNH HÒA BÌNH .............................................................................. 132
5.1. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực thi chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình ....................................................... 132
5.1.1. Quy tắc (Rules) .......................................................................... 132
5.1.2. Cơ hội (Opportunity) .................................................................. 135
5.1.3. Năng lực (Capacity) ................................................................... 136
5.1.4. Truyền thông (Communication) .................................................. 137
5.1.5. Lợi ích (Interest) ........................................................................ 142
5.1.6. Quy trình (Process) .................................................................... 150
5.1.7. Ý thức hệ (Ideology) ................................................................... 153
5.2. Vai trò và mô hình Công tác xã hội trong hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu
số học nghề ....................................................................................................................... 157
5.2.1. Vai trò cụ thể của Công tác xã hội trong thực thi chính sách đào tạo
nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số .................................................... 157
5.2.2. Mô hình Công tác xã hội trong hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số
tỉnh Hòa Bình học nghề ....................................................................... 161
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 168
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .............................................................................................. 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 175
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 189
3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ
Viết tắt
Công tác xã hội
CTXH
Lao động Thương binh và Xã hội
LĐTB&XH
Liên hợp quốc
UN
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NN&PTNT
Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc
UNICEF
Thanh niên dân tộc thiểu số
TNDTTS
Tổ chức Lao động quốc tế
ILO
Ủy ban nhân dân
UBND
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu về tình trạng học nghề của mẫu khảo sát ................................ 71
Bảng 2.2. Cơ cấu lứa tuổi của mẫu khảo sát ........................................................ 71
Bảng 2.3. Cơ cấu giới tính của mẫu khảo sát ....................................................... 72
Bảng 2.4. Cơ cấu dân tộc của mẫu khảo sát ........................................................ 72
Bảng 3.1. Mức độ hữu ích của học nghề theo đánh giá của TNDTTS ................ 76
Bảng 3.2. Các nhu cầu được đáp ứng của TNDTTS khi học nghề ...................... 78
Bảng 3.3. Cơ sở đào tạo mong muốn của thanh niên........................................... 96
Bảng 3.4. Mức độ mong muốn được trợ giúp của thanh niên khi tham gia học
nghề ...................................................................................................................... 98
Bảng 3.5. Khó khăn của TNDTTS trong học nghề ............................................ 100
Bảng 3.6. Mức độ khó khăn trong việc học nghề của TNDTTS ....................... 102
Bảng 4.1. Kết quả huy động nguồn lực đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề giai
đoạn 2011-2020 .................................................................................................. 113
Bảng 4.2. Đánh giá mức độ hữu ích của học nghề giữa nhóm đã và đang học
nghề với nhóm chưa học nghề ........................................................................... 129
Bảng 5.1. Đơn vị chủ quản của đào tạo nghề qua các năm................................ 148
Bảng 5.2. Phân tích SWOT mô hình 3 ............................................................... 166
5
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Lĩnh vực học nghề của TNDTTS đã và đang học nghề.......................... 79
Biểu đồ 3.2. Lĩnh vực học nghề dự định của TNDTTS chưa học nghề............... 80
Biểu đồ 3.3. So sánh tỷ lệ lựa chọn nghề nghiệp cụ thể của nhóm thanh niên đã
và đang học nghề với nhóm chưa học nghề ......................................................... 81
Biểu đồ 3.4. Lý do lựa chọn lĩnh vực nghề của TNDTTS ................................... 83
Biểu đồ 3.5. Lý do quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn lĩnh vực nghề
nghiệp của TNDTTS ............................................................................................ 84
Biều đồ 3.6. Sự khác nhau trong lý do quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn
lĩnh vực học nghề giữa thanh niên đã, đang học nghề và chưa học nghề ............ 85
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu trình độ đào tạo mong muốn của thanh niên DTTS chưa học
nghề nhưng có nhu cầu học nghề ......................................................................... 86
Biểu đồ 3.8. Cơ cấu trình độ đào tạo TNDTTS đã và đang học nghề lựa chọn .. 87
Biểu đồ 3.9. Các lý do lựa chọn trình độ đào tạo của TNDTTS .......................... 89
Biểu đồ 3.10. Sự khác biệt trong lý do lựa chọn cấp học giữa thanh niên DTTS
đã, đang học nghề và chưa học nghề.................................................................... 90
Biểu 3.11. Địa điểm mong muốn học nghề của TNDTTS chưa từng học nghề ........ 94
Biểu đồ 4.1. Số lượng giáo viên và trình độ cụ thể của các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp năm 2011 và 2019 .................................................................................. 114
Biểu đồ 4.2. Mức độ hài lòng của TNDTTS về các nội dung của chương trình
đào tạo ................................................................................................................ 117
Biểu đồ 4.3. Số thanh niên được đào tạo nghề và TNDTTS được đào tạo nghề
theo Đề án 1956 giai đoạn 2007-2018 ............................................................... 118
Biểu đồ 4.4. Kết quả tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp năm
2011 và 2018 ...................................................................................................... 119
Biểu đồ 4.5. Tổng số lao động và lao động là thanh niên được tạo việc làm giai
đoạn 2008 - 2018 ................................................................................................ 120
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ TNDTTS đã và đang học nghề nhận được hỗ trợ ................ 121
6
Biểu đồ 4.7. Đánh giá của TNDTTS về mức độ hiệu quả của các hoạt động trợ
giúp ..................................................................................................................... 122
Biểu đồ 4.8. Tỷ trọng người dân tộc thiểu số có việc làm từ 15 tuổi trở lên đã qua
đào tạo chia theo dân tộc năm 2015 ................................................................... 124
Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ TNDTTS chưa học nghề có nhu cầu học nghề và không có
nhu cầu học nghề ................................................................................................ 125
Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ các lý do khiến TNDTTS không học nghề ........................ 127
Biểu đồ 5.1. Tỷ lệ biết thông tin về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề (Đơn vị: %) ...... 139
Biểu đồ 5.2. Tỷ lệ biết về các chính sách hỗ trợ học nghề của TNDTTS đã, đang
học nghề và chưa học nghề ................................................................................ 139
Biểu đồ 5.3. Tỷ lệ các nguồn thông tin tiếp cận chính sách đào tạo nghề của .. 140
TNDTTS............................................................................................................. 140
Biểu đồ 5.5 Người quyết định việc học nghề của TNDTTS .............................. 155
Biểu đồ 5.6. Đánh giá của TNDTTS về tầm quan trọng của hoạt động hướng
nghiệp trong trường phổ thông........................................................................... 160
Biểu đồ 5.7. Các công việc mà CTXH cần triển khai trong lĩnh vực hướng nghiệp,
hỗ trợ học nghề qua ý kiến của TNDTTS ............................................................ 161
7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Tam giác hướng nghiệp của K. Platonov ........................................................ 55
Hình 2.2. Thang nhu cầu Maslow ................................................................................... 59
Hình 2.3. Lưới các bên liên quan theo quyền lực và lợi ích ........................................... 64
Hình 2.4. Mô hình thực thi chính sách từ trên xuống ..................................................... 66
Hình 4.1. Khung chính sách trong đào tạo nghề cho TNDTTS .................................... 110
Hình 5.1. Lưới lợi ích và quyền lực trong hệ thống đào tạo nghề cho TNDTTS ......... 143
Hình 5.3. Mô hình CTXH thuộc trường học trong hướng nghiệp và hỗ trợ thanh niên
DTTS trong hoạt động đào tạo nghề ............................................................................. 163
Hình 5.4. Mô hình hợp tác trong hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ TNDTTS học nghề 164
Hình 5.5. Mô hình hướng nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề dành cho TNDTTS .........................165
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Oxfarm [2013] dẫn số liệu của World Bank đã nhận định rằng người dân
tộc thiểu số ở Việt Nam ngày càng tụt hậu trong quá trình phát triển ở góc độ
quốc gia. Từ chiếm tỷ lệ 29% năm 1998, đến năm 2010, người dân tộc thiểu số
chiếm tới 47% người nghèo cả nước. Dù tỷ lệ nghèo của Việt Nam giảm nhanh
qua các năm nhưng tình trạng nghèo ở dân tộc thiểu số ít được cải thiện dẫn đến
phân cách càng ngày càng lớn. World Bank [2018] trong Báo cáo ―Bước tiến
mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam‖ cho thấy dù các hoạt động
nông nghiệp giúp tăng thu nhập cho người dân tộc thiểu số nhưng các nhóm dân
cư này vẫn chiếm 72% người nghèo ở Việt Nam. Nghèo đói còn dẫn đến nhiều
vấn đề làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số trong đó có
vấn đề kết hôn sớm, hạn chế tiếp cận y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục
và các dịch vụ xã hội khác [Phùng Đức Tùng, Nguyễn Việt Cường, 2017]. Năm
2004 chi tiêu của người dân tộc thiểu số bằng 59% mức chi tiêu của người Kinh,
Hoa thì đến 2016 tỷ lệ này giảm xuống còn 52%. Kết quả của sự chênh lệch ngày
càng lớn này đến từ tốc độ tăng trưởng cao của các hoạt động phi nông nghiệp và
công việc được trả lương của người Kinh và người Hoa [MOLISA, VASS và
UNDP, 2017, tr.11].
Vấn đề cần đặt ra là chuyển đổi công việc và nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh tế cho các nhóm dân cư dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, năng lực hạn chế, được
thể hiện qua tỷ lệ người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo chỉ chiếm 6,2%, bằng 1/3
mức trung bình của tổng thể dân số, là cản trở lớn [Phùng Đức Tùng và cộng sự
2017, tr.35]. Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam thông qua số liệu của
Điều tra dân số 2009 cho thấy, 94,3% thanh niên dân tộc thiểu số (TNDTTS)
chưa từng được đào tạo nghề. Đây là một hạn chế trong việc hoạch định các
chính sách hỗ trợ nhóm TNDTTS phát triển bản thân, tạo sinh kế bền vững để
hòa nhập xã hội. Hỗ trợ TNDTTS học nghề, tìm kiếm việc làm là chính sách
9
quan trọng nhằm giảm bất bình đẳng xã hội, hướng đến sự phát triển dung hợp,
bền vững ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng và ở phương diện quốc gia nói chung.
Nhận thức được vai trò của đào tạo nghề cho TNDTTS, Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách hỗ trợ học nghề cho TNDTTS. Rà soát của Bộ
LĐTB&XH năm 2018 cho thấy, Việt Nam có 116 chính sách khác nhau về đào
tạo nghề, trong đó có 7 loại chính sách để hỗ trợ thanh niên dân tộc miền núi học
nghề, nâng cao trình độ. Có thể kể đến những chính sách quan trọng: Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg, Chính sách
nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp theo Quyết định
53/2015/QĐ-TTg, Quyết định 194/2001/QĐ-TTg về học bổng chính sách và trợ
cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, Nghị định
86/2015/NĐ-CP về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập…Tuy nhiên, việc
thực hiện các chính sách còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả đào tạo nghề cho
TNDTTS chưa bền vững thể hiện qua số lượng người học nghề thấp và hiệu quả
sau đào tạo nghề chưa cao [MOLISA, 2018]. Việc đầu tư nguồn lực hỗ trợ
TNDTTS học nghề không chỉ giúp phát triển chất lượng nguồn nhân lực, tháo gỡ
một trong ba nút thắt của phát triển mà còn góp phần tạo ra sự công bằng trong
sự phát triển dung hợp của nhóm người dân tộc thiểu số. Như vậy, nhu cầu học
nghề có, chính sách đào tạo nghề được nhà nước quan tâm với những nguồn lực
tài chính lớn nhưng hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, đặc biệt là với các nhóm đặc
thù như TNDTTS. Lý do nào tạo ra sự kém hiệu quả của chính sách và các chính
sách hỗ trợ đã thực sự phù hợp với nhu cầu của nhóm thụ hưởng là những câu
hỏi cần trả lời.
Nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu về đào
tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số dưới lăng kính tiếp cận của công tác xã
hội, tiếp cận từ nhu cầu của chính đối tượng thụ hưởng chính sách. Các nghiên
cứu đào tạo nghề ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào phân tích thực trạng, chất
lượng đào tạo dưới góc độ tiếp cận của khoa học giáo dục, khoa học chính sách
mà chưa có sự tiếp cận từ chính nhu cầu của nhóm tham gia học nghề. Các chính
10
sách hỗ trợ đào tạo nghề cũng đã được đề cập, phân tích trong thực tế nhưng
mang tính tổng quát chung và thường xuất phát từ quan điểm của cơ sở đào tạo,
các nhà quản lý, chứ chưa nhấn mạnh đến các quan điểm, chia sẻ và trải nghiệm
của nhóm thụ hưởng là TNDTTS. Việc nhìn nhận hoạt động đào tạo nghề dưới
lăng kính công tác xã hội sẽ đưa ra hướng tiếp cận mới, đi từ nhu cầu của đối
tượng đến mức độ đáp ứng của chính sách, từ đó đánh giá sự phù hợp và đề xuất
các giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề với góc nhìn đa chiều, toàn diện
và khác biệt hơn so với các nghiên cứu khác…Các chính sách dù quan trọng đến
đâu, nó chỉ thực sự có ý nghĩa và tác động thực tế nếu nó biến thành dịch vụ mà
các nhóm có nhu cầu trong xã hội có thể tiếp cận và thụ hưởng.
Nghiên cứu được thực hiện tại Hòa Bình, một tỉnh miền núi đặc thù, là địa
bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số điển hình như Mường, Tày, Thái,
Mông... Về địa hình, Hòa Bình gồm các vùng đồi núi thấp và đồi núi cao, điển
hình cho địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số. Hòa Bình cũng đang trong thời
kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, những nhu cầu về nguồn nhân lực, những
yêu cầu về đảm bảo phát triển bao trùm, hướng đến đảm bảo an sinh xã hội cho
người dân tạo ra những nhu cầu cấp thiết về phát triển đào tạo nghề cho người
dân nói chung và thanh niên nói riêng. Đối với hệ thống đào tạo nghề, phân loại
theo cấp quản lý, Hòa Bình có đầy đủ các loại hình cơ sở đào tạo từ cơ sở đào tạo
thuộc Bộ, ngành trung ương, các cơ sở đào tạo cấp tỉnh, huyện. Phân loại theo
chủ thể quản lý, Hòa Bình có các cơ sở đào tạo công lập và tư nhân, doanh
nghiệp. Do đó, những vấn đề mà đào tạo nghề cho TNDTTS ở Hòa Bình gặp
phải cũng sẽ mang tính điển hình đối với các vùng dân tộc thiểu số, các cơ sở đào
tạo ở nhiều địa phương trong cả nước.
Như vậy, nghiên cứu này được thực hiện để phân tích nhu cầu học nghề
của TNDTTS, từ đó đối chiếu, so sánh với các chính sách hỗ trợ và hoạt động
đào tạo nghề tại tỉnh Hòa Bình để tìm ra nguyên nhân gây ra những bất cập, hạn
chế trong đào tạo nghề cho TNDTTS. Dưới lăng kính CTXH, nghiên cứu khuyến
nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình
11
nói riêng và cả nước nói chung. Thông qua việc hỗ trợ tiếp cận học nghề phù
hợp, TNDTTS sẽ có sinh kế bền vững, hướng đến cuộc sống với chất lượng cao
hơn, không chỉ về thu nhập mà còn về các khía cạnh khác của cuộc sống.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp hướng nghiên cứu liên ngành với việc sử dụng các lý
thuyết đa dạng trong nghiên cứu về nhu cầu, sự đáp ứng nhu cầu của một nhóm
đặc thù trong xã hội. Khung thực thi từ trên xuống, lý thuyết các bên liên quan,
vốn được sử dụng nhiều trong ngành kinh tế, chính sách công được ứng dụng vào
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác xã hội. Khung phân tích ROCCIPI
của ngành Luật, Phân tích chính sách cũng được sử dụng để phân tích các hạn
chế trong thực thi chính sách, từ đó, tìm giải pháp dưới góc độ công tác xã hội.
Lý thuyết ―Các bên liên quan‖ được sử dụng để bổ sung, khắc phục những hạn
chế của lý thuyết sinh thái, vốn được coi là lý thuyết quan trọng nhất trong nghiên cứu
CTXH. Lý thuyết các bên liên quan với cách tiếp cận dựa trên lưới ―quyền lực – lợi
ích‖ sẽ chỉ ra sự quan tâm và khả năng thúc đẩy các hoạt động trợ giúp, các chính sách
hỗ trợ và hoạt động đào tạo nghề từ các bên khác nhau. Điều này có thể cho phép
người làm CTXH nhận ra các bên cụ thể để vận động chính sách, kết nối các tài
nguyên hay tạo ra những thay đổi tích cực trong môi trường xung quanh để giúp
nhóm TNDTTS có thêm các nguồn lực để học nghề, tìm kiếm việc làm.
Khái quát hóa hệ thống chính sách hỗ trợ và hoạt động đào tạo nghề được
đặt trong sự so sánh với hệ thống nhu cầu của người dân tạo ra tính mới trong
cách thức nhìn nhận và đánh giá chính sách là một đóng góp khác của Luận án.
Các quan điểm từ chính TNDTTS, nhóm đối tượng thụ hưởng và các bên liên
quan đối với hoạt động học nghề sẽ cung cấp luận cứ thuyết phục, có tính thực
tiễn để điều chỉnh chính sách.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ các giải pháp đưa ra, nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề, dựa trên nhu cầu của thanh niên, đảm bảo sinh kế bền vững và an sinh xã
12
hội cho nhóm TNDTTS tỉnh Hòa Bình.
Đồng thời, với cách tiếp cận từ nhóm thụ hưởng chính sách, nghiên cứu
thể hiện một hướng tiếp cận tích cực đối với các nhóm dân cư đặc thù ở Việt
Nam khi nhấn mạnh đến nhu cầu thực tế của họ trong phân tích, đánh giá, thiết
kế và thực thi chính sách. Đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân được coi là
thước đo quan trọng nhất trong đánh giá, phân tích chính sách.
Nghiên cứu cũng làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự tham gia của
CTXH trong hoạt động đào tạo nghề cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình nói riêng và cả
nước nói chung. Sự tham gia của CTXH sẽ góp phần nâng cao tiếng nói của
TNDTTS trong đào tạo nghề, thúc đẩy hiệu quả thực thi các chính sách và hoạt
động hỗ trợ, từ đó nâng cao hiệu quả của đào tạo nghề đối với TNDTTS tỉnh Hòa
Bình và những bài học kinh nghiệm đối với đào tạo nghề trong phạm vi cả nước.
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đào tạo nghề cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình
3.2. Khách thể nghiên cứu
-TNDTTS tỉnh Hòa Bình
-Cán bộ chính quyền, ngành lao động cấp tỉnh, huyện, xã tỉnh Hòa Bình
-Cán bộ Đoàn thanh niên cấp tỉnh, huyện, xã tỉnh Hòa Bình
-Lãnh đạo, giảng viên các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Thời gian: Từ năm 2016-2019
3.3.2. Không gian: tỉnh Hòa Bình
3.3.3. Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung vào nhu cầu đào tạo nghề của
nhóm TNDTTS, so sánh mức độ đáp ứng của hệ thống chính sách và hoạt động
đào tạo nghề trong thực tế từ đó tìm ra các khoảng cách giữa nhu cầu và chính
sách. Những giải pháp mang tính CTXH được đưa ra để thu hẹp khoảng cách
giữa nhu cầu và chính sách để hỗ trợ TNDTTS tiếp cận và học nghề với hiệu quả
cao và bền vững hơn.
13
Các nhóm TNDTTS như bộ đội xuất ngũ, khuyết tật không nằm trong
trong nhóm đối tượng của nghiên cứu này do tính đặc thù của các nhóm thanh
niên đó đòi hỏi những chính sách đặc thù khác.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá nhu cầu học nghề, các hoạt động
đào tạo nghề và chính sách hỗ trợ của thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình
học nghề. Thông qua các số liệu định lượng và các thông tin định tính, bức tranh
chung về đào tạo nghề được mô tả rõ ràng, chi tiết, làm bối cảnh cho các phân
tích chính sách cụ thể cũng như tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính
sách, cung cấp hoạt động hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số nói chung và trong
học nghề, tìm kiếm việc làm nói riêng.
Nghiên cứu dưới lăng kính của CTXH, nhấn mạnh nhu cầu của đối tượng
thụ hưởng chính sách, tập trung phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, ưu
điểm và hạn chế của hệ thống chính sách đào tạo và hỗ trợ học nghề dành cho
TNDTTS tỉnh Hòa Bình. Các quan điểm, đánh giá từ cơ quan quản lý, thực thi
chính sách và các nhóm đối tượng thụ hưởng sẽ tạo ra tính liên tục, toàn diện
trong đánh giá chính sách, làm sáng tỏ từng khoảng trống dẫn đến sự kém hiệu
quả của chính sách trong thực tiễn. Từ đó, các nhà quản lý, các cơ quan thực thi
có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách thông qua
giảm thiểu và loại trừ các hạn chế trong nội dung và điều kiện thực thi hiện tại.
Từ chính sách đến dịch vụ là bước không thể thiếu để các nhóm đối tượng
thụ hưởng có thể tiếp cận được chính sách. Do đó, thông qua phân tích các
nguyên gây ra hạn chế của hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề từ góc
nhìn của các bên liên quan, nghiên cứu chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
xây dựng và ứng dụng các mô hình CTXH trong việc trợ giúp TNDTTS tiếp cận
học nghề, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề cho TNDTTS
tỉnh Hòa Bình nói riêng và cả nước nói chung.
4.2. Nhiệm vụ
14
- Thu thập các báo cáo về đào tạo nghề cho TNDTTS nói chung và tại tỉnh
Hòa Bình nói riêng.
- Khảo sát về nhu cầu đào tạo nghề của TNDTTS
- Khảo sát, đánh giá ưu điểm và hạn chế của hoạt động đào tạo nghề và
chính sách hỗ trợ dành cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích vai trò và mô hình cụ thể của CTXH trong trợ giúp TNDTTS
tỉnh Hòa Bình học nghề.
5. Câu hỏi nghiên cứu
5.1. Nhu cầu cụ thể của TNDTTS tỉnh Hòa Bình đối với đào tạo nghề
được thể hiện như thế nào?
5.2. Nguyên nhân tạo ra những hạn chế của hệ thống đào tạo nghề cho
TNDTTS tại tỉnh Hòa Bình được thể hiện trên những phương diện nào?
5.3. Mô hình CTXH nào phù hợp trong nâng cao hiệu quả đào tạo nghề
cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình?
6. Bố cục của Luận án
- Phần mở đầu
- Phần Nội dung chính: gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 3: Nhu cầu đào tạo nghề của TNDTTS tỉnh Hòa Bình
Chương 4: Hệ thống chính sách đào tạo nghề cho TNDTTS và kết quả thực thi
chính sách tại tỉnh Hòa Bình
Chương 5. Nguyên nhân của những hạn chế trong đào tạo nghề cho TNDTTS và
vai trò của CTXH
- Kết luận và khuyến nghị
15
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tóm tắt chƣơng 1: Chương 1 tập trung vào phân tích các nghiên cứu
chính liên quan đến đề tài theo trục vấn đề: (1) Thanh niên và TNDTTS là
nhóm dễ tổn thương do thất nghiệp, thiếu việc làm; (2) Đào tạo nghề là công
cụ hữu ích để giúp thanh niên nói chung và TNDTTS nói riêng nâng cao
trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và xã hội để tìm kiếm việc làm, nâng cao thu
nhập; (3) Các quốc gia đều xây dựng hệ thống đào tạo nghề và hỗ trợ các
nhóm dân cư tiếp cận đào tạo nghề với những ưu điểm và hạn chế khác nhau;
(4) CTXH có vai trò quan trọng trong trợ giúp TNDTTS học nghề thông qua
cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và biện hộ chính sách hướng đến
mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển công bằng cho nhóm đặc
thù này trong đời sống kinh tế - xã hội quốc gia.
1.1. Thanh niên và thanh niên dân tộc thiểu số với vấn đề thất nghiệp
và thiếu việc làm
Thanh niên luôn là một nhóm xã hội quan trọng ở mỗi quốc gia. Khi họ
được trao quyền, họ sẽ là đầu tàu cho sự phát triển của quốc gia [F. Onuoha,
2010)]. Có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận về thanh niên. UN và các cơ quan
trực thuộc như UNESCO, ILO, UNICEF dùng định nghĩa ―youth‖ với giới hạn
độ tuổi từ 15 – 24. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt ở các quốc gia. Liên đoàn
châu Phi [African Union, 2006] xác định thanh niên là lứa tuổi từ 15-34. Thanh
niên ở Việt Nam được quy định trong Luật Thanh niên 2005 là công dân Việt
Nam từ 16 đến 30 tuổi. Tuy nhiên, dù tuổi của khác nhau nhưng cách hiểu tốt
nhất về thanh niên vẫn là ―một giai đoạn chuyển đổi từ thiếu niên phụ thuộc sang
người trưởng thành độc lập‖, với hai chủ đề được đề cập gắn bó là giáo dục và
việc làm, vì đây là thời kỳ mỗi cá nhân hoàn thành giáo dục cơ bản và tìm kiếm
công việc đầu tiên cho mình [UN, 2013]. Có hai vấn đề liên quan đến giáo dục và
việc làm của thanh niên là đào tạo nghề và thất nghiệp thu hút sự quan tâm của
hệ thống chính sách vì vai trò quan trọng của nó.
16
Có nhiều quan điểm về thất nghiệp, do đó việc xác định thế nào là thanh
niên thất nghiệp, số lượng thanh niên thất nghiệp cũng có nhiều khác biệt. ILO
xác định người thất nghiệp là người đang trong độ tuổi lao động với các tiêu chí:
Không làm việc trong thời gian khảo sát, bao gồm cả làm việc được trả lương và
tự làm chủ; đang sẵn sàng và mong muốn được làm việc; đang tìm kiếm việc
làm. Ngoài ra còn tính đến số người đang chờ đi làm sau khi đã ký hợp đồng, số
người chờ đi nước ngoài làm việc và cả những người đang tham gia học nghề.
Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam định nghĩa thanh niên thất nghiệp
là những người từ 16 – 30 tuổi đáp ứng các tiêu chí sau: ―Không làm việc
nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm‖ và ―Đang đi tìm việc làm có thu
nhập, kể cả những người trước đó chưa bao giờ làm việc [UNFPA, 2015,
tr.36]. Bên cạnh thất nghiệp, hệ thống chính sách ở Việt Nam còn quan tâm
đến số lượng người thiếu việc làm.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội cho thấy thanh niên là một nhóm xã hội
dễ tổn thương với những thay đổi. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến 2017
đã cơ bản phục hồi, tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ rất lớn thanh niên thất nghiệp. ILO
[2017] đã cho thấy sự tổn thương của thanh niên trước những biến động kinh tế
xã hội của thế giới. Sự phát triển của việc làm không cùng hướng với đà tăng
trưởng kinh tế dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thế giới tăng nhẹ trong
năm 2017, tỷ lệ 13,1% với khoảng 70,9 triệu thanh niên thất nghiệp năm 2017,
chỉ ít hơn khoảng 10% so với đỉnh điểm vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2009
(76,7 triệu). Mỹ La Tinh, vùng Caribe, châu Á và Bắc Phi có tỷ lệ thanh niên thất
nghiệp dự kiến tăng, Châu Âu và các nước Ả rập giảm nhẹ. Các nước Ả rập vẫn
là khu vực có tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao nhất với tỷ lệ 30%. Điều đáng báo
động là tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao gấp 3 lần người trưởng thành nói
chung. Thêm vào đó, những công việc mà thanh niên đảm nhận cũng có điều
kiện lao động không đảm bảo và hạn chế trong giá trị gia tăng. Tại các nước đang
phát triển và mới nổi, chất lượng việc làm tương đối thấp khi có đến 16,7% lao
động trẻ sống dưới ngưỡng nghèo là 1,9 đô la/ngày do phần lớn công việc của họ
17
là ở khu vực phi chính thức. Kể cả tại các quốc gia phát triển, thất nghiệp ở thanh
niên cũng là vấn đề đáng quan tâm và được nhiều nước đưa vào các chính sách
cấp thiết để đối phó với khủng hoảng. Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên
Tây Ban Nha và Hy Lạp lên đến 50%, Ý là 35,9%, Bồ Đào Nha là 36,2%. Tổng
thể tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên của khu vực EU cũng lên đến 18% [Nguyễn
Văn Lịch, Hoàng Quốc Việt 2012].
Tại Việt Nam, báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam của UNFPA và
Bộ Nội vụ [2015] cho thấy năm 2014, số thanh niên Việt Nam là 25,08 triệu,
chiếm 27,7% dân số, đến năm 2018, số thanh niên giảm xuống còn 23,3 triệu
người, chiếm 24,6% dân số, giảm 0,7% so với năm 2017 [Chu Thanh Vân,
2018]. Trong các vấn đề mà thanh niên gặp phải, thất nghiệp là một vấn đề cần
giải quyết. Tính hết quý 1 năm 2018, tỷ lệ thanh niên từ 15-24 thất nghiệp là
7,07%, giảm 0,19% so với quý 4 năm 2017. Tuy nhiên, số lao động thanh niên
thất nghiệp lại chiếm 46,2% tổng số lao động thất nghiệp; thành thị có tỷ lệ thất
nghiệp 41,3%, thấp hơn nông thôn là 58,7%. Lao động thanh niên thiếu việc làm
chiếm 22,9%, tương ứng với trên 180.000 người.
Thất nghiệp và thiếu việc làm ở thanh niên là nguyên nhân kéo theo nhiều
vấn đề xã hội khác nhau. Những tác động này không chỉ trong ngắn hạn mà còn
tồn tại trong dài hạn. Thất nghiệp khi còn trẻ tạo ra những ―vết sẹo‖ ảnh hưởng
đến cuộc sống sau này của cá nhân ở các khía cạnh như mức lương thấp hơn,
nguy cơ thất nghiệp cao hơn, các cơ hội phát triển hạn chế, sức khỏe yếu kém.
Điều này tạo ra những chi phí xã hội cao do thuế giảm và chi dịch vụ phúc lợi
tăng lên [Mc Quaid, 2015]. Tuy nhiên, những tác động này ở các cá nhân khác
nhau là khác nhau. Burgess và cộng sự [2003] thông qua sử dụng dữ liệu của
Vương quốc Anh đã chứng minh rằng mức độ ảnh hưởng của thất nghiệp khi trẻ
tuổi đến tương lai sau này phụ thuộc nhiều vào cấp độ của kỹ năng cá nhân sau
này, người kém kỹ năng hơn sẽ gặp bất lợi nhiều hơn. Điều này cho thấy vai trò
của tái đào tạo sau thất nghiệp đối với những lao động trẻ tuổi. Thất nghiệp làm
thanh niên mất các kỹ năng cần thiết và bị đẩy ra khỏi thị trường lao động
18
[Nguyễn Văn Lịch, Hoàng Quốc Việt, 2012]. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả
Heckman và Borjas [1980], lý thuyết kinh tế và các số liệu thống kê đã được sử
dụng để trả lời câu hỏi thất nghiệp hiện tại có tạo ra thất nghiệp trong tương lai
mà các nghiên cứu thời kỳ trước đặt ra dưới 2 góc độ phân tích. Về khía cạnh lý
thuyết kinh tế, khi một người phải trải qua một thời gian thất nghiệp trước đó, họ
có thể đánh mất những kinh nghiệm cho công việc, từ đó ảnh hưởng đến khả
năng thất nghiệp trong tương lai. Khi các yếu tố khác nhau của năng lực không
đồng nhất, doanh nghiệp, tổ chức sẽ căn cứ vào hồ sơ của cá nhân để quyết định
thuê mướn hay có kế hoạch sử dụng nhân sự phù hợp. Lúc đó, với những thay
đổi về sở thích, giá cả, các hạn chế, những người đã từng thất nghiệp được đánh
giá khác những người chưa từng thất nghiệp. Còn về mặt thống kê, quy tắc phổ
biến cho thấy cá nhân khác nhau trong những biến cụ thể không quan sát được có
thể ảnh hưởng đến xác suất có việc làm của họ. Nếu các biến không đo lường
được có tương quan qua thời gian và không được kiểm soát riêng biệt, việc từng thất
nghiệp trong quá khứ trở thành yếu tố quyết định đến khả năng thất nghiệp trong
tương lai.
Không có việc làm hoặc việc làm thu nhập thấp dẫn đến nghèo đói của
thanh niên nói riêng và cộng đồng nói chung [Victor Dike, 2009]. Đây là vấn đề
của nhiều nước nghèo mà chính phủ cần phải quan tâm. Nigeria đứng thứ 158 về
chỉ số phát triển con người có nguyên nhân từ thực trạng thất nghiệp, thiếu việc
làm của người dân. Muốn cải thiện điều đó cần một sự phát triển toàn diện về
kinh tế, sản xuất, trong đó nhấn mạnh đến việc giải quyết thất nghiệp. Lương
thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao tạo ra nghèo đói. Nghèo đói dẫn đến hạn chế nguồn
lực đầu tư cho giáo dục, y tế, sức khỏe để tăng năng suất lao động. Vòng tròn
nghèo đói đó bủa vây không chỉ cá nhân mà cả gia đình và cộng đồng, không chỉ
ở thế hệ này mà còn lan sang cả thế hệ khác [John O. Aiyedogbon, Bright O.
Ohwofasa, 2012]. Thất bại của hệ thống quản trị công Ai Cập sau phong trào
Mùa xuân Ả rập và sự đình trệ, hạn chế của phát triển kinh tế dẫn đến sự thiệt
thòi và những trở ngại chuyển đổi của thanh niên quốc gia này trong quá trình
19
phát triển. Sự thất bại của hệ thống đào tạo làm cho thanh niên thiếu kỹ năng để
tiếp cận việc làm vốn đã hạn chế do sự sụt giảm của hoạt động kinh tế, buộc
thanh niên phải lựa chọn các công việc có thu nhập thấp, điều kiện làm việc nghèo
nàn, không an toàn trong các khu vực phi chính thức, đặc biệt là đối với nữ giới, dẫn
đến cuộc sống bấp bênh và bị đe dọa bởi nghèo đói [Jennifer Bremer, 2018]. Điều
này cũng là vấn đề phải đương đầu của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế
gắn liền với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Trịnh Thị Kim Ngọc [2014] cho rằng
bên cạnh việc làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng lạm phát, thất nghiệp ở thanh
niên còn ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, các mặt đời sống của cả gia đình họ, đồng
thời tạo ra những gánh nặng cho nền kinh tế và mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội.
Những thanh niên thất nghiệp chịu các thiệt thòi về bảo hiểm xã hội, cơ
hội học tập và nâng cao tay nghề [Nguyễn Văn Lịch, Hoàng Quốc Việt, 2012].
Thất nghiệp đã được phân loại là một trong những trở ngại nghiêm trọng đối với
tiến bộ xã hội. Nó thể hiện một sự lãng phí khổng lồ về nguồn nhân lực quốc gia
đồng thời tạo ra tổn thất phúc lợi dài hạn [Raheem, 1993; John O. Aiyedogbon,
Bright O. Ohwofasa, 2012].
Thất nghiệp còn tạo ra những vấn đề sức khỏe, thể chất và tinh thần tiêu
cực. Anne Hammarström [1994] trong nghiên cứu của mình cho thấy có bằng
chứng cho thấy thất nghiệp là một chỉ số rủi ro làm tăng tiêu thụ rượu, thuốc lá,
và những hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nghiên cứu của Merel
Schuring và cộng sự [2009] chỉ ra thất nghiệp có tác động đến những bất bình
đẳng trong sức khỏe người dân, cụ thể, thất nghiệp là nguyên nhân của 14% các
vấn đề sức khỏe của nhóm dân cư Hà Lan gốc và Namibia, 26% ở nhóm Thổ Nhĩ
Kỳ và Ma rốc và 13% ở người tị nạn nước ngoài. Latalski và cộng sự [2002] đã
nghiên cứu 200 khách thể tại một địa phương của Ba Lan cho thấy mức sống
ngày càng tồi tệ có ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe chung của người
thất nghiệp. Những suy giảm về sức khỏe thể chất, các bệnh lý như đau đầu, đau
dạ dày, buồn nôn, đau ngực, chán ăn, rối loạn giấc ngủ và nhiều chứng bệnh về
sức khỏe tâm thần được xác nhận như là hậu quả của thất nghiệp.
20
Thất nghiệp thậm chí dẫn đến nạn tự tử ở thanh niên. Nhìn nhận một cách
toàn diện, việc làm chính là sinh kế, là yếu tố cơ sở để đáp ứng những nhu cầu cơ
bản hay bậc cao của mỗi cá nhân, trong đó có thanh niên. Điều này cũng được
thể hiện qua quan điểm của Durkheim về sự liên hệ giữa những biến đổi kinh tế
và tự tử. Dù tác động đến tự tử có nhiều nguyên nhân, cả kinh tế, tâm lý, xã hội
với những cơ chế tác động phức tạp nhưng Stephen Morrell, Richard Taylor,
Susan Quine, Charles Kerr [1990] đã cho thấy mối liên hệ khăng khít giữa tự tử
và thất nghiệp ở nam giới lứa tuổi 19 – 24 ở Australia trong giai đoạn 1966-1990.
Hammarström, A [1994] khi tổng hợp các nghiên cứu về hệ quả sức khỏe của
thất nghiệp ở thanh niên trên cơ sở giới cũng kết luận tỷ lệ tử vong cao hơn đáng
kể ở những nam nữ thanh niên thất nghiệp, đặc biệt là trong các vụ tự tử và tai
nạn. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể ở
những nam nữ thanh niên thất nghiệp, đặc biệt là trong các vụ tự tử và tai nạn.
Không có việc làm tạo ra những bi kịch trong sự phát triển cá nhân khiến 2,46%
người dân Hàn Quốc lựa chọn giải pháp tự tử để giải thoát khỏi các vấn đề kinh
tế do thiếu việc làm gây ra. Tỷ lệ tương tự ở Bỉ (2,16%), Phần Lan (2,04%), Mỹ
(1,1%). Nghiêm trọng nhất là Nhật Bản với tỷ lệ 24,8% thanh niên trẻ có ý định
tự tử có liên quan đến việc không tìm được việc làm [Nguyễn Văn Lịch, Hoàng
Quốc Việt, 2012].
Thanh niên thất nghiệp và chất lượng việc làm thấp còn tác động đến ổn
định chính trị - xã hội của các quốc gia. Các phong trào nổi dậy ở Ả rập, phong
trào ―Chiếm lấy phố Wall‖ đều có những nguyên nhân đến từ sự thất vọng với
tình trạng thất nghiệp và việc làm thu nhập thấp. Các phong trào ở Hy Lạp, Pháp
dẫn đến bạo loạn cũng xuất phát từ nhu cầu việc làm chính đáng của thanh niên
[Nguyễn Văn Lịch, Hoàng Quốc Việt, 2012]. Thất nghiệp có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp làm nảy sinh và gia tăng tỷ lệ phạm tội ở thanh niên [Trịnh Thị Minh
Ngọc, 2014]. Denis Fougère, Julien Pouget and Francis Kramarz [2009] trong
nghiên cứu về ảnh hưởng của thất nghiệp đối với tội phạm tài sản và bạo lực ở
Pháp, thông qua mô hình hồi quy đa biến OLS (bình phương phần dư tối thiểu)
21